Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Bây giờ các ấn phẩm, các phương thức làm ra chữ cho người đọc nhanh, nhiều hơn nước lũ miền Trung. Chữ nghĩa đúng không nói làm gì. Chữ nghĩa sai, sót, nhầm, lẫn, thiếu hoặc thừa nét, dấu...vô thiên lủng. Có điều lâu nay hầu như người ta bỏ lệ đính chính sửa lỗi rồi. Người đọc phải tự chỉnh lấy khi đọc. Nếu lấy cái sai sót để nghĩ rằng họ đang sáng tạo ngôn ngữ, có lẽ phải thêm mấy viện ngôn ngữ nữa cũng không hết việc. Có bác nào thống kê được (Hay có tài liệu chính thức hoặc chưa chính thức) từ ngày nước ta đổi mới đến giờ, ngôn ngữ Việt đã bổ sung, sáng tạo mới được những gì? Nếu có thì cập nhật cho anh em được biết với. Tôi thiết nghĩ nó cũng bổ ích cho anh em ta.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Cao Trung Nhan đã viết:
 

 
Có một số chữ gốc Hán nhưng khi dùng trong tiếng Việt đã được thay đổi theo nghĩa gốc của nó;

所以: âm la tinh đọc gần như súa ỷ, âm Hán Việt là sở dĩ, nghĩa tiếng việt là cho nên, bởi vậy. Tuy thế, ở các vị trí khác nhau, nghĩa của nó lại như trái ngược nhau:

Tôi là con em của nhân dân lao động cho nên tôi rất yêu lao động. Câu này, nếu đặt từ sở dĩ  vào vị trí của chữ cho nên  thì không được.

Sở dĩ tôi yêu lao động vì tôi là con em của nhân dân lao động. Bây giờ nếu đặt chữ cho nên thay vào vị trí chữ sở dĩ lại cũng không được.

 
 Đọc các bài của các bác, Cao Trung Nhân rất thích và thấy học hỏi được rất nhiều. Cao Trung Nhân rất tiếc không được học và đào tạo kỹ như vậy. Vì vậy, Cao Trung Nhân rất mừng là đã có chỗ để tìm hiểu, thắc mắc và được giải đáp, tạo cho mình có kiến thức hơn, sâu hơn và nền hơn. Xin cảm ơn tất cả mọi người!
Nhưng Cao Trung Nhân xin bác Tường Thuỵ xem lại giúp đoạn ở trên. Cao Trung Nhân cảm thấy như không ổn: Sở dĩ hình như không phải có nghĩa là cho nên, mà nó gần nghĩa với bởi vì.
Chưa hiểu rõ lắm nhưng mạnh dạn hỏi lại. Bác TT chỉ giúp đệ nha.
Chính vì thế mình mới viết: "Có một số chữ gốc Hán nhưng khi dùng trong tiếng Việt đã được thay đổi theo nghĩa gốc của nó"

Còn đây là nghĩa của từ "sở dĩ" theo từ điển:
sở dĩ:  bởi vậy, cho nên, vì thế nên
Viết: 所以
Số nét: 13
Loại: Cả hai

Nếu câu: Tôi là con em của nhân dân lao động cho nên tôi rất yêu lao động, dịch sang tiếng Hoa là:

我 是 労 動 人 民 的 子 第 所 以 我 很 愛 労 動

Âm Hán Việt như sau:
Ngã thị lao động nhân dân đích tử đệ sở dĩ ngã khấn ái lao động

Do không đánh dấu thanh tiếng Hoa (ghi bằng âm la tinh) được nên không thể gõ ra đây. Nhưng phát âm na ná như:
ủa sư lảo tung rấn mín tờ chử ti súa ỷ ủa hẩn ai lảo tung.

(méo hết cả mồm) :D
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Thái Thanh Tâm đã viết:
Bây giờ các ấn phẩm, các phương thức làm ra chữ cho người đọc nhanh, nhiều hơn nước lũ miền Trung. Chữ nghĩa đúng không nói làm gì. Chữ nghĩa sai, sót, nhầm, lẫn, thiếu hoặc thừa nét, dấu...vô thiên lủng. Có điều lâu nay hầu như người ta bỏ lệ đính chính sửa lỗi rồi. Người đọc phải tự chỉnh lấy khi đọc. Nếu lấy cái sai sót để nghĩ rằng họ đang sáng tạo ngôn ngữ, có lẽ phải thêm mấy viện ngôn ngữ nữa cũng không hết việc. Có bác nào thống kê được (Hay có tài liệu chính thức hoặc chưa chính thức) từ ngày nước ta đổi mới đến giờ, ngôn ngữ Việt đã bổ xung, sáng tạo mới được những gì? Nếu có thì cập nhật cho anh em được biết với. Tôi thiết nghĩ nó cũng bổ ích cho anh em ta.
@ Bác Thái ơi, bổ...rồi nè.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Tường Thụy đã viết:

"rúng động"
hay "rung động"?

Hiện nay, từ rúng động được sử dụng rất phổ biến trong báo chí, tần suất xuất hiện có lẽ ngang với từ "rung động", mặc dù từ này vẫn không thấy xuất hiện trong ngôn ngữ hàng ngày.

Xóm trầm rúng động bởi tin đồn bảy người chết vì nấm độc (báo Tiền phong)

Tôi chẳng hiểu căn cứ vào đâu và tại sao người ta tạo nên cái từ lạ vậy trong khi từ "rung động" đã đủ khả năng diễn đạt???
Theo LT thì rúng động có ý nghĩa rộng lớn và hoành tráng hơn, người ngoài có thể nhận thấy được. Ví dụ như :" cả thành phố rúng động vì...
Còn rung động thì có ý nghĩ cá nhân hơn.
Chẳng biết có đúng không?
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

letam đã viết:
Thái Thanh Tâm đã viết:
Bây giờ các ấn phẩm, các phương thức làm ra chữ cho người đọc nhanh, nhiều hơn nước lũ miền Trung. Chữ nghĩa đúng không nói làm gì. Chữ nghĩa sai, sót, nhầm, lẫn, thiếu hoặc thừa nét, dấu...vô thiên lủng. Có điều lâu nay hầu như người ta bỏ lệ đính chính sửa lỗi rồi. Người đọc phải tự chỉnh lấy khi đọc. Nếu lấy cái sai sót để nghĩ rằng họ đang sáng tạo ngôn ngữ, có lẽ phải thêm mấy viện ngôn ngữ nữa cũng không hết việc. Có bác nào thống kê được (Hay có tài liệu chính thức hoặc chưa chính thức) từ ngày nước ta đổi mới đến giờ, ngôn ngữ Việt đã bổ xung, sáng tạo mới được những gì? Nếu có thì cập nhật cho anh em được biết với. Tôi thiết nghĩ nó cũng bổ ích cho anh em ta.
@ Bác Thái ơi, bổ...rồi nè.
Cảm ơn Letam nhé. Rà lại rồi mà vẫn sót. Một mắt 3/10. Một mắt ngưỡng thiên nó khổ thế đấy. Từ khi cha sinh mẹ đẻ đến giờ mới được đọc từ ghép "rúng động". Thế này thì thật mong có chỗ nào mà học thường xuyên, không thì tự thành người ngoại quốc tại nước mình mất thôi.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

letam đã viết:
Thái Thanh Tâm đã viết:
Bây giờ các ấn phẩm, các phương thức làm ra chữ cho người đọc nhanh, nhiều hơn nước lũ miền Trung. Chữ nghĩa đúng không nói làm gì. Chữ nghĩa sai, sót, nhầm, lẫn, thiếu hoặc thừa nét, dấu...vô thiên lủng. Có điều lâu nay hầu như người ta bỏ lệ đính chính sửa lỗi rồi. Người đọc phải tự chỉnh lấy khi đọc. Nếu lấy cái sai sót để nghĩ rằng họ đang sáng tạo ngôn ngữ, có lẽ phải thêm mấy viện ngôn ngữ nữa cũng không hết việc. Có bác nào thống kê được (Hay có tài liệu chính thức hoặc chưa chính thức) từ ngày nước ta đổi mới đến giờ, ngôn ngữ Việt đã bổ xung, sáng tạo mới được những gì? Nếu có thì cập nhật cho anh em được biết với. Tôi thiết nghĩ nó cũng bổ ích cho anh em ta.
@ Bác Thái ơi, bổ...rồi nè.
Mắt letam chẳng phải vừa.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

letam đã viết:
Tường Thụy đã viết:

"rúng động"
hay "rung động"?

Hiện nay, từ rúng động được sử dụng rất phổ biến trong báo chí, tần suất xuất hiện có lẽ ngang với từ "rung động", mặc dù từ này vẫn không thấy xuất hiện trong ngôn ngữ hàng ngày.

Xóm trầm rúng động bởi tin đồn bảy người chết vì nấm độc (báo Tiền phong)

Tôi chẳng hiểu căn cứ vào đâu và tại sao người ta tạo nên cái từ lạ vậy trong khi từ "rung động" đã đủ khả năng diễn đạt???
Theo LT thì rúng động có ý nghĩa rộng lớn và hoành tráng hơn, người ngoài có thể nhận thấy được. Ví dụ như :" cả thành phố rúng động vì...
Còn rung động thì có ý nghĩ cá nhân hơn.
Chẳng biết có đúng không?
Có thể ý người ta là như thế letam ạ.
Nhưng nếu nói đến sự rung động ở mức cao hơn thì thiếu gì chữ, ví dụ rung chuyển (vụ 11/9 làm rung chuyển nước Mỹ), náo động, náo loạn ... Còn chữ "rúng động" lại không có một cơ sở nào. Mình tra từ điển Hán Việt cũng không có.
Nếu bịa ra từ mới mà không có cơ sở cũng nguy hiểm lắm, nói sẽ không ai hiểu ai. Gọi hạt lúa bằng hạt lua, củ khoai bằng củ khoài thì sẽ ra sao nhỉ.

Trước tiên nó sẽ như thế này đã:
Anh rung cảm trước vẻ đẹp thánh thiện của em.
Sợ cô gái không hiểu hết mức độ tình cảm của mình, tôi vội chữa lại:
Anh rúng cảm trước vẻ đẹp thánh thiện của em.

Đọc một bài thơ hay, anh ta rung đùi tâm đắc. Nhưng đọc sang bài thơ hay hơn, một tuyệt tác, anh ta rung mạnh hơn thì phải nói là anh ta rúng đùi.

=))
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Gió Đông Ngân

Tường Thụy đã viết:

"rúng động"
hay "rung động"?

Hiện nay, từ rúng động được sử dụng rất phổ biến trong báo chí, tần suất xuất hiện có lẽ ngang với từ "rung động", mặc dù từ này vẫn không thấy xuất hiện trong ngôn ngữ hàng ngày.

Xóm trầm rúng động bởi tin đồn bảy người chết vì nấm độc (báo Tiền phong)

Tôi chẳng hiểu căn cứ vào đâu và tại sao người ta tạo nên cái từ lạ vậy trong khi từ "rung động" đã đủ khả năng diễn đạt???
Đây là một câu hỏi hay,tôi cũng xin góp một vài ý theo quan điểm riêng của tôi :
Hai từ Rung động và Rúng động mang hai ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
- Rung động theo từ điển Từ Và Ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân có nghĩa : 1.- Lay chuyển       2.- Làm nảy sinh cảm xúc mạnh
- Rúng động : trong từ điển GS Nguyễn Lân không đề cập nhưng theo tôi nghĩ thì đây là từ phát sinh trong quá trình sử dụng và trao đổi tiếng Việt,Rúng động dùng để chỉ một cảm xúc cực kỳ kinh hoàng,sợ hãi.
Chúng ta hãy so sánh hai câu sau :
1.- Mọi người đều rung động trước sắc đẹp của các hoa hậu (để chỉ về sự chiêm ngưỡng sắc đẹp)
2.- Mọi người đều rúng động khi nghe tin vụ tai nạn xãy ra (để nói về sự cực kỳ kinh hoàng khi nghe tin vụ tai nạn)
Rõ ràng chúng ta không thể thay thế các từ đó cho nhau được.
Vài lời góp ý,có gì sơ suất xin niệm tình bỏ qua.
Ta đứng,chung quanh cồn cát trắng
Lặng mình,văng vẳng gió đông ngân...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Cảm ơn bạn Gió Đông Ngân góp thêm ý kiến.
Tôi nêu vấn đề để các bạn cùng thảo luận cũng nhằm mục đích có được những ý kiến khác nhau, qua đó có thể rút ra một cách nhìn đúng hoặc chung nhất.
Qua việc thảo luận về từ ngữ, có ý kiến cho rằng không chấp nhận những từ không có trong từ điển. Tôi cho như thế cũng là cực đoan. Ngôn ngữ nào cũng thế, không ngừng phát triển để hoàn thiện.
Nhưng một từ ngữ nào được sáng tạo ra, cần phải xét đến yếu tố nó có đi được vào đời sống không.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Ngôn ngữ là báu vật và thể diện quốc gia, dân tộc. Ngôn ngữ còn là công cụ để tư duy, cảm xúc. Bất kỳ một sự thay đổi, sửa chữa, sáng tạo... nào về ngôn ngữ đều ảnh hưởng rất lớn tới tâm hồn, tình cảm, trí tuệ, tư duy, kiến thức... của quốc gia, dân tộc, do đó không thể làm bừa bãi. Mọi tác động tới ngôn ngữ đều phải thoả mãn ít ra hai điều kiện: được quảng đại quần chúng chấp nhận và được phê duyệt bởi cơ quan chuyên trách có đủ năng lực và quyền hạn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18] ... ›Trang sau »Trang cuối