Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [22] [23] [24] [25] [26] [27] [28] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tường Thụy đã viết:
à há, hai cái post cùng 1 lúc lại giống nhau. Hay nhỉ
Mo Nang

Nhà em gần nhà Tú Xương
Cũng dân Nam Định, rất thường dùng mo:
Một là che đít học trò
Hai là che mặt bị mo quá nhiều!


:))
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Tuấn Khỉ đã viết:
giọt mưa, giọt lệ (viết sai là rọt, dọt)
Thịt chó  (Viết sai là Thịt cầy)
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Tường Thụy đã viết:
Đồ Nghệ đã viết:
@Các bạn: Nhân đọc bài của bạn Vodanhthi, ĐN rất mong bạn nào chỉ dẫn giúp ĐN cách viết đúng của từ "dông dài". Là người xứ Nghệ, theo thói quen ĐN thường viết là "chuyện rông dài" thay vì là "chuyện dông dài". Vậy viết thế nào là đúng ạ?
Xin cảm ơn trước.
Mình thì nghĩ ban đầu, các địa phương phát âm khác nhau, có nơi phát âm là "dông dài", có nơi phát âm là "rông rài". Sau này các nhà ngôn ngữ học qui định lại cho thống nhất thành ra anh nào nói "rông rài" bị coi là nói ngọng. Giá như qui định ngược lại thì anh nào nói "dông dài" lại bị cho là nói ngọng.
Như vậy, ban đầu chẳng có ai nói ngọng cả mà do tiếng mẹ đẻ của họ đem so với cách phát âm khác nên bị cho là ngọng mà thôi.
Hiện giờ, vùng miền Nam Nam Định vẫn nói "rông rài". Tương tự có trời/giời và nhiều tiếng khác. Thơ Nguyễn Bính có khá nhiều từ mà bây giờ cho là sai chính tả như giồng (trồng), giời (trời), mái gianh (mái tranh).
Nhất là những từ có phụ âm "tr" như "trắng", "trời" khi phát âm vẫn cứ gần "ch" hơn, kể cả phát thanh viên trên đài truyền hình hay đài phát thanh. Nếu uốn lưỡi cho đúng nghe lại là lạ. Những từ này vùng Nghệ Tĩnh thì phát âm được.
Nhân đây cũng bàn thêm về từ "ngọng":
Nói ngọng là chỉ người có khuyết tật về thanh đới nên phát âm không rõ tiếng. Nếu nói sai chính tả gọi là nói ngọng thì không đúng, nên tìm chữ khác thay cho nó.
@ bác Tường Thuỵ:
Bác viết:''Thơ Nguyễn Bính có khá nhiều từ mà bây giờ cho là sai chính tả như giồng (trồng), giời (trời), mái gianh (mái tranh)."
Em thấy Nguyễn Bính không viết sai chính tả, bác xem lại nhé!
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Chính vì "bây giờ cho là sai chính tả", nên người ta đã sửa lại nhưng chưa hết. Họ còn cắt thơ Nguyễn Bính mà không ghi chú. Đấy là việc làm hết sức tuỳ tiện
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Vâng bây giờ thì em hiểu ý của bác, lỗi tại em không đọc kỹ: "mà bây giờ cho là sai chính tả".Mong bác thông cảm nhiều khi em chỉ đọc lướt, vì công việc của em dạo này cũng bận lắm thỉnh thoảng vào diễn đàn thư giãn thôi bác ạ! Em cảm ơn bác nhiều!
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buivanxuong

Có nhiều PHONG CÁCH NGÔN NGỮ:Phong cách văn chương,phong cách hành chính,phong cách báo chí...phong cách sinh hoạt(còn gọi là PHONG CÁCH ĐỜi SỐNG)vân vân.Mỗi phong cách, ngoài việc sử dụng lớp từ chung,nó còn dùng lớp từ riêng,có tính đặc trưng,chỉ dùng cho nó.Chẳng hạn "hoàng hôn" là từ thuộc phong cách văn chương không dùng trong đời sống.Có thể nói "Đến chiều mình đi Hà Nội",chứ không nói"Đến hoàng hôn mình đi Hà Nội".Vì vậy mới có hiện tượng như bác Tường Thuỵ nói :Có những từ xuất hiện trong văn chương đã lâu nhưng không được dùng trong đời sống.
Trở lại với từ "thao thiết".Ngôn ngữ văn chương đấy.Nó hàm nghĩa"thao thức" lại hàm nghĩa"tha thiết" và không chỉ có thế.Nói"Dòng sông thao thiết chảy".Hay quá chứ.Sáng tạo cá nhân đấy.Nhưng không dùng được trong ngôn ngữ sinh hoạt.
Dẫn vài ví dụ:
              Tiếng ca VẮT VẺO lưng chừng núi,
              HỔN HỂN như lời của nước mây.
              THẦM THĨ với ai ngồi dưới trúc
              Nghe ra ý vị và thơ ngây.
                              (HÀM MẶC TỬ)
  
Trong đời sống chỉ có từ "THẦM THÌ" chứ không có từ "THẦM THĨ".Đây là sáng tạo của nhà thơ mà ta không dùng trong sinh hoạt được.Trong văn cảnh này,nó rất hay."THẦM THÌ" chỉ là nói nhỏ,"THẦM THĨ" thì không chỉ có thế mà nó là sự run rẩy  của tâm hồn.Nó ứng với "VẮT VẺO","HỔN HỂN"ở trên ,tạo thành hệ thống ngôn ngữ vẽ nên bức tranh tâm trạng...
 Nguyễn Tuân tả gương mặt của ông lái đò trên sông Đà "Mặt ông đò MÉO BỆCH đi".Trong sinh hoạt ta chỉ nói MÉO XỆCH và TRẮNG BỆCH chứ không có MÉO BỆCH.Nhưng trong văn cảnh này ,quả là sáng tạo cực giỏi của tác giả.Thật hay và chính sác.Mặt ông MÉO XỆCH đi vì phải vật vã với thác đá thác nước sông Đà để vượt qua cửa tử đến với cửa sinh.Mặt ông lại nhợt nhạt(TRẮNG BỆCH) ra vì dầm sóng nước nhiều ngày...đói và rét.Không từ nào đắc địa hơn MÉO BỆCH.Nó là sáng tạo cá nhân không nhất thiết phải được sử dụng trong sinh hoạt.Nó không được dùng trong đời sống hàng ngày không có nghĩa là không được tiếng Việt chấp nhận.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Xin giới thiệu với các bạn một trang từ điển khá hay (online và có thể download về dùng offline), có thể dùng tra từ điển qua nhiều ngôn ngữ. Nếu chọn từ điển Việt - Việt, các bạn có thể dùng để tìm hiểu nghĩa từ và chính tả của nó:

http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vien.vien

Tuấn Khỉ đã viết:
Hoan hô Tường Thuỵ trở về
Bình luận chính xác, nói nghe dễ vào.
Bấy lâu vui vẻ nơi nao
Để cho tiếng Việt sang Lào nằm im?
Viết đúng: Vụng chèo, khéo trống
Viết sai: Vụng chèo, khéo chống
Viết đúng: Nền nếp
Viết sai: Nề nếp

Có thể sáng tạo từ trong trường hợp: "Nay da em nâu, tươi màu suy nghĩ" (lời bài hát) để tạo ra sự hình dung của người nghe, người đọc cảm nhận được cái cảnh vất vả, khó nhọc của người dân xứ Nghệ với nhiều nắng, gió và sự lo toan. Chứ không phải có màu suy nghĩ, hay màu nâu = màu suy nghĩ.

Không thể chấp nhận dùng từ: "Ổ trâu", "ổ voi" để chỉ những đoạn đường có "ổ gà" lớn. Hoặc dùng cụm từ "Lá rách ít đùm lá rách nhiều" thay cho câu thành ngữ "Lá lành đùm lá rách" với ý nghĩ cho rằng nó mở rộng thêm phạm vi của sự đùm bọc trong một cộng đồng. Vì bản thân nó đã hàm chứa ý nghĩa đó; kẻ cả những "lá" không bị "rách" cũng cần và đã có sự đùm bọc rồi.
Tôi suy nghĩ thế có đúng không, các bạn?[/color]
Vien.vien
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Viết: "Vụng chèo khéo trống"
luôn đúng và mãi mãi đúng !

Viết vụng chèo, khéo trống

là bị thừa dấu phẩy

>>>>>>>suy ra

tất cả những cái Viên.Viên đã nói từ dòng thứ 3 trở xuống sai be bét,

đó là sự thật!


(Chốt lại bài viết của Viên.Viên chỉ đúng 2 dòng đầu tiên, còn lại là

không bao giờ đúng)
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
14.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy


Không hề và không nên có hai chữ "Tựa Đề"


   Những người làm nghiên cứu và sáng tác nghiêm túc từ xưa đến nay không ai lẫn lộn nội dung hai chữ Tựa và Đề, không ai gộp làm một thành Tựa Đề để gọi tên một cuốn sách, một bài nghiên cứu... Chỉ cần nói và viết rất đơn giản: "... có tên..., mang tên..." hoặc "... dưới nhan đề..." khi giới thiệu một tác phẩm. Ví dụ:

   - Cuốn sách có nhan đề Cỗ máy người
   - Tập thơ Điên có nhan đề Đau thương
   - hoặc “Báo Pháp La Dépêche (Tin nhanh) viết bài giới thiệu dưới nhan đề: Les aiguilles miracles qui font parler un muet (Những cây kim kì diệu làm cho một người câm nói được)”(1)
   - v.v...

   Cùng với nhan đề hay đầu đề còn có nhiều từ ngữ nữa như: tiêu đề, chủ đề, chuyên đề, phụ đề rồi đến đề tài, đề mục, đề tựa, đề tặng... mà mỗi từ dùng đều có nội dung cụ thể cả.

   Còn Tựa, tức là bài tựa (序 言 – tự ngôn), lời tựa, lời đề tựa hay lời nói đầu là cái tiểu dẫn nhằm giới thiệu khái quát nội dung tác phẩm đã có tên cụ thể. Ví dụ:

   - Gái quê in năm 1936 có Tựa của Phạm Văn Kí.

   Rõ ràng, Gái quê là tên sách có tiểu dẫn ở đầu, không ai gọi cuốn sách có tựa đề Gái quê.

   Thế mà gần đây người ta đã viết, đã gọi một cách tràn lan, lẫn lộn, gộp hai chữ thành tựa đề chỉ để gọi lên một cái tên, trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ văn học nghệ thuật, trong những lễ nghi quan trọng nhất cho người cả nước và thế giới cùng nghe, khiến cho nhiều người thấy rất chối tai. Đáng nói là chính nhạc sĩ Trần Tiến, nhà thơ Đặng Vương Hưng khi tự giới thiệu tác phẩm của mình trước công chúng trên kênh VTV3, rồi có nhà nghiên cứu, sáng tác, dịch thuật, đến giáo sư ngữ văn Hoàng Như Mai (bài đăng trên báo Văn nghệ) cũng dùng hai chữ tựa đề khi giới thiệu tác phẩm, thì trách sao được anh chị em trẻ làm công tác phát thanh, dẫn chương trình, cả các sinh viên ngữ văn... lại không bắt chước mà nói, mà viết theo.

   Cách dùng hai chữ tựa đề như thế rõ ràng là một sự đổi mới không cần thiết nếu không muốn nói là sai lầm.

=========

   (1) Bài viết về GS. Nguyễn Tài Thu (Hàm Châu, báo Văn nghệ, số 4/2005).

   Theo Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 8/2005, trang 48.

Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [22] [23] [24] [25] [26] [27] [28] ... ›Trang sau »Trang cuối