Viêm đường hô hấp cấp là bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa lạnh, được gọi là cấp tính vì các triệu chứng bệnh không kéo dài quá 30 ngày...
Viêm đường hô hấp cấp là gì ?

Đường hô hấp được chia làm hai phần:

Đường hô hấp trên từ mũi, hầu, họng cho đến thanh quản.

Đường hô hấp dưới từ phế quản, khí quản phải và trái, các tiểu phế quản và phổi (gồm nhiều phế nang).

Viêm đường hô hấp cấp là bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa lạnh, được gọi là cấp tính vì các triệu chứng bệnh không kéo dài quá 30 ngày. Viêm đường hô hấp trên (dân gian thường gọi là cảm lạnh) thường do virus thường trú tại đường hô hấp gây ra. Nếu được chăm sóc tốt, đa số trẻ sẽ tự khỏi trong vòng 10 – 14 ngày mà không cần dùng đến kháng sinh. Viêm đường hô hấp dưới bao gồm viêm phế quản, viêm phổi, thường do các loại vi khuẩn như Pneumococcus, Hemophilusinfluenza… gây ra. Đây là bệnh nặng với các biến chứng như viêm mủ màng phổi, ápxe phổi, suy hô hấp, nhiễm trùng huyết, dễ dẫn đến tử vong và cần được điều trị bằng kháng sinh thích hợp.

bệnh cúm, cúm, viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản, ho, sổ mũi, đau đầu, suy hô hấp

Ảnh minh họa.

Một bệnh hô hấp cấp có nguy cơ phát triển nhanh vào mùa lạnh là bệnh cúm A (H1N1). Virus cúm A (H1N1) có khả năng lây lan nhanh từ người sang người, có thể gây ra các biến chứng hô hấp nguy hiểm và dẫn đến tử vong. Thời gian lây bệnh bắt đầu từ 1 ngày trước khi khởi phát bệnh và kéo dài đến 7 ngày sau khi khởi phát bệnh.
Các biểu hiện của viêm đường hô hấp cấp ?

Các triệu chứng chung của viêm đường hô hấp cấp bao gồm: ho (có thể ho khan hoặc ho có đàm), đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi, buồn nôn hay nôn. Nếu là bệnh cúm thì thường có các triệu chứng đi kèm như sốt, nhức đầu, đau nhức mình, mệt lả, khó chịu ở ngực. Tuy nhiên, trên lâm sàng rất khó phân biệt cúm mùa với cúm A (H1N1) vì đều có các triệu chứng điển hình như đột ngột sốt cao trên 38 độ C, nhức đầu, đau mỏi toàn thân và các triệu chứng hô hấp như ho, chảy nước mũi, viêm và đau họng. Riêng bệnh cúm A (H1N1) đôi khi có triệu chứng đau bụng, tiêu chạy và đặc biệt có khả năng gây tổn thương phổi dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
Làm thế nào để nhận biết bệnh?

bệnh cúm, cúm, viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản, ho, sổ mũi, đau đầu, suy hô hấp

Ảnh minh họa.

Phát hiện sớm trẻ bị suy hô hấp do tổn thương phổi hay tổn thương phổi bằng cách dùng ống nghe để nghe các âm thanh trong ngực trẻ khi thở. Nếu chỉ có tiếng rì rào phế nang êm dịu là bình thường, nếu có tiêng ran rít, ran ngáy hay ran ẩm thì cần chú ý vì có khả năng trẻ bị viêm phế quản, viêm phổi. Riêng các bà mẹ có thể phát hiện triệu chứng bệnh của con mình bằng cách đếm nhịp thở của bé trong một phút bằng đồng hồ có kim giây. Nếu bé thở nhanh thì có khả năng bị viêm phổi, nhưng phải loại trừ khả năng trẻ thở nhanh do quấy khóc, do đó chỉ đếm nhịp thở của khi bé đang nằm yên.

Số lần thở trong một phút tùy thuộc vào độ tuổi, trẻ thở nhanh là khi:

Nếu trẻ dưới 2 tháng có nhịp thở trên 60 lần/ phút.

Trẻ từ 2 tháng đến 12 tháng có nhịp thở trên 50 lần/phút.

Trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi có nhịp thở trên 40 lần/ phút.

Nếu trẻ có dấu hiệu thở nhanh bất thường cần đưa bé đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.

Đặc biệt đối với trẻ bị viêm phổi nặng khi thở có hiện tượng co lõm lồng ngực, nghĩa là khi trẻ hít vào, phần dưới xương sườn, xương ức sẽ lõm vào thay vì phình ra như bình thường. Ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, mọi trường hợp viêm phổi đều cần được đưa đến bệnh viện để điều trị.
Chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp cấp như thế nào ?

bệnh cúm, cúm, viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản, ho, sổ mũi, đau đầu, suy hô hấp

Trẻ bị viêm đường hô hấp cấp cần được chăm sóc tốt. - Ảnh minh họa.

Đối với trẻ viêm đường hô hấp cấp cần cho trẻ bú nhiều lần hơn hoặc cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, phù hợp với lứa tuổi, không nên kiêng ăn. Bên cạnh đó cũng cần cho trẻ uống đủ nước, nước đun sôi để nguội hay nước trái cây, nước cam đều được. Cho bé uống thuốc đúng liều theo đúng hướng dẫn của bác sĩ đã khám cho bé, không tự ý ngưng thuốc khi trẻ đã bớt bệnh, cũng không dùng thêm thuốc theo lời khuyên của người khác. Làm thông thoáng mũi giúp trẻ dễ bú, dễ thở. Chú ý những dấu hiệu nguy hiểm để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
Những dấu hiệu nguy hiểm

Khi trẻ có một trong các dấu hiện sau đây, cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay: da tím tái, bé bỏ bú hoặc bú kém (ở trẻ dưới 2 tháng tuổi), không uống được (ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi), co giật, ngủ li bì (khó đánh thức), thở có tiếng rít, suy dinh dưỡng nặng. Ở trẻ dưới hai tháng tuổi, nếu có sốt hay hạ thân nhiệt (thân thể lạnh), thở khò khè cũng cũng là dấu hiệu nguy hiểm cần đưa đi cấp cứu.
Phòng bệnh

Phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp cho trẻ trong mùa lạnh bằng cách: cho trẻ ăn nhiều chất dinh dưỡng để tăng cười sức đề kháng, mặc ấm cho trẻ, tiêm chủng đầy đủ, uống vitamin A theo chương trình quốc gia, nơi ở thông thoáng tráh ô nhiễm khói bụi, hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người, không tiếp xúc với những người đang có bệnh.
trích từ khoemoingay.vn