Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [49] [50] [51] [52] [53] [54] [55] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Vodanhthi đã viết:
Sống văn hóa

Thái độ vô văn hóa của Đàm Vĩnh Hưng tại nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp



Khoảng 15h30 chiều ngày 6/10, trong lúc hàng ngàn người dân nghiêm trang xếp hàng nhiều giờ đồng hồ để được vào nhà viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại 30 đường Hoàng Diệu thì ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng bất chấp quy định, xộc thẳng vào phòng viếng tạo thành một cảnh tượng lộn xộn, phá vỡ sự trang nghiêm của lễ viếng.

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Chinh%20tri%20va%20thoi%20su/DAMVINHHUNG-VONGUYENGIAP1_zpsdeddbfb0.jpg
Đàm Vĩnh Hưng đi viếng hay đi biểu diễn?!



Trong không khí tiếc thương vô hạn, bày tỏ lòng thành kính của hàng vạn lượt người là những tướng lĩnh, cựu chiến binh, người dân ở khắp mọi miền Tổ quốc lần lượt xếp hàng vào thắp hương tại nhà Đại tướng thì Đàm Vĩnh Hưng bất ngờ xuất hiện.

Ca sỹ này đóng bộ trắng quần, áo trắng, đeo kính đen như lên sân khấu, tay ôm một bó hoa trắng và đi cùng cùng một cô gái. Mặc dù được các chiến sỹ cảnh vệ nhắc nhở phải đứng xếp hàng để đảm bảo trật tự, song Đàm Vĩnh Hưng đã phớt lờ đi thẳng vào phòng tưởng niệm Đại tướng.

Đáng chê trách hơn, rất đông các phóng viên đang tác nghiệp khi thấy “ngôi sao” cũng quay sang chen lấn, bám đuổi tranh thủ chụp ảnh tạo thành một cảnh tượng chen lấn lộn xộn gây bức xúc cho rất nhiều người.


http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Chinh%20tri%20va%20thoi%20su/IMG_6330_zpsbe7bbcc4.jpg
Cảnh tượng phóng viên bám đuổi, chen lấn chụp ảnh Đàm Vĩnh Hưng trong dòng người nghiêm trang đứng xếp hàng.



Trước thái độ ngạo mạn, bất chấp quy định của Đàm Vĩnh Hưng các chiến sỹ cảnh vệ tại đây đã cương quyết đuổi nam ca sỹ này ra và yêu cầu đứng xếp hàng như một người dân bình thường. Tuy nhiên, lúc ra đến cửa Đàm Vĩnh Hưng lại “tạo dáng” định trả lời phỏng vấn thì lực lượng an ninh một lần nữa phải tỏ thái độ cứng rắn đưa nam ca sỹ này ra khỏi khu vực.

Nhiều người dân chứng kiến cảnh tượng đã vô cùng bức xúc trước thái độ vô văn hóa, ngạo mạn coi thường mọi người của nam ca sỹ này.

Theo  PetroTimes


Nguồn: http://ttxva.org/thai-do-...guyen-giap/#ixzz2hndCjpfz
Chắc cu cậu nghĩ, cu cậu hát ra tiền thì không cần phải xếp hàng.Khổ thân ! Suốt đời chỉ học hát và đi hát hò chứ có được học làm một người bình thường đâu.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Sống văn hóa  

Nói thế ai tin?



SGTT.VN - Vào cái thời mà radio là cổng thông tin phổ biến nhất, người ta không thấy mặt phát thanh viên, không biết trang phục, trang sức và nhan sắc của người tường thuật sự kiện, nhưng luôn có những giọng nói mạch lạc, khiêm tốn, chân thành được sự kính trọng. Trong đội ngũ đông đảo các MC (người dẫn chương trình) truyền hình ngày nay, có bao nhiêu người được khán giả trân trọng như thế?

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=207967
Ngay từ tư thế đã chẳng chút khiêm cung



Trong thời Việt Nam bùng nổ đài và kênh truyền hình, không hề quá đáng khi nhận định những nội dung truyền tải qua sóng truyền hình chính là cổng thông tin và giải trí quan trọng nhất của mọi gia đình.

Khách quan nhìn nhận, các MC truyền hình chính là người cùng hiện hữu với nhịp sống từng gia đình. Hình ảnh của các MC từ lâu đã khẳng định họ chính là những ngôi sao trong lĩnh vực thông tin và giải trí.

Thế nhưng các MC có đủ ý thức về trách nhiệm của một người phát ngôn trước công chúng không? Sự việc phát ngôn ngớ ngẩn trong ngày quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cho thấy hệ thống tuyển chọn, đào tạo người dẫn chương trình truyền hình đang cho ra lò hoặc đã để lọt ra những cái máy nói hơn là người có ý thức trong việc phát ngôn truyền đạt thông tin.

Một ông giáo hưu trí ở quận 11, TP.HCM nói: “Kể cả các MC trên kênh quốc gia, nhiều anh chị ấy cầm giấy đọc thì tốt, nhưng rời tờ giấy ra thì ngoài việc “vâng, vâng...” liền mồm mà chẳng có chủ từ, đa phần họ không biết phát ngôn! Chuyện ăn nói là sĩ diện truyền thông quốc gia mà đặt vào họ thì...” Người ta dễ dàng nhận thấy không ít phát thanh viên, người dẫn chương trình là... thợ đọc, vì không hiểu mình đang nói gì.

Từ thời cổ đại, các triết gia đã tranh luận với nhau về cái sự biết của loài người: hiểu để tin hay tin rồi hiểu. Còn nói mà không cần hiểu, để rồi không cần tin vào những điều mình nói, vậy nói để làm gì? Nói vậy thì ai sẽ tin mình?

Thực trạng các MC phát ngôn mà không có gì để nói không tệ bằng chuyện tranh thủ lúc hiện diện trên sóng trực tiếp để khoe kiến thức, thậm chí tranh nói với người cùng dẫn chương trình hoặc cướp lời người được phỏng vấn. Mật độ của những “sô cãi” này ngày càng dày từ sáng đến đêm, ngày càng khủng khiếp hơn vì cái nội dung chương trình mà họ dẫn cuối cùng không gì ngoài sự ồn ã và bực dọc.

Có một nhạc sĩ vốn quen với giới MC, nói: “Có một tâm lý trong giới, xem việc lên sóng chỉ tương đương với chuyện xuất hiện giữa nhóm bạn hoặc một bàn tiệc... Tôi dám cá là nếu mọi MC ứng xử chuẩn mực khiêm cung của một người có học thì không khi nào phạm sai lầm lố bịch như vậy”.

Hệ thống giáo dục phổ thông và đại học hiện nay thiếu vắng chuyện thi vấn đáp, thuyết trình đề tài, tranh luận chủ đề... để giáo dục văn hoá hùng biện và ứng xử trước đám đông. Hệ quả là đa phần MC làm nghề chỉ được đào tạo ngắn ngày trên cơ sở có chút khiếu nói và ngoại hình coi được, thậm chí có người tay ngang bước thẳng vào nghề. Trong khi đó, để trở thành một MC chuyên nghiệp lý ra người ta phải trải qua quy trình đào tạo gắt gao và một kiến thức nền vững chắc tích luỹ từ sự học, sự đọc và cả những trải nghiệm khốn khó. Hiện nay, có rất ít những MC được học hành tử tế, vì thế, không gì đáng ngạc nhiên khi có những sô truyền hình mà cả MC lẫn khách mời cố gắng nói cho nhau hiểu còn không được, huống chi khán thính giả!

Điều gì khán giả truyền hình mong mỏi nhất ở giới MC truyền hình? Hãy tôn trọng khán giả bằng sự khiêm cung. Trách nhiệm chính của người dẫn chương trình là làm sáng rõ phạm vi nội dung của chương trình để phục vụ công chúng chứ không phải tìm mọi cách tạo dấu ấn cá nhân lên chương trình, nhằm cầu danh khoe tiếng. Lỗi lầm có thể tha thứ, nhưng khinh thường khán giả chính là tự huỷ hoại phẩm giá hệ thống truyền thông mà các MC là gương mặt đại diện.

THANH VÂN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

MC cũng là một lớp người được sản sinh ra trong cái lò bát quái này thì cũng có đủ "phẩm hạnh" mà cái lò này tạo ra.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cẩn trọng trong việc truyền bá tri thức



Cách đây không lâu, người xem truyền hình đã rất ngạc nhiên khi thấy biên tập viên một đài truyền hình nói rằng, Trần Hưng Ðạo là một trong "tứ bất tử" của tín ngưỡng dân gian (!) Những tưởng vấn đề sẽ được rút kinh nghiệm thì mới đây, một tác giả khác tiếp tục lặp lại sai sót này trên một phương tiện truyền thông. Từ đó nhìn rộng ra, việc một số tác giả đưa ra tri thức thiếu chính xác không phải là cá biệt, và đây là hiện tượng phải lưu ý, vì có thể làm sai lệch hiểu biết của người đọc...

Tháng 8-2013, câu chuyện người thân và chính quyền huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) đưa cha con ông Hồ Văn Thanh (82 tuổi) và Hồ Văn Lang (41 tuổi) sau hơn 40 năm sống biệt lập trong rừng sâu trở về tái hòa nhập cộng đồng đã trở thành một trong các tâm điểm chú ý của báo chí và dư luận. Dù rất chia sẻ với quan điểm nhân văn của một tác giả cho rằng việc đưa cha con ông Hồ Văn Thanh về với cộng đồng là "không thể làm khác", thì vẫn khó có thể đồng tình với lý giải của ông. Ðó là, trả lời câu hỏi: "Gần đây dư luận đang xôn xao về vụ việc "người rừng" trở về, dưới góc độ của một nhà nghiên cứu văn hóa, Giáo sư nhận định như thế nào về trường hợp này?", ông nói: "Hiện tượng một người đang sống trong thế giới bình thường rồi vì một lý do nào đó mà bị tách biệt khỏi thế giới bên ngoài luôn là những trường hợp cá biệt, nhưng đây đó trong lịch sử nhân loại không phải là không có. Những trường hợp kinh điển mà mọi người đều biết có thể kể đến là trường hợp cậu bé Tarzan hoặc Robinson Crusoe"! Thật là một nhầm lẫn đáng tiếc. Vì nếu có thể coi là "kinh điển" thì Tarzan và Robinson Crusoe có ý nghĩa kinh điển trong nghệ thuật (với Tarzan trong điện ảnh, với Robinson Crusoe trong văn học). Là sản phẩm từ hư cấu nghệ thuật, trong phạm vi nhất định, Tarzan và Robinson Crusoe có thể mang ý nghĩa như "biểu tượng", song không thể coi đây là những câu chuyện có thực, rồi lấy đó làm tiêu chí để so sánh và định tính hành động của con người trong cuộc sống thực.

Trên một số phương tiện truyền thông, đôi khi vẫn bắt gặp một số sai sót tri thức, và nếu không kịp thời điều chỉnh, sẽ ít nhiều dẫn tới tình trạng ngộ nhận đối với bạn đọc. Bởi, nếu công chúng cũng mặc nhiên coi điều được đề cập trên báo là chính xác, thì sẽ nói sao đây khi có nhà báo cho rằng "Tây du ký là bản trường ca dài nhất của đạo Phật"; hay gần đây trong một bài báo có thầy giáo nói rằng: "Tôi ngẫm thấy Nguyễn Trãi viết rất đúng: "Giặc tan muôn thuở thái bình; Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao"...", thật ra đó là hai câu kết bài Bạch Ðằng giang phú của Trương Hán Siêu! Vài năm trước, trên báo Tết, đề cập tới Phật mẫu Man nương, một nhà nghiên cứu văn hóa kể rằng, cao tăng Khâu Ðà La đến tá túc ở nhà bà và một sự kiện hệ trọng đã xảy ra, trong khi truyền thuyết lại kể sự kiện ấy xảy ra khi bà tới học đạo ở chùa Linh Quang (thuộc Tiên Du - Bắc Ninh ngày nay). Cũng nhà nghiên cứu văn hóa này, trong một bài khác, sau khi phân tích về quan hệ giữa toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc, ông viết: "Trong hơn thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã có những tiếp biến văn hóa Tây - Ðông thành công trong khung cảnh toàn cầu hóa. Múa rối nước của ta, nghệ thuật dân gian hầu như bị lãng quên, đã sống lại và đi vòng quanh thế giới..." và phải khẳng định tác giả đã có sự nhầm lẫn giữa giao lưu văn hóa với tiếp biến văn hóa. Tiếp biến văn hóa là quá trình tiếp nhận - biến đổi các giá trị văn hóa trong quan hệ văn hóa giữa các cộng đồng, đó là một (các) quá trình thường diễn ra lâu dài, có khi vài ba năm, nhưng có khi lại tới hàng trăm năm. Không nắm bắt được đặc điểm này, sẽ không lý giải được tại sao chỉ sau thời gian ngắn, Valentine’s Day trở nên phổ biến trong giới trẻ ở Việt Nam, trong khi phải hàng trăm năm sau khi tiếp xúc với văn minh phương Tây, bộ quần áo gọi là complet mới có khả năng thay thế khăn xếp, áo the trở thành lễ phục của người Việt. Tuy nhiên, sự thú vị cũng vừa là sự phức tạp ở đây là tiếp biến văn hóa phải bắt đầu từ tiếp xúc - giao lưu, nhưng không phải có tiếp xúc - giao lưu là tiếp biến văn hóa sẽ diễn ra, vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, đặc biệt là chủ thể tiếp nhận. Biểu diễn múa rối, tuồng, chèo và nghệ thuật dân gian của Việt Nam ở nước ngoài là giao lưu, quảng bá văn hóa chứ không phải là tiếp biến văn hóa. Viết như vậy, vừa cho thấy tác giả hiểu sai một khái niệm, vừa làm ảnh hưởng tới tính chuẩn xác của khái niệm khi truyền bá trong sinh hoạt xã hội.

Và hẳn nhiều người chưa quên sự kiện xảy ra mấy năm trước, một tờ báo đã làm dư luận xôn xao khi công bố "những phát hiện lịch sử chấn động" của một tác giả. Bài báo có đoạn: Triệu Ðà chưa từng xâm lược Việt Nam nên thời đại An Dương Vương chỉ là hư cấu lịch sử; triều đại Hùng Vương kéo dài tới năm 43 sau công nguyên, triều đại này rất phát triển, có chữ viết riêng, có luật pháp riêng, sự nghiệp của Hai Bà Trưng là vương triều cuối cùng của triều đại Hùng Vương, không phải là một cuộc khởi nghĩa! Ðáng tiếc, hình như không khảo sát và đánh giá nghiêm cẩn, một số người lại làm nhiễu dư luận bằng cách tán dương tác giả trên "đưa ra một loạt những kết luận với các "chứng cứ không thể phản bác...", "chứng cứ đanh thép...". Với các khám phá của ông, chúng ta có đủ tài liệu để dựng lại lịch sử vẻ vang của dân tộc ta từ hai ngàn năm trước", rồi "bổ nhát cuốc đầu tiên để khai phá rồi ươm trồng những hạt giống nhận thức mới về lịch sử... đã buộc tất cả những nhà nghiên cứu lịch sử nước ta và cả những ai quan tâm đến lịch sử phải có một thay đổi thật sự trong cách tiếp cận, cách hiểu và diễn giải lịch sử"! Ðến nay, "phát hiện" kia không còn chút dư âm trong sinh hoạt tri thức của xã hội, đã được chứng minh là kết quả của quá trình nghiên cứu sai lầm về phương pháp, hời hợt, khảo chứng theo lối tư biện, chủ quan, cực đoan,... Và dù sự kiện đã lui vào dĩ vãng thì vẫn cần nhắc lại, vì tình trạng sai sót về tri thức trên hệ thống truyền thông xem chừng chưa suy giảm, thí dụ điển hình là gần đây, trước con mắt của hàng triệu người, tác giả A đã thản nhiên khẳng định: Trần Hưng Ðạo là một trong "tứ bất tử" của văn hóa Việt Nam truyền thống (!). Trong khi sự cố chưa được đính chính, thì trên Facebook diễn ra một cuộc tranh luận nhỏ, với sự tham gia của một số nhà báo chuyên về văn hóa. Ðọc các dòng do mấy nhà báo bảo vệ quan điểm "Trần Hưng Ðạo là một trong "tứ bất tử" của văn hóa Việt Nam truyền thống" mà lại e ngại. Thí dụ, một người viết: "Chử Ðồng Tử là tướng của Trần Hưng Ðạo, ông cùng Trần Hưng Ðạo là người thực chứ không phải hư cấu, có chăng hư cấu dừng lại ở góc gặp Tiên Dung", còn người khác quả quyết: "Tứ bất tử là của dân gian (dã sử), còn tứ bất tử của cụ A là tứ bất tử của chính sử, nhầm là nhầm thế nào"! Từ đây, không khó để đặt câu hỏi: khi một nhà báo có thể biến Chử Ðồng Tử - nhân vật truyền thuyết tương truyền ở thời Hùng Vương, thành một người cụ thể sống cùng thời với Trần Hưng Ðạo; hay khi một nhà báo có thể bịa ra khái niệm "tứ bất tử của dân gian" và "tứ bất tử của chính sử",... thì liệu có thể đặt niềm tin vào điều họ đã và sẽ viết, chí ít cũng ở sự nghiêm cẩn khi tra cứu tài liệu để xác minh một nghi vấn đang được đặt ra!?

Hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót, và khi vì lý do nào đó mà sai sót xảy ra thì cố gắng rút kinh nghiệm, khắc phục hậu quả, đó là mục đích lành mạnh của con người trong sinh tồn xã hội. Với nghề làm báo cũng vậy, làm thế nào để một tác phẩm báo chí, một phát ngôn trong tác phẩm báo chí hấp dẫn, chính xác, thuyết phục, mang lại những điều dù rất nhỏ nhưng có ý nghĩa thiết thực với người đọc, người xem, người nghe,... luôn được mỗi người làm báo, mỗi nhà nghiên cứu hướng tới. Hơn nữa, số bạn đọc tiếp xúc với sai sót trong một cuốn sách thường ít hơn như số bạn đọc tiếp xúc với sai sót trong tác phẩm báo chí (ví như không có báo chí thì mấy ai biết nhà nghiên cứu nọ xếp trường ca Ði đánh thần hạn của nhà thơ Trần Ðăng Khoa vào kho tàng văn học dân gian Bạc Liêu!), nên ảnh hưởng của sai sót trong các tác phẩm báo chí thường rộng hơn. Có thể có nhiều nguyên nhân khách quan - chủ quan khác nhau làm ảnh hưởng tới chất lượng một tác phẩm báo chí hay một phát ngôn trên báo chí, nhưng sai sót về tri thức trong một tác phẩm báo chí, trong một phát ngôn trên báo chí trước hết là thuộc về yếu tố chủ quan, không thể quy ngay cho nguyên nhân khách quan.

Trong quy trình xuất bản tác phẩm báo chí, các sai sót không chỉ thể hiện năng lực nghề nghiệp, trình độ hiểu biết của phóng viên, mà còn liên quan tới các công đoạn trình duyệt quyết định xuất bản. Quy trình này đưa tới yêu cầu hết sức quan trọng là sự nghiêm cẩn kiểm chứng thông tin, tri thức trước khi công bố. Thiết nghĩ, cần quan niệm một cách rành mạch rằng, nếu sai sót của nhà báo có thể đưa tới ngộ nhận, nhầm lẫn cho người đọc, người xem, người nghe đã là nỗi quan ngại, thì sự nhầm lẫn, ngộ nhận từ sai sót của một tác giả nổi tiếng trong một lĩnh vực tri thức nào đó còn đáng quan ngại hơn nhiều. Báo chí có vị trí quan trọng trong việc góp phần phổ biến và nâng cao trình độ tri thức của xã hội. Tuy nhiên, xã hội tri thức không chỉ phong phú, đa dạng về tri thức, mà còn phải là tri thức có chất lượng, có chiều sâu để vừa nâng cao hiểu biết trong xã hội, vừa tác động tích cực tới hành vi sáng tạo của người tiếp nhận. Ðó à cơ sở để mọi nghề nghiệp xã hội nói chung, nghề làm báo nói riêng, cần hết sức cẩn trọng trong quá trình truyền bá tri thức đến với công chúng.

NGUYỄN HÒA    (Báo Nhân dân)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

..."Chử Ðồng Tử là tướng của Trần Hưng Ðạo..." - Nguyễn Hoà
...

Cũng ngang trình độ của một học sinh cấp 3 khi làm bài kiểm tra sử: "Trần Hưng Đạo là tướng của Hồ Chí Minh, tham gia đánh Pháp"...

Thật hết ý !
TTT
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Miền Tây không có gì lạ



SGTT.VN - Rượu đến độ hăng, cuộc nhậu cũng đủ lâu, hai nhà cùng xóm rủ rê đổi vợ chồng cho… mới, chung đụng cũ xèo hoài chán thấy mồ. Những người chứng kiến tưởng vì rượu nói chơi cho vui, nhưng sáng hôm sau hai bà vợ tỉnh bơ xách gói chuyển sang nhà của nhau sống với chiếu giường mới mẻ. Họ nói hết tháng ai lại về chỗ nấy, có sao đâu. Người kể chuyện nhẩm đếm bữa nay nữa là mười ba ngày họ đổi ngôi, chị nhớ vì buổi nhậu ấy ngay dịp đám giỗ má chồng mình.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=203531



Mấy câu chuyện kỳ khôi bạt mạng kiểu vậy vẫn thường lửng lơ trên những chuyến xe buýt ngược xuôi liên huyện. Chỉ mấy bà già là còn kêu quỷ thần ơi, vợ chồng với nhau đâu phải cái áo. Nỗi mệt đường dài bay biến, thay vào đó là hoang mang, tự hỏi những gì xảy ra dưới gầm trời này ta biết được bao nhiêu, những giá trị đạo đức đang sấp ngửa đến độ nào. Hồi đầu tôi thường phản ứng bằng ý nghĩ thiên hạ đồn thổi chơi thôi, chắc gì thiệt. Giờ thì ngờ ngợ, biết đâu đó.

Miền Tây chẳng gì là không thể. Người ta vẫn kể chuyện năm ông nhậu xỉn kích nhau bơi qua sông, hai trong số ấy mãi mãi không lên bờ nữa. Chuyện thằng nhỏ đi ở đợ, bị chủ hành hạ bằng những nhục hình thời trung cổ. Chuyện hồn cô Ba xác chú Chín chữa ung thư bằng vuốt ve. Chuyện cả một ấp xóm mấy chục nóc gia nhưng người học cao nhất chỉ đến nửa chừng lớp bốn. Chuyện lúa rớt giá cả vùng rủ nhau trồng mía, mùa sau mía chẳng ai mua họ chất thành đống đốt cho khói lên trời. Chuyện những cô gái lấy chồng ngay sau cuộc gặp chú rể một ngày, gọi tên nhau còn trật lất. Có sao đâu, dân miền Tây chịu chơi mà. Ai quan tâm lằn ranh của chịu chơi và liều mạng.

Bạn có lần dỗ dành, nói viễn Tây nước Mỹ, miền Tây nước Pháp cũng là xứ chịu chơi đó chớ, “mà dân miền Tây cá gô gột gẹt của em có máu lưu xứ giang hồ trong người, sẵn sàng bỏ xứ sở đất đai, đền đài để ra đi tìm đất mới, may mà biển kìm chân chứ không thì chẳng biết họ dừng lại ở đâu”. Ờ, chắc nhờ chịu chơi nên mới có miền đồng bằng trù phú bây giờ, cú đốt tiền nịnh gái của công tử Bạc Liêu mới đi vào kinh điển, dân sông nước mới từ bỏ cái Kohler tịch tang cải tiến máy xe chạy vỏ lải xé gió lở bờ.

Cái hiếu khách, phóng khoáng cũng từ chịu chơi. Ghé một nhà bất kỳ, cuộc nhậu lập tức bày ra, sau ba ly rượu xình xang ta sẽ biết có bao nhiêu lúa trong bồ, thêm ba ly nữa biết có bao nhiêu vàng dưới đáy tủ. Phơi bày, dù mới gặp lần đầu. Và vì chịu chơi nên đi đâu tôi cũng nghe giọng con gái xứ mình. Cả cái day dứt của tôi hồi mười năm trước khi nghe tiếng tiếp viên trong quán tối, giờ cũng phai màu. Có gì lạ đâu, nổi trôi bất tận.

Dường như không gì khiến người xứ này day dứt lâu. Mấy cô dâu Việt bỏ mạng bởi bạo hành ở xứ người chẳng ngăn nổi tụi con gái ùn ùn xếp hàng chờ đàn ông ngoại quốc săm soi coi mắt. Những cái chết chẳng gây xáo động là bao, ngoài cái tặc lưỡi ơ hờ, “chậc, sống chết có số hết, đâu phải cô dâu nào cũng giống cô dâu nào. Có sao đâu”. Viết báo cứ phân vân không biết gọi sao cho chính xác, vô cảm hay bất chấp, hết mình hay sống không có gì để mất. Nói là “bán mua” cứ sợ quá lời, khi người con gái mà ta mỉa mai là món hàng lại háo hức, rạng rỡ như thể đã lấy đúng người mình yêu.

Mỗi lần nhìn những con người lem luốc, quê mùa lơ ngơ trên bến xe miền Tây, rõ ràng là chỗ ấy đất bằng gió bụi nhưng như nhìn thấy họ đi cầu khỉ. Chênh vênh chới với trên thân cây nhỏ giữa dòng. Tâm thế qua cầu khỉ là cứ đi đã, đến bờ bên kia được hay không, có rơi xuống sông không, tính sau. Như những đứa nhỏ phải bỏ học vì không có tiền đi đò, chẳng ai nghĩ đó là một cú đóng sập cửa của mặt trời chi cho ghê gớm. Không học nữa thì đi mót lúa, cắm câu. Có sao đâu. Xứ này ưa nói “mút mùa Lệ Thuỷ”, “quăng nguyên con”, “chơi tới sáng” nên cũng có những cụm từ tự an ủi lúc thương đau: “có sao đâu”, “nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ”.

Dân gian miền Tây ít hoặc không xài “thảng thốt”. Kể cả một bữa ta nghe tin thằng bạn dưới quê đang nằm viện ở Sài Gòn, vì biến chứng sau vụ tự bơm silicon vào cúc cu cho hoành tráng. Mắc cười, nhưng không kinh ngạc. Ta nhớ thằng đó hồi nhỏ cũng hụt chết một lần vì nuốt trộng con cóc sống, chỉ để chứng tỏ anh hùng. Nhưng đêm nằm ngẫm nghĩ, cái dửng dưng kiểu này, là bởi ta vô cảm hay do miền Tây vốn chẳng có chuyện lạ nào?

NGUYỄN NGỌC TƯ
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Sống văn hóa  

Chen lấn, xô đẩy để được ăn buffet miễn phí



Ngày 24/10, một cửa hàng sushi mới khai trương trên phố Đoàn Trần Nghiệp (Hà Nội), thông báo là mở cửa tự do, ăn miễn phí, nên hàng nghìn người đã đổ về đây gây ùn tắc giao thông.  

Số lượng người xếp hàng vượt xa mức dự tính của cửa hàng, con số lên đến hàng nghìn người, gây ra tình trạng ách tắc giao thông, một số người còn vô ý chen lấn, xô đẩy chỉ để có được phần ăn.

Với số lượng suất ăn có hạn mà lượng khách quá đông khiến cho cửa hàng luôn rơi vào cảnh quá tải, mặc dù cửa hàng đã chuẩn bị và mua thêm nguyên liệu nhưng vẫn không cung cấp đủ cho khách nên cửa hàng chỉ có thể cầm cự được đến chiều.

Dòng người quá đông nên rất nhiều các bạn trẻ mặc dù xếp hàng đến hàng tiếng đồng hồ nhưng vẫn phải ra về trong nuối tiếc.

http://www.baodatviet.vn/dataimages/201310/original/images1280955_chen_lan_xo_day_de_duoc_an_mien_phi1_datviet.vn.jpg
Các bạn trẻ chen lấn, xô đẩy để được vào ăn miễn phí



Nhân viên cửa hàng đã phải làm việc hết công suất song cũng không thấm vào đâu so với lượng khách ghé đến. Người phụ trách sự kiện lần này cho biết: “Đây là lần đầu tiên cửa hàng tổ chức ăn miễn phí như thế này nên không khó tránh khỏi sai sót. Thực sự chúng tôi không lường trước được số lượng khách đến quán lại đông vậy”.

Cảnh tượng người dân xếp hàng, chen lấn đã không còn xa lạ, trước đây, đã có rất nhiều chương trình, cảnh tượng này đã xảy ra. Chiều 12/9, chương trình “Đừng để bị ướt mưa" được tổ chức ở một sân khấu ngoài trời, tại cửa của UBND quận Ba Đình. Nội dung của sự kiện ngày hôm đó bao gồm hoạt động trao tặng 3.000 chiếc áo mưa miễn phí cho người qua đường.

Mở đầu sự kiện, đại diện người Hà Lan có những lời chúc tốt đẹp tới người dân xung quanh đang có mặt tại đó. Tuy nhiên, chỉ vài phút sau đó, không khí thay đổi nhanh chóng và trở nên hỗn loạn, mọi người tranh giành nhau, ai cũng cố gắng lấy nhiều nhất những món quà thiện chí về tay mình. Có người còn trèo lên cả sân khấu để cướp từ tay các tình nguyện viên và nhân viên đại sứ quán.

Nhiều người hò hét xung quanh khu vực phát áo mưa khiến quang cảnh trước UBND quận Ba Đình trở nên lộn xộn và khó hiểu. Chỉ 35 phút sau khi chương trình bắt đầu, 3.000 chiếc áo mưa đã được lấy sạch. Sau sự kiện này đã để lại những hình ảnh rất xấu của người dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Không chỉ vậy, những ngày gần đến rằm trung thu, chuyện người dân xếp hàng dài hàng km, chờ vài tiếng đồng hồ để mua được hộp bánh trung thu cổ truyền Bảo Phương trên phố Thụy Khuê, Tây Hồ, dường như đã không còn xa lạ với người dân Hà Nội.

Nhưng không ai có thể ngờ được những câu chuyện dở khóc, dở cười liên tục xuất hiện. Là người bán bánh tạp hóa gần Bảo Phương, ghen ăn tức ở với sự chạy hàng của nhà hàng xóm, bà H. bực tức nên xô xát với một khách hàng nam đang đứng xếp hàng mua bánh.

Mọi việc lên đến đỉnh điểm khi bà H. tức khí bỗng nhiên… tụt quần, vỗ bồm bộp vào "vùng tam giác" nhằm dằn mặt đối thủ. Có lẽ do mất quá nhiều thời gian chờ mua bánh, nam thanh niên nổi cơn thịnh nộ, cộng với những câu chửi như tát nước vào mặt của bà chủ quán tạp hóa, anh này cũng phừng phừng tụt ngay cả quần bé lẫn quần lớn, hất “của quý” về phía mặt bà già thách thức.

Trước đó, một khách hàng nam mất công chờ lâu, lại chỉ được mua 2 hộp nên nổi sung, cầm gạch ném vào cửa hàng, khiến 2 nhân viên phải nhập viện. Không dừng lại ở đó, sáng sớm hôm sau, khách hàng này còn quay lại, đổ nguyên một thùng phân và chất thải ra trước cửa cửa hàng Bảo Phương cho thỏa nỗi bực dồn nén bấy lâu nay.

THÁI LINH  
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Chỉ tại cửa hàng này không treo biển ..."Thực hiện Nghị quyết số ...về nếp sống văn hoá ..." nên mới thế. Bao nhiêu nghị quyết quyết rồi. Dân Việt văn minh lịch sự lắm. Mấy anh Tây rất không chu đáo...(TTT)
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Sống văn hóa

Sự lây nhiễm của từ tâm



Trước nay tiền nhân hay nói “Nết xấu hay lây”, tuy nhiên bản thân lòng tốt cũng có sức lây nhiễm hết sức nhanh chóng, và có kết quả rất bất ngờ.  



Hẳn các bạn còn nhớ vụ không tặc khủng bố ngày 11.9 ở Mỹ. Sáng hôm đó chuyến bay mang tên Delta 15 rời Frankfurt, bay được năm giờ đồng hồ và chuẩn bị tiến vào Mỹ. Thình lình Jerry Brown, một nhân viên phi hành đoàn, được cơ trưởng gọi vào khoang lái. Công ty mẹ ở Atlanta yêu cầu phi cơ phải tìm đáp ngay xuống phi trường gần nhất.

Vì đang trên không phận Canada, cơ trưởng liên lạc với đài không lưu thẩm quyền và được chấp thuận ngay mà phía Canada không hỏi lý do. Họ biết vấn đề nghiêm trọng đã xảy ra bên đất Mỹ. Cơ trưởng quyết định nói dối hành khách rằng máy bay của họ cần đáp khẩn cấp để kiểm tra kỹ thuật, và 40 phút sau họ đáp xuống sân bay Gander ở New Foundland. Lúc đó đã có khoảng 20 phi cơ khác từ mọi nơi trên thế giới đã đáp bên cạnh họ, và con số này sau đó tăng lên khoảng 53 chiếc. Khi ấy cơ trưởng mới nói thật sơ qua về tình hình tại Mỹ. Hành khách ồ lên kinh ngạc, và không phàn nàn nữa. Họ hiểu, và hoàn toàn hợp tác khi thẩm quyền sân bay Gander giải thích rằng vì lý do an ninh, họ phải tạm thời lưu lại trên máy bay, đồng thời, không một ai trên mặt đất được đến gần bất kỳ máy bay nào. Tất cả mọi tần số nối kết vào đất Mỹ đều không thành.
Hành khách được thông báo là đến sáng hôm sau họ mới được ra khỏi máy bay, và luân phiên từng chiếc một, chứ không được ồ ạt tuôn ra. Chuyến Delta 15 có một bà mang bầu 33 tuần, và bà được chăm sóc chu đáo ngay tại chỗ, với nhân viên y tế và tâm lý.

Sáng hôm sau, một đoàn xe buýt kiểu đưa đón học sinh đến sát chân cầu thang để rước hành khách vào ga, và việc đầu tiên họ được yêu cầu là khai báo tình trạng sức khoẻ với nhân viên Chữ thập đỏ đang túc trực sẵn. Nhân viên của hội thông báo là vùng Gander có 10.400 người dân, và những người này đang phân công nhau chăm sóc 10.500 hành khách của 53 máy bay.

Chuyến Delta 15 có 218 hành khách, họ được đưa đến tạm trú tại một trường học ở Lewisporte để qua đêm. Phụ nữ nào muốn ngủ riêng thì có phòng riêng, còn ai đi chung gia đình sẽ được ở chung. Hành khách lớn tuổi được đưa tới nhà riêng của dân, giống như homestay, tiện nghi hơn. Bà bầu 33 tuần được mời sang ở nhà dân đối diện trường học, để hưởng chăm sóc y tế khẩn cấp 24 giờ. Ngoài bác sĩ và y tá, còn có nha sĩ sẵn sàng phục vụ cho tất cả mọi người.

Chỉ đến khi bật đài truyền hình lên, họ mới biết hết toàn diện của cuộc tấn công khủng bố ở nước Mỹ. Lúc ấy họ mới thầm cảm ơn thái độ bình tĩnh và lời nói dối tuyệt vời của phi hành đoàn.

Hôm sau nữa, hành khách được mời trở lại phi cơ để tiếp tục hành trình, và khi họp mặt, họ đã kể nhau nghe những trải nghiệm trong thời gian lưu lại: Tất cả các cộng đồng trong vòng bán kính 75km vùng Gander được huy động. Tất cả các trường học, hội trường, khách sạn, và bất kỳ cơ sở hội họp nào khác đều được biến thành nơi ngủ nghỉ cho hành khách. Học sinh trung học đăng ký tình nguyện để chăm sóc “khách”.

Vì hệ phát sóng của Canada và Mỹ khác nhau, nên mỗi ngày một lần, hành khách được điện thoại và e-mail về Mỹ. Vào ban ngày, cư dân địa phương đưa họ đi du ngoạn bằng thuyền trên các hồ và bến cảng. Một số khác đi dã ngoại trong rừng. Thay vì đóng cửa theo giờ thương lệ, những tiệm bánh mì tiếp tục mở cửa để ra lò bánh mì tươi nóng.
Hành khách kể rằng họ được cư dân mang đến những bữa ăn nóng được nấu nướng tại nhà. Còn khách nào muốn dùng bữa ở nhà hàng thì được xe đưa tận nơi. Vì hành lý còn kẹt trên máy bay, hành khách được cung cấp phiếu giặt ủi ở thị trấn. Vì chính bản thân họ đều trải nghiệm, chứ nếu chỉ nghe kể, có lẽ mọi người khó mà tin sự chu đáo và lòng mến khách của dân cư Lewisporte. Có hành khách đã khóc khi kể lại chuyện này.

Quy tụ về máy bay, họ kể cho nhau nghe đủ thứ, tựa như họ vừa đi tham quan thắng cảnh về. Họ thân thiện với nhau hơn, trao đổi địa chỉ, số điện thoại, e-mail, và khoe xem ai được đối xử tốt nhất. Hội Chữ thập đỏ Canada đưa họ ra đến tận cầu thang máy bay. Delta 15 về đến Atlanta trông giống như chuyến bay hợp đồng thuê bao du lịch, hơn là chuyến bay lỡ vận. Hành khách nào cũng tươi tắn hồng hào. Và sau đó điều lạ thường mới xảy ra.

Một trong những hành khách đến hỏi cơ trưởng xem là có thể sử dụng hệ thống âm thanh của phi cơ để nói vài lời hay không. Thông thường thì điều này bị cấm, nhưng trong trường hợp này… Hành khách ấy nhắc nhở về lòng hiếu khách mà tất cả mọi người được hưởng trong hai ngày qua. Ông nói là muốn làm điều gì đó để đền đáp tấm lòng của dân cư thị trấn Lewisporte: ông sẽ thành lập một quỹ tín thác, lấy ngay tên của chuyến bay là Delta 15, mục đích là cấp học bổng đại học cho học sinh trung học ở Lewisporte. Đáp ứng lời kêu gọi, hành khách đã đăng ký ngay tại chỗ được USD14.000.

Người đề xướng là một bác sĩ ở Virginia, và ông hứa là sẽ đóng góp phần mình bằng với số tiền ấy. Ông cũng đề nghị công ty hàng không Delta cùng hiến tặng. Kết quả không lâu sau, quỹ tín thác thu được 1,5 triệu đô-la, tài trợ cho 134 học sinh Lewisporte vào đại học.

Kể lại câu chuyện này, Jerry Brown nhấn mạnh: “Tôi chỉ muốn chia sẻ câu chuyện này bởi vì bây giờ chúng ta cần những nét sống đẹp như thế. Nó mang lại cho tôi một chút hy vọng khi biết rằng người ta dù ở nơi xa xôi vẫn có thể đối xử tử tế với người lạ trôi dạt tới. Nó nhắc tôi rằng thế giới này có bao nhiêu điều tốt đẹp. Bất chấp mọi điều xấu xa chúng ta thấy đang diễn ra trong thế giới ngày nay, câu chuyện sống đẹp khẳng định rằng vẫn còn rất nhiều người tốt và thánh thiện, và họ sẽ hiện ra khi tình thế xấu tệ đi. Xin thượng đế ban phước cho Hoa Kỳ. Xin ngài ban phước cho người dân Canada... và đặc biệt là xin ngài ban phước cho người dân Newfoundland."

Jeery Brown kể

Minh Huy dịch
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Di sản không tự mời khách



SGTT.VN - Nắm giữ một di tích quốc gia đặc biệt và những di sản văn hoá quan trọng, cùng với biết bao đền chùa cổ, di tích văn hoá, lịch sử, nhà cổ nằm trong từng thôn làng, nhưng đến giờ Phú Thọ vẫn ít được nhắc đến trong hành trình của du khách. Có phải chăng người dân Việt Nam không nghĩ đến đất tổ và nơi đây cũng không hấp dẫn khách quốc tế?

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=208805
Đền Hùng là nơi thiêng liêng trong lòng mọi người dân Việt, nên suy nghĩ đầu tiên khi đến là thấy sự tôn nghiêm.



Sáu triệu lượt người về Phú Thọ viếng Đền Hùng hàng năm cho thấy người dân Việt Nam rất muốn đến đất tổ cội nguồn dân tộc. Thế nhưng, hầu như người về Phú Thọ chỉ tập trung đông vào ngày Giỗ tổ Hùng Vương, chiếm 4, 5 triệu lượt khách. Còn đi theo hành trình du lịch chỉ hơn 1 triệu khách, nhưng cũng chỉ đến viếng bái vua Hùng rồi đi, ít lưu trú lại.

Theo các công ty lữ hành, ngoài Đền Hùng ra, thật không biết đưa khách đi đâu ở Phú Thọ vì những điểm đến khác đều chưa đạt yêu cầu phục vụ khách du lịch. Phú Thọ đã quá chậm khi đến giờ lần đầu tiên tỉnh mới kết hợp với hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức một hội nghị “Đánh giá tiềm năng và tính khả thi tuyến du lịch khám phá di sản văn hoá vùng đất tổ” (ngày 28.10.2013), xem các công ty lữ hành nghĩ gì về du lịch Phú Thọ.

Các công ty cho rằng lãnh đạo tỉnh chỉ tuyên truyền Phú Thọ có nhiều tiềm năng du lịch nhưng chẳng thấy làm gì cho du lịch. Dường như lãnh đạo tỉnh nghĩ mình có di sản quý thì tự khắc mọi người sẽ đến, nên cách hành xử để tạo thiện cảm với du khách hay khiến họ lưu giữ ấn tượng tốt không được chú trọng.

Đền Hùng là nơi thiêng liêng trong lòng mọi người dân Việt, nên suy nghĩ đầu tiên khi đến là thấy sự tôn nghiêm. Đáng buồn thay, ngay cổng chính vào Đền Hùng, du khách đã thấy quần áo của nhà dân treo phơi ngay bia đá lớn giới thiệu di tích lịch sử đặc biệt này.

Hát xoan vẫn được lưu truyền trong dân, nhiều xã, huyện có đội hát xoan phục vụ cho lễ cúng vua Hùng hàng năm, nhưng du khách đến đây chỉ được nghe nói đến di sản văn hoá phi vật thể này, muốn thưởng thức không biết làm cách nào. Các công ty lữ hành đến trước ngày dự hội nghị của Phú Thọ mới biết về đình Hùng Lô và được nghe hát xoan tại đây, đánh giá lễ bái vua Hùng và hát xoan tại đình Hùng Lô là điều hấp dẫn khách. Các công ty muốn đưa ngay hát xoan vào tour phục vụ khách thì vẫn chưa thể được, vì tỉnh chưa có kế hoạch cho việc phục vụ này.

Một điều bức xúc nữa là tỉnh Phú Thọ dường như coi chuyện rác ngập tràn trên đường, tràn ra cả lòng đường là chuyện bình thường, nên hầu như các con đường chính dẫn vào các điểm du lịch mà tỉnh giới thiệu cho công ty lữ hành đều đầy rác.

Các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn mà chính ngành du lịch tỉnh Phú Thọ giới thiệu cho công ty lữ hành thì đã không đạt yêu cầu từ nhà vệ sinh, đến bữa điểm tâm.

Theo các công ty lữ hành, du lịch Phú Thọ có tiềm năng nhưng chưa khả thi để đưa khách đến. Nếu lãnh đạo tỉnh không nhanh chóng thay đổi suy nghĩ và chấn chỉnh những chuyện tưởng như nhỏ nhặt, thì du lịch Phú Thọ vẫn chỉ trông chờ vào dịp Giỗ tổ.

CÁC NGỌC  
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [49] [50] [51] [52] [53] [54] [55] ›Trang sau »Trang cuối