Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [44] [45] [46] [47] [48] [49] [50] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nước Nhà

Nước là cái nhà to
Nhà là cái nước bé.
Nhà dù cho giàu có
Không trên thuận dưới hòa
Cũng chỉ tổ người ta
Bảo là nhà vô phúc.
Dù nhà riêng có được
Mà nhà nước chẳng yên
Mai này có quy tiên
Chẳng mồ yên, mả đẹp!
Những việc như bô xít
Hay đường sắt Bắc Nam
Thiết nghĩ chẳng nên làm
Vì chẳng yên, chẳng đẹp.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chưa có dự thảo đã có hội thảo

SGTT.VN - Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho hay, ông vừa có văn bản đề nghị UBND TP.HCM kiểm tra sự việc sở Xây dựng TP.HCM cùng hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã tự ý tổ chức hội thảo lấy ý kiến vào dự thảo thông tư của bộ Xây dựng trong khi lãnh đạo bộ Xây dựng không biết nội dung thông tư đó như thế nào.

Theo ông Nam, ngày 22.9, sở Xây dựng và hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã tổ chức hội thảo giới thiệu, lấy ý kiến đóng góp của doanh nghiệp cho dự thảo thông tư hướng dẫn phân hạng sàn giao dịch bất động sản, trong khi dự thảo thông tư này đang được cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản nghiên cứu và chưa trình dự thảo văn bản lên lãnh đạo bộ Xây dựng. Do đó, đã dẫn đến việc cung cấp thông tin sai lệch cho doanh nghiệp và các cơ quan thông tin đại chúng.

Hữu Lực



Thế bác chưa nghe việc nhóm quyền lợi chuẩn bị vận động hành lang à?
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Chúng ta tạo ra một môi trường đầy sự rối rắm để hy vọng tìm kiếm được lợi ích, nhưng tiếc thay chính sự rối rắm ấy lại bị những người thông minh hơn lấy đi tất cả.

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Tuấn Khỉ đã viết:
Tường Thụy đã viết:
Tin các báo: Giáo sư Ngô Bảo Châu được Chính phủ tặng căn nhà trị giá 12 tỷ đồng. Gia đình anh đã dọn đến ở.
Trước đó, Ngô Bảo Châu đã từ chối lời ngỏ ý của chúa đảo Tuần Châu muốn tặng cho anh một biệt thự trị giá 3 triệu đô la.
Ngô Bảo Châu đã từng gửi kiến nghị đến quốc hội Việt Nam về vấn đề khai thác bauxxte ở Tây Nguyên.
Anh cũng đã có một câu nổi tiếng: "Đi theo lề là việc của con cừu".
Tài năng xuất chúng với cá tính thẳng thắn cương trực, anh rất được trọng nể.
Nhưng với việc nhận căn hộ 12 tỷ hiện nay, liệu anh có còn giữ được sự thẳng thắn cương trực ấy không.
Tôi cứ thử đặt ra tình huống như thế.
Nhưng nếu sau này, thực tế trả lời là không thì buồn lắm thay.
Mười hai tỷ hay bao nhiêu tỷ đi chăng nữa, ai cũng hiểu, Ngô Bảo Châu lại càng hiểu, đó là của nhân dân Việt Nam trao tặng cho một công dân Việt Nam xuất sắc. Ngô Bảo Châu sẽ ngày càng phấn đấu làm những việc tốt nhất có thể cho nhân dân Việt Nam.
12 tỷ so với 3 tr đô thì ít hơn nhiều. Vấn đề ở đây không phải vì tiền, Đất nước vinh danh anh, tặng quà cho anh để tỏ lòng ngưỡng mộ vừa để anh yên tâm công tác và sáng tạo. Anh nhận quà tặng của nhân dân và sẽ phục vụ Tổ quốc tốt hơn. Nếu nhận của tư nhân, anh sẽ phải phục vụ cho họ, chắc chắn thế, chí ít cũng phải quảng cáo cho thương hiệu của người ta. Tôi tin rằng Ngô Bảo Châu trước và sau vẫn thẳng thắn và cương trực như thế. Nếu sau này, do khách quan, anh không tiến xa hơn nữa, anh vẫn tận tâm với khoa học và thế hệ toán học trẻ  Việt Nam. Hàng năm anh chỉ về nước vài tháng để giúp ngành toán học nước nhà, nếu có bề gì, anh sẽ ra đi, tội gì phải hạ thấp nhân phẩm của mình vì vật chất đơn thuần? Các nhà khoa học chân chính bao đời nay vẫn thế. Và, Ngô Bảo Châu của chúng ta cũng sẽ thế.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

ngh.mai đã viết:
Chúng ta tạo ra một môi trường đầy sự rối rắm để hy vọng tìm kiếm được lợi ích, nhưng tiếc thay chính sự rối rắm ấy lại bị những người thông minh hơn lấy đi tất cả.
Đục nước tưởng sẽ béo cò
Ai ngờ có đại bàng to rình mồi.
Miếng ngon thì đại bàng xơi
Cò đành nhặt tạm miếng rơi... tỷ đồng.
Đại bàng ăn đẹp, ăn không
Cò ăn cả chửi tứ tung ngũ hoành.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Theo tin ngày 5.11 của nước ngoài, luật sư Cù Huy Hà Vũ, người gửi đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vừa bị bắt tại TP.HCM.

Mời tham khảo tại đây.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

letam đã viết:
Tuấn Khỉ đã viết:
Tường Thụy đã viết:
Tin các báo: Giáo sư Ngô Bảo Châu được Chính phủ tặng căn nhà trị giá 12 tỷ đồng. Gia đình anh đã dọn đến ở.
Trước đó, Ngô Bảo Châu đã từ chối lời ngỏ ý của chúa đảo Tuần Châu muốn tặng cho anh một biệt thự trị giá 3 triệu đô la.
Ngô Bảo Châu đã từng gửi kiến nghị đến quốc hội Việt Nam về vấn đề khai thác bauxxte ở Tây Nguyên.
Anh cũng đã có một câu nổi tiếng: "Đi theo lề là việc của con cừu".
Tài năng xuất chúng với cá tính thẳng thắn cương trực, anh rất được trọng nể.
Nhưng với việc nhận căn hộ 12 tỷ hiện nay, liệu anh có còn giữ được sự thẳng thắn cương trực ấy không.
Tôi cứ thử đặt ra tình huống như thế.
Nhưng nếu sau này, thực tế trả lời là không thì buồn lắm thay.
Mười hai tỷ hay bao nhiêu tỷ đi chăng nữa, ai cũng hiểu, Ngô Bảo Châu lại càng hiểu, đó là của nhân dân Việt Nam trao tặng cho một công dân Việt Nam xuất sắc. Ngô Bảo Châu sẽ ngày càng phấn đấu làm những việc tốt nhất có thể cho nhân dân Việt Nam.
12 tỷ so với 3 tr đô thì ít hơn nhiều. Vấn đề ở đây không phải vì tiền, Đất nước vinh danh anh, tặng quà cho anh để tỏ lòng ngưỡng mộ vừa để anh yên tâm công tác và sáng tạo. Anh nhận quà tặng của nhân dân và sẽ phục vụ Tổ quốc tốt hơn. Nếu nhận của tư nhân, anh sẽ phải phục vụ cho họ, chắc chắn thế, chí ít cũng phải quảng cáo cho thương hiệu của người ta. Tôi tin rằng Ngô Bảo Châu trước và sau vẫn thẳng thắn và cương trực như thế. Nếu sau này, do khách quan, anh không tiến xa hơn nữa, anh vẫn tận tâm với khoa học và thế hệ toán học trẻ  Việt Nam. Hàng năm anh chỉ về nước vài tháng để giúp ngành toán học nước nhà, nếu có bề gì, anh sẽ ra đi, tội gì phải hạ thấp nhân phẩm của mình vì vật chất đơn thuần? Các nhà khoa học chân chính bao đời nay vẫn thế. Và, Ngô Bảo Châu của chúng ta cũng sẽ thế.
12 tỷ VND là thật và nếu trả cũng trả cho đất nước.3 triệu USD là PR,nếu nhận thì cũng chưa chắc là không phải trả thứ gì cho người ta.Của biếu là của lo,của cho là của nợ  :))
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Hải Phòng:

Phần lớn HS vào thẳng lớp 10 là con quan



TP - Đến nay, số liệu mà PV Tiền Phong có thì tổng số học sinh (HS) bị trượt khi thi vào các trường trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2010-2011 được Sở GD&ĐT Hải Phòng xét tuyển trái luật để đỗ lên tới 255 HS. Con số thực là bao nhiêu thì lãnh đạo Sở GD&ĐT Hải Phòng vẫn không cung cấp cho báo chí(?)

http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=36209&Width=650
Bút phê của quan chức Hải Phòng xin đặc cách . (Ảnh: Phạm Duẩn)




Kiểm tra qua số 255 HS được Sở GD-ĐT Hải Phòng đặc cách trúng tuyển PTTH trái luật có đến gần 100 trường hợp là con, em (tự nhận) của lãnh đạo các cấp trong ngành giáo dục Hải Phòng. Số còn lại đều có bút phê của lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố, các sở Tài chính, Nội vụ, VHTT&DL, Y tế, Công an, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Hội Liên hiệp Phụ nữ...

Nhiều trường hợp con của chủ doanh nghiệp tư nhân cũng được các quan chức “bảo lãnh”. Chẳng hạn, em PT. thiếu đến 2,5 điểm, không phải họ hàng thân thích nhưng vẫn được một vị lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hải Phòng nhận là cháu. Vị này lấy tư cách lãnh đạo UB Kiểm tra Thành ủy làm đơn gửi lãnh đạo Sở GD&ĐT, đề nghị đặc cách cho P.T trúng tuyển...

Trường hợp N.H.B, thiếu đến 1,5 điểm. Dù không có quan hệ họ hàng, ông Phạm Hồng Sơn, Chủ tịch Hội Khuyến học TP Hải Phòng vẫn nhận đây là cháu mình rồi xin đặc cách vào trường THPT Kiến An. Trường hợp học sinh H.T thi vào trường THPT Ngô Quyền thiếu 1,5 điểm, nhờ có bố làm doanh nghiệp tư nhân viết đơn, gửi Sở GD&ĐT, lập tức H.T được đặc cách.

Chiều 4-11, Đại tá Trịnh Công Quý, Trưởng phòng Bảo vệ Chính trị Nội bộ, CATP Hải Phòng cho biết công an đã vào cuộc xác minh vụ việc để xử lí theo pháp luật.

LAM KHÊ  (Báo Tiền Phong)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Mang gạo và dưa muối đến trường



TT - Giữa đại ngàn Trường Sơn, thêm một năm học mới cũng là thêm một năm thử thách cho cả thầy lẫn trò. Những câu chuyện dạy và học giữa rừng núi trập trùng thấm đẫm gian khổ mà đầy ắp tình người.

Tờ mờ sáng, thầy Lý Ngọc Bình - người đứng lớp của một điểm trường tại thôn 9, thuộc Trường THCS Ngọc Tem (xã Ngọc Tem, huyện Kon Plông, Kon Tum), ngôi trường có cả ba cấp học: mầm non, tiểu học, THCS - chuẩn bị lên núi. Lần nào cũng vậy, hành trang cho một chuyến vào với học sinh ngoài những trang giáo án được xếp cẩn thận kê trên những bó rau, mớ cá, còn có cả một bao gạo và một ít dưa muối, chất trong thùng tôn to đùng.

“Chỗ mình dạy heo hút quá, hàng hóa, thức ăn không thể mang vào được nên phải dự phòng từ trước. Mỗi lần đem đi như thế này vừa tiết kiệm chi phí vừa để cầm cự trong khoảng vài tuần ở lại dạy chữ” - thầy Bình nói.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=446340
Thầy Lý Ngọc Bình dạy chữ cho học sinh ở điểm trường thôn Điek Not B (Trường THCS Ngọc Tem) - Ảnh: T.B.D.




Mơ ngày mở đường
Nếu tính quãng đường thì từ điểm trường chính vào tới bản không xa nhưng gần như toàn bộ hành trình vượt núi đều ngập sâu trong bùn đặc. Nơi nào không đóng bùn lại có hàng ngàn cục đá to như cái nồi chặn lối xe đi. Sau khi nghỉ giải lao trên đỉnh dốc và nhìn xuống các bản làng lẩn khuất dưới các đám mây, thầy Bình phát hiện chiếc xe gắn máy của mình đã bị bùn đặc chảy vào ống xả từ khi nào, không thể nổ máy được.

Sau một hồi cạy bớt bùn, thông ống xả, thầy Bình cài số rồi ngồi lên cầm tay lái để chiếc xe trượt dài xuống dốc, nhưng đi được một quãng bỗng cả xe, cả người lộn hẳn về phía trước, áo quần, mặt mũi bê bết bùn đất. Thầy chỉ biết cười: “Vậy là sáng nay phải cho các em nghỉ học chứ đồ đạc, quần áo thế này, vào gột rửa cho sạch sẽ thì mặt trời cũng qua khỏi núi mất”.

Điểm trường nơi thầy Bình dạy nằm ở gò đất cao nhất của buôn Điek Not B. Chúng tôi khó nhận ra đó là ngôi trường bởi nó lọt thỏm giữa buôn làng và gần như chẳng có gì hơn ngoài tám bộ bàn ghế học sinh, tường bằng nứa và mái tôn đã co rúm, mỏng như tờ giấy vì nhiều lần bị gió quật. Thấy thầy đến, các em học sinh đen nhẻm, lam lũ đã đợi sẵn từ sáng vội lao xuống. Đứa bê thùng xốp đựng sách vở và thức ăn lên trường, đứa rửa giày cho thầy...

Thầy Bình khoe học trò đứa nào cũng chăm chỉ. Trong lớp học có lớp 1 và lớp 4 ghép chung ấy, dẫu chỉ có 11 học sinh trên tám bộ bàn ghế, 22 tấm tôn lợp trên mái, một cái bảng, mấy cục phấn được nhà trường cấp nhưng thầy Bình bảo: “Dẫu sao thì ở đây như thế là được rồi, nhiều chỗ còn khổ hơn”.

“Đem gạo và dưa muối lên lớp, ở lại đi dạy vài ba tuần mới “hạ sơn” một lần. Chỗ ngủ và nấu ăn của mình được ngăn bằng tấm bảng với lớp học. Đêm nào buồn quá thì xuống bản thăm bà con đồng bào mình rồi về ngủ. Nhớ vợ, thương con thì không biết thế nào mà nói. Khi nào đường mở, xe thông chắc mình sẽ đưa vợ con vào thăm” - thầy Bình thổ lộ.

Thầy cô giáo tại Trường Ngọc Tem cho biết phần lớn các em học sinh lên trú tại trường để học đều là con em đồng bào Ca Dong, H’Re. Thầy hiệu trưởng Nguyễn Đăng Linh nói: “Hoàn cảnh khó khăn thì ở đây em nào cũng như nhau. Trường có 178 em trú tại lớp, mang tiếng là trường bán trú dân nuôi nhưng vì cha mẹ các em cuộc sống cũng khó khăn nên thầy cô nuôi hết”.

Gọi là bán trú chứ thật ra là nội trú vì đường xa, các em không thể đi về nên ở luôn tại trường trong hai phòng học được trưng dụng làm chỗ ngủ. “Hơn nữa, học ở trường chắc chắn mỗi ngày có ba bữa cơm trắng chứ về nhà chẳng biết có hay không”. Thầy Linh tâm sự đến thời điểm hiện tại nhà trường chỉ có thể đi xin gạo cứu trợ từ xã, rồi các tổ chức về cho các em ăn cầm hơi chứ chưa nghĩ đến chuyện các em ăn đủ chất.

Ngoài chuyện thiếu ăn, thiếu mặc, các em học sinh ở đây còn phải vượt đường xa đến lớp trong những điều kiện khắc nghiệt. Học sinh ở thôn xa nhất đi rừng đến lớp cũng gần một ngày. Vì thế, nếu sáng thứ bảy về nhà thì sáng chủ nhật đã phải trở lại trường.

Thầy giáo bắt cá, hái rau
Trong số nhiều thầy cô đang công tác tại Trường THCS Ngọc Tem thì cô Hứa Thị Thúy Kiều và chồng cũng là đồng nghiệp được nhiều người khen là “may mắn” vì hai vợ chồng được phân dạy tại cùng một điểm trường. Tuy nhiên, điều khiến vợ chồng cô Kiều chạnh lòng nhất là đứa con trai của mình phải gửi bà nội ở huyện Đắk Hà nuôi giùm từ khi vừa tròn 6 tháng tuổi. Khoảng thời gian gần trọn một năm nay là thời điểm khó khăn nhất của hai vợ chồng cô khi phải đi về liên tục để thăm con.

Dù được xem là điểm tựa tinh thần cho các giáo viên trong trường nhưng khi nói về gia đình mình, thầy Nguyễn Đăng Linh cũng không khỏi bùi ngùi: “Mang tiếng là cha nhưng từ ngày con còn nhỏ, tôi đã vào trường công tác, mọi thứ ở gia đình một mình vợ phải cáng đáng. Đường xa thế này muốn về thăm con cũng không phải dễ, nhiều hôm nhớ vợ, thương con quá chỉ biết chạy ra đầu dốc ngay trụ sở UBND xã, nơi có thể dò được sóng điện thoại để gọi điện cho gia đình”.

Không có sóng điện thoại, không báo chí..., chuyện thiếu thốn về vật chất là câu chuyện thường nhật mà các thầy cô giáo ở đây phải đối diện hằng ngày. Hai thầy giáo trẻ Hoành Xuân Hùng và Hoàng Đình Xuân Nam mới về trường dạy, được phân vào thôn 2 đứng lớp nhưng tại nơi này không có phòng cho giáo viên ở.

Mọi thứ gần như trống trơn, cả hai thầy giáo trẻ phải đến xin ở tạm tại căn nhà gỗ cộng đồng của bản, rồi đi mượn nồi, xin lửa, kiếm gạo thổi cơm. Ở đây mọi thứ hàng hóa đều trở nên đắt đỏ gấp đôi, gấp ba lần, đến một bó rau muống cũng 5.000-6.000 đồng nên để tiết kiệm chi phí, sau giờ lên lớp, các thầy lại xuống suối bắt cá, hái rau về lo bữa ăn.

Thầy Đinh Lê Chon, phó Phòng Giáo dục huyện Kon Plông, cho biết do điều kiện đặc thù về địa hình cũng như thời tiết trên đỉnh Trường Sơn nên việc dạy và học tại đây gặp rất nhiều khó khăn, đã có nhiều trường hợp giáo viên phải bỏ mình lại giữa rừng trong quá trình gieo chữ.

Trên đường đến bản với học sinh, cô giáo Trần Thị Mỹ Phương, giáo viên Trường tiểu học Măng Bút 1, đã bị lật thuyền độc mộc tại suối Sa Nghé, buôn Long Rúa, xã Măng Bút. Quê cô Phương ở tận Đức Thọ, Hà Tĩnh, nên sau khi cô qua đời, thầy cô phải thuê xe đặc dụng đưa về. Năm 2006, cô giáo Tịnh (Trường THCS xã Đắk Nên) cũng tử nạn do nước suối bất ngờ đổ về khi cô đang trên đường qua bản mua thức ăn.

Thầy Nguyễn Đăng Linh kể vào năm 2007, cô giáo Nguyễn Thị Thọ, giáo viên tại trường, cũng mất do bị lũ cuốn trôi khi đang trên đường vào lớp. Khi đó cô Thọ dự định đến ngày cuối tuần sẽ đưa bạn trai là một đồng nghiệp về giới thiệu với gia đình ở Quảng Ngãi. Nhưng mới ngày đầu tuần cô đã ra đi mãi mãi.

ĐOÀN TỪ DUY - THÁI BÁ DŨNG


Đốt đuốc tìm học trò
Những ngày này, trên 6.000 học sinh huyện Đông Trường Sơn, Kon Plông (tỉnh Kon Tum) đã bước vào năm học mới 2010-2011. Tại Trường tiểu học Đăk Long, đồng hồ đã chỉ 20 giờ, cô giáo Trương Thị Mỹ Linh bên bữa cơm chiều đã lạnh ngắt, đang ngóng chờ chồng là thầy Nguyễn Văn Hoành, giáo viên Trường THCS xã Hiếu. Cô Linh cho biết thầy Hoành đang tranh thủ xuống các buôn làng để vận động học sinh đến lớp, mỗi tuần phải dành 3-4 ngày đến từng gia đình vận động. Lớp vắng em nào thì phải tức tốc tìm đến nhà, nếu không các em sẽ không đến trường mà theo cha mẹ lên rẫy.

Điểm trường Kon Leng, xã Đăk Long chìm trong đêm tối. Trong lớp học có hai cô giáo Phạm Thị Hiệp và Trần Kiều Loan, đứng cuối lớp là anh A Ét với công việc hỗ trợ giáo viên. Cô Hiệp kể: lớp học này được duy trì cả sáng, chiều. Về đêm, thay cho việc tự học bài ở nhà, các cô tổ chức cho các em học bài tại lớp vì nếu để các em tự giác thì gần như không thể. Đêm, thấy chỗ ngồi nào vắng học sinh, các cô lại đôn đáo đốt đuốc đến tận nhà tìm, đưa bằng được các em đến lớp.

TRẦN THẢO NHI
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Vodanhthi đã viết:

Hải Phòng:

Phần lớn HS vào thẳng lớp 10 là con quan



TP - Đến nay, số liệu mà PV Tiền Phong có thì tổng số học sinh (HS) bị trượt khi thi vào các trường trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2010-2011 được Sở GD&ĐT Hải Phòng xét tuyển trái luật để đỗ lên tới 255 HS. Con số thực là bao nhiêu thì lãnh đạo Sở GD&ĐT Hải Phòng vẫn không cung cấp cho báo chí(?)

http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=36209&Width=650
Bút phê của quan chức Hải Phòng xin đặc cách . (Ảnh: Phạm Duẩn)




Kiểm tra qua số 255 HS được Sở GD-ĐT Hải Phòng đặc cách trúng tuyển PTTH trái luật có đến gần 100 trường hợp là con, em (tự nhận) của lãnh đạo các cấp trong ngành giáo dục Hải Phòng. Số còn lại đều có bút phê của lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố, các sở Tài chính, Nội vụ, VHTT&DL, Y tế, Công an, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Hội Liên hiệp Phụ nữ...

Nhiều trường hợp con của chủ doanh nghiệp tư nhân cũng được các quan chức “bảo lãnh”. Chẳng hạn, em PT. thiếu đến 2,5 điểm, không phải họ hàng thân thích nhưng vẫn được một vị lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hải Phòng nhận là cháu. Vị này lấy tư cách lãnh đạo UB Kiểm tra Thành ủy làm đơn gửi lãnh đạo Sở GD&ĐT, đề nghị đặc cách cho P.T trúng tuyển...

Trường hợp N.H.B, thiếu đến 1,5 điểm. Dù không có quan hệ họ hàng, ông Phạm Hồng Sơn, Chủ tịch Hội Khuyến học TP Hải Phòng vẫn nhận đây là cháu mình rồi xin đặc cách vào trường THPT Kiến An. Trường hợp học sinh H.T thi vào trường THPT Ngô Quyền thiếu 1,5 điểm, nhờ có bố làm doanh nghiệp tư nhân viết đơn, gửi Sở GD&ĐT, lập tức H.T được đặc cách.

Chiều 4-11, Đại tá Trịnh Công Quý, Trưởng phòng Bảo vệ Chính trị Nội bộ, CATP Hải Phòng cho biết công an đã vào cuộc xác minh vụ việc để xử lí theo pháp luật.

LAM KHÊ  (Báo Tiền Phong)
Phần đuôi của bài báo có hậu gớm. Chuyện này chẳng riêng Hải Phòng. Đâu cũng vậy cả.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [44] [45] [46] [47] [48] [49] [50] ... ›Trang sau »Trang cuối