Trang trong tổng số 3 trang (21 bài viết)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vũ Mạnh Hùng

Thân chào các bạn!

Truyện ngắn "Giàn hoa Thiên Lý" là câu chuyện của một tác giả từng trải, truyện xen lẫn những kỉ niệm từng trải qua của tác giả cũng như các tư liệu quý giá về thời kỳ trong và sau chiến tranh của đất nước. Là một câu chuyện tình yêu từ thời sinh viên đến thực tại, "Giàn hoa Thiên Lý" thực sự lôi cuốn với các tình tiết tạo sự bất ngờ trong câu chuyện.

Bản quyền của tác phẩm này thuộc về Câu lạc bộ bóng đá Thăng Long United!

Truyện gồm ba chương; Mời các bạn cùng thưởng thức!

TRUYỆN NGẮN "GIÀN HOA THIÊN LÝ"

Chương I
THỜI SINH VIÊN

Buổi Lễ kỷ niệm 25 năm ngày ra trường vẫn đang diễn ra ấm cúng, xúc động. Trên sân khấu thầy Chủ nhiệm Khoa Thống kê cũ đang kể lại một kỷ niệm với học sinh Khóa 25 mà thời đó thầy là một trong các giáo viên chủ nhiệm. Chinh ngồi yên lặng, đầu óc anh trống rỗng, một nỗi buồn lan man khó tả cứ dâng lên trong lòng. Anh nhẹ nhàng đứng dậy rời khỏi hội trường. Bên ngoài nắng mùa thu trải đều tràn ngập sân trường. Thời tiết mát mẻ làm dịu đi cảm giác trống rỗng. Hít một hơi nghe thoảng mùi hoa sữa quen thuộc, anh chậm rãi bước lên khu giảng đường. Toàn trường vắng lặng, thấp thoáng vài bóng người xen giữa những hàng cây. Từ ký ức xa xăm dậy về lời bài hát quen thuộc.

"Hàng ghế đá xanh tàng nơi góc sân trường
Hành lang ấy xa dần xa bước chân người
Bạn thân hỡi ta khắc ghi trong lòng
Những ước mơ hồng ngày tháng chờ mong

Dòng lưu bút chưa kịp ghi đã ước nhòe
Nhành hoa thắm chưa kịp trao tay một lần
Kỷ niệm đó trong chiều mưa tan trường
Hai đứa chung đường sao nghe vấn vương…"

http://mp3.zing.vn/b..../ZWZ968DA.html

Cầu thang vẫn vậy, vẫn là đá granito cũ kỹ. Các phòng học bây giờ khang trang hơn, màu sắc tươi mới, không còn vẻ xám xịt, trang nghiêm của thập niên 80. Chinh lặng lẽ leo lên tầng ba, đứng ngoài hành lang, chống hai tay lên bờ tường lan can phóng tầm mắt ra xa nhìn toàn cảnh khu giảng đường. Vẫn những hàng cây cổ thụ nhấp nhô, xen kẽ, lặng im. Nhà để xe cũ đã không còn nữa, nhưng phòng bảo vệ cạnh đó vẫn còn. Giàn thiên lý sau lưng nhà bảo vệ đã được thay bằng một cái sân xi măng mới không biết để làm gì. Giàn thiên lý đã không còn, người ấy hiện đâu rồi? Hôm nay, Chinh đến trường từ sớm, nóng lòng tìm lại hình bóng cũ. Anh nói chuyện một cách lơ đãng với các bạn còn mắt thì luôn ngó nghiêng tìm kiếm. Đến tận giờ khai mạc buổi Lễ anh đành thất vọng cùng các bạn đi vào hội trường.

Cũng mùa thu như năm ấy. Năm ấy một chàng trai dáng vẻ gầy gầy rắn rỏi mặc bộ đồ bộ đội bạc màu đứng nép mình bên con phố, mắt đăm đăm nhìn vào đoàn người ăn mặc lộng lẫy. Một đám đón dâu trên phố cổ. Đám đón dâu rời đi tự lúc nào rồi mà anh vẫn đứng lặng im. Trời mùa thu nắng vàng đẹp đẽ chẳng làm anh xao động. Anh thì thầm: "Tha lỗi cho anh. Vạn lần tha lỗi cho anh. Cuộc đời này anh không thể mang lại hạnh phúc cho em được. Anh sẽ rời đi thật xa. Chúc em hạnh phúc". Lúc này, Chinh không thể hiểu được rằng, thời gian trôi đi có bao giờ trở lại. Cuộc đời anh do anh lựa chọn, nhưng sự lựa chọn của anh đã phá hủy cả những cuộc đời khác.

Một cảm giác bất an chợt nhói lên trong lòng. Chinh liếc nhìn sang ngang. Một bóng áo trắng như lạ như quen thấp thoáng cuối hành lang. Mắt anh chợt nhòe đi, hình bóng kia khi hiện khi mất.
"Anh"
"Em à… Hạnh à, phải em không?"

Còn tiếp......
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vũ Mạnh Hùng

(tiếp theo "Giàn hoa Thiên Lý")

“Cháu uống nước đi.”
“Dạ, cháu mời bác uống nước."
“Cháu học cùng với Hạnh à?”
“Vâng, nhưng cháu học khác lớp. Hạnh học Lao động còn cháu học Thống kê.
...
“Cháu với Hạnh cùng tham gia công tác Đoàn Trường. Cháu là Bí thư Liên chi K25, Hạnh là ủy viên Liên chi phụ trách công tác văn hóa, văn nghệ nên bọn cháu thường cộng tác cùng. Hạnh mời cháu đến nhà xem tủ sách của em ấy.”
“Ừ, cháu đợi nó một tí. Nó đi ra ngoài chắc sắp về rồi.”
“Vâng.”
“Chắc cháu không phải học sinh đi học?”
“Vâng, cháu đi bộ đội ở chiến trường K, bị thương, phục viên rồi ôn thi lại.”
“Chiến trường K? Vậy cháu ở đơn vị nào?”
“Dạ, cháu ở D3, E6, F5.”
“Ủa, vậy à. Cháu ở thời gian nào?”
“Cháu ở từ 77 đến 80.”
“E6 của cháu có phải Duy là E trưởng không?”
“Vâng, anh ấy E trưởng đến năm 79 thì chuyển ra Bắc đi học. Ủa, vậy sao bác biết anh Duy?”
“Bác biết chứ. Bác là Huân. Phạm Trọng Huân. Cháu nghe tên bác chưa?”

           Chinh giật mình nhìn chăm chăm vào người đàn ông tuổi trung niên khuôn mặt quắc thước, từng trải. Thảo nào mình trông hơi quen. Trước kia đã gặp ông một lần rồi. Ông trao cho mình Huân chương Chiến công hạng ba cùng 5 đồng chí khác tại căn cứ của E. Ông chính là Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Quân đoàn 7, sau này là Phó Tư lệnh Mặt trận 479 chiến trường Campuchia, chính là thủ trưởng của mình.

           Chinh và bố Hạnh ngồi nói chuyện rôm rả. Bao nhiêu kỷ niệm, hồi ức về những năm tháng chiến đấu ở Campuchia được hai người xả xu páp. Chinh kể, anh vào Nam cuối năm 77, cắm chốt chiến đấu tại vùng đất Tây Ninh. Toàn bộ vùng đất dọc hai bên biên giới anh hầu như thuộc từng ngọn đồi, từng bụi cây, trảng cát. Anh là lính trinh sát. Trinh sát toàn ăn lương khô, cơm nắm, uống nước vũng lầy vì có khi đi làm nhiệm vụ cả chục ngày, nửa tháng mới được về. Lứa cùng nhập ngũ với anh ở đại đội đến cuối năm 78 trước tổng tấn công Campuchia thì chỉ còn lại một phần tư. Hơn một năm chiến đấu anh leo từ binh nhì lên Quyền Đại đội trưởng. Sau tổng tấn công, đơn vị anh đóng tại biên giới Campuchia và Thái Lan chuyên truy quét Pốt và Para. Cuối năm 80 anh bị thương, ra Bắc điều trị, anh đã là tiểu đoàn phó phụ trách tác chiến. Bạn cùng nhập ngũ lúc này chỉ còn vài người.

“Vậy cháu quê ở đâu?”
“Cháu ở Vĩnh Phú.”
“Cháu ở huyện nào?”
“Dạ, Tam Đảo.”
“Ủa, bác ở Tam Phú. Cháu ở xã nào?”
“Cháu Phúc Xuân ạ, ngay cạnh xã bác.”
“... Bác có một người bạn từ hồi chống Pháp, tên là Biên ở Phúc Xuân, cháu có biết không?”
“Dạ, bác Biên là bác họ cháu.”
“Ủa...”

           Ông Huân mừng ra mặt. Không ngờ cái thằng này vừa là đồng hương vừa là lính cũ của mình. Ông thầm đánh giá, dáng người rắn rỏi, khuôn mặt sắt lạnh, nước da màu đồng, ăn nói lễ phép nhưng hơi pha vẻ lãnh đạm. Chiến trường K đã rèn đúc ra con người như vậy đây. Hơn nữa chỉ có mấy năm chiến đấu đã leo lên chức tiểu đoàn phó phụ trách tác chiến trong khi chưa qua một trường lớp quân sự nào thì cũng chẳng phải chuyện đùa. Tất nhiên cũng còn có lý do, sĩ quan thiếu thốn do hy sinh nhiều quá thì phải đôn lính chiến lên.

           Vừa lúc này Hạnh về. Ông Huân đi vào nhà trong. Đi được nửa đường ông quay lại bảo: “Hôm nay cháu ở lại ăn cơm với nhà bác nhé, đồng chí đồng đội cũ”.

           Cơm nước xong, trời đã tối, Hạnh tiễn Chinh ra cửa. Chinh dắt chiếc xe đạp lọc cọc ra đến đường. Hai người đứng lại nói chuyện trên vỉa hè. Quán nước bên kia đường có mấy thanh niên mới lớn đang rít thuốc lào sòng sọc mắt nhìn chằm chặp vào hai người. Đường phố vắng bóng người, xe. Tiếng một chiếc xe máy Mô kích phóng tới nổ rầm rầm. Chiếc xe dừng lại.

“Hạnh à. Bố mẹ có nhà không?” Người thanh niên cao to, tóc chải bóng mượt, quần áo lượt là, mùi nước hoa thơm phức gạt chân chống xe và mỉm cười hỏi Hạnh.

“Ô, anh Tiến. Anh về khi nào vậy?”

           Mẹ Tiến và mẹ Hạnh là bạn học. Hai gia đình khá thân nhau. Tiến đi xuất khẩu lao động đã được mấy năm vừa mới về nước. Hôm nay Tiến đến thăm gia đình Hạnh. Nhà Tiến ở cùng phường ngay phố bên cạnh, chỉ mấy bước chân là tới nhà Hạnh, không hiểu sao lại còn đi cả xe máy tới.

           Mấy thanh niên ngồi quán nước gọi: “Anh Tiến, anh Tiến mới về à?” “À, mấy thằng em. Cầm bao thuốc hút này”. Tiến quẳng bao thuốc lá ngoại về phía mấy thanh niên.

Chinh lặng lẽ gật đầu chào Tiến và nói mấy lời tạm biệt Hạnh. Nhìn theo bóng áo bộ đội bạc màu cưỡi trên chiếc xe đạp cà khổ của Chinh, Tiến khẽ hỏi Hạnh: “Ai vậy em?” “À, anh ấy học cùng với em”. Mặt Tiến thoáng chút suy tư rồi vội mỉm cười “Vào nhà đi em”.


Còn tiếp.....
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vũ Mạnh Hùng

(tiếp theo Giàn hoa Thiên Lý)

Tiếng nhạc hành khúc rộn vang khắp trường qua hệ thống loa tuyên truyền. Chinh và Hạnh vừa họp xong trên văn phòng Đoàn Trường đang lững thững đi bộ về phía giảng đường.

"Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí. Em sẽ cho kẻ khẩu hiệu câu nói này treo ở các giảng đường, được không anh?"

"Được chứ."

"Lấy câu nói của Pavel Corsaghin này làm kim chỉ nam, Liên chi chúng ta phát động một phong trào tranh luận về lý tưởng cộng sản, khuyến khích viết bài. Những bài nào tốt trao giải thưởng đồng thời phát về các chi đoàn thảo luận học tập, được không anh?"

"Cũng được."

"Tuy nhiên anh hỏi thật em, em nghĩ thế nào về hình tượng Pavel Corsaghin?"

"Em nghĩ đó là một tấm gương lớn mà thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh chúng ta nên học tập."
"Em ạ. Thực tế cuộc sống không lý tưởng được như em nghĩ đâu. Hồi ở chiến trường, một là sống hai là chết, có những lúc đói khát đến mụ mị cả người đi. Lúc đó, nếu chỉ có lý tưởng không thì không vượt qua được. Đúng, lý tưởng giúp anh không hèn hạ, không quay súng bỏ chạy khi nhìn thấy đồng đội bên cạnh mình lần lượt ngã xuống. Nhưng trong từng tình huống cụ thể, chỉ có nỗi sợ chết, những hình ảnh cha mẹ, gia đình hiện ra giúp anh tỉnh táo trở lại và khôn khéo suy nghĩ tìm đường sống, tìm đường tiếp tục chiến đấu. Anh cho là con người Pavel đầy nhiệt huyết, lý tưởng trong sáng nhưng thiếu độ uyển chuyển. Có những lúc cần phải khôn khéo, không phải lúc nào cũng hùng hục xông lên, lao đầu về phía trước, chưa chắc kết quả công việc cho cách mạng đã tốt. Anh tâm huyết với câu nói của Dzerzhinsky, Chủ tịch đầu tiên của KGB. Anh không nhớ rõ lắm. Nhưng đại ý là: Chiến sĩ cộng sản cần phải có một trái tim nóng và một cái đầu lạnh."

"Vâng anh."

"Trái tim nóng thì rõ rồi. Nhưng cái đầu lạnh để mình tỉnh táo lựa chọn hành động nhằm làm cho công tác cách mạng của mình tới đích thành công mà ít phải tốn công sức hay hy sinh đổ máu. Em hiểu ý anh không?"

"Vâng, em hiểu ạ."

Đối với Hạnh, giờ đây Chinh là thần tượng của cô. Ở anh, cô không nhận thấy bất kỳ một khiếm khuyết gì. Mọi hành động, mọi lời nói của anh tuy rất đơn giản nhưng hầu như không thừa, không thiếu. Mọi tình huống xảy ra xung quanh, anh đều thể hiện thái độ bình thản. Những cách xử lý công việc của anh không giống ai cả, luôn gây cho người khác bất ngờ nhưng lại luôn mang lại hiệu quả rõ rệt. Đứng trước con người như anh, cô cảm giác mình quá nhỏ bé. Cô có cảm giác cần có con người này để che chở cho mình. Thái độ lãnh đạm, từ tốn của anh làm cho người khác có cảm giác ngài ngại nhưng cô lại có cảm giác thật ấm cúng. Cô luôn muốn gần anh, dường như gần anh cô luôn có cảm giác bình yên. Cô chỉ có cảm giác này khi gần gũi hai người đàn ông, bố cô và anh.

Trời lắc rắc rơi mưa, rồi chuyển qua nặng hạt. Chinh kéo Hạnh chạy nhanh về phía nhà bảo vệ. Nhà bảo vệ khóa cửa. Cả hai chạy đến trú mưa dưới giàn hoa thiên lý. Giàn thiên lý phủ đầy hoa xanh. Đôi chỗ điểm vài chùm hoa đã chuyển qua màu vàng nhạt.


Còn tiếp....
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vũ Mạnh Hùng

Giàn hoa Thiên Lý (tiếp theo)
Chiều nay chủ nhật, Dũng đạp xe vào trường tìm Chinh. Dũng mời bằng được Chinh đến nhà chơi. Anh bảo: "Vợ tao ở nhà đã làm cơm sẵn rồi chờ hai thằng bọn mình về bù khú, đã lâu lắm rồi hai thằng mình chưa được uống rượu cùng nhau".

Dũng đang ở tạm trong một căn hộ cơ quan cho mượn trong khu phố cổ. Anh và vợ trước học cùng phổ thông, yêu nhau từ hồi đi học. Dũng bị thương ra Bắc phải nằm điều trị hơn nửa năm, chuyển ngành, ổn định công tác hai người mới cưới. Vợ Dũng vừa mới có bầu con đầu lòng được mấy tháng.

Cuộc nhậu thời bao cấp chả có gì nhiều nhặn. Cả xã hội đang thiếu thốn. Có đĩa lạc rang, đĩa đậu rán, niêu cá riếc kho với bát canh bầu nấu tôm khô. Thế cũng đã là quá sang rồi. Vợ Dũng chuẩn bị sẵn hai chai rượu nút lá chuối. Những kỷ niệm thời còn ở chiến trường K được kể lại rôm rả. Vợ Dũng ngồi cạnh chồng thỉnh thoảng vớ cái quạt nan quạt quạt mấy cái cho hai ông bạn. Chị tròn mắt lắng nghe hai người kể chuyện gian khổ, nguy hiểm mà cứ tưởng như là đang nghe đọc truyện trinh thám.

“Uống đi mày, về đây bây giờ bọn mình chỉ uống rượu nút lá chuối thôi.”

“Ừ, nhớ ngày xưa mỗi lần nhậu, bọn mình mỗi thằng một chai rượu Tây. Chai thằng nào thằng ấy ôm, hồn thằng nào thằng ấy giữ.”

Thời đóng quân ở Campuchia, đơn vị của Chinh và Dũng khống chế địa bàn cửa khẩu Poi Pét thuộc tỉnh lỵ Sisophon, biên giới Campuchia và Thái Lan. Đây là trọng điểm trấn giữ huyết mạch của con đường buôn lậu hàng hóa từ Thái Lan về Campuchia và có cả về Việt Nam nữa. Hàng buôn lậu bị bắt chất như núi. Đủ các loại. Hàng tiêu dùng, hàng thực phẩm, hàng điện tử, máy móc cơ khí,... thứ gì cũng có. Rượu Tây, bia ngoại, thuốc lá ngoại xếp chồng lên nhau cao đến tận nóc nhà. Lính tráng thỉnh thoảng rảnh việc nhậu thì cứ mỗi ông lấy một chai rượu Tây tu. Uống không hết thì ném đi. Đồ nhậu sẵn không thiếu thứ gì. Thuốc lá ngoại hút khản cả giọng. Quần bò, áo phông, tông Thái, đồng hồ... mỗi ông được phép mỗi thứ vài cái, vài đôi. Dùng vẫn còn mới, không thích thì đã mang đổi loạn lên rồi.

“Lứa cùng nhập ngũ, đại đội mình còn mấy thằng?”

“Năm thằng. Tao, mày, thằng Tuấn đồng hương cùng xã với tao. Thằng Chính Hưng Yên, Thằng Vấn Hà Tây. Hết.”

“Hơn chín chục thằng, còn có năm. Đau xót. Anh em mình may mắn. Phải cố sống xứng đáng với sự hy sinh của bọn nó” Dũng trầm ngâm nói.

“Ừ. Hôm nào rỗi, mày về quê tao chơi, thăm thằng Tuấn luôn. Hai thằng kia tao cũng không biết giờ chúng nó ở đâu.”

“Sau khi tao ra Bắc, mày đã lên đến D phó tác chiến rồi, sao lại không theo đường binh nghiệp.”

“Mày biết đấy, gọi D phó cho nó oai, chứ có bao nhiêu quân. Có lúc cả C được hai chục lính, cả D được năm sáu mươi lính. Tao bị thương ra Bắc điều trị. Ông già không muốn tao theo binh nghiệp nữa vì nhà tao có mỗi tao con trai, còn toàn mấy đứa em gái. Tao xin phục viên rồi ôn thi lại.”

Nhậu cũng đến hồi kết thúc. Lúc Chinh ra về, Dũng chợt nhớ còn cái mũ cối của Chinh bị cướp hôm trước đã thu hồi nhưng lại bỏ quên ở đồn. Dũng bảo, đồn cũng gần đây, tao với mày đến lấy luôn đi.

Hai ông bạn đạp xe thong dong. Hà Nội thời bao cấp 8, 9 giờ tối đường đã vắng xe cộ. Giờ đang là cuối Xuân. Thời tiết buổi tối vẫn se se lạnh, vài hạt mưa phùn lất phất.

“Anh Chinh, anh Chinh” chợt có giọng con gái lanh lảnh gọi với từ bên lề đường. Một cô gái chạy vội tới.

Chinh dừng xe, quay lại “À, Thủy à”.

“Vâng, nhà em đây này” Thủy chỉ vào ngôi nhà có mặt tiền rộng, cửa ra vào xếp đầy xe cộ, bên trong đang vọng ra tiếng nhạc xập xình.

“Anh vào nhà em chơi tí đi” Thủy ôm lấy cánh tay của Chinh kéo kéo.

“Hôm nay nhà em có việc gì à?”. “Vâng, anh em mới ở bên Đức về”

“Thế thôi để lúc khác đi, anh ngại lắm”. “Có việc gì đâu mà ngại. Cái Hạnh nó cũng sắp đến đây này. Em đang đứng đây chờ nó đấy”.

Thủy cũng học cùng khóa, cùng trường với Chinh và Hạnh, nhưng khác khoa. Cô học Khoa Vật tư. Chinh được biết Hạnh và Thủy rất thân nhau. Hai cô học với nhau từ bé, cùng rủ nhau thi vào Trường Kinh tế. Vẻ đẹp của Thuỷ cũng chẳng kém cạnh gì Hạnh. Đặt hai cô cạnh nhau chẳng ai dám bảo cô nào xinh hơn cô nào. Tuy nhiên Thủy đẹp khác với Hạnh. Hạnh tóc dài, Thủy tóc ngắn. Dáng Thủy nhỏ người, săn chắc kiểu như mọi người hay gọi là dáng thể thao, khuôn mặt với những đường nét nhỏ nhắn, gọn gàng, nước da mịn màng ngâm sắc màu của nắng. Cô mang nét đẹp kiểu di-gan. Tính cách Thuỷ mạnh mẽ hơn Hạnh. Ở trường, Thủy rất thích Chinh. Có dịp là cô luôn săn đón gặp gỡ, hỏi han Chinh bằng được. Việc cô thích Chinh, cô cũng không giấu diếm. Cả trường ai cũng biết.

“Ơ, anh Chinh, anh Dũng. Các anh cũng ở đây à?” Hạnh đã đến và cất tiếng hỏi. “Ừ, bọn anh đi qua đây, Thủy gọi lại”.

Dũng quay sang nói với Chinh: “Hay ông cứ vào chơi với các em một lúc đi. Tôi còn có việc ở đồn. Tí nữa lúc nào ông đến cũng được”. Dũng biết rằng Chinh và Hạnh có vẻ quý mến nhau nên anh muốn tạo điều kiện cho hai người.

Cả hai cô gái mỗi người ôm một tay Chinh nài nỉ anh vào nhà. Chinh đành dựng xe trước cửa rồi theo hai cô bước vào. Phòng bên trong khá rộng. Đèn sáng mờ mờ. Giữa phòng là một bàn đầy hoa quả, bánh kẹo. Còn có mấy chai rượu Tây và vài bao thuốc lá ngoại đang dùng dở. Quả thực ở miền Bắc thời bao cấp, tiệc như vậy là xa xỉ. Góc nhà có chiếc cát sét hai cửa băng cỡ đại đang phát hết công suất một bài hát nổi tiếng, thịnh hành của cô ca sĩ người Đức Sandra. Hơn chục thanh niên mặt mũi tưng bừng, cả nam lẫn nữ ăn mặc đúng mốt, áo chẽn quần loe hoặc quần bò áo phông, kẻ đứng, người ngồi, vài người đang nhảy uốn éo. Mặc bộ quần áo bộ đội bạc màu, chân đi dép đúc, Chinh cảm thấy lạc lõng ở chỗ này.

Liếc qua, Chinh đã nhận ra ngay có Tiến và mấy thanh niên ngồi hàng nước rít thuốc lào bữa trước. Tiến đang ngồi trên xa lông thoáng nhếch mép cười mỉm khi thấy hai cô đưa Chinh vào.

Hạnh ấn Chinh ngồi xuống chiếc ghế dài kê gần cửa ra vào, và cô cũng ngồi xuống cạnh anh. Mọi con mắt đổ dồn về phía Chinh. Chinh vẻ mặt lãnh đạm, mắt lơ đãng như không nhìn ai. Thủy không biết có việc gì chạy ra sau nhà.

Tiến với bao thuốc, rút một điếu châm lửa rít xong một hơi rồi ném mạnh cả bao thuốc về phía Chinh “Ông bạn, làm điếu thuốc, thuốc Đức đấy”. Chinh hờ hững bắt lấy bao thuốc. Mặt Hạnh hơi nhăn lại vẻ khó chịu. Chinh cũng rút ra một điếu, từ tốn châm lửa, rít một hơi thuốc. Rồi, bỗng vù một cái, Chinh búng bao thuốc bay như tên bắn đập mạnh vào sống mũi Tiến. “Cám ơn. Trả ông bao thuốc này” Chinh lành lạnh cất lời. Bao thuốc là loại vỏ cứng, đập vào mặt làm Tiến đau nhói, giật mình kêu “á” một tiếng. Tiến bật đứng dậy.

Cạnh Tiến có một thanh niên to cao mặc áo chim cò trông tướng mạo có vẻ hầm hố cũng đứng dậy. Hắn ấn Tiến ngồi xuống “Anh Tiến, từ từ đã”. Tay thanh niên vớ lấy ly rượu đã rót sẵn để trên bàn bước về phía Chinh. Đưa cho Chinh ly rượu, hắn nói: “Này, ông bạn uống một ly rượu Tây. Cố mà uống. Cỡ như ông bạn, đây là lần đầu và cũng là lần cuối trong cuộc đời được thưởng thức rượu này đấy”. Chinh vẫn ngồi im trên ghế nhàn nhạt mỉm cười và cất lời: “Cám ơn. Tôi sợ đây mới là lần đầu và lần cuối ông được uống rượu này đấy. Cố mà uống. Tôi nhường ông”. “Thằng nhà quê này. Tao mời, mày không uống à?... Uống đi này”. Bàn tay cầm ly rượu nghiêng đi rót thẳng xuống đầu Chinh.

Phản xạ của Chinh cực nhanh. Rượu chưa kịp đổ ra ngoài, bàn tay của gã thanh niên đã bị bàn tay của Chinh nắm chặt. Ly rượu bị hất ngược lên đẩy toàn bộ lượng rượu trong ly vào mặt hắn.

Vẫn chưa hết. Bàn tay của Chinh từ từ xiết lại. Một tiếng nổ “bụp” vang lên. Chiếc ly đã vỡ trong lòng bàn tay của gã thanh niên.

Hạnh đứng bật dậy quát to: “Khốn nạn”. Cô nắm lấy tay Chinh kéo ra cửa. “Hạnh, Hạnh” tiếng Tiến gọi với theo. Nghe có tiếng ồn ào, Thủy chạy ra “Anh Chinh, Hạnh, đi đâu vậy?”. Hạnh vẫn hầm hầm kéo tay Chinh ra khỏi cửa. Chinh đứng lại, nghiêng người từ tốn nói với Thủy: “Thủy ạ. Em không có lỗi gì cả. Đừng suy nghĩ gì hết”.

Chinh đưa Hạnh về nhà. Anh dắt xe đi bộ cùng Hạnh. Trên đường về nhà, Hạnh mới kể, Tiến là anh ruột Thủy. Mẹ Tiến, Thủy với mẹ Hạnh ngày xưa là bạn đồng môn Trường Bưởi. Hai nhà gần nhau nên hai bà rất thân nhau.

Mẹ Hạnh thần tượng chất anh hùng trong con người của bố Hạnh, một anh bộ đội cụ Hồ. Hai người yêu nhau, lấy nhau xong ở luôn nhà ông bà ngoại Hạnh vì ông bà ngoại chỉ có một mình mẹ Hạnh. Hạnh và Thủy cùng tuổi, học cùng lớp với nhau từ lớp 1 đến lớp 10. Hai bà mẹ thân nhau nên Hạnh và Thủy cũng thân nhau.

Tiến hơn Hạnh và Thủy bốn tuổi. Ngay từ nhỏ hai bà mẹ đã muốn gán ghép Tiến với Hạnh. Lớn lên, càng ngày Tiến càng thích Hạnh, nhưng Hạnh lại không thích Tiến. Cô nhận thấy Tiến chỉ được cái mẽ bề ngoài, thực chất bên trong vô cùng yếu đuối, không thể là người áp chế được cô. Hạnh tuy hình thức xinh đẹp, đáng yêu, thùy mị theo kiểu nữ sinh Trường Bưởi, nhưng ẩn bên trong có lúc phát lộ ra tính khí ngựa hoang. Phải người nào thuần phục được cô, cô mới yêu. Mà đã yêu là cô yêu mãnh liệt. Bố Hạnh là người hiểu Hạnh nhất.

Còn tiếp....
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vũ Mạnh Hùng

Giàn hoa Thiên Lý (tiếp theo)

Chinh về ký túc xá, đêm trằn trọc không ngủ được. Anh nhớ thái độ quyết liệt của Hạnh bỏ đi cùng mình ra khỏi bữa tiệc tối nay. Anh lại nhớ việc xảy ra dưới giàn hoa thiên lý chiều ngày hôm qua.

Hạnh nhí nhảnh đặt chân lên viên gạch vỡ với tay hái chùm hoa thiên lý màu vàng nhạt. Chợt xoạch một tiếng, viên gạch nghiêng đi, đầu gối cô khuỵu xuống. Cả người ngã nghiêng về phía trước. Chinh đang đứng đằng sau, rất nhanh di chuyển chỉ một bước chân vòng hai tay ôm lấy người Hạnh giữ lại. Hai cẳng tay Chinh bị hai gò bồng đào ép xuống. Một cảm giác mềm mại như nhung làm Chinh nổi gai cả người . Anh lật người Hạnh lại, vòng hai tay đỡ sau lưng Hạnh. Không hiểu sao chỉ có trượt chân một cái mà Hạnh lại có vẻ như bị bất tỉnh. Mắt Hạnh nhắm nghiền. Khuôn mặt trắng đỏ hồng lên. Đôi môi như hai cánh sen hé mở. Tư thế đỡ Hạnh làm mặt Chinh ghé sát gần vào mặt Hạnh. Hơi thở ấm áp, thơm tho của người con gái trinh tiết phả nhẹ vào mặt Chinh từng hồi từng hồi gấp gáp. Anh xây sẩm mặt mày. Anh chưa từng trải qua việc như thế này bao giờ. Anh cảm giác tấm thân Hạnh chợt nóng bừng lên và đang run rẩy. Anh mất khả năng kiểm soát và cũng bị run rẩy theo.

Lắc mạnh đầu một cái, Chinh lấy lại sự tỉnh táo. Anh tát nhẹ vào mặt Hạnh khẽ gọi: “Hạnh”. Hạnh mỉm cười đứng thẳng người dậy. Đôi mắt mở ra vẫn chưa hết mơ màng. Phải mất một lúc sau đôi mắt cô mới lấy lại được vẻ tinh anh thường ngày. Cô thẹn thùng nói: “Anh, anh hái cho em chùm hoa kia với”.

Từ trước đến giờ Chinh chỉ coi Hạnh như người em gái cần được che chở. Khi biết Hạnh là con của thủ trưởng cũ, Chinh lại càng muốn coi Hạnh như một người em gái mà thôi. Chinh chưa từng trải qua tình yêu lứa đôi. Một vài rung động tuổi học trò thời phổ thông không còn đọng lại trong bộ nhớ của anh. Ở chiến trường K, Chinh chỉ biết đến sống và chết, biết gì đến yêu thương con gái. Thường xuyên cộng tác với Hạnh trong công tác Đoàn, chưa bao giờ Chinh có một ý nghĩ gì khác ngoài công việc. Anh chỉ đơn giản thấy rằng, rõ ràng anh và Hạnh đến từ hai thế giới khác nhau.

Vậy mà giờ đây không đơn giản được nữa rồi. Thái độ của Hạnh đối với anh ngày hôm qua và hôm nay cho thấy Hạnh không chỉ là quý mến anh như một người anh. Và anh nữa, anh cũng đã không còn làm chủ được trái tim rắn lạnh của mình nữa. Trái tim anh chắc đang tan chảy. Một thứ tình cảm mơ hồ nào đấy mà anh chưa từng trải nghiệm cứ kéo anh về phía Hạnh.


Chẳng mấy chốc những cơn mưa rào đầu mùa đã đến. Phượng nở. Ve kêu. Mùa Hạ đã đến rồi. Sinh viên lục tục chuẩn bị cho kỳ nghỉ hè. Lúc này, Chinh cũng thường qua nhà Hạnh chơi, mượn trả sách. Gia đình Hạnh có một tủ sách rất lớn được tích lũy từ thời Pháp. Nhiều cuốn không thể kiếm được trên thị trường trao đổi sách (Thời đó do thiếu sách nên mọi người hay trao đổi cho nhau những cuốn sách hay để đọc). Được đọc những cuốn sách quý, tri thức của anh được mở rộng tới những chân trời mới. Dũng cũng thường qua lại nhà Hạnh. Cả gia đình Hạnh từ ông bà ngoại đến bố mẹ Hạnh đều quý Chinh và Dũng. Hai thằng cũng tự nhiên như người nhà, giúp gia đình Hạnh những việc lặt vặt như con cháu trong nhà, thỉnh thoảng cũng ở lại đối ẩm cùng ông Huân.

Chinh mượn Hạnh vài quyển sách mang theo về quê đọc. Hè được nghỉ hai tháng, nhưng mới có hai tuần thôi, Chinh đã cảm thấy trống vắng. Giúp bố mẹ, các em việc nhà nông hàng ngày, tối lôi mấy quyển sách ra nghiền ngẫm. Nói chung là chẳng có thời gian rảnh, nhưng anh vẫn cảm giác như thiếu thiếu một cái gì đó. Thiếu được nghe một giọng nói nhí nhảnh à, thiếu được nhìn một nụ cười tươi như nắng mai sao, thiếu được ngửi thấy làn hương da thịt, mùi tóc tự nhiên của trinh nữ hay là thiếu cảm giác được nắm bàn tay bàn tay con gái dịu dàng, mềm mại tựa bông? Anh không biết nữa.

Ở Hà Nội, Hạnh hầu như chẳng có việc gì làm. Đọc sách mãi cũng chán. Đi chơi với bạn bè mãi cũng đến lúc oải. Cô cứ đi ra, đi vào, đi khắp nhà, lúc sắp chỗ này, lúc xếp chỗ kia, mặt mũi buồn bã, thẫn thờ. "Không biết giờ này Chinh đang làm gì nhỉ? Có đọc sách không, hay làm việc nhà? Có đi chơi bạn bè không? Và… có nhớ đến em không? Không hiểu những cô gái ở quê Chinh trông như thế nào nhỉ? So với mình thì sao?" Nghĩ đến đây cô tự nhiên lấy gương ra soi, cầm lược chải chải mái tóc dài mượt mà. Mái tóc mềm mại chảy dài như suối xuống ngang lưng đã đều đặn thẳng tắp rồi mà cô cứ ngồi chải, chải mãi. Ông Huân đi qua cười hà hà: "Mặt con gái làm sao vậy. Sao trông bí xị thế. Bố biết rồi. Thôi để mấy hôm nữa bố chữa bệnh mặt bí xị cho con".

Còn tiếp....
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vũ Mạnh Hùng

Giàn hoa Thiên Lý (tiếp theo)

Đang quét sân, Chinh chợt nghe tiếng xe ô tô rì rì ngày càng rõ, rồi nghe tiếng đỗ xe đánh xịch một cái ngay trước cổng nhà. Anh đi ra cổng. Bước từ trên chiếc xe U-oát mang biển số quân đội xuống là ông Huân, Dũng và Hạnh. Hạnh vội tươi cười chạy đến bên Chinh “Anh Chinh, anh Chinh”.

Ông Huân cười hà hà: “Hôm nay đến thăm nhà người đồng đội trẻ và cả người đồng đội già nữa đây”. “Bác, dạ mời bác vào nhà” Chinh vui mừng thốt lên.

Từ hai hôm trước ông Huân đã nói với Hạnh: “Sắp tới giỗ ông nội, hai bố con mình về quê với bác Cả. Đi trước một hôm để bố đến thăm một người bạn già nữa của bố nữa”. Hạnh vui mừng suốt ngày ca hát, nhảy chim sáo vì cô biết rằng cô sẽ có cơ hội gặp Chinh. Nhà bác Cả cô và nhà Chinh ở hai xã sát cạnh nhau.

Cuộc hội ngộ giữa những người đồng đội già và đồng đội trẻ diễn ra ngay tại nhà Chinh. Mẹ và các em Chinh tíu tít chạy chợ và nấu nướng. Bác họ Chinh, ông Biên là đồng đội cùng chiến hào Điện Biên với ông Huân. Bố Chinh cũng là chiến sĩ Điện Biên. Bố Chinh gọi thêm vài người bạn già cùng là chiến sĩ Điện Biên năm xưa đến hàn huyên cùng ông Huân. Các đồng đội già ngồi một mâm ở nhà trên.

Chinh gọi Tuấn đồng đội cùng lứa nhập ngũ với Chinh và Dũng đến, cả Hạnh nữa ngồi cùng một mâm với mẹ với các em Chinh ở dưới bếp. Cuộc chuyện trò ở nhà trên thật rôm rả. Ở dưới bếp cũng rôm rả không kém. Tuy nhiên hỏi thăm tin tức của Tuấn, Dũng cũng hơi buồn vì đứa con đầu lòng của Tuấn được hơn 1 tuổi bị dị tật bẩm sinh.

Cơm nước xong, Chinh, Dũng, Hạnh rủ nhau sang thăm nhà Tuấn. Ông Huân cũng muốn đi cùng. Mọi người ái ngại cho cảnh nhà của Tuấn, một chiến sĩ trinh sát tài giỏi, quả cảm năm xưa ở chiến trường K. Ông Huân nói sẽ sắp xếp cho Tuấn đưa con lên khám bệnh ở Bệnh viện Quân y 108 .

Hai bố con ông Huân lên xe về bên bác Cả. Dũng ở lại với Chinh. Chinh và Dũng hẹn tối sẽ sang thăm bên nhà bác Cả.

Lúc Chinh và Dũng đến cổng nhà bác Cả thì nhà cũng vừa cơm nước xong. Người nhà Hạnh ríu rít mời hai anh vào ngồi uống nước. Câu chuyện vui vẻ xoay quanh việc Khoán 100 đã làm thay đổi diện mạo nông thôn, thay đổi đời sống của bà con nông dân ra sao. Cũng không ít ý kiến mọi người có lo lắng cho cơ chế Khoán 100 có thể thực sự đi vào cuộc sống nông thôn hay không.

Chinh và Dũng xin phép cùng Hạnh đi chơi một chút. Dũng biết ý đạp xe về nhà Chinh trước. Chỉ còn Chinh và Hạnh lững thững đi dạo ra phía bờ con kênh đào. Mới chưa gặp nhau có hơn ba tuần mà Hạnh đã có bao nhiêu chuyện để nói. Cô ríu rít nói chuyện. Chinh lẳng lặng đi bên cô khe khẽ nắm bàn tay thon nhỏ, ấm áp của cô.

Mãi sau này hai người mới nhận ra, kỷ niệm buổi tối hôm đó sẽ là kỷ niệm không thể nào quên. Nó sẽ còn quấn quít, vấn vương mãi không rời khỏi cuộc sống mai sau của hai người. Nó là nỗi ám ảnh, là nỗi day dứt, nuối tiếc mỗi khi hai người nghĩ về nhau.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vũ Mạnh Hùng

Đường làng quanh co, hai bên dày đặc những rặng tre. Những ngọn tre nghiêng ngả phủ kín trên đầu làm cho con đường làng tối om. Vẻ âm u của nó chứa đựng trong đó cả ngàn năm lịch sử với những câu chuyện tình chỉ mình nó biết. Trăng đã lên chênh chếch phía trên đỉnh đầu. Ánh trăng bàng bạc chỉ đôi chỗ nhỏ nhoi xuyên qua được những ngọn tre. Không gian tịch mịch, tiếng côn trùng rên rỉ yếu ớt đứt đoạn. Một bản nhạc đều đặn của đất trời. “Ếch uộp” tiếng những chú ễnh ương đực rống lên gọi tình được ném vào thinh không đôi lúc phá tan vẻ đều đặn đó . Mấy chú cuốc rúc trong bụi tre cứ lù rù, lù rù gọi nhau, thỉnh thoảng nhảy đánh roạt một cái làm Hạnh giật mình. Khung cảnh này không quen thuộc lắm với Hạnh làm cô có cảm giác bất an. Cô áp sát vào người Chinh tìm kiếm sự che chở.

Đi gần đến đầu làng, có tiếng cười đùa râm ran thoảng vọng tới. Tiếng nói chuyện, cười đùa rõ dần. Chinh và Hạnh đã đi tới cái giếng làng. Giếng khá rộng, tang giếng bằng đá đẽo nguyên khối chắc ít cũng phải có hàng trăm năm tuổi. Mặt trên và cạnh trong tang giếng có những rãnh dài hằn sâu xuống. Dấu vết của những dây gầu bền bỉ mài qua năm tháng. Từ bao đời nay, giếng làng là nơi gặp gỡ hẹn hò của trai gái. Hôm nay cũng vậy. Nam thanh nữ tú trong làng người kéo gầu, người giặt giũ, kẻ gánh nước. Nước giếng trong mát bị hắt văng tung tóe pha lẫn trong những tiếng cười ré lên. Chinh và Hạnh cất lời chào hỏi. Mọi người trả lời vui vẻ. Đầu bên kia giếng cạnh bụi tre vài thanh niên ngồi quây quanh cái điếu cày lẳng lặng rít thuốc lào lọc sọc.

Giác quan trinh sát mách bảo Chinh có điều gì đó không ổn. Hai người tiếp tục bước đi.

Chắc chỉ còn lúc nữa là đến bờ kênh. Nơi đó bầu trời mở ra bao la, cánh đồng trải ra bát ngát, gió mát hiu hiu qua lại. Chinh chợt nghe những tiếng chân thình thịch đằng sau vọng lại. Anh vội kéo Hạnh tạt vào con ngách ngang, nấp ngay sau một bụi tre dày. Bốn, năm thanh niên vạm vỡ thở hổn hển chạy qua. “Thằng này người Phúc Xuân”, “Con bé người nhà ông Cả, con ông Huân dưới Hà Nội”, “Thằng này chắc hôm nay uống nhầm mật gấu” tiếng nói lao xao vẳng lại.

Thời gian này ở các vùng quê vẫn còn rất cục bộ địa phương. Trai làng vì muốn giữ gái làng không đi làm dâu nơi khác, luôn đe dọa, thậm chí tổ chức đánh hội đồng những trai làng khác dám đến cưa gái làng mình. Hôm trước Chinh có nghe phong thanh, có trai Tam Phú vừa bị trai làng mình tập kích vì dám xâm phạm lãnh địa. Hôm nay chắc Chinh bị trả đũa đây.

Chinh kéo Hạnh đi sâu vào con ngách. Chỉ một chốc sau, đã nghe những tiếng chân thình thịch chạy quay lại. “Không thấy bọn nó đâu cả”, “Biến đi đâu sao nhanh thế”, “Chia nhau ra lùng sục xung quanh mau lên”. Ánh đèn pin loang loáng chiếu vào trong ngách.

Chinh dắt Hạnh lách vào sau một búi tre rộng dày cạnh con đường mòn nhỏ. Bên trong mở ra một khoảng không gian. Mờ mờ ánh trăng bạc lọt qua cái khe nhỏ xíu trên đỉnh những ngọn tre. Một ngôi miếu nhỏ, rêu phong im lìm giữa khoảng trống. Anh kéo Hạnh nấp vào đằng sau bóng tối của ngôi miếu. Chinh ngồi xuống tựa lưng vào tường miếu và duỗi dài chân ra. Cạnh anh Hạnh cũng ngồi như vậy. Chinh mỉm cười nhìn khuôn mặt ngơ ngác, lo lắng của Hạnh. Anh giải thích ngắn gọn cho Hạnh để cô yên tâm. Thực ra với bốn, năm thanh niên như thế này Chinh có thể giải quyết gọn ghẽ nhưng anh không muốn khắc sâu thêm hằn thù giữa trai hai làng. Hơn nữa, anh cũng không muốn gây ra những phiền phức ảnh hưởng tới các bậc trên.

Chọn nấp sau lưng ngôi miếu, Chinh cũng tính đến việc đám thanh niên kia không dám có hành động quá khích mạo phạm ngôi miếu. Lúc bước ngang qua ngôi miếu anh đã liếc thấy trong lòng miếu có đặt hai bát hương. Thời còn đi học anh cũng đã nghe kể làng này có một ngôi miếu rất thiêng thờ một đôi trai tài gái sắc nhưng số phận nghiệt ngã. Không ngờ hôm nay anh lại đặt chân đến đây.

Các cụ kể lại, tình yêu của cặp trai tài gái sắc nảy nở bên cái giếng làng. Mối tình sẽ diễn tiến đẹp đẽ như bao mối tình trai gái khác nếu như không có chuyện quan huyện đến dạm hỏi cô gái cho con trai mình. Biết sự việc không thể cưỡng, đôi trai gái rủ nhau đi trốn. Hai người bị chức dịch trong làng bắt lại. Không thể để phạm húy với quan trên, đám chức dịch đã tra tấn chàng trai và lỡ tay đánh chết chàng. Để thủ tiêu tang chứng, chúng không cho mang xác chàng đem chôn mà ném xác chàng xuống sông. Cô gái đau đớn, vật vã rồi thừa cơ nhảy xuống dòng nước xiết quyết đi theo làm bạn với chàng, không chịu sống một cuộc sống cô đơn, khổ đau trên cõi đời. Dân làng cảm kích mối tình đất khóc trời thương này nên đã lập ngôi miếu thờ hai người.

Những đôi trai gái trong vùng yêu nhau thường đến đây cầu khấn xin được ban cho hạnh phúc. Nhiều hoàn cảnh éo le bỗng được kết thúc có hậu nên đối với dân làng thì miếu rất linh thiêng.

Ánh đèn pin loang loáng và tiếng nói lao xao đến gần ngôi miếu. Hai gã thanh niên ngó nghiêng. Một thằng bảo: “Mày vào kiểm tra sau miếu đi, để tao đi tìm tiếp không có bọn nó chạy mất bây giờ”.

Tiếng đạp chân trên lá tre khô lào xạo. Chinh khoanh chân lại, nhấc người Hạnh lên đặt lên đùi mình để thu gọn mục tiêu. Hạnh co rút người rúc vào trong lòng Chinh. Đầu cô ngả nhẹ trên lồng ngực săn chắc của anh. Mùi mồ hôi đầy khí chất đàn ông thoảng nhẹ. Không biết sao Hạnh lại hít mạnh một hơi dài rồi nhè nhẹ thở ra. Cả đời cô sẽ không bao giờ quên được mùi vị này. Nó sẽ nỗi thiếu thốn phảng phất theo cô suốt cả cuộc đời.

Gã thanh niên chợt giật mình nghe tiếng phì phì đâu đó. Ánh đèn pin soi rõ một con rắn hổ mang to tướng, mình mẩy mốc meo chắn ngang đường. Nó trừng mắt vươn mình lên lắc lư bắt nhịp theo ánh đèn pin quét qua quét lại. Xa hơn bên gốc tre còn một con nữa nhỏ hơn lộ ra nửa thân mình ngỏng đầu phun phì phì. Gã thanh niên thoắt cái quay đầu chạy mất. “Không có gì đâu mày” tiếng gã thanh niên vọng đến. Hai con rắn quay mình nhẹ nhàng lướt vào bụi tre.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vũ Mạnh Hùng

Đám thanh niên rào rào kéo nhau đi trả lại sự tĩnh lặng cho không gian. Ôm chặt Hạnh trong lòng, Chinh chợt cảm thấy trong quần vương vướng, chật chội và đang dần nóng lên. Hạ thể của Hạnh đặt đúng vị trí bụng dưới, giữa hai đùi anh. Đang mơ màng, Hạnh cũng chợt cảm thấy có cái gì đó cưng cứng, là lạ ngay dưới vị trí nhạy cảm của cô. Phản xạ làm các cơ vùng hạ thể của cô nhíu thít lại. Một luồng điện xẹt từ dưới lên tận đỉnh đầu làm cô co rúm người. Chinh bước qua khỏi ranh giới tự chủ. Người anh nóng bừng lên, bàn tay khe khẽ nâng cằm Hạnh. Đôi mắt Hạnh đang khép hờ mơ màng. Ánh sáng nhàn nhạt càng làm cho khuôn mặt xinh đẹp của Hạnh ánh lên một vẻ thần tiên hư ảo. Đôi môi hé mở khe khẽ phả ra làn hơi thơm trinh nữ. Chinh ngất ngây cúi xuống đặt đôi môi khô khốc của mình lên đôi môi mọng ướt đang hé mở kia. Cả hai chợt rùng mình, run rẩy. Đây là nụ hôn đầu đời đối với cả hai. Sự trinh trắng mà hai người dành cho nhau thật thiêng liêng.

Đột nhiên, Hạnh với hai tay lên ôm đầu Chinh kéo xuống. Bốn cánh môi ép chặt lấy nhau. Cô ngả người ra, trườn xuống đất, kéo Chinh nằm đè lên cô. Bản năng ngựa hoang của cô đã trỗi dậy. Cũng là bản năng mách bảo một cách vô thức, khi lưỡi Chinh đẩy tách đôi môi mềm mại của Hạnh ra và cuốn lấy lưỡi cô. Hai người hổn hển, rên rỉ cuộn lấy nhau.

Chinh đưa tay run run lần cởi từng cúc áo của Hạnh. Đám tóc dài lô xô che phủ khuôn mặt quay sang ngang đang bừng đỏ xấu hổ của cô. Khuôn ngực căng tròn nhấp nhô theo từng hơi thở của Hạnh hiện ra khi Chinh tháo xong được chiếc áo ngực. Chinh ngây ngẩn ngắm nhìn. Hai hạt đậu nhỏ hồng hồng săn cứng nằm trên đỉnh hai trái bồng đào. Bàn tay Chinh bóp nhè nhẹ và xoa xoa hai hạt đậu nhỏ. Có lẽ bản năng khiến Chinh cúi đầu đưa miệng hôn lên núm vú. Anh đưa lưỡi quét qua lại nhè nhẹ. Hạnh uốn cong người lên, dẫy lưng đập lên đập xuống. Dường như cô không còn chịu đựng nổi nữa.

Bàn tay tham lam của Chinh lướt qua cái bụng phẳng và tiếp tục đẩy xuống dưới. Tay anh nắm lấy lưng quần lụa chun kéo xuống. Hạnh đờ người không phản ứng được gì. Chinh hơi nhổm dậy dùng cả hai tay kéo hết cả quần Hạnh xuống. Lúc này con trăng treo lọt vào đúng khe hở trên đỉnh những ngọn tre. Cả không gian bừng sáng. Hạnh nằm yên, đôi mắt mở tròn mơ màng, vô hồn nhìn vào mắt Chinh. Tòa thiên nhiên trắng muốt phập phồng mà tạo hóa khắc tạc đang bày ra trước mặt làm đôi mắt Chinh đờ đẫn. Bàn tay anh mươn man khám phá vùng tam giác đen huyền bí.

Hạnh bỗng đưa tay lên lần cởi từng cúc áo của Chinh. Khuôn người rắn rỏi từ từ hiện ra. Cô không dừng lại, tiếp tục lần tay cởi hết quần áo của Chinh. Lúc này thực sự cả hai đều trở về trạng thái nguyên thủy. Bản năng nguyên thủy của cả hai trỗi dậy. Hạnh vươn tay kéo mạnh Chinh sập xuống. Cô hôn Chinh ngấu nghiến. Cô cảm giác có cái gì đó dài tròn và rất nóng đang ép sát vào bên trong đùi mình. Cô biết đó sẽ là cái làm cho mình vĩnh biệt đời con gái. Nhưng bây giờ cô không có cảm giác sợ sệt gì hết. Máu dồn về hạ thể làm căng mọi cảm giác kích thích. Cảm giác râm ran, râm ran từ từ lan xuống vùng bụng dưới. Cô sẵn sàng đón nhận và cho đi. Cảm giác cứ đẩy cô tiến tới, tiến tới, chờ đợi và khám phá.

Thân thể đã đầy mồ hôi trơn nhẫy, nhưng cả hai vẫn cuốn chặt lấy nhau, lăn lộn trên thảm lá tre khô. Mùi hoi hoi nồng nàn của đàn ông và mùi thơm thơm lãng đãng của trinh nữ quyện vào nhau tràn ngập trong một không gian hẹp.

Thời gian như ngưng đọng. Tiếng những thân tre già cọ nhau kẽo kẹt chợt vang lên dồn dập. Trời đổi gió. Những ngọn tre va đập nổ lốp đốp. Chinh là người đầu tiên thoát ra khỏi sự mê mụ bản năng. Anh nằm yên, im lặng ôm chặt lấy thân hình mà giờ đây đã trở nên một phần máu thịt trong anh. Anh chờ cho sự đam mê của Hạnh từ từ lắng xuống. Thật lâu sau, lúc nhận thấy Hạnh có vẻ như sắp chìm vào giấc ngủ, anh mới nhẹ nhàng vuốt tóc, hôn lên trán Hạnh nhắc khẽ: “Mình về thôi em”. “Vâng”.

Hai người trở lại nhà bác Cả. Gần đến nhà, bất ngờ bên đường nhảy ra mấy tay thanh niên khi nãy. Mỗi thằng cầm một khúc gậy dài ngắn khác nhau, tre gỗ đủ cả. “Biết ngay mà, cứ rình ở đây thể nào cũng bắt được mày” mấy thằng mặt mũi hằm hằm.

Chinh biết rằng bây giờ có nói cũng bằng thừa. Anh đẩy Hạnh ra phía sau, nghiêng người thủ thế để thu hẹp diện tích đối kháng của thân thể. Liếc mắt anh thầm đánh giá xem thằng nào cầm đầu. Năm thằng đều cầm gậy thì anh không thể ra đòn hạ gục cùng một lúc mà sẽ phải dùng chiến thuật chia nhỏ ra thành từng đám và đánh gục thằng cầm đầu trước rồi xử lý dần những thằng còn lại.

Tiếng nghiến lạo xạo của xích xe đạp dần tiến đến. Người trên xe cất tiếng hỏi: “Có gì mà đứng đông chắn lối thế này?” Ánh đèn pin quét lên mặt người đi xe. Chinh buông lỏng người thốt lên: “Thầy, thầy Tùng”. “Két” xe dừng lại. Người trên xe ngó Chinh chăm chăm. Một ánh đèn pin lướt qua mặt Chinh. “Ủa, Chinh hả”.

Thầy Tùng là giáo viên chủ nhiệm của Chinh hồi cấp 3. Thầy nổi tiếng dạy toán hay. Khi xưa chính thầy là người kèm cặp Chinh để Chinh đại diện cho huyện đi thi học sinh giỏi toán trên tỉnh.

Thầy Tùng lướt nhìn quanh thấy đám thanh niên ai cũng cầm gậy, mặt mũi hằm hằm. Thầy chợt hiểu. “Đây là anh Chinh, cả trường ta tự hào về anh ấy. Trước kia anh ấy đoạt về cho huyện giải nhất thi toán toàn tỉnh. Anh đang học Đại học Kinh tế ở Hà Nội. Anh ấy không liên quan gì đến chuyện của các em đâu” thầy Tùng từ tốn nói. Mấy thanh niên đều đã từng học qua thầy. Hơn nữa chúng cũng từng nghe tiếng Chinh. (Thời đó thi vào đại học cực khó. Ai vào được đại học thì cả vùng biết tên. Lại còn Đại học Kinh tế nữa, càng được đồn thổi). Lúc đó, người nhà bác Cả nghe ồn ào cũng chạy ra. Mọi người giải thích, xin lỗi, cười nói ồn ào một lát rồi giải tán. Thầy Tùng trước khi đi còn quay lại nhắn nhủ Chinh hôm nào sang nhà thầy chơi.

Trên đường về, nghĩ lại, Chinh tự nhủ chính ra mình phải cám ơn mấy thằng nhóc gây gổ. Anh nhếch miệng cười mỉm rồi bước tiếp.

Còn tiếp....
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vũ Mạnh Hùng

Đám thanh niên rào rào kéo nhau đi trả lại sự tĩnh lặng cho không gian. Ôm chặt Hạnh trong lòng, Chinh chợt cảm thấy trong quần vương vướng, chật chội và đang dần nóng lên. Hạ thể của Hạnh đặt đúng vị trí bụng dưới, giữa hai đùi anh. Đang mơ màng, Hạnh cũng chợt cảm thấy có cái gì đó cưng cứng, là lạ ngay dưới vị trí nhạy cảm của cô. Phản xạ làm các cơ vùng hạ thể của cô nhíu thít lại. Một luồng điện xẹt từ dưới lên tận đỉnh đầu làm cô co rúm người. Chinh bước qua khỏi ranh giới tự chủ. Người anh nóng bừng lên, bàn tay khe khẽ nâng cằm Hạnh. Đôi mắt Hạnh đang khép hờ mơ màng. Ánh sáng nhàn nhạt càng làm cho khuôn mặt xinh đẹp của Hạnh ánh lên một vẻ thần tiên hư ảo. Đôi môi hé mở khe khẽ phả ra làn hơi thơm trinh nữ. Chinh ngất ngây cúi xuống đặt đôi môi khô khốc của mình lên đôi môi mọng ướt đang hé mở kia. Cả hai chợt rùng mình, run rẩy. Đây là nụ hôn đầu đời đối với cả hai. Sự trinh trắng mà hai người dành cho nhau thật thiêng liêng.

Đột nhiên, Hạnh với hai tay lên ôm đầu Chinh kéo xuống. Bốn cánh môi ép chặt lấy nhau. Cô ngả người ra, trườn xuống đất, kéo Chinh nằm đè lên cô. Bản năng ngựa hoang của cô đã trỗi dậy. Cũng là bản năng mách bảo một cách vô thức, khi lưỡi Chinh đẩy tách đôi môi mềm mại của Hạnh ra và cuốn lấy lưỡi cô. Hai người hổn hển, rên rỉ cuộn lấy nhau.

Chinh đưa tay run run lần cởi từng cúc áo của Hạnh. Đám tóc dài lô xô che phủ khuôn mặt quay sang ngang đang bừng đỏ xấu hổ của cô. Khuôn ngực căng tròn nhấp nhô theo từng hơi thở của Hạnh hiện ra khi Chinh tháo xong được chiếc áo ngực. Chinh ngây ngẩn ngắm nhìn. Hai hạt đậu nhỏ hồng hồng săn cứng nằm trên đỉnh hai trái bồng đào. Bàn tay Chinh bóp nhè nhẹ và xoa xoa hai hạt đậu nhỏ. Có lẽ bản năng khiến Chinh cúi đầu đưa miệng hôn lên núm vú. Anh đưa lưỡi quét qua lại nhè nhẹ. Hạnh uốn cong người lên, dẫy lưng đập lên đập xuống. Dường như cô không còn chịu đựng nổi nữa.

Bàn tay tham lam của Chinh lướt qua cái bụng phẳng và tiếp tục đẩy xuống dưới. Tay anh nắm lấy lưng quần lụa chun kéo xuống. Hạnh đờ người không phản ứng được gì. Chinh hơi nhổm dậy dùng cả hai tay kéo hết cả quần Hạnh xuống. Lúc này con trăng treo lọt vào đúng khe hở trên đỉnh những ngọn tre. Cả không gian bừng sáng. Hạnh nằm yên, đôi mắt mở tròn mơ màng, vô hồn nhìn vào mắt Chinh. Tòa thiên nhiên trắng muốt phập phồng mà tạo hóa khắc tạc đang bày ra trước mặt làm đôi mắt Chinh đờ đẫn. Bàn tay anh mươn man khám phá vùng tam giác đen huyền bí.

Hạnh bỗng đưa tay lên lần cởi từng cúc áo của Chinh. Khuôn người rắn rỏi từ từ hiện ra. Cô không dừng lại, tiếp tục lần tay cởi hết quần áo của Chinh. Lúc này thực sự cả hai đều trở về trạng thái nguyên thủy. Bản năng nguyên thủy của cả hai trỗi dậy. Hạnh vươn tay kéo mạnh Chinh sập xuống. Cô hôn Chinh ngấu nghiến. Cô cảm giác có cái gì đó dài tròn và rất nóng đang ép sát vào bên trong đùi mình. Cô biết đó sẽ là cái làm cho mình vĩnh biệt đời con gái. Nhưng bây giờ cô không có cảm giác sợ sệt gì hết. Máu dồn về hạ thể làm căng mọi cảm giác kích thích. Cảm giác râm ran, râm ran từ từ lan xuống vùng bụng dưới. Cô sẵn sàng đón nhận và cho đi. Cảm giác cứ đẩy cô tiến tới, tiến tới, chờ đợi và khám phá.

Thân thể đã đầy mồ hôi trơn nhẫy, nhưng cả hai vẫn cuốn chặt lấy nhau, lăn lộn trên thảm lá tre khô. Mùi hoi hoi nồng nàn của đàn ông và mùi thơm thơm lãng đãng của trinh nữ quyện vào nhau tràn ngập trong một không gian hẹp.

Thời gian như ngưng đọng. Tiếng những thân tre già cọ nhau kẽo kẹt chợt vang lên dồn dập. Trời đổi gió. Những ngọn tre va đập nổ lốp đốp. Chinh là người đầu tiên thoát ra khỏi sự mê mụ bản năng. Anh nằm yên, im lặng ôm chặt lấy thân hình mà giờ đây đã trở nên một phần máu thịt trong anh. Anh chờ cho sự đam mê của Hạnh từ từ lắng xuống. Thật lâu sau, lúc nhận thấy Hạnh có vẻ như sắp chìm vào giấc ngủ, anh mới nhẹ nhàng vuốt tóc, hôn lên trán Hạnh nhắc khẽ: “Mình về thôi em”. “Vâng”.

Hai người trở lại nhà bác Cả. Gần đến nhà, bất ngờ bên đường nhảy ra mấy tay thanh niên khi nãy. Mỗi thằng cầm một khúc gậy dài ngắn khác nhau, tre gỗ đủ cả. “Biết ngay mà, cứ rình ở đây thể nào cũng bắt được mày” mấy thằng mặt mũi hằm hằm.

Chinh biết rằng bây giờ có nói cũng bằng thừa. Anh đẩy Hạnh ra phía sau, nghiêng người thủ thế để thu hẹp diện tích đối kháng của thân thể. Liếc mắt anh thầm đánh giá xem thằng nào cầm đầu. Năm thằng đều cầm gậy thì anh không thể ra đòn hạ gục cùng một lúc mà sẽ phải dùng chiến thuật chia nhỏ ra thành từng đám và đánh gục thằng cầm đầu trước rồi xử lý dần những thằng còn lại.

Tiếng nghiến lạo xạo của xích xe đạp dần tiến đến. Người trên xe cất tiếng hỏi: “Có gì mà đứng đông chắn lối thế này?” Ánh đèn pin quét lên mặt người đi xe. Chinh buông lỏng người thốt lên: “Thầy, thầy Tùng”. “Két” xe dừng lại. Người trên xe ngó Chinh chăm chăm. Một ánh đèn pin lướt qua mặt Chinh. “Ủa, Chinh hả”.

Thầy Tùng là giáo viên chủ nhiệm của Chinh hồi cấp 3. Thầy nổi tiếng dạy toán hay. Khi xưa chính thầy là người kèm cặp Chinh để Chinh đại diện cho huyện đi thi học sinh giỏi toán trên tỉnh.

Thầy Tùng lướt nhìn quanh thấy đám thanh niên ai cũng cầm gậy, mặt mũi hằm hằm. Thầy chợt hiểu. “Đây là anh Chinh, cả trường ta tự hào về anh ấy. Trước kia anh ấy đoạt về cho huyện giải nhất thi toán toàn tỉnh. Anh đang học Đại học Kinh tế ở Hà Nội. Anh ấy không liên quan gì đến chuyện của các em đâu” thầy Tùng từ tốn nói. Mấy thanh niên đều đã từng học qua thầy. Hơn nữa chúng cũng từng nghe tiếng Chinh. (Thời đó thi vào đại học cực khó. Ai vào được đại học thì cả vùng biết tên. Lại còn Đại học Kinh tế nữa, càng được đồn thổi). Lúc đó, người nhà bác Cả nghe ồn ào cũng chạy ra. Mọi người giải thích, xin lỗi, cười nói ồn ào một lát rồi giải tán. Thầy Tùng trước khi đi còn quay lại nhắn nhủ Chinh hôm nào sang nhà thầy chơi.

Trên đường về, nghĩ lại, Chinh tự nhủ chính ra mình phải cám ơn mấy thằng nhóc gây gổ. Anh nhếch miệng cười mỉm rồi bước tiếp.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vũ Mạnh Hùng

“Bác cháu mình đã phân tích đầy đủ, kỹ càng mọi khía cạnh. Tương lai của hai đứa thế nào là do cháu quyết định, Chinh ạ” Ông Huân buồn bã nói.

“Bác, không có chọn lựa nào khác. Chỉ có một mà thôi” Chinh chầm chậm nói.

“Cháu hãy làm con nuôi của gia đình bác nhé. Cháu biết là hai bác chỉ có mỗi một mình Hạnh. Ra trường rồi bác xin việc để cháu làm ở Hà Nội”.

Chinh nhìn ông Huân chằm chằm. Anh xúc động với tình cảm của ông dành cho anh. Ngập ngừng anh nói: “Bác, bác biết mà. Làm sao mà cháu với Hạnh có thể thường gặp nhau được. Cháu xin nhận làm con nuôi của hai bác trong tâm khảm. Cháu phải đi xa thôi”.

Giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt sương gió của người lính già. Ông Huân biết là phải chia ly. Ông yêu Chinh như con, chẳng ngờ cuộc sống lại lắm éo le. Thâm tâm ông vẫn mong muốn Chinh thay đổi quyết định của mình.

“Bác cố gắng an ủi Hạnh nhé. Bác giúp Hạnh vượt qua giúp cháu. Hạnh sẽ rất căm hận cháu đấy. Thôi cháu xin phép bác. Bác cho cháu gửi lời hỏi thăm ông bà và bác gái”.

Còn hơn nửa năm nữa là tốt nghiệp ra trường. Sinh viên K25 bắt đầu đi thực tập tại các cơ quan Nhà nước, nhà máy, xí nghiệp, nông, lâm trường... Từ sau buổi nói chuyện với ông Huân, Chinh không qua lại nhà Hạnh nữa, mặc dù nơi anh thực tập không xa, ở các tỉnh như các đoàn thực tập khác mà ngay tại Hà Nội. Anh cũng tránh, không chủ động tìm Hạnh. Anh lao vào các công việc nơi thực tập để cố quên đi sự giằng xé trong tim. Hạnh tìm gặp anh. Cô giận dỗi trách anh sao không đến nhà cô, sao không tìm cô, sao không đưa cô đi chơi... Chinh toàn lấy lý do công việc thực tập bận quá và hứa hẹn sẽ làm cô hài lòng. Hạnh giờ đây đã trưởng thành lên rất nhiều. Cô biết quý trọng, nâng niu tình yêu. Cô biết quan tâm, chia sẻ với người khác. Tâm hồn cô trong sáng, không tì vết. Cô thực sự là nàng công chúa nhỏ đang hưởng thụ tình yêu và cuộc sống.

Nhưng càng ngày cô càng nhận ra dường như ở Chinh đang có chuyện gì đó. Cô không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Cô ngơ ngác tìm kiếm sự giúp đỡ. Cô tâm sự với bố. Bố cô chỉ an ủi nói chắc không có chuyện gì đâu, rồi mọi việc sẽ đâu vào đấy. Cô tìm đến Thủy. Thủy cũng dùng đủ mọi cách để khai thác, tìm hiểu nhưng cũng không biết là chuyện gì đang xảy ra.

Tình trạng cứ nhùng nhằng mãi như vậy cho đến gần ngày thi cử và bảo vệ tốt nghiệp. Chinh lại nói với Hạnh, bây giờ hai đứa mình phải tập trung hết sức cho học hành để tốt nghiệp hạng giỏi. Thi cử, bảo vệ xong rồi tha hồ gặp nhau. Chẳng còn cách nào khác, Hạnh đành chấp nhận như vậy, nhưng thực sự cảm giác bất an cứ nhen lên mơ hồ trong lòng cô, mặc dù cô tuyệt đối tin tưởng con người Chinh. Chinh sẽ tuyệt đối không bao giờ làm điều gì đó có thể làm tổn thương đến cô.

Vậy mà... thực tế không như cô nghĩ.

Chia tay như thế nào đây? Câu hỏi làm Chinh trăn trở, day dứt. Có người chọn cách cứ lảng dần, ngãng dần ra để đối phương tự hiểu. Có người chọn cách viết thư. Có người nhờ người thứ ba nói giúp... Tính cách của Chinh không như vậy. Anh chọn cách đối đầu trực diện với khó khăn.

Thi cử, bảo vệ đã xong. Chinh đón Hạnh đi chơi. Cả ngày hôm ấy hai người đi công viên, đi Bách Thảo, đi Hồ Tây. Trưa ăn cơm Bánh Tôm Hồ Tây, chiều ăn cơm Thủy Tạ. Hạnh bảo sao hôm nay tiêu xài sang thế. Chinh nói thi cử xong rồi phải xả hơi chứ. Hạnh vui mừng ríu rít làm Chinh cũng vui lây. Tuy nhiên, đôi lúc Chinh có cái nhìn xa xăm. Hạnh nhận ra và đột nhiên cảm thấy lo lắng.

Hai người chọn một ghế đá ngồi bên Hồ Gươm. Ngập ngừng mãi Chinh mới thốt lên lời: “Hạnh à, anh phải đi xa”.

Đang nép người trong ngực Chinh, Hạnh vội ngửng lên hỏi: “Anh đi đâu?”

“Anh đi miền Nam. Lấy bằng xong anh đi miền Nam. Anh sẽ làm việc trong đó”.

Bị bất ngờ, Hạnh phải một lúc mới thốt lên: “Thế bố mẹ em ở với ai?” Trong thâm tâm cô luôn nghĩ, cô và Chinh sau khi cưới sẽ ở nhà cô. Cô nghĩ, nếu Chinh đi miền Nam, cô sẽ phải theo anh và ông bà, bố mẹ cô ở lại Hà Nội.

“Không, em ở với bố mẹ. Anh đi một mình”. Hạnh tròn mắt ngơ ngẩn. Cô không thốt được lên lời. Cô không thể hiểu nổi logic trong câu nói của Chinh.

“Hạnh, anh phải nói. Em bình tĩnh nghe anh nói. Anh và em phải chia tay thôi” Chinh nói giọng khàn khàn.

Hạnh bật ngay dậy khỏi người Chinh. Cô tròn mắt nhìn Chinh sửng sốt. Một lúc sau cô mới lắp bắp: “Sao sao lại thế?”.

“Anh xin lỗi. Anh thật lòng xin lỗi em. Anh không thể...” Chinh nghẹn ngào, mắt rưng rưng “không thể lấy em được... Anh không giải thích được lý do”.

Hạnh sững người. Mắt cô mở tròn ra cơ hồ rách mí mắt. Đột nhiên cô gào lên, khóc. Cô đã cảm thấy có điều gì đó không ổn mà. Chinh với tay kéo Hạnh vào lòng. Hạnh hất văng tay Chinh ra ôm mặt nấc lên từng hồi.

Tiếng sấm đì đùng báo hiệu cơn mưa rào đầu mùa đã đến từ khi nãy, nhưng hai người vẫn không để ý. Những hạt mưa rát rạt ào ào đổ xuống. Người xe trên đường nháo nhào tìm chỗ trú. Chỉ có hai bóng người lẻ loi trên ghế đá bên hồ dường như vẫn chìm đắm trong thế giới riêng biệt của mình.

Hòa trong tiếng mưa rơi, tiếng Chinh vẫn đều đều, đứt đoạn giải thích, khuyên nhủ. Hạnh có nghe được đâu. Không phải vì tiếng mưa át mất tiếng Chinh mà là vì trong lòng cô đang rối bời. Cô đã quá yêu anh. Cô đã thay đổi vì anh. Vậy mà tại sao, tại sao? Hạnh vùng lên chạy. Bản năng cô vùng vẫy. Cô không thể chịu đựng được. Không thể đối xử với cô như thế được. Nhìn theo bóng lưng Hạnh khuất sau làn mưa, lòng Chinh trào lên niềm thương xót. Đến lúc này, Chinh cũng không thể kìm được nữa. Nước mắt anh đã chảy, hòa tan với nước mưa bò ngoằn ngoèo trên khuôn mặt thẫn thờ.

Tiếng ô tô phanh “két... két” làm Chinh bừng tỉnh. Lờ mờ nghe tiếng “bịch” một cái. Đó chính là hướng Hạnh vừa chạy. Thật thần tốc, Chinh vọt đến ngã tư. Bóng dáng thân thương đang nằm ngay cạnh đường. Chiếc xe ô tô gây tai nạn đã biến mất.

Chinh vội vàng lật người Hạnh lại. Anh kiểm tra khắp người Hạnh nhưng không thấy có vết thương. Anh yên tâm phần nào. Hạnh vẫn bất tỉnh. Đau xót bất ngờ đẩy thần kinh của cô tới giới hạn chịu đựng. Mưa lạnh cùng cú va đập vào ô tô chỉ là tác nhân bổ sung thêm. Thần kinh cô nổ tung. Cô bị sốc và bất tỉnh.

Bế Hạnh trên tay, Chinh đá bỏ đôi dép, chạy chân trần dưới mưa hướng về phía Bệnh viện Việt Đức. Bệnh viện cũng không xa lắm. Chỉ một lúc sau, Chinh đã đưa được Hạnh tới Phòng Cấp cứu. Bác sĩ kiểm tra tỉ mỉ. Hạnh chỉ bị chấn thương nhẹ, không sao hết, nhưng cô bị sốc nên bất tỉnh. Bác sĩ truyền nước và bảo một tí nữa cô sẽ tỉnh thôi.

Tỉnh dậy, chưa hiểu chuyện gì xảy ra, Hạnh ngơ ngác nhìn xung quanh. Con mắt cô dừng lại ở Chinh đang ngồi bên cạnh lo lắng nhìn cô. Cô vùng lên ôm lấy Chinh và lại gào lên khóc nức nở. Chinh trào nước mắt ôm cô vỗ về. Hai người mặc kệ xung quanh, cứ như thể không có ai ở đây, trong khi mọi con mắt trong phòng bệnh đều đang đổ dồn về phía họ.

Chờ cho cơn xúc cảm của Hạnh chìm xuống, Chinh nhẹ nhàng đặt cô nằm lại xuống giường. Hạnh nhắm mắt nằm thiêm thiếp. Chinh bước ra ngoài làm thủ tục bệnh viện. Bác sĩ bảo chờ lúc nữa cô ổn định trở lại rồi có thể đưa cô về.

Bệnh viện cũng không xa nhà Hạnh lắm. Chinh dìu Hạnh bước trên hè phố. Xe cộ thưa thớt. Lúc này mưa cũng đã ngớt. Chỉ còn vài hạt lất phất. Đường sá, cây cỏ loáng nhoáng ánh nước. Ánh nước cũng loáng nhoáng phản chiếu trên khuôn mặt vô hồn của Hạnh. Cả hai im lặng không nói gì suốt quãng đường. Đến góc phố đã gần nhà, Hạnh gạt tay Chinh ra. Cô nói nhẹ: “Để em tự về”.

Chinh lặng đứng nhìn theo bóng Hạnh liêu xiêu xa dần. Hình bóng liêu xiêu này giờ đây đã in đậm không phai mờ trong ký ức day dứt của Chinh.

Góc phố, từ quán cà phê nhỏ tiếng nhạc nhè nhẹ vọng ra lời bài hát của cô ca sĩ nhạc pop Rednex. Tiếng nhạc chầm chậm xoáy vào lòng Chinh.

“Hold, hold me for a while
I know this won’t last forever
So hold, hold me tonight
Before the morning takes you away

Hold, hold me for a while
I know this won’t last forever
So hold, hold me tonight
Before the morning takes you away... “

http://mp3.zing.vn/bai-ha...old-Me-F.../ZW60D0WE.html

Chinh bất động. Mắt anh mờ đi. Anh không còn thấy gì xung quanh nữa. Tâm hồn anh đang bị hút theo hình bóng thương yêu.

Một cái vỗ vai. Anh thoáng nghe tiếng gọi. Một lúc sau anh mới định thần lại và nhận ra Dũng đang đứng trước mặt. Dũng đang cùng một đồng chí công an nữa đi tuần. “Mày xin nghỉ tối nay được không? Đi uống rượu với tao” Chinh nói. Nhìn vẻ mặt thất thần của Chinh, Dũng biết bạn mình đang có chuyện. Anh nói với chiến sĩ bên cạnh: “Cậu về báo cáo với đồn trưởng, tôi có việc đột xuất. Bảo thằng Thắng trực thay tôi nhé”.

“Sao lại đứng một mình thế này, dép guốc đâu, xe đâu?” Dũng hỏi. Chinh nhớ ra xe vẫn còn để ở Bờ Hồ. Hai thằng đi lấy xe. Xe của Chinh vẫn còn dựng bên ghế đá. Chiếc xe đã gắn bó với Chinh cả quãng đời đại học, đã chứng kiến bao dỗi hờn, bao kỷ niệm đẹp của tình yêu, mà Chinh nhìn xe chẳng thấy thiết tha gì. Chinh đau xót, xe có thể còn tìm lại được, tình yêu có thể tìm lại ở đâu đây? Hai thằng đèo nhau ra ga tìm quán rượu chân ngỗng. Hà Nội thời đó muốn ăn đêm chỉ có ra Ga Hà Nội. Ở đó có một vài quán mở suốt đêm.

Bao nhiêu tâm sự trong lòng, Chinh trút ra hết với bạn. Bản thân Dũng cũng đang có nỗi buồn riêng. Anh hoàn toàn hiểu và thương bạn mình. “Tao với mày giống nhau thôi. Chúng ta đều đang trả giá cho quá khứ” Dũng buồn buồn nói. Anh cũng trút hết bầu tâm sự của anh với Chinh. Hai thằng bạn uống đến gần sáng mới xiêu vẹo ra về.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 3 trang (21 bài viết)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối