Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [40] [41] [42] [43] [44] [45] [46] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

'Lọt lưới' cán bộ

Bài đăng trên Tiền Phong 12:25 | 21/05/2012

TP - Cuối tuần qua, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố hai quan chức thuộc Bộ GTVT, gồm: Ông Dương Chí Dũng, Cục trưởng Hàng hải VN và ông Mai Văn Phúc, Vụ phó Vụ Vận tải.

Đáng lưu ý, cả hai ông này đều bị khởi tố khi mới “chân ướt chân ráo” về làm quan ở bộ. Còn hành vi phạm tội, dẫn tới bị khởi tố ở thời kỳ làm Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Vinalines.

Trường hợp ông Dũng, được coi là khá kỳ lạ, bởi tháng 2-2012, ông Dũng được bổ nhiệm làm Cục trưởng Hàng hải VN, là thời điểm "nhạy cảm" Thanh tra Chính phủ chuẩn bị kết luận những sai phạm của Vinalines, với hàng loạt sai phạm chuẩn bị được phơi bày.

Đồng thời, ngay năm 2011, Vinalines công bố lỗ tới trên 660 tỷ đồng. Làm lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước không được, chuyển sang làm quan chức được chăng?

Còn nếu nhìn xa hơn, thì việc ông Dũng được bổ nhiệm làm tổng giám đốc Vinalines năm 2005 cũng rất kỳ lạ, vì khi đó Tổng Cty xây dựng công trình đường thuỷ (đơn vị thành viên của Vinalines), nơi ông Dũng làm lãnh đạo cao nhất, cũng thua lỗ triền miên.

Làm một lãnh đạo DN nhỏ không được, lại được điều chuyển lên làm lãnh đạo DN mẹ, lớn hơn, được chăng? Và nay, đã có câu trả lời khi Thanh tra Chính phủ kết luận của hàng loạt sai phạm liên quan đến trách nhiệm của ông Dũng.

Trong trường hợp của ông Phúc, ông Dũng, xem ra cơ quan công quyền, như cái sân sau của lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước yếu kém và tiêu cực?

Dù rằng, trên thực tế, thì những quy định về tiêu chuẩn cán bộ công chức nhà nước, cũng như tiêu chuẩn để được bổ nhiệm quan chức cấp vụ, cục khắt khe hơn nhiều so với tiêu chuẩn làm CEO của doanh nghiệp.

Vậy vì sao ông Dũng, ông Phúc lại "lọt lưới" quy trình bổ nhiệm cán bộ? Có lẽ chỉ lãnh đạo Bộ GTVT mới trả lời được.

Nhật Anh
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Hoa Sơn đã viết:
Tuấn Khỉ đã viết:


http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20125/HNam/11/Cong_bo_quyet_dinh.jpg
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng chúc mừng ông Dương Chí Dũng (phải) tại lễ công bố
quyết định bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải VN - nguồn: Cục Hàng hải VN




 
Ầm ĩ công bố bổ nhiệm
đầy tớ theo quan điểm Bác Hồ
Hình như cây chuối đang trồng ngược
Học theo gương Bác mà thế ư?
Hoa sơn nhầm nhọt rồi. Người ta bảo tôi, ông cùng những dân đen khác học và làm theo Bác chứ họ có bảo họ đâu.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Tuấn Khỉ đã viết:
'Lọt lưới' cán bộ

Bài đăng trên Tiền Phong 12:25 | 21/05/2012

TP - Cuối tuần qua, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố hai quan chức thuộc Bộ GTVT, gồm: Ông Dương Chí Dũng, Cục trưởng Hàng hải VN và ông Mai Văn Phúc, Vụ phó Vụ Vận tải.

Đáng lưu ý, cả hai ông này đều bị khởi tố khi mới “chân ướt chân ráo” về làm quan ở bộ. Còn hành vi phạm tội, dẫn tới bị khởi tố ở thời kỳ làm Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Vinalines.

Trường hợp ông Dũng, được coi là khá kỳ lạ, bởi tháng 2-2012, ông Dũng được bổ nhiệm làm Cục trưởng Hàng hải VN, là thời điểm "nhạy cảm" Thanh tra Chính phủ chuẩn bị kết luận những sai phạm của Vinalines, với hàng loạt sai phạm chuẩn bị được phơi bày.

Đồng thời, ngay năm 2011, Vinalines công bố lỗ tới trên 660 tỷ đồng. Làm lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước không được, chuyển sang làm quan chức được chăng?

Còn nếu nhìn xa hơn, thì việc ông Dũng được bổ nhiệm làm tổng giám đốc Vinalines năm 2005 cũng rất kỳ lạ, vì khi đó Tổng Cty xây dựng công trình đường thuỷ (đơn vị thành viên của Vinalines), nơi ông Dũng làm lãnh đạo cao nhất, cũng thua lỗ triền miên.

Làm một lãnh đạo DN nhỏ không được, lại được điều chuyển lên làm lãnh đạo DN mẹ, lớn hơn, được chăng? Và nay, đã có câu trả lời khi Thanh tra Chính phủ kết luận của hàng loạt sai phạm liên quan đến trách nhiệm của ông Dũng.

Trong trường hợp của ông Phúc, ông Dũng, xem ra cơ quan công quyền, như cái sân sau của lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước yếu kém và tiêu cực?

Dù rằng, trên thực tế, thì những quy định về tiêu chuẩn cán bộ công chức nhà nước, cũng như tiêu chuẩn để được bổ nhiệm quan chức cấp vụ, cục khắt khe hơn nhiều so với tiêu chuẩn làm CEO của doanh nghiệp.

Vậy vì sao ông Dũng, ông Phúc lại "lọt lưới" quy trình bổ nhiệm cán bộ? Có lẽ chỉ lãnh đạo Bộ GTVT mới trả lời được.

Nhật Anh
Không làm được việc nhỏ (Hoặc làm hỏng việc nhỏ) thì bố trí làm việc to hơn là chuyện thường ngày ở xứ này.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thư gửi các đại biểu Quốc hội dự kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII

Quốc hội mạnh, Nhà nước mới mạnh

Bài đăng trên Đại Đoàn Kết (21/05/2012)

Thưa quý vị đại biểu

Ông Danh Út, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội đã đi khảo sát tình hình đời sống mọi mặt của dân ở nhiều địa phương. Báo cáo với Ủy ban kinh tế của Quốc hội, ông cho biết, có tới 33 tỉnh xin gạo cứu đói trong 4 tháng đầu năm 2012, so với 21 tỉnh xin cứu đói cả năm 2011…


http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2012/142/2012_142_T02_anh1.jpg
Cần nhiều hơn các công trình công cộng phục vụ nhân dân
Ảnh: H. Long



Thưa quý vị đại biểu

Ông Danh Út, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội đã đi khảo sát tình hình đời sống mọi mặt của dân ở nhiều địa phương. Báo cáo với Ủy ban kinh tế của Quốc hội, ông cho biết, có tới 33 tỉnh xin gạo cứu đói trong 4 tháng đầu năm 2012, so với 21 tỉnh xin cứu đói cả năm 2011. Lạm phát cao, kinh tế suy giảm, nhiều doanh nghiệp tư nhân phá sản, giải thể, người thất nghiệp hoặc chỉ còn làm việc cầm chừng ngày càng đông, lại còn chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới. Nguyên nhân khách quan dẫn đến nghèo đói hơn mọi năm không nhỏ nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chính, đang tạo nên khoảng cách giàu và nghèo quá xa, 33 tỉnh xin gạo cứu đói trong khi chưa bao giờ đất nước ta từ thời Pháp, Mỹ chiếm đóng đến hiện nay lại có một tầng lớp siêu giàu với đầy đủ mọi thứ hàng xa xỉ sang trọng, đắt tiền ở các siêu thị thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cực kỳ xa hoa của họ. Nền kinh tế ta phát triển còn chậm, còn đang chuẩn bị tái cơ cấu, còn hiếm người kinh doanh buôn bán trở thành tỷ phú nhờ tài trí, vốn liếng của mình, thế nhưng tỷ phú ở đất nước ta đã hình thành một tầng lớp, trong đó chiếm số đông là tỷ phú nhờ đục khoét, bớt xén, vơ vét tiền dân đóng thuế.

Tham nhũng, lãng phí ngày càng trầm trọng ở nhiều bộ, ngành, địa phương, chi tiêu ngân sách để xây dựng các công trình công cộng phục vụ nhân dân còn rất hạn chế nhưng phục vụ cục bộ và cá nhân lại rất phóng tay. Nghị quyết 11 của Chính phủ cắt giảm đầu tư công để giảm lạm phát, mọi nơi đều phải chấp hành. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết phần lớn các dự án bị đình hoãn (tổng số tới 907 dự án) là do các tập đoàn, tổng công ty đầu tư vào trụ sở, văn phòng mua sắm thiết bị đắt tiền, không phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Trong khi đó ở nhiều địa phương người dân phải đu dây để vượt sông, học sinh phải bơi qua suối để đến trường vì ngân sách địa phương không đủ tiền xây cầu, dù chỉ là cầu treo để người qua lại được, tốn vài chục tỷ đồng. Dân nhiều nơi không những đói ăn mà còn khát từng giọt nước.

Xã An Bình còn gọi là đảo Bé thuộc huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, được coi là nơi khổ nhất ở Việt Nam. 112 hộ dân với khoảng 500 người sống bằng nghề đánh cá và trồng tỏi, không có nguồn nước ngọt, không có điện, mùa nắng dân phải mua nước ngọt từ đảo lớn chở sang, một mét khối 200.000 đồng. Đầu tháng 5 vừa qua, đã khởi công xây dựng nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt cho dân đảo Bé, đảm bảo cho mỗi gia đình được hơn 400 lít nước ngọt một ngày, tha hồ tắm rửa, giặt giũ, chẳng kém dân thị xã trong đất liền. Tổng công trình trị giá 20 tỷ đồng (tương đương 1 triệu đôla Mỹ). Công ty Doosan Vina của Hàn Quốc đã bỏ tiền xây dựng công trình này, còn tặng dân đảo Bé hai máy phát điện công suất 128 Kwh, đủ cho cả xã dùng dư dả. Mảnh đất tiền tiêu của Tổ quốc trước Biển Đông dậy sóng mà phải nhờ cậy người nước ngoài quan tâm vậy sao? Đất nước nào có thiếu 20 tỷ đồng để đến nỗi dân đảo Bé cực khổ quá lâu. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước xây trụ sở vài nghìn tỷ đồng. Mới cách đây chưa đầy một tháng, Bộ Giao thông - Vận tải chuẩn bị xây trụ sở 12.000 tỷ đồng. Trong khi đó, giai đoạn từ 2011 – 2015, Hà Nội sẽ khởi công xây mới 10 bệnh viện với tổng số giường bệnh là 3.850, kinh phí 7.800 tỷ đồng, chỉ bằng già nửa tiền xây trụ sở của Bộ Giao thông - Vận tải.

Tập đoàn Vinalines đã bỏ tiền mua 73 tàu biển từ nước ngoài phần lớn đã qua sử dụng với tổng trị giá 23.000 tỷ đồng, trong đó 17 tàu qua sử dụng đã 15 – 30 năm, chưa kể một số tàu quá tuổi quy định không được phép đăng ký tại Việt Nam. Chi phí bồi dưỡng, sửa chữa đội tàu cũ kỹ tăng cao trong khi vốn đầu tư kinh doanh phải đi vay, vì vậy càng khai thác càng lỗ. Vinalines thua lỗ triền miên, còn tồn tại chỉ là mảnh đất màu mỡ của tham nhũng nhưng Bộ Giao thông Vận tải đề ra mục tiêu đầu tư 100.000 tỷ đồng cho đội tàu Vinalines. Đổ tiền dân - đóng thuế vào Vinalines khác nào đổ vào cái thùng không đáy.

Thưa quý vị đại biểu

Xin được trình bày một vài việc kể trên với quý vị để thấy dân nhiều nơi còn đói, thiếu đến cả nước uống, một phần đáng kể vì ta? Dân lao động cực nhọc, nóng đến hơn 40 độ, như thiêu như đốt vẫn bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, dù đói nghèo vẫn đóng thuế đều đặn, còn những cán bộ kinh doanh, sản xuất vốn liếng là tiền dân đóng thuế, không những không làm cho đồng vốn sinh sôi nảy nở, mỗi lần cụt vốn Nhà nước lại đổ tiền vào, thế nhưng vẫn sống sang trọng, trụ sở đồ sộ, nguy nga, xe hơi toàn loại "xịn”, tiếp khách đều ở nhà hàng, bất công đến như thế nhưng vẫn được coi là bình thường. Tại cuộc tọa đàm Nhà nước với doanh nghiệp tổ chức ngày 22-3 vừa qua, ông Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam đã nói: "Các kết quả kiểm toán đưa ra nhiều vấn đề nhưng mấy chục năm nay chưa hề có xử phạt. Hơn thế nữa tại các phiên họp của Quốc hội cũng không bao giờ thấy nói rằng, theo kết quả của kiểm toán cơ quan nào phải giải trình”. Phát hiện được sai phạm nhưng chẳng có cơ quan nào khắc phục, sửa chữa, cuối cùng chẳng khác gì tìm ra bệnh nhưng chẳng có thuốc chữa, bệnh càng nặng.

Ở nhiều nước, tiền dân đóng thuế nghiêm ngặt tới từng đồng, mọi chi tiêu ngân sách quá tay rất khó xảy ra vì dân được làm chủ, Quốc hội rất nghiêm, không tha thứ bất cứ quan chức nào để ngành mình, địa phương mình lãng phí ngân sách nhà nước. Dân ta mới được làm chủ có mức độ, Quốc hội ta còn quá "hiền” nên dân còn phải chịu nhiều thiệt thòi, cán bộ hư hỏng vẫn an toàn tại chức.

Từ Vinashin đến Vinalines, thua lỗ cùng với tham nhũng, lãng phí gây tổn thất rất lớn cho ngân sách nhà nước vì những cán bộ "phá gia – chi tử” vẫn coi tiền dân đóng thuế như của chùa hầu hết chưa bị lên án, trừng trị. Ta chống tham nhũng, lãng phí nhưng chưa dựa hẳn vào dân, vì vậy Quốc hội chưa phát huy được sức mạnh của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của dân. Sau hội nghị Trung ương lần thứ 5, Đảng trực tiếp chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là Trưởng ban chỉ đạo Trung ương đã tuyên bố: "Chống tham nhũng, lãng phí, toàn dân phải vào cuộc”. Chắc chắn Quốc hội sẽ mạnh hơn, có thực quyền hơn.

Đông đảo cử tri rất mong quý vị đại biểu nắm quyền lực nhân dân giao phó có biện pháp nghiêm minh đối với mọi lãnh đạo để bộ, ngành mình, địa phương mình xảy ra thua lỗ lớn, lãng phí lớn, tham nhũng lớn; giám sát chặt chẽ để không còn bất cứ ai tiếp tay, những cán bộ tài kém, đức kém nhưng vẫn là chủ những doanh nghiệp lớn, nắm hàng trăm nghìn tỷ đồng là vốn của Nhà nước. Đặc biệt cử tri rất kỳ vọng vào sự sáng suốt, tinh tường của quý vị đại biểu chọn lựa những người có thực tài trong và ngoài Đảng vào các chức vụ chủ chốt của bộ máy nhà nước.

Xin gửi quý vị lời chào trân trọng.

Thái Duy
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nguyên nhân và giải pháp

Bài đăng trên Lao Động Thứ hai 21/05/2012 07:00

Đã gần hai năm nay, vấn đề xe cháy vẫn chưa được giải quyết vì nguyên nhân của nó vẫn chưa được tìm ra.  Mà nguyên nhân của nó vẫn chưa được tìm ra vì gì, thì… không nói ra, bạn cũng tự đoán được.

Mới đây, khi các cơ quan chức năng ở trung ương công bố trên các phương tiện truyền thông về 5 nguyên nhân gây cháy xe (1 do chập điện; 2 do sự cố kỹ thuật; 3 do sơ suất; 4 do tai nạn giao thông; 5 do đốt), một bạn đọc đã “tìm ra” thêm một nguyên nhân khác nữa là do lửa. Do lửa là nguyên nhân không thể bị phản bác. Tuy nhiên, nó chỉ có thể gây cười bởi vì rằng nó không giúp giải thích tại sao trong thời gian gần đây xe lại bị cháy nhiều đến như vậy.  Rất tiếc, cả 5 nguyên nhân mà các cơ quan chức năng ở trung ương đưa ra cũng không giúp làm việc giải thích này được khá gì hơn.

Sự cơ cực về năng lực nghiên cứu tưởng như đã đặt cả xã hội ta vào ngõ cụt trước vấn đề xe bị cháy. Tuy nhiên, một luồng ánh sáng đã lóe lên ở cuối đường hầm, khi Sở Khoa học - Công nghệ TPHCM và các nhà khoa học của Trường Đại học Bách khoa TPHCM công bố kết quả nghiên cứu của mình. Theo kết quả nghiên cứu này, thì nguyên nhân chính gây cháy xe là việc pha methanol và ethanol vào xăng. Xăng pha methanol và ethanol không trực tiếp gây cháy, mà làm lão hóa nhanh chóng các đường ống dẫn nhiên liệu.

Các đường ống dẫn nhiên liệu bị lão hóa sẽ mất chức năng đàn hồi, làm cho các điểm kết nối không  còn kín nữa và xăng rò rỉ ra bên ngoài. Chỉ cần một lần bạn đổ phải xăng pha methanol hoặc ethanol, thì lần sau có đổ xăng không pha, thì xăng vẫn có thể rò rỉ ra bên ngoài vì các đường ống đã bị lão hóa. Và khi xăng đã rò rỉ ra bên ngoài, thì xe có thể bùng cháy vì rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chập điện, sự cố kỹ thuật, tai nạn giao thông… mà các cơ quan chuyên môn ở trung ương đã nêu.

Nếu nguyên nhân cháy xe đúng là do việc pha methanol và ethanol vào xăng (có vẻ đúng là như vậy), thì giải pháp đề ra là phải cấm ngay việc pha chế này. Việc nhập khẩu và tiêu thụ methanol, ethanol cũng phải bị quản lý chặt chẽ. Trước mắt, các chủ xe cơ giới nên kiểm tra để nếu cần thì thay thế ngay các đường ống dẫn nhiên liệu trong xe của mình.

TS Nguyễn Sĩ Dũng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lê kinh Huyền

http://saigonnews.vn/images/Quyen/2012/05/21/211/can-canh-khu-nha-vuon-cua-ong-bui-thanh-quyen-ninh-thanh-hai-duong-giaoduc.net.vn31.jpg
Mời bạn vào Google xem " tài sản của bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương "

THỜI VỊ KỶ

Ta đang sống giữa một thời vị kỷ
Lộng quyền lừa lọc loạn tặc gian manh
Ta đang nghe những âm thanh nhàm chán
Giữa một thời đã thối rỗng lòng tin...

Ta đang bước tới một miền vô định
Trong hoàng hôn đã tắt ngấm mặt trời
Buồn nhiều hơn vui phía cuối cuộc đời
Hạt giống đỏ đã uơm mầm sâu hại...!

Đầy tớ của dân giàu nứt đất đỗ mái
Suốt ngày rao lãi nhãi chống tham ô
Vinashin Vinaline chắc có lắm ô dù
Phá hàng tỷ Đô la không hề sợ...

Ôi đất nước một thời đầy oanh liệt
Gạo không thiếu cân quân không thiếu người
Lớp lớp hành quân ào ào ra trận
Để bây giờ ngồi ngắm chuột và giơi...!!!

L.K.H  22/5/2012

<table><tbody><tr><td><a href="http://www.thivien.net/forum_viewtopic.php?UID=5105c86502808c9dcd66a0b8d921ebb6"><font color="blue"><b>Thơ cổ Lê kinh Huyền phần 1 </b></font></a></td></tr></tbody></table>
"http://www.thivien.net/forum_viewtopic.php?UID=bkDYrcuJOSk9GouaL4BqFQ"><font color="red"><b>Thơ mới Lê kinh Huyền phần 1</b></font></a></td></tr></tbody></table>[/html]
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nguy cơ trên mọi cung đường

Bài đăng trên Đại Đoàn Kết (22/05/2012)

Nếu tính đếm tỷ mỷ số lần tai nạn trong 1 năm, có lẽ tai nạn của xe khách không thể nhiều như xe máy, cũng chưa chắc đã cao hơn số lần tai nạn của xe tải, xe hơi cá nhân hay của một phương tiện giao thông đường bộ nào khác.

Nhưng cứ nhắc tới tai nạn xe khách, không ai không cảm thấy rùng mình, bởi phần nhiều những vụ tai nạn xe khách thường gắn với hai từ: thảm khốc. Có người gọi, đó là những "quan tài di động”, quả không ngoa. Điểm lại những vụ tai nạn xe khách nghiêm trọng trong khoảng mười năm trở lại đây, sẽ thấy rõ điều này.

Ngày 21-4-2005, tại đèo Lò Xo (Đăk Mang, Đăk Lei, Kon Tum), chiếc xe khách chở đoàn cựu chiến binh phường Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội) đi thăm lại chiến trường xưa, đã bị rơi xuống chân vực làm cho 31 người chết, 2 người thương nặng.

Ngày 2-6-2008, tại đèo Giăng Co (Hàm Tân, Bình Thuận), một chiếc xe khách 54 chỗ đâm vào xe container chạy ngược chiều, khiến cho 12 người trên xe khách bị chết ngay tại chỗ, 2 người đưa đến bệnh viện Hàm Tân thì tử vong.

Hơn 3 tháng sau, vào ngày 21-9-2008, trên quốc lộ 1, đoạn qua xã Diễn An (Diễn Châu, Nghệ An), 1 xe khách đang chạy từ Nam ra Bắc đã đâm phải 1 xe đầu kéo, làm 16 người thiệt mạng.

Ngày 18-10-2010, cơn lũ lớn đã cuốn trôi và nhấn chìm chiếc xe khách đang đi qua địa phận xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), làm cho 19 người phải bỏ mình giữa dòng nước lạnh.

Hơn 1 năm sau đó, vào ngày 7-11-2011, tại xã Hồng Sơn (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận), lại xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng giữa xe khách với xe container chạy ngược chiều. Sau cú đâm mạnh, xe khách bốc cháy dữ dội làm 10 người thiệt mạng tại chỗ, 28 người bị thương.

Và mới đây nhất, vào ngày 17-5 vừa rồi, ở Đăk Lăk, một chiếc xe khách của HTX vận tải Quyết Thắng đã bất ngờ tông vào lan can cầu 14, rơi xuống sông Sêrêpôk, khiến cho 34 người tử nạn, 21 người bị thương.

Các vụ tai nạn thảm khốc nói trên, tuy xảy ra ở những thời gian, địa điểm khác nhau, nhưng không khó để nhận ra một điểm chung: hầu hết do lỗi của con người. Lỗi ấy, là xe chở người quá số ghế quy định, lại chạy nhanh bất thường. Hay là do lái xe bất chấp thời tiết nguy hiểm, vẫn cố tình cho xe chạy trên đường. Hoặc do lái xe khách chạy ẩu, chạy tốc độ quá cao nên đâm phải xe đi ngược chiều. Cũng có những vụ, lỗi không phải do tài xế xe khách, mà do lỗi của tài xế xe khác. Nhưng chung quy lại, đó cũng là lỗi của con người.

Giờ đây, xe khách trở thành phương tiện giao thông đường dài kém tin cậy nhất nhưng vẫn đang trở thành sự lựa chọn của phần lớn hành khách. Sự cạnh tranh giữa các hãng xe đang giúp cho đội ngũ xe khách càng ngày càng xuất hiện thêm những xe mới, lớn hơn, tiện nghi hơn, chạy êm hơn ... Tuy nhiên, trong khi mải chạy theo việc mua sắm xe mới, các hãng xe lại vẫn đang khá lơ là trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ tái xế, nhất là ý thức bảo vệ sức khỏe, tính mạng của hành khách. Nhiều tài xế xe khách bây giờ, chỉ cốt chạy sao cho nhanh, làm sao bắt thêm được nhiều khách đón xe dọc đường.

Điều đáng nói là việc kiểm tra sự an toàn của các xe khách hiện vẫn đang ở mức qua loa, lơ là, hay có thể nói là rất có vấn đề. Ai đã từng đi trên một chuyến xe khách đường dài, chạy xuyên qua nhiều tỉnh, thành phố, có lẽ đều đã từng chứng kiến cảnh tài xế chuyến xe đó đã khá nhiều lần phải dừng xe bởi hiệu lệnh của CSGT. Và ai đã đi xe khách cũng biết một điều lạ nhưng rất quen rằng cảnh sát giao thông không lên xe để kiểm tra xem xe khách có chở quá tải hay không, mà chỉ đứng yên một chỗ chờ tài xế hay phụ lái mang giấy tờ xe chạy đến trình. Dù là gặp nhóm CSGT nào, tài xe hay phụ lái cứ theo lệ đó mà "làm việc” với cảnh sát giao thông trong vòng chừng trên dưới 1 phút, rồi quay lại xe, tiếp tục hành trình. Thậm chí sau mỗi lần "gặp” CSGT, có những xe khách lại chạy nhanh hơn, ẩu hơn, bắt thêm khách liều lĩnh hơn nhằm gỡ lại khoản "mãi lộ” mà lái xe vừa phải bỏ ra. Rất hiếm khi mới thấy CSGT tới kiểm tra xe một cách thực sự. Bởi thế, xe khách chở quá tải, xe khách mất an toàn, cứ việc đi từ tỉnh này qua tỉnh khác, dù các chốt, trạm CSGT trên đường không phải ít.

Và chừng nào những vấn đề nói trên chưa được khắc phục thì nguy cơ xảy ra các tai nạn xe khách thảm khốc vẫn lơ lửng đâu đó ở mọi cung đường.

SONG TRẦN
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

TS Nguyễn Đức Thành, giám đốc trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR)

Tự do – quyền năng của cuộc sống thị trường



SGTT.VN - Sinh năm 1977, là thành viên trẻ nhất trong nhóm chuyên gia kinh tế cấp cao của Chính phủ, báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2012 “Từ bình ổn vĩ mô đến cải cách cơ cấu” mà anh là đồng tác giả đã đưa ra những đề xuất cụ thể thúc đẩy cải cách nền kinh tế một cách mạnh mẽ, quyết tâm hướng đến một nền kinh tế thị trường đích thực.

(kỳ cuối)

Anh từng viết: “Từ khi bận quản lý, đời sống tinh thần như sa mạc…” Công việc bận rộn có làm anh mất đi niềm vui bình thường của một người hay chiêm nghiệm về hạnh phúc, chiêm nghiệm về sự tĩnh lặng?

Khi bắt đầu gây dựng cơ quan nghiên cứu và trực tiếp quản lý công việc hàng ngày, sự bận rộn quá mức đã khiến tôi choáng váng. Bởi vì tôi chợt thấy mình không còn những khoảng thời gian tĩnh lặng trong ngày để suy nghĩ nhẩn nha hay thưởng thức một cái gì đó. Tôi cảm thấy đời sống khô cằn như sa mạc, và e sợ nó sẽ kéo dài mãi như thế. Lúc đó tôi thường tự hỏi tôi có đang phải chịu một cái giá quá đắt không. Nhưng sau một thời gian, những thứ khó khăn nhất cũng qua đi.

Tôi may mắn có một thời gian khoảng mười năm liên tục chỉ học hành, nghiên cứu, không phải mưu sinh. Quãng thời gian ấy cho tôi cơ hội tìm hiểu và chiêm nghiệm nhiều, đặc biệt là những thứ không thuộc về cuộc sống này, như những thứ đằng sau cái chết chẳng hạn. Khi tìm hiểu nhiều hơn về những thứ ở bên kia cuộc sống, mới thấy cuộc sống này thật đẹp và quý giá. Tôi nghĩ đây cũng chính là phương pháp sư phạm của Đức Phật, sau khi được biết còn nhiều thế giới khác, ta biết trân quý thế giới này hơn. Khi ta hiểu quá khứ và vị lai, mới thấy việc trân trọng hiện thực là điều thực tiễn nhất.

Nếu cứ lao theo cuộc sống bận rộn hàng ngày vì một tương lai trong toan tính, tôi sợ tinh thần của chúng ta sẽ dần mệt mỏi và khô cằn. Đó dường như cũng là nguồn gốc của nhiều nỗi đắng cay và lối nhìn bi quan trong cuộc sống, và có thể là một phần nguyên nhân khiến xã hội hiện đại khủng hoảng chăng?

Phải chăng đôi lúc quá cô đơn, anh đã phải làm bạn với... tiền nhân? Tiền nhân đã dạy anh điều gì về một tuổi trẻ băn khoăn?

Quả là làm bạn với tiền nhân rất thú vị, vì ta học được từ họ mỗi ngày. Họ luôn ở đó, không bỏ ta ngay cả khi ta cô đơn và mệt mỏi nhất. Chúng ta chỉ sống được trong một đời người, còn quá khứ là sự tích luỹ của rất nhiều thế hệ, số người để ta có thể làm bạn hẳn đông và phong phú hơn. Theo thời gian, có nhiều trải nghiệm sống, tôi lại thấy hiểu họ nhiều hơn, và được họ dạy thêm nhiều hơn.

Tôi thấy giới trẻ hôm nay ngày càng có nhiều điều kiện trong cuộc sống vật chất, và đó hẳn là một điều kiện cần để họ đạt được nhiều niềm vui và nâng cao chất lượng cuộc sống hơn các thế hệ trước. Thế hệ trước đã vất vả nhiều trong một xã hội bị bóp méo đến mức những thế hệ sau khó tưởng tượng nổi. Có thể còn khá nhiều người trẻ vẫn còn đi theo cách thức sống của thế hệ cũ mà họ không tự biết, và vẫn tự cho là thành công. Nhưng tôi thấy số đông người trẻ tiếp nhận cuộc sống thị trường thực sự đang sống nhiều lý trí hơn, nhưng cũng vị tha hơn. Có nhiều người dường như bi quan về giới trẻ hiện nay, và hoài niệm những giá trị của các thế hệ cũ. Nhưng tôi có cảm giác chúng ta hay so sánh mảng tối của thế hệ trẻ hiện nay với mảng sáng của thế hệ cũ. Còn mảng tối của những thế hệ cũ thì sao? Nó có mênh mông và đáng sợ không? Còn mảng sáng của thế hệ trẻ hiện nay thì sao? Nó có mạnh mẽ và đáng tự hào không? Tôi nghĩ yếu tố quyết định là ở chỗ ta đứng nhìn. Tôi tin rằng giới trẻ hôm nay hồn nhiên và mạnh mẽ, đang đưa Việt Nam trở lại một quỹ đạo gần với cái bình thường hơn bao giờ hết.

Đi tìm lời giải cho những nút thắt ngặt nghèo trong đời sống kinh tế và xã hội, điều gì đã giúp anh đưa ra những gợi mở xuất phát từ tấm lòng và thái độ trách nhiệm với cuộc sống?

Tôi chỉ có thể chia sẻ những gì tôi tin, tôi trân quý với những người xung quanh, đặc biệt là các bạn sinh viên hoặc các đồng nghiệp trẻ. Tôi thường chia sẻ niềm tin của tôi với họ về sức mạnh của niềm tin và tình yêu, về tính ưu việt của lý trí và những bài học của lịch sử. Chỉ có như vậy. Nhưng quả là khi quan sát một cách kỹ lưỡng và cố gắng bóc tách những gì quan sát được, chủ yếu qua sinh viên và học viên của tôi, tôi thấy con người ta thực sự có khuynh hướng yêu thích những tri thức mới, có giá trị đích thực với thế giới xung quanh họ. Điều này hẳn là một thứ rất gần với bản chất hướng tới Chân – Thiện – Mỹ của mỗi con người, mà các triết gia hay lãnh tụ tôn giáo thường khẳng định. Đó là chưa kể, việc hành xử một cách “thiện” và “trung thực”, tự nó là một cách giao tiếp tốt, vì người đang giao tiếp với ta thường nhận ra điều này rất nhanh, dù có thừa nhận hay không. Tôi thường nói với các sinh viên trong các bài giảng về kinh tế học, rằng bản thân việc “sống tốt” là một chiến lược giao tiếp hiệu quả nhất, và việc “làm tốt” những gì hiện có đã là một cách đầu tư tốt rồi.

Nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại Epicurus 2.400 năm trước đã dặn là nên luôn có trong nhà một khóm hoa tươi, một cuốn sách mới và một chai rượu chát. Tôi đã thực hiện gần đúng như lời ông ấy dặn, và dần dần thấy sau mỗi đêm thức dậy, là một ngày bừng sáng.

Tôi thấy hữu ích là nếu chúng ta thử trồng một chậu hoa nhỏ, đặt nó bên cửa sổ, chăm sóc và theo dõi mỗi ngày. Tự nó sẽ cho ta thấy sự hân hoan và hồn nhiên trong tĩnh lặng. Sáng nào nó cũng đón ánh sáng của ngày mới với tất cả vẻ đẹp của nó, dù là khiêm nhường hay rực rỡ, như thể chỉ có một ngày đó thôi. Nó không ghen tị với những gì không phải là nó, và không suy tính, sợ hãi vì một ngày kia sẽ khô héo. Vì sao ta không thử chọn sống như vậy?

thực hiện phỏng vấn: Kim Yến
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Việc bổ nhiệm Cục trưởng Hàng hải có dấu hiệu bất thường

Bài đăng trên VNExpress Thứ ba, 22/5/2012, 15:01 GMT+7

"Ông Dương Chí Dũng là lãnh đạo chủ chốt của Vinalines, đơn vị đang trong quá trình thanh tra, chưa có kết luận mà đã bổ nhiệm Cục trưởng Hàng hải là có dấu hiệu vi phạm", cựu đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông bày tỏ quan điểm.

- Hơn 2 tháng sau khi được bổ nhiệm làm Cục trưởng Hàng hải, ông Dương Chí Dũng đã bị công an khởi tố, ra lệnh bắt giam về những sai phạm khi làm Chủ tịch Vinalines. Ông nhìn nhận thế nào về việc này?

- Tôi thấy việc bổ nhiệm ông Dũng là không bình thường, có dấu hiệu vi phạm các quy định về công tác cán bộ. Vụ việc này đã gây dư luận không tốt, làm mất uy tín của Bộ Giao thông Vận tải, gây ảnh hưởng lớn khi chúng ta đang triển khai Nghị quyết trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay.

Thời điểm ông Dũng được bổ nhiệm (tháng 2) Vinalines đang bị Thanh tra Chính phủ thanh tra và sau này kết luận sai phạm khi mua ụ nổi chất lượng kém, quá quy định niên hạn, sửa chữa tốn kém... Không hiểu lý do gì ông Dương Chí Dũng, người có trách nhiệm chính của vụ thanh tra chưa được làm rõ, lại được bổ nhiệm làm Cục trưởng Hàng hải.

- Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Mạnh Hùng cho rằng, quyết định bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng khi chưa có kết luận của Thanh tra Chính phủ về các sai phạm của Vinalines. Ông thấy cách giải thích này thế nào?

- Việc bổ nhiệm cán bộ thuộc về tổ chức Đảng các cấp, thông thường người nằm trong diện đề bạt phải được thẩm tra lý lịch, quá trình công tác. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ hàng năm đều có đánh giá, xác nhận, đảng viên cũng phải kiểm điểm. Nếu làm chặt chẽ thì khi phát sinh tiêu cực, các cơ quan quản lý trách nhiệm đều biết.

Cách giải thích của Thứ trưởng Bộ Giao thông là không thuyết phục. Một đơn vị đang được kiểm toán, thanh tra thì phải chờ kết luận, có kết quả công khai quá trình hoạt động như thế nào để xem xét chất lượng cán bộ trước khi đề bạt. Ông Dũng là lãnh đạo chủ chốt của Vinalines thì không được điều động đi khi đang quá trình thanh tra. Khi chưa có kết luận mà đã bổ nhiệm, thuyên chuyển vị trí thì là "chạy làng".

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/72/7b/019.jpg
Ông Lê Văn Cuông, nguyên đại biểu Quốc hội, từng nhiều lần
chất vấn về nạn chạy chức, chạy quyền. Ảnh: TTXVN



- Ông cho rằng việc bổ nhiệm ông Dũng là sai, vậy trách nhiệm những người tham mưu đề xuất, hay ký quyết định bổ nhiệm sẽ thế nào?

- Rõ ràng ai ký quyết định bổ nhiệm thì phải chịu trách nhiệm cao nhất. Tôi cho rằng các cơ quan có trách nhiệm và cá nhân phải làm rõ tại sao lại bố trí cán bộ như thế? Nếu còn là đại biểu Quốc hội thì tôi sẽ chất vấn yêu cầu làm rõ. Thông thường ở các nước, cấp dưới làm sai thì cấp trên nhận trách nhiệm vì anh không quản lý được cấp dưới. Nhưng ở ta, một số vị đùn đẩy, đỗ lỗi cho tập thể, do cấp dưới đề nghị.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/72/7b/Cong_bo_quyet_dinh.jpg
Bộ trưởng Đinh La Thăng chúc mừng ông Dương Chí Dũng
khi nhận chức. Ảnh: Cục Hàng hải VN.



- Khi còn là đại biểu Quốc hội, ông từng nhiều lần chất vấn về công tác tổ chức cán bộ. Ông thấy cơ chế bổ nhiệm cán bộ hiện nay có điểm gì bất hợp lý cần sửa đổi?

- Hiện nay chưa có quy định trách nhiệm của người bổ nhiệm sai hoặc người giới thiệu sai. Lâu nay người giới thiệu và quyết định bổ nhiệm thường đứng ngoài cuộc, nên dẫn đến vi phạm trong giới thiệu cán bộ. Như trường hợp đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến, nếu bị cho là có lý lịch không đúng thì người giới thiệu phải chịu trách nhiệm. Sắp tới, các cấp thẩm quyền cũng phải đề cập trách nhiệm người đề bạt, cất nhắc. Nếu ai ký quyết định hoặc giới thiệu không đúng cũng phải chịu trách nhiệm.

Tôi đã phát biểu tại Quốc hội nhiều lần về công tác cán bộ hiện nay có nhiều bất cập, nên xảy ra nạn chạy chức chạy quyền. Khi đề bạt phải có hai cán bộ ngang sức ngang tài để cạnh tranh nhau và phải có chương trình hành động, có đối thoại. Tập thể cấp ủy phải cân nhắc, bỏ phiếu mới nâng cao chất lượng ứng viên và thể hiện dân chủ trong tập thể. Người được đề bạt phải phấn đấu để giữ được uy tín và vị trí của mình.

Trao đổi với VnExpress, ông Lê Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, cho biết việc bổ nhiệm ông Dương Trí Dũng theo chủ trương luân chuyển cán bộ vào tháng 2/2012. 2 tháng sau mới có kết luận của Thanh tra Chính phủ về sai phạm tại Vinalines.

"Nếu thanh tra báo có vi phạm thì không ai dám bổ nhiệm. Bộ không biết các vấn đề sai phạm của ông Dũng hay ông Phúc tại Vinalines. Vị trí công tác của ông Dũng không phải thăng chức mà là thay đổi vị trí công tác quản lý chuyên ngành. Việc bổ nhiệm theo đúng quy trình", Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng nói.

Theo Thứ trưởng Hùng, việc điều hành hoạt động tại Cục Hàng hải vẫn do các Cục phó đảm nhiệm, có vấn đề ngoài thẩm quyền thì sẽ báo cáo lên Bộ.


Ông Lê Văn Cuông sinh năm 1951, là kỹ sư cơ khí luyện kim, đại biểu Quốc hội khóa 11, 12. Trên diễn đàn Quốc hội, đại biểu quê Thanh Hóa này nổi tiếng bởi cách phát biểu thẳng thắn, hay chất vấn thành viên Chính phủ về những vấn đề thời sự nóng bỏng. Ông từng 3 lần chất vấn 2 đời Bộ trưởng Nội vụ về nạn chạy chức, chạy quyền.

Tôi đã 3 lần chất vấn 2 đời bộ trưởng về nạn chạy chức

Đoàn Loan thực hiện
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vừa học vừa chán môn văn

Bài đăng trên Thanh Niên 21/05/2012 3:35

Nhiều hiện tượng trong việc dạy và học môn văn thời gian qua cho thấy môn học này ngày càng mất dần sức hút với học sinh.

Một bài văn hay, viết bằng cảm xúc thực, không giống bất cứ khuôn mẫu nào lập tức được dư luận xôn xao là “văn lạ”. Một bài văn miêu tả thực trạng môi trường học đường bị cho là ý thức kém... Những điều ấy đã cho thấy thực trạng đáng buồn trong việc dạy và học văn hiện nay.

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20125/TuanThanh/21/on-tap.jpg
HS lớp 12 Trường THPT Lương Văn Can (Q.8, TP.HCM) trong giờ ôn tập môn văn
chuẩn bị thi tốt nghiệp - Ảnh: Đào Ngọc Thạch



Khiên cưỡng và dung tục hóa

Một giáo viên Trường THCS Đống Đa (Hà Nội) cho rằng trong chương trình dạy môn văn, tác giả biên soạn có vẻ đổi mới, gắn quá khứ với hiện tại để gần gũi với học sinh (HS), nhưng có những yêu cầu hết sức khiên cưỡng, dung tục hóa và làm HS chán ngán. Ví dụ, sách ngữ văn lớp 6, trang 134, phần luyện tập của bài Kể chuyện tưởng tượng yêu cầu: “Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước”. GS Phong Lê - nhà phê bình, nghiên cứu văn học, chỉ ra rằng trong tài liệu Hướng dẫn dạy văn lớp 12 dùng để bồi dưỡng giáo viên sử dụng phương pháp trắc nghiệm, bài Tây Tiến của Quang Dũng có câu hỏi như sau: “Vì sao tác giả viết: “Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc?”. Câu hỏi trắc nghiệm thì thế, còn các phương án cho học sinh chọn để trả lời hoàn toàn đúng về kỹ thuật nhưng... không có một chút gì liên quan đến cái gọi là “cảm thụ văn học”: “A. Vì có nhiều chiến sĩ bị sốt rét rụng hết tóc; B. Vì có nhiều chiến sĩ cạo trọc đầu; C. Vì muốn diễn tả vẻ đẹp oai hùng của đoàn quân”?!

Tương tự, bài Rừng Xà Nu: “Bọn giặc bắn đại bác theo lệ nào? A. Mỗi ngày một lần; B. Mỗi ngày hai lần; C. Mỗi ngày ba lần; D. Tùy hứng mỗi ngày”?! Hoặc: “Rừng Xà Nu có ý nghĩa như thế nào đối với làng? A. Che chở cho làng; B. Cung cấp gỗ cho làng; C. Cung cấp củi cho làng; D. Cung cấp nước cho làng”?!

Bỏ qua sự yêu thích của người học

Bà Nguyễn Thị Như Hương - giáo viên dạy văn Trường THPT Phạm Hồng Thái, Hà Nội, cho rằng: “Đổi thang nhưng không đổi thuốc chính là tình trạng của môn ngữ văn dạy trong trường phổ thông hiện nay”.

Theo bà Hương, không ai phủ nhận những tác phẩm đưa vào giảng dạy trong nhà trường hiện nay rất hay nhưng cái  khó nhất mà người trực tiếp đứng lớp mới cảm nhận được, là người học có chịu chấp nhận không. Xưa nay chúng ta bỏ qua yêu cầu HS yêu thích cho nên bao nhiêu tác phẩm chúng ta cho là hay đều trượt khỏi tâm trí lớp trẻ. Do vậy, để giới thiệu cho HS về thời kỳ văn học cổ, quá xa xưa với thời kỳ mà HS đang sống, chỉ nên chọn giới thiệu trong sách giáo khoa những tác phẩm thật đặc sắc nhưng cũng phải phù hợp với khả năng cảm nhận, thẩm thấu của người học. Mục đích chính là để người học biết được đặc trưng văn học nước nhà qua từng thời kỳ.

Một giáo viên dẫn chứng: “Học kỳ 1 của  lớp 7 chúng tôi phải dạy gần chục bài thơ cổ với văn bản Hán - Việt. Giáo viên khó mà giúp HS hiểu hết được ý nghĩa của những tác phẩm này chỉ trong thời lượng một, hai tiết học. Ví dụ, bài Hồi hương ngẫu thư (Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê) của tác giả Hạ Tri Chương, thật sự bài thơ mang triết lý sống hết sức sâu xa của những người già thời xưa, ngay người lớn còn khó chiêm nghiệm hết ý nghĩa của nó, huống hồ là HS lớp 7”.

Chính vì vậy, GS Phong Lê đề xuất môn văn trong trường phổ thông cần đề cập tới những vấn đề chung của nhân quần, của con người, chứ không phải chỉ của một bộ phận người hoặc của một thời. “Cách mạng, chiến tranh là chuyện lớn nhưng cũng đã trở thành lịch sử sau nhiều chục năm. Cái đó cần, nhưng phải cân đối một tỷ lệ vừa phải. Sách giáo khoa phải thay đổi bằng những nội dung mới. Nếu không sẽ tiếp tục thảm trạng học trò chán môn văn, mà đã chán thì học chỉ là đối phó”, GS Lê phân tích.

Học để đối phó

Chương trình đã vậy, cách giảng dạy của giáo viên, cách thi cử cũng là một yếu tố quan trọng không kém làm cho môn văn trở thành nặng để đối phó với HS.

Nhiều giáo viên cho rằng chỉ có yêu thích thì học trò mới có nhu cầu đọc và muốn được khám phá tác phẩm một cách thực sự. Mọi sự gượng ép chỉ khiến thầy cố thách thức trò và trò đáp lại bằng sự chống đối. Một lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội nói: “Thực tế dự giờ, tôi thấy có rất nhiều tiết văn, giáo viên cứ bắt HS đi theo đúng hướng mà mình cho là đúng, là hay”.

GS Trần Đình Sử - Tổng chủ biên sách giáo khoa ngữ văn nâng cao THPT, nhận định: “Ở trường THPT phần nhiều vẫn thực hiện lối dạy bắt người học ghi nhớ, học thuộc để ứng phó nhu cầu thi cử bởi cung cách thi cử, ra đề, soạn đáp án, chấm bài, đếm ý vẫn như cũ. Có thể giáo viên ngày nay ít “đọc chép” theo nghĩa đen, nhưng họ vẫn đọc chép dưới nhiều hình thức khác”.

Không dám xa rời sách giáo khoa

PGS Nguyễn Văn Long - nguyên Trưởng bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, Khoa Ngữ văn - Trường ĐHSP Hà Nội, phát biểu: “Điều đáng ngạc nhiên là từ khi thi ĐH “3 chung” (chung đợt, chung đề, chung kết quả xét tuyển - PV) đến nay, đề thi môn văn nhất thiết chỉ có thể nằm trong các văn bản ở sách giáo khoa. Không một ai, không một trường nào lại dám đưa vào đề thi một bài văn hoặc thậm chí chỉ một đoạn thơ không có trong sách giáo khoa. Chính từ cách hiểu như thế, cách ra đề như thế, đã dẫn đến cách học thi như lâu nay. Nghĩa là, thí sinh chỉ cần thuộc cho kỹ những đoạn phân tích, bình giảng về các tác phẩm, hay về một đoạn trong tác phẩm ấy, đã được cung cấp trong bài giảng của thầy, trong các sách văn mẫu. Và như thế, môn văn ngày càng xa rời đời sống, không coi trọng việc phát triển năng lực của người học, còn các kỳ thi thì chủ yếu đánh giá khả năng ghi nhớ, thuộc bài, viết lại theo mẫu của thí sinh. Cách dạy học và thi như thế tất sẽ dẫn đến tình trạng chán học văn của số đông HS”.

Tuệ Nguyễn - La Giang
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [40] [41] [42] [43] [44] [45] [46] ... ›Trang sau »Trang cuối