Trang trong tổng số 24 trang (235 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [8] [9] [10] [11] [12] [13] [14] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

buithison

Nhà thơ Tạ Văn Sỹ đổi đời?
Đỗ Tiến Thuỵ

Gặp lại "thi sĩ xe ôm"


Vóc người vâm váp, nước da màu củi cháy cạnh, chiếc Dream Tàu cóc cáy, đôi mắt luôn luôn mơ màng dán vào cuốn thơ nhưng sẽ vụt đảo như bi khi bỗng thấy có khách thấp thoáng xa xa. Cò kè ngã giá một hồi, gã "kị sĩ xe thồ" sẽ ra roi khiến "con nghẽo già" rên lên những tiếng nhọc nhằn trước khi cõng khách ngược những con dốc dài đứt hơi phố núi. Đó là hình ảnh quen thuộc của nhà thơ Tạ Văn Sỹ. Quen đến nỗi về Kon Tum lần này, không thấy cảnh ấy tôi bỗng thấy... nao nao!

Mỗi khi về tôi thường nhậu với anh em văn nghệ Kon Tum. Và Tạ Văn Sỹ bao giờ cũng là người sốt sắng có mặt đầu tiên. Vậy mà lần này gọi mãi mới thấy một tiếng thầm thào bắt máy: "Mình đang ngồi cạnh sếp… Sếp đang giao việc… Mình sẽ đến sau…".

Đúng giọng công chức, khiêm tốn đến tội nghiệp, khác xa với cái giọng thường thấy của gã nhà thơ hoang dã. Sao lại có sự đột biến thế nhỉ? Kể từ ngày mấy bài thơ đăng báo bị chụp mũ suy diễn thô thiển, thầy giáo trẻ Tạ Văn Sỹ đã quyết định bỏ nghề không thương tiếc. Rồi đã mấy lần gã nhà thơ phố núi được nhận vào làm việc ở một cơ quan nào đấy, nhưng chỉ được mấy bữa lại bị văng ra cũng bởi cái tính ngang tàng. Chả nhẽ về già "con ngựa bất kham" này đã chịu cho ai đó cưỡi?

Đúng 7h tối Tạ Văn Sỹ mới ghé chỗ hẹn. Vẫn "con nghẽo già" ọc ạch. Vẫn vẻ mặt ngầu ngầu. Vẫn bộ áo quần bụi bặm xuềnh xoàng. Vẫn bàn chân thô tháp xỏ trong đôi dép lê mốc thếch… Trang phục thì rất "phu hồ", vậy mà trên vai lại khoác một chiếc cặp da rất sang, sang đến độ… khả nghi. Bộ dạng này mà đi ngoài phố đêm Hà Nội thì dễ bị cảnh sát cơ động hỏi thăm lắm.

Tạ Văn Sỹ giơ bàn tay đen đúa ra bắt và thanh minh cho sự chậm trễ: "Mình phải nhờ mãi mới có người trực giúp để đến đây đấy. Nhưng đến 10 giờ đêm là phải về".

Ực một ly đế, nhón một miếng xoài xanh nhai tóp tép, châm một điếu thuốc Eagle phả khói mơ màng, Tạ Văn Sỹ bắt đầu… cười. Bao giờ Tạ Văn Sỹ cũng mở màn tâm sự bằng điệu cười hì hị rất dễ thương như thế.


Hóa ra cái điều tôi ngờ ngợ đã là sự thật.

Sau hơn chục năm tung hoành gió bụi dọc ngang khắp các nẻo đường, "kị sĩ xe thồ" vẫn chưa có dấu hiệu chồn chân mỏi gối. Thế nhưng một đêm, chàng rể quý là một chủ thầu xây dựng bỗng rụt rè đề nghị: "Ba ơi, tuổi ba đã già, mắt ba đã kém, cái xe của ba cũng tã tượi lắm rồi, ba hành nghề xe thồ nữa thì nguy hiểm lắm. Nên con muốn mời ba làm việc cho con. Con sẽ trả ba mỗi tháng lương 3 triệu…".

Mới nghe thế, máu kẻ sĩ trong người nhà thơ đã nóng vọt lên 100 độ. Còn lâu nhé! Đây chưa già nhé, mới có… 55 tuổi thôi nhé. "Con thiết mã" của tôi cũng mới có… 12 tuổi thôi nhé. 12 tuổi vẫn chạy tốt! Vừa rồi tôi còn cưỡi nó ra Hà Nội dự Đại hội Nhà văn Việt Nam nữa đấy, đừng có mà coi thường!

Đoán trước được sự tình, ái nữ của nhà thơ thẽ thọt: "Nhà con nói thế là vì thương ba, muốn ba có thời gian để nghỉ ngơi. Chúng con sẽ sắm cho ba một con laptop đời mới, mua cho ba một quả USB 3G để ba online. Hàng ngày ba chỉ cần tới công trường và ngồi… làm thơ thôi!".  

Kể đến đây nhà thơ lại cười hị hị: "Đành rằng làm bảo vệ công trình thì… sang hơn chạy xe ôm. Nhưng làm bảo vệ cho con, lý tình lẫn lộn, khó lắm. Được cái thằng rể mình là đứa rạch ròi. Nó giao kèo trước: Về gia đình, con là con của ba. Nhưng trong công việc, ba là quân của con. Mà đã là quân thì phải tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh cấp trên, làm việc có quy chế khen thưởng, kỉ luật nghiêm minh. Thấy điều kiện cũng nhẹ nhàng, mình OK. Ngày xưa mình viết bài thơ "Làm ngựa cho con", là viết cho thằng con trai lúc nó ba tuổi, không ngờ nó lại đúng với cả con rể: "Với đời ba trật đường đua/ Với con - yên chí, ba chưa mỏi chồn/ Tóc ba, con giật làm bờm"… Đúng là thằng con rể nó giật tới đứt… "bờm" mình thật. Nó nhận thầu cùng lúc ba bốn công trình nên mình cứ phải "phi" vòng quanh tít mù, hết Ya Chim tới Đắk Ruồng lại về Đắk Na… Được cái công việc nhẹ nhàng, chỉ là trông vật liệu xây dựng cho nó thôi, nên có thời gian vào mạng suốt ngày".

Nhà thơ xoa xoa vào chiếc cặp da khoe: "Mình mày mò tự lập được blog rồi nhé. Đông khách truy cập lắm!".

Tôi quá choáng bởi mới mấy tháng trước, thấy nick của Tạ Văn Sỹ trong gmail sáng đèn, tôi nhảy vào chào nhưng nhà thơ không đáp lại, đợi mãi mới thấy ông nhắn tin qua… điện thoại di động: "Minh thay Thuy chao nhung khong biet go tra loi cho nao?" (Mình thấy Thụy chào nhưng không biết gõ trả lời chỗ nào?). Vậy mà bây giờ ông đã biết dùng những thiết bị công nghệ tối tân để làm cư dân mạng, quả là một cuộc "đại nhảy vọt"!

Dưới con mắt của mấy chú thợ xây thì "ông gác công trường" quả là một dị nhân, suốt ngày chỉ ngồi một chỗ mà gi gỉ gì gi cái gì ông cũng biết. Ông biết mở cái "máy chữ chạy pin" gõ cồng cộc một hồi được một đống chữ rồi nhấp chuột gửi véo… lên giời, vậy mà ngày hôm sau đã thấy bài viết ấy chễm trệ trên báo trung ương, thật là kinh dị! Thi thoảng lại thấy "ông gác công trường" được các nhà thơ Hữu Thỉnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Đoàn Thị Lam Luyến… toàn những nhà thơ khét tiếng gọi điện hỏi han thì họ lại càng nể tợn. Chuyện! Bố vợ chủ thầu cơ mà, khà khà…

Vừa uống vừa kể. Vừa kể vừa cười. Hóa ra cái nghề xe ôm cũng hay! Mình đi nhiều, gặp nhiều, chuyện đời nó cứ thấm vào mình hồi nào không hay. Có mấy tờ báo ngoài Hà Nội đặt mình viết về văn hóa Tây Nguyên, từ cây kơnia, mái nhà rông cho đến các phong tục tập quán của đồng bào... Tháng túc tắc gõ vài bài là có tiền tiêu rủng rẻng…

Tôi phụ họa: "Thì bác đã viết "Hồn tôi như địa chất/ Tầng tầng trầm tích xưa/ Suốt đời tôi khai quật/ Tìm nỗi buồn ban sơ" là gì. Bây giờ bác cứ ngồi một chỗ "khai quật kí ức" lên mà xài thôi".

Nghe tôi nói thế, Tạ Văn Sỹ bỗng giật mình nhớ ra mình là… nhà thơ! Ông khoe:

- Mình sắp in tập thơ thứ 4. Ba tập trước là "Trời xa", "Mặt đất", "Cõi người", THIÊN - ĐỊA - NHÂN đủ rồi, tập này đặt là "Tuỳ khúc", gồm những cảm nghiệm về cuộc đời. Mình đọc thử Thụy nghe mấy khúc viết theo kiểu Raxun Gamzatôp nhé:

“Đề ở đôi dép
Đi khắp bốn phương trời
Bàn chân lầm cát bụi
Đuổi theo mãi bóng đời
Đường dài còn lầm lụi".

- “Thơ bác vẫn hay!" - Tôi khen.

Tạ Văn Sỹ hỉ hả:

- Cho mình đọc thêm khúc nữa. Khúc này mình viết để khắc vào… bia mộ mình.

“Đề ở bia mộ:

Họ tên: Tạ Văn Sỹ
Sinh một chín năm lăm
Xong một đời vô vị
Nằm ngẫm chuyện ngàn năm".



Tôi cười kha kha kha! Bác còn lâu mới chết nên bài thơ này sợ sẽ lạc hậu đấy. Tạ Văn Sỹ sững lại rồi ngồi trầm ngâm: "Ừ nhỉ, biết đâu đấy. Thôi, thế thì cho mình đọc thêm bài này nữa nhé!...".

Biết ông bắt đầu "thăng", tôi nhắc 10h rồi đấy. Tạ Văn Sỹ trợn mắt: "10h thì sao?". Tôi bảo, thôi, bác về gác công trường đi. Tạ Văn Sỹ nạt lớn: "Tui mà phải đi gác công trường à? Bữa nay chơi xả láng, sáng về sớm!".

Nhưng… "câu hát ngân lên bỗng tắt nửa chừng". Điện thoại của nhà thơ réo như còi xe cứu hỏa. Tiếng chàng rể quý của nhà thơ lạnh lùng thông báo: "Kẻ trộm vừa đột nhập công trường lấy đi một cuộn thép phi 14. Ba làm sao thì làm, sáng mai phải có đủ vật liệu cho thợ thi công!".

Nhà thơ buông máy ngồi nghệt ra mất mấy phút rồi lật đật phóng xe đi.

Mãi tới 12h đêm, Tạ Văn Sỹ mới điện thoại cho tôi, giọng hùi hụi bi thương nhưng lại rất chân tình: "Xong rồi! Tao phải chạy ra cửa hàng vật liệu xây dựng mua chịu một cuốn thép, hết triệu rưỡi. Nhậu với mầy… tốn quá! Nhưng không sao. Sáng mai 5 giờ tao mời mầy và mấy người ăn sáng, uống cà phê. Tao bao!".

Cái quán bún bò giò heo nấu theo kiểu Huế nằm sát nhà Tạ Văn Sỹ. Khi chúng tôi đến, Tạ Văn Sỹ quát rất to khiến chủ quán chạy có kèn. Ăn xong Tạ Văn Sỹ kéo ngay chúng tôi đi. Tôi nhắc nhỏ: "Tiền!". Tạ Văn Sỹ khoát tay: "Khỏi lo, tao có tài khoản gửi ở đây! Đi uống cà phê rồi thăm nhà tao chút".

Hóa ra sự hào phóng đột xuất của Tạ Văn Sỹ là có lý do. Ông muốn khoe căn nhà mới xây khang trang, có công trình phụ khép kín, có phòng văn đầy đủ tủ sách, bàn ghế tiếp khách… Ngó nghiêng một hồi tôi nhận xét: "Hơi nhỏ". Con trai nhà thơ là Tạ Ngọc Nam liền đùa: "Khi xây cháu đã nói ba làm rộng rộng ra một chút để mai này có chỗ cho anh em con các nơi tìm về"… Nhà thơ nạt con: "Mầy thì!... Xấu xí nghèo khổ như ba… ma nó thèm!". Chị Phúc vợ nhà thơ đang làm bếp nghe thế thì buông một câu lững lờ: "Ma nó không thèm đâu, mà người thèm!".

Câu nói chất chứa nỗi hờn ghen của người vợ đã chịu quá nhiều vất vả bởi ông chồng thi sĩ. Nhưng chơi với Tạ Văn Sỹ đã lâu tôi dám khẳng định, Tạ Văn Sỹ dù có bồng bềnh với những Nàng Thơ trong những mối tình gió thổi mây bay, nhưng về đời thường thì ông luôn là người đàn ông vô cùng trách nhiệm với gia đình. Hơn mười năm sống ở Kon Tum tôi luôn chứng kiến cảnh ông đứng ở bến xe thồ Cổng Xanh là nơi đồng bào xã Đắk Cấm thường gùi hàng ra chợ, để đón mua từng quả bí nương, từng đọt măng rừng, từng mớ tép suối để vào giỏ xe rồi khi có "cuốc" là tranh thủ mang về nhà cho vợ con nấu nướng. Ông chắt chiu từng đồng bạc lẻ để mua từng cuốn vở, từng cây bút cho đàn con sáu đứa ăn học nên người, toàn đại học với cao đẳng cả. Giờ ông lại xây được nhà, đó chẳng phải là điều phi thường với một thi sĩ xe ôm tỉnh lẻ hay sao!
********************************************************************

Tôi thích bài này quá! Tạ Văn Sỹ đã tặng gia đình tôi cả 3 cuốn thơ "Trời xa", "Mặt đất", "Cõi người" vào một đêm giao lưu cùng hội VHNT tỉnh trên sân thượng nhà tôi.Có chim , có hoa, có trăng, có thơ và ăm ắp tình người... Khoan hãy nói đến cái hay, vẻ đẹp trong thơ anh. Tôi thích thơ Tạ Văn Sỹ bởi thơ anh rất riêng, không trộn lẫn vào đâu được!




Nguồn: Văn nghệ công an
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nhật lệ

Một ngày nhiều cảm xúc.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

NGÀY VỀ NHÀ CHỒNG CỦA THIẾU NỮ DÂN TỘC DAO KHÂU
Ở bản Hoàng Hồ (xã Phăng Xô Lin – huyện Sìn Hồ), mỗi đám cưới thường kéo dài 3 ngày. 2 ngày đầu là phần ăn mừng ở nhà trai, ngày thứ 3 là ngày đi xin dâu, đón dâu về nhà chồng. Từ bước chân đầu tiên qua bậc gỗ cao ở cửa nhà chàng trai, cô gái được chính thức thừa nhận là con dâu của dòng họ ấy.

http://i675.photobucket.com/albums/vv116/nguyenkimthiet/SAM_2127.jpg
Mẹ chồng đón cô dâu từ ngoài sân và đưa cô dâu vào buồng (buồng ngủ của cô dâu chú rể là  một phòng nhỏ ở trong bếp).

http://i675.photobucket.com/albums/vv116/nguyenkimthiet/SAM_2067.jpg
Vật dụng cô dâu mang theo về nhà chồng gồm: chăn, bem (hòm đan bằng mây để đựng quần áo), khăn mặt cầm trên tay. Trong ảnh: thầy cúng làm lễ nhập khẩu (thêm nhân khẩu) cho cô dâu.

http://i675.photobucket.com/albums/vv116/nguyenkimthiet/SAM_2126.jpg
Sau khi được nhập khẩu, mẹ chồng đưa cô dâu vào bếp để cô nấu nướng cùng mọi người. Ý muốn con dâu sẽ quán xuyến việc bếp núc trong gia đình sau này.

http://i675.photobucket.com/albums/vv116/nguyenkimthiet/SAM_2152.jpg
Bữa tối hôm đó sẽ do chính tay cô dâu cùng dọn mâm để mời khách trong bản đến chúc phúc cho đôi trẻ

http://i675.photobucket.com/albums/vv116/nguyenkimthiet/SAM_2188.jpg
Các ama (mẹ, bà) cùng nâng chén chúc đôi trẻ trăm năm hạnh phúc



Bùi Thị Sơn
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

Hôm 19/10/2010, mình cùng con gái yêu đi dự đám cưới dân tộc Dao Khâu ở bản HoangHoof, xã Phăng Xô Lin, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Gia chủ cứ nằn nì mình mặc bộ trang phục mới của phụ nữ Dao.
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

Đang viết dở thì có khách đến chơi. Lúc còn công tác phong trào, mỗi lần xuống cơ sở, tôi thường mặc trang phục Thái, Hoa, Mông... chị em thích lắm. Tôi đặc biệt thích trang phục của phụ nữ Thái, dù rằng giờ có tuổi, chẳng còn eo co gì nữa. Riêng trang phục phụ nữ Dạo thì tôi chưa mặc bao giờ. Nể lời bà con, tôi ngồi "chịu trận"  nửa tiếng đồng hồ để họ mặc quần áo, quấn khăn, đeo vòng cho. Xong xuôi, bà con xúm xít khen:
-Mày mặc thế này, đẹp hết cả ra!
-Mày mặc thế này, trẻ hết cả ra!
Tôi ra trước gương soi, không nhận nổi ra mình nữa. Đã béo sẵn, lại mặc trang phục của họ, bao nhiêu thước vải quấn quanh bụng, quanh đầu  trông cứ tròn xoe như cái côi xay ý. Nhưng để khỏi phụ lòng bà con, tôi vẫn mặc trang phục trong suốt lễ cưới. Họ bảo:
-Mày mặc thế này hết 17 triệu rồi mà!
Thấy tôi tròn mắt ngạc nhiên, họ nói:
-Bộ quần áo thêu: 2 triệu; vòng bạc đeo cổ: 9 triệu; 4 cái vòng đeo tay:6 triệu.
Đấy, bà con dân tộc họ nghèo mà quý khách đến thế , nỡ nào mình phụ lòng của họ.
Tôi và con gái chụp rất nhiều ảnh theo yêu cầu của những người đến dự đám cưới và gia chủ, đã ra hiệu rửa để tuần tới đem lên tặng họ . Chắc họ vui lắm đấy!

Tôi không biết pót ảnh lên Diễn đàn nên chuyển qua nhờ anh Khi Tiêu làm giúp và gửi trở lại cho tôi đưa lên trang.
Em cám ơn  anh Khi Tieu nhiều nhé! Mà em chẳng dám gởi ảnh em lên đâu, xấu hổ lắm đấy cán bộ ơi !
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

Kỷ niệm về một chuyến tác nghiệp

                                 Ghi chép
Chuyến đi Ma Quai cùng nhà nhiếp ảnh Vũ Nhật đã để lại trong tôi nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Tôi không am hiểu về nghệ thuật nhiếp ảnh cũng như hội hoạ và cũng chưa hiểu nhiều về ông- một con người trầm lặng, ít nói. Chỉ thấy Đỗ Thị Tấc- chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh thường nhắc về ông với giọng điệu hết sức thân thương, trìu mến.
Tháng 3/2009, tại nhà sáng tác Đại Lải, tôi cùng con gái HY được học thầy Vũ Nhật mấy ngày về nhiếp ảnh." Thi trung hữu hoạ" người xưa bảo thế! Tôi không định theo học nhiếp ảnh mà chỉ muốn tìm hiểu về hội hoạ, nhiếp ảnh để tìm hiểu thêm về thơ; cũng như tìm hiểu thêm về âm nhạc để hiểu rõ "thi trung hữu nhạc" như thế nào...(Sẽ có bài viết về kỷ niệm với nhạc sĩ Trần Hoàn sau).
"Trai rừng" Lò Văn Chiến- 68 tuổi; Thắng lái xe- 23 tuổi và con gái tôi, phóng viên- 25 tuổi đều có được chút vốn liếng, kết quả chuyến điền dã cùng thầy. Nhìn thấy đàn ngựa lặc lè thồ  lúa qua thung, thầy bảo" Nhanh lên!"là Thắng cho xe dừng liền... Thầy trò nhanh chóng tản ra các góc độ, bấm máy liên tục. Gặp một bà cụ già người Mông gầy gò gùi lu cở thóc nặng trĩu trên lưng, thầy chỉ tay: "Kìa! Kìa" là xe dừng liền. Thấy thầy trò bấm máy liên tục. Bà cụ chững lại giây lát, vẻ ngỡ ngàng. Thầy dừng máy, tư từ đi đến bên cụ, khẽ khàng nói với cụ câu gì đó, mà cụ mỉm cười móm mém nom thật hiền. Tôi ngạc nhiên quá! Cái ông Hà Nội này có biết tiếng Mông đâ, mà bà cụ cũng chẳng biết tiếng phổ thông nữa. Tôi hỏi gì cụ cũng trả lời" Chi pâu"(không biết).Thầy Nhật quay lại xe, lấy túi bánh kẹo đã chuẩn bị sẵn, hai tay nâng niu đưa bà cụ. Bà cụ đón nhận quà hồn nhiên và trân trọng. Những lúc như thế, tôi chỉ đứng ở xa vừa trông xe vừa ngắm thiên nhiên, cảnh vật, con người và... ngắm nhìn thầy trò tác nghiệp. Giá tôi biết chụp ảnh nhỉ. Tôi sẽ bấm máy ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời của những người săn tìm cái đẹp.
Con gái tôi chạy  đứt cả dép, quẳng luôn xuống vực để kịp chớp được cảnh hoàng hôn sống động bởi những người dân núi cần cù, hồn nhiên ấy.Thấy nét mặt tôi lộ vẻ tiếc đôi dép đẹp  của con gái, thầy bảo: "Nó phải thế đấy, chị ạ. Làm nghệ thuật có niềm đam mê".
Mỗi khi lên xe, thầy  xem lại luôn từng bức hình trong máy của học trò, nhận xét luôn ưu điển, hạn chế của từng bức ảnh. Tôi- kẻ ngoại đạo- ngồi im lặng nghe mấy thầy trò say sưa trao đổi mà  cũng vui lây, thấy mình được mở mắt ra nhiều...
Có một câu chuyện thầy kể làm tôi nhớ mãi
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

(Tiếp)
Mùa xuân năm ấy, một đồng nghiệp của thầy về miền núi tác nghiệp. Nhìn bầy trẻ thơ tung tăng vui đùa bên gốc đào, gốc mận đẹp quá, nhà nhiếp ảnh lấy từ trong túi ra một vốc kẹo to, tung lên cao cho chúng nhặt ,tạo ra cảnh đứa cao đứa thấp, đưá ngồi đứa đứng bên những cánh hoa đào rực rỡ và hoa mận trắng tinh khiết nom thật ngoạn mục. Nhà nhiếp ảnh đang say sưa bấm máy, bỗng  người đàn ông đen đúa đang cuốc vườn gần đấy chạy đến, nét mặt hầm hầm tức giận:
-Không được chụp nữa!
-Cho tôi xin chụp bức ảnh đẹp nào.
-Ảnh mày đẹp hay xấu tao không cần biết. Mày là người xấu cái bụng rồi. Tao không cho mày chụp các con tao nữa. Con tao không phải con gà mà mày vãi kẹo như vãi thóc cho chúng nó ăn.
Đoạn, ông quay sang lũ trẻ nói một câu gì đó bằng tiếng dân tộc Mông.
Lũ trẻ sợ sệt, ném hết kẹo xuống đất...
Ông nói tiếp câu nữa.
Lũ trẻ nhè hết kẹo trong miệng ra, không thèm ăn nữa...
Người dân tộc thiểu số họ thẳng tính và giàu lòng tự trọng như thế đó!
Câu chuyện này cứ ám ảnh tôi mãi...
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

HY- con gái tôi cũng kể một câu chuyện:
Một anh bạn  của cháu định gửi ảnh phê bình lên trang báo tỉnh. Bức  ảnh chụp mấy em nhỏ vùng cao đang xúm xít đợi đến lượt mình để uống dòng nước lã bắt qua máng nứa ...Chủ đề phê bình thật đáng hoan nghênh song con gái không phục. Nó gặp cậu bạn, nói thẳng:
-Ảnh cậu không thật!
-Vì sao?
-Đây là cảnh cậu dựng lại chứ đâu phải cậu chớp đựoc thực tế chúng đang uống nước lã.
-Căn cứ vào đâu cậu dám khẳng định thế?
-Thì cứ nhìn ánh mắt chúng đi! Đứa nào chả dán vào máy ảnh. Nếu chúng đang mải uống nước thì không thể có nổi một bức ảnh như thế!
- Cậu tinh thật đấy! Ban đầu tớ định chụp thật nhưng không kịp nên đành chia quà cho chúng để dựng lại cảnh...
-Mình bắt người ta đóng lại cảnh uống nước lã để ghi hình phê bình người ta, như thế rõ ràng mình thiếu trung thực và nhẫn tâm quá!
Mình đã không thật thà lại còn xui các em nhỏ không thật thà nữa...Mà cả cái động cơ cho quà của cậu cũng không trong sáng nữa. Thôi đừng gửi ảnh cho Báo đăng nữa, cậu sẽ bị mất điểm trong mắt mọi người đấy!

Tôi muốn nói với con gái rằng: "Cám ơn con gái! Mẹ rất hài lòng về cách xử sự của con, Ảnh -nói riêng và nghệ thuật nói chung , đều hướng người xem (nghe) tới cái chân- thiện - mỹ . Người chuyển tải thông điệp đó không có tâm thì làm sao đến được với độc giả(khán giả)?"
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

khitieu


Tác giả bài NGÀY VỀ NHÀ CHỒNG CỦA THIẾU NỮ DÂN TỘC DAO KHÂU   và nhiếp ảnh gia Vũ Nhật cùng 2 sơn nữ dân tộc Mảng ở xã Ma Quai, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu


http://i675.photobucket.com/albums/vv116/nguyenkimthiet/DSC_0434.jpg
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nhật lệ

@Em cám anh Khi Tiêu đã giúp em chuyển ảnh minh hoạ nhé. Chúc anh vui và sáng tác nhiều thơ hay nhé!
                          Em gái:BS
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 24 trang (235 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [8] [9] [10] [11] [12] [13] [14] ... ›Trang sau »Trang cuối