Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [37] [38] [39] [40] [41] [42] [43] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thế kẹt trước Trung Quốc: Bản lĩnh và sự khôn khéo của Việt Nam

Bài đăng trên Nghiên cứu Biển Đông Thứ bảy, 21 Tháng 4 2012 00:00

Sự đi xuống của Mỹ trong vai trò "siêu cường duy nhất" của thế giới cùng việc Trung Quốc nổi lên nhanh chóng như là cường quốc nổi trội ở khu vực Đông Á đã tạo ra một thế khó cho Việt Nam. Nối lại quan hệ với Mỹ và gia nhập ASEAN là những biểu hiện của sự khéo léo về ngoại giao của Việt Nam.

http://nghiencuubiendong.vn/images/stories/vietnamchina.png



Mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc là một phép thử về thách thức chiến lược mà Việt Nam phải đối mặt trên nền tảng lịch sử lâu dài. Việc nối lại quan hệ với Mỹ và gia nhập ASEAN là những biểu hiện của sự khéo léo về ngoại giao của Việt Nam. Sự đi xuống của Mỹ trong vai trò "siêu cường duy nhất" của thế giới và sự nổi lên nhanh chóng của Trung Quốc với vai trò là cường quốc nổi trội ở khu vực Đông Á đã tạo ra một thế khó cho Việt Nam. Sự nổi lên của Trung Quốc tạo ra một mối đe dọa tiềm tàng, trong khi sự chuyển hướng chiến lược của Mỹ tới châu Á có thể đem lại cho Việt Nam một giải pháp. Trong khi mối thách thức của Trung Quốc đã thử thách sự nhạy bén chiến lược của các quan chức ở Hà Nội, thì đối sách của Việt Nam thể hiện ở nhiều mặt và có vẻ như tuân theo 9 định hướng lớn. Thứ nhất là thông qua các kênh giữa hai Đảng để cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Thành tựu nổi bật của nỗ lực này là việc giải quyết tranh chấp biên giới trên bộ và gần như toàn bộ Vịnh Bắc Bộ - nhưng không phải là Biển Đông. Thứ hai là xây dựng sức mạnh của Việt Nam bằng việc cải cách và mở cửa nền kinh tế - còn gọi là Đổi Mới - và nâng cấp các lực lượng vũ trang với trọng tâm là khả năng chống tiếp cận trên biển. Thứ ba là gia nhập và liên kết với ASEAN để làm cho bất cứ mối đe dọa nào đối với Việt Nam ngày càng được coi là một mối đe dọa với tất cả. Thứ tư là sử dụng mọi cơ hội thông qua sự hiện diện chính thức, các tuyên bố công khai, các cuộc tập trận quân sự, và "sự thật trên thực địa" để khẳng định "quyền chủ quyền" của Việt Nam trên Biển Đông. Thứ năm là tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán nhằm giảm bớt các tranh chấp lãnh thổ giữa các nước ASEAN trên Biển Đông để tạo ra một mặt trận thống nhất trước Trung Quốc. Thứ sáu là lôi kéo các công ty dầu lửa quốc tế (trong đó có Ấn Độ) vào Biển Đông bằng việc đưa ra các điều khoản hấp dẫn trong các hợp đồng. Thứ bảy là phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với Nhật Bản và nâng cấp quan hệ quân sự với Nga và Ấn Độ - trong đó có khả năng cho hải quân tiếp cận với Cảng Cam Ranh. Thứ tám là thông báo cho Bắc Kinh thường xuyên và công khai rằng Việt Nam "không bao giờ có thể chấp nhận" các tuyên bố về biển của Trung Quốc. Cuối cùng là phát triển một mối quan hệ ngày càng gần hơn với Mỹ, cả về kinh tế, ngoại giao và quân sự. Sự phát triển của quan hệ quân sự với Mỹ là đặc biệt đáng chú ý. Bắt đầu bằng sự hợp tác thận trọng trong việc giải quyết vấn đề MIA/POW (người Mỹ mất tích trong chiến tranh và tù binh chiến tranh) trong những năm 1980, các mối liên lạc quân sự với quân sự bắt đầu từ giữa những năm 1990. Quan hệ này mở rộng nhanh chóng với các chuyến thăm cảng của tàu hải quân Mỹ, một diễn đàn "đối thoại chiến lược" giữa giới quân sự hai nước, và việc các quan chức cao cấp Việt Nam thường xuyên nhắc tới một "quan hệ đối tác chiến lược". Động cơ không nói ra nhưng không thể nhầm lẫn được cho là mấu chốt của mối quan hệ này là sự quan ngại chung về Trung Quốc.

Môi trường chiến lược của Việt Nam

Sức mạnh đang tăng của Trung Quốc tạo ra một môi trường chiến lược rất bất cân xứng cho Việt Nam. Ngày nay không có sự lặp lại thành công về quân sự giống như Việt Nam đã thực hiện vào năm 1979 trước Trung Quốc. Nếu Trung Quốc quyết tâm - chẳng hạn như không cho ngư dân Việt Nam vào các vùng biển ở Biển Đông - có lẽ Việt Nam không thể làm gì được. Tuy nhiên, các xu hướng rõ rệt trong khu vực lại đang có lợi cho Việt Nam. Thứ nhất là sự điều chỉnh trọng tâm chiến lược của Mỹ tới Đông Nam Á và Biển Đông. Hà Nội biết rõ rằng sức mạnh quân sự của Mỹ cuối cùng sẽ là đối trọng hiệu quả duy nhất cho sự mạnh bạo ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Thứ hai là sự bất an rõ rệt và ngày càng tăng tại Đông Nam Á trước các ý đồ của Trung Quốc. Kết quả là chính phủ các nước ASEAN ngày càng sẵn sàng thể hiện mối quan ngại của họ với Bắc Kinh. Trung Quốc từ lâu đã cố gắng giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông với Đông Nam Á trong phạm vi song phương và tránh gây chú ý. Việt Nam thì cố gắng theo hướng ngược lại - quốc tế hóa và công khai hóa. Trong vấn đề cụ thể này, lợi thế thuộc về Việt Nam chứ không phải Trung Quốc. Về mặt lịch sử, mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc là một bản hùng ca đấu tranh để giành lấy và gìn giữ độc lập dân tộc khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc. So với điều này, các cuộc chiến tranh gần đây chống lại sự can thiệp của Pháp và Mỹ sẽ là thứ yếu. Gần một nghìn năm trước, nhân dân Việt Nam đã giành được độc lập với Trung Quốc và duy trì nó (với cái giá không hề rẻ) kể từ đó. Từ khía cạnh này, thời kì cai trị thuộc địa của Pháp, Chiến tranh thế giới thứ Hai và Chiến tranh Lạnh chỉ là những sai số của lịch sử. Trong thời kỳ này, mối oán thù Trung - Việt được hóa giải nhờ vào các mối đe dọa và nhu cầu nổi trội. Trong "Chiến tranh chống Mỹ", Bắc Kinh và Hà Nội trở thành đồng minh của nhau. Nhưng mối quan hệ đó nhanh chóng đổ vỡ sau năm 1975 khi một Việt Nam chiến thắng và thống nhất đã đứng về phía Mátxcơva và chống lại Bắc Kinh trong cuộc đối đầu Xô-Trung. Câu chuyện lên đến đỉnh điểm vào năm 1979 khi Trung Quốc phản ứng trước việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia (do các cuộc tấn công của Khơme Đỏ vào các làng mạc của Việt Nam) bằng việc cử 30 sư đoàn vượt qua biên giới Việt Nam để thực hiện cái gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học".

Cuộc chơi mới của Việt Nam

Bài học lớn nhất rút ra là việc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã không tác chiến tốt theo các tiêu chuẩn quân sự hiện đại. Sự độc lập của Việt Nam được giữ nguyên vẹn. Trong hai thập kỷ kế tiếp, mối quan hệ Trung - Việt bước vào giai đoạn lắng dịu về chiến lược. Cả hai nước đều tập trung vào nhiệm vụ lớn là tái thiết kinh tế và phát triển. Sự sụp đổ của Liên Xô vào đầu những năm 1990 là điều gây bất an cho cả hai nước. Đối với Hà Nội, điều này đồng nghĩa với việc mất đi một nguồn bảo trợ quan trọng về an ninh và kinh tế. Nó cũng đánh dấu sự khởi đầu của một bối cảnh chiến lược hoàn toàn mới, với hai đặc điểm nổi bật là vị trí số một của Mỹ trong vai trò "siêu cường duy nhất" và sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực mà Việt Nam có lợi ích. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN và vị thế ngày càng tăng trong tổ chức này là bằng chứng về khả năng của Hà Nội trong việc tạo một lối đi giữa Mỹ và Trung Quốc. Sự gần gũi ngày càng tăng của Hà Nội với Oasinhtơn, là biểu hiện quan trọng nhất cho sự khéo léo của Hà Nội trong việc giải quyết thế kẹt về chiến lược./.

Giáo sư Marvin Ott là chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Woodrow Wilson, Mỹ

Theo Rsis

Mỹ Anh (gt)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Gần 40 năm giải phóng rồi, mà sách lịch sử cứ gào đi gào lại là thắng Pháp, thắng Mỹ. Trong khi cuộc chiến đau khổ 1979 thì câm như hến.

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Gần 40 năm giải phóng rồi, mà sách lịch sử cứ gào đi gào lại là thắng Pháp, thắng Mỹ. Trong khi cuộc chiến đau khổ 1979 thì câm như hến.

......

Sợ động đến ông bạn vàng. Nó yểm 16 chữ, lú mất rồi.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Trung Quốc biến sự kiện Scarborough thành mô hình độc chiếm biển Đông

Bài đăng trên Giáo dục Việt Nam Thứ năm 17/05/2012 06:30

(GDVN) - Cái lệnh quái gở ấy thực tế chỉ là cái cớ, cố tình hợp pháp hóa bằng được để Trung Quốc duy trì 3 tàu (Ngư chính 310, Hải giám 75 và Hải giám 81) trên bãi Scarborouhg để giữ được những gì đã đoạt được từ Philippines, thậm chí cổ vũ ngư dân TQ tới vùng biển của nước khác để đánh bắt thuỷ sản.

Căng thẳng trên bãi cạn Scarborough những ngày qua không những không hạ nhiệt mà ngày càng có nhiều diễn biến mới lột tả mỗi lúc một rõ nét hơn đường đi nước bước của Trung Quốc trên biển Đông, Bắc Kinh đang xây dựng sự kiện Scarborough thành mô hình lý tưởng để phục vụ cho âm mưu chiếm biển Đông.

Trước thời điểm ngày 10/4/2012 vùng đầm phá bãi cạn Scarborough vẫn là ngư trường khai thác cá của ngư dân Philippines và một số nước xung quanh biển Đông, thi thoảng lực lượng cảnh sát biển Philippines phái tàu tuần tra, ngăn cản, thậm chí bắt một số tàu cá nước ngoài đến đánh bắt tại khu vực này, nhưng sau đó họ lại thả ra bởi những can thiệp ngoại giao hoặc các yếu tố khác. Sự việc chỉ có vậy, và trên thực tế, Manila kiểm soát Scarborough.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_05_17/tau_ngu_chinh_hai_giam.jpg
Ngư chính 310, Hải giám 75 và Hải giám 81 được giao nhiệm vụ "trực ban"
tại bãi cạn Scarborough, ngăn chặn, xua đuổi tàu cá Philippines, nếu bắt được sẽ "xử phạt"



Vụ đối đầu giữa tàu Trung Quốc và Philippines trên bãi cạn Scarborough ngày 10/4 khi tàu Hải giám Trung Quốc ra sức ngăn cản tàu Cảnh sát biển Philippines bắt tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép tại vùng biển Philippines tuyên bố chủ quyền và kiểm soát trên thực tế - đầm phá bãi cạn Scarborough. Manila chắc hẳn không thể ngờ, đó không phải một vụ đụng độ bình thường mà đó có thể là một cái bẫy đã gài sẵn.

Dường như ngay lập tức, giới truyền thông nhà nước Trung Quốc vào cuộc lu loa lên rằng Philippines “xâm phạm chủ quyền”, “bắt bớ ngư dân” Trung Quốc. Hàng loạt các bài báo, các chương trình bình luận trực tiếp của báo đài nhà nước Trung Quốc xuất hiện phê phán, chỉ trích Manila, mà đỉnh điểm của sự chỉ trích đó là tuyên bố nổi tiếng khôi hài “Philippines ăn hiếp Trung Quốc!” của ông Đới Bỉnh Quốc, quan chức cấp cao nhất của Bắc Kinh đặc trách các vấn đề biển Đông hôm 15/5.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_05_17/doi_binh_quoc_1.jpg
Ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc đặc trách vấn đề biển Đông
với câu nói khôi hài nổi tiếng: "Philippines ăn hiếp Trung Quốc!"



Không lâu sau vụ đụng độ ngày 10/4, Trung Quốc phái tàu Ngư chính 310 hiện đại nhất của mình ra bãi Scarborough cùng hai tàu Hải giám 75 và Hải giám 81 để thực hiện cái gọi là “chấp pháp trên biển”, trên thực tế là xua đuổi, bắt bớ tàu cá Philippines và thậm chí là tàu cá các nước khác quanh biển Đông nếu những tàu này “dám bén mảng” đến đầm phá bãi cạn Scarborough quen thuộc.

Với kiểu cách hành động như vậy, trên thực tế kiểu gì Trung Quốc cũng “lời”, ít nhất là lời một nửa. Ngày 15/5 thông tấn xã Hồng Kông (HK CNA) dẫn nguồn tin riêng (chưa được kiểm chứng, xác nhận -PV) cho hay, khi tiếp một lãnh đạo cộng đồng Hoa kiều Philippines, Phó tổng thống Philippines ông Jejomar Binay thở dài:

“Cãi nhau với Trung Quốc (về bãi cạn Scarborough) có 10 năm nữa cũng không xong, tốt nhất là (Philippines và Trung Quốc) chia nhau, 50:50.” Thông tin này lập tức được các tờ báo, trang mạng tiếng Hoa trích dẫn, bình luận với thái độ hết sức phấn khởi!

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_05_17/pho_tong_thong_philippines.jpg
Phó tổng thống Philippines Jejomar Binay bị giới truyền thông nhà nước Trung Quốc
"nhét tin vào miệng", hình ảnh được Hoàn Cầu thời báo trích dẫn, ông Jejomar Binay tiếp
3 thương nhân Trung Quốc và tiết lộ thông tin động trời, Philippines với Trung Quốc chia đôi Scarborough



HK CNA và truyền thông nhà nước Trung Quốc (Hoàn Cầu, Nhân dân nhật báo, QQ,…) có lẽ nghĩ rằng người dân Philippines và cộng đồng quốc tế dễ lừa nên mới “nặn” ra tin này. Ngày hôm qua, 16/5 Phó tổng thống Jejomar Binay khẳng định rõ, lập trường của ông về vấn đề biển Đông, Scarborough với Tổng thống Aquino III là một.

Nhưng khi đọc kỹ thông tin này của HK CNA cộng với những gì đang diễn ra, không khó để nhận thấy đó chính là điều truyền thông Trung Quốc muốn gắp bỏ cho người khác. Sau khi lu loa, "đặt được chân" lên Scarborough từ Philippines, nếu Philippines có sống chết tranh cãi, kiện cáo Trung Quốc ra tòa hay nhẹ nhàng đàm phán đòi lại thì ít nhất Trung Quốc cũng phải được 1 nửa, trong khi trên thực tế Bắc Kinh sẽ không bao giờ chịu buông những gì đã chiếm được.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_05_17/tau_chien_nam_hai.jpg
Philippines chưa "động đậy" gì, Trung Quốc đã kéo tàu chiến, tên lửa đến trước cửa nhà.
Hình ảnh tàu chiến hạm đội Nam Hải trên biển Đông (minh họa)



Còn nếu Philippines “dám” giật lại bát cơm của mình, chắc chắn Trung Quốc sẽ dùng biện pháp mạnh đối với  Philippines (Căng thẳng Biển Đông: Điểm mặt những tướng Trung Quốc hiếu chiến nhất)

Lấy sự kiện Scarborough làm mô hình thôn tính, ôm trọn biển Đông

Chiếc kim giấu trong bọc sẽ chưa lòi ra sớm nếu không có những động thái “vội vã”, được đà lấn tới của Bắc Kinh. Đó chính là cái họ gọi là “lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông”.

Cái lệnh quái gở ấy thực tế chỉ là cái cớ hợp pháp hóa để Trung Quốc duy trì 3 tàu (Ngư chính 310, Hải giám 75 và Hải giám 81) trên bãi Scarborouhg để giữ được những gì đã đoạt được từ Philippines.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_05_17/tau_ca_trung_quoc.jpg
Tàu cá Trung Quốc được khuyến cáo, tạm tránh Scarborough, nên dong thẳng xuống Trường Sa
(thuộc chủ quyền Việt Nam)



Scarborough thực sự là một phép thử hoàn hảo, nói đúng hơn là một nước cờ đầy mưu mô, ít nhất nó giúp Bắc Kinh dấn thêm được một bước, đồng thời thử phản ứng của Mỹ và các bên liên quan. Nếu ASEAN im lặng, “thời cơ vàng” để Bắc Kinh có hành động bất ngờ và táo tợn hơn trên biển Đông.

Mỹ đưa tàu ngầm USS North Carolina cập cảng Subic gần Scarborough hôm 13/5 và dự kiến sẽ rời Subic ngày 19/5 tới, nhưng còn nhiều tàu chiến khác của Mỹ sẽ kéo tới Philippines. Động thái này của Mỹ có thể khiến Bắc Kinh tính toán thận trọng hơn trong nước đi tiếp theo, nhưng tham vọng ôm trọn biển Đông không dễ từ bỏ.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_05_17/tau_ngam_my_den_scarborough.jpeg
Tàu ngầm tấn công USS North Carolina của Mỹ cập cảng Subic, gần Scarborough
khiến Bắc Kinh ít nhiều chú ý, cẩn trọng hơn một chút



Và không phải đợi lâu, bản tin sớm 17/5 của tờ Nhân dân nhật báo “vô tình tiết lộ”, 2 tàu Ngư chính khác của Trung Quốc vừa lặng lẽ rời cảng  vào trưa hôm qua 16/5 dong thẳng xuống khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) để thực hiện cái gọi là “tuần tra, chấp pháp”, mặc dù không nói rõ là 2 tàu nào, số hiệu bao nhiêu.

Trước đó, cái “lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông” được Bắc Kinh giải thích rất rõ cho ngư dân của họ, hãy kéo xuống đánh bắt ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam – PV), tức từ 12 độ Vĩ Bắc trở vào, vùng này không bị “cấm”.

Như vậy, 3 tàu Ngư chính 310, Hải giám 75 và Hải giám 81 sẽ có nhiệm vụ “trông coi Scarborough”, 2 tàu Ngư chính còn lại sẽ dẫn các tàu cá Trung Quốc xuống phía Nam, tức là khu vực phụ cận quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). - (Xem thêm bài trên báo Đại Đoàn Kết)

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_05_17/tau_ca_khong_lo_dan_khoan_981.jpg
Trung Quốc ồ ạt kéo dàn khoan khổng lồ, tàu cá "hàng khủng" ra biển Đông để tranh thủ vơ vét tài nguyên biển



Ở một bãi đá, bãi cạn nào đó nếu ngư dân Trung Quốc vào khai thác (trái phép – PV), xảy ra va chạm, 2 tàu Ngư chính sẽ trực tiếp nhảy vào can thiệp.

Tạp chí quốc phòng Janes số gần đây đưa tin, trong năm nay và năm 2013 tới, Trung Quốc sẽ trang bị thêm 36 tàu Hải giám nữa, tập trung cho biển Đông, trong đó có 7 chiếc lượng dãn nước 1500 tấn, 15 chiếc 1000 tấn và 14 chiếc 600 tấn.

Hiện tại, lực lượng Hải giám có tổng cộng 300 tàu các loại, trong đó có 30 chiế lượng dãn nước 1000 tấn trở lên, 6 máy bay và 4 trực thăng. Lực lượng tàu Hải giám đóng mới, to hơn và hiện đại hơn biên chế xuống biển Đông sẽ góp phần đẩy nhanh nước cờ Scarborough sang các đảo, bãi đá khác ở quần đảo Trường Sa.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_05_17/hai_giam_75.jpg
Tàu Hải giám 75 liên tục quần thảo quanh bãi cạn Scarborogh từ 10/4 đến nay



Cũng chẳng phải giấu diếm, Thiệu Phong, Chủ nhiệm Sở nghiên cứu chiến lược chính trị và kinh tế, viện Khoa học xã hội Trung Quốc thuộc nhóm “học giả hiếu chiến” Bắc Kinh vừa có bài đăng trên tờ Kinh tế đạo báo – Trung Quốc, kêu gọi nhà cầm quyền nước này sao không biến Scarborough thành mô hình mẫu chuẩn để xử lý vấn đề Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam -PV)? Thiệu Phong nhấn mạnh, Trung Quốc cần có “thái độ kiên quyết, chuẩn bị kĩ càng, quyết không lùi bước” trên biển Đông.

Trong khi đó, mấy tướng lĩnh bàn giấy Trung Quốc lại tiếp tục viết bài khiêu khích, đồng thời khẳng định rõ âm mưu được đà lấn tới của Bắc Kinh. Trương Triệu Trung (thiếu tướng hải quân) vừa kêu gọi nhà cầm quyền Trung Quốc nên chủ động. Về kinh tế, tập trung đẩy mạnh khai thác tài nguyên biển, về quân sự nếu “xảy chuyện” cần có phương án chủ động giải quyết.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_05_17/la_vien_2.jpg
La Viện tự nhận, "thiếu tướng diều hâu" cũng được, nhưng là "diều hâu tỉnh táo"



Trương Triệu Trung đánh giá, Trung Quốc “có nhiều thành công” trong vụ Scarborough. La Viện, một thiếu tướng khác thì tỏ ra thích thú với tên gọi “thiếu tướng diều hâu” mà dư luận đặt cho vì thái độ hiếu chiến trên biển Đông khi trả lời phỏng vấn tờ Herald, tạp chí của Tân Hoa Xã ngày 16/5.

Những ngày tới, diễn biến trên bãi Scarborough nói riêng, biển Đông nói chung sẽ còn phức tạp và tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn khi Trung Quốc với sự cổ xuý, vào hùa của truyền thông sẽ ngày càng hung hăng, táo tợn.

Vấn đề trực tiếp của Philippines, nhưng đó cũng là bài toán chung đặt ra cho tất cả các bên có tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông.

Nước cờ thôn tính biển Đông (đường lưỡi bò 9 đoạn) của Bắc Kinh ngày càng bộc lộ rõ, tuy nhiên đối phó với nó bằng cách nào để giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ mà vẫn giữ được hòa bình, ổn định sẽ là vấn đề nan giải nhưng không thể không làm, làm càng sớm càng tốt đối với các bên liên quan.

Hồng Thủy
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Công nhận giàn khoan TQ đẹp thật, bảo Đinh La Thăng quay về Tập đoàn Dầu khí và mua lại đi, hay Vinashin mua mấy cái tàu TQ cũng được, đỡ phá.

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Tuấn Khỉ đã viết:
Trung Quốc biến sự kiện Scarborough thành mô hình độc chiếm biển Đông

Bài đăng trên Giáo dục Việt Nam Thứ năm 17/05/2012 06:30

(GDVN) - Cái lệnh quái gở ấy thực tế chỉ là cái cớ, cố tình hợp pháp hóa bằng được để Trung Quốc duy trì 3 tàu (Ngư chính 310, Hải giám 75 và Hải giám 81) trên bãi Scarborouhg để giữ được những gì đã đoạt được từ Philippines, thậm chí cổ vũ ngư dân TQ tới vùng biển của nước khác để đánh bắt thuỷ sản.

Căng thẳng trên bãi cạn Scarborough những ngày qua không những không hạ nhiệt mà ngày càng có nhiều diễn biến mới lột tả mỗi lúc một rõ nét hơn đường đi nước bước của Trung Quốc trên biển Đông, Bắc Kinh đang xây dựng sự kiện Scarborough thành mô hình lý tưởng để phục vụ cho âm mưu chiếm biển Đông.

Trước thời điểm ngày 10/4/2012 vùng đầm phá bãi cạn Scarborough vẫn là ngư trường khai thác cá của ngư dân Philippines và một số nước xung quanh biển Đông, thi thoảng lực lượng cảnh sát biển Philippines phái tàu tuần tra, ngăn cản, thậm chí bắt một số tàu cá nước ngoài đến đánh bắt tại khu vực này, nhưng sau đó họ lại thả ra bởi những can thiệp ngoại giao hoặc các yếu tố khác. Sự việc chỉ có vậy, và trên thực tế, Manila kiểm soát Scarborough.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_05_17/tau_ngu_chinh_hai_giam.jpg
Ngư chính 310, Hải giám 75 và Hải giám 81 được giao nhiệm vụ "trực ban"
tại bãi cạn Scarborough, ngăn chặn, xua đuổi tàu cá Philippines, nếu bắt được sẽ "xử phạt"



Vụ đối đầu giữa tàu Trung Quốc và Philippines trên bãi cạn Scarborough ngày 10/4 khi tàu Hải giám Trung Quốc ra sức ngăn cản tàu Cảnh sát biển Philippines bắt tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép tại vùng biển Philippines tuyên bố chủ quyền và kiểm soát trên thực tế - đầm phá bãi cạn Scarborough. Manila chắc hẳn không thể ngờ, đó không phải một vụ đụng độ bình thường mà đó có thể là một cái bẫy đã gài sẵn.

Dường như ngay lập tức, giới truyền thông nhà nước Trung Quốc vào cuộc lu loa lên rằng Philippines “xâm phạm chủ quyền”, “bắt bớ ngư dân” Trung Quốc. Hàng loạt các bài báo, các chương trình bình luận trực tiếp của báo đài nhà nước Trung Quốc xuất hiện phê phán, chỉ trích Manila, mà đỉnh điểm của sự chỉ trích đó là tuyên bố nổi tiếng khôi hài “Philippines ăn hiếp Trung Quốc!” của ông Đới Bỉnh Quốc, quan chức cấp cao nhất của Bắc Kinh đặc trách các vấn đề biển Đông hôm 15/5.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_05_17/doi_binh_quoc_1.jpg
Ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc đặc trách vấn đề biển Đông
với câu nói khôi hài nổi tiếng: "Philippines ăn hiếp Trung Quốc!"



Không lâu sau vụ đụng độ ngày 10/4, Trung Quốc phái tàu Ngư chính 310 hiện đại nhất của mình ra bãi Scarborough cùng hai tàu Hải giám 75 và Hải giám 81 để thực hiện cái gọi là “chấp pháp trên biển”, trên thực tế là xua đuổi, bắt bớ tàu cá Philippines và thậm chí là tàu cá các nước khác quanh biển Đông nếu những tàu này “dám bén mảng” đến đầm phá bãi cạn Scarborough quen thuộc.

Với kiểu cách hành động như vậy, trên thực tế kiểu gì Trung Quốc cũng “lời”, ít nhất là lời một nửa. Ngày 15/5 thông tấn xã Hồng Kông (HK CNA) dẫn nguồn tin riêng (chưa được kiểm chứng, xác nhận -PV) cho hay, khi tiếp một lãnh đạo cộng đồng Hoa kiều Philippines, Phó tổng thống Philippines ông Jejomar Binay thở dài:

“Cãi nhau với Trung Quốc (về bãi cạn Scarborough) có 10 năm nữa cũng không xong, tốt nhất là (Philippines và Trung Quốc) chia nhau, 50:50.” Thông tin này lập tức được các tờ báo, trang mạng tiếng Hoa trích dẫn, bình luận với thái độ hết sức phấn khởi!

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_05_17/pho_tong_thong_philippines.jpg
Phó tổng thống Philippines Jejomar Binay bị giới truyền thông nhà nước Trung Quốc
"nhét tin vào miệng", hình ảnh được Hoàn Cầu thời báo trích dẫn, ông Jejomar Binay tiếp
3 thương nhân Trung Quốc và tiết lộ thông tin động trời, Philippines với Trung Quốc chia đôi Scarborough



HK CNA và truyền thông nhà nước Trung Quốc (Hoàn Cầu, Nhân dân nhật báo, QQ,…) có lẽ nghĩ rằng người dân Philippines và cộng đồng quốc tế dễ lừa nên mới “nặn” ra tin này. Ngày hôm qua, 16/5 Phó tổng thống Jejomar Binay khẳng định rõ, lập trường của ông về vấn đề biển Đông, Scarborough với Tổng thống Aquino III là một.

Nhưng khi đọc kỹ thông tin này của HK CNA cộng với những gì đang diễn ra, không khó để nhận thấy đó chính là điều truyền thông Trung Quốc muốn gắp bỏ cho người khác. Sau khi lu loa, "đặt được chân" lên Scarborough từ Philippines, nếu Philippines có sống chết tranh cãi, kiện cáo Trung Quốc ra tòa hay nhẹ nhàng đàm phán đòi lại thì ít nhất Trung Quốc cũng phải được 1 nửa, trong khi trên thực tế Bắc Kinh sẽ không bao giờ chịu buông những gì đã chiếm được.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_05_17/tau_chien_nam_hai.jpg
Philippines chưa "động đậy" gì, Trung Quốc đã kéo tàu chiến, tên lửa đến trước cửa nhà.
Hình ảnh tàu chiến hạm đội Nam Hải trên biển Đông (minh họa)



Còn nếu Philippines “dám” giật lại bát cơm của mình, chắc chắn Trung Quốc sẽ dùng biện pháp mạnh đối với  Philippines (Căng thẳng Biển Đông: Điểm mặt những tướng Trung Quốc hiếu chiến nhất)

Lấy sự kiện Scarborough làm mô hình thôn tính, ôm trọn biển Đông

Chiếc kim giấu trong bọc sẽ chưa lòi ra sớm nếu không có những động thái “vội vã”, được đà lấn tới của Bắc Kinh. Đó chính là cái họ gọi là “lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông”.

Cái lệnh quái gở ấy thực tế chỉ là cái cớ hợp pháp hóa để Trung Quốc duy trì 3 tàu (Ngư chính 310, Hải giám 75 và Hải giám 81) trên bãi Scarborouhg để giữ được những gì đã đoạt được từ Philippines.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_05_17/tau_ca_trung_quoc.jpg
Tàu cá Trung Quốc được khuyến cáo, tạm tránh Scarborough, nên dong thẳng xuống Trường Sa
(thuộc chủ quyền Việt Nam)



Scarborough thực sự là một phép thử hoàn hảo, nói đúng hơn là một nước cờ đầy mưu mô, ít nhất nó giúp Bắc Kinh dấn thêm được một bước, đồng thời thử phản ứng của Mỹ và các bên liên quan. Nếu ASEAN im lặng, “thời cơ vàng” để Bắc Kinh có hành động bất ngờ và táo tợn hơn trên biển Đông.

Mỹ đưa tàu ngầm USS North Carolina cập cảng Subic gần Scarborough hôm 13/5 và dự kiến sẽ rời Subic ngày 19/5 tới, nhưng còn nhiều tàu chiến khác của Mỹ sẽ kéo tới Philippines. Động thái này của Mỹ có thể khiến Bắc Kinh tính toán thận trọng hơn trong nước đi tiếp theo, nhưng tham vọng ôm trọn biển Đông không dễ từ bỏ.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_05_17/tau_ngam_my_den_scarborough.jpeg
Tàu ngầm tấn công USS North Carolina của Mỹ cập cảng Subic, gần Scarborough
khiến Bắc Kinh ít nhiều chú ý, cẩn trọng hơn một chút



Và không phải đợi lâu, bản tin sớm 17/5 của tờ Nhân dân nhật báo “vô tình tiết lộ”, 2 tàu Ngư chính khác của Trung Quốc vừa lặng lẽ rời cảng  vào trưa hôm qua 16/5 dong thẳng xuống khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) để thực hiện cái gọi là “tuần tra, chấp pháp”, mặc dù không nói rõ là 2 tàu nào, số hiệu bao nhiêu.

Trước đó, cái “lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông” được Bắc Kinh giải thích rất rõ cho ngư dân của họ, hãy kéo xuống đánh bắt ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam – PV), tức từ 12 độ Vĩ Bắc trở vào, vùng này không bị “cấm”.

Như vậy, 3 tàu Ngư chính 310, Hải giám 75 và Hải giám 81 sẽ có nhiệm vụ “trông coi Scarborough”, 2 tàu Ngư chính còn lại sẽ dẫn các tàu cá Trung Quốc xuống phía Nam, tức là khu vực phụ cận quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). - (Xem thêm bài trên báo Đại Đoàn Kết)

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_05_17/tau_ca_khong_lo_dan_khoan_981.jpg
Trung Quốc ồ ạt kéo dàn khoan khổng lồ, tàu cá "hàng khủng" ra biển Đông để tranh thủ vơ vét tài nguyên biển



Ở một bãi đá, bãi cạn nào đó nếu ngư dân Trung Quốc vào khai thác (trái phép – PV), xảy ra va chạm, 2 tàu Ngư chính sẽ trực tiếp nhảy vào can thiệp.

Tạp chí quốc phòng Janes số gần đây đưa tin, trong năm nay và năm 2013 tới, Trung Quốc sẽ trang bị thêm 36 tàu Hải giám nữa, tập trung cho biển Đông, trong đó có 7 chiếc lượng dãn nước 1500 tấn, 15 chiếc 1000 tấn và 14 chiếc 600 tấn.

Hiện tại, lực lượng Hải giám có tổng cộng 300 tàu các loại, trong đó có 30 chiế lượng dãn nước 1000 tấn trở lên, 6 máy bay và 4 trực thăng. Lực lượng tàu Hải giám đóng mới, to hơn và hiện đại hơn biên chế xuống biển Đông sẽ góp phần đẩy nhanh nước cờ Scarborough sang các đảo, bãi đá khác ở quần đảo Trường Sa.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_05_17/hai_giam_75.jpg
Tàu Hải giám 75 liên tục quần thảo quanh bãi cạn Scarborogh từ 10/4 đến nay



Cũng chẳng phải giấu diếm, Thiệu Phong, Chủ nhiệm Sở nghiên cứu chiến lược chính trị và kinh tế, viện Khoa học xã hội Trung Quốc thuộc nhóm “học giả hiếu chiến” Bắc Kinh vừa có bài đăng trên tờ Kinh tế đạo báo – Trung Quốc, kêu gọi nhà cầm quyền nước này sao không biến Scarborough thành mô hình mẫu chuẩn để xử lý vấn đề Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam -PV)? Thiệu Phong nhấn mạnh, Trung Quốc cần có “thái độ kiên quyết, chuẩn bị kĩ càng, quyết không lùi bước” trên biển Đông.

Trong khi đó, mấy tướng lĩnh bàn giấy Trung Quốc lại tiếp tục viết bài khiêu khích, đồng thời khẳng định rõ âm mưu được đà lấn tới của Bắc Kinh. Trương Triệu Trung (thiếu tướng hải quân) vừa kêu gọi nhà cầm quyền Trung Quốc nên chủ động. Về kinh tế, tập trung đẩy mạnh khai thác tài nguyên biển, về quân sự nếu “xảy chuyện” cần có phương án chủ động giải quyết.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_05_17/la_vien_2.jpg
La Viện tự nhận, "thiếu tướng diều hâu" cũng được, nhưng là "diều hâu tỉnh táo"



Trương Triệu Trung đánh giá, Trung Quốc “có nhiều thành công” trong vụ Scarborough. La Viện, một thiếu tướng khác thì tỏ ra thích thú với tên gọi “thiếu tướng diều hâu” mà dư luận đặt cho vì thái độ hiếu chiến trên biển Đông khi trả lời phỏng vấn tờ Herald, tạp chí của Tân Hoa Xã ngày 16/5.

Những ngày tới, diễn biến trên bãi Scarborough nói riêng, biển Đông nói chung sẽ còn phức tạp và tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn khi Trung Quốc với sự cổ xuý, vào hùa của truyền thông sẽ ngày càng hung hăng, táo tợn.

Vấn đề trực tiếp của Philippines, nhưng đó cũng là bài toán chung đặt ra cho tất cả các bên có tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông.

Nước cờ thôn tính biển Đông (đường lưỡi bò 9 đoạn) của Bắc Kinh ngày càng bộc lộ rõ, tuy nhiên đối phó với nó bằng cách nào để giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ mà vẫn giữ được hòa bình, ổn định sẽ là vấn đề nan giải nhưng không thể không làm, làm càng sớm càng tốt đối với các bên liên quan.

Hồng Thủy
Với Tầu khựa- anh thì phục, anh thì nể, anh thì ngại, anh thì lo, anh thì sợ, anh thì ngán, anh thì hãi, anh thì kinh, anh thì khiếp...Tốt nhất bầu mẹ nó làm trưởng băng cướp thế giới để nó định đoạt. Nó sai khiến gì thì cứ vâng dạ, rập đầu mà làm theo cho đỡ đau những cái đầu hạt đậu.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Lời cảnh báo đáng lắng nghe...

Bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị Ngày 16.05.2012, 22:31 (GMT+7)

SGTT.VN - Dư luận đang rất quan tâm về việc bộ Giao thông vận tải (GTVT) có thông báo cho báo chí việc Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc để bộ này được mua trụ sở làm việc và bán chỉ định tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại khu đất do bộ GTVT đang quản lý ở số 80 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Trong văn bản thông báo, bộ GTVT có ý nhấn mạnh rằng, việc mua bán, đổi chác này được chỉ đạo là phải theo “giá thị trường, đúng quy định của pháp luật” để lấy kinh phí đầu tư trụ sở mới và khẳng định “mọi thủ tục triển khai trụ sở mới của bộ GTVT hiện đang thực hiện đúng quy định pháp luật”.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=174037
Trụ sở bộ GTVT tọa lạc trên khu đất vàng ở Hà Nội.



Nhiều doanh nghiệp, chuyên gia về bất động sản tỏ ý bất ngờ về việc này. Bởi với khoảng 8.000 m2 đất tại phố Trần Hưng Đạo, khu vực trung tâm, sầm uất của Hà Nội với ba mặt tiếp giáp ba dãy phố lớn, thì việc đảm bảo nguyên tắc “giá trị mua trụ sở mới không lớn hơn giá trị bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất” của khu đất bộ GTVT đang sử dụng hoàn toàn có khả năng đem lại mức chênh lệch, lợi nhuận rất lớn cho đơn vị nào may mắn mua lại được khu đất này.

Hiện nay, nếu chiếu theo cách tính giá đất của bộ Tài chính và theo khung giá đất của UBND thành phố Hà Nội (đất mặt đường Trần Hưng Đạo trị giá 29 triệu đồng/m2), khu đất mà bộ GTVT hiện được giao quản lý chỉ khoảng 232 tỉ đồng (hơn 11 triệu USD). Nhưng giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng (hiện vẫn đang là cố vấn cấp cao) bộ Tài nguyên và môi trường cho rằng, 1 m2 đất mặt tiền đường Trần Hưng Đạo có giá khoảng 700 triệu đồng; như vậy, với 8.000m2 thì trị giá của trụ sở bộ GTVT có thể lên tới 5.600 tỉ đồng (gần 280 triệu USD).

Theo quy hoạch, khu đất có trụ sở của bộ GTVT sẽ trở thành công trình công cộng phục vụ cho cộng đồng, không có chức năng nhà ở. Hiện nay, giá tham khảo tại các sàn giao dịch bất động sản Hà Nội cho thấy giá đất riêng lẻ bán tại đường Trần Hưng Đạo dao động ở mức 300 – 350 triệu đồng/m2, tuy nhiên, với những khu đất diện tích lớn, giá tiền lại không cao bằng giá bán các khu đất lẻ, nhỏ. Và nếu khu đất trên không được xây làm cao ốc như quy hoạch (không được xây quá chín tầng, khu vực nội đô) cũng sẽ khó bán được ngang với giá thị trường. Nhưng dù có thế đi chăng nữa, giá của khu đất 8.000m2 nói trên cũng sẽ không dừng ở mức thấp như khung giá đất mà UBND thành phố Hà Nội quy định.

Một điều mà bộ GTVT không nhắc tới trong thông báo cho báo chí là bộ này cũng đã có văn bản số 70/BCSĐBGTVT thông báo nghị quyết của ban cán sự Đảng bộ GTVT ngày 20.9.2011 do chính ông Đinh La Thăng, bộ trưởng, bí thư ban cán sự đảng bộ GTVT ký, trong đó có nêu rõ: “Giao cho công ty cổ phần đầu tư và khoáng sản Hợp Thành” là nhà đầu tư chính xây dựng trụ sở bộ GTVT theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) chìa khoá trao tay mà bộ GTVT không phải bỏ vốn, với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 49.315m2 (gồm ba tầng hầm và 21 tầng nổi) trên diện tích đất khoảng 7.000m2 trong khu đô thị mới Cầu Giấy”. Văn bản này cũng ghi rõ: “Công ty cổ phần đầu tư và khoáng sản Hợp Thành sẽ tiếp nhận toàn bộ trụ sở hiện tại của bộ GTVT tại 80 Trần Hưng Đạo theo đúng quy định hiện hành của pháp luật”.

Như vậy, câu hỏi đặt ra là cho đến nay, nghị quyết trên của bộ GTVT còn giá trị thực hiện không khi chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là phải bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo đúng giá thị trường? Bộ GTVT chưa trả lời câu hỏi này cho báo chí. Nhiều thông tin chưa được bộ công khai, minh bạch trong kế hoạch bán, mua trụ sở này khiến dư luận không khỏi băn khoăn.

Không biết cuối cùng thì doanh nghiệp, đơn vị nào được may mắn chỉ định thầu, có phải vẫn là công ty cổ phần Đầu tư khoáng sản Hợp Thành không, nhưng đã có nhiều ý kiến cho rằng, với một khối tài sản công có giá trị lớn như vậy, việc tổ chức bán đấu giá công khai mới có thể giúp tài sản được bán, chuyển nhượng theo đúng giá trị thực tế của nó và làm giảm nguy cơ thất thoát giá trị tài sản của Nhà nước. Có hay không việc giao cho một công ty tư nhân, năng lực về xây dựng, khả năng tài chính thế nào chưa rõ đầu tư vào khu đất có giá trị lớn cũng là những thắc mắc, băn khoăn khác nữa của dư luận.

Một thông tin đáng lưu ý, trong kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc quản lý vốn và tài sản nhà nước tại tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) mới đây có nêu: tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC) – đơn vị thuộc PVN – đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho công ty cổ phần đầu tư khoáng sản Hợp Thành khu đất 596,7m2 tại 69 Nguyễn Du, Hà Nội với giá gần 96 tỉ đồng trong khi khu đất này vốn được UBND Hà Nội giao cho PVC để xây dựng toà nhà văn phòng với thời gian sử dụng đất 50 năm và không được chuyển nhượng, chuyển giao nếu chưa được phép của UBND thành phố Hà Nội. Vụ việc này cơ quan công an đang tiến hành điều tra, xác minh.

Ở góc độ khác, theo nhiều chuyên gia như ông Đặng Hùng Võ, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm – nguyên kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội, khu đất hiện có trụ sở của bộ GTVT là một khối tài sản công có giá trị lớn. Nếu theo quy định của pháp luật hiện hành, việc bán trụ sở của một bộ phải giao cho địa phương tức là giao cho UBND thành phố Hà Nội tổ chức đấu giá. Bộ GTVT không có quyền gì về đất đai mà chỉ UBND cấp tỉnh mới có quyền định đoạt về đất đai. Hơn nữa, theo ông Đặng Hùng Võ, đất sử dụng làm trụ sở một bộ thuộc phạm vi quản lý công sản của bộ Tài chính, nên còn phải được sự đồng ý của bộ Tài chính. Bộ GTVT chỉ là cơ quan hành chính sử dụng đất, không có quyền đứng ra làm việc này. Cho nên, ông Võ khuyến cáo: “Đây là quy định của pháp luật về đất đai, về quản lý công sản, về hành chính. Một bộ quản lý chuyên ngành thì nên tránh cho xa việc buôn bán bất động sản, nhất là trụ sở mình được Nhà nước bố trí cho mình, kẻo mang vạ có ngày”.

Lời cảnh báo này, xem ra, rất đáng lắng nghe!

Mạnh Quân
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tuấn Khỉ đã viết:
Vodanhthi đã viết:
.
Làm hỏng việc không xin lỗi, không từ chức, ra đường thì chen chúc, phóng uế bậy bạ, thấy hoa đẹp thì vặt bẻ không thương tiếc, người gặp tai nạn thì xông vào hôi của, quan chức thì tham nhũng vơ vét, “văn hoá phong bì” tràn lan, tệ “chạy” lây lan sang mọi lĩnh vực...
Đó là hệ quả của việc chỉ "sống và làm việc theo pháp luật" mà bỏ qua "sống và làm việc theo đạo đức, lương tri, tâm hồn...". Pháp luật chủ yếu xử lý hành vi con người sau khi hành vi xảy ra còn đạo đức, lương tri, tâm hồn... điều chỉnh trước và trong khi hành vi xảy ra. Người ta có thể lách được luật pháp nhưng không thể lách được đạo đức, lương tri, tâm hồn...
Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan:

Có những phẩm chất được hun đúc, tích tụ qua hàng ngàn năm, chắt lọc qua nhiều thế hệ. Theo dòng chảy của thời gian và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội ở trong nước lẫn trên thế giới thay đổi không ngừng đã nảy sinh những phẩm chất mới hoặc làm thay đổi những phẩm chất vốn có. {…} Và phải có những phẩm chất vĩnh cửu, trong đó phẩm chất đầu tiên cần có là sống tử tế, hướng thiện, diệt ác, hay nói nôm na là “người phải ra người”.

.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thái Thanh Tâm đã viết:

Với Tầu khựa- anh thì phục, anh thì nể, anh thì ngại, anh thì lo, anh thì sợ, anh thì ngán, anh thì hãi, anh thì kinh, anh thì khiếp...Tốt nhất bầu mẹ nó làm trưởng băng cướp thế giới để nó định đoạt. Nó sai khiến gì thì cứ vâng dạ, rập đầu mà làm theo cho đỡ đau những cái đầu hạt đậu.
Nó sẵn có chình ình đấy rồi: “anh thì phục, anh thì nể, anh thì ngại, anh thì lo, anh thì sợ, anh thì ngán, anh thì hãi, anh thì kinh, anh thì khiếp... Nó sai khiến gì thì cứ vâng dạ, rập đầu mà làm theo”. Bác nói cứ như sấm!

Chỉ có khác là khỏi phải bầu bán gì cả, bởi vì nó đương nhiên đường đường làm trưởng băng cướp và ta đã để cho nó định đoạt. Hehe.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Chỉ có khác là khỏi phải bầu bán gì cả, bởi vì nó đương nhiên đường đường làm trưởng băng cướp và ta đã để cho nó định đoạt(danhthi)

Đã thần phục tôn nó làm trưởng băng rồi. Thì nó bảo sao nghe vậy, còn ngúc ngoắc cái gì nữa ? Hết chuyện bàn !
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [37] [38] [39] [40] [41] [42] [43] ... ›Trang sau »Trang cuối