Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Xung quanh cái chết của nhà văn Nhất Linh, 45 năm trước http://www4.thanhnien.com...anhoa/2008/6/3/242487.tno

Nhất Linh đáp lại: “Cậu chẳng sợ kết quả ngày mai ra sao vì ở nhà hay ở tù thì cũng mất tự do như nhau. Có điều bực nhất là họ lấy tư cách gì mà lại đem xét xử những người quốc gia đối lập rồi gán cho họ tội phản quốc”.


Nhất Linh đã ra đi ở tuổi 58 để lại di chúc: “Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử tôi cả. Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng… Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình cũng như Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do. 7.7.1963 Nhất Linh Nguyễn Tường Tam”.

Thời nào cũng vậy!
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Tự nhiên hôm nay em mới mò ra được cái này để đọc! Thấy bực mình quá! :( http://www.tienphongonlin...D=126248&ChannelID=13

Em không hiểu được cách phân tích mới mẻ và mổ xẻ sâu sắc như thế nào, nhưng dường như người ta luôn luôn mổ xẻ bằng mọi giá, để suy nghĩ khác người một chút? Phải chăng đó là một dạng của "sáng tạo"?
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Viễn khách

Ơ, sao Cammy bức xúc thế? :)

Ôi dào, Bàn Tam quốc - Luận anh hùng chuyện xưa như trái đất.
Bài viết ở đường link trên, cách phân tích chẳng có gì sâu sắc, ý tưởng cũng không nốt, suy nghĩ "sáng tạo" ấy các cụ ta xưa bàn mãi rồi mà... nhưng các Cụ ngày xưa cũng chỉ nhàn đàm như một cái thú chứ không đề cập đến từ "nghiên cứu".

Nói về Tam Quốc:
Lịch sử tạo anh hùng. Xã hội loạn lạc chinh chiến triền miên đã sản sinh ra những anh hùng hào kiệt, những trang nam nhi hảo hán hùng tài thao lược. "Trai thời loạn" ai cũng muốn chấm dứt chiến tranh, đất nước thu về một mối, thiên hạ thái bình... Bất hạnh ở chỗ ai cũng muốn giành cho mình gánh vác trọng trách nhiệm vụ lớn lao ấy mà kiên quyết không nhường cho người khác, dùng chiến tranh để kết thúc chiến tranh. "Nhất tướng danh thành vạn cốt khô", luận anh hùng cũng ngẫm đến muôn vàn khổ cực của nhân dân gồng mình gánh chịu để có được thái hoà. Và những trang lịch sử ghi chép bị gián đoạn thường được người chiến thắng ghi chép tiếp.

Tính từ đời Hán Hiếu Đế niên hiệu Sơ Bình năm thứ nhất(190) đến đời Tấn Vũ Đế niên hiệu Thái Khang năm thứ nhất(280). Kể từ loạn Đổng Trác. Cuối đời Đông Hán các thế lực quân phiệt địa phương tranh giành quyền lực bá chủ hỗn chiến liên miên. Cuối cùng, còn lại ba thế lực lớn nhất hình thành thế chân vạc: Tào Phi xưng Đế Năm 220; Lưu Bị xưng Đế, năm 221;Tôn Quyền xưng Đế năm 222. Năm 280 Tấn Vũ Đế diệt ba nhà (Nguỵ, Thục, Ngô) thống nhất Trung nguyên lập ra triều Tấn, chấm dứt “Tam quốc”.

- Năm 285 Trần Thọ biên soạn xong "Tam quốc chí". Trần Thọ quê Tứ Xuyên, tính cách trung thực, điềm đạm. Ông là một nhà sử học chân chính.
- Năm 413 Bùi Tùng Chi hoàn thành cuốn "Tam quốc chí chú". Bùi Tùng Chi quê gốc Sơn Đông, sống vào thời Lưu Tống - Nam Bắc triều. Về tính cách, ông cũng cẩn thận như Trần Thọ. Độ lùi 130 năm, đủ để Bùi Tùng Chi thu thập hết những gì Trần Thọ bỏ sót hoặc phân vân chưa quyết.
Sử liệu trung thực và những lời bình xét xác đáng của hai ông khiến hai bộ sách này trở thành chính sử có độ tin cậy cao, người đời sau mỗi khi tranh luận về Tam quốc mà ý kiến bất đồng, đều lấy "Trần chí, Bùi chú” làm trọng tài phân xử.
- Cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15 (cuối Nguyên đầu Minh), La Quán Trung dựa vào sử liệu Tam quốc sáng tác bộ tiểu thuyết trường thiên chương hồi "Tam quốc diễn nghĩa" (đứng vị trí số một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc). Xuất phát từ tư tưởng bảo hoàng, bằng sức tưởng tượng và hư cấu của một nhà văn tài năng trác việt, La Quán Trung nhào nặn lại các sự kiện và nhân vật lịch sử cho phù hợp với lí tưởng tôn quân của ông. Người nào trung thành với nhà Hán thì dù bất tài cũng được ông tô vẽ thành chính nhân quân tử. Ai chống lại nhà Hán thì dù là bậc anh hùng hào kiệt, ông cũng gán cho cái tên “gian thần quốc tặc”.
Biết bao thế hệ người Trung Quốc say mê "Tam quốc diễn nghĩa", người làm tướng tìm thấy ở đây mưu thần chước quỷ, kẻ làm quan rút ra ở đây những xảo thuật trị dân, triều Mãn Thanh còn lệnh cho hoàng gia phải thuộc lòng "Tam quốc diễn nghĩa". "Tam quốc diễn nghĩa" trở thành sách gối đầu giường từ dân đến quan ở Trung Quốc, chí ít trong khoảng 500 năm lịch sử.
"Mở cửa nhìn Trăng - Trăng tái mặt
Khép phòng đốt Nến - Nến rơi châu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Ừ, có gì mà phải bức xúc thế, em bé? :P
Tớ thấy "Tam quốc diễn nghĩa" là một tác phẩm văn học, khác với "Tam quốc chí" là người ta chép sử, phải không? Tớ không hiểu sao Phạm Viết Đào cần phân tích bắt bẻ hình tượng Gia Cát Lượng trong tác phẩm văn học của La Quán Trung. Hình tượng lịch sử đã trở thành một điển hình trong văn học, phân tích, so sánh đúng sai kiểu ấy thì thật là khập khiễng!
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Viễn khách đã viết:
Ơ, sao Cammy bức xúc thế? :)

Ôi dào, Bàn Tam quốc - Luận anh hùng chuyện xưa như trái đất.
Bài viết ở đường link trên, cách phân tích chẳng có gì sâu sắc, ý tưởng cũng không nốt, suy nghĩ "sáng tạo" ấy các cụ ta xưa bàn mãi rồi mà... nhưng các Cụ ngày xưa cũng chỉ nhàn đàm như một cái thú chứ không đề cập đến từ "nghiên cứu".

Tính từ đời Hán Hiếu Đế niên hiệu Sơ Bình năm thứ nhất(190) đến đời Tấn Vũ Đế niên hiệu Thái Khang năm thứ nhất(280). Kể từ loạn Đổng Trác. Cuối đời Đông Hán các thế lực quân phiệt địa phương tranh giành quyền lực bá chủ hỗn chiến liên miên. Cuối cùng, còn lại ba thế lực lớn nhất hình thành thế chân vạc: Tào Phi xưng Đế Năm 220; Lưu Bị xưng Đế, năm 221;Tôn Quyền xưng Đế năm 222. Năm 280 Tấn Vũ Đế diệt ba nhà (Nguỵ, Thục, Ngô) thống nhất Trung nguyên lập ra triều Tấn, chấm dứt “Tam quốc”.

- Năm 285 Trần Thọ biên soạn xong "Tam quốc chí". Trần Thọ quê Tứ Xuyên, tính cách trung thực, điềm đạm. Ông là một nhà sử học chân chính.
- Năm 413 Bùi Tùng Chi hoàn thành cuốn "Tam quốc chí chú". Bùi Tùng Chi quê gốc Sơn Đông, sống vào thời Lưu Tống - Nam Bắc triều. Về tính cách, ông cũng cẩn thận như Trần Thọ. Độ lùi 130 năm, đủ để Bùi Tùng Chi thu thập hết những gì Trần Thọ bỏ sót hoặc phân vân chưa quyết.
Sử liệu trung thực và những lời bình xét xác đáng của hai ông khiến hai bộ sách này trở thành chính sử có độ tin cậy cao, người đời sau mỗi khi tranh luận về Tam quốc mà ý kiến bất đồng, đều lấy "Trần chí, Bùi chú” làm trọng tài phân xử.
Em bức xúc ở chỗ cái bài viết ấy có vẻ như rất thiếu những lập luận sắc bén, suy nghĩ thì nông cạn nhưng lại lấy cái chữ "sáng tạo" ra để loè bịp thiên hạ (dù thiên hạ chẳng nhiều người bị loè). Em không thích kiểu đó, vì (có lẽ) em là người  bảo thủ (bảo thủ ghê gớm). Gia Cát Lượng là một hình tượng, một quá khứ, một lịch sử, thế thì cứ cho ông ấy là hình tượng đi, tự nhiên lại đi mổ xẻ theo kiểu tiểu nhân như thế, đọc thật là bực quá đi!

Em bức xúc vì em thích Gia Cát Lượng của La Quán Trung :D
Em cũng rất tò mò muốn biết "Trần chí, Bùi chú" ra sao đấy! Hình như anh có sách hả? Có lòng cho em mượn không xế? :))

Với cũng tại dạo này em hay bức xúc.
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Ừ, có gì mà phải bức xúc thế, em bé? :P
Tớ thấy "Tam quốc diễn nghĩa" là một tác phẩm văn học, khác với "Tam quốc chí" là người ta chép sử, phải không? Tớ không hiểu sao Phạm Viết Đào cần phân tích bắt bẻ hình tượng Gia Cát Lượng trong tác phẩm văn học của La Quán Trung. Hình tượng lịch sử đã trở thành một điển hình trong văn học, phân tích, so sánh đúng sai kiểu ấy thì thật là khập khiễng!
Vâng ạ. Em cũng thấy chị đúng, nhất là chỗ này: "Hình tượng lịch sử đã trở thành một điển hình trong văn học", mọi so sánh đúng sai, tốt xấu đều khập khiễng.

Em bàn xa ra chuyện này một chút. Chắc không ít người đã từng đọc "Cuốn theo chiều gió", cuộc nội chiến của Mỹ, giải quyết nạn phân biệt chủng tộc, giải phóng nô lệ,... hoàn toàn khác với lịch sử mà nước Mỹ nói đến. Trong khi Lincohn được coi là một người anh hùng trong công cuộc giải phóng nô lệ trên khắp nước Mỹ, thì ở truyện này, ông trở thành kẻ tội đồ khi gây ra chiến tranh Nam Bắc,... Đọc một số bài viết "phản động" (em tạm dùng từ này vì không biết dùng từ nào khác), em thấy họ biến Bác Hồ - một hình tượng không chỉ trong văn học, trong lịch sử, mà còn trong mỗi con người Việt Nam - trở thành một kẻ tội đồ, gây ra chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc. Cái này thì em không nhắc thêm nữa.

Đọc một bài thơ của Hồng Thanh Quang (em vừa mới post lên Thi viện), có bày tỏ nỗi niềm, nhắn nhủ cô Tấm, ý rằng quá độc ác với mẹ con nhà Cám, em cũng thấy không thích thú gì lắm. Lại tiếp, đọc một câu chuyện trên báo Văn Nghệ, viết về Thuý Vân, Thuý Kiều... (Khi nào có thời gian em sẽ type lên cho cả nhà xem!)

Tất cả những cái đó khiến em nghĩ đến một số người (ở đây có thể là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, hay bất cứ nhà gì) thích nổi, thích khác người, thích được để ý... nên đã "sáng tạo" ra những suy nghĩ khác, nêu bật nó ra,...

Họ không hiểu rằng họ không thể phán xét những người thuộc về lịch sử, thuộc về một xã hội khác bằng quy luật cuộc sống hiện đại, bằng suy nghĩ của con người đương thời. Đến điều này họ cũng không hiểu, vậy mà bày đặt nghiên với chả cứu.

Đó là điều bức xúc lớn nhất của em! Em tự hỏi, không biết có phải mình vừa viết ra như vậy có nghĩa là mình cũng đang tỏ ra "khác người" không nhỉ?
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Viễn khách

Cammy đã viết:

“Vâng ạ. Em cũng thấy chị đúng, nhất là chỗ này: "Hình tượng lịch sử đã trở thành một điển hình trong văn học", mọi so sánh đúng sai, tốt xấu đều khập khiễng.”
...

Họ không hiểu rằng họ không thể phán xét những người thuộc về lịch sử, thuộc về một xã hội khác bằng quy luật cuộc sống hiện đại, bằng suy nghĩ của con người đương thời. Đến điều này họ cũng không hiểu, vậy mà bày đặt nghiên với chả cứu.
Cuốn "Tam Quốc diễn nghĩa" là tác phẩm văn học, không tự nhiên mà trở thành một trong tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc.
VK đồng ý với Cammy về những quan điểm trên.

Oái, nhưng mà nhiều khi VK cũng theo trường phái xét lại. Lịch sử đôi khi được viết chứ không phải chép ra.

Cái bài viết trên báo kia với anh chẳng có gì mới lạ để có thể dùng chữ “Sáng tạo”. Từ trước đến nay đã có rất nhiều bài viết của những học giả có uy tín bàn về “Tam Quốc” (thời tam quốc) đáng đọc hơn.

“Tam Quốc Chí” anh có đọc từ bé ti (không hiểu, chưa đủ hiểu) đến nay cũng không nhớ được từng chuyện chép về Lưu Bị, Tào Tháo, Khổng Minh... và các nhà, các diễn biến lịch sử trong sách và sách cũng không còn. “Hậu Tam Quốc” nói về nhà Tấn anh cũng chẳng nhớ. “Tam Quốc Chí Chú” thì chưa nhìn thấy bao giờ.
“Tam Quốc Chí” có bản Ebook chữ Trung, anh không đọc được, chờ tụi nó dịch đã.
Anh cũng tìm mãi Trần Chí và Bùi Chú, Hậu Tam Quốc bản tiếng Việt nhưng chưa gặp.

Nếu có nhã hứng em đọc tạm cuốn "Luận bàn Tam quốc" của Mao Tôn Cương, bản dịch của Phan Kế Bính (Bùi Kỷ hiệu đính) nhé. Nhưng chỉ là Ebook thôi và cũng vẫn thiếu ở một số chương hồi, cũng không có lời bạt của cuốn sách.

“Sông dài cuồn cuộc ra khơi ,
Anh hùng : sóng dập, cát vùi thiên thu...
Dở hay, thành bại nào đâu?
Bể dâu chớp mắt , nghoảnh đầu thành mơ !
Non xanh còn đó trơ trơ ,
Tà dương lần lửa sưởi hơ ánh hồng.
Lão tiều gặp lại ngư ông ,
Bên sông gió mát , trăng trong , kho trời.
Rượu vò lại rót khuyên mời ,
Cùng nhau lại kể chuyện thời xa xưa...
Kể ra biết mấy cho vừa?
Nói cười hỉ hả , say sưa quên đời...”
"Mở cửa nhìn Trăng - Trăng tái mặt
Khép phòng đốt Nến - Nến rơi châu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Viễn khách

Hì, Cammy có sách in hẳn hoi, vậy khi nào cho VK mượn nhé! VK thích đọc sách giấy hơn đọc Ebook.
Con gái đọc Tam quốc làm gì ;)
"Mở cửa nhìn Trăng - Trăng tái mặt
Khép phòng đốt Nến - Nến rơi châu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Thế em Cam đã đọc Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp chưa nhỉ?:D
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Cammy đã viết:
Tự nhiên hôm nay em mới mò ra được cái này để đọc! Thấy bực mình quá! :( http://www.tienphongonlin...D=126248&ChannelID=13

Em không hiểu được cách phân tích mới mẻ và mổ xẻ sâu sắc như thế nào, nhưng dường như người ta luôn luôn mổ xẻ bằng mọi giá, để suy nghĩ khác người một chút? Phải chăng đó là một dạng của "sáng tạo"?

Ơ! Em Cammy nhà mình dễ bực về những chuyện như kiểu này nhỉ.
Hì...
Theo lão bất cứ cái gì cũng có mặt nọ mặt kia. Người ta cần phải nghe từ cả nhiều phía thì mới tranh bị nhận thức phiến diện chứ!

Nhưng những bài viết kiểu như thế này lão đọc thấy từ lâu lắm rồi.
Người ta toàn phản biện những chuyện vô thưởng vô phạt.

Chẳng ai dám phản biện chuyện của ngày hôm nay, có mấy người dám làm như cụ Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch, gần đây thì có cụ Kiệt dám làm thì cũng bị vô hiệu hoá cả, những phản biện của các cụ ấy chẳng báo nào được đăng.
Đó mới là vấn đề đáng quan tâm.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối