Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [98] [99] [100] [101] [102] [103] [104] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Mạng xã hội là “cơ hội chưa từng có của thế giới”

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon nói rằng các phương tiện báo chí mới, mạng xã hội, đang mở ra những cơ hội chưa từng có cho mọi người trong việc tạo ra và tiếp nhận thông tin, thúc đẩy dân chủ và tiến bộ xã hội.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/96/ee/Ban-Kimoon.jpg
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon. Ảnh: AP


Các mạng xã hội như Facebook hay Twitter đang giúp tạo ra những thay đổi kinh ngạc trên thế giới, thay đổi cách thức giao tiếp của hàng trăm triệu người. Nhấn mạnh đến vai trò của các mạng xã hội trong các diễn biến dồn dập ở thế giới Ảrập đầu năm nay, hay trong thảm hoạ thiên nhiên ở Nhật Bản, ông Ban cho rằng các mạng xã hội sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn trong thế giới ngày nay.

“Chúng ta đang có những cơ hội chưa từng có, nhờ các công nghệ và phương tiện truyền thông mới. Ngày càng nhiều người có thể chia sẻ thông tin và trao đổi quan điểm, không chỉ trong quốc gia và còn vượt ra ngoài khuôn khổ các biên giới”, tuyên bố chung của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và chủ tịch UNESCO Irina Bokova đưa ra hôm nay có đoạn.

“Đây là điều tuyệt vời tạo điều kiện cho sự sáng tạo, cho những xã hội tốt đẹp và cho tất cả mọi người”.

Phát biểu của ông Ban được đưa ra tại hội nghị của Liên Hợp Quốc nhân ngày Tự do báo chí thế giới. Từ năm 1993, ngày 3/5 hàng năm được UNESCO (Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục của Liên Hợp Quốc) chọn làm ngày tự do báo chí toàn cầu.

Vai trò của các mạng xã hội trong việc tạo ra và duy trì tự do thông tin được đề cao. Trong thời đại ngày nay, các phương tiện như điện thoại di động, mạng xã hội, đã đựoc nhiều ngưòi, đặc biệt là những người trẻ tuổi, sử dụng rộng rãi và tạo ra tiến bộ xã hội.

Báo chí truyền thống đang đứng trước thách thức của việc chạy đua đưa tin nhanh hơn và đa dạng hơn các mạng xã hội. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng sự phát triển của các mạng xã hội không nhất thiết dẫn đến suy vong của các loại hình báo chí truyền thống.

Các chuyên gia chỉ ra rằng có 3 lực lượng trong cuộc các h mạng thông tin hiện nay, gồm các mạng xã hội, những cá nhân dẫn dắt xu hướng thông tin trên các mạng xã hội, và báo chí truyền thống.

Chẳng hạn trong các diễn biến ở Tunisia hay Ai Cập, những người dùng điện thoại di động và mạng xã hội tạo ra một lượng thông tin khổng lồ. Một số cá nhân, chẳng hạn như Wael Ghonim trở thành người dẫn dắt luồng thông tin đó. Và cuối cùng, các kênh truyền hình như Al-Jazeera hay France 24 - với thế mạnh kiểm chứng thông tin, đã giúp đưa thông tin từ các những người sử dụng công nghệ và mạng xã hội trở thành tin tức.

Báo chí truyền thống khiến các tin tức đó được phổ biến rộng rãi. Ba lực lượng này hình thành một tam giác tương hỗ lẫn nhau. Tin tức sau khi phát đi lại được các thành viên của mạng xã hội tiếp nhận, truyền bá và thảo luận, rồi từ đó tạo ra làn sóng tin tức mới.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/96/ee/Ghonim.jpg
Wael Ghonim, một trong những người đóng vai trò phát động biểu tình lật đổ Mubarak. Ảnh: AFP


Andy Carvin là chiến lược gia về mạng xã hội của đài phát thanh quốc gia Mỹ NPR. Trong những ngày đầu năm nay, mỗi ngày ông làm việc với những người dẫn dắt các mạng xã hội ở Ai Cập 16-17 giờ đồng hồ mỗi ngày, trở thành một “ngôi sao” trên Twitter.

Carvin cho rằng hoạt động của các phóng viên trên mạng ngày nay giống như của những biên tập viên dẫn các chương trình tin tức. “Người dẫn tin dựa vào phóng viên, biên tập viên và các chuyên gia”, Carvin nói. “Còn ngày nay, công việc của tất cả những người này được thực hiện bởi các twitter”.

Trong thời gian diễn ra cuộc nổi dậy ở Ai Cập, Carvin – không biết tiếng Ảrập, không phải là chuyên gia về Trung Đông – đã dựa vào thông tin của hơn 45.000 ngưòi theo ông trên mạng – liên tục dẫn dắt một dòng thông tin dồi dào và ổn định. Để kiểm chứng thông tin, Carvin dựa vào nguyên tắc số đông. Ông đặt ra một vài câu hỏi và nhận được hàng nghìn câu trả lời, từ đó phân tích và phán đoán.

Hôm 1/5, khi tin tức về cái chết của Osama bin Laden loan ra – đi trước tất các cả báo chí - Carvin đã liên tục theo dõi và phát đi phát lại tin này trên các mạng xã hội. Tuy nhiên chỉ đến khi có khẳng định chính thức từ Nhà Trắng, ông mới biến nó thành tin tức thực sự.

Các mạng xã hội toàn cầu như Facebook và Twitter có ảnh hưởng rộng lớn, nhưng chúng cũng không ngăn cản sự phát triển của các mạng địa phương. Viewspaper tại Ấn Độ là một ví dụ. Mạng này có sự tham gia của người ở lứa tuổi từ 17 đến 25, và không nhận bài viết của những người trên 35. Đây là nơi người tham gia đọc và thảo luận về hàng loạt chủ đề, từ các chính sách xã hội đến ẩm thực và thời trang.

Shiv Dravit, 25 tuổi, kể lại rằng khi anh lập ra mạng này hồi năm 2007, anh và các biên tập viên không chuyên đã đi đến rất nhiều trường đại học để giới thiệu với sinh viên. “Sau đó, khi chúng tôi có nhiều người biết đến, chính các độc giả bắt đầu viết.

“Mỗi khi có một bài báo mới, chúng tôi luôn trông đợi nhận được thật nhiều ý kiến với các cách nhìn khác nhau”, Shiv Dravit, được mời từ Ấn Độ tới hội nghị về báo chí mới và mạng xã hội tại Washington DC, nói. “Điều quan trọng nhất đối với chúng tôi, đó là ý kiến phản hồi”.

Hiện Viewspaper có 5.000 người viết thường xuyên, mỗi ngày viết lên 7.000 mẩu tin hoặc gửi ý kiến bình luận.

Dravit cho hay một số công ty truyền thông khác cũng mở ra những trang tương tự, nhưng không thành công. Lý do là bởi các trang đó không làm ra đủ tiền để tồn tại, nhưng điều quan trọng hơn trong thất bại của họ là lối mòn. “Họ vẫn không thể thoát khỏi cách làm cũ, đó là đăng ý kiến của những cái gọi là chuyên gia tuổi hơn 60 tóc bạc da mồi, giảng giải cho giới trẻ”, Dravit bình luận.

Thanh Mai

Bấm vào đây xem bản gốc trên http://vnexpress.net/Images/Logo.gif
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Dạ thưa thầy -bài thơ đầy tâm thế

Tôi nhớ một lần trong cuộc phỏng vấn về văn học đương đại nhà thơ Hữu Thỉnh-Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam có nói một ý hay và mới: Hình như trong văn học chúng ta bây giờ thiếu những nhân vật 'khiêm nhường'.
Vâng, khiêm nhường là một ứng xử xã hội rất Á Đông, rất Việt Nam. Ở đó vừa quy định một phong cách sống, một đạo đức sống vừa tĩnh tại, vừa vận động uyển chuyển như 'nước' được Lão Tử- (một triết gia Trung Quốc) trong cuốn 'Đạo đức kinh' nâng lên thành triết lý sống.
Khiêm tốn và nhường nhịn còn bộc lộ rõ một bản lĩnh sống tự biết, không cạnh tranh bon chen, nhất là trong đời sống thị trường hiện nay. Nhà thơ Võ Thanh An trong bài ngày Dạ thưa thầy với giọng thơ tự sự nhiều chiêm cảm, điềm đạm, đồng cảm được với người đọc bằng chính sự khiêm nhường tự vấn của mình. Đây cũng là một cách đi của thơ với những độc thoại, đối thoại không cần giải thích, tạo ra những khoảng chùng day dứt và bước chuyển đột ngột của thơ nhanh tới lõi hạt
nhân ý tưởng.
Dạ thưa thầy là lời thưa cẩn trọng nhưng cũng chính là sự bức xúc muốn được bộc bạch với người thầy giáo kính yêu của mình. Ở đây triết lý nhà Phật: Cõi luân hồi là 'bể dâu, dâu bể' như một sự an ủi đồng cảm trước câu hỏi bức bối: 'Dạ thưa thầy, con đã nhịn đến quên mình-sao sự lành hiếm thế?'.
Chữ 'nhịn' đuợc đặt trong văn cảnh này rất hay, gần gũi với cách nói, cách sống của người thôn quê mộc mạc, của bản chất trung thực, hồn hậu: 'Nhịn đến quên mình'. Nhà thơ đã nâng cảm xúc lên một cấp độ khá cao hơn: Con vẫn nhớ lời thầy diệt oán bằng ân'. Đây chính là kinh nghiệm sống của người quân tử biết quên quá khứ, biết bỏ qua sự thù địch, nhưng đời sống hiện tại lại hiện diện bằng sự 'đổi trắng thay đen'. Võ Thanh An rất có ý thức chọn lọc chi tiết khi dùng hình ảnh tương phản viên phấn trắng-bút dạ đen; tấm bảng gỗ-tấm phoóc-mi-ca trắng. Sự nghịch lý này tạo ra những mâu thuẫn nội tại, bản chất bắt đầu thay đổi từ hình thức.
Hai câu thơ xúc động nhất là nốt trầm sâu thẳm làm chùng lại không khí tâm trạng thẳng căng của bài thơ : 'Dạ thưa thầy, con vẫn là một đứa bé y nguyên-run lên trước cuộc đời như đã từng run lên khi thầy kêu lên bảng'. Hình ảnh cậu học trò run lên thật nguyên sơ trọn vẹn.Thơ thảng thốt như vậy thật hiếm. Từ thảng thốt đến thổn thức là một bước nhảy đột biến của cảm xúc.
Cái hay của bài thơ này không nằm trong sự cách tân mới mẻ vềngôn ngữ, hình tượng thơ mà ở cái tình sâu lắng với lối nói thật khiêm nhường trăn trở khi đặt câu hỏi: 'Bao giờ cuộc đời lành hơn?'. ở đây tác giả không nói cuộc đời đẹp hơn, hay tốt hơn mà lành hơn. Chữ 'lành' hợp với không khí nghiêm cẩn của bài thơ 'lành' và 'nhịn'. Lành ở mức độ thấp hơn, một hy vọng thật giản đơn, mỏnh manh gieo vào lòng người những trắc ẩn cảm thông.
Sự vận động của tứ thơ qua sự nhắc lại: 'Dạ thưa thầy' tạo ra một không gian mở phấp phỏng. Câu cuối Dạ thư thầy để ngỏ như hình bóng của học trò đứng lặng lẽ trước thầy để tự mình tìm ra câu trả lời bằng chính cuộc đời với niềm tin 'Con vẫn tự tin sự nhịn là cứu cánh'...
(Nguyễn Ngọc Phú)


Dạ thưa thầy
(Võ Thanh An)

Dẫu biết rằng: Một sự nhịn là chính sự lành
Dạ thưa thầy, con đã nhịn đến quên mình
Sao sự lành hiếm thế?
Vâng! Thì cõi luân hồi là bể dâu, dâu bể.
Con vẫn nhớ lời thầy diệt oán bằng ân
Dạ thưa thầy, viên phấn trắng đã đổi màu ngày
ngày nay bảng đen có nơi thay tấm phoóc-mi-ca màu trắng
Buộc lòng viên phấn là bút dạ màu đen.
Dạ thưa thầy, con vẫn là một đứa bé y nguyên
Run lên trước cuộc đời như đã từng run lên khi thầy kêu lên bảng.
Dạ thưa thầy, con vẫn tin sự nhịn là cứu cánh
Bao cuộc đời lành hơn?
Dạ thưa thầy...


(Nguyễn Ngọc Phú)
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

haanh8354 đã viết:
Dạ thưa thầy -bài thơ đầy tâm thế

Tôi nhớ một lần trong cuộc phỏng vấn về văn học đương đại nhà thơ Hữu Thỉnh-Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam có nói một ý hay và mới: Hình như trong văn học chúng ta bây giờ thiếu những nhân vật 'khiêm nhường'.
...
(Nguyễn Ngọc Phú)
Tôi chẳng đồng ý với ông Hữu Thỉnh một tý nào cả! Theo tôi, văn học đương đại đang thiếu những tác phẩm, những nhân vật kiêu căng mới đúng!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Thế mới gọi là nói và làm!
Nói dễ hơn làm...
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Tường Thụy đã viết:
Lang thang trên net, thấy có bài viết về sếp Hoa Xuyên Tuyết, mình mang về đây để khoe sếp mình tí: :D

Thuỵ Anh - nhánh bạch dương bên trời ký ức (07/05/2011)

(Evan.VnExpress)
Em cũng xin được té nước theo mưa!

Đọc THỤY ANH ngoài giới hạn Topten và giải thưởng
http://images.yume.vn/buzz/20110505/th%E1%BB%A5y%20anh.jpg
Nước Nga luôn để lại những ký ức sâu đậm trong Thuỵ Anh. Ảnh: Xuân Thủy.

Cuộc thi truyện ngắn Văn Nghệ Quân Đội kết thúc, tác giả Thuỵ Anh chỉ đoạt giải ba. Trong cuộc thi này hai truyện ngắn Lusia và Cây cải Tashkent lại „bay“ tới báo Văn nghệ và rơi vào Topten hai năm  do Văn Nghệ tuyển chọn. Thật là đáng tiếc. Nói chung văn xuôi Thuỵ Anh không có nhân vật xấu để người đọc căm ghét. Dù ở bất cứ trạng thái sống nào, các nhân vật dẫu có dị tật bản năng hay dị tật sinh ra từ hoàn cảnh sống đều đáng thương, thậm chí có cả nét đáng yêu, như người dượng ở truyện cây cải cố gắng xoay chuyển, năng động kiếm tiền cho vợ con chả đáng yêu sao? Cuộc sống  ở xứ người, cái ác của đồng loại, thậm chí của chính đồng bào mình không thiếu, tác giả cũng không né tránh nó, khi phản ánh điều ấy vào tác phẩm. Như chi tiết bọn Mafia Việt ở Cây cải Tashkent…Song ở Thuỵ Anh, hình như đào xới cái ác không phải chủ đích của chị (cũng là của nhiều nhà văn khác hiện nay). Các câu chuyện ở văn xuôi Thuỵ Anh, từ đoản văn tới các sáng tác dầy dặn ở cấp độ cao hơn, dầy công hơn, đều cố gắng đánh thức tính thiện của con người. Đọc Thuỵ Anh xong, dù có man mác buồn, người đọc vẫn thấy không quá bi quan.

Đọc Thuỵ Anh

NGUYỄN VĂN THỌ

Năm ngoái, Tết xong, nhiều người mới có thời gian đọc Top 10 truyện ngắn hay trong năm do báo Văn Nghệ bình chọn. Bắt gặp truyện Lusia(1) khá ấn tượng của Thuỵ Anh - một bút hiệu lạ hoắc,  nhiều bạn đọc tò mỏ hỏi tác giả này là ai?
…………………………………………………….
(Bác nào quan tâm, nhấn chuột vào chữ “Tường Thụy đã viết“ở phía trên để xem toàn bộ nội dung bài viết).
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Nhiều thí sinh 'nói không' với ngành sư phạm
"Tệ hại nhất là các trường sư phạm, nếu như mấy năm trước, sư phạm lựa chọn đầu tiên thì năm nay số hồ sơ nộp vào Trường ĐH sư phạm Hà Nội chỉ vài chục bộ".
Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp (Sở GD-ĐT Yên Bái) Nguyễn Văn Du thốt lên trong buổi  bàn giao hồ sơ đăng  ký dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ của các địa phương tới các trường ở miền Bắc diễn ra sáng nay.  
Ông  lo lắng, nhà nước cần có chính sách thu hút thí sinh học sư phạm nếu không tương lai sẽ không có giáo viên.
Nguồn:
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/19469/nhieu-thi-sinh--noi-khong--voi-nganh-su-pham.html
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Lạm phát là do chi tiêu công quá mức

(Dân trí) - Yếu tố tiền tệ, chi tiêu công quá mức và phân bổ vốn thiên lệch ở khu vực thị trường được các chuyên gia xác định là những nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát trong thời gian vừa qua.

Lạm phát luôn cao hơn mức tăng trưởng

Lạm phát thực sự đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 4/2011, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam đã tăng tới 9,64%, đã cao hơn mục tiêu kiềm chế ở 7% mà Quốc hội thông qua đầu năm.

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2011/05/09/9bdlamphat_09052011.jpg
Lạm phát đang trở thành mối lo ngại của toàn xã hội.


Nhận diện về tình hình này, tại buổi giao lưu trực tuyến mới đây với chủ đề: “Lạm phát 2011: Nhận diện và giải pháp”, chuyên gia kinh tế Huỳnh Thế Du (thuộc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright) cho rằng, trong thời gian qua, lạm phát của Việt Nam luôn cao hơn một cách bất thường so với các nước trong khu vực. Trong khi ở các nước này nhìn chung mức lạm phát luôn thấp hơn mức tăng trưởng GDP (cụ thể là hầu hết đều dưới 5%) từ năm 2004 đến nay, thì lạm phát ở Việt Nam luôn cao hơn tăng trưởng GDP.

Ông Du chỉ ra rằng, nguyên nhân cơ bản của lạm phát ở Việt Nam chính là yếu tố tiền tệ. Nói một cách khác nguồn vốn đã không được sử dụng hiệu quả do: đầu tư công quá mức; sự thiên lệch trong việc phân bổ vốn ở khu vực doanh nghiệp; và cuối cùng là việc theo đuổi chính sách ổn định tỷ giá đồng tiền trong bối cảnh lạm phát luôn tăng cao làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Không thể phủ nhận sự cần thiết của đầu tư công song nhà nước chỉ nên tham gia vào những lĩnh vực đem lại lợi ích lớn cho cả nền kinh tế mà tư nhân không có động cơ để làm hoặc làm không có hiệu quả. “Nhưng trên thực tế, nhà nước đã tham gia quá nhiều vào các hoạt động kinh tế và nhiều khi còn cạnh tranh và chèn lấn khu vực tư nhân.” - ông Du nhận định.

Cũng liên quan đến đầu tư công, chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương bổ sung thêm: “Lạm phát của Việt Nam bắt nguồn từ mô hình tăng trưởng và cách thức mà chúng ta sử dụng để đạt được mục đích tăng trưởng. Tăng trưởng của chúng ta cho đến nay chủ yếu vẫn dựa vào mở rộng đầu tư, nhưng đầu tư nhìn chung lại kém hiệu quả, nhất là đầu tư nhà nước.”

Hiện tượng lựa chọn ngược khi lãi suất cao

Theo nhận định của ông Du, lãi suất cao là kết quả của lạm phát cao và việc thắt chặt tiền tệ của Ngân Hàng Nhà nước. Lãi suất cao, đầu tư sẽ giảm do vậy sẽ giảm áp lực tăng giá trong trước mắt. Tuy nhiên, khi đầu tư giảm sẽ dẫn đến tăng trưởng giảm đó là tác động trực tiếp của lãi suất cao.

Ở đây có một vấn đề cần quan tâm là hiện tượng lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức (tâm lý ỷ lại) khi lãi suất bị đẩy lên cao. Theo ông Du, khi lãi suất cao, những hoạt động kinh doanh thông thường với suất sinh lợi kém, rủi ro vừa phải không thể đi vay được vì suất sinh lợi không bù đắp được chi phí lãi vay. Chỉ những khoản đi vay có rủi ro cao kèm với suất sinh lợi cao mới có thể vay được. Hiện tượng này gọi là lựa chọn ngược.

Hơn thế, đối với những người đi vay, do lãi suất cao, để có thể bù đắp được chi phí lãi vay nên người ta có xu hướng đầu tư vào các hoạt động kinh doanh rủi ro cao hơn để mong có được một suất sinh lợi tương ứng.

Nếu vòng xoáy trên cứ tiếp tục thì cuối cùng hầu hết các khoản vay đều là những khoản vay có rủi ro hay không trả được nợ cao. Hậu quả là nợ xấu ngân hàng cao và đến một lúc nào đó các ngân hàng có thể mất thanh khoản kéo theo toàn hệ thống sụp đổ do hiệu ứng dây chuyền.

Do vậy, song song với việc cải thiện môi trường kinh doanh thì việc duy trì mức tăng giá hay lạm phát thấp là vấn đề cốt lõi đối với một nền kinh tế và là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của chính phủ.

Theo ông Nguyễn Đình Cung, trong năm nay, nếu Chính phủ kiên trì thắt chặt tài khóa và tiền tệ thì nguyên nhân cầu kéo (do mở rộng chính sách tài khóa và tiền tệ) lạm phát sẽ dần được loại trừ.

Tuy vậy, nếu không khởi động trên thực tế quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa chủ yếu vào nâng cao năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thì nguyên nhân sâu xa của lạm phát vẫn còn nguyên, và nguy cơ lạm phát do cầu kéo sẽ quay trở lại.

LH

Bấm vào đây xem bản gốc trên Dân Trí
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Thơ của:
-  Tiến sĩ Quản lý Nhà nước
-  Kỹ sư chế tạo máy
-  Nhà thơ
-  Bí thư tỉnh uỷ tỉnh Thái Nguyên
-  Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên
PHẠM XUÂN ĐƯƠNG

Mời các bạn thưởng thức: :)

Vinh quang hồn dân tộc

Bản hùng ca bất tử
Qua năm tháng
Theo chiều dài lịch sử
Đất nước tôi
Chiến thắng mọi quân thù!
Hồn dân tộc
Là hùng thiêng sông núi
Là biên cương
Hải đảo quê hương…
Quê hương
Hồn dân tộc -Các anh hùng liệt sĩ
Những người con ngã xuống đất này…
Hồn dân tộc
Là quê hương-sức mạnh
Đấu tranh cho đất nước trường tồn!
Hồn dân tộc
Sáng ngời chân lý
Những cuộc trường chinh “ Không có gì quý hơn độc lập tự do”
Hồn dân tộc
Nâng ta tiếp bước
Việt Nam ơi!
Chắp cánh hòa bình!

Phạm Xuân Đương

Nguồn Ở ĐÂY ạ.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tường Thụy đã viết:
Thơ của:
-  Tiến sĩ Quản lý Nhà nước
-  Kỹ sư chế tạo máy
-  Nhà thơ
-  Bí thư tỉnh uỷ tỉnh Thái Nguyên
-  Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên
PHẠM XUÂN ĐƯƠNG

Mời các bạn thưởng thức: :)

Vinh quang hồn dân tộc

Bản hùng ca bất tử
Qua năm tháng
Theo chiều dài lịch sử
Đất nước tôi
Chiến thắng mọi quân thù!
Hồn dân tộc
Là hùng thiêng sông núi
Là biên cương
Hải đảo quê hương…
Quê hương
Hồn dân tộc -Các anh hùng liệt sĩ
Những người con ngã xuống đất này…
Hồn dân tộc
Là quê hương-sức mạnh
Đấu tranh cho đất nước trường tồn!
Hồn dân tộc
Sáng ngời chân lý
Những cuộc trường chinh “ Không có gì quý hơn độc lập tự do”
Hồn dân tộc
Nâng ta tiếp bước
Việt Nam ơi!
Chắp cánh hòa bình!

Phạm Xuân Đương

Nguồn Ở ĐÂY ạ.
Thà rằng đừng viết thì hơn
Viết ra dân tộc hết hồn vì thơ.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tường Thụy đã viết:
Thơ của:
-  Tiến sĩ Quản lý Nhà nước
-  Kỹ sư chế tạo máy
-  Nhà thơ
-  Bí thư tỉnh uỷ tỉnh Thái Nguyên
-  Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên
PHẠM XUÂN ĐƯƠNG

Mời các bạn thưởng thức: :)

Vinh quang hồn dân tộc

Bản hùng ca bất tử
Qua năm tháng
Theo chiều dài lịch sử
Đất nước tôi
Chiến thắng mọi quân thù!
Hồn dân tộc
Là hùng thiêng sông núi
Là biên cương
Hải đảo quê hương…
Quê hương
Hồn dân tộc -Các anh hùng liệt sĩ
Những người con ngã xuống đất này…
Hồn dân tộc
Là quê hương-sức mạnh
Đấu tranh cho đất nước trường tồn!
Hồn dân tộc
Sáng ngời chân lý
Những cuộc trường chinh “ Không có gì quý hơn độc lập tự do”
Hồn dân tộc
Nâng ta tiếp bước
Việt Nam ơi!
Chắp cánh hòa bình!

Phạm Xuân Đương

Nguồn Ở ĐÂY ạ.

http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQMUFbGnC-96eHSVdihN0uwrU4HZo0ELG7Vsv2yZ0hmyDyttzHz
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [98] [99] [100] [101] [102] [103] [104] ... ›Trang sau »Trang cuối