Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

letam

Mong ước sau cùng

TP - Ngày 31-5, thầy giáo Đỗ Việt Khoa cho biết vừa gửi thư tới Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân. Thầy Khoa nói: “Lá thư này là mong ước cuối cùng trước khi tôi rời ngành giáo dục vĩnh viễn”.  


Trong thư thầy Khoa khẩn cầu Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo giải quyết một số việc liên quan khiếu nại của thầy suốt bốn năm qua. Thầy Khoa không tiết lộ nội dung cụ thể lá thư.
 Việc thầy Khoa quyết định rời khỏi ngành giáo dục được coi là người chống tiêu cực bị gục ngã. Đến thời điểm này chưa thấy ai xuất hiện tiếp sức cho thầy mà chỉ nghe người ta đứng ngoài bàn tán xôn xao.
 Người mới đây lên tiếng lập tức trở thành nam châm hút dư luận, đó là phó giáo sư Văn Như Cương! Nhưng, đó không phải là sự xuất hiện để tiếp sức.
 Bốn năm trước, khi thầy Khoa thành người hùng chống tiêu cực, thầy Cương nói trên công luận rằng, nếu thầy Khoa gục ngã thì sẽ đưa về trường THPT dân lập Lương Thế Vinh, nơi thầy Cương làm hiệu trưởng để công tác. Lời hứa ấy như là phao cứu sinh, là tuyến sau vững chắc giúp thầy Khoa yên tâm lao vào cuộc chiến (điều này thầy Khoa đã tâm sự trong câu chuyện với phóng viên Tiền Phong).
 Bốn năm sau, cuộc chiến ấy đã đưa thầy Khoa đến hoàn cảnh như chữ nếu mà thầy Văn Như Cương đã nói, đó là gục ngã. Lúc này, thầy Cương lên công luận và quyết định: Giờ thầy Cương không nhận nữa, vì thầy Khoa không bình thường.
 Nhiều báo đưa phát ngôn này của thầy Cương dưới những cái tít: Phó giáo sư lừng lẫy Văn Như Cương thất hứa?, Thầy Cương từ chối người hùng Đỗ Việt Khoa…, và thông điệp này được truyền đi với cấp số nhân, làm nóng các diễn đàn của giới trẻ.
 Trước sức ép của dư luận, thầy Cương lại xuất hiện trên báo chí giải thích: Nếu anh yêu một cô gái và anh nói sẽ cưới em, trọn đời yêu em, nhưng sau một thời gian tìm hiểu, chứ chưa cần nói đến vài ba năm, anh thấy cô gái ấy không đúng như yêu cầu của anh, không như anh nghĩ thì anh là người quân tử anh phải lấy cô ấy à?
 Thầy Cương cảm thấy buồn khi báo chí quy cho thầy thất hứa. Thầy Cương nói: Trước đây chỉ nói là nếu thầy Khoa bị đuổi việc thì nhận về trường công tác, chứ không nói là xin nghỉ việc sẽ nhận về. Khác nhau ở đây là bị đuổi việc và xin nghỉ việc.
 Câu chuyện thầy Khoa còn dài, hiện tượng thầy Khoa không đơn giản trong cuộc sống phức tạp hôm nay vốn đan xen thật, giả, đúng, sai khó lường. Chúng ta không thể dễ dàng kết luận về những câu hỏi tại sao, thế nào…
 Và một câu hỏi luôn luôn day dứt trong những người trẻ tuổi: Người trẻ học được gì từ cuộc chiến đấu của thầy Khoa? Học được gì từ việc sống chính trực, dám đấu tranh vì lẽ phải?
 Cuộc sống luôn vận động ngoài những trang sách. Cách sống của một người thầy như thầy Khoa cho học trò những bài học sống động, sâu sắc hơn từ sách vở, từ những bài giảng vốn là lý thuyết suông.
 Hôm nay, hơn một triệu học sinh bước vào kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học. Mong cho mọi thứ thuận buồm xuôi gió và đừng xuất hiện thêm một Đỗ Việt Khoa nào nữa! Không phải chúng ta không muốn đón thêm anh hùng, mà không xuất hiện thêm kiểu người hùng Đỗ Việt Khoa cũng có nghĩa là thi cử đã tốt lên, cuộc vận động hai không của Bộ Giáo dục - Đào tạo đã đi vào thực chất.
 Mong ước ấy có thành sự thật không, khi thầy giáo Đỗ Việt Khoa vừa mới đó là anh hùng giờ đã thành người thừa, người không bình thường và đang ngồi nhà đợi hồi âm từ lá đơn thôi việc đã gửi đi?

           Lê Anh Đạt


                 ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Nhìn nhận con người, sự việc và sự vật cần rất nhiều thông tin để hiểu đúng bản chất của sự việc, sự vật và con người. Về "người hùng" Đỗ Việt Khoa, nhiều thông tin trái chiều và mâu thuẫn, thậm chí ĐN đã từng trực tiếp gặp thầy Khoa một lần (tình cờ thôi)vậy mà cảm nhận của ĐN về thầy cũng khác so với khi đọc các bài báo ca ngợi, chê bai (đủ loại)...Xin dẫn thêm vài đường link để các bạn đọc thêm và tiện bề so sánh, cảm nhận...

1.Hiệu trưởng kiến nghị xử lý "người đương thời" Đỗ Việt Khoa.

http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/giaoduc/217608/index.html

2."Người hùng" xin nghỉ việc và lời hứa sau 4 năm

http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/giaoduc/446834/index.html

3."Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo.

http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/giaoduc/445431/index.html


4.Thầy Đỗ Việt Khoa: Bây giờ tôi mới thấy mình là dại.

http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/giaoduc/447252/index.html


5.Thanh tra chính phủ có trách nhiệm trong "vụ thầy Khoa".

http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/giaoduc/446567/index.html
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nỗi buồn lộng lẫy

* VIỆT LINH



Phim mở màn bởi... lưng áo ai đó xác xơ đang lùa mẹ con chú bò đi đâu đó trên lối mòn cũng xơ xác... Khán giả không hiểu điều gì xảy ra cho đến lúc cái nhân dáng xơ xác - giờ đã rõ là bà lão - than thở phải dẫn bò đi xa tìm cỏ, và tên phim xuất hiện.

Qua lời tâm sự bị tiếng xe ủi ầm ầm kế bên lấn át của một phụ nữ, ta biết phim nói về cuộc đấu tranh giữa nông dân với...sân golf - cuộc đấu tranh mà ngay âm thanh đã cho thấy phía ưu thế. Thật ra chuyện nông dân mất đất lâu nay nhan nhản, nhưng lần đầu tiên qua phim tài liệu Đất đai thuộc về ai? (*) do Tổ chức đào tạo điện ảnh Varan giới thiệu ở Paris (Pháp), tôi được tận mắt thấy những sắc diện, phong thái, tiếng nói... mà theo tôi, không đạo diễn phim truyện nào xây dựng nổi.

Chuyện bắt đầu bằng cuộc họp - lần thứ mười mấy - với 75 gia đình thôn Viêm Đông, xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Trong hội trường, đối diện với người dân lụm cụm, bức xúc, lam lũ là dãy bàn chủ tọa dành cho đại diện chính quyền huyện và giới đầu tư. Sau khi dõng dạc “Đây là cuộc cách mạng thay trời đổi đất...”, người đại diện áo sọc trắng bảnh bao tiếp tục trơn tru về sự phát triển. Nào sân golf từ 9 lên 18 lỗ, diện tích từ 73 lên 125 hecta; nào nông dân phải biết cảm thông... Nhưng rõ ràng người xem chỉ thót khắc cụm từ “cuộc cách mạng thay trời đổi đất”.

Vâng, “cuộc cách mạng thay trời đổi đất” có thể của những con người tinh tươm thi thoảng ghé tai nhau hội ý trên kia, chứ xa cách với những người bên dưới, như bà lão co chân điêng điếc nghiêng tai; như ông lão răn reo dã dượi...

Xa cách, bởi mấy mươi năm trước họ đã góp xương máu cho cuộc cách mạng hoàn toàn khác - cuộc cách mạng đã cho họ hòa bình, độc lập. Còn cuộc “thay trời đổi đất” này, như một người dân nói thẳng trong buổi họp: “Chúng tôi đã lầm, tưởng giao đất nông nghiệp để có công ăn việc làm, có đất đền bù. Ai dè mất hết...”. Khán giả sẽ nhớ hoài cảnh người thanh niên đùng đùng đi khỏi cuộc họp. Đi một nước, không thấy hai mũi giày tưng tưng đánh nhịp dưới gầm bàn...

Sau buổi họp, phim dẫn ta gặp dân, nghe họ nói về sự khổ, sự đền bù rẻ mạt... Biết “quay hết băng cũng vô ích thôi”, nhưng vẫn nói: “Ngập lụt, ô nhiễm, dân kêu không ai tới, nhưng khi dân uất ức đập ống nước thì chính quyền có mặt ngay, lập biên bản, bắt lên xã”, “Chính quyền ngồi trên cao đâu biết dân chết, sống ra sao...”. Khán giả sẽ nhớ hoài cuộc đối thoại giữa nữ nông dân với thanh niên đại diện sân golf: Tay cầm bình sơn xịt, thanh niên ngọt xớt: “Chuyện chi đó dì Sáu?“.

“Đây là đất của tui, không đền bù xứng đáng, tui không cho ủi. Tui đã kiện lên xã”.“Dì Sáu có đơn kiện rồi hả?”. “Tui không biết chữ nên không có đơn, nhưng tui đã tuyên bố dứt khoát với xã“. “Để cháu coi hồ sơ...”. Với hai chữ hồ sơ nhắc đi nhắc lại, người đại diện sân golf gián tiếp cho thấy thế yếu của cuộc kiện thưa không văn bản. Lại tiếp: “Được rồi, đất của dì tới đâu để cháu làm dấu ngưng ủi?“. Bà chủ đất đưa tay chỉ. Thanh niên thoăn thoắt xịt sơn. Những ruybăng mỏng manh theo đó được giăng ra, vuốt ve cái chủ quyền mỏng manh đang bị rình rập bởi mấy chiếc xe ủi đất...

Khán giả sẽ nhớ hoài ông Bốn - người dẫn ta đi thăm nghĩa trang liệt sĩ xã Điện Ngọc, kể ta nghe ông tham gia kháng chiến năm 13 tuổi, với 80 người trong xã; và là một trong hai người vỏn vẹn sống sót sau ngày giải phóng. Đứng trên nền đất trống, thấp thoáng miên man biệt thự đang xây dựng, ông Bốn kể hồi chiến tranh chống Mỹ, theo chủ trương “một tấc không đi một li không rời” của cách mạng, cả ngàn dân Điện Ngọc từng dũng cảm túa ra chặn xe tăng địch. Chưa hết, trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, dân xã đã quyên góp mỗi người 20 ký lương thực để xây lô cốt mà dấu vết nay vẫn còn...

Phim kết thúc. Ông Bốn đang đi gác sân golf. Trong bộ đồng phục Indochina Hoi An, người cựu du kích ngậm ngùi: “Mình không có chuyên môn, họ nhận mình làm tạm để nhìn mặt dân địa phương cho dễ, chứ mai mốt có cần đâu”.

Đạo diễn Đoàn Hồng Lê đã gặp may khi tìm được một địa thế ngẫu nhiên, có thể cho thấy sự tương phản, trớ trêu trong cùng một cú máy. Nhưng khi quay cận cảnh bàn chân khô đét, mang dép trật quai của bà lão ở đầu phim; mũi giày bóng tưng tưng lơ lãng; giữ máy thật lâu cảnh chàng thanh niên uất ức bỏ đi..., người nữ đạo diễn này đã chọn một thế đứng chia sẻ, thể hiện một thế đứng nghề nghiệp vững vàng. Chính hai thế đứng này đã giúp Hồng Lê chọn ra cảnh kết phim đầy biểu cảm: dưới ánh hoàng hôn mênh mông, ông bảo vệ Bốn một mình đi gác. Oai nghi, cô thế...

Bắt chước một đồng nghiệp hay dùng cụm ngữ “xấu lộng lẫy” để gây cười, tôi muốn gọi cảnh kết phim của Hồng Lê là “nỗi buồn lộng lẫy”. Chỉ không để cười.


(*) Đạo diễn Đoàn Hồng Lê, Varan và Hãng Phim tài liệu - khoa học trung ương hợp tác sản xuất. Phim đoạt giải A Hội điện ảnh Đà Nẵng 2009.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

letam đã viết:
Mong ước sau cùng

TP - Ngày 31-5, thầy giáo Đỗ Việt Khoa cho biết vừa gửi thư tới Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân. Thầy Khoa nói: “Lá thư này là mong ước cuối cùng trước khi tôi rời ngành giáo dục vĩnh viễn”.  


Trong thư thầy Khoa khẩn cầu Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo giải quyết một số việc liên quan khiếu nại của thầy suốt bốn năm qua. Thầy Khoa không tiết lộ nội dung cụ thể lá thư.
 Việc thầy Khoa quyết định rời khỏi ngành giáo dục được coi là người chống tiêu cực bị gục ngã. Đến thời điểm này chưa thấy ai xuất hiện tiếp sức cho thầy mà chỉ nghe người ta đứng ngoài bàn tán xôn xao.
 Người mới đây lên tiếng lập tức trở thành nam châm hút dư luận, đó là phó giáo sư Văn Như Cương! Nhưng, đó không phải là sự xuất hiện để tiếp sức.
 Bốn năm trước, khi thầy Khoa thành người hùng chống tiêu cực, thầy Cương nói trên công luận rằng, nếu thầy Khoa gục ngã thì sẽ đưa về trường THPT dân lập Lương Thế Vinh, nơi thầy Cương làm hiệu trưởng để công tác. Lời hứa ấy như là phao cứu sinh, là tuyến sau vững chắc giúp thầy Khoa yên tâm lao vào cuộc chiến (điều này thầy Khoa đã tâm sự trong câu chuyện với phóng viên Tiền Phong).
 Bốn năm sau, cuộc chiến ấy đã đưa thầy Khoa đến hoàn cảnh như chữ nếu mà thầy Văn Như Cương đã nói, đó là gục ngã. Lúc này, thầy Cương lên công luận và quyết định: Giờ thầy Cương không nhận nữa, vì thầy Khoa không bình thường.
 Nhiều báo đưa phát ngôn này của thầy Cương dưới những cái tít: Phó giáo sư lừng lẫy Văn Như Cương thất hứa?, Thầy Cương từ chối người hùng Đỗ Việt Khoa…, và thông điệp này được truyền đi với cấp số nhân, làm nóng các diễn đàn của giới trẻ.
 Trước sức ép của dư luận, thầy Cương lại xuất hiện trên báo chí giải thích: Nếu anh yêu một cô gái và anh nói sẽ cưới em, trọn đời yêu em, nhưng sau một thời gian tìm hiểu, chứ chưa cần nói đến vài ba năm, anh thấy cô gái ấy không đúng như yêu cầu của anh, không như anh nghĩ thì anh là người quân tử anh phải lấy cô ấy à?
 Thầy Cương cảm thấy buồn khi báo chí quy cho thầy thất hứa. Thầy Cương nói: Trước đây chỉ nói là nếu thầy Khoa bị đuổi việc thì nhận về trường công tác, chứ không nói là xin nghỉ việc sẽ nhận về. Khác nhau ở đây là bị đuổi việc và xin nghỉ việc.
 Câu chuyện thầy Khoa còn dài, hiện tượng thầy Khoa không đơn giản trong cuộc sống phức tạp hôm nay vốn đan xen thật, giả, đúng, sai khó lường. Chúng ta không thể dễ dàng kết luận về những câu hỏi tại sao, thế nào…
 Và một câu hỏi luôn luôn day dứt trong những người trẻ tuổi: Người trẻ học được gì từ cuộc chiến đấu của thầy Khoa? Học được gì từ việc sống chính trực, dám đấu tranh vì lẽ phải?
 Cuộc sống luôn vận động ngoài những trang sách. Cách sống của một người thầy như thầy Khoa cho học trò những bài học sống động, sâu sắc hơn từ sách vở, từ những bài giảng vốn là lý thuyết suông.
 Hôm nay, hơn một triệu học sinh bước vào kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học. Mong cho mọi thứ thuận buồm xuôi gió và đừng xuất hiện thêm một Đỗ Việt Khoa nào nữa! Không phải chúng ta không muốn đón thêm anh hùng, mà không xuất hiện thêm kiểu người hùng Đỗ Việt Khoa cũng có nghĩa là thi cử đã tốt lên, cuộc vận động hai không của Bộ Giáo dục - Đào tạo đã đi vào thực chất.
 Mong ước ấy có thành sự thật không, khi thầy giáo Đỗ Việt Khoa vừa mới đó là anh hùng giờ đã thành người thừa, người không bình thường và đang ngồi nhà đợi hồi âm từ lá đơn thôi việc đã gửi đi?

           Lê Anh Đạt


                 ST
Ngày xưa Vịt đi thi buồn cười lắm.

Cấp 1,đêm trước khi đi thi 1 tuần,thầy cô cho mở lớp phụ đạo.Rốt cuộc đến lúc thi chả bài nào trật.Về khoe với bố mẹ thầy cô giáo dạy con thiệt là tài,đoán đề giống y sì đúc

Lên cấp 2 đi thi tỉnh,học sinh huyện nào thì thi ở huyện ấy,giám thị cũng là người nhà mình.Vào thi thì thầy với trò ta cùng ngồi nghĩ,ai làm được bài nào thì chia sẻ cho cả nhà.Hôm đó Vịt và mấy đứa bạn của Vịt ghét nên hông thèm làm.Kết quả kì thi hông được như mọi năm,thầy hiệu trưởng lắc đầu ngán ngẩm:Chất lượng học sinh khoá này kém quá

Lên cấp 3 đi thi tốt nghiệp,cứ giám thị nào trông khó 1 chút là kiểu gì hôm sau cũng thấy trở thành giám thị hành lang.Cả lớp,í quên,gần như là cả trường,trừ những đứa đen đủi bị hạnh kiểm khá cộng với những đứa làm văn dở tệ,đều được cộng 2 điểm tốt nghiệp loại giỏi,dù đại bộ phận chả ôn thi,văn,sử,sinh lấy 1 ngày
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Vịt lão đã viết:

Ngày xưa Vịt đi thi buồn cười lắm.

Cấp 1,đêm trước khi đi thi 1 tuần,thầy cô cho mở lớp phụ đạo.Rốt cuộc đến lúc thi chả bài nào trật.Về khoe với bố mẹ thầy cô giáo dạy con thiệt là tài,đoán đề giống y sì đúc

Lên cấp 2 đi thi tỉnh,học sinh huyện nào thì thi ở huyện ấy,giám thị cũng là người nhà mình.Vào thi thì thầy với trò ta cùng ngồi nghĩ,ai làm được bài nào thì chia sẻ cho cả nhà.Hôm đó Vịt và mấy đứa bạn của Vịt ghét nên hông thèm làm.Kết quả kì thi hông được như mọi năm,thầy hiệu trưởng lắc đầu ngán ngẩm:Chất lượng học sinh khoá này kém quá

Lên cấp 3 đi thi tốt nghiệp,cứ giám thị nào trông khó 1 chút là kiểu gì hôm sau cũng thấy trở thành giám thị hành lang.Cả lớp,í quên,gần như là cả trường,trừ những đứa đen đủi bị hạnh kiểm khá cộng với những đứa làm văn dở tệ,đều được cộng 2 điểm tốt nghiệp loại giỏi,dù đại bộ phận chả ôn thi,văn,sử,sinh lấy 1 ngày.
Ơ hay thế ư? Thế là nhà trường mua điểm à?
LT thi cấp 1 cũng nghiêm túc lắm, đến bây giờ vẫn còn nhớ vài câu của môn địa: "Trên bản đồ Việt nam, màu xanh lơ chỉ biển. Màu xanh lá mạ chỉ bình nguyên. Những chỗ cao nguyên thì tô màu gạch. Núi cao thì tô màu gạch thẫm." Lị còn nhớ cả môn khoa học, những bài như tai, mũi:"Mũi. Người tai ai cũng có mũi. Mũi gồm có sống mũi, cánh mũi, lỗ ũi. Mũi để ngửi..."

Thằng em của LT thì khi thi lớp 4 (hết cấp 1) lại sợ rớt nên nó rất mê tín. Nó là thằng trùm ăn chuối mà mấy ngày đó không dám ăn. Thì xong, trong buổi chiều xơi hết cả rổ chuối chín nẫu.
Ngày thi cấp 1 cô giáo cũng dặn phải giúp đỡ bạn bằng cách cho bạn quay bài, LT ngạc nhiên mãi vì điều đó không đúng với lời dạy mọi khi.

Thi cấp 2 vào năm 73, vừa từ nơi sơ tán về, các trường HN mở cửa lại sau tết nên năm học đó kéo dài tới tháng 7. Học ôn nóng khủng khiếp mà có mỗi cái quạt con cóc. Bị đau đúng vào lúc gần thi, còn 2 bài sử chưa thuộc. Hôm thi đỡ sốt cũng ráng bò đi. Trờ ơi, 2 đề chọn một rơi đúng 2 bài chưa học. Nhưng cái đề "toàn quốc kháng chiến" có học trong kỳ thi học kỳ nên cũng gỡ gạc được. Thế mà lại là báu vật đấy, chúng sinh chèo kéo quá, làm bị nhắc nhở, bụng cứ nghĩ sao chúng nó không thuộc nhỉ. Hồi mới lên lớp 5, 1 lần đi ăn phở thấy cô chủ nhiệm đi với mấy thầy cô khác nói năng mày tao với nhau cũng để bụng thắc mắc. Vì cứ nghĩ cô dạy không được này tao chi tớ với bạn bè. Hi...ngu thế!

Thi cấp 3 cũng thấy 1 ông thầy gợi ý cho 1 bạn đi vệ sinh ở môn Anh. Chúng nó có xì xầm rồi thôi, không có chuyện công khai như vậy.
Hồi đi học LT chưa bao giờ giở vở hay tài liệu, không phải vì học giỏi mà vì ngồi bàn đầu, lại nhát gan và thấy xấu hổ.


@Tào lao vài lời cho vui!
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

Cái chuyện Vịt kể đi thi hồi cấp 1 nghĩ lại thấy như đùa í,hình như là chủ trương của bộ là tỉnh nào cũng có quà,nên đề của bộ thầy cô giáo được biết trước 1 tuần(đoán vậy vì nó i xì đúc.Giờ cấp 1 hông ai lại đi thi quốc gia,vì nó ...nhảm

Vịt tốt nghiệp cấp 3 năm 2005,cũng mới thôi.Trường Vịt thi tốt nghiệp cấp 3 hông có lộn xộn,nhưng mà dở tài liệu thì chẳng ai nói gì :)).Tốt nghiệp loại giỏi,học lực loại giỏi là được cộng 2 điểm thi đại học,lớp Vịt ai cũng được cộng 2 điểm cả,với 1 điểm vùng,thi đại học coi như ăn đứt người ta 3 điểm rồi,đứa nào con chính sách thì còn được cộng 4,5 điểm,tỷ lệ đỗ hông cao mới lạ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unhappy

Đúng là nói chuyện về học hành, thi cử  có tiêu cực hay không tiêu cực thì vô cùng lắm, Un nghĩ cũng chẳng trách được các thầy các cô, mà cũng chẳng trách được những bậc làm cha làm mẹ, không phải đại đa số các thầy cô và các bậc cha mẹ có tiêu cực, mà chỉ là một số ít thôi, từ số ít ấy khiến cho các thầy cô và các bậc cha mẹ chúng ta sai. Đối với cha mẹ  ai cũng thương con, lo cho con và lo cả cho chính bản thân mình ( có thể là thấy con học không bằng bạn bằng bè thì thấy xấu hổ) chính vì vậy nên mới xảy ra tiêu cực và hậu quả của nó lại chính là con mình hứng chịu. Đối với các thầy cô có lẽ cũng một phần áp lực liên quan đến các chỉ tiêu của ngành giáo dục, của nhà trường đề ra mà các thầy cô phải đạt, nó liên quan đến chỗ đứng, đến cơm áo gạo tiền nữa, vì vậy mà cũng mới có tiêu cực và hậu quả là trò mình hứng chịu. Un nghĩ  điều quan trọng là cha mẹ và thầy cô biết lực học của con mình, của trò mình đến đâu, nó học thường thường thì cũng không nên ép nó vào học ở lớp chọn, có thể có những đứa trẻ có tố chất, có ý thức vươn lên thì học ở môi trường đó nó sẽ phấn đấu học tốt, nhưng những trường hợp đó thì không nhiều, còn lại có khi vào lớp chọn nó càng học yếu đi vì có thể là không theo kịp các bạn, từ đó tự ti, học càng yếu đi và tự tách mình ra  khỏi tập thể. Như thằng bé nhà Un ấy, thi cuối kỳ vừa rồi về Un hỏi - Con làm bài thế nào, nó bảo thì như cô cho bọn con ôn ấy, có một bài khó cô nhắc cho nhà con mẹ ạ. Un cười mà lòng cứ thấy buồn  và cái giấy khen của con ấy mẹ chẳng tin nó có giá trị thực. Un thấy chị Hoa Xuyên Tuyết đã đúng khi nhận định nền giáo dục - xã hội có bệnh và căn bệnh này chắc khó có thể chữa khỏi được.

Nỗi sầu như tóc bạc
Cứ cắt lại dài ra

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

Xưa thầy Chu Văn An dâng "thất trảm sớ" lên vua Trần Dụ Tông => thầy về nhà đuổi gà, rồi nhà Trần sụp đổ...
Xưa Trình quốc công dâng sớ hạch tội 18 lộng thần rồi cũng về Vĩnh Bảo đuổi gà, rồi nhà Mạc cũng mất...

Cái chế độ này "quái thai", ai cũng nhìn thấy, nào được mấy người "dũng cảm" nói ngược lại cái tự nhiên của "quái thai", ai dám dũng cảm đều được chăm sóc kĩ lưỡng hết cả... "chuyên chính" là thế mà...  
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tôi làm giảng viên cao đẳng

* PHẠM S.



(Báo Tuổi Trẻ) Chuyện thứ nhất, tôi có thâm niên, tuy không quá lâu trong công tác giảng dạy, mới đây tôi được mời làm giảng viên cho một trường cao đẳng tại TP.HCM. Tôi được nhà trường phân công dạy một môn thuộc nhóm các môn học quan trọng.  

Theo đúng quy trình như đã làm với những lần khác, việc đầu tiên tôi liên hệ nhà trường để biết được chuẩn chương trình đào tạo ứng với môn học mà mình sẽ phụ trách, để từ đó biên soạn giáo trình phù hợp nhất. Thế nhưng câu trả lời tôi nhận được chính là: “Tùy ý thầy, thầy cứ làm theo kinh nghiệm là được, ở đây không cần thủ tục đó đâu ạ”.

Tôi hơi ngạc nhiên vì sự dễ tính này. Có lẽ họ quá tin vào chuyên môn của mình chăng? Tôi tự an ủi và tiến hành biên soạn giáo trình. Hai tháng sau tôi đưa tài liệu lên ban giám hiệu để duyệt thì nhận được phản hồi tương tự... không cần duyệt.

Lại thêm một phen bất ngờ, nhưng vốn trót nhận lời nên tôi cũng nhận lớp và bắt đầu công việc, một phần vì môn này tôi đã dạy nhiều lần nên cũng tin tưởng tài liệu của mình đáp ứng chất lượng khóa học.

Tuy nhiên, trong ngày đầu đứng lớp, tôi thật sự ngạc nhiên khi SV đón nhận giáo trình của mình bằng ánh mắt “tròn xoe” xen lẫn thú vị. Bởi lẽ đa số các môn học trước đây rất ít môn có giáo trình đúng nghĩa để các em tham khảo. Không ít lần các em chỉ được phát những tập giấy photo mang nội dung bài giảng rất sơ sài. Việc giới thiệu tài liệu bên ngoài cũng hết sức hạn chế.

Dẫu biết sự dễ dãi đến mức thờ ơ đó làm công việc của tôi đơn giản hơn, nhưng với lòng tự trọng tôi vẫn không thể chấp nhận được. Đáng buồn hơn nữa khi những việc tưởng chừng bình thường là quyền được cung cấp một chương trình dạy đúng yêu cầu, giáo trình đầy đủ thì với đa số SV lại là thứ gì đó quá lạ lẫm. Liệu các em có ý thức được mình đang thụ hưởng một kiểu giảng dạy sơ sài hay không? Hoàn toàn không phải lỗi các em.

Chuyện thứ hai, lại một lần nữa tôi được mời làm giảng viên tại một trường khác. Lần này thì khâu kiểm duyệt giáo trình có khá hơn nhưng vấn đề lại ở chỗ khác. Theo đúng yêu cầu của môn học, để chuyển tải đủ khối lượng kiến thức cần đến 65 tiết học. Tuy nhiên, nhà trường lại yêu cầu tôi chỉ vỏn vẹn 45 tiết.

Sau khi dạy hai buổi đầu tôi đề nghị nhà trường tăng lên cho đúng với chuẩn chương trình và nhận được cái gật đầu. Bản thân SV cũng chủ động đề nghị điều tương tự. Thế nhưng qua buổi học thứ ba, tôi bị một phen bất ngờ vì chính SV trong lớp đề nghị giữ nguyên số tiết.

Hỏi ra mới biết nhà trường yêu cầu SV đóng thêm 50% học phí nếu muốn tăng số tiết học theo chuẩn...!?

Các em đa số là SV nghèo nên khó có thể xoay xở tiền đóng thêm học phí. Không chấp nhận kiểu ứng xử này, tôi làm việc lại với ban giám hiệu và được trả lời: ở đây tính chi phí giảng dạy trên mỗi tiết học, do đó khi muốn tăng tiết chắc chắn phải tăng học phí để bù vào lương giảng viên, rồi còn khấu hao cơ sở vật chất, chi phí quản lý...

Đến giờ tôi đã hoàn thành hai hợp đồng của mình, đã nhận tiền lương nhưng trong lòng vẫn thấy áy náy, không yên, cho dù bản thân đã cố gắng hết sức. Hàng trăm SV chắt chiu từng đồng để tự trao cho mình cơ hội được đào tạo sẽ ra sao nếu như phải thụ hưởng một cách thức giáo dục mang đậm sự thờ ơ, buông lỏng quản lý, nặng về kinh doanh hơn trách nhiệm?

Thật lòng không khỏi xấu hổ, xót xa khi phải hằng ngày chứng kiến hoặc bất đắc dĩ phải tham gia những điều chướng tai gai mắt ấy.

Tôi lại nhận được những lời mời mới. Tôi không thể không đi dạy vì đó là nghề nghiệp, là cuộc sống, là miếng cơm manh áo. Tôi phải làm sao đây, có nên buông xuôi, cho phép mình thờ ơ vì mình cũng chẳng thể thay đổi được gì?
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unhappy

Sự thật chắc không chỉ có một trường hợp của tác giả Phạm S, mà còn nhiều trường hợp nữa nhưng họ không nói ra đó thôi, thực trạng giáo dục hiện nay là thế chứ không phải như những thời kỳ trước chất lượng giáo dục phải là hàng đầu, một trường ĐH của TPHCM học nộp tiền theo tín chỉ, một môn học chia làm mấy tín chỉ, để hoàn thành môn học đó cứ nhân tiền lên mà nộp, nhà trường yêu cầu học sinh  phải tham gia học tập quân sự, học xong muốn có giấy chứng nhận phải nộp tiền , trong quá trình học làm các bài tiểu luận thì sao chép lại của các khóa trước, sửa tên người thực hiện, tên giáo viên hướng dẫn thế là xong. Chính vì cách thức giáo dục mang đậm sự thờ ơ, buông lỏng quản lý, nặng về kinh doanh hơn trách nhiệm đã khiến cho sinh viên học không coi trọng chất lượng mà chỉ miễn sao đừng phải thi lại ( thi lại thì phải học lại, học lại thì phải nộp tiền lại từ đầu) và cuối cùng là có một tấm bằng khá  để ra trường dễ xin việc hơn một chút. Nhưng hiện nay các doanh nghiệp tư nhân rất nhiều, và việc tuyển dụng nhân viên của họ quan trọng là chất lượng, anh có  kiến thức, làm việc tốt, biết lách luật mà không phạm luật thì sẽ được chấp nhận ngay. Còn đối với các cơ quan nhà nước thì lại khác , nếu nhân viên mà giỏi hơn sếp thì lại không muốn sử dụng vì sợ nó vượt mình. Có một thầy dạy lý luận chính trị đã nói  câu này " Giàu thì ghét, nghèo thì khinh, thông minh thì không sử dụng". suy ngẫm ra thì thấy đúng quá.

Nỗi sầu như tóc bạc
Cứ cắt lại dài ra

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] ... ›Trang sau »Trang cuối