Trang trong tổng số 1 trang (2 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

hongha83

Thơ và vũ trụ của thơ (Lút-mi-la Zai-va, Nga)

                                 Đỗ Thanh dịch từ nguyên bản


1) Không có nguyên tắc chung trong nghệ thuật. Nhiệm vụ quan trọng của nhà thơ là khám phá các bí mật của nghệ thuật. Các bí mật đó chẳng có quan hệ gì với việc tạm kiếm vần, nhịp. Vần và nhịp là những bí mật của xưởng đóng giày chứ không phải là của nghệ thuật.

2) Không thể học cách làm thơ nên không có các câu thơ đầu tiên. Làm thơ là vấn đề tài năng. Mendenstam từng khẳng định rằng trên thế giới không có tới 10 người hiểu thơ Puskin như nhà thơ tự hiểu về thơ của mình.

3) Thơ không phải là sự bất ngờ trong cảm xúc, quan sát, suy nghĩ và tình tiết.

4) Tính chính xác và tính rõ ràng không đồng nhất trong thơ. Thơ cần chính xác chứ không cần rõ ràng. Không thể miêu tả được bộ mặt phản ánh sự kết hợp phức tạp của các tình cảm, ý nghĩ, tâm trạng của con người. Ở đây chỉ có thể đạt tới sự chính xác chứ không thể đạt tới sự rõ ràng. Chẳng phải bao giờ cũng có thể chuyển được ngôn ngữ của thiên nhiên sang ngôn ngữ của con người.

5) Thơ là sự hy sinh chứ không phải là sự chiếm đoạt. Thơ là sự thể hiện, sự trung thực, sự "xả thân".

6) Cần học cách dùng thơ để kiểm tra tâm hồn mình, kiểm tra các góc tối của nó. Trong phần lớn các trường hợp, qua thơ, người đọc có thể biết được về tác giả như nhìn vào tấm bản đồ.

7) Vũ trụ của thơ là sự chính xác của nó, những sự tìm tòi và những vật tìm thấy cũng bất tận như bản thân cuộc sống.

8) Thơ là số phận chứ không phải là nghề nghiệp. Không có tâm huyết thì chưa trở thành nhà thơ mà chỉ là thợ ghép vần. Người ta thuộc Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin chẳng phải vì đó là bộ "bách khoa toàn thư của đời sống Nga" mà vì ở đó chứa đựng cái chết và tình yêu.

9) Cần đọc thơ nhiều lần một cách chăm chú. Cần đọc thơ vào các mùa khác nhau trong năm và đọc với các tâm trạng khác nhau.

10) Thơ không dịch được vì nó mang tính dân tộc sâu sắc. Sự hoàn thiện của thơ, sự phát triển các khả năng vô tận của câu thơ nằm ở ranh giới của tiếng mẹ đẻ, sinh hoạt, truyền thuyết, tình cảm và các thị hiếu văn học. Câu thơ tự do được viết ra để ngôn ngữ thơ có thể dịch sau khi đã làm nó gần với văn xuôi.

11) Ngữ điệu là bộ mặt của nhà thơ, là giọng điệu, là hộ chiếu văn học,
là cái quyền chiếm lĩnh thơ ca của anh ta.

12) Những sự khởi đầu của các nhà thơ lớn rất khác nhau. Thơ cũng có mục đích như khoa học, chính trị là làm cho con người trở nên tốt đẹp hơn, làm cho bầu không khí đạo đức của thế giới trở nên trong sạch hơn.

13) Thơ không tự nó sinh ra. Thơ nảy sinh từ cuộc sống chứ không phải từ những câu thơ khác.

14) Thơ là kinh nghiệm

15) Hãy kiểm tra bản thân mình bằng thơ của người khác. Nếu có những tâm trạng, tình cảm có thể diễn tả bằng thơ của người khác thì bạn đừng làm thơ.

16) Lao động là sự đòi hỏi của tài năng. Tài năng không chỉ là chất lượng mà còn là số lượng. Mô-da là tấm gương lớn về sự cần cù.

17) "Tất cả hay chẳng có gì" là quy luật của thơ. Không có những câu thơ nửa vời về phương diện nghệ thuật.

18) Tình cảm phong phú hơn hẳn tư tưởng. Thơ là ẩn ý, bóng gió, ngữ điệu, tổ chức âm thanh kết hợp với nội dung tư tưởng, với sự so sánh cái gần và cái xa, là cố gắng đưa tới cho người đọc chính cái điều không thể diễn đạt một cách rõ ràng bằng ngôn ngữ. Thơ đứng ở ranh giới
của nhiều lĩnh vực khác nhau.

19) Thơ không phải là sự tìm kiếm. Nhà thơ chẳng đi tìm cái gì cả. Quá trình sáng tác không phải là quá trình tìm kiếm mà là sự thể hiện vô vàn các hiện tượng, ý tưởng, tình cảm, tình tiết có trong đầu nhà thơ
thành tiếng gọi vần điệu và sự lặp lại của âm thanh trong dòng thơ.

20) Thơ là sự mới mẻ. Nhà thơ không tự biết bài thơ được bắt đầu như thế nào.

21) Các nhà thơ lớn không mở ra bất kỳ con đường mới mẻ nào. Đối với nhà thơ không có những con đường để bắt chước.

22) Thơ là để miêu tả thiên nhiên, là người dịch ngôn ngữ của thiên nhiên sang ngôn ngữ của con người và không phải lúc nào cũng có thể dịch một cách đơn giản.

23) Vẫn là công cụ của sự tìm kiếm. Nó không chỉ là vũ khí của sự du dương (Banmông), không phải là công cụ của trí nhớ (Maiacôpxki). Vai trò của nó quan trọng hơn nhiều.

24) Thơ trữ tình phong cảnh là thứ vũ khí khiến cây cỏ và đất đá tự nói về mình và về con người. Vả lại, nếu không nói được bằng ngôn ngữ của con người thì cũng không đáng được gọi là phong cảnh.

25) Nhờ đâu mà Puskin và Shakespeare đã trở nên bất tử? Đó là vì bầu không khí đạo đức của nhân loại thay đổi rất chậm.

26) Sự say sưa tìm tòi kỹ thuật trong việc làm thơ đã bỗng nhiên mở ra một bí mật thực sự nào đó của nghệ thuật

27) Đừng bắt đầu tiếp xúc với thơ từ Puskin. Puskin là nhà thơ của loại độc giả trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm sống và đã quen đọc. Lermontov và Chiuchev còn phức tạp hơn nữa. Nên bắt đầu từ việc đọc Nhê-cra-xốp và A.K.Tolstoy. Sau đó, mới chuyển sang đọc Puskin.

28) Nhà thơ nhất thiết phải viết văn xuôi. Làm như vậy sẽ có lợi cho cả thơ lẫn văn xuôi. Đó là sự thống nhất, gắn bó chặt chẽ về sự sáng tạo và phong cách. Chỉ có thể hiểu được Puskin, Lermontov hay bất kỳ nhà thơ nào khác nếu đọc cả văn xuôi của họ.

29) Truyền thống và cách tân. Càng biết nhiều càng tốt. Chỉ có những người hiểu rõ công việc của mình mới có thể sáng tạo được một cái gì đó mới mẻ, độc đáo.

Báo Văn nghệ số 31 (2 - 8 - 2008)
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

TUANTHANH@YAHOO.COM

con người vũ trụ trong thơ đường là con người như thế nào?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài viết)
[1]