Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [110] [111] [112] [113] [114] [115] [116] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Còn đấy. Hãy chờ xem. Thằng nào chưa tâng công được với khựa là chưa yên đâu.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Ánh Như

Nguyễn Hồng Hải đã viết:
Tuấn Khỉ đã viết:
Gió Đông Ngân đã viết:
Chắc mọi người cũng đã đọc bài này trên Vietnamnet và một số báo mạng,theo thiển ý của tôi thì tác giả bài viết đã hơi quá khích trong tư tưởng chống Trung Quốc.
Khu du lịch là nơi để du khách đến tham quan và thư giãn,mọi cách bài trí trong khu du lịch đều nhằm vào mục đích tạo cảnh quan để thu hút du khách miễn những cảnh quan đó không gây phản cảm.Vạn Lý Trường Thành là một kỳ quan được thế giới công nhận thế thì tại sao chúng ta lại phản ứng ?
Nếu những ai đã từng đi du lịch Trung Quốc,đến Thâm Quyến tham quan công viên Window of the World thì sẽ thấy nhiều công trình kiến trúc thu nhỏ của các nước như Kim tự tháp, Tượng Nhân Sư, Tháp Eiffel, Nhà Thờ Đức Bà Paris, Núi Tổng Thống, tượng Nữ Thần Tự Do, Nhà hát Opera Sydney, Đền Angkor và có cả Chùa Một Cột của VN thì chúng ta nghỉ thế nào ?
Chống Trung Quốc là chống chủ trương xâm lược và bành trướng của một thiểu số người Trung Quốc chứ không vì bức xúc nhất thời mà chúng ta chống cả nhân dân Trung Quốc,nền Văn Hoá lâu đời cũa Trung Quốc và cả những danh lam thắng cảnh,di tích lịch sử của Trung Quốc.
Nghiên cứu, học tập, sử dụng, bắt chước... văn hóa là tất yếu lịch sử, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay. Tuy nhiên, tỷ trọng quá lớn của những cái gọi là Trung Quốc, kể cả từ hàng hóa, đầu tư, tiêu dùng, công nghiệp... đến phim ảnh, lịch sử, văn chương, giải trí... là điều cần xem xét và phải được cảnh tỉnh.

Nếu Trung Quốc được xem xét trong tỷ lệ cân đối với các nền văn hóa khác thì khỏi phải bàn. Nhưng nếu tỷ trọng Trung Quốc vượt trội và nổi bật hẳn lên thì lại là điều đáng báo động.

Ngoài ra, chi tiết cụ thể của công trình: trong bối cảnh nào? ở đâu? hình thức và nội dung ra sao? mức độ thế nào... cũng nên đặt ra với những người thiết kế và xây dựng.

Cuối cùng, trong những thời điểm đặc biệt như xung đột, mâu thuẫn, chiến tranh... việc tuyên truyền, quảng bá cho văn hóa của đối phương có thể bị cấm ngặt.
Có quá nhiều cái để mà mệt mỏi và chán nản. Cách đây không lâu là bộ phim Hướng về Thăng Long gần như china hoá đến 80%, cách đây không lâu nữa là hội chứng treo đèn lồng toàn chữ china ở Đà Nẵng, Thanh Hoá, Hà nội...và bây giờ là đến chuyện xây vạn lý Trường Thành ở Đà Lạt....

Đành rằng VLTT là kỳ quan của thế giới, không chỉ riêng Đà Lạt ngưỡng mộ để biến cái ngưỡng mộ trong tâm tưởng thành hiện thực, mà nhân dân VN cũng ngưỡng mộ đấy thôi, nhưng...

Giá mà Đà lạt nghĩ sâu hơn một chút thì hay biết mấy: Nước ta có rất nhiều truyền thuyết, cũng có những kỳ quan được Thế giới công nhận...sao Đà lạt không mô phỏng một trong những kỳ quan ở Hạ long, Quảng Ninh...hoặc là truyền thuyết Thành cổ loa... hoặc là thời sự nhất là mô hình Quần đảo Hoàng sa, Trường sa...để có dân ta, thế hệ trẻ của VN và bạn bè Quốc tế đến du lịch sẽ hiểu hơn về lịch sử VN, con người VN...Đó cũng là một cách Quảng bá du lịch đầy tinh thần dân tộc, mang tính nhân văn sâu sắc...

Chỉ cần trước khi làm một điều gì đấy hãy suy nghĩ chậm đi một giây để hiểu lợi nhuận là cái tốt, nhưng để lợi nhuận che mất lịch sử dân tộc thì có nên không, không khéo chính chúng ta lại sa vào cái bẫy do chính ta đặt thì cũng nên. Nên nhớ, gã láng giềng rất ranh ma khi biến cái của chúng ta thành cái của gã đấy...

Giờ mới hiểu tại sao học sinh, sinh viên...gọi chung là rường cột của đất nước lại hiểu và thông suốt sử china hơn là sử việt. Thế mới biết tại sao kỳ thi vừa rồi môn sử lại kém như thế?

Không biết rồi đây còn có tỉnh nào nữa lại có sáng kiến thu hút du lịch đến địa phương mình bằng cách mô phỏng Thiên an Môn nữa không?
Lịch sử hàng ngàn năm Tỗ Tiên ta là lịch sử chống Hán. Vì sao chống, chống như thế nào ? Tại sao đến bây giờ Hán vẫn nuôi dã tâm thôn tính Việt Nam ta. Hán đã dùng những kế sách nào trong mưu toan biến nước ta thành một tỉnh của Tàu ? Vấn đề được đặt ra để chúng ta xem xét và nhận thức lại một cách đúng đắn. Từ đó mỗi con dân Việt biết phải làm gì trước hiểm họa xâm lăng của Hán. Mọi hình thái văn hóa Hán tràn vào nước ta dưới mọi hình thức xưa cũng như nay không phải là vô tình. Tất cả đều có sự toan tính nằm trong kế sách xâm lược nhằm thôn tính nước ta. Nhận thức sai lầm dẫn đến hành động sai lầm, vô tình tiếp tay cho giặc trong tham vọng bành trướng. Hậu quả thực nguy hiểm khôn lường cho đất nước.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Nguyễn Hồng Hải đã viết:
Tuấn Khỉ đã viết:
Gió Đông Ngân đã viết:
Chắc mọi người cũng đã đọc bài này trên Vietnamnet và một số báo mạng,theo thiển ý của tôi thì tác giả bài viết đã hơi quá khích trong tư tưởng chống Trung Quốc.
Khu du lịch là nơi để du khách đến tham quan và thư giãn,mọi cách bài trí trong khu du lịch đều nhằm vào mục đích tạo cảnh quan để thu hút du khách miễn những cảnh quan đó không gây phản cảm.Vạn Lý Trường Thành là một kỳ quan được thế giới công nhận thế thì tại sao chúng ta lại phản ứng ?
Nếu những ai đã từng đi du lịch Trung Quốc,đến Thâm Quyến tham quan công viên Window of the World thì sẽ thấy nhiều công trình kiến trúc thu nhỏ của các nước như Kim tự tháp, Tượng Nhân Sư, Tháp Eiffel, Nhà Thờ Đức Bà Paris, Núi Tổng Thống, tượng Nữ Thần Tự Do, Nhà hát Opera Sydney, Đền Angkor và có cả Chùa Một Cột của VN thì chúng ta nghỉ thế nào ?
Chống Trung Quốc là chống chủ trương xâm lược và bành trướng của một thiểu số người Trung Quốc chứ không vì bức xúc nhất thời mà chúng ta chống cả nhân dân Trung Quốc,nền Văn Hoá lâu đời cũa Trung Quốc và cả những danh lam thắng cảnh,di tích lịch sử của Trung Quốc.
Nghiên cứu, học tập, sử dụng, bắt chước... văn hóa là tất yếu lịch sử, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay. Tuy nhiên, tỷ trọng quá lớn của những cái gọi là Trung Quốc, kể cả từ hàng hóa, đầu tư, tiêu dùng, công nghiệp... đến phim ảnh, lịch sử, văn chương, giải trí... là điều cần xem xét và phải được cảnh tỉnh.

Nếu Trung Quốc được xem xét trong tỷ lệ cân đối với các nền văn hóa khác thì khỏi phải bàn. Nhưng nếu tỷ trọng Trung Quốc vượt trội và nổi bật hẳn lên thì lại là điều đáng báo động.

Ngoài ra, chi tiết cụ thể của công trình: trong bối cảnh nào? ở đâu? hình thức và nội dung ra sao? mức độ thế nào... cũng nên đặt ra với những người thiết kế và xây dựng.

Cuối cùng, trong những thời điểm đặc biệt như xung đột, mâu thuẫn, chiến tranh... việc tuyên truyền, quảng bá cho văn hóa của đối phương có thể bị cấm ngặt.
Có quá nhiều cái để mà mệt mỏi và chán nản. Cách đây không lâu là bộ phim Hướng về Thăng Long gần như china hoá đến 80%, cách đây không lâu nữa là hội chứng treo đèn lồng toàn chữ china ở Đà Nẵng, Thanh Hoá, Hà nội...và bây giờ là đến chuyện xây vạn lý Trường Thành ở Đà Lạt....

Đành rằng VLTT là kỳ quan của thế giới, không chỉ riêng Đà Lạt ngưỡng mộ để biến cái ngưỡng mộ trong tâm tưởng thành hiện thực, mà nhân dân VN cũng ngưỡng mộ đấy thôi, nhưng...

Giá mà Đà lạt nghĩ sâu hơn một chút thì hay biết mấy: Nước ta có rất nhiều truyền thuyết, cũng có những kỳ quan được Thế giới công nhận...sao Đà lạt không mô phỏng một trong những kỳ quan ở Hạ long, Quảng Ninh...hoặc là truyền thuyết Thành cổ loa... hoặc là thời sự nhất là mô hình Quần đảo Hoàng sa, Trường sa...để có dân ta, thế hệ trẻ của VN và bạn bè Quốc tế đến du lịch sẽ hiểu hơn về lịch sử VN, con người VN...Đó cũng là một cách Quảng bá du lịch đầy tinh thần dân tộc, mang tính nhân văn sâu sắc...

Chỉ cần trước khi làm một điều gì đấy hãy suy nghĩ chậm đi một giây để hiểu lợi nhuận là cái tốt, nhưng để lợi nhuận che mất lịch sử dân tộc thì có nên không, không khéo chính chúng ta lại sa vào cái bẫy do chính ta đặt thì cũng nên. Nên nhớ, gã láng giềng rất ranh ma khi biến cái của chúng ta thành cái của gã đấy...

Giờ mới hiểu tại sao học sinh, sinh viên...gọi chung là rường cột của đất nước lại hiểu và thông suốt sử china hơn là sử việt. Thế mới biết tại sao kỳ thi vừa rồi môn sử lại kém như thế?

Không biết rồi đây còn có tỉnh nào nữa lại có sáng kiến thu hút du lịch đến địa phương mình bằng cách mô phỏng Thiên an Môn nữa không?
Sao không mô phỏng gò Đống Đa nhỉ? Toàn xác quân thanh cả đấy...
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Để nhận ra cái biện chứng lạ lùng và tất yếu của lịch sử



SGTT.VN - Trong kỳ thi đại học vừa qua, điểm thi môn sử thấp một cách thảm hại. Nói chung chỉ độ 4% trên điểm trung bình. Nhiều trường có tới 99% điểm dưới trung bình, mà chủ yếu là điểm 0 và điểm 1. Có trường chỉ một thí sinh có điểm 5 là cao nhất. Vẫn biết chuyện dạy sử và học sử từ trước đến nay đã có nhiều vấn đề nhức nhối, nhưng một kết quả như năm nay thực sự làm cho xã hội xôn xao, và làm đau đầu các nhà quản lý giáo dục, các nhà sử học, các thầy giáo, học sinh và cha mẹ học sinh.

Đây là chuyện hết sức nghiêm túc, nên cũng phải nói với nhau rất nghiêm túc

Hãy coi trọng các giá trị tinh thần.
Những biến chuyển thời đại đòi hỏi hơn bao giờ hết phải coi trọng khoa học xã hội nhân văn, trong đó có sử và môn sử (và cả môn văn nữa, mà kết quả vừa rồi cũng chẳng hay ho hơn mấy). Đứng trước những vấn đề như vậy, cách đây mấy năm, trường đại học Harvard của Mỹ đã rà soát lại toàn bộ chiến lược của họ, và nghiêm khắc nhận ra, mặc dù đã cố gắng rất nhiều, họ vẫn còn coi trọng chưa đủ các môn xã hội nhân văn và quyết chuyển hướng mạnh mẽ hơn nữa vào các môn ấy. Bởi vì đối với bất cứ xã hội nào, ở bất cứ thời đại nào, khi khoa học kỹ thuật công nghệ càng phát triển thì càng khẩn thiết hơn, chính khoa học xã hội nhân văn là hết sức cần thiết để giữ cái nền bền chắc cho xã hội và con người. Nó làm cho con người dẫu có khoa học công nghệ cao đến đâu, vật chất nhiều đến đâu, cũng vẫn còn là con người chứ không phải là những cái máy khô cằn, nhất là những cái máy chỉ biết hau háu làm ra tiền và nhai tiền.

Giữ cho nhân loại còn là nhân loại, chứ không là một đống những vật tinh xảo mà vô cảm và vô lương. Một xã hội quay lưng lại với các khoa học xã hội và nhân văn là một xã hội suy đồi.

Một nền giáo dục trong thực tế liệt khối C xuống hạng bét, để cho “chuột chạy cùng sào mới vào khối C”, là một nền giáo dục bế tắc. Và đừng nói rằng điều đó không liên quan gì đến tội ác gia tăng trong xã hội, và cả trong học đường, làm nhức nhối toàn xã hội. Tất nhiên, vấn đề ở đây lớn hơn vấn đề giáo dục, lớn hơn vấn đề của ngành giáo dục, nhưng muốn nói gì thì nói, ngành giáo dục phải chịu trách nhiệm chính. Bởi vì nó được sinh ra, xã hội bỏ tiền mồ hôi nước mắt ra nuôi nó, là để nó làm trước hết công việc ấy: giữ cái nền bình ổn lâu dài vững chãi cho xã hội, cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Quả đã đến lúc cần rà soát lại một cách căn bản toàn bộ chiến lược của nền giáo dục này; và câu hỏi căn bản, đầu tiên là: nó định chế ra máy hay đào tạo ra người? Nếu đào tạo ra người thì nhất thiết không vì bất cứ lý do gì có thể để mặc cho khối C lủi thủi như vậy, không thể coi kết quả thảm hại của thi sử năm nay là bình thường. Bởi vì đấy không chỉ là chuyện kết quả học sử, thi sử như thế nào, mà là dấu hiệu con người coi nhẹ các giá trị tinh thần và nhân văn!

Nhìn vào lõi của vấn đề
Mấy hôm nay nhiều người đã bàn tán xôn xao về sự cố này, và nhiều ý kiến đã tập trung vào cách dạy và học sử. Chắc đều đúng. Tuy nhiên hình như cũng chưa đến lõi của vấn đề. Hẳn ai cũng biết trong các môn học ở trường hiện nay, bị học sinh sinh viên chán nhất, ghét nhất, do đó cũng học kém nhất, học một cách đối phó nhất, kết quả tất cũng tệ nhất là môn sử và môn văn – cùng một vài môn khác thuộc cái gọi là “chương trình cứng”. Vì sao? Rất đơn giản vì đó là những môn bị chính trị hoá nhiều nhất, nặng nề nhất! Chính trị chắc chắn không có gì là xấu, trái lại là khác. Học chính trị là quá cần thiết, và có thể dạy thật hay. Nhưng sử là sử, văn là văn, chính trị là chính trị, không thể và hoàn toàn không nên lẫn lộn, dùng cái này để làm cái kia, đem cái này làm công cụ cho cái kia. Mỗi môn có chức năng riêng không thể thay thế của nó để làm nên con người ra người.

Học sử, học văn như thế, thú thật đến tôi cũng chán ghét, và đi thi chưa chắc đã được 0,5 điểm như thí sinh tội nghiệp vừa rồi.

Gần đây, giáo sư Ngô Việt Trung, viện trưởng viện Toán học Việt Nam, đã nói rất thẳng thắn: Phải tách khoa học ra khỏi thế quyền. GS Hoàng Tuỵ thì nói: Phải “thế tục hoá”nền giáo dục của chúng ta. Ai cũng biết cuộc cách mạng về giáo dục ở châu Âu đưa đến nền giáo dục hiện đại rực rỡ ngày nay, là kết quả tuyệt vời của cuộc đấu tranh thế tục hoá giáo dục, giải phóng giáo dục ra khỏi kiềm chế lâu dài của nhà thờ. Cần hiểu lời Hoàng Tuỵ trong ý nghĩa đó.

Nhân nói chuyện sử, xin kể điều này, ở Pháp có một tổ chức do các nhà sử học độc lập lập ra, tên là CVUH (Comité de Vigilance face à l’usage public de l’histoire), có thể dịch là uỷ ban Cảnh giác đối mặt với việc đưa lịch sử ra sử dụng trong công chúng. Vậy đó, lịch sử luôn rất dễ bị lợi dụng, thậm chí bóp méo, cắt xén, cắt nghĩa tuỳ tiện bởi các thế lực khác nhau nhằm làm công cụ cho những mục đích phi lịch sử. Ở nhà trường, cảnh giác với lợi dụng này càng phải ráo riết hơn. Học lịch sử cũng tuyệt nhiên không cần nhớ thuộc lòng đến mụ mị bất cứ ngày tháng phiền phức và vô ích nào, khi chúng ta đang sống trong thời đại chỉ cần nhẹ tay nhấp chuột là ra tất cả. Học sử là để có cái mà không bất cứ con chuột hiện đại nào nhấp ra được cho ta: nhận ra được biện chứng lạ lùng và tất yếu của lịch sử, để mà biết làm người cho xứng đáng người, làm công dân độc lập, tự chủ, sáng tạo, đầy trách nhiệm của nước Việt và của thế giới.

NGUYÊN NGỌC
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nói Về Bán Nước

Có thể có một thằng bán nước,
Có thể có nhiều thằng bán nước,
Có thể có cả chính phủ bán nước,
Không thể có nhân dân bán nước!

Đất nước, chủ quyền là của nhân dân
Nhân dân sẽ đòi và sẽ đòi bằng được!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Bán thì dễ. Đòi thì khó.1000 năm Bắc thuộc còn nhức nhối đến tận giờ!!!
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thái Thanh Tâm đã viết:
Bán thì dễ. Đòi thì khó.1000 năm Bắc thuộc còn nhức nhối đến tận giờ!!!
Xưa nay nhân dân có được làm việc dễ bao giờ!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Thái Thanh Tâm đã viết:
Bán thì dễ. Đòi thì khó.
Đã bán thực sự thì làm sao mà đòi được? Nga có mơ đến chuyện đòi Mỹ vùng đất Alaska không?
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Thái Thanh Tâm đã viết:
Bán thì dễ. Đòi thì khó.1000 năm Bắc thuộc còn nhức nhối đến tận giờ!!!
Xưa nay chỉ có cho mượn thì đòi lại, có ai bán rồi đòi đâu.
"Giang sơn nhập dạ, trùng vi chính"!!!

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Bán trộm không văn tự, nên kẻ có liêm sỉ phải vất vả đi đòi.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [110] [111] [112] [113] [114] [115] [116] ... ›Trang sau »Trang cuối