Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [111] [112] [113] [114] [115] [116] [117] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Cũng nên có chỉ số đo lòng tin của nhân dân

Bài đăng trên báo Tầm Nhìn, Thứ bảy, 06/8/2011 22:37 GMT+7

(Tamnhin.net): Kỳ họp thứ nhất nhiệm kỳ khóa XIII của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khép lại. Nhân dân ta được chứng kiến những hoạt động của kỳ họp đặc biệt quan trọng này mà 2/3 thời gian kỳ họp bàn về vấn đề sắp xếp phân công nhân sự. Thật may mắn trong số thời gian còn lại đài truyền hình VTV1 đã kịp thời truyền tải những ý kiến của các đại biểu của dân đến được với nhân dân cũng như cử tri của cả nước thấy,nghe để cũng được yên lòng và củng cố lòng tin.

http://tamnhin.net/Uploaded/thanhlongtn/Images/th%c3%a1ng%208/6-8/be%20mac%20qh%201.jpg


Báo Tamnhin.net xin trích đăng nguyên văn bài phát biểu tại QH sáng ngày 6-8-2011 của Đại biểu (Dương Trung Quốc - đoàn Đồng Nai)

Kính thưa QH,

Với kỳ hợp thứ Nhất của QH khoá XIII này, chúng ta được chứng kiến một hiện tượng hy hữu trong lịch sử QH. Một vị Phó Thủ tướng thường trực trình bày bản Báo cáo của Chính phủ ở đầu kỳ họp lại trở thành Chủ tịch QH chủ trì giám sát ngay chính bản báo cáo của mình. Lần đầu tiên có một nhà hành pháp lại trở thành nhà lập pháp và hơn thế nữa chúng ta cũng chứng kiến nhiều  thành viên của Chính phủ lại “hoá thân” vào QH.

Tôi muốn nhìn nhận khía cạnh tích cực của hiện tượng này. Là người tham gia hoạt động rất lâu năm trong Chính phủ, ở vào những vị trí then chốt nhất của CP, hiểu rõ “chân tơ kẽ tóc” của CP, Chủ tịch QH biết được tất cả những chỗ mạnh, chỗ yếu của CP, từng chịu trách nhiệm về hoạt động của CP sẽ thực thi trách nhiệm cùng QH giám sát CP sẽ chặt chẽ hơn. Giám sát hiểu theo nghĩa là sẽ phát hiện được những yếu kém để điều chỉnh những hoạt động hành pháp của CP, cũng như  với vai trò lập pháp sẽ tạo những hành lang pháp lý chuẩn xác góp phần cho CP thực thi hiệu quả trách nhiệm hành pháp của mình... Đó là hy vọng của tôi và nhiều cử tri.

http://tamnhin.net/Uploaded/thanhlongtn/Images/th%C3%A1ng%208/6-8/duog%20trung%20quoc.jpg
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc


Tôi cũng mong muốn báo cáo của CP bên cạnh những đánh giá chủ yếu về kinh tế, môt lĩnh vực quan trọng nhưng cũng nên quan tâm nhiều hơn đến một lĩnh vực cũng không kém phần quan trọng là những đánh giá về các vấn đề xã hội. Các vấn đề xã hội không chỉ là các chính sách an sinh, con số thống kê thu nhập, giàu nghèo, tệ nạn, tai nạn v.v... mà còn về lòng tin của dân

Nếu đánh giá về kinh tế có thể biểu thị được bằng con số định lượng (như GDP, chỉ tiêu, sản lương...)  thì cũng nên đánh giá chỉ tiêu về lòng tin của dân đối với CP. Những phương pháp điều tra, thống kế hiện đại có thể làm được điều này. Thế giới họ làm nhiều rồi. Một nhà nước của dân dân,vì dân càng phải quan tâm đến lòng tin của dân. Tôi thấy có đại biểu lấy hiện tượng ở Bắc Phi để đánh giá, theo tôi không thể so sánh vì chúng ta đã có một truyền thống xây dựng đựoc sự đồng thuận trên dưới, giữa nhân dân và chính phủ và phải biết gìn giũ nó như gìn giữ con mắt của mình.

Tôi xin đưa ra một thí dụ để làm rõ quan điểm của tôi cũng là đề cập tới một vấn đề hệ trọng chưa được CP quan tâm đúng mức xét theo khía cạnh quan tâm đến lòng tin của dân.

Đó là vấn đề Biển Đông. Không thể không thừa nhận rằng vấn đề Biển Đông trong đó có cả vấn đề bảo vệ chủ quyền cũng như vấn đề phát triển quốc gia là một vấn đề đang nổi bật. Sự tranh chấp, sự đe doạ, sự không ổn định là vấn đề không chỉ các nước có liên quan mà cả thế giới quan tâm. Vậy mà báo cáo của CP tuy có đề cập thể hiện quan điểm mang tính nguyên tắc của CP, nhưng rõ ràng là chưa thể hiện đúng tầm mức. Chúng ta không thổi phồng, không kích động, không để hoang mang là cần thiết, nhưng không thể coi đó là chuyện bình thường được. Nó phải được thể hiện trong báo cáo của CP đúng tầm mức, phải được phản ảnh trong chương trình nghị sự của QH đúng tầm mức để nhân dân tin tưởng, thông suốt...

Ngay chương trình làm việc của QH ban đầu hầu như chẳng có vấn đề gì xảy ra ở Biển Đông cả, phải đến lúc dư luận và đại biểu QH yêu cầu thì QH mới đưa vào chương trình một buổi báo cáo không đầy 1 tiếng và không có thảo luận.  Tôi xin bày tỏ điều tôi suy nghĩ về nội dung buổi báo cáo đó, và tôi đã nói với bộ trưởng ngoại giao ý kiến của tôi rằng: Trừ một vài nội dung chi tiết, còn về căn bản nếu những nội dung báo cáo đó được trình bày cho dân chúng thì chỉ có tốt trở lên, dân sẽ tin hơn vào những gì CP đã làm, nó làm sáng tỏ phần nào những băn khoăn, trăn trở của dân và quan trọng hơn là sự ủng hộ của dân được tổ chức, được huy động có hiệu quả.

Cái gì cần tế nhị trong quan hệ ngoại giao ta phải giữ, nhưng với dân thì không cần đến sự tế nhị mà cần sự tin cậy, thẳng thắn. Cái gì cần mềm mỏng với ngoại giao thì cũng cần mềm mỏng trong “nội giao”, đừng tạo ra những khoảng cách, những xung đột không đáng có giữa CP và nhân dân, cho dù sự cảnh giác là cần thiết.

Tôi cũng muốn nêu thêm về một ví dụ mà ngay trong buổi báo cáo ngày hôm qua cùng không  đề cập tới. Đó là văn bản của Thủ tướng Việt Nam cách đây nửa thế kỷ. Vấn đề đó, chúng ta hoàn toàn có đủ lập luận để phản bác những ý đồ xuyên tạc. Dường như chúng ta chỉ quan tâm đến bàn hội nghị mà không quan tâm giải thích cho dân biết. Tài liệu ấy họ đã phát tán thành giấy gói hàng,  đưa lên mạng vậy mà không có cơ quan nào chính thức lên tiếng phản bác, giải thích cho dân (mới đây mới được tờ báo của Mặt trận Tổ quốc đề cập tới)

Là người làm nghề sử, tôi muốn nhắc lại một sự kiện cách đây đã 65 năm. Đầu năm 1946, khi cần phải đối phó với một tình hướng “ngàn cân treo trên sợi tóc” liên quan đến vận mệnh của Tổ Quốc, Chủ Tịch  Hồ Chí Minh đã đi một nước cờ táo bạo một cách sáng suốt là ký Hiệp định Sơ Bộ 6-3.

Thấy nước cờ ấy dân chưa hiểu, thắc mắc, hoang mang... Chính quyền cách mạng tổ chức cả một cuộc biểu tình có hàng vạn người tham gia trên Quảng trường Nhà Hát Lớn (hình ảnh vẫn còn để ta thấy dân quan tâm đến việc nước như thế nào, có cả dân quê, có cả anh phu xe, công chức hay thợ thuyền, trí thức...).

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp giải thích cả mấy tiếng đồng hồ, rồi vị Chủ tich nước đứng trước quốc dân nói lên rằng: “Đồng bào hãy tin tưởng ở Nhà nước, Hồ Chí Minh không khi nào bán nước”.

Học tập Bác Hồ nên nhớ cách ứng xử với dân của Bác khi vận nước khó khăn. Cho dù thời đại có nhiều thay đổi, mọi so sánh có thể là khập khiễng thì cái nguyên lý “dân biêt” thì “dân mới làm” và dân có điều kiện “kiểm tra” CP là chuyện của muôn đời.

Tại sao phải là đại biểu QH với một phiên họp kín mới được nghe những thông tin mà theo tôi nếu để dân biết thì tốt biết bao. Tôi tin chắc là dân sẽ tin, còn người ngoài có tin hay không thì là việc là thứ yếu.

Thưa QH,

Hướng ra Biển Đông nhưng cũng phải luôn quan tâm đến đất liền, trong đó có nền kinh tế của chúng ta. Chúng ta muốn giữ được chủ quyền chính trị thì cũng phải giữ được chủ quyền kinh tế. Tại kỳ họp cuối cùng của khoá trước, tôi đã đặt câu hỏi chất vấn CP rằng nền kinh tế của ta bên cạnh việc khai thác có hiệu quả nhưng nguồn lực nước ngòai thông qua việc phát triển những mối quan hệ hơp tác, nhưng có lành mạnh không, có bị lệ thuộc không ?

Biết bao nhiêu vấn đề đã được nêu lên ngay trong QH với những định lượng rất đáng lo lắng về những khả năng bị lệ thuộc đặc biệt là với Trung Quốc cần phải được quan tâm để điều chỉnh, vì chưa thấy những dấu hiệu tích cực. Nếu vấn đề có vẻ tế nhị này nhưng phải trên nguyên tắc “tiên trách kỷ hậu trách nhân” còn thiên hạ thì bao giờ cũng quan tâm đến lợi ích, (lợi ích kinh tế, kể cả lợi ích chính trị) bằng mọi giá. Tại sao nông dân trồng vải đến vụ thu hoạch mà các cơ quan quản lý, doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng cửa im ỉm (như một phóng sự truyền hình phản ảnh), trong khi  thương lái nước ngoài  tung hoành và thực sự lại trở thành cứu cánh cho dân.

Đấy mới là quả vải nhỏ bé còn chỉ cần nhìn vào nhiều công trình thắng thầu, dòng chẩy của hàng hoá mà tình trạng nhập siêu là tiêu biểu nhất, đủ thấy nhiều thông điệp đáng lo ngại khác. Nhìn  ngoại thị trường tất cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu kể cả những mặt hàng nông sản, thực phẩm mà tại Việt Nam thừa khả năng sản xuất cũng nhan nhản ngoài thị trường là hàng Trung Quốc.

Cuối cùng, tôi đề cập tới một nội dung mà đại diện Đoàn Đồng Nai và Đại biểu Lâm Đồng đã đề cập những chưa đủ thời gian hơn nữa đó lại là chương trình vận động bàu cử của tôi với bà con cử tri sống ven con đường Quốc lộ 20 trước nguy cơ nhãn tiền là việc vận chuyển bô xít liên quan đến một dự án mà QH đã thông qua mà CP cũng cam kết chỉ khai thác bô xit nếu có hiệu quả kinh tế và bảo đảm an toàn môi trường. QH có trách nhiệm giám sát trong quá trình triển khai thực hiện. Đó là mới quan tâm đến việc khai tuyển ma chưa quan tâm đến tác động của việc vận chuyển.

Về việc này, vị đại diện TKV vừa phát biểu. Tôi lấy làm lạ là học sinh đã kém sử mà chúng ta lại kém toán hay sao mà không nhận ra lộ trình đến 15 tháng 8 này phương án mới chuyển Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét mà cuối năm xe chở bô xít đã phải lăn bánh rồi. Các chiến sĩ Công an Đồng Nai chúng tôi chỉ đặt một câu hỏi: Liệu xe trọng tải 40 tấn có được cho phép đi trên cầu 25 tấn không? Đây không phải là bài toán kinh tế mà là bài toán kỷ cương, bài toán pháp luật. Là cơ quan lâp pháp và giám sát thực thi pháp luật, để xẩy ra tình trạng nan giải này, có trách nhiệm của cả QH.

Hy vọng với môt QH khoá mới, có CTQH mới QH sẽ  khắc phục một cách căn bản những tình huống tương tự làm giảm lòng tin của người dân vào QH và CP.

Dương Trung Quốc

Đại biểu Tỉnh Đồng Nai
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

letam đã viết:
Thái Thanh Tâm đã viết:
Bán thì dễ. Đòi thì khó.
Đã bán thực sự thì làm sao mà đòi được? Nga có mơ đến chuyện đòi Mỹ vùng đất Alaska không?
ngh.mai đã viết:
Thái Thanh Tâm đã viết:
Bán thì dễ. Đòi thì khó.1000 năm Bắc thuộc còn nhức nhối đến tận giờ!!!
Xưa nay chỉ có cho mượn thì đòi lại, có ai bán rồi đòi đâu.
"Giang sơn nhập dạ, trùng vi chính"!!!
Thái Thanh Tâm đã viết:
Bán trộm không văn tự, nên kẻ có liêm sỉ phải vất vả đi đòi.
Bán đất khác bán nước
Bán thân khác bán mình
Chỉ vô loài, nhu nhược
Mới bán nước cầu vinh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Sáu cuộc chiến tranh trong 50 năm tới của Trung Quốc?

Bài đăng trên Nghiên cứu Biển Đông, Thứ ba, 02 Tháng 8 2011 10:26

Bài trên trang China News về 6 cuộc chiến tranh mà Trung Quốc sẽ phát động trong 50 năm tới. Sau khi dùng vũ lực thống nhất với Đài Loan thì mục tiêu tiếp theo là phát động chiến tranh để thu hồi các đảo ở Biển Đông.

http://nghiencuubiendong.vn/images/stories/img_originals/assertive%20dragon.jpg


Trung Quốc là một nước lớn chưa thống nhất, đây là nỗi nhục của dân tộc Hoa Hạ, là nỗi hổ thẹn của con cháu Viêm Hoàng để thống nhất đất nước và sự tôn nghiêm của dân tộc, trong vòng 50 năm tới, Trung Quốc cần phải tiến hành 6 cuộc chiến tranh.

Cuộc chiến tranh thứ nhất : Thống nhất Đài Loan (giai đoạn 2020 - 2025)

Mặc dù, quan hệ hai bờ hiện nay đang có xu hướng đi vào hòa hoãn, nhưng đừng hy vọng nhà đương cục Đài Loan (cho dù là Quốc dân đảng hay Dân tiến đảng) muốn thống nhất hòa bình với Trung Quốc đại lục, vì điều này không phù hợp với lợi ích tranh cử của đảng cầm quyền tại Đài Loan, cho nên trong thời gian dài sẽ tiếp tục nêu chủ trương giữ nguyên hiện trạng với Trung Quốc đại lục (như vậy đều có lợi cho hai đảng, Dân tiến đảng hung hăng một chút, Quốc dân đảng hòa hoãn một chút, cả hai đều giành được lợi ích chính trị trên chính trường Đài Loan), “độc lập” nhưng không dám “độc lập” thật sự, chỉ có thể kích động dư luận để kiếm lợi, trong khi đó “thống nhất” cũng sẽ là không “thống nhất” thật sự, chỉ có thể là đề cập chung chung. Đài Loan không thống nhất, đây là một tổn thương lớn nhất của Trung Quốc.

Cho nên trong 10 năm tới, tức trước năm 2020, Trung Quốc cần phải nắm cho được phương châm chiến lược thống nhất, tuyên bố trước Đài Loan về thời hạn cuối cùng để thống nhất đất nước là năm 2025, hoặc là Đài Loan chấp nhận thống nhất hòa bình (đây là kết quả mà toàn thể người Hoa trên khắp thế giới mong đợi), hoặc là phải sử dụng vũ lực để thống nhất (đây là sự lựa chọn duy nhất mà Trung Quốc đại lục buộc phải làm). Để thống nhất, Trung Quốc phải làm tốt công tác chuẩn bị từ 3 đến 5 năm (thời điểm này, Trung Quốc hoàn toàn có đủ thực lực quân sự để thống nhất Đài Loan, như hàng không mẫu hạm của Trung Quốc chính thức được đưa vào biên chế, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 4 được hoàn thiện…), khi thời điểm đến, cho dù là sử dụng phương thức thống nhất như thế nào, Trung Quốc vẫn nhất định phải thống nhất, đây là một sứ mệnh lịch sử của dân tộc Hoa Hạ.

Theo phân tích tình hình hiện nay, Đài Loan tất sẽ cự tuyệt thống nhất, Trung Quốc đại lục duy nhất chỉ có con đường sử dụng vũ lực để thống nhất. Cuộc chiến tranh thống nhất này là một cuộc chiến tranh đích thực mang ý nghĩa hiện đại hoá kể từ sau khi nước CHND Trung Hoa được thành lập, là một cuộc chiến tranh kiểm nghiệm toàn diện sức chiến đấu hiện đại hoá của quân đội Trung Quốc. Trong cuộc chiến này, Trung Quốc có thể dễ dàng giành chiến thắng, nhưng cũng có thể sẽ gian nan giành chiến thắng. Tình hình này phụ thuộc vào quyết định tham chiến của Mỹ, Nhật Bản đối với Đài Loan. Mỹ, Nhật Bản viện trợ cho Đài Loan, thậm chí xuất quân phản công Đại lục, Trung Quốc buộc phải sử dụng tổng lực để đối kháng Mỹ, Nhật Bản, như vậy sẽ trở thành cuộc đại chiến gian khổ và kéo dài. Nếu Mỹ, Nhật Bản không dám đối kháng với Trung Quốc, để Trung Quốc đại lục thu hồi Đài Loan, quân đội Đài Loan đương nhiên không thể chống đỡ, nhiều nhất là 3 tháng là có thể kiểm soát hoàn toàn Đài Loan.

Mặc dù hiện nay ai cũng cho là Trung Quốc có đủ khả năng chống lại các thế lực can thiệp, nhưng trước khi thu hồi Đài Loan, tốt nhất là tiến hành bố trí thế cục, để Mỹ, Nhật Bản không kịp hoặc không dám tham chiến, như vậy Trung Quốc mới có thể thần tốc đánh chiếm Đài Loan. Vậy phải bố trí thế cục như thế nào để Mỹ, Nhật Bản không kịp hoặc không dám tham chiến? Tốt nhất là gây ra một, hoặc hai cuộc chiến tranh trước đó, ví dụ như chiến tranh Ixraen-Iran, chiến tranh Nga-Nhật, chiến tranh Ấn Độ-Pakixtan, hay đối đầu giữa hai miền Triều Tiên, như vậy Mỹ, Nhật Bản khó có thể kịp thời hoặc không dám tham chiến.

Đương nhiên, cho dù Mỹ, Nhật Bản có tham chiến hay không, cuối cùng Trung Quốc đều giành chiến thắng, đây là điều không phải nghi ngờ. Nhưng khác biệt ở chỗ, nếu Mỹ, Nhật Bản tham chiến, nguyên khí kinh tế của Trung Quốc sẽ bị tổn thương nặng nề; nếu Mỹ, Nhật Bản không kịp hoặc không tham chiến, kinh tế của Trung Quốc sẽ không bị tổn thất. Tuy nhiên, cho dù Mỹ, Nhật Bản có tham chiến hay không, về mặt quân sự, Trung Quốc sẽ có bước phát triển mang tính nhảy vọt. Vì sau khi thống nhất Đài Loan, hợp nhất kỹ thuật quân sự của Đài Loan, trong vòng từ 5 đến 10 năm, kỹ thuật quân sự của Trung Quốc sẽ có bước phát triển vượt bậc.

Trong cuộc chiến này, Mỹ không tham chiến còn có thể giữ được địa vị độc bá của mình, một khi tham chiến, địa vị độc bá tất bị lung lay. Sau khi bị tổn thất nặng nề trong cuộc chiến này, địa vị bá chủ thế giới của Mỹ sẽ bị các nước nghi ngờ, đặc biệt là các nước nhỏ Đông Nam Á, đối diện với một Trung Quốc láng giềng hùng mạnh, buộc các nước này không thể không tính toán lại xem đi theo hướng nào, đi theo ai. Mỹ không tham chiến còn có thể duy trì địa vị bá chủ thế giới khoảng 40 năm nữa, trong 40 năm này, Trung Quốc sẽ không có cớ thách thức bá quyền của Mỹ, Trung Quốc chỉ có thể tiếp tục chuyên tâm vào sự nghiệp thống nhất đất nước.

Điểm có lợi nhất của cuộc chiến thống nhất Đài Loan là Trung Quốc đã phá vỡ chuỗi đảo bao vây thứ nhất của Mỹ, để hướng ra Thái Bình Dương, như vậy Trung Quốc từ đó có thể tiến quân ra đại dương, mở rộng lợi ích thiết thân của Trung Quốc.

Cuộc chiến tranh thứ hai : Thu hồi các đảo tại Biển Đông (giai đoạn 2025-2030)

Sau khi Trung Quốc thống nhất Đài Loan, nghỉ ngơi chỉnh đốn nhiều nhất là 2 năm, trong khoảng thời gian này Trung Quốc tuyên bố với các nước có tranh chấp tại Biển Đông về thời hạn cuối cùng Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để thu hồi các đảo là năm 2028, tất cả các nước có thể đàm phán với Trung Quốc trong khoảng thời gian này. Trung Quốc sẽ xuất phát từ quan điểm láng giềng hữu nghị và phong cách nước lớn, Trung Quốc còn có thể bảo đảm một phần lợi ích kinh tế của các nước xung quanh đã đầu tư vào các đảo ở Biển Đông, nếu không Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để thu hồi các đảo, đồng thời tịch thu toàn bộ lợi ích kinh tế, cũng như các khoản đầu tư trên các đảo này.

Cuộc chiến tranh thứ ba: Thu hồi Nam Tây Tạng (giai đoạn 2035-2040)

Hai mươi năm sau, mặc dù thực lực quân sự của Ấn Độ không bằng Trung Quốc, nhưng khi đó cũng sẽ là một trong số không nhiều nước lớn trên thế giới, vì vậy “đá chọi với đá” chắc chắn sẽ chịu nhiều tổn thất, cho nên tác giả cho rằng tốt nhất là ngay từ bây giờ Trung Quốc phải tìm mọi cách khiến Ấn Độ bị chia cắt thành mấy nước nhỏ, để Ấn Độ không còn sức đối kháng với Trung Quốc, tuy nhiên sách lược chia cắt Ấn Độ không chắc chắn thực hiện được, nhưng ở mức độ thấp nhất cũng phải làm cho bang Assam tiếp giáp với Nam Tây Tạng (Ấn Độ gọi là bang Arunachal Pradesh) và Sikkim bị Ấn Độ xâm chiếm được độc lập, làm suy yếu thực lực của Ấn Độ trong đối kháng với Trung Quốc, như vậy mới là thượng sách.

Trung sách là chuyển một lượng lớn vũ khí quân sự tiên tiến sang Pakixtan, trong khoảng thời gian năm 2035, ngầm giúp Pakixtan tấn công khu vực phía Nam Casơmia của Ấn Độ, giúp đỡ Pakixtan hoàn thành đại nghiệp thống nhất lãnh thổ. Tất nhiên, trong khi Ấn Độ và Pakixtan chưa thể kết thúc chiến tranh, Trung Quốc thần tốc tấn công Ấn Độ thu hồi khu vực Nam Tây Tạng bị chiếm đóng. Ấn Độ sẽ không thể cùng lúc tác chiến với hai cuộc chiến tranh, kết cục đều gặp thất bại, như vậy Trung Quốc có thể dễ dàng lấy lại khu vực Nam Tây Tạng, Pakixtan cũng có thể hoàn thành việc kiểm soát hoàn toàn Casơmia. Đây là trung sách, là một biện pháp hay có thể thực hiện. Nếu tất cả các sách lược trên đều không thể thực hiện, Trung Quốc có thể tấn công trực diện Ấn Độ để thu hồi Nam Tây Tạng.

Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh thứ nhất và thứ hai, Trung Quốc đã có thời gian khôi phục và tiếp tục phát triển trong vòng 10 năm, khi đó Trung Quốc đã là cường quốc mang tầm thế giới cả về kinh tế lẫn quân sự, duy chỉ có Mỹ và châu Âu là có thể xếp trên Trung Quốc (thời điểm đó nhiều khả năng châu Âu sẽ hoàn thành nhất thể hoá). Vì vậy, sau khi thống nhất Đài Loan và thu hồi các đảo tại Biển Đông, kỹ thuật quân sự của Trung Quốc đã có bước phát triển nhạy vọt, các trang thiết bị vũ khí hải, lục, không quân và vũ trụ đều có bước tiến dài, nhiều kỹ thuật quân sự ở vào trình độ dẫn đầu thế giới, khi đó sức mạnh quân sự của Trung Quốc chỉ có thể xếp sau Mỹ. Với thực lực như vậy, trong cuộc chiến thu hồi Nam Tây Tạng, Ấn Độ chắc chắn chịu một cuộc đại bại. Thứ nhất, sức mạnh tổng hợp của Ấn Độ yếu hơn nhiều so với Trung Quốc. Ấn Độ không có khả năng nghiên cứu, phát triển cũng như độc lập sản xuất các loại vũ khí mũi nhọn kỹ thuật cao. Năng lực động viên kinh tế cho thời chiến của Ấn Độ không bằng 1/10 của Trung Quốc, cho nên trong cuộc chiến với Trung Quốc, Ấn Độ không thể duy trì chiến tranh lâu dài, trong khi đó khả năng chiến tranh thần tốc của Ấn Độ lại kém xa so với Trung Quốc, vì vậy trong cuộc chiến này, Ấn Độ thất bại là điều không phải nghi ngờ. Thứ hai, trong cuộc chiến này, tuyệt đối không có quốc gia nào dám công khai giúp đỡ Ấn Độ. Khi đó, Trung Quốc đã là cường quốc thế giới, không có nước nào (kể cả Mỹ) dám công khai coi Trung Quốc là kẻ thù, nhiều khả năng nhất chỉ có 3 nước là Mỹ, Nga, Nhật Bản sẽ ngấm ngầm cung cấp vũ khí cho Ấn Độ, nhưng động thái này sẽ không gây ra những vấn đề lớn; ngược lại Pakixtan có thể nhân cơ hội này tấn công Ấn Độ. Thứ ba, Ấn Độ không dám và không thể sử dụng vũ khí hạt nhân. Mặc dù nói Ấn Độ đã có vũ khí hạt nhân, nhưng trong cuộc chiến này, Ấn Độ không dám sử dụng vũ khí hạt nhân, vì vũ khí hạt nhân của Ấn Độ không đủ để huỷ diệt Trung Quốc; đã không thể huỷ diệt, một khi sử dụng, khả năng phản kích của Trung Quốc có thể huỷ diệt vĩnh viễn Ấn Độ. Sau khi thu hồi Nam Tây Tạng, Trung Quốc sẽ đóng trọng binh tại đây, Ấn Độ sẽ không dám phản công, cuối cùng phải thừa nhận là lãnh thổ của Trung Quốc, đồng thời tích cực triển khai hợp tác với Trung Quốc, như vậy vẫn có thể bảo toàn thực lực nước lớn tại khu vực.

Xem tiếp dưới!

Nguồn:  “未来50年中国的六场战争:彻底打破世界格局”

Trần Quang (gt)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Sáu cuộc chiến tranh trong 50 năm tới của Trung Quốc?

Bài đăng trên Nghiên cứu Biển Đông, Thứ ba, 02 Tháng 8 2011 10:26

Tiếp phần trên

Cuộc chiến tranh thứ tư : Thu hồi đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu (giai đoạn 2040 - 2045)

Thời điểm đến giữa thế kỷ 21, Trung Quốc đã là cường quốc thế giới thật sự, khi đó Nhật Bản, Nga suy yếu; Mỹ, Ấn Độ không phát triển, Trung Quốc và châu Âu đồng thời nổi lên, là thời cơ tốt nhất để Trung Quốc thu hồi đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu (Nhật Bản gọi là Okinawa) bị Nhật Bản chiếm đóng.

Nói tới đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu, có lẽ nhiều người chỉ biết rằng đảo Điếu Ngư là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc, nhưng lại không biết Nhật Bản đã xâm chiếm Lưu Cầu. Hiện nay, bất luận là trong diễn đàn nhân dân hay cấp trung ương, khi đề cập đến vấn đề Đông Hải giữa Trung Quốc và Nhật Bản, đề cập đến cái gọi là “đường trung tuyến” do Nhật Bản hoạch định, hay vấn đề Lưu Cầu, đều bị Nhật Bản dẫn giải sai lầm về lịch sử và chính trị - tức cho rằng Lưu Cầu là lãnh thổ của Nhật Bản.

Nhật Bản đã xâm chiếm đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu của Trung Quốc nhiều năm qua, đánh cắp phi pháp nhiều tài nguyên tại Đông Hải của Trung Quốc, vì vậy đây sẽ là thời điểm thích hợp để lấy lại từ tay Nhật Bản. Vì thời điểm đó Mỹ muốn can dự cũng khó, châu Âu càng không quan tâm đến vấn đề này, trong khi đó Nga cũng chỉ có thể ngồi nhìn. Nhiều nhất là trong vòng nửa năm, cuộc chiến có thể kết thúc, Trung Quốc đại thắng, Nhật Bản đành phải thừa nhận kết cục thất bại - đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu trở về vô điều kiện với Trung Quốc. Đông Hải trở thành nội hải của Trung Quốc.

Cuộc chiến tranh thứ năm : Thống nhất Ngoại Mông (giai đoạn 2045 - 2050)

Mặc dù, hiện nay có người cổ vũ Ngoại Mông (Mông Cổ) trở về Trung Quốc, nhưng điều này có hiện thực không?

Trung Quốc chỉ có thể sau khi thống nhất Đài Loan, lấy hiến pháp và bản đồ Trung Hoa Dân Quốc làm căn cứ. Như vậy sẽ có người hỏi, vì sao phải lấy hiến pháp và bản đồ Trung Hoa Dân Quốc làm căn cứ? Làm như vậy khác nào nói Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bị Trung Hoa Dân Quốc thống nhất? Nói như vậy không có gì vô nghĩa cả, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Trung Quốc, Trung Hoa Dân Quốc cũng là Trung Quốc, không cần quan tâm ai thống nhất ai, làm người Trung Quốc, chỉ cần tổ quốc thống nhất, không bị làm nhục là tốt nhất. Cũng phải biết rằng hiện nay Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thừa nhận nền độc lập của Ngoại Mông, nếu lấy hiến pháp và bản đồ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa làm căn cứ để thống nhất Ngoại Mông, thì rõ ràng đây là hành động đi xâm lược, cho nên chỉ có thể lấy hiến pháp và bản đồ của Trung Hoa Dân Quốc làm căn cứ để tiến hành thống nhất Ngoại Mông, như vậy xuất quân mới danh chính ngôn thuận. Trung Quốc cần đề xuất đại cương thống nhất với Ngoại Mông, tạo dựng bầu không khí dư luận xã hội Ngoại Mông trở về Trung Quốc, đồng thời tìm kiếm những tộc người tại Ngoại Mông có mong muốn sáp nhập vào Trung Quốc để ra sức giúp đỡ, cố gắng để họ có thể tiếp cận tới tầng lớp có quyền quyết sách, nhằm chuẩn bị tốt cho sự nghiệp thống nhất Ngoại Mông. Bên cạnh đó, sau khi thu hồi Nam Tây Tạng (dự kiến vào năm 2040) Trung Quốc cũng phải tuyên bố với các nước trên thế giới rằng Ngoại Mông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.

Đương nhiên, Ngoại Mông có thể ra điều kiện để trở về, như vậy là điều tốt nhất so với việc phải sử dụng vũ lực để thống nhất. Nếu thế lực bên ngoài can dự hoặc Ngoại Mông cự tuyệt thống nhất, Trung Quốc cần phải làm tốt mọi sự chuẩn bị về trang bị vũ khí nhằm thống nhất Ngoại Mông. Tài liệu cho rằng Trung Quốc vẫn có thể áp dụng mô hình như đã thống nhất Đài Loan, đưa ra thời hạn cuối cùng để thống nhất là vào năm 2045, để Ngoại Mông có thời gian mấy năm suy nghĩ, khi đến thời điểm nếu không chủ động chấp nhận trở về, cuối cùng mới sử dụng vũ lực thống nhất.

Tới thời điểm đó, 4 cuộc chiến tranh đã kết thúc, Trung Quốc đã có đầy đủ thực lực về chính trị, quân sự và ngoại giao để thống nhất Ngoại Mông. Mỹ, Nga suy yếu sẽ không dám tham chiến, chỉ có thể tiến hành phản đối bằng ngoại giao, trong khi đó châu Âu sẽ giữ thái độ nước đôi, Ấn Độ không lên tiếng. Không đến 3 năm, Trung Quốc có thể hoàn thành thống nhất mang tính tuyệt đối đối với Ngoại Mông. Sau khi thống nhất Ngoại Mông, tuyến đầu sẽ bố trí trọng binh nhằm ngăn chặn Nga, đồng thời trong vòng 10 năm, ra sức tiến hành xây dựng mang tính nền tảng và thiết bị quân sự, để chuẩn bị cho sau này tiến hành thu hồi lãnh thổ do Nga xâm chiếm.

Cuộc chiến tranh thứ sáu : Thu hồi lãnh thổ bị Nga xâm chiếm (giai đoạn 2055 - 2060)

Hiện nay, Trung-Nga được coi là láng giềng hữu nghị, song chẳng qua là vì có cùng mục tiêu chống Mỹ, thực chất vẫn tồn tại sóng ngầm và cảnh giác lẫn nhau.

Sau khi giành thắng lợi trong 5 cuộc chiến tranh trước đó (khoảng năm 2050), Trung Quốc phải lên tiếng đòi Nga phải trả lại lãnh thổ đã xâm chiếm của Trung Quốc từ đời nhà Thanh, tạo dư luận trên toàn thế giới có lợi cho Trung Quốc, nhưng tốt nhất là khiến Nga một lần nữa bị giải thể, tách thành nhiều nước nhỏ.

Trước đây, Nga đã xâm chiếm tổng cộng khoảng 1,6 triệu km2 lãnh thổ của Trung Quốc, tương đương 1/6 tổng diện tích lãnh thổ lục địa của Trung Quốc hiện nay, Nga vẫn là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Trung Hoa, cho nên sau khi kết thúc 5 cuộc chiến tranh trước, sẽ là thời điểm thích hợp để lấy lại lãnh thổ bị Nga xâm chiếm từ đời Thanh.

Mặc dù thời điểm này các phương diện về hải, lục, không quân và vũ trụ của Trung Quốc đã vượt Nga, nhưng rõ ràng đây là một cuộc chiến tranh nhằm vào một cường quốc hạt nhân, cho nên lúc đó Trung Quốc phải huy động mọi khả năng hạt nhân, như các loại vũ khí có khả năng đánh chặn hạt nhân tầm xa, tầm trung và tầm ngắn. Khả năng Nga đánh trả khi tiếp cận Trung Quốc là không thể, vì vào thời điểm này Nga đã không còn là đối thủ của Trung Quốc, chỉ có thể chấp nhận trả lại phần lãnh thổ đã xâm chiếm của Trung Quốc, nếu không cái giá phải trả là quá đắt.

Sau khi kết thúc 6 cuộc chiến tranh, Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế và quân sự duy nhất trên thế giới, Trung Quốc cùng với châu Âu, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, châu Phi và Braxin thiết lập trật tự thế giới mới do Trung Quốc chủ đạo./.

Nguồn:  “未来50年中国的六场战争:彻底打破世界格局”

Trần Quang (gt)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Ngồi đấy mà mơ !
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

  ĐỨNG XEM LỬA THIÊU CHẾT BÀ CON CÙNG LÀNG

Phía sau vụ cháy xưởng may ở Tân Dân còn nhiều điều đáng nói, nhất là trách nhiệm trước sinh mạng của đồng loại.


http://dantri4.vcmedia.vn/ugBpMKnpIXHccccccccc/Image/2011/08/nan-nhan-nguy-kich_4d983.jpg
Nạn nhân nguy kịch sau đám cháy - Ảnh Dân trí

“Ngọn lửa bùng lên! Thấy hơn chục thanh niên trai tráng đứng nhìn, vừa cố gắng dập lửa, vừa cứu người, tôi gào lên van xin “các anh ơi cứu với...”. Họ vẫn đứng yên xem đám cháy bùng lên dữ dội chỉ cách đó hơn 20 mét. Họ chỉ cần giúp một tay phá mảng tường phía sau bằng gạch ba-banh thì sẽ cứu được tất cả. Sẽ không có ai bị chết...”, chị Bùi Thị Thêm (39 tuổi, công nhân may mắn thoát chết) nói trong nước mắt.

Chị Thêm cũng chính là người đã ngăn cản hai thợ hàn tiếp tục công việc vì thấy muội hàn rơi xuống xốp lót nền, vật liệu da giầy để dưới đất. Nhưng, hai thợ hàn này không hề đếm xỉa, chỉ buông một câu “không việc gì đâu!”. Chị Thêm có hai đứa cháu bị chết thảm và hai đứa cháu bị bỏng rất nặng trong vụ cháy này.

Giờ đây, hễ ai hỏi chuyện, chị Thêm chỉ biết ôm mặt khóc: “Sao họ lại nhẫn tâm đến thế. Toàn người cùng làng với nhau cả... Sao họ lại không cứu giúp trong khi người ta kêu cứu thảm thiết”.

Chỉ một phút bất cẩn, vụ cháy có thể nói là rất nhỏ bắt nguồn từ muội hàn nhưng đã gây ra thảm họa kinh hoàng, quá khủng khiếp với 13 người chết và 25 người bị bỏng rất nặng trong vòng gần một tiếng đồng hồ tại xưởng may mũi giầy nhỏ, rộng 150 m2 (rộng 5 m và dài 30 m) ở xã Tân Dân, huyện An Lão, Hải Phòng lúc hơn 16 giờ ngày 29-7.

Xưởng may này chỉ có một đường ra vào duy nhất là cửa chính, không có bất cứ thiết bị phòng cháy nào... Tuy nhiên, mặt phía sau xưởng giáp với cánh đồng nên chỉ cần vài người phá mảng tường được xây tạm bợ bằng gạch ba-banh thì hậu quả chắc chắn là sẽ được giảm thiểu. “Nhẫn tâm! Họ đã “giết” chết 13 người dân cùng làng”, nhiều người lắc đầu ngao ngán.

Bầu không khí tang tóc vẫn bao trùm ngôi làng bé nhỏ thuần nông Tân Dân. Nhưng, nỗi đau khác sẽ khắc sâu mãi là sự vô cảm đến nhẫn tâm của những người đứng xem ngọn lửa thiêu chết bà con cùng làng.

Luật sư Lê Nguyên Bằng (Trưởng văn phòng Luật Nguyên Bằng, Hải Phòng) nói: “Nếu đúng như chị Bùi Thị Thêm kể và việc xác minh điều tra chứng minh rõ thái độ của những thanh niên cùng làng đứng cách đó không xa thấy lửa bốc cháy dữ dội và người kêu cứu mà họ không cứu giúp thì về lương tâm, đạo đức họ thực sự đáng lên án. Bộ luật Hình sự cũng quy định tại điều 102 “Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng”. Hậu quả vụ cháy tại xã Tân Dân là đặc biệt nghiêm trọng. Vì thế, cơ quan chức năng cần điều tra về hành vi trên, xử lí nghiêm để cảnh báo chung. Gần đây, những vụ án xảy ra hậu quả nghiêm trọng do sự vô cảm của một vài người không cứu giúp đã bị pháp luật xử lí.”
http://dantri4.vcmedia.vn/ugBpMKnpIXHccccccccc/Image/2011/08/em-DO-Thi-NGoc-Ha-bong-gan-40-co-the_f5ad9.jpg
Em Đỗ Thị  Ngọc Hà bị bỏng 40% khi tuổi đời còn rất trẻ, mạng sống mong manh do bỏng hô hấp


Hành trình truy bắt vợ chồng chủ xưởng

Gần 17 giờ ngày 29/7, được người nhà báo tin hỏa hoạn đã thiêu rụi xưởng may và có rất nhiều công nhân chết và bị bỏng nặng, vợ chồng chủ xưởng là A Phong (40 tuổi, người Trung Quốc) và Bùi Thị Hiên (24 tuổi, ở xã Tân Dân) vội tạt qua nhà xách vali, bế đứa con trai 4 tuổi tìm đường trốn chạy. Để có tiền đi đường, A Phong qua nhà máy của một đồng hương vay tiền.

Ngay sau đó, vợ chồng A Phong bắt taxi tháo chạy thẳng hướng biên giới Móng Cái (Quảng Ninh) hòng tìm đường về Trung Quốc trốn tội. Trên đường trốn chạy. Vợ chồng A Phong đổi taxi nhằm đánh lạc hướng và cắt đuôi lực lượng truy bắt. Đến gần Móng Cái, sợ công an truy đuổi bắt được, A Phong lại bảo taxi nhằm hướng cửa khẩu Hoành Mô (huyện Bình Liêu, Quảng Ninh). Tuy nhiên, vợ chồng A Phong đã bị lực lượng công an bắt gọn tại khu vực huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) ngay trong đêm 29/7. Cả hai vợ chồng chủ xưởng này bị di lí về Hải Phòng ngay lập tức để phục vụ công tác điều tra.

Nỗi đau

Mọi người rơi nước mắt trước hoàn cảnh quá thương tâm của chị Lê Thị Hồng, 49 tuổi, ở xã Tân Dân. Chị Hồng là người kiếm cơm nuôi cả gia đình. Giờ chị Hồng chết, chồng chị sức khỏe yếu lại ngẩn ngơ không làm được gì với đứa con trai 21 tuổi bị bại liệt nằm bất động từ khi sinh ra. Hôm đưa ma chị Hồng, bà con làng xóm phải xúc từng thìa cơm cho cậu con trai bại liệt của chị.

Vợ chồng ông Bùi Văn Biên khóc cạn nước mắt đứng thẫn thờ khi hai đứa con bị chết thảm và vợ chồng đứa con gái lớn (A Phong và Bùi Thị Hiên là chủ xưởng) vướng vào lao lí. Khi đám cháy bùng lên, Bùi Thị Yến (22 tuổi, vừa tốt nghiệp ĐH Hải Phòng) vội lao vào xưởng lấy giấy tờ cho chị nhưng không kịp đã bị ngọn lửa trùm lên. Thấy chị kêu cứu, Bùi Xuân Anh (18 tuổi, vừa đỗ ĐH Hàng hải VN) băng qua lửa vào cứu chị. Cả hai chị em Yến và Xuân Anh bị chết cháy. Mới đây, thi thể Yến mới được xác định sau khi có kết quả giám định ADN. Hầu hết, gia cảnh các nạn nhân thiệt mạng đều éo le, thương tâm...

Phó Chủ tịch huyện An Lão Phạm Duy Đảm cho biết, mỗi gia đình có người chết được hỗ trợ 19 triệu đồng/người. 9 người bị bỏng rất nặng được hỗ trợ 25 triệu đồng/người. 14 người bị bỏng nặng được hỗ trợ 23 triệu đồng/người. 15 triệu đồng/người tiền hỗ trợ cho 2 nạn nhân bị bỏng hiện điều trị tại bệnh viện ở Hải Phòng. Đến nay, các tổ chức, cá nhân đã ủng hộ các nạn nhân tổng số tiền hơn 3 tỉ đồng.

Chủ tịch Hải Phòng Dương Anh Điền yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế của thành phố miễn phí cấp cứu, điều trị các nạn nhân chữa trị tại Hải Phòng.

Theo Lam Khê   
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Đọc báo viết về những chuyện rải đinh ra đường, thấy tai nạn xông vào hôi của, bảo vệ lái xe ô tô đâm thẳng vào người đình công, công an đánh trẻ con mười một tuổi, cảnh sát đạp vào mặt người biểu tình, thanh niên thấy cháy nhà, chết người đứng xem... mình không biết còn nên tự hào là người Việt Nam nữa hay không?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tuấn Khỉ đã viết:
Sáu cuộc chiến tranh trong 50 năm tới của Trung Quốc?

Bài đăng trên Nghiên cứu Biển Đông, Thứ ba, 02 Tháng 8 2011 10:26
Thái Thanh Tâm đã viết:
Ngồi đấy mà mơ !
Nằm Mơ

Chúng nó chẳng ngồi
Chúng nó cũng chẳng mơ.
Chúng nó có kế hoạch,
Khiêu khích, thăm dò, thực hiện...
Nếu ta không lường được trước khi chúng đến
Thì chính ta đang trên chăn, ga, gối, đệm...
Ngậm miệng
Nằm mơ!


Cảm ơn bác Phạm Thôn Nhân đã thêm vào hai từ "ngậm miệng"!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nó không mơ thì mình mơ. Trong hai thằng, thế nào chả có một thằng mơ.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Dùng sức thì một người đánh được mười người
Dùng trí thì một người đánh được vạn người
Muốn dùng trí thì phải học
Muốn học thì phải có giáo dục tốt

Cả ta, cả Tàu, chả ai tốt cả.

NẾU ANH BẮN QUÁ KHỨ BẰNG SÚNG LỤC THÌ TƯƠNG LAI SẼ BẮN ANH BẰNG ĐẠI BÁC

Xem học Lịch sử thì biết!!!

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [111] [112] [113] [114] [115] [116] [117] ... ›Trang sau »Trang cuối