Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [73] [74] [75] [76] [77] [78] [79] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Đồ Nghệ đã viết:

Chiến sĩ thi đua toàn quốc, họ là ai?


Điều đáng suy ngẫm ở đây là sự vắng bóng của tầng lớp thường dân. Đó là những công nhân, nông dân đang lăn lộn trên công trường nhà máy, đồng ruộng làm ra những giá trị đích thực của cuộc sống. Đó là những chiến sĩ nơi biên cương Tổ quốc, giữa trùng khơi đại dương luôn luôn đối mặt với gian khổ, hiểm nguy, bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước. Sao họ không có mặt trong đội ngũ ưu tú này ?
https://lh4.googleusercontent.com/-nqTpLV9zTdU/UGRXhIqPn8I/AAAAAAAAJyw/BpN3OO29Nf4/s450/CSTD_AHDM.jpg

Chiến Sĩ Thi Đua
Anh Hùng Đổi Mới


Chiến tranh dân đã ngán từ lâu
Sĩ diện thì dân có có đâu.
Thi thố quan to luôn giải nhất,
Đua đòi chức lớn vẫn hàng đầu.
Anh hào rụng đất tan hoa lá,
Hùng cứ đâm cành nảy mọt sâu.
Đổi được bao nhiêu mà hỗn loạn,
Mới gì chẳng mới, mới lo âu.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Vodanhthi đã viết:

Những chấm phá buồn của bức tranh đại học



TT - Năm học mới chỉ đi qua mấy chục ngày, bức tranh ĐH đã có những diễn biến phức tạp, thậm chí tiêu cực. “Trăm hoa đua nở”, chẳng ai chịu giống ai trong việc tuyển sinh.

Quan niệm về đào tạo liên thông được hiểu một cách tùy tiện. Chủ trương cho phép thí sinh thay đổi nguyện vọng xét tuyển khiến tình hình “nộp vào rút ra” cũng rối. Cứ đà này, liệu hết tháng 10 các trường đã có thể ổn định tổ chức để tập trung sức lo việc đào tạo?

Một nét buồn khác: do “sinh đẻ không kế hoạch”, số trường ĐH-CĐ mới ra đời hoặc mới được “lên đời” quá nhiều dẫn đến hệ quả “cầu ít, cung nhiều”. Bộ phận tuyển sinh của nhiều trường khá nhàn rỗi - một sự nhàn rỗi đáng báo động. Một vài dẫn chứng: chỉ tiêu của Trường ĐH Phan Châu Trinh (Quảng Nam) cho 12 ngành ĐH và CĐ là 800, đến ngày 24-9 mới có 30 tân sinh viên làm thủ tục nhập học, tỉ lệ đạt 3,7%. Trường ĐH Phú Xuân (Thừa Thiên - Huế) cũng buồn không kém, chỉ tiêu tuyển sinh của chín ngành ĐH và sáu ngành CĐ là 1.000 nhưng chỉ có 75 hồ sơ đăng ký dự thi nguyện vọng 1 và một thí sinh trúng tuyển, tỉ lệ đạt 7,5% (Tuổi Trẻ ngày 26-9-2012).

Bức tranh tuyển sinh ở nhiều trường ngoài công lập thuộc hai trung tâm ĐH-CĐ Hà Nội - TP.HCM lớn nhất nước cũng xào xạc, hiu hắt tương tự. Nếu kế hoạch tuyển sinh được các trường cân nhắc kỹ lưỡng với tinh thần “biết người biết ta”, tỉnh táo, thỏa đáng và nếu vai trò điều hành, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GD-ĐT vững vàng, chắc chắn hơn, có lẽ tình hình sẽ khác...

Nét buồn thứ ba không thể không nhắc đến: cách làm tùy tiện, vô nguyên tắc của không ít đơn vị trường, khoa. Nhiều trường ngoài công lập để đạt chỉ tiêu tuyển sinh đã hạ thấp điểm tuyển của nguyện vọng bổ sung. Ngay đối với ngành y - ngành học “quý tộc”, cao giá bậc nhất - cũng không thoát khỏi tình trạng ấy. Chất lượng đầu vào mà thấp, chất lượng đầu ra sau mấy năm đào tạo không cần nói nhưng đã có thể lường trước mức độ yếu kém của nó như thế nào. Nhìn thấy “quả bom suy thoái chất lượng”được hẹn giờ sẽ nổ chậm mà không nhanh chóng tháo ngòi nổ thì thiếu trách nhiệm với tương lai quá!

Đáng lưu ý là hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo và vi phạm pháp luật, tự cho phép “múa gậy vườn hoang”, tự tung tự tác trong việc chấm thi, nâng điểm. Ác một nỗi, những vị vi phạm hầu hết đều có chức có quyền: ông trưởng khoa kiến trúc Trường ĐH Khoa học (Huế) tự ý nâng điểm cho một bài thi tuyển sinh về môn mỹ thuật (Tuổi Trẻ ngày 5 và 13-9).

Tệ hại hơn, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội - một đại gia trưởng lão, một trong năm trường ĐH của miền Bắc được thành lập từ năm 1956 - đã nâng điểm hàng loạt cho học viên cao học, đến mức Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga nhận định rằng: “Đây là sai phạm nghiêm trọng, chưa từng có, lại xảy ra ở một trường ĐH lớn” (Tuổi Trẻ ngày 26-9).

Thật ra không chỉ riêng mảng ĐH-CĐ có những điều đáng phiền muộn như trên. Các cấp học khác thấp hơn cũng tồn tại và nảy sinh hàng loạt vấn đề cần được giải quyết rốt ráo: tình trạng thiếu giáo viên mầm non và tiểu học ở nhiều nơi. Hiện tượng dạy thêm, học thêm “tự nguyện” (nhưng thực chất là ép buộc) ngay từ lớp 1 đến hết cấp THPT ở nhiều trường. Cơ sở vật chất (trường lớp, nhà công vụ, sân chơi, đồ dùng dạy học...) còn xa mới đạt yêu cầu ở không ít địa phương. Hình hài, hồn cốt của chủ trương chiến lược “đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam” đến nay vẫn chưa rõ ra sao, dù thời gian cứ như mỡ tan trong chảo nóng... Nhưng thôi, xin hãy tiếp tục nói hẹp trong phạm vi bậc ĐH-CĐ. Chắc chắn năm học này nhiều ngành ở nhiều trường sẽ đóng cửa, không ít trường

ĐH-CĐ kể cả trong và ngoài công lập sẽ sống èo uột. Kinh nghiệm cho biết: đã hụt chân tụt dốc sẽ rất khó gượng lại. Năm học này đã vậy, năm sau (2013-2014) và các năm kế tiếp sẽ ra sao? Rõ ràng cần có cuộc đại phẫu tình hình ĐH-CĐ (tuyển sinh, đào tạo, cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giáo viên, năng lực điều hành của những nhà quản lý...). Và rất cần những biện pháp mạnh, kể cả những chế tài nghiêm khắc.

Chưa bao giờ vai trò, trách nhiệm cầm cân nảy mực của lãnh đạo ngành GD-ĐT đối với bậc ĐH-CĐ lại cần được yêu cầu cao nhưng hết sức cần thiết như lúc này.

TRẦN HỮU TÁ
MỘT SỐ NGỘ NHẬN CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM

1. Bộ tiêu chuẩn mà các trường ở Việt Nam đang áp dụng sẽ tạo ra chất lượng cao (làm thế nào để quản trị, quản lý trường đại học )
2. Việc tăng nguồn lực vật chất là có thể tạo ra chất lượng cao hơn hiện có (Khả năng vay WB cho GD rất thấp, cần đổi mới cơ chế quản lý, quản trị)
3. Cải cách từ từ cũng có thể dẫn đến thành công (phải cải cách nhanh chóng, mạnh mẽ )
4. Kiểm định chất lượng như hiện nay là có thể nâng cao chất lượng đào tạo (Kiểm định chất lượng chỉ hiệu quả khi các trường phải tự chịu trách nhiệm).
5. Cách tuyển chọn và sử dụng nhân sự như hiện nay (tiêu chuẩn lý lịch, quen biết… không có chỗ đứng trong khoa học. Phải đổi mới nhân sự trong giáo dục đại học mới có thể nâng cao chất lượng giáo dục).
6. Có Trường ĐH nghiên cứu đạt chất lượng quốc tế sẽ làm phát triển (tốt nhất để phát triển một đất nước là bằng cách sử dụng các “công nghệ phù hợp” với hoàn cảnh của đất nước)

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://www.baomoi.com/Hom...n-hoa-tu-choi/1345761.epi

VĂN HOÁ TỪ CHỐI...

TP - Sách “Hậu Hán thư” kể chuyện quan thái thú quận Đông Lai tên là Dương Chấn, nửa đêm có kẻ mang vàng đến lễ, nhưng ông từ chối không nhận.

Kẻ nọ - vốn là quan cấp dưới được ông đề bạt - cố nài nỉ cho ông đổi ý, viện cớ đêm khuya, làm gì có ai biết mà e ngại. Dương Chấn bảo: “Trời biết, đất biết, ông biết, tôi biết. Sao lại bảo là không ai biết”?

Ngày nay xem lại chuyện của nghìn năm trước vẫn còn thấy nóng hổi ý nghĩa thời sự. Hành vi không nhận quà biếu của Dương thái thú chính là biểu hiện của một thứ văn hóa mà ngày nay chúng ta có thể gọi là văn hóa từ chối.

Những năm gần đây, trên những phương tiện thông tin đại chúng, văn hóa từ chối được đề cập khá nhiều. Biết bao vụ việc xung quanh chuyện hối lộ, nhận hối lộ được phanh phui. Lái xe hối lộ cảnh sát giao thông.

Bệnh nhân hối lộ bác sĩ. Phụ huynh hối lộ thầy cô để chọn trường học cho con. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu hối lộ hải quan. Tư thương hối lộ quản lý thị trường. Bên B hối lộ bên A để được “hái chùm khế ngọt”…

Nặng hơn nữa thì bỏ tiền mua chức mua quyền; bỏ tiền để qua mặt cả quan thanh tra chính phủ. Ấy là chưa kể đến hình thức hối lộ được khoác cái áo có vẻ mĩ miều hơn là quà biếu.

Nhân dịp lễ lạt, tết nhất, thậm chí lợi dụng cả đám tang đám cưới để bày tỏ lòng biết ơn, biết điều, sự trung thành cùng với ý nguyện cúc cung phụng sự cấp trên là chuyện cơm bữa.

Thường tình đến nỗi, đã có lúc tưởng như cả xã hội mặc nhiên thừa nhận những hành vi đó, coi đó là cách xử sự hợp lẽ, khôn khéo của kẻ “ưu thời mẫn thế”; đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn, không làm như thế mới là khờ dại, lạc hậu.

Người viết bài này không ít lần tận mắt chứng kiến những cái tết ở nhà vị quan nọ. Cận tết chừng vài bốn ngày là người xe lại tấp nập ra vô nhà ông. Họ đến và đi rất có trật tự, như đã hẹn nhau từ trước, đảm bảo không người nào dẫm chân người nào.

Mỗi lượt “thăm hỏi” chỉ diễn ra vài phút, thậm chí vài chục giây đồng hồ, đủ cho một thùng rượu (Tây), một gói quà, hay một phong bì nhẹ nhàng êm ái lọt qua cánh cửa sắt ở phòng khách nhà “sếp”.

Có lần, do định vị sai, hoặc do tâm thần bất ổn mà cả thùng quà có giá trị lớn lại rơi uỵch vào cửa… nhà bên cạnh (!). Trường hợp này chỉ có trời biết, đất biết, chứ “tôi” với “ông” coi như không biết. Cá vào ao nhà ai nhà ấy được. Ông hàng xóm cứ nghiễm nhiên mà xài thùng quà.

Từ chối quà biếu, của hối lộ là từ chối cái mà mình chưa có, không có, không xứng đáng được có. Còn từ chức lại là từ chối cái mà mình đã có, đang có, nhưng không xứng đáng được giữ nữa.

Quà biếu được coi như bổng lộc của người làm “quan”, còn chức tước lại gồm bổng lộc cộng với quyền lực. Mất một đương nhiên là mất ít hơn so với mất cả hai. Vì thế mà từ quà đã khó, nhưng từ chức còn khó hơn gấp bội.

Một vụ từ chức có thể là kết quả của sự tự giác, nhưng cũng có thể là do áp lực từ công luận. Mỗi khi có người đứng đầu một ngành, một cơ quan, tổ chức, đoàn thể… không hoàn thành nhiệm vụ, để xảy ra những sự việc tiêu cực trong phạm vi mình phụ trách, công luận lập tức lên tiếng.

Thậm chí ngay từ cuộc phỏng vấn đầu tiên, việc từ chức đã được các nhà báo đặt ra. Thực tế là đã có những người buộc phải từ chức, kể cả những người giữ cương vị cao.

Mỗi lần như vậy, rõ ràng công luận như một quả bóng bơm căng được tháo hơi. Thái độ khoan hoà của dân chúng là món quà đưa tiễn những người sớm biết lỗi và nhận lỗi.

Tất nhiên không phải lúc nào báo chí cũng hoàn toàn đúng, cũng thỏa đáng. Nhưng ít nhất báo chí cũng giúp cho đương sự nhìn lại mình một cách nghiêm khắc, xem cái ghế ngồi có xứng đáng với tinh thần trách nhiệm và kết quả công việc của mình?

Hiện nay, dường như chúng ta mới làm quen với việc từ chức vì áp lực từ công luận. Còn những trường hợp tự giác rời bỏ chiếc ghế của mình, số đông lại có vẻ… ngỡ ngàng! “Làm gì có chuyện ấy? Đang ở chỗ béo bở thế cơ mà”? “Ôi chà, hóc lắm nên mới nhả ra đấy”. “Lại mắc phải phốt gì nên vội vàng hạ cánh cho an toàn”…

Thế là, thay vì tiếng vỗ tay để biểu dương tinh thần tự nguyện, lòng trung thực và sự liêm sỉ, lại là những điều tiếng thị phi mang nặng tính suy diễn, thiếu công bằng.

Công chúng mới chỉ quen chủ động đòi hỏi, chứ chưa quen chấp nhận những bất ngờ. Điều này chứng tỏ quyền chức, bổng lộc vẫn là nỗi ám ảnh dai dẳng, sâu sắc trong tiềm thức nhiều người.

Nói đến sự ám ảnh này, tôi lại sực nhớ đến chuyện về vườn của vị quan chức nọ. Rời khỏi ngôi vị cao sang, ông lập tức tuyên bố về cái sự “nhẹ người” của mình.

Ông khoan khoái đắm mình vào đời sống thảo dân. Ông đạp xe, ăn cơm bụi, bạn bè với lũ trẻ đánh giày hay bán vé số… Và một số người - trước đây, khi ông còn tại vị, nhìn thấy ông cũng khó chứ chưa nói là hân hạnh được ông tiếp chuyện - nay lân la tìm đến ông, viết về ông bằng những lời rưng rưng cảm khái.

Thú thật, tôi thấy có điều gì đó thiếu sòng phẳng. Ở chỗ ông quan nọ không phải là người chủ động rũ áo từ quan, mà thực chất là do những áp lực này nọ khiến ông… bật sới!

Quyền chức đã mất rồi, thế mà cái bóng của nó vẫn còn đủ sức cám dỗ, dẫn dụ, kích thích những cơn thèm khát bí ẩn.

Bình thường hóa, giải thiêng hoá quyền chức, bổng lộc không phải dễ. Và như vậy, thực sự số đông mới chỉ tiếp cận, tập làm quen với một phần của quá trình dân chủ hóa.

Trở lại câu chuyện từ chối nhận quà của quan thái thú họ Dương. Điểm nhấn của câu chuyện là thời khắc diễn ra sự việc: đêm khuya. Nó chứng tỏ kẻ hối lộ đã tính toán rất kĩ. Đó là lúc sự kín đáo đạt đến mức tối ưu.

Nhưng cũng chính vì thế mà câu trả lời của Dương Chấn mới bật ra bất ngờ, mạnh mẽ như lò so nén chặt: “Trời biết, đất biết, ông biết, tôi biết. Sao lại bảo là không ai biết”?

Nói như Dương thái thú chỉ là một cách nói. Thật ra thì chẳng có trời đất qủy thần nào. Trời đất ở đây chẳng qua là chính lương tâm ông.

Lương tâm ông tạm thời tách ra khỏi ông, đang chăm chú theo dõi, phán xét ông như một thế lực bên ngoài. Ông biết xấu hổ với nó, biết xấu hổ với chính mình nên không thể chìa tay ra nhận.

Xấu hổ lẽ ra là thứ tình cảm tự nhiên, vốn có của con người từ xa xưa, nay bỗng dưng được tôn lên thành văn hóa, thành phẩm chất xa xỉ với không ít kẻ.

Những kẻ này thản nhiên giành lấy, giữ lấy, nhận lấy những thứ mà họ không xứng đáng được hưởng. Chẳng cần đợi lúc đêm khuya, mà cứ lộ liễu vô tư ngay giữa thanh thiên bạch nhật.

Nếu Dương Chấn còn sống, hẳn ông cũng phải nhiều phen nhăn mặt cau mày, quẳng tờ báo đọc dở sang bên hay nhanh tay bấm rờ-mốt chuyển kênh truyền hình khác…

Trần Đức Tiến
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://danviet.vn/105427p...ung-cu-cho-giai-nobel.htm

27/09/2012 | 19:43

Việt Nam có nhiều ứng cử cho giải Nobel

(Dân Việt) - Sắp đến mùa giải Nobel rồi, thiên hạ lại chuẩn bị… xủ quẻ xem năm nay cá nhân hay tổ chức nào được đề cử nhận các giải Nobel đây.

- Nếu cho phép, tôi sẽ đề cử...

- Ví dụ thử xem, giải Nobel Vật lý?

- Tôi đề cử phát minh đập Thủy điện Sông Tranh 2 bất chấp động đất, thuộc môn Vật lý địa cầu.

- Được. Còn giải Nobel Hóa học?

- Tôi đề cử phát minh xả nước thải không qua xử lý ra môi trường, qua đó tiêu diệt vi trùng vi khuẩn vì sống không nổi, thuộc môn Hóa môi trường.

- Hay. Còn giải Nobel Sinh học?

- Tôi đề cử phát minh vụ "cô bé tự cháy" ở quận Tân Bình, TP.HCM, thuộc môn Sinh học tiềm năng.

- Tốt. Còn giải Nobel kinh tế?

- Tôi đề cử phát minh ra vụ náo loạn chứng khoán sau khi bắt bầu Kiên, thuộc môn Kinh tế đầu cơ.

- Giỏi. Còn giải Nobel Văn chương?

- Cho phép tôi khỏi đề cử, vì có một ông nhà thơ lên đồng tự gửi tác phẩm đến Ủy ban Nobel thế giới để tự ứng cử giải Nobel Văn chương rồi.

- Tuyệt. Còn giải Nobel Hòa bình?

- Tôi đề cử… tập thể dân ta. Vì qua những chuyện khôi hài như tôi vừa nói, mà dân ta vẫn vui vẻ "sống chung hòa bình" được với chúng, thì còn ai xứng đáng hơn để nhận giải Nobel Hòa bình này?

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Lồng đèn Trung Quốc và trẻ em mù



TT - Trung thu năm nay, ngoài tiết trời mưa gió ảm đạm, còn có thêm một chuyện kém vui nếu không muốn nói khiến nhiều người bàng hoàng, đó là thông tin những chiếc lồng đèn nhựa Trung Quốc có chất cadimi gây ung thư.

Chất sơn phủ cadimi độc hại như chì, thủy ngân; cao gấp 123 lần cho phép, đó là thông tin mà các nhà khoa học cung cấp cho báo giới trong tuần qua.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/985/590985.jpg
Lồng đèn Trung Quốc được trao cho học sinh khiếm thị ở Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu - Ảnh: C.L



Thông tin đến cộng đồng có vẻ hơi muộn màng khi chỉ còn vài ngày nữa là lễ hội trăng rằm chính thức bắt đầu. Nghĩa là đã có rất nhiều trẻ em được người lớn mua tặng cho lồng đèn Trung Quốc. Những chiếc lồng đèn hình con chuồn chuồn hay siêu nhân đã lấp lánh sắc màu cùng tiếng nhạc vui tai, trong nhiều khu phố, trong nhiều ngày trước.

Bây giờ nhiều phụ huynh đã bỏ những chiếc lồng đèn Trung Quốc kia theo xe chở rác. Nhưng ngoài phố, tuy cảnh mua bán hơi đìu hiu nhưng vẫn không có lệnh cấm hay thu hồi gì cả. Điều này càng khiến người dân thêm hoang mang, bởi nếu xác định lồng đèn Trung Quốc có chất gây ung thư thì phải cấm bán chứ? Nếu không cấm thì có thể là không có gì nguy hiểm? Vậy lời cảnh báo kia chỉ là cảnh báo suông thôi sao? Rồi những đứa trẻ nếu đã lỡ chơi lồng đèn chuồn chuồn Trung Quốc (mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên có chất gây ung thư) thì phải làm gì?...

Những câu hỏi như không ngừng, nhưng câu trả lời như còn đâu xa lắm.

Và cuộc sống vẫn phải tiếp diễn, trung thu vẫn sẽ diễn ra. Nhiều đứa trẻ vẫn hồn nhiên vui với những chiếc lồng đèn mang hiểm họa. Và thật tình cờ tôi biết được một chuyện khiến tim mình như quặn thắt. Trong khi thông tin chất độc từ đồ nhựa, lồng đèn nhựa Trung Quốc đang lan truyền ngoài cộng đồng, trong gia đình, thân hữu thì có không ít tổ chức từ thiện vẫn mua những chiếc lồng đèn nhựa này để tặng các trẻ em khiếm thị.

Tại sao vậy? Đặt câu hỏi và nhận được câu trả lời không mấy thỏa đáng, nhưng cũng không phải là ngụy biện: “Từ bao nhiêu năm nay, trẻ em khiếm thị đã quen với chiếc lồng đèn Trung Quốc chạy pin, có nhạc rồi. Khác với trẻ em bình thường, trẻ khiếm thị chơi lồng đèn... bằng tai. Mà lồng đèn có nhạc thì chỉ là lồng đèn Trung Quốc”!

Thực trạng là vậy nhưng một nỗi băn khoăn khác lại đặt ra: “Còn nhiều mùa trung thu khác, nếu chúng ta có tấm lòng với trẻ em khiếm thị, nên chăng đặt hàng làm một loại lồng đèn dành riêng cho các em?”...

Nhìn đứa trẻ khiếm thị khi nhận được những chiếc lồng đèn chạy pin đã vội bật nhạc lên với gương mặt rạng ngời hạnh phúc mà thấy tê buốt và cay đắng. Và tôi biết, ở trong những khu phố nghèo, bọn trẻ vẫn vô tư chơi với những chiếc lồng đèn ò e í kia. Cha mẹ các em có lẽ mải lo vật lộn với cuộc sống mưu sinh nên cũng mù tịt trước thông tin. Mà nếu có biết chắc cũng tặc lưỡi cho qua...

Những câu hỏi, vì thế, càng không biết gửi tới nơi nào...

TRẦN NHÃ THỤY
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cả trường nghỉ học cho quan xã làm đám cưới



Để tổ chức đám cưới cho một cán bộ xã, tất cả học sinh Trường THCS Tân Tiến, xã Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã được cho nghỉ học.

Đám cưới của vị cán bộ này diễn ra vào hồi 15h, thứ Tư (ngày 26/9) vẫn là ngày đi học của học sinh.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/09/29/13/20120929131507_c1.jpg
Thiệp cưới được in rất cụ thể địa điểm là trường "THCS Tân Tiến -Vĩnh Tường -Vĩnh Phúc". (Ảnh: Pháp luật& Xã hội)



Khuôn viên của trường đã được sử dụng thành nơi tiếp đón và tổ chức tiệc cưới. Lán xe được dùng làm nơi nấu ăn phục vụ khách. Phòng học của học sinh được bố trí lại làm nơi ăn uống.

Để đám cưới “diễn ra thuận lợi”, toàn bộ học sinh của trường đã được cho nghỉ học.

Chiều 28/9, trao đổi với VietNamNet, Chủ tịch UBND xã Tân Tiến xác nhận: thông tin về cán bộ xã tổ chức đám cưới ở Trường THCS Tân Tiến là có.

Ông Hữu cho biết: “Ngay khi có thông tin báo chí nêu, chúng tôi đã mời đồng chí hiệu trưởng nhà trường nên báo cáo tình hình”.

Theo vị chủ tịch: “Dù sao sự việc đã xảy ra rồi nên quan điểm của UBND xã là họp và rút kinh nghiệm nghiêm túc”. Tuy nhiên khi được hỏi có biết sự việc trước khi xảy ra hay không, vị lãnh đạo xã cho biết “sẽ thông tin lại”.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/09/29/13/20120929131507_c2.jpg
Lớp học, bàn ghế học sinh trở thành nơi tiếp khách. (Ảnh: Pháp luật& Xã hội).



Trao đổi với PV, Hiệu trưởng Trường THCS Tân Tiến Vũ Viết Thắng cho biết: Buổi sáng 26/9 toàn trường vẫn học nhưng buổi chiều các em được nghỉ. Vì nể nang nên ông mới đồng ý cho vị cán bộ xã mượn trường, hoàn toàn không có tư lợi gì.

Cùng ngày, phó GĐ Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc Nguyễn Xuân Trường cho hay ông vẫn chưa nắm được tình hình cụ thể. Ông khẳng định: “Sở sẽ cho kiểm tra ngay. Nếu đúng như vậy thì rõ ràng trường đã sai. Xử lí như thế nào sẽ căn cứ vào thực tế kiểm tra”.

P.Đăng  (VietnamNet)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Chuyện hiếm, EVN thừa điện

Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa cho biết, do nước về nhiều, thủy điện thuận lợi nên hệ thống điện quốc gia đang dư thừa năng lực phát so với nhu cầu phụ tải hiện nay.

Chưa tăng giá điện trong tháng 10
Thủy điện Quảng Nam: Cắt bớt dung tích phòng lũ?

Xem bài khác trên Vef.vn
Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa cho biết, điểm nổi bật trong vận hành hệ thống điện 9 tháng vừa qua là thuận lợi về khai thác thuỷ điện. Tổng lượng nước về các hồ thuỷ điện khoảng 98,9 tỷ m3, cao hơn so với dự kiến kế hoạch tới 18,2 tỷ m3. Các nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ, Ialy, Pleikrong, Sê San 4, Buôn Kuốp, Srepok 3, Trị An đã xả lũ. Mức nước các hồ Hoà Bình, Thác Bà, Trị An, Thác Mơ và một số hồ ở miền Trung đã đạt đến xấp xỉ mức nước dâng bình thường.

Cùng với thuân lợi này, hệ thống điện còn được bổ sung lớn từ nguồn điện mới. Trong 9 tháng đầu năm, đã 6 trên tổng số 8 tổ máy được đưa vào vận hành phát trên lưới quốc gia với tổng công suất 1.153/1.373MW, bao gồm 2 tổ máy của thủy điện Đồng Nai 4, (2x170 MW); 2 tổ máy của thủy điện Kanak (2x6,5 MW) và 2 tổ máy của Thủy điện Sơn La (2x400MW). Đáng chú ý, tổ máy cuối cùng của thủy điện Sơn La- công trình có công suất thiết kế lớn nhất hiện nay đi vào hoạt động đã vượt tiến độ tới 3 năm.


EVN khẳng định, hệ thống điện dư thừa năng lực phát điện so với nhu cầu phụ tải.

Riêng tháng 9, sản lượng điện đạt 9,93 tỷ kWh. Trong đó, thuỷ điện - nguồn giá rẻ chiếm tới 53,9%, nhiệt điện than chiếm 16,5% và nhiệt điện khí chiếm 27,1%.

Sản lượng huy động bình quân 331,2 triệu kWh/ngày, ngày cao nhất đạt 354,4 triệu kWh với công suất cao nhất là 17.296 MW.

Nhờ đó, trong 9 tháng đầu năm, sản lượng điện toàn hệ thống đạt 89,392 tỷ kWh, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2011. Điện do EVN sản xuất và mua ngoài ước đạt 87,683 tỷ kWh, tăng 10,73% so với cùng kỳ, trong đó điện sản xuất chiếm 46,6%, tăng 9,55% và điện mua chiếm 53,4%, tăng 11,78%.

Điện thương phẩm ước thực hiện 78,445 tỷ kWh, tăng 11,52% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó điện cấp cho công nghiệp - xây dựng tăng 10,69%, cho thương mại - dịch vụ tăng 16,44%, cho quản lý tiêu dùng dân cư tăng 12,02% so với cùng kỳ năm 2011.

Dự kiến, tháng 10, phụ tải của hệ thống có thể đạt tới 328 triệu kWh/ngày, công suất lớn nhất giao động từ 18.300-18.600 MW.

Tuy nhiên, so sánh tương quan với tốc độ tăng trưởng GDP cho thấy, tăng trưởng điện vẫn gấp 2-3 lần tốc độ tăng trưởng GDP cho thấy, hiệu quả kinh tế còn thấp.

Trong quý I, GDP tăng 4% thì điện đã tăng 10,2%. Quý II, GDP tăng 4,66% thì điện tăng tới 14%, quý III, tăng trưởng GDP đạt 5,35%, điện tâng 10,37%. Trong cả 9 tháng, GDP tăng 4,73% nhưng điện tăng tới 11,56%.

Phạm Huyền

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Thực tế, năng lực sản xuất điện của EVN tăng không bao nhiêu, nhưng do những phụ tải lớn: thép, xi măng... giảm mạnh sản xuất vì không có ngân sách sản xuất và đầu ra. Như vậy đây là một tín hiệu rất đáng lo lắng cho nền kinh tế hiện nay.

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

ngh.mai đã viết:
Vodanhthi đã viết:

Những chấm phá buồn của bức tranh đại học



TT - Năm học mới chỉ đi qua mấy chục ngày, bức tranh ĐH đã có những diễn biến phức tạp, thậm chí tiêu cực. “Trăm hoa đua nở”, chẳng ai chịu giống ai trong việc tuyển sinh.

Quan niệm về đào tạo liên thông được hiểu một cách tùy tiện. Chủ trương cho phép thí sinh thay đổi nguyện vọng xét tuyển khiến tình hình “nộp vào rút ra” cũng rối. Cứ đà này, liệu hết tháng 10 các trường đã có thể ổn định tổ chức để tập trung sức lo việc đào tạo?

Một nét buồn khác: do “sinh đẻ không kế hoạch”, số trường ĐH-CĐ mới ra đời hoặc mới được “lên đời” quá nhiều dẫn đến hệ quả “cầu ít, cung nhiều”. Bộ phận tuyển sinh của nhiều trường khá nhàn rỗi - một sự nhàn rỗi đáng báo động. Một vài dẫn chứng: chỉ tiêu của Trường ĐH Phan Châu Trinh (Quảng Nam) cho 12 ngành ĐH và CĐ là 800, đến ngày 24-9 mới có 30 tân sinh viên làm thủ tục nhập học, tỉ lệ đạt 3,7%. Trường ĐH Phú Xuân (Thừa Thiên - Huế) cũng buồn không kém, chỉ tiêu tuyển sinh của chín ngành ĐH và sáu ngành CĐ là 1.000 nhưng chỉ có 75 hồ sơ đăng ký dự thi nguyện vọng 1 và một thí sinh trúng tuyển, tỉ lệ đạt 7,5% (Tuổi Trẻ ngày 26-9-2012).

Bức tranh tuyển sinh ở nhiều trường ngoài công lập thuộc hai trung tâm ĐH-CĐ Hà Nội - TP.HCM lớn nhất nước cũng xào xạc, hiu hắt tương tự. Nếu kế hoạch tuyển sinh được các trường cân nhắc kỹ lưỡng với tinh thần “biết người biết ta”, tỉnh táo, thỏa đáng và nếu vai trò điều hành, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GD-ĐT vững vàng, chắc chắn hơn, có lẽ tình hình sẽ khác...

Nét buồn thứ ba không thể không nhắc đến: cách làm tùy tiện, vô nguyên tắc của không ít đơn vị trường, khoa. Nhiều trường ngoài công lập để đạt chỉ tiêu tuyển sinh đã hạ thấp điểm tuyển của nguyện vọng bổ sung. Ngay đối với ngành y - ngành học “quý tộc”, cao giá bậc nhất - cũng không thoát khỏi tình trạng ấy. Chất lượng đầu vào mà thấp, chất lượng đầu ra sau mấy năm đào tạo không cần nói nhưng đã có thể lường trước mức độ yếu kém của nó như thế nào. Nhìn thấy “quả bom suy thoái chất lượng”được hẹn giờ sẽ nổ chậm mà không nhanh chóng tháo ngòi nổ thì thiếu trách nhiệm với tương lai quá!

Đáng lưu ý là hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo và vi phạm pháp luật, tự cho phép “múa gậy vườn hoang”, tự tung tự tác trong việc chấm thi, nâng điểm. Ác một nỗi, những vị vi phạm hầu hết đều có chức có quyền: ông trưởng khoa kiến trúc Trường ĐH Khoa học (Huế) tự ý nâng điểm cho một bài thi tuyển sinh về môn mỹ thuật (Tuổi Trẻ ngày 5 và 13-9).

Tệ hại hơn, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội - một đại gia trưởng lão, một trong năm trường ĐH của miền Bắc được thành lập từ năm 1956 - đã nâng điểm hàng loạt cho học viên cao học, đến mức Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga nhận định rằng: “Đây là sai phạm nghiêm trọng, chưa từng có, lại xảy ra ở một trường ĐH lớn” (Tuổi Trẻ ngày 26-9).

Thật ra không chỉ riêng mảng ĐH-CĐ có những điều đáng phiền muộn như trên. Các cấp học khác thấp hơn cũng tồn tại và nảy sinh hàng loạt vấn đề cần được giải quyết rốt ráo: tình trạng thiếu giáo viên mầm non và tiểu học ở nhiều nơi. Hiện tượng dạy thêm, học thêm “tự nguyện” (nhưng thực chất là ép buộc) ngay từ lớp 1 đến hết cấp THPT ở nhiều trường. Cơ sở vật chất (trường lớp, nhà công vụ, sân chơi, đồ dùng dạy học...) còn xa mới đạt yêu cầu ở không ít địa phương. Hình hài, hồn cốt của chủ trương chiến lược “đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam” đến nay vẫn chưa rõ ra sao, dù thời gian cứ như mỡ tan trong chảo nóng... Nhưng thôi, xin hãy tiếp tục nói hẹp trong phạm vi bậc ĐH-CĐ. Chắc chắn năm học này nhiều ngành ở nhiều trường sẽ đóng cửa, không ít trường

ĐH-CĐ kể cả trong và ngoài công lập sẽ sống èo uột. Kinh nghiệm cho biết: đã hụt chân tụt dốc sẽ rất khó gượng lại. Năm học này đã vậy, năm sau (2013-2014) và các năm kế tiếp sẽ ra sao? Rõ ràng cần có cuộc đại phẫu tình hình ĐH-CĐ (tuyển sinh, đào tạo, cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giáo viên, năng lực điều hành của những nhà quản lý...). Và rất cần những biện pháp mạnh, kể cả những chế tài nghiêm khắc.

Chưa bao giờ vai trò, trách nhiệm cầm cân nảy mực của lãnh đạo ngành GD-ĐT đối với bậc ĐH-CĐ lại cần được yêu cầu cao nhưng hết sức cần thiết như lúc này.

TRẦN HỮU TÁ
MỘT SỐ NGỘ NHẬN CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM

1. Bộ tiêu chuẩn mà các trường ở Việt Nam đang áp dụng sẽ tạo ra chất lượng cao (làm thế nào để quản trị, quản lý trường đại học )
2. Việc tăng nguồn lực vật chất là có thể tạo ra chất lượng cao hơn hiện có (Khả năng vay WB cho GD rất thấp, cần đổi mới cơ chế quản lý, quản trị)
3. Cải cách từ từ cũng có thể dẫn đến thành công (phải cải cách nhanh chóng, mạnh mẽ )
4. Kiểm định chất lượng như hiện nay là có thể nâng cao chất lượng đào tạo (Kiểm định chất lượng chỉ hiệu quả khi các trường phải tự chịu trách nhiệm).
5. Cách tuyển chọn và sử dụng nhân sự như hiện nay (tiêu chuẩn lý lịch, quen biết… không có chỗ đứng trong khoa học. Phải đổi mới nhân sự trong giáo dục đại học mới có thể nâng cao chất lượng giáo dục).
6. Có Trường ĐH nghiên cứu đạt chất lượng quốc tế sẽ làm phát triển (tốt nhất để phát triển một đất nước là bằng cách sử dụng các “công nghệ phù hợp” với hoàn cảnh của đất nước)
7. Các nhà GD và quản lí chỉ hô khẩu hiệu: Quyết tâm nâng cao chất lượng GDĐH.( thực tế thì không có chất lượng chung chung, mà chỉ có các CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC, chỉ nâng cao được các chỉ tiêu nếu phân loại chỉ tiêu được rõ ràng và sát thực)


3 lí do khiến nền GD đại học VN chưa sụp đổ:

- Internet được sử dụng không hạn chế, sinh viên nắm được đủ loại nguồn thông tin(nếu sử dụng bị hạn chế thì hiểu biết sẽ dẫn đến nhiều rủi ro)
- Gia đình VN hiếu học, dù khó khăn đến mấy cũng chạy lo cho con được học và chỉ học đại học(nếu sinh viên tư vay tiền đi học như các nước phát triển thì số lượng học ĐH sẽ rất ít)
- Thi tuyển đầu vào nghiêm túc nên chọn lọc người học(nếu không thi tuyển mà xét tuyển đầu vào thì sinh viên sẽ là một mớ hổ lốn trong trường ĐH)

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Chuyện lạ ở Tiền Giang: “Hai Lúa” tự sửa quốc lộ!

(Dân Việt) - Đoạn Quốc lộ dài hơn 50km đã xuống cấp nghiêm trọng. Hàng trăm vụ tai nạn xảy ra, ngành giao thông vẫn “bình chân như vại”, nên người dân đã vận động nhau cứu lấy con đường…

Đoạn Quốc lộ 50 từ TP. Mỹ Tho đến huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) dài hơn 50km đã xuống cấp nghiêm trọng. Hàng trăm vụ tai nạn xảy ra vì đường xấu, ngành giao thông vẫn “bình chân như vại”, nên mấy ngày qua, người dân đã vận động nhau ra tay cứu lấy con đường…
Dự án mở rộng Quốc lộ 50 do Ban Quản lý Dự án 7 (PMU7 – Bộ GTVT) làm chủ đầu tư, các nhà thầu cam kết hoàn thành vào tháng 6.2011. Tuy nhiên, đến nay nhà thầu đã rút quân, bỏ mặc con đường xuống cấp thê thảm, gây ra nhiều vụ tai nạn thảm thương...

“Hai Lúa” làm đường

Liên tục cả tuần qua, hàng chục người dân xã Bình Nhì và thị trấn Vĩnh Bình, lực lượng dân phòng ấp Bắc và nhân dân tự quản ấp Bắc (thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây) đã giặm vá được gần 4km đường Quốc lộ 50 qua địa bàn 2 địa phương này. Ông Trần Văn Hiền – Bí thư Chi bộ ấp Bắc cho biết, ban đầu nhóm chỉ định giặm vá đoạn hư hỏng nặng nhất khoảng vài trăm mét ngay ngã 3 Hòa Đồng, nhưng khi làm gần xong thì người dân 2 bên đường tiếp tục góp thêm tiền mua ximăng, cát, đá đề nghị làm tiếp nên đoạn sửa chữa đã kéo dài đến gần 5km.
Ông Nguyễn Văn Tắng – người khởi xướng chuyện vá đường kể, người dân nơi khác khi đi ngang đoạn đường này thường sụp ổ gà, ổ voi, nếu thoát được ổ này lại dính tiếp ổ khác nên tai nạn thường xuyên xảy ra. “Cứ vài ngày lại có người té xe, có khi mới đưa nạn nhận đi bệnh viện, về tới nhà lại thấy người khác bị tai nạn đúng ngay cái ổ voi cũ. Nhìn người bị nạn máu me đầy mình, nằm rên xiết vì đau đớn, chúng tôi xót xa lắm. Dân trong xóm thay phiên nhau đưa người bị nạn đi cấp cứu nên chúng tôi chỉ mong ngành giao thông sớm sửa chữa con đường. Nhưng càng ngày đường càng xấu vẫn không thấy ai quan tâm..” – ông Tắng cho hay.
Bức xúc chuyện tai nạn, vợ chồng ông Tắng bàn cùng ông Bảy Trạng – người chuyên thi công các công trình xây dựng nhỏ tại địa phương. “Anh Bảy có sẵn xe trộn hồ và các dụng cụ vá đường, nghe tui bàn đồng ý cái rụp” – ông Tắng kể. Nói là làm, vợ chồng ông Tắng, vợ chồng ông Trạng cùng hàng chục người dân, lực lượng dân phòng, công an xã xắn tay vá đường. Hai ngày đầu tiên, công trình “ngốn” gần 70 bao xi măng làm mọi người tá hỏa. Nhưng kệ, mọi người cứ góp tiền góp sức làm cho xong.

Công nhân đặc biệt

Anh Huỳnh Phúc Tâm – công an viên viên thị trấn Vĩnh Bình, người trực tiếp làm đường cùng bà con kể, lực lượng “công nhân bất đắc dĩ” không có ai là “đại gia” nên ngoài việc bỏ tiền túi mua vật liệu, còn phải góp công vì không có tiền thuê người làm. Ngoài cánh thanh niên trẻ khỏe, đội làm đường còn có nhiều thành viên… U70 như bà Võ Thị Tốt (68 tuổi), ông Nguyễn Văn Ba (69 tuổi).
Chiều 1.10, ông Nguyễn Văn Hùng - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Tiền Giang cho biết: Ngày 25.9, Bộ GTVT có cử đoàn khảo sát để tính phương án duy tu lại đường. Dự kiến, toàn bộ tuyến đường từ phà Mỹ Lợi (giáp Long An) đến TP.Mỹ Tho đều được sửa chữa. Tuy nhiên, do mấy ngày qua trời mưa nên việc thi công chưa thể tiến hành.
“Hôm trước khiêng cái máy trộn hồ cùng đám thanh niên, chú Ba bị máy đè, giập cả bàn tay. Tụi tụi đòi đi thăm, chú nói bây lo làm đường, làm xong ghé tao sau” – anh Tâm kể. Hàng ngày, hết “ca” sáng mọi người lại kéo tới nhà ông Bảy Trạng, ông Tắng và anh Tâm để ăn cơm trưa. Gạo và thức ăn chủ yếu do bà con tự góp.
Cùng ăn trưa với mọi người ở căn nhà cấp 4 nhỏ xíu chưa trát vữa của anh Tâm, có ai đó nói vui: “Chú Tâm năm nay nhà cửa ngon lành nên mới dám mời khách về nhà, chứ năm ngoái có 9m2, bà con tới chơi toàn đứng ngoài sân”.
Từ ngày làm đường, chị Nguyễn Thị Xuân Duyên (xã Bình Nhì) tạm thời đóng cửa quán cà phê ven quốc lộ, làm phu hồ. Khi nghe tin ông chủ tịch tỉnh hứa thưởng cho những người dân làm đường, chị cười nhẹ nhàng: “Thay vì thưởng dân, tôi chỉ mong lãnh đạo xem xét cho sửa những đoạn hư còn lại”.
Theo ghi nhận của phóng viên, đoạn Quốc lộ 50 này trước đó có vô số ổ gà, ổ voi và ngập ngụa vì nước mưa không thoát, hiện đã khá bằng phẳng. Người dân hai bên đường cho biết, mấy ngày qua không còn ai bị té xe nữa.

Hữu Danh


Lời bình khi đọc xong bài báo này của Hữu Danh

Quan chức ngành GTVT nghĩ sao?
 
Ở Tiền Giang vừa xảy ra chuyện lạ: “Hai Lúa” tự sửa quốc lộ ! (Bản tin trên Danviet.vn ngày 02-10-2012 - http://danviet.vn/105980p...tu-sua-quoc-lo!.htm).

Chẳng là đoạn Quốc lộ 50 từ TP. Mỹ Tho đến huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) dài hơn 50km đã xuống cấp nghiêm trọng, tai nạn xảy ra liên tục thế mà ngành giao thông vẫn “bình chân như vại”, cho nên những người nông dân nghèo ở đây phải chung tay cứu lấy con đường… Họ tự nguyện góp tiền góp sức, cùng nhau tổ chức thi công sửa chữa hàng ki lô mét. Số tiền mà người dân bỏ ra để sửa đường so với thu nhập của họ từ củ khoai, hạt lúa là không nhỏ. Những đồng tiền mồ hôi nước mắt ấy được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Không có chuyện rơi vãi, phết phẩy phần trăm.

Việc làm của những người nông dân Gò Công là minh chứng cho sự đồng thuận và sức mạnh của lòng dân đồng thời cũng cho ta thấy sự vô cảm, vô trách nhiệm của các cấp, ngành chức năng.

Chẳng hay các vị quan chức ngành GTVT khi đọc tin này trên báo chí có động lòng trắc ẩn mà lấy làm xấu hổ vì đã lơ là cái bổn phận làm công bộc của dân chăng ?

2-10-2012
Nguyễn Duy Xuân


Nguồn: http://danviet.vn/105980p...i-lua-tu-sua-quoc-lo!.htm
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [73] [74] [75] [76] [77] [78] [79] ... ›Trang sau »Trang cuối