Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [47] [48] [49] [50] [51] [52] [53] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Sống văn hóa

Ăn tối với người phụ nữ ấy



Sau 21 năm hôn nhân, tôi khám phá một công thức giúp bảo toàn nét tươi mát của cuộc sống vợ chồng. Tôi hẹn gặp gỡ một phụ nữ khác suốt cả một buổi tối. Mà đó là do đề nghị của vợ tôi. Sau đêm ấy, bỗng dưng vợ nói “Em biết là anh rất yêu người ấy.”

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/VHVN/Thi%20-%20van/0be_zpsfeb47087.jpg
Minh họa: ĐỘ NHẬT



– Ô không, em mới chính là kẻ mà anh thiết tha yêu!

– Vâng, nhưng anh cũng yêu người ấy lắm lắm.

“Người ấy” chính là mẹ ruột tôi, góa phụ 20 năm rồi. Tất nhiên là tôi rất yêu mẹ, nhưng vì lu bu công việc và bận rộn lo lắng cho ba đứa con, tôi chẳng còn thì giờ thăm viếng mẹ. Tối hôm đó, tôi điện thoại mời mẹ đi ăn, xong rồi đến rạp xem một phim mới ra lò.

– Sao thế? Có việc gì không ổn à? Giọng mẹ hơi lo.

Mẹ tôi thuộc thành phần những người hay liên tưởng đến điều không hay, nếu có ai đó gọi điện vào ban đêm, hoặc giả đột xuất mời mình đi ra ngoài. Tôi pha trò cho mẹ an lòng: “Dạ không, bỗng dưng con nghĩ rằng đi chơi với mẹ tối nay sẽ rất thú vị. Chỉ đôi chúng mình thôi nhé!”
Sau khi suy nghĩ nhanh, mẹ bảo “Mẹ rất vui lòng.”

Chiều đi làm về, tôi lái xe thẳng qua rước mẹ. Thú thật là hôm đó tôi cũng hơi căng thẳng một chút. Khi thoáng thấy bà ở ngưỡng cửa, tôi biết mẹ cũng hơi căng căng. Mẹ đã đi làm tóc, và mặc chiếc váy lần kỷ niệm cuối cùng của ngày cưới. Mẹ cười thật tươi, thật rạng rỡ.

Xe lăn bánh được một lát, mẹ nói: “Mẹ báo cho mấy bà bạn biết là tối nay sẽ đi chơi với con trai, các bà rất ấn tượng đấy con ạ. Họ nóng lòng muốn nghe mẹ kể lại xem tối nay diễn biến thế nào.”

Bước ra khỏi xe, mẹ tựa vào cánh tay rắn chắc của tôi, vẻ tự hào như thể một đệ nhất phu nhân. Chúng tôi vào một nhà hàng nhỏ. Không hào nhoáng se sua tưng bừng, nhưng nhà hàng này có bầu không khí dễ chịu và ấm cúng. An vị xong, tôi lấy thực đơn và đọc to, để mẹ nghe mà chọn món, bởi vì mắt mẹ yếu rồi, không đọc được những dòng chữ nhỏ nữa. Đọc chưa hết các món khai vị, tôi liếc thấy bà đang quan sát tôi, miệng mỉm cười hoài cảm.

– Chính mẹ mới là người đọc thực đơn, khi dẫn con đi ăn lúc con còn nhỏ.

– Thì bây giờ mẹ cứ nghỉ ngơi, đến lượt con hầu hạ mẹ.

Suốt bữa ăn, hai mẹ con chuyện trò hết sức vui thú. Cũng không có gì rầm rộ, nhưng cả hai đều rất hào hứng kể lại để chia sẻ những khía cạnh của cuộc sống, bởi vì lâu thật là lâu lắm rồi mới có lần như thế này. Hào hứng đến nỗi quên mất vụ đi xem phim. Khi xe về đến nhà mẹ, trước khi bước vào mẹ còn quay lại nhắn nhủ “Mẹ rất thích cùng con đi ra ngoài một lần nữa, nhưng lần sau là mẹ mời đấy nhé!”

Khi tôi về đến nhà, vợ hỏi ngay là buổi tối như thế nào. “Tốt lắm em ạ, tốt hơn là anh đã dự trù. Cảm ơn em.”


Chỉ trong tuần sau, mẹ qua đời vì lên cơn tim. Tất cả xảy ra quá nhanh và tôi chẳng làm được gì cho mẹ cả. Một tuần sau đó nữa, bưu điện trao cho tôi một phong bì, trong đó có biên nhận thuộc nhà hàng mà hai mẹ con đã ăn tối. Trong phong bì, mẹ còn kèm vài dòng: “Mẹ đã trả tiền trước rồi. Mặc dù dự cảm rằng mình sẽ không đến dự được, nhưng mẹ vẫn thanh toán hai bữa ăn: cho con và cho vợ con. Con không thể nào biết được buổi tối hôm đó đã có ý nghĩa đối với mẹ đến mức nào đâu. Mẹ yêu con.”

Ngay lúc ấy, tôi hiểu rằng thật quan trọng xiết bao khi ta biết thốt lên lời yêu vào đúng lúc cần thiết. Và dành cho những người mình yêu thương những khoảng thời gian mà lẽ ra họ phải được hưởng tự lâu rồi.

TTGĐ  
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Dịch giả chuyên nghiệp phải biết nghi ngờ và biết sợ



SGTT.VN - Hồ Đắc Túc, tiến sĩ ngôn ngữ học xã hội đại học Monash (Úc), từng giảng dạy ngôn ngữ tại đại học Deakin (Úc), là tác giả của cuốn Dịch thuật và tự do, một cẩm nang về dịch thuật học quan trọng và hữu ích. Ông đảm nhiệm dự án Giáo dục Việt Nam năm 2001 do ngân hàng Thế giới tài trợ, và hiện là giảng viên và cố vấn chương trình của đại học Trà Vinh.  

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=197902




TS Hồ Đắc Túc đã dành cho phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị cuộc trao đổi cởi mở, như một góc nhìn chuyên môn về những tranh luận dịch thuật đang thành thời sự trên báo chí Việt Nam.

Từng giảng dạy dịch thuật học tại đại học Úc, hẳn ông có quan tâm đến đời sống phê bình dịch thuật ở phương Tây? Theo quan sát của ông thì phê bình dịch thuật, cụ thể hơn, việc mổ xẻ chất lượng dịch phẩm trong một đời sống học thuật có nền tảng và tự do, người ta thường nói với nhau những điều gì?

Tôi quan sát “vừa vừa” chứ không quan tâm – theo nghĩa theo dõi sát sao – những phê bình dịch thuật ở các nước nói tiếng Anh và châu Âu. Mục đích coi có gì lạ (và hay) không, để nói lại cho sinh viên. Những cái tôi chọn để theo dõi cũng phải hợp khẩu vị sinh viên, nghĩa là các khuynh hướng và cách dịch dễ áp dụng. Tôi gạt phắt những trào lưu mà tôi cho là vô dụng, không giúp ích gì cho việc dạy và dịch, chẳng hạn khuynh hướng phân tích bản dịch dưới nhãn quan “giải cấu trúc” (deconstruction), hay ứng dụng thuyết Trò chơi (Game theory) trong dịch thuật.

Tuy vậy cũng thấy có một điểm chung là người ta không tra từ điển để phê bình dịch thuật, họ nói đến cách nhìn một bản dịch dưới góc nhìn học thuật nào đó và trong một lĩnh vực đặc thù nào đó. Thí dụ dưới nhãn quan chức năng thì bản dịch phải như thế này, trong lĩnh vực giải trí hay truyền thông thì nên dịch như thế kia. Chính vì vậy học giả và dịch giả các nước này biết rất rộng, biết đặt và liên kết đối tượng (bản dịch) trong trường phái dịch thuật và lĩnh vực chuyên môn nào. Hoặc có khi người ta bất kể phương pháp dịch, khi bàn một vấn đề hay bản dịch nào đó, họ nhìn dưới nhãn quan đạo đức dịch thuật, chẳng hạn.

Trong các cuộc tranh luận về dịch thuật gần đây tại Việt Nam, dường như người ta quá chú tâm quy về “đạo đức dịch thuật” của dịch giả thông qua việc tra lỗi các bản dịch mà thiếu vắng những góc nhìn học thuật, những tuyến tranh luận có tính trường phái, phương pháp?

Tôi không chắc là hoàn toàn thiếu vắng không vì không đọc hết những phê bình gần đây ở Việt Nam. Nếu thiếu vắng như anh nói thì hy vọng từ từ chúng ta sẽ tiến tới cách tranh luận đó, và giả sử có thiếu vắng thực sự thì có lẽ do chúng ta chưa có nhiều sách giáo khoa, tài liệu Việt ngữ về dịch thuật. Cách đào tạo dịch thuật trong đại học cũng chỉ mới chú tâm dạy xử lý câu – chữ, dịch sao cho đúng là… mừng rồi. Người ta chưa chú ý dạy các phương pháp dịch vượt lên trên ngôn ngữ, chưa dạy sinh viên coi ngôn ngữ chỉ là một công cụ để chuyển tải.

Ông đã dành nguyên chương 4 (40 trang) trong cuốn Dịch thuật và tự do để nói về “Giới hạn và sáng tạo trong dịch văn chương”. Trong đó, ông trình bày rất rõ ràng về vấn đề đơn vị dịch (chữ, câu, văn bản, ngôn dụng), và đâu là quyền, sự tự do sáng tạo và chọn lựa của người dịch thuật tác phẩm văn chương. Nắm vững những hệ thống lý thuyết đó, người làm phê bình dịch thuật sẽ tránh sa vào trường hợp bắt lỗi theo kiểu tra từ điển hay bới móc cá nhân; có cái nhìn đa dạng hơn về sáng tạo của người dịch và bản thân dịch giả cũng tránh vướng vào những tranh cãi không đáng...

Anh đọc kỹ thế à! Trong chương bàn về dịch văn chương, ý chính là trước khi dịch, chúng ta cần chọn một cái sườn, rồi men theo cái sườn đó để dịch. Cái sườn đó có thể là câu, hay đoạn: chọn câu hay đoạn làm đơn vị dịch ngắn nhất để cứ thế mà… phang! Không ai chọn chữ làm đơn vị dịch. Cũng như không ai nghe một bản giao hưởng mà cứ săm soi từng nốt nhạc, phải nghe toàn bộ sự liên kết của các nốt làm nên giai điệu.

Với dịch văn chương, nói rõ là dịch các thể loại văn xuôi, cá nhân tôi chọn bầu không khí của chuyện làm sườn. Giọng văn của lính thì phải dịch cho ra lính, giọng văn của một ông già sắp chết thì ráng làm sao chuyển cho ra tiếng khò khè mệt nhọc. A, câu này liên quan đến câu hỏi thứ nhất của anh đây: các học giả bên ngoài họ bàn rằng dịch giả có nên có giọng văn riêng, hay dịch giả là người vô hình, giấu mình đi, và nên tuỳ bản dịch có giọng văn nào thì nương theo giọng văn đó mà dịch.

Người ta thường bàn đại loại như thế chứ chưa thấy bắt bẻ dựa trên từ điển. Muốn có cái nhìn như anh nói, người dịch cần biết nhiều các lý thuyết dịch thuật, chọn cho mình một hay nhiều lý thuyết để xử lý. Trong văn chương còn có thơ, kịch, cái này thì nhiêu khê lắm, thí dụ làm sao để dịch một chuyện tiếu lâm, rồi thơ thì nên dịch ý hay dịch câu, vân vân.

Vậy theo ông, nếu là người dịch sách văn học, để đạt đến sáng tạo tự do trong công việc, cần đảm bảo những điều kiện cơ bản nào?

Tôi nghĩ có một vài điều kiện cần và đủ. Trước hết phải biết tác giả nguyên tác là ai (đã có tác phẩm nào chưa, chuyên viết thể loại gì hay học hành tới đâu). Biết về tác giả giúp ta mường tượng phần nào phong cách dụng ngữ trong nguyên tác. Thứ hai phải biết các lý thuyết dịch để căn cứ theo phong độ của tác giả, chọn một lý thuyết dịch phù hợp nhằm xử lý ngôn ngữ đúng với khẩu vị tác giả (và cả thị hiếu người đọc). Thứ ba là phải biết không khí truyện (hay thơ) và cách hành văn. John Steinbeck viết văn mà giai điệu lắm khi như thơ, khi dịch ráng chuyển cách dụng ngữ ấy. Thứ tư phải biết nghi ngờ. Nghi ngờ đồng nghĩa cẩn trọng. Một chữ hay cụm từ, một cách nói thông thường có khi nghĩa khác hẳn trong bối cảnh nào đó. Một chữ hay cách nói lạ thì phải tra cứu là đương nhiên rồi, nhưng cả khi một cách nói hết sức bình thường nhưng trong một bối cảnh nào ấy lại có nghĩa khác hẳn. Nói chung, phải biết sợ cả những chữ và những cách nói thông thường.

Tôi nghĩ một khiếm khuyết tất nhiên của vài dịch giả là không hiểu hay chưa sống bối cảnh xã hội của tác giả nguyên tác, cứ căn cứ theo chữ mà dịch nên rất dễ lệch ý hay sai hẳn ý nguyên tác. Khi chúng ta nắm vững lý thuyết, biết tác giả là ai, biết “sợ”, chúng ta sẽ mạnh tay dịch một cách phóng khoáng. Đặc biệt khi dịch tựa đề, đã tự trang bị những kiến thức và kỹ năng trên, chúng ta sẽ phóng bút mà dịch chứ không phải câu nệ dịch sát rạt cái tựa nghe rất chán. Dịch sáng tạo là trong nghĩa ấy, chúng ta chọn chữ (sáng tạo chứ còn gì nữa) nhưng không làm mất cốt tuỷ của nguyên tác. Lại đụng câu hỏi thứ nhất của anh: người ta bàn có nên thêm chữ ở tựa đề, chẳng hạn, hay phải giữ nguyên? Có nên giữ nguyên số câu thơ trong bài thơ nguyên tác hay nên “phăng” thêm cho rõ ý? Khi nói “có nên” là hàm ý sự lựa chọn tuỳ dịch giả, chính là sự tự do (phóng bút) của dịch giả sau khi đã cân nhắc các cách dịch.

Nói hết sức tổng quát, chỉ có hai vấn đề chính trong dịch văn chương: nên tôn trọng nguyên tác hay nên phục vụ đối tượng đọc bản dịch. Nếu tôn trọng nguyên tác thì giữ cấu trúc và cả những cách nói hay hình ảnh trong nguyên tác dù chiến lược dịch ấy có thể khiến người đọc khó chịu. Ngược lại, nếu muốn người đọc dịch phẩm cảm thấy gần gũi thì có thể Việt hoá một số khái niệm hay cách viết xa lạ. Hai cách dịch ấy anh bảo cái nào đúng, cái nào sai? Khi chúng ta đã tự trang bị phần cứng (gồm ít nhất bốn điểm nói trên), chúng ta sẽ vững tâm dịch. Còn phê bình tranh luận là chuyện… của người khác.

Và sẵn lòng đương đầu với búa rìu từ những “chiến tuyến” khác? Nhất là trong một đời sống ngành dịch thuật học còn hoang sơ, thì những dịch giả đáng trọng cũng không tránh được chuyện một lúc nào đó, trở thành nạn nhân của chính mình?

Dịch là có lỗi à. Có khi lỗi vì sức khoẻ yếu kém nữa. Mắt mũi kèm nhèm như tôi nhiều khi dịch sót một vài chữ là chuyện thường. Nhưng nếu đã dịch thì phải tôn trọng người đọc, ráng hết sức để bản dịch hoàn chỉnh, không được bỏ những đoạn khó dịch (dù độc giả không biết), không hiểu hoàn toàn một chữ một câu thì phải hỏi, đừng dịch bừa cho xong. Nếu biết nghi ngờ và cẩn trọng như thế thì làm sao mà thành nạn nhân của chính mình được. Nhỡ có thành “người bệnh”, thì nên nhận là “vâng, tôi là bệnh nhân, cám ơn các bạn chỉ bày”.

Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, hiện nay thu nhập từ nghề dịch văn chương còn thấp. Và điều này ảnh hưởng đến độ chuyên nghiệp, chất lượng dịch phẩm. Theo ông, thế nào là dịch giả chuyên nghiệp?

Chuyên nghiệp là sống được bằng nghề của mình. Ở Việt Nam chắc chắn có dịch giả chuyên nghiệp như ông Phạm Viêm Phương chẳng hạn. Nếu bỏ khía cạnh kinh tế đi thì dịch giả chuyên nghiệp là người thận trọng với chữ nghĩa, biết suy luận, biết cách tìm hiểu những vấn đề mình chưa biết, và có đạo đức trong dịch thuật: không dịch tác phẩm nhảm nhí (như bói toán), tôn trọng người đọc, không “hù” người đọc bằng những cái không có trong nguyên tác.

Có người nói, những bắt bẻ dịch thuật gần đây có tính tích cực là sẽ làm cho các dịch giả, đơn vị xuất bản cẩn trọng hơn. Nhưng có ý khác nói rằng, nếu dịch sách mà bị soi kiểu đó thì còn ai làm cái công việc công phu đó. Ông đứng về quan điểm nào?

Đơn vị xuất bản càng cẩn trọng càng tốt để tạo và giữ uy tín. Săm soi cũng tốt nhưng phải biết săm soi cái gì. Người săm soi (chắc ông có ý nói các nhà phê bình) nên ở trong nghề, biết việc, do vậy khi phê bình cũng nên có mục đích, phê bình để làm gì, để người dịch cẩn thận hơn, để độc giả biết vàng thau hay để thoả mãn thị hiếu của riêng mình. Khi nhà phê bình biết nhiều quan điểm dịch thì họ sẽ nói năng nhẹ nhàng hơn.

Giáo sư và tiểu thuyết gia Ý Umberto Eco nói đại ý một bản dịch hoàn hảo là một giấc mơ bất khả. Nhưng liệu cách nào, lý tính để người đọc căn cứ vào đó đánh giá độ tối ưu của bản dịch?

Umberto Eco chủ trương dịch là cuộc thương lượng giữa hai nền văn hoá chứ không chỉ là sự trao đổi thuần tuý giữa hai hệ ngôn ngữ. Ý tưởng này không mới, nhưng trong cuốn Mouse or rat?, ông cho thấy nỗi “đau khổ” của một tác gia biết nhiều ngôn ngữ (như ông ấy), thấy tác phẩm của mình được dịch ra một ngôn ngữ khác mà mình cũng biết, và không như ý mình. Vậy là “giấc mơ bất khả”. Độc giả biết ngôn ngữ nguyên tác và dịch phẩm thì việc đánh giá không khó. Với độc giả chỉ biết một ngôn ngữ (đích), chắc phải nhờ nhà phê bình, và cụ thể hơn nên đọc lời giới thiệu của chính dịch giả giới thiệu dịch phẩm đó. Tôi nghĩ một dịch phẩm được chính dịch giả giới thiệu cũng là một tiêu chí để độc giả đánh giá.

Một thực tế là giữa lúc chúng ta đang trao đổi làm sao để có bản dịch tốt, người đọc đang rất hoang mang. Họ có công cụ nào để thoát khỏi những hoang mang?

Chính tôi đọc một dịch phẩm cũng có khi hoang mang nếu không rõ nguyên tác là gì và mình không biết dịch giả là ai. Nếu không biết nguyên tác, tôi thường xem cách hành văn của dịch giả, vốn từ vựng được dịch giả dùng trong dịch phẩm, khi thấy một khái niệm hay câu chữ nào “kỳ kỳ”, thì tôi… google!

Văn mình vợ người, nhà văn ít chịu nhau là chuyện thường, giới dịch thuật có vẻ còn “khó ở” với nhau hơn? Vì sao vậy?

Vợ mình thấy ít đẹp tại gặp nhau hoài à. Lâu lâu xa nhau dăm ba bữa về nhà thấy vợ mình vẫn đẹp chứ! Thực ra “đồng khí tương cầu”, nhà văn hợp tính nhau thì còn thân hơn anh em ruột. Người làm nghề dịch cũng vậy thôi, đã hợp tính thì quấn rít lấy nhau, mà muốn vậy thì phải thấy một sự thật là ai cũng có thể dịch hay hơn mình (kể cả học trò) nếu được học hành đàng hoàng. Khi đó thì dù có được coi là “dịch giả thứ thiệt” cũng không “sửa tướng”, không lớn tiếng, hoà thuận vui vẻ thôi.


Nguyễn Vĩnh Nguyên  thực hiện phỏng vấn
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nhóm “Mở Miệng”: lịch sử văn học đẫm máu sắp lập lại?



Trong một bài viết mới nhất đăng trên tờ Quân Đội Nhân Dân có tên “Một góc nhìn phản văn hóa và phi chính trị” tường thuật lại Hội nghị Lý luận-Phê bình văn học lần thứ III do Hội Nhà Văn Việt Nam tổ chức xuất hiện những bài tham luận chống lại một luận văn thạc sĩ của tác giả Đỗ Thị Thoan, tức nhà văn Nhã Thuyên có tên “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”. Luận văn này được phó giáo sư TS Nguyễn Thị Hòa Bình, trưởng Khoa Văn trường Đại học Sư Phạm Hà Nội hướng dẫn.

Luận văn thạc sĩ này thuộc chuyên ngành văn học và có lẽ do đó trong hội nghị Lý luận-Phê bình của hội nhà văn mới xuất hiện những phê phán gay gắt, thậm chí ác độc đối với tác giả luận văn và lây sang cả những cây viết trong nhóm Mở Miệng.

Ba mũi giáp công
Hai người có tham luận và ý kiến trong cuộc kết án này là nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Lưu tức tác giả Chu Giang và Giáo sư Phong Lê, nhà nghiên cứu phê bình lý luận văn học được cho là có uy tín hiện nay.

Cách đây hai tháng tác giả Chu Giang đã viết nhiều bài trên Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh kết án tác giả luận văn và nhóm Mở Miệng. Trong một thời gian dài, những bài viết này rơi vào im lặng nhưng chợt sống lại một cách bất ngờ trong một hội nghị được gọi là Phê Bình lý luận khiến không ít người đặt câu hỏi: Phải chăng tác động bức phá của nhóm Mở Miệng ngày càng lan rộng trong giới sáng tác khiến cho chính hội Nhà Văn Việt Nam sợ hãi sự bùng nổ sẽ làm tan vụn các định hướng từ bao lâu nay trong sinh hoạt sáng tác của hội.

Tờ Quân Đội Nhân Dân trích dẫn một đoạn của Nhã Thuyên để cáo buộc tác giả này đang có ý đồ hướng dẫn người đọc đi theo đường lối phản động của tác giả:

“Mở Miệng, ở các thực hành thơ, đã là biểu hiện của sự giải phóng, trong nỗ lực giải phóng của nghệ thuật Việt Nam đương đại. Trong sự so sánh với truyền thống thơ của Việt Nam, Mở Miệng là một sự chối bỏ quyết liệt, dù tôi không muốn nhìn nhận họ như một sự đại diện cho thế hệ, nhưng họ đã lên tiếng đòi phá nốt những thành trì kiên cố của sự chuyên chế, khi niềm tin vào chế độ và sự tự do đang có đã tan rã…” (tr. 104).

Để rồi bài báo kết luận ngay sau đó:

“Rõ ràng “đây là một bản luận văn trá hình mang nội dung chính trị phản động”. Nó trá hình ở chỗ mượn cụm từ “góc nhìn văn hóa” để khảo sát một hiện tượng văn học, nhưng thực chất để tung hô, cổ xúy cho một “thực hành thơ bên lề” có tư tưởng chống đối cái trung tâm, cái chính thống, chống lại định hướng, chống lại thiên chức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân của văn học và nhà văn.”

Thật khó mà nghĩ ra tại sao “chối bỏ quyết liệt, phá nốt thành trì chuyên chế” lại là phản động? Như vậy không khác gì bêu rếu rằng nhà nuớc này, nền văn học này đang là thành trì chuyên chế hay sao?

Nhân văn - Giai phẩm hai?
Nói với chúng tôi nhà phê bình Chu Giang tức Nguyễn Văn Lưu nhận xét về bài luận văn này:

“Thực ra đây là biểu hiện của một khuynh hướng muốn mượn văn thơ để làm chính trị thôi, tất nhiên không có nghệ thuật nào tách ra khỏi hệ tư tuởng chính trị cả thế nhưng dù sao cũng phải có cái tương đối của nó nhưng trong luận văn của cô ấy nó hơi thô thiển không phải là một cái tư tưởng nghệ thuật.”

Riêng Giáo sư Phong Lê, người mà bài báo mô tả: “hai lần lên diễn đàn đề nghị các cơ quan chức năng phải làm việc nghiêm khắc và xử lý thích đáng đối với tác giả bản luận văn cũng như hội đồng chấm luận văn” trần tình với chúng tôi:

“Sự thật là thế này: điều ấy tôi biết được qua thành viên chủ trì cuộc họp đó đó là anh Chu Giang. Anh này khảo rất sâu về luận văn đó và anh sâu ngược lên về nhiều chuyện khác nữa và anh viết trên tờ Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh anh đặt vấn đê phải kiềm tra lại khoa văn Đại học Sư Phạm vì sao lại đào tạo ra cái luận văn như thế. Tôi chưa được đọc trong nội dung ấy tức nhiên là phức tạp, mỗi người một cách đánh giá nhưng tôi nói rằng nếu như nội dung ấy đúng như anh nói thì nó phạm phải một đìêu mà tôi cho là không thể giải thiêng được và xúc phạm đến Hồ Chí Minh, xúc phạm nhiều chân lý, nhiều điều đáng lẽ phải tôn trọng. Đối với tôi việc giải thiêng Hồ Chí Minh thì tôi không chấp nhận đựơc và tôi nói nếu sự thực như thế thì hội nhà văn nên kiến nghị với Bộ Giáo dục về việc phải xem lại cái nội dung của luận văn đó chứ tôi không bao giờ nói công an cả. Câu chuyện này tôi biết ở trên họ đã bắt đầu “động” rồi đấy. Sắp tới báo chí nó sẽ xuất hiện.”

Theo những thông tin mà chúng tôi có thì Giáo sư Phong Lê là một thành viên trong hội đồng xem xét trường hợp luận văn này và nó sẽ bắt đầu trong thời gian ngắn sắp tới. Điều mà Giáo sư Phong Lê gọi là “sắp tới” ấy được nhà báo Phạm Thành diễn giải:

“Thật ra tâm địa của những người chơi nhóm Nhã Thuyên chúng nó còn xấu xa đểu cáng hơn cả cái thời Nhân Văn. Tình chất của nó y chang thế thôi bởi vì rõ ràng đây là một lĩnh vực nghiên cứu tác phẩm công bố trên một phạm vi hẹp thế mà tự nhiên chúng nó la lên mà toàn dùng những ngôin gnữ mật thám ngôn ngữ chó săn để định tiêu diệt người ta vì vậy tâm địa và tính chất vụ việc nó cũng na ná như Nhân Văn Giai Phẩm.”

Từ tránh né đến nói dối
Theo bài báo thì sau khi vụ việc xảy ra Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Khoa Văn của nhà trường đã họp “rút kinh nghiệm”. Bài báo xác nhận trên thực tế chưa ai bị xử lý bất kỳ hình thức kỷ luật gì. Thậm chí có người còn phát biểu trên một số diễn đàn chính thống rằng phê phán bản luận văn như vậy là kiểu “chụp mũ, quy kết” đã lỗi thời.

Tuy nhiên sự thật lại khác hẳn, Nhã Thuyên không được giảng dạy tại trường và người hướng dẫn cô cũng bị mất luôn chức trưởng khoa. Ông Chu Giang nói với chúng tôi:

“Nội bộ trong trường các cô làm với nhau thì ai mà biết được. Nhưng vừa rồi cái khoa này có mời cô này về để chuẩn bị giảng dạy chính thức trong trường. Chắc là cũng do hăng hái quá, phát biểu cái quan niệm của cô quá khích cho nên sinh viên họ phản đối dữ dội thì các cơ quan pahỉ can thiệp nên sự việc nó bị bùng ra chứ nếu không ai biết được bên trong nó như thế.”

Nhà Báo Phạm Thành cho biết sự thật là cả hai đang trong tình trạng rất khó khăn nhưng ông chia sẻ sự khó khăn của ngôi trường Sư phạm này khi buộc lòng phải có biện pháp với hai người theo lệnh của Tuyên giáo:

“Mình đánh giá cao chỗ này, tức là trường đại học sư phạm nó đã đồng ý cho Nhã Thuyên làm cái việc này và cử một giảng viên là cô Nguyễn Thị Hòa Bình ra đề hướng dẫn cho Nhã Thuyên làm luận án tức là họ đã có cái nhìn khoa học, và hành động cao cả. Còn bây giờ bị sức ép của tuyên giáo mà buộc pahỉ cho thôi việc Nhã Thuyên, cách chức trưởng khoa của cô Nguyễn Thị Hòa Bình thì cực chẳng đã phải làm. Mình đánh giá rất cao trường Sư phạm lúc đầu đã chấp nhận cho làm cái việc này. Họ cũng muốn đồi mới vì nghiên cứu thì không có vùng cấm.”

Theo Lý Đợi một thành viên của nhóm Mở Miệng cho biết nhóm được hình thành từ ý tưởng của Bùi Chát, cái tên Mở Miệng lấy từ Thánh kinh: “Khởi thuỷ là lời”, vào cuối năm 2000, nhóm xuất hiện chính thức từ năm 2001gồm có Lý Đợi, Khúc Duy, Nguyễn Quán  và Bùi Chát. Lý do chính của việc thành lập Mở Miệng là phản ứng lại vấn đề kiểm duyệt và cấp phép xuất bản. Sau đó, thì cả nhóm muốn bình thường hoá việc tự do ngôn luận, tự do sáng tác và xuất bản.

Bùi Chát kể lại, trong lúc cả bốn người còn rất trẻ (ngoài 20), mới tốt nghiệp đại học, đầy nhiệt huyết và dự định trong việc cống hiến cho xã hội, cho nghệ thuật... khao khát Mở Miệng càng thấy rõ sự phi lý, trì trệ, sự cam chịu đến khó hiểu trong sinh hoạt văn hoá ở Việt Nam. Không thể nào khác được, những người trẻ này đã phải quyết tâm để Mở Miệng.

Nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức từ Hà Nội có những nhận xét ngắn về nhóm Mở Miệng như sau:

“Nhóm Mở Miệng tôi có thể nói theo cảm quan của tôi, thứ nhất là họ có phản ứng với tính chất tâm lý. Ở Việt nam chúng ta sống bằng cảm xúc và tâm lý là nhiều chứ chúng ta không sống bằng lý thuyết. Nhóm Mở Miệng này phản ứng việc bị o ép, Mở Miệng là bung ra bật cửa bật phéc mơ tuya đề mở cửa đề cho gió vào nhưgn họ không có một hệ lực trong hệ lý thuyết. Đối với tôi nhóm Mở Miệng phản ứng một cái hệ trì trệ lâu năm mà họ bật ra bằng cảm xúc và tâm lý nhưng họ chưa có đủ một lộ trình mỹ học để thay thế cái cũ.”

Nhà báo Phạm Thành nhận xét:

“Nhóm Mở Miệng họ làm việc đó thật là tuyệt vời nhưng văn hóa Việt Nam mình không chấp nhận vì đầy một lũ tiều nông, đầy một lũ du hủ du thực làm văn chương nghhệ thuật cho nên nó cứ phân khu ra chuệyn này chuyện kia. Nó phân khu ra cái này là văn minh, cái kia là không văn minh. Nó cũng theo gót bọn hủ nho cậy mình có chữ ba lăng nhăng coi thường cái nghề chân tay, coi thường người nông chỉ coi chữ nghĩa trên hết mà thôi.”

Khi Hữu Thỉnh đọc thơ Lý Đợi
Để biết thêm điều gì đã làm cho nhóm Mở Miệng bị xem là phản động và lấy văn chương kích động người đọc ra sao, mời quý vị nghe bài thơ mang tên “chúng nói: “sông có thể cạn, núi có thể mòn” của Lý Đợi qua giọng đọc của chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam, ông Hữu Thỉnh:

       “Chúng nó nói

       Chúng nói

       Sông có thể cạn

       Núi có thể mòn

       Chúng nói

       Sông có thể cạn

       Núi có thề mòn

       Và tôi thấy chúng làm:

       Chúng đuổi người đi đường

       Chúng không cho người dân cất tiếng nói

       Chúng bao vây và trấn áp người biểu tình chống xâm lăng

       Chúng cho người trà trộn vào đám đông biểu tình để phá thối, gây chia rẽ

       Chúng bảo chúng ta bị xúi giục

       Chúng coi thường sự hiểu biết của nhân dân

       Chúng bảo mất Hoàng Sa – Trường Sa không phải lo.

       Hãy về nhà ngủ và tin vào Cộng sản và nhà nước.

       (Tin chúng mày để hôm nay thấy Sài Gòn & Hà Nội đầy một lũ tay sai Bắc Kinh à?)

       Chúng vu khống những người yêu nước là phản động

       Chúng muốn chúng ta vĩnh viễn là nô lệ

       Chúng đã lăng mạ lòng tự trọng dân tộc

       Chúng đã phỉ nhổ vào lịch sử

       Chúng đã đập bàn thờ tổ quốc

       Chúng đã ném cứt vào xương máu những người đã chết cho quê hương

       Chúng tóm cổ các nhà báo tự do

       Chúng đe doạ, đánh đập văn nghệ sĩ

       Chúng khủng bố các nhà trí thức

       Chúng theo dõi điện thoại, email

       Chúng hiếp dâm nhân quyền...

       Và chúng nói tiếp, sau khi làm: “song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.”


Quý vị vừa nghe ông Hữu Thỉnh đọc bài thơ của Lý Đợi. Dĩ nhiên ông đọc lên để phê phán và kết án bài thơ này trong hội nghị của Hội Nhà Văn Việt Nam nhưng có một điều nghịch lý là khi nghe bài thơ qua giọng đọc hùng hồn của ông, người ta có cảm giác ông đang khen bài thơ, khen một cách chân thành vì ngôn ngữ bài thơ sống động bất ngờ đã lái cảm xúc của ông qua một hướng khác, hướng “Mở Miệng” ra để nói những lời chân thật?

MẶC LÂM, biên tập viên RFA
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Mang bướm lên sân khấu, lần sau xin nhớ...!



TT - LTS: Sáng tạo là hành trình tạo nên cái đẹp. Nhưng đôi khi cái đẹp đó bỗng trở nên phản tác dụng, trở thành cái xấu. Cùng chung lĩnh vực nghệ thuật, một nghệ sĩ vừa đề cập một trường hợp như vậy trên mạng xã hội.

http://tuoitre.vn/Cache/Image/107/646107.jpg



Anh chỉ kể về những gì anh đã nhìn thấy trong một buổi diễn thời trang, nhưng cái “nhìn thấy” đầy nhạy cảm của một nghệ sĩ nổi tiếng vẫn là một kinh nghiệm quý giá cho sự sáng tạo. Tuổi Trẻ xin trích đăng:

Tối qua đi xem trình diễn thời trang.

Có một tiết mục hay, sáng tạo! Thấy thích!

Người trình diễn mặc một chiếc váy được thiết kế như một chiếc lồng thủy tinh, trong đó có cả chục con bướm sống với đủ màu sắc vừa đậu vừa bay trong chiếc váy. Đẹp!

Rồi nàng người mẫu được các chàng trai mở tung phần vải trong suốt bọc chiếc khung váy ra, thế là cả đàn bướm được sổ lồng bay tràn ra tứ phía... A! Đẹp!

Thế nhưng...

Đàn bướm đã bị bắt và bị nhốt trước đó chắc đã lâu cho buổi trình diễn, và chắc chắn là đã không được hút mật nuôi sống mình, không khác gì tù nhân bị giam và bị bỏ đói. Nên đàn bướm đã không thể bay cao và bay xa, chúng vỗ cánh được vài cái là đã sà xuống đậu hết dưới sàn catwalk... Chúng đuối sức không bay nổi.

Và rồi chính cô gái vừa giải thoát chúng đã tiếp tục bước đi theo phần trình diễn của mình cùng theo sau là cả chục "nàng tiên" khác nữa lả lướt êm ái trên... những đôi giày cao gót rất ấn tượng, rất thời trang. Để lại sau lưng, dưới sàn catwalk trắng bươm là cả chục cái xác bướm chết vì bị đạp bấy nhầy tơi tả. Có những đôi cánh rách nát vẫn còn khẽ run rẩy đập (hay vẫy chết!). May là bướm không có máu.

Vì không lường trước sự việc này nên nhà thiết kế và người đạo diễn bộ sưu tập thời trang đã gửi đi một thông điệp phản tác dụng, như một gáo nước tạt ngược vào mặt mình! Bộ sưu tập thật ra không xấu nhưng bỗng trở thành xấu.

Nếu đây là buổi trình diễn ở phương Tây, chắc khán giả sẽ phản ứng, có khi các hội bảo vệ thiên nhiên sẽ lên án gay gắt, nhưng khán giả VN thì bình thản, có khi họ không để ý....và còn cười khi thấy đàn bướm bị đạp nát bét dưới gót giày của các nam thanh nữ tú.

Người viết thật sự thấy bất nhẫn. Ra khỏi buổi trình diễn, cười cười nói nói thế thôi chứ sao trong lòng thấy nằng nặng...

QUANG THI
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Hai trăm năm một kiếp cầu



SGTT.VN - Cầu Đông Ba là một trong ba cây cầu bắc qua sông Đông Ba (còn gọi là sông Hộ Thành hay Hộ Thành Hà) ở phía đông kinh thành Phú Xuân (Thành Huế). Cầu được xây dựng đầu thế kỷ 19 cùng thời kỳ xây dựng kinh thành, dưới thời vua Gia Long. Cầu Đông Ba nằm gần cửa Đông Ba (tên chính thức là “Chính Đông Môn”) và được coi là cây cầu cổ nhất ở Huế, còn lưu những dấu ấn của thời gian và lịch sử.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=203350
Cầu Đông Ba gắn liền với hình ảnh nhân dân lao động.




http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=203351
Tấm bia từ thời Thiệu Trị, đề ba chữ “Đông Gia Kiều” ở đầu cầu phía đông, đường Bạch Đằng. Cầu Đông Ba có tên nguyên thuỷ là cầu Đông Hoa, cùng hệ thống với một loạt tên địa danh ở phía đông kinh thành như pháo đài Đông Hoa, cửa Đông Hoa, phố Đông Hoa... dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng. Sang tới đầu thời vua Thiệu Trị, vì kiêng tên huý của bà Hồ Thị Hoa – vợ vua Minh Mạng, mẹ vua Thiệu Trị; nên vua Thiệu Trị cho đổi chữ “Hoa” thành “Gia” (“gia” nghĩa là tốt, đẹp). Tuy nhiên, người dân xứ Huế lại không gọi theo tên đặt của triều đình là “Đông Gia”, mà gọi thành “Đông Ba” (“ba” nghĩa là hoa, hoặc bông); và cái tên “Đông Ba” trở thành tên chính thức, quen thuộc cho đến ngày nay.




http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=203353
Ở hai đầu cầu đều có lối đi bộ lên, xuống cầu.




http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=203354
Hai bên đường dẫn lên cầu ở phía đường Bạch Đằng có lối rẽ nhỏ, dẫn từ đường Bạch Đằng, hợp nhất với đường trên mặt cầu vào đường Nguyễn Chí Thanh.




http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=203355
Công trường cầu Đông Ba, cuối tháng 6.2013, nhìn từ trên đường dẫn lên cầu phía Bạch Đằng, chưa bị phá dỡ.



http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=203352
Mai mốt: Ảnh chụp panô dự án tại công truờng.



Báo SGTT
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

“Giữ gìn sự trong sáng” hay triệt tiêu?



Tiếng nói/ ngôn ngữ của mỗi quốc gia dân tộc, bất kể quốc gia dân tộc nào, đều là một thứ tài sản vô giá, trước hết, với chính quốc gia dân tộc ấy. Nó là căn cước văn hóa của dân tộc. Mất căn cước văn hóa, dân tộc không là gì, không còn gì cả.

Chẳng thế mà trước đây ngót một thế kỷ, ông chủ bút Nam Phong tạp chí, nhân một dịp diễn thuyết về thi hào Nguyễn Du và danh tác Truyện Kiều, đã khẳng định: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Và về sau này, với tình yêu tiếng Việt vô hạn, thi sỹ Lưu Quang Vũ đã viết những câu thơ dào dạt đắm đuối: “Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ/ Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay/ Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay/ Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt/ Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết/ Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi/ Như vị muối chung lòng biển mặn/ Như dòng sông thương mến chảy muôn đời…” (Tiếng Việt). Vậy nên, ở bình diện lý trí, việc giữ gìn tiếng nói/ ngôn ngữ dân tộc mặc nhiên đã trở nên một yêu cầu mang tính bắt buộc và thường trực. Trong trường hợp Việt Nam, yêu cầu ấy từng được một nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước - cố thủ tướng Phạm Văn Đồng – nhấn mạnh, cụ thể hơn, như một chân lý: “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”.

http://daibieunhandan.vn/media/13/07/130729195733432/05-giu-gin-21113-450a2.jpg



Nhưng trong bối cảnh xã hội nước ta hiện nay, khi trình độ dân trí rõ ràng đã được nâng lên rất nhiều so với trước, và sự hội nhập với thế giới đang diễn ra hằng ngày, lại nảy sinh một câu hỏi: giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt như thế nào? Câu hỏi không hề là ngẫu nhiên, chỉ cần chúng ta nhìn thực tế đời sống của văn học dịch thời gian gần đây sẽ thấy: cụm từ “sự trong sáng của tiếng Việt” luôn được dẫn ra như một chuẩn mực để định giá chất lượng bản dịch tiếng Việt của những tác phẩm văn học nước ngoài. Hơn thế, như một lời răn đe trước những bản dịch bị coi là luộm thuộm, lủng củng, xa lạ, tối nghĩa về hành ngôn tiếng Việt. Quả đúng là đã có không ít bản dịch như vậy, và không gì khác hơn, chúng là sản phẩm tồi của những người dịch kém. Nhưng ngược lại, oái oăm thay, cũng có nhiều trường hợp bị kết án oan, và ở những trường hợp ấy, cụm từ “sự trong sáng của tiếng Việt” nhiều khi chỉ đơn giản là một thứ vũ khí sẵn có, được người ta sử dụng cũng chính bởi sự sẵn có ấy, như một quán tính.

Bản dịch tiểu thuyết Lolita của Dương Tường là một ví dụ. Khỏi phải nói, dịch Lolita, nghĩa là dịch giả chấp nhận đối mặt với thách thức cực lớn. Bởi nhà văn Mỹ gốc Nga Vladimir Nabokov vốn khét tiếng thế giới như một phù thủy về ngôn ngữ. Tiểu thuyết Lolita của ông trùng điệp những ẩn dụ, những trò chơi ngôn từ, những cấu trúc câu, những liên văn bản và xuyên văn bản bất tận, cực kỳ… quái đản! Tóm lại, theo nghĩa nào đó, Lolita là một mê cung ngôn ngữ mà người viết bày ra với mục đích, không gì khác, để tạo sự mờ đục làm rối trí người đọc. (Thứ văn chương làm rối trí người đọc cũng cần thiết, ít nhất, ở mức ngang bằng với thứ văn chương khiến người đọc được thư giãn). Trước một tác phẩm như vậy – một tác phẩm đã được chúng khẩu đồng từ xếp vào hàng kinh điển của tiểu thuyết hiện đại – mà dịch ra tiếng Việt sao cho đơn giản, dễ hiểu, “trong sáng”, thì cũng chính là cách xuyên tạc tác giả hiệu quả nhất. Một dịch giả lão thực như Dương Tường không chọn cách này. Ông trung thành với phong cách ngôn ngữ của Nabokov. Dịch Lolita, đến chỗ nào văn bản trở nên đa nghĩa hoặc quá tối nghĩa với người đọc, Dương Tường dùng chú thích. (Có tất thảy gần năm trăm chú thích trong bản dịch Lolita, được dịch giả khảo cứu từ nhiều nguồn, một sự nỗ lực và thận trọng hiếm thấy trong hoạt động dịch văn học ở ta hiện nay – không nên quên rằng trong bản dịch Lolita tiếng Pháp của Eric Kahane, bản dịch được chính Nabokov đánh giá rất cao, thậm chí chẳng có lấy một chú thích nào. Và do vậy, câu văn dịch “trên dòng kẻ có những dấu chấm” cùng lắm chỉ là một điều gây tranh cãi nho nhỏ của Dương Tường, người chủ ý không chịu diễn nôm hình ảnh mà tác giả sử dụng thành ý trực tiếp – chủ ý này không đáng để thiên hạ đổ xô vào đay đi nghiến lại như thể trời sắp sập). Nhưng những người đọc thụ động thì không đủ hứng thú và lòng kiên nhẫn để đi theo một trò chơi ngôn ngữ quá rắc rối. Họ khó chịu, và đó là dịp quá tốt để cụm từ “sự trong sáng của tiếng Việt”, luôn sẵn đấy, lại được dẫn ra như một lời răn đe.

Ví dụ này gợi nhớ đến cố dịch giả Cao Xuân Hạo. Sinh thời, ông Cao Xuân Hạo từng phàn nàn về chuyện có tác phẩm nào đó của F. M. Dostoievsky (xin miễn cho người viết việc phải nêu tên) được dịch ra tiếng Việt bằng một văn phong hết sức “trong sáng”, mềm mại, uyển chuyển, dễ đọc, và đọc rất “dễ chịu”. Trong khi trong nguyên tác tiếng Nga thì đó là một cách hành văn với tiết tấu giật cục, gấp gáp, tác giả cố ý sử dụng kiểu ngôn từ tạo cảm giác u ám, nặng nề đến tức thở, nhiều chỗ lại là sự thống ngự của những lớp ngôn từ thô thiển. Tác phẩm gốc như thế và tác phẩm dịch như thế, thì dịch đích thị là diệt, và cái quan niệm cứng nhắc về “sự trong sáng của tiếng Việt” chính là thứ vũ khí quá tốt để tiêu diệt phong cách của thiên tài văn học Nga. (Dịch giả Cao Xuân Hạo, vốn dĩ là người rất dị ứng với hệ tiêu chí “Tín, Đạt, Nhã” do dịch giả Trung Quốc Nghiêm Phục đưa ra, từng kêu lên đầy bực tức, rằng nếu như ở tác phẩm gốc, tác giả cố tình viết một cách thô tục, mà người ta lại cứ chăm chăm phải dịch ra tiếng Việt sao cho được Nhã, thì phải dịch cách gì đây để bảo đảm trung thành với nguyên tác?)

Từ hai ví dụ trên, ít nhất, có thể rút ra một điều: nên có quan niệm và ứng xử cởi mở hơn trước yêu cầu “phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Ngôn ngữ không phải là một hệ thống nhất thành bất biến. Nó như một sinh thể, thường xuyên vận động, thêm vào và mất đi, liên tục được làm mới. Mà một trong những con đường làm mới ngôn ngữ hiệu quả nhất, chính là việc dịch văn học. Lịch sử văn học dịch Việt Nam ngay từ đầu thế kỷ XX đã cho thấy: thông qua sự tiếp xúc và chuyển hóa những tác phẩm văn học thuộc các ngôn ngữ khác, tiếng Việt đã hấp thụ vào mình nhiều lớp ngôn từ mới, nhiều cấu trúc câu văn mới, nhiều mô hình tư duy ngôn ngữ mới, và đã trở nên giàu có hơn từ đó. Hãy cứ hình dung: nếu trước năm 1945 mà không có những bản dịch các tiểu thuyết chương hồi của Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục (Tam quốc chí diễn nghĩa, Đông Chu liệt quốc), không có những bản dịch An Na Kha Lệ Ninh (Anna Karenina) của Vũ Ngọc Phan, Những kẻ khốn nạn (Những người khốn khổ) của Nguyễn Văn Vĩnh, và nhiều nhiều dịch phẩm văn học khác nữa, tiếng Việt của chúng ta chưa chắc đã đạt tới sự đa dạng và thanh thoát như bây giờ. Bởi vậy, nếu cứ khăng khăng “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” với mặc định rằng đó là một di sản ngôn ngữ đông cứng, thì hậu quả sẽ không chỉ là sự triệt tiêu phẩm tính đặc dị trong phong cách nghệ thuật của các tác giả văn học nước ngoài, mà còn là sự triệt tiêu khả năng phong phú hóa của bản thân tiếng Việt.

Với văn học dịch là thế. Còn với sáng tác văn học trong nước thì sao? Có lẽ chỉ cần nói ngắn gọn: chúng ta không ủng hộ những sự làm xấu tiếng Việt, nhưng cũng không nên bám chặt vào một sự “trong sáng” mơ hồ nào đó của tiếng Việt để đóng sập cửa trước những nỗ lực cách tân ngôn ngữ văn chương. Xét cho cùng, “sự trong sáng của tiếng Việt” không ngưng đọng vào chỉ duy nhất một hình thái nào đó. Lối viết văn tiếng Việt với dày đặc những câu biền ngữ, đăng đối như trong các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh hay trong Nho Phong của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, là biểu hiện của một thứ tiếng Việt “trong sáng”. Nhưng cũng “trong sáng” không kém là câu văn tiếng Việt của chính Nhất Linh ở giai đoạn sau, trong các tiểu thuyết như Đoạn tuyệt, Đôi bạn, Bướm trắng… cho dù câu văn tiếng Việt ở đây đã rất khác với ở Nho Phong. Hoặc giả, nếu cứ thuận theo ý kiến (không hề sai) của đa số độc giả, rằng các truyện ngắn và tùy bút của Thạch Lam là một mẫu mực về “sự trong sáng của tiếng Việt”, thì cũng không vì thế mà bảo những câu văn tiếng Việt của Nguyễn Tuân – ngôn ngữ được đẽo gọt rất cầu kỳ, sử dụng những kết hợp từ đầy bất thường và bất ngờ, những cú pháp bị vặn xoắn theo kiểu… chẳng giống ai – là không “trong sáng”. Nó là thứ tiếng Việt “trong sáng” theo cách khác. Tóm lại, nói khác đi, ở đây chúng ta buộc phải có một cái nhìn dân chủ hóa trước cụm từ “sự trong sáng của tiếng Việt”. Nó không giống như chân lý tối thượng của Chúa Trời, đơn nghĩa. Nó là một tập hợp của những chân lý tương đối, luôn mở ra, mời gọi sự sáng tạo của tất cả.

Không nên quên rằng trong lĩnh vực đặc thù như văn chương, ngôn ngữ đã không còn là ngôn ngữ tiêu dùng nữa, mà là ngôn ngữ của nghệ thuật. Xuất phát từ ngôn ngữ đời sống, nhưng nó đã được mã hóa. Và do vậy, nó mang đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của người sử dụng, không loại trừ cả sự đánh đố, khiêu khích, gây hấn bằng ngôn ngữ. Vấn đề còn lại là thái độ của người tiếp nhận. Nếu ta cứ đòi hỏi ngôn ngữ văn chương phải hiền lành, đơn nghĩa, dễ hiểu, “trong sáng” theo cách của ngôn ngữ tiêu dùng, thì tốt nhất là chẳng cần có văn chương làm gì.

Không nên quên rằng lời kêu gọi “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” được nói ra trong bối cảnh một nước Việt Nam với trình độ dân trí nhìn chung rất thấp, tỷ lệ người mới thoát nạn mù chữ cao ngang với tỷ lệ người còn mù chữ. Để tuyên truyền, để vận động đối tượng này một cách hiệu quả nhất, không gì khác, cần phải sử dụng một thứ ngôn ngữ dễ hiểu nhất có thể.

Nhưng không nên quên rằng bối cảnh xã hội Việt Nam hiện tại đã rất khác. Tốt nghiệp đại học đã trở thành chuyện “thường ngày ở huyện”. Và không nên quên rằng tiếng Việt là một sinh ngữ. Nó cần liên tục sống. Và liên tục vận động.

HOÀI NAM  (Báo điện tử Đại biểu Nhân dân)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

4606

Vũ khúc Đông Dương lên màn bạc



TT - Kịch bản phim Vũ khúc Đông Dương dựa trên sự kiện lịch sử âm nhạc có thật ở Mỹ Tho - miền Nam Việt Nam những năm 1900.

http://tuoitre.vn/Cache/Image/591/647591.jpg
Ba giai nhân đàn tranh, trong đó có cô Ba Đắc - Mỹ Tho - Ảnh tư liệu



Lấy cảm hứng từ sự kiện âm nhạc: đờn ca tài tử Việt Nam đã trình diễn ở Hội chợ thế giới Paris từ năm 1900, bản ký âm tác phẩm Vũ khúc Đông Dương được tìm thấy, phục dựng và trình diễn tại Hội nghị âm nhạc truyền thống quốc tế tổ chức vào tháng 7-2013 ở Thượng Hải, Trung Quốc (100 năm Vũ khúc Đông Dương - Tuổi Trẻ ngày 6-7) và hồ sơ Đờn ca tài tử của Việt Nam đang đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới, nhóm dự án Nhà hát Đông Dương đã sáng tác kịch bản phim điện ảnh Vũ khúc Đông Dương (tạm đặt).

Theo biên kịch Ngô Thị Hạnh - một trong năm thành viên tham gia dự án, kịch bản phim Vũ khúc Đông Dương dựa trên sự kiện lịch sử âm nhạc có thật ở Mỹ Tho - miền Nam Việt Nam những năm 1900.

Phim phục hiện không khí âm nhạc, đời sống văn nghệ của những tài tử trong giai đoạn này, trong đó nổi bật là tài tử Nguyễn Tống Triều.

Ông thành lập ban nhạc tài tử, tìm đất diễn ở khách sạn Minh Tân và rạp hát Casino. Ông Nguyễn Tống Triều là người nổi tiếng về tài nghệ chơi đàn kìm.

Tiếng đàn của ông làm lay động đến trái tim rất nhiều người, trong đó có ông Viang - người mời ban nhạc tài tử Mỹ Tho qua Pháp tham dự Hội chợ thuộc địa năm 1906 ở Marseille.

Còn sự kiện trung tâm của phim là ban nhạc tài tử của ông Nguyễn Tống Triều đã đệm Vũ khúc Đông Dương cho cô Cléo de Mérode múa tại Hội chợ thế giới Paris năm 1900.

Ngoài sự kiện lịch sử âm nhạc có thật nói trên, phim Vũ khúc Đông Dương còn được xâu chuỗi bởi hành trình khám phá về thế giới âm nhạc cổ xưa của cô gái 25 tuổi ở thế kỷ 21.

Cô có khiếu chơi đàn kìm như ông cố của mình. Tìm trong gia phả, cô biết bà cố mình từng là một nữ minh tinh người Pháp gốc Bỉ.

Cô tưởng tượng về chuyện tình đầy thi vị và tuyệt vọng giữa ông cố mình với bà Cléo de Mérode... Câu chuyện phim được đan xen giữa hiện tại và quá khứ, giữa thực và ảo. Vượt lên tất cả là phần âm nhạc của phim sẽ được đầu tư công phu nhất so với những phim điện ảnh Việt Nam từ trước đến giờ. Bối cảnh của phim dự kiến quay ở Mỹ Tho - Paris - Marseille.

Nhóm thực hiện dự án Nhà hát Đông Dương sẽ ra mắt vào tháng 8-2013 với những thành viên: nhà nghiên cứu Nguyễn Lê Tuyên (Đại học Quốc gia úc), giáo sư Yves Defrance (Đại học Rennes, Pháp), nhà văn - biên kịch Ngô Thị Hạnh (Phương Nam Corp - Việt Nam), đạo diễn Huy Moeller (Trường Điện ảnh quốc tế Saigon) và nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp (Úc).

Song song với việc làm phim, cuốn sách Hát bội, đờn ca tài tử và cải lương cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 của Nguyễn Lê Tuyên và Nguyễn Đức Hiệp sẽ được Phương Nam Book phát hành nhân dịp sinh nhật của nữ minh tinh Cléo de Mérode vào ngày 27-9.

Q.N.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Số phận “bụi đời” của Bụi đời Chợ Lớn: Cấm phát hành nhưng vẫn “bụi đời” nhờ… internet



(PL&XH) - Khán giả hồi hộp, tò mò khi phim bị nâng lên đặt xuống trên bàn kiểm duyệt nhưng lại thở phào... xen thất vọng khi được xem miễn phí trên internet. Nhiều người, một cách hài hước đã cho rằng, tên phim hàm chứa số phận của bộ phim này.

Vì phim làm về “bụi đời Chợ Lớn” nên phim thành “bụi đời” chăng?

Bụi đời Chợ Lớn, một phim của Chánh Phương sản xuất, do Thiên Ngân Galaxy phát hành thực sự có số phận trắc trở và theo diễn tiến hiện nay, bộ phim đầu tư gần 20 tỷ đồng khó có cơ hội sống, dù chỉ là “sống trong sợ hãi”, trong lồng kính của nhà sản xuất…

http://img.phapluatxahoi.vn/Images/Uploaded/Share/2013/07/12/1363955127cholon3.jpg
Cảnh quay trong phim Bụi đời Chợ Lớn.



Tò mò vì bị… cấm chiếu
Tìm kiếm cụm từ “Bụi đời Chợ Lớn” trên Google, trong 0,20 giây cho ra 3.570.000 kết quả. Chứng tỏ sự quan tâm của dư luận dành cho bộ phim có số phận trắc trở này thực sự không phải là nhỏ. Vốn các dự án của Chánh Phương luôn ồn ào, vì có thể đây là hãng phim đang sở hữu những bộ phim hành động trong nước từng nổi như cồn như Dòng máu anh hùng, Bẫy rồng. Cũng với sự góp mặt của anh em Charlie Nguyễn, Johnny Trí Nguyễn, điện ảnh Việt Nam đầu thế kỷ 21 đã được đánh thức với mảng phim võ thuật.

Tuy nhiên, lần ra quân này của ekip Bụi đời Chợ Lớn đã gặp nhiều trắc trở khi vùng địa lý trong phim rất cụ thể, gắn với TP HCM: Chợ Lớn. Ngay khi nhà sản xuất công bố phim chuẩn bị được công chiếu thì nhận được “tráp” của Cục Điện ảnh là: “Phim cần chỉnh sửa vì vi phạm một số điều trong Luật Điện ảnh.” Sau này, đơn vị quản lý điện ảnh giải trình với báo chí là, phim có quá nhiều cảnh đâm chém bạo lực mà không có sự can thiệp của bất kỳ cơ quan chức năng nào.

Nhà sản xuất cho biết họ sẽ chỉnh sửa bản phim để gửi hội đồng thẩm định xem xét lại. Và lúc này, khán giả cho rằng, sự ồn ào ở mặt nào đó cũng có tác nhân tốt, thúc đẩy sự tò mò của khán giả. Nhưng sau đó không lâu, hội đồng thẩm định ra một quyết định khiến nhiều nguời yêu điện ảnh giật mình: Phim Bụi đời Chợ Lớn bị cấm chiếu.

Suốt khoảng thời gian chờ nhà sản xuất chỉnh sửa bản phim: bao gồm cắt đi một số cảnh bạo lực và quay thêm một số cảnh mới, khán giả không ngừng bàn tán về nó. Phải thừa nhận đây là một quyết định khá cương quyết và hiếm khi xảy ra của cơ quan quản lý.

Khi phim bị cấm chiếu, êkip làm phim tỏ rõ sự buồn bã. Nhưng khán giả không hiểu vì sao nên càng tò mò. Đó là lý do sáng 5-7, khi bản phim rò rỉ trên Youtube, mặc dù biết đây là một việc làm không nên nhưng nhiều người đã dành thời gian xem hết bản phim được up trên internet để thỏa trí tò mò. Có người còn lo xa đường link dẫn phim sẽ sớm bị xóa nên thậm chí còn down về máy tính cá nhân.

Thất vọng… vì được xem
Điều đáng nói, sau khi được xem bản full trên internet nhiều người đã tỏ ra thất vọng, vì không hiểu sao bộ phim lại bị cấm phát hành. Nickname Canhcua khẳng định trên trang cá nhân của mình: “Phim rất nhiều cảnh chém giết, đánh đấm nhau nhưng người xem không rõ được nội dung muốn truyền tải của bộ phim là cái gì?”.

Nickname Hoang Thai cũng chia sẻ cảm nghĩ: “Nếu so với hai phim hành động Dòng máu anh hùng và Bẫy rồng, phim Bụi đời Chợ Lớn khiến tôi thất vọng nhiều hơn. Nhưng với những gì đã xem, tôi không hiểu sao lại đến mức bị cấm chiếu, dù cảnh được gọi là bạo lực xuất hiện xuyên suốt bộ phim”.

Có thể nhận thấy, đa số người xem được bản full trên internet đều cho rằng, bộ phim này có thể được coi là bộ phim giải trí bình thường đối với những người ưa hành động. Phim gắn mác cấm chiếu với trẻ em dưới 15 tuổi là an toàn. Nhưng nhiều người cũng cho rằng, bộ phim chưa làm tới, chưa tạo được chiều sâu tính nhân văn cần thiết của một tác phẩm nghệ thuật. Những bình luận này của cộng đồng mạng khá trái ngược so với trước khi bản phim xuất hiện. Đặc biệt, khác nhiều so với những thông tin PR về phim.

Tuy nhiên, ngay lập tức trên trang cá nhân, đạo diễn Charlie Nguyễn đã bộc lộ sự đau buồn của mình: “Khoan nói đến chuyện Bụi đời Chợ Lớn bị cấm chiếu. Khoan nói tới chuyện ai là thủ phạm đã rò rỉ phim ra mà không hề nghĩ đến sự tổn thất nặng nề của nhà sản xuất và sự nguy hiểm họ phải đối mặt với pháp luật. Tôi hoàn toàn bị sốc và đau buồn như có ai đang giết chết đứa con của mình. Đây là bản nháp chưa hoàn chỉnh nội dung, âm thanh, ánh sáng, màu sắc hiệu ứng và đặc biệt là tiết tấu khung hình. Đây là một bản mà tôi không muốn ai xem vì nó là một món ăn nấu chưa chín. Chúng tôi đã bỏ ra bao nhiêu công sức và tiền bạc để hoàn chỉnh nó cho khán giả. Vậy mà bây giờ tôi phải ngồi nhìn mọi người xem một bản nháp thật tệ và đánh giá bộ phim dựa trên nó”.

Một ngày sau khi bản phim bị rò rỉ trên mạng, nhà sản xuất Thiên Ngân Galaxy đã có thông cáo báo chí khẳng định: "Với tư cách là nhà phát hành phim Bụi đời Chợ Lớn, Cty Thiên Ngân đã tuân thủ chặt chẽ mọi quy trình phê duyệt phim theo Luật Điện ảnh Việt Nam. Sau khi có quyết định cuối cùng của Cục Điện ảnh liên quan đến việc cấm phát hành bộ phim Bụi đời Chợ Lớn, Cty Thiên Ngân đã hoàn toàn tuân theo quyết định của Cục điện ảnh và tuân thủ mọi quy định của Luật Điện ảnh nói riêng cũng như các quy định khác của luật pháp Việt Nam".

Nữ diễn viên Nhung Kate (đóng vai Trang trong phim) cũng chia sẻ: "Cha mẹ sinh con. Người ta cướp lấy nó, mang đi đã thấy đau đớn lắm rồi. Người ta tra tấn, đánh đập cho tàn phế rồi quẳng nó ra đường, bơ vơ giữa đám đông bàn tán. Người thấy thương hại, kẻ dè bỉu, kẻ đứng khúc khích cười thầm. Chỉ có cha mẹ nó khóc thương cho nó. Làm ơn đừng bình luận gì thêm khi cha mẹ nó cũng chỉ vừa mới nhận ra hình hài nó giờ ra sao". Những thông tin nói trên từ phía đạo diễn, diễn viên, nhà phát hành có thể giúp người yêu điện ảnh có quyền hy vọng về một bộ phim hoàn chỉnh sẽ có những điều khiến họ hài lòng. Tuy nhiên, thêm scandal này, không biết “Bụi đời Chợ Lớn” còn có cơ hội xuất hiện trong rạp chiếu như những bộ phim bình thường khác, hay nó là cú đòn cuối cùng biến nó thành một “bụi đời” thực sự? Chưa ai biết.

Hiện cả phía nhà sản xuất, nhà phát hành, đạo diễn đều phủ nhận việc rò rỉ phim không liên quan đến mình. Nhưng có không ít người cho rằng, việc này không loại trừ người tung phim lên mạng chính là một trong số những nguời quan trọng trong đoàn phim. Vì điều này xét ở mọi phương diện đều có lợi cho nhà sản xuất.

Theo tìm hiểu, căn cứ vào các điều luật tại Việt Nam. Nếu chủ sở hữu bộ phim trực tiếp phát tán có thể bị xử phạt hành chính đến 30 triệu đồng. Nếu ai đó “đánh cắp” và tung bộ phim lên mạng, người này có thể bị phạt tù với 2 tội danh khác nhau.

Bụi đời Chợ Lớn là bộ phim của đạo diễn Charlie Nguyễn. Xuyên suốt bộ phim là những mâu thuẫn, ân oán giữa 4 người đàn ông gồm: Hùng Chợ Lớn (Long Điền), Lâm (Hà Hiền), Phong Bụi (Johnny Trí Nguyễn) và Tài Nhớt (Hoàng Phúc). Sống trong một thế giới mà ranh giới giữa thiện và ác rất mong manh, cả 4 nhân vật đều phải dùng mọi mưu mô, thủ đoạn để có thể tồn tại và khẳng định vị trí của mình.
Phim dự kiến sẽ được công chiếu vào ngày 19-4 nhưng đã không được Cục Điện ảnh cấp giấy phép. Trước đó, khi trình lên Hội đồng Trung ương Thẩm định phim truyện, Bụi đời Chợ Lớn đã bị đánh giá là vi phạm Luật Điện ảnh. Cụ thể, bộ phim có nhiều cảnh các băng nhóm xã hội đen ngang nhiên dàn trận, chém giết nhau, những cảnh hỗn loạn có sử dụng vũ khí như dao, mã tấu, kiếm mà không hề có sự can thiệp của lực lượng chức năng nào... Hội đồng Trung ương Thẩm định phim truyện đã yêu cầu đơn vị sản xuất (hãng phim Chánh Phương và Cty Galaxy) phải sửa tổng thể bộ phim. Phía nhà sản xuất đã 3 lần gửi phim bản chỉnh sửa lên Hội đồng Trung ương Thẩm định phim truyện. Họ đã cắt bỏ một số cảnh bạo lực, quay thêm một số cảnh nhưng bộ phim vẫn không được cấp giấy phép và sau đó có quyết định cấm ra rạp. Ngày 5-7 vừa qua, trên Youtube xuất hiện bản full của bộ phim này. Tuy nhiên, ngay sau đó cư dân mạng nhận ra đây là một bản nháp phim chưa hoàn chỉnh.

HOÀNG MAI
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Điện ảnh Việt mơ Oscar



TNO -  Trong gần 20 năm tới, điện ảnh Việt sẽ thực hiện được giấc mơ đoạt tượng vàng Oscar?

10 năm trước, Vua bãi rác (đạo diễn: Đỗ Minh Tuấn) trở thành bộ phim đầu tiên của VN gửi tham dự giải thưởng Oscar (Mỹ). Sau đó đến Mùa len trâu, Áo lụa Hà Đông, Chuyện của Pao, Khát vọng Thăng Long, Đừng đốt, Mùi cỏ cháy tiếp tục được “mang chuông đi đánh xứ người”, nhưng chưa từng có bộ phim nào lọt vào vòng tuyển chọn của Oscar.

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20137/LUAN/8/dienanh1.jpg;pva202eeb11850b97e
Vua bãi rác - bộ phim đầu tiên được VN gửi tham dự giải thưởng Oscar hạng mục Phim nước ngoài xuất sắc - Ảnh: T.L



Giấc mơ không tưởng ?
Thế nhưng, trong Dự thảo chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Cục Điện ảnh nêu rõ: mục tiêu phấn đấu của ngành điện ảnh đến năm 2030 là có những tài năng điện ảnh tầm cỡ thế giới, đoạt được giải thưởng lớn tại các liên hoan phim quốc tế uy tín như: Oscar, Cannes, Venice hay Berlin.

Mục tiêu này có trở nên không tưởng, quá tầm hay không - theo cách nhìn của nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát thì phụ thuộc vào việc “xuất hiện tài năng”. Thế nhưng, chưa thể trả lời câu hỏi “khi nào thì tài năng xuất hiện”. Một nền điện ảnh đang lê những bước chậm chạp đầu tiên trên con đường này, thậm chí ở nhiều mặt nào đó vẫn còn có những cánh cửa đang khép, liệu có thể “đúc” ra được tài năng thật sự?

Cơ hội dành cho các nhà làm phim trẻ (trong đó có thể xuất hiện những tài năng) vô cùng hiếm hoi. Mỗi năm, điện ảnh Việt (bao gồm các hãng phim nhà nước và tư nhân) sản xuất trung bình chưa đến 20 đầu phim nên họa hoằn lắm mới có nhà sản xuất (chủ yếu là tư nhân) dành cơ hội cho những gương mặt mới. Trong khi việc kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực này thì chẳng “đại gia” nào thèm. Bởi đơn giản, điện ảnh là thứ hàng hóa mà đầu ra, tức khâu kiểm duyệt lẫn thị trường phát hành còn rất phập phù trong bối cảnh hiện tại.

“Trước khi đặt ra những mục tiêu lớn, chúng ta thử đặt ra mục tiêu nhỏ mỗi năm có ít nhất 3-5 kịch bản mà nước ngoài sẵn sàng đầu tư sản xuất xem sao. Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta không nhất thiết phải có cơ quan quản lý điện ảnh mà nên thay bằng các tổ chức hỗ trợ điện ảnh, còn nhà nước quản lý thì đã có văn bản luật pháp. Có lẽ như thế nền điện ảnh mới thông thoáng được”, đạo diễn Hà Sơn đề nghị.

Người làm phim cứ “cong cong run rẩy”
Trong nền công nghiệp điện ảnh, nhà sản xuất phim giữ vai trò quan trọng, không thể thiếu. Thế nhưng, nhà sản xuất phim chuyên nghiệp ở VN chỉ là con số 0. Trong các đoàn làm phim, công việc na ná, thường bị gán với sản xuất phim là... chủ nhiệm phim, nhưng thực tế đây là hai công việc mang tính chất hoàn toàn khác nhau.

Các trường điện ảnh ở VN cũng chẳng có nơi nào đào tạo nhà sản xuất phim. Mục tiêu của ngành điện ảnh trong thời gian tới là chuyển quy trình sản xuất phim lấy đạo diễn là trung tâm sang quy trình lấy nhà sản xuất làm chủ đạo theo mô hình quốc tế. Nhưng để chuyển đổi cả một quy trình đã định hình từ hàng chục năm chẳng thể dễ dàng!

Đạo diễn Phan Đăng Di chia sẻ: “Những giải thưởng quốc tế lớn không thể hoạch định được mà tùy thuộc vào việc đầu tư cho con người để khuyến khích sáng tạo. Nhưng tôi e rằng chúng ta chưa làm gì nhiều, thậm chí còn có một số cái đang kìm hãm, chẳng hạn như độ thoáng về kiểm duyệt. Sáng tạo suy cho cùng cần có sự tự do, cá nhân phải làm đến cùng với niềm tin của họ. Nếu cứ luôn luôn e sợ thì họ cũng như cái cây lớn lên không được thẳng bình thường, lúc nào cũng cong cong run rẩy”.

NGỌC AN


"Những giải thưởng quốc tế lớn không thể hoạch định được mà tùy thuộc vào việc đầu tư cho con người để khuyến khích sáng tạo. Nhưng tôi e rằng chúng ta chưa làm gì nhiều, thậm chí còn có một số cái đang kìm hãm, chẳng hạn như độ thoáng về kiểm duyệt."

Đạo diễn Phan Đăng Di




“Kiểm duyệt thế nào để kích thích sáng tạo”

Trao đổi với Thanh Niên, đạo diễn Lê Bảo Trung cho rằng: “Mục tiêu Oscar, tôi nghĩ đây là kế hoạch lớn, một vài người khó thể làm được. Trước tiên nên hạn chế kiểm duyệt. Kiểm duyệt cần có trong một đất nước nhưng đặt ra thế nào để kích thích sáng tạo. Người làm phim muốn đi đến tận cùng cái ác, cái thiện. Cũng chính vì những đề tài nhạy cảm bị kiểm duyệt rất gắt gao, nên các nhà làm phim khó suy nghĩ những đề tài đột phá, đi đến cùng chủ đích của đề tài, trong khi cách nhìn của thế giới đã cách xa chúng ta lắm rồi.

Về hỗ trợ kinh phí làm phim thì đa phần các hãng phim trên thế giới đều có các ngân hàng đứng sau lưng. Các nhà đầu tư tài chính cũng nên quan tâm đến nhà sản xuất phim, các dự án phim khả thi để các nhà làm phim có cơ hội tiếp xúc với nguồn vốn vay ưu đãi, thực hiện các dự án phim. Về cơ chế hỗ trợ các nhà làm phim của nhà nước thì cần mở ra một cuộc thi để chào mời dự án từ các thành phần làm phim trong xã hội, không phân biệt nhà nước, tư nhân hay ngay cả các nhà làm phim độc lập - một hình thức đấu thầu điện ảnh công khai.

Cần đào tạo nguồn nhân lực điện ảnh ở nước ngoài, cụ thể là Mỹ hoặc mời trường điện ảnh uy tín của thế giới hợp tác với trường điện ảnh của VN, đưa giảng viên, các nhà làm phim thế giới giảng dạy tại VN, truyền đạt kinh nghiệm”.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.
"Văn hóa mà không có tự do là văn hóa chết. Văn hóa mà chỉ còn có văn hóa tuyên truyền cũng là văn hóa chết. Càng tăng cường lãnh đạo bao nhiêu, càng bóp chết văn hóa bấy nhiêu, càng hiếm có những giá trị văn hóa và những nhà văn hóa cao đẹp."

Trung tướng TRẦN ĐỘ


Nguyên ủy viên Trung ương Đảng CSVN, nguyên Trưởng ban văn hóa văn nghệ Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [47] [48] [49] [50] [51] [52] [53] ... ›Trang sau »Trang cuối