Trang trong tổng số 2 trang (13 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Trích tuyển sách "Văn tâm điêu long" của Lưu Hiệp

Trưng thánh (Trưng dẫn thánh nhân) Trích

Người làm ra văn gọi là thánh. Người thuật lại văn gọi là minh. Nung đúc tính tình, đó là công của các bậc thượng triết. "Văn chương Phu Tử có thể nghe được". Đó là cái tình của thánh nhân có thể thấy ở văn từ. Sự thánh hoá của tiên vương từng trình bày ở thư tịch. Phong thái của Phu Tử đầy đủ ở cách ngôn. Xa thì khen Đường Nghiêu văn thái thịnh đạt, gần thì phục Chu Công lễ văn rực rỡ có thể noi theo. Đó là các chứng cớ về chánh hoá và quý…
Ảnh đại diện

Trích tuyển sách "Văn tâm điêu long" của Lưu Hiệp

Tác phẩm "Văn tâm điêu long" của Lưu Hiệp (465-532) đời Lương Nam triều là sách chuyên khoa nghiên cứu văn học sớm nhất của Trung Quốc. Ở Việt Nam, "Văn tâm điêu long" đã được trích dịch lần đầu qua bản dịch của Phan Ngọc (NXB Lao động, 2007) và NXB Văn học đã ấn hành bản dịch trọn vẹn 50 thiên do hai dịch giả Trần Thanh Đạm và Phạm Thị Hảo chuyển ngữ.
Ảnh đại diện

Yêu cầu tạo thêm tác giả...

Nguyễn Bảo 阮保 (1452-1502) tự Định Phủ 定甫, hiệu Cửu Chân 九真 người làng Phương Lai, huyện Vũ Tiên (nay là huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), đậu Tiến sĩ niên hiệu Hồng Đức thứ 3 (1472) triều Lê Thánh Tông, được đặc cách vào toà Đông các, thăng chức Tả tư giảng, dạy Thái tử Lê Hiến Tông. Hiến Tông lên ngôi, ông được cử làm Lễ bộ Thượng thư. Ông là người khoan hoà, đại thể, thận trọng và giản dị. Nguyễn Bảo có soạn các sách: Phượng Sơn từ chí lược, Sử cục loại biên, Thiên Nam tiệp chú ngoại kỉ sử lược, Nguyễn…
Ảnh đại diện

Yêu cầu tạo thêm tác giả...

Nguyễn Khắc Hiếu 阮克孝 (1400-1472) tự là Thuấn Thần, quê ở thôn Thanh Khê, xã Hoà Khê, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cùng khoa với Trình Thuấn Du (Duy Tiên), ở khoa Minh Kinh, năm Kỷ Dậu, niên hiệu Thuận Thiên 2 (1429) đời Lê Thái Tổ. Làm quan đến chức Hàn lâm viện trực học sĩ, Nhập thị kinh diên. Từng đi sứ sang nhà Minh. Tác phẩm có "Thuấn Thần thi tập" gồm 40 bài thơ vịnh sơn thuỷ cổ tích. Ngoài ra, ông còn có bốn bài thơ chép trong "Toàn Việt thi lục" của Lê Quý Đôn,…
Ảnh đại diện

Yêu cầu tạo thêm tác giả...

Vương Sư Bá 王師霸 (?-?) nhà thơ Việt Nam sống dưới triều Lê sơ, quê ở huyện Đông An, phủ Khoái Châu, trấn Hải Dương, nay thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Bản tính hồn nhiên, ham thích thiền học, làm quan đến tri phủ, giáo thụ Quốc Tử Giám. "Nham Khê thi tập" gồm 8 quyển của Vương Sư Bá không còn. Số ít bài thơ trong "Toàn Việt thi lục" thể hiện cảm xúc dồi dào, tình điệu thâm trầm, thích nói về lẽ nhiệm màu của tạo vật, cõi u ẩn của lòng người. Phong cách nặng về suy tư triết lí này sẽ phát triển…
Ảnh đại diện

Yêu cầu tạo thêm tác giả...

Vũ Phạm Khải 武范啟 (1807 – 1872), tên chữ là Đông Dương, Hựu Phú, tên hiệu là Nam Minh, Ngu Sơn, Dưỡng Trai. Quê của ông là làng Thiên Trì, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, nay là thôn Phượng Trì, xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Ông làm quan dưới 3 triều Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức và trải qua các chức vụ chính: Tri huyện, Ngự sử, Lang trung Bộ Hình, Tham biện nội các (nên người ta thường gọi ông là Quan các Phượng Trì), Toản tu sử quán, Trưởng hàn lâm viện, Bố chính Thái Nguyên[1]. Ông là…
Ảnh đại diện

Yêu cầu tạo thêm tác giả...

Lê Tô 黎蘇 (?-?) tên tự là Minh Phục, hiệu Dung Khê, người xã Lạc Đạo, huyện Gia Lâm (nay thuộc Hà Nội). Đậu khoa Bác học Hoành từ, làm quan đến chức Hàn lâm viện Hiệu thảo, sau bỏ làm Tri phủ Tân Hưng. Ông sống dưới triều Lê sơ. Thơ được chép trong cuốn Hoàng Việt thi tuyển 皇越詩選 của Bùi Huy Bích 裴輝璧.

Nguyên tác:

書堂即事

月影穿窗淡
燈花照鬢明
蒔懷吟未穩
何處曉鐘聲

Phiên âm:

Thư đường tức sự

Nguyệt ảnh xuyên song đạm
Đăng hoa chiếu tấn minh
Thì hoài ngâm vị ổn
Hà xứ hiểu chung thanh

Dịch nghĩa:

Bóng…
Ảnh đại diện

Yêu cầu tạo thêm tác giả...

Thái Duy Thanh, chưa rõ năm sinh năm mất và quê quán. Ông đậu Phó bảng kỳ thi hội thường lệ năm Tân Hợi. Đến khoa Hoành Từ tiếp theo thi đậu Bảng Nhãn. Vì triều Nguyễn không lấy Trạng Nguyên, nên mới gọi Bảng Nhãn thị Trạng Nguyên. Là nhà thơ sở trường về quốc âm.
Ảnh đại diện

Yêu cầu tạo thêm tác giả...

Phan Tòng (? - 1870) là nghĩa sĩ chống Pháp cuối thế kỉ 19. Ông quê ở Bình Đông, nay là huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Tham gia nghĩa quân Phan Tôn, Phan Liêm (con Phan Thanh Giản) và chiến đấu liên tục suốt hai năm 1867-1868. Khi Tôn, Liêm ra Huế, ông vẫn tiếp tục chiến đấu ở Ba Tri. Phan Tong hi sinh tại trận Giồng Rạch cuối 1870.
Ảnh đại diện

Yêu cầu tạo thêm tác giả...

Trần Quang Diệm (1848-1907), hiệu là Bút Khê Tử, người làng Bút Trận (Tân Đức, nay là xã Diễn Thái) huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Cha mẹ mất sớm, nhà nghèo, ông ở với hai chị nên việc học bị gián đoạn. Năm 28 tuổi, ông đậu cử nhân đồng khoa với Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhạ và được bổ nhiệm làm huấn đạo huyện Thanh Chương. Sau đó, ông được thăng tri huyện huyện Tùng Thiện (Sơn Tây). Năm 1885, vua Hàm Nghi xuất bôn, ông cáo quan về làng cùng với Nguyễn Xuân Ôn mộ quân chống Pháp. Ông được phong chức…

Trang trong tổng số 2 trang (13 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài viết:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tìm trong:

Tên chủ đề:

Nội dung:

Người gửi:

Diễn đàn:

Gửi sau ngày (ngày/tháng/năm):

Gửi trước ngày (ngày/tháng/năm):