Trang trong tổng số 2 trang (12 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]

Ảnh đại diện

Cảm tác (Nguyễn Anh Nông): BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN IN BÀI NÀY

Cảm tác
QĐND - Thứ năm, 11/09/2014 | 18:59 GMT+7
QĐND - Hai chàng từng là địch thủ
Choảng nhau có lúc mẻ đầu
Bây giờ xanh hai nấm đất
Khói hương thi thoảng thăm nhau.
NGUYỄN ANH NÔNG
Lời bình của Đỗ Trọng Khơi
Cần khẳng định ngay đây là trường hợp thơ nói về tình người trong cõi chết và là cái chết của hai “chàng” - trẻ tuổi. Khi còn sống họ từng “choảng nhau”, không chỉ một trận: “Choảng nhau có lúc mẻ đầu”, hai từ “có lúc” đã chỉ ra cuộc chiến giữa họ là có lúc thế này, thế kia, khi nặng lúc nhẹ. Xác định rõ cái lý của “sự” vậy sẽ góp phần khai mở sâu hơn phần “hồn” của thơ, phần “linh” của cái chết - ngôi mộ.
Tới đây câu hỏi được đặt ra, lý do gì khiến “hai chàng” phải choảng nhau nhiều lần, cũng đồng nghĩa trải quãng thời gian không ngắn, và vì sao họ chết trẻ? Một hoàn cảnh, như là cảnh “chiến tranh” lấp ló hiện dần ra. Thực vậy. Đây là một bài thơ viết về tinh thần và tình cảm chiến trận qua hình ảnh ngôi mộ của hai chàng lính trẻ. Rõ là trong cảnh làng xã, phố phường thời bình hẳn không thể có trường hợp “hai chàng từng là địch thủ” với cuộc tỷ thí “choảng nhau có lúc mẻ đầu”, để rồi dẫn đến “xanh hai nấm đất” mà tình thơ lại thanh thoát, hóa linh trong màn khói hương đầy tinh thần hóa giải như vậy được.
Thêm lần nữa khẳng định: Cảm tác là một thi phẩm viết về trường hợp mất mát sinh mệnh con người trong chiến tranh. Và sau cuộc chiến, tư tưởng, tình cảm con người thật giầu tính nhân bản, ân nghĩa. Làn khói hương “thi thoảng thăm nhau” kia đã trổ lên một đài hương, một cây cầu mang sứ mệnh lịch sử, có tác dụng hóa giải hận thù, chỉ là làn “hương khói” vô vi mà hữu linh, siêu nghiệm. Và sự “thi thoảng” qua lại với nhau, còn gợi lên hành động e dè, ngập ngừng, chưa thường xuyên, chưa thỏa đáng. Cuộc sống vốn hữu tình, hữu linh, cần nhiều hơn tình đồng cảm, sẻ chia thấu đáo, đầy đủ hơn.
Thơ viết với giọng kể, như câu kể việc ở dạng thô giản mà tư tưởng, tình cảm bài thơ lại được nâng lên như một sứ mệnh của điều linh, có tác dụng hóa giải hận thù, hòa hợp con người, khép lại quá khứ, mở ra tương lai tươi sáng.
NGUỒN:Báo Quân đội nhân dân
http://www.qdnd.vn/qdndsi...i-tri/cam-tac/321192.html
VÀ TRANG NGUYỄN ANH TUẤN

http://anhtuan123.blogtie...m_tac_c_a_nguy_n_anh_nong

Ảnh đại diện

Cảm tác (Nguyễn Anh Nông): CẢM TÁC ĐẾN TỪ " CẢM TÁC"

CẢM TÁC ĐẾN TỪ " CẢM TÁC"
........Đọc bài thơ " Cảm tác " trích trong tập " Mây bay" Của Nguyễn Anh Nông - Sở VHTT Hòa Bình 2000
..........Thơ Nguyễn Anh Nông nhiều bài giàu suy tưởng và triết luận. Thường , những bài này anh viết ngắn, chỉ bốn câu hoặc hơn chút ít. Ngắn , nhưng trong đó bao giờ cũng chứa đựng điều anh chiêm nghiệm. " Cảm tác " là một thí dụ:
"Hai chàng từng là địch thủ
Choảng nhau có lúc mẻ đầu
Bây giờ xanh hai nắm đất
Khói hương thi thoảng thăm nhau"
...........Từ cuộc sống, có biết bao điều có thể chiêm nghiệm. " Cảm tác " cũng bắt nguồn từ sự việc hiển hiện: sống ghét nhau, chết lại trở về cát bụi, trở về với " tính bản thiện " của con người. Để miêu tả tận cùng cái ghét, nhà thơ để cho hai kẻ " từng là địch thủ " " choảng nhau có lúc mẻ đầu ". Đấu đá, bon chen cũng đến thế là cùng. Ấy vậy mà khi chết, họ lại " khói hương thi thoảng thăm nhau ".
...........Việc khói hương gần gũi quấn quýt do ngẫu nhiên đưa lại mà thành. Do gió. Nhưng ở đây gió đã nói tiếng linh hồn, tiếng con người. Chộp bắt được cái ngẫu nhiên để biến thành cái rất Người không dễ, nhất là biến chuyển được một cách tự nhiên, không khiên cưỡng.
...........Gặp Nguyễn Anh Nông, bạn bè vẫn quí vẫn đùa " Khói hương thi thoảng thăm nhau, nhé !". Người viết bài này từ tứ thơ của anh đã cảm tác nên một câu chuyện dông dài...

NGUỒN: THANH VÂN- ĐÔI BỜ SÔNG GIANH

http://thanhvan2812.blogt...&disp=single#c3188547

Trang trong tổng số 2 trang (12 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: