Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [51] [52] [53] [54] [55] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Sống văn hóa

Phủ định siêu hình, phủ định biện chứng và lòng tự trọng



Với những “phủ định biện chứng”, “phủ định siêu hình” trừu tượng, khô khan, làm thế nào giáo dục cho học sinh những phẩm chất rất cụ thể như lòng tự trọng, sự trung thực, sự sẻ chia cộng đồng, sự tôn trọng của công, v.v…? Hay lại đẻ ra những con người chỉ giỏi thuộc lòng và “chém gió”, còn tranh cướp khi có dịp thì vẫn cứ tranh cướp?

http://motthegioi.vn/wp-content/uploads/2013/11/BS-Cat-Tuong-Mr-Dam-bi-nem-da-ram-ram-6-798x350.png.ashx?width=798&height=350&crop=auto
Sau khi hay tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, rất nhiều người dân từ khắp mọi miền đất nước đã tự động xếp hàng chờ vào viếng tại nhà riêng Đại tướng. Ảnh TL



Liên tiếp trong những ngày gần đây đã xảy ra những cuộc tranh cướp suất ăn (sushi) miễn phí và quà khuyến mãi (một cái gối Hàn Quốc) ở hai thành phố lớn nhất nước, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trước đó nữa là tranh cướp áo mưa do đại sứ quán Hà Lan phát miễn phí, cũng ở Hà Nội, và tranh đổi mũ bảo hiểm ở Đà Nẵng. Xa hơn nữa là vụ cướp hoa trong lễ hội hoa anh đào Nhật Bản ở Hà nội năm nào. Những vụ tranh cướp khiến nhiều người buồn lòng, xấu hổ, cảm thấy lòng tự trọng, tự hào dân tộc bị tổn thương.

Phải, hãy xấu hổ, hãy buồn thật nhiều vào để nhìn cho ra, cho rõ gốc rễ của những thói hư tật xấu mà nếu không phải nằm trong tính cách dân tộc thì ít nhất cũng là của một bộ phận người Việt. Và để tìm cách thay đổi. Vậy gốc rễ của những thói hư tật xấu này là gì?

Có người lý giải đó là do tàn dư của nếp sống phong kiến “một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”; hoặc do ảnh hưởng còn sót lại của lối sống thời thiếu đói triền miên; thậm chí là do dân “ngoại tỉnh” đổ về sống ở các thành phố lớn mà chưa kịp hấp thu văn hóa đô thị… Có thể có một chút sự thật đằng sau mỗi cách lý giải đó nhưng dừng lại ở đó có lẽ là chưa đủ, và quan trọng hơn là, nếu vậy chỉ còn cách là chờ (không biết tới bao giờ?) cho những tàn dư đó qua đi hoặc cho văn hóa đô thị bén rễ nơi những người mới đến.

Nhưng, dù thế nào cũng không thể né tránh, bỏ qua những tác động từ sự vận hành của xã hội và của nền giáo dục hiện tại đối với sự hình thành nhân cách con người. Nhìn những gương mặt trong cuộc tranh cướp sushi hay cái gối Everon khuyến mãi, ta nhận ra hầu hết là những gương mặt trẻ, thậm chí ăn mặc đẹp nữa, còn xã hội mà trong đó họ sống đã khởi đầu từ gần 40 năm rồi còn gì, có khi còn nhiều hơn cả tuổi của họ! Vậy, xã hội và nền giáo dục hiện tại đã tác động như thế nào đến họ để gây nên một nỗi buồn và nỗi xấu hổ lớn đến vậy về lòng tự trọng của người Việt?

Có tham nhũng trong chuyện xếp hàng. Lâu dần người ta không còn tin vào lẽ công bằng của sự xếp hàng nữa.

Có người cho rằng sở dĩ người Việt không thích xếp hàng mà thích xông vào tranh cướp vì họ không tin vào sự công bằng mà họ sẽ được hưởng khi xếp hàng trật tự chờ đến phiên mình (Đặng Vân Phúc, VnExpress 2.11). Vì sao họ không tin? Vì luôn luôn có những kẻ dùng sức mạnh chen ngang hớt phần của người xếp hàng, mà người đứng ra phân phối món hàng thấy nhưng vẫn để mặc, không yêu cầu kẻ chen ngang phải xếp hàng; luôn luôn có kẻ lợi dụng nhất thân nhì thế, không xếp hàng mà giành lấy phần lẽ ra dành cho người xếp hàng, với sự đồng lõa của người đứng ra phân phối; luôn luôn có những “cò” móc ngoặc tay trong tay ngoài để tuồn phần lẽ ra của người xếp hàng cho một người khác.

Nói tóm lại, có tham nhũng trong chuyện xếp hàng. Lâu dần người ta không còn tin vào lẽ công bằng của sự xếp hàng nữa. Và tranh cướp nảy sinh từ đó. Muốn chấm dứt điều này phải chấm dứt trước hết nạn thông đồng, móc ngoặc, nhất thân nhì thế, tham nhũng trong xếp hàng để nhận phần phân phối của xã hội và trong những lĩnh vực khác nói chung.

Còn giáo dục, cái nôi đào tạo nhân cách con người, trong đó có lòng tự trọng dính liền với chuyện tranh cướp này? Rất tiếc, việc đào tạo nhân cách vẫn mãi là một khoảng trống trong giáo dục phổ thông, như báo Tuổi Trẻ ngày 2.11 trong bài Khoảng trống “dạy người” phản ánh. Lấy ví dụ sách giáo khoa lớp 10 môn giáo dục công dân, được coi như môn chủ yếu “dạy người”, phó giáo sư, nhà giáo Văn Như Cương phân tích:

“Trong khi có quá nhiều vấn đề thiết thân hơn cần dạy cho học sinh thì chương trình – sách giáo khoa lại bắt học sinh tiếp cận với những khái niệm như “phủ định siêu hình”, “phủ định biện chứng”… Những phạm trù triết lý như thế này, đến sinh viên đại học còn khó hiểu, nó phù hợp với dạy trong các trường lý luận chính trị cao cấp hơn là dạy cho học sinh phổ thông”. Và theo ông: “Những tiêu cực xảy ra ở lớp trẻ những năm gần đây là minh chứng cho sự thất bại của nhà trường trong việc “dạy người”. Tôi nghĩ nếu nhìn ra điều này thì cần có những thay đổi thiết thực chứ không hô hào suông. Thay đổi là thay đổi ở phương pháp giáo dục, nội dung giáo dục”.

Vâng, với những “phủ định biện chứng”, “phủ định siêu hình” trừu tượng, khô khan, làm thế nào giáo dục cho học sinh những phẩm chất rất cụ thể như lòng tự trọng, sự trung thực, sự sẻ chia cộng đồng, sự tôn trọng của công, v.v…? Hay lại đẻ ra những con người chỉ giỏi thuộc lòng và “chém gió”, còn tranh cướp khi có dịp thì vẫn cứ tranh cướp?

ĐOÀN KHẮC XUYÊN  
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Phát hiện dấu tích nơi Đức Phật ra đời



BBC - Các nhà khảo cổ đang khảo sát tại nơi Đức Phật đản sinh đã phát hiện những di vật cổ xưa nhất của Phật giáo từ trước đến nay.

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2013/11/26/131126073640_lumbini_464x261_bbc_nocredit.jpg
Các nhà khảo cổ đã khai quật ở trung tâm ngôi đền thờ Hoàng hậu Maya



Họ đã tìm thấy một công trình bằng gỗ có niên đại vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên nằm dưới nền ngôi đền thờ Hoàng hậu Maya Devi ở Lâm Tỳ Ni thuộc Nepal.

Công trinh gỗ này dường như để che cho một cái cây. Chi tiết này gợi nhớ đến câu chuyện đản sinh của Đức Phật – thân mẫu Ngài, Hoàng hậu Maya, đã hạ sinh Ngài khi với tay lên một nhánh cây Vô ưu.

‘Chấm dứt tranh cãi’
Phát hiện này có thể giúp chấm dứt các tranh cãi về nơi đản sinh của Đức Phật, các nhà khảo cổ cho biết trong tạp chí Antiquity.

Hàng năm hàng ngàn Phật tử hành hương về Lâm Tỳ Ni vốn lâu nay vẫn được xem là nơi Thái tử Siddhartha Gautama, người sau này trở thành Phật Thích Ca, chào đời.

Mặc dù có rất nhiều kinh văn để lại kể về cuộc đời cũng như ghi lại những bài thuyết pháp của Ngài, mọi người vẫn không biết chắc nơi Ngài đã từng sống.

Năm sinh của Ngài được cho là đến tận năm 623 trước Công nguyên, nhưng nhiều học giả tin rằng năm chào đời của Ngài hợp lý nhất là trong khoảng 390 cho đến 340 trước Công nguyên.

Cho đến nay, bằng chứng sớm nhất về các công trình Phật giáo ở Lâm Tỳ Ni có niên đại không sớm hơn thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, tức thời kỳ trị vì của Hoàng đế Ashoka mà các Phật tử Việt Nam gọi là Vua A Dục.

Để tìm hiểu về điều này, các nhà khảo cổ đã bắt đầu khai quật ở trung tâm Đền Maya Devi trong khi chư tăng ni và các Phật tử đang hành thiền xung quanh.

Họ tìm thấy một công trình bằng gỗ rỗng ở chính giữa và không có mái. Các ngôi đền bằng gạch được xây dựng sau này cũng đều được xây bao quanh không gian trung tâm này.

Dấu vết rễ cây
“Giờ đây, lần đầu tiên chúng ta đã có được một chuỗi kiến trúc ở Lâm Tỳ Ni cho thấy có một công trình ở đây vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên,” nhà khảo cổ Robin Coningham ở Đại học Durham, người đồng chỉ đạo nhóm khảo cổ quốc tế do Hội Địa lý Quốc gia hỗ trợ, cho biết.

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2013/11/26/131126074118_lumbini_304x171_bbc.jpg
Lâm Tỳ Ni được xem là một trong những thánh tích thiêng liêng nhất của Phật giáo



“Đây là thánh tích Phật giáo cổ xưa nhất trên thế giới,” ông nói.

“Nó soi rọi cuộc tranh luận kéo dài rất lâu vốn đưa đến những khác biệt trong các pháp môn Phật giáo,” ông nói thêm.

“Câu chuyện rằng Lâm Tỳ Ni đã trở thành thánh tích dưới thời của Hoàng đế Ashoka cần được chỉnh lại bởi vì chúng ta đã biết rõ rằng trước đó nơi này đã được trùng tu trong suốt hàng trăm năm.”

Cuộc khảo cổ cũng phát hiện dấu vết của rễ cây từ xa xưa nằm ở vị trí khoảng trống trung tâm trong ngôi nhà gỗ – điều này cho thấy đây là công trình tôn thờ chiếc cây này.

Các điển tích Phật giáo ghi lại rằng Hoàng hậu Maya Devi đã hạ sinh Đức Phật khi với tay lên một nhánh cây Vô ưu trong Vườn Lâm Tỳ Ni.

Phát hiện này sẽ góp phần thúc đẩy công tác bảo tồn ở Lâm Tỳ Ni vốn lâu nay không được lưu tâm mặc dù đã được Unesco công nhận là Di sản Thế giới.

“Những phát hiện này rất quan trọng để giúp hiểu thêm về nơi đản sinh của Đức Phật,” Bộ trưởng Văn hóa, Du lịch và Hàng không dân dụng Nepal Ram Kumar Shrestha nói.

“Chính phủ Nepal sẽ tập trung mọi nỗ lực để bảo tồn thánh tích quan trọng này.”
.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Những thầy giáo-nhà thơ ở miền Nam trước đây



 (Toquoc)- Không biết ở các nước trên thế giới, những người thầy dạy học như thế nào? Riêng ở Việt Nam, từ xa xưa, những ông đồ đều gắn với nghề bốc thuốc cứu người hay làm thi phú để lưu danh hậu thế. Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… là những thầy giáo như thế.

Trước năm 1975, tại miền Nam, có rất nhiều thầy giáo gắn bó với nghiệp thơ ca, và cũng đã trở thành những nhà thơ được học trò và công chúng mến mộ, lưu lại với đời những áng thơ hay…


Thầy giáo Lâm Tấn Phát (1906-1969), từng có thời gian dạy học tại trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn, là nhà thơ Đông Hồ, quê quán tận Hà Tiên, là một trong “Hà Tiên tứ tuyệt” (Đông Hồ, Mộng Tuyết, Lư Khê, Trúc Hà), cũng là người khởi xướng thành lập nhóm “Tao đàn Chiêu Anh Quán” nổi danh trên văn đàn. Sinh thời, nhà văn Hoài Thanh- Hoài Chân đã nhận xét về Đông Hồ như sau: “...Yêu quốc văn mà đến như Đông Hồ kể cũng ít... Và với thi phẩm Cô gái xuân ông là "người thứ nhất đưa vào thi ca Việt Nam cái vị bát ngát của tình yêu dưới trăng thanh, trong tiếng sóng”. Kế tiếp là thầy giáo, thi sĩ Vũ Hoàng Chương ( 1916- 1976), quê Nam Định, từng dạy toán, rồi dạy Văn ở trường Chu Văn An, chủ tịch Trung tâm Văn bút Việt Nam ở Sài Gòn, nổi tiếng với các tập thơ “Say”, “Ta đợi em từ 30 năm”…có lúc còn được tôn vinh là “Thi bá” của Việt Nam!

Thầy giáo Trần Bích Lan (1932-1998), quê quán Hà Nội, là nhà thơ Nguyên Sa, từng dạy triết ở trường Đại học Văn khoa, Chu Văn An, chủ trương mở các trường tư thục ở Sài Gòn như trường Văn Khôi, rồi Văn Lang. Ông cũng chủ trương hai tạp chí Hiện Đại và Sáng Tạo. Thầy nổi tiếng với những bài thơ “vượt thời gian” như “Áo lụa Hà Đông”, “Tuổi 13” v.v…

Nhà thơ Bùi Giáng ( 1926- 1998), quê Duy Xuyên, Quảng Nam, dạy học ở các trường tư thục Sài Gòn thì nổi danh với các thi phẩm “Mưa nguồn”, “Lá hoa cồn”…

Hai nhà giáo, nhà thơ cũng quê Quảng Nam khác là Tạ Ký (1928-1979) và Vũ Ký, giảng dạy văn học ở trường Petrus Trương Vĩnh Ký. Thầy Tạ Ký một thời nổi danh với tập thơ “Sầu ở lại”, thầy Vũ Ký hiện là học giả ở nước ngoài.

Một thầy giáo khác quê quán ở Mỹ Tho, 15 tuổi đã biết thông thạo 5 ngoại ngữ, đương thời được mệnh danh là “Thần đồng triết học” là nhà thơ Phạm Công Thiện (1941- 2011), từng dạy học ở Đại học Văn Khoa, sau 1975 giữ chức giáo sư Phật Giáo viện College of Buddhist Studies tại Hoa Kỳ.

Bên cạnh các thế hệ nhà giáo, nhà thơ tên tuổi trên còn có những thầy giáo, thi sĩ dạy học ở các tỉnh lẻ, mà tên tuổi vẫn được nhắc đến hiện nay như thầy Dương Tấn Huấn, tức nhà thơ Truy Phong (1925-2005), dạy học ở Trà Vinh, nổi tiếng với “Một thế kỷ mấy vần thơ”, thầy Nguyễn Hữu Ngư (1921-1979) là nhà thơ Nguyễn Ngu Í, dạy học ở Hàm Tân, Bình Thuận, Kim Tuấn, Cao Thoại Châu từng dạy học ở Pleiku, Hạc Thành Hoa ở Đồng Tháp, Thẩm Thệ Hà, Trường Anh, Từ Trẫm Lệ ở Tây Ninh v.v…

Thầy giáo là người làm nhiệm vụ khai hóa, truyền bá chữ nghĩa thánh hiền, còn nhà thơ là người làm giàu và đẹp cho chữ nghĩa và tâm hồn. Có lẽ những con chữ của dân tộc, của thời đại luôn làm họ phải trăn trở để hướng đến vẻ đẹp chân-thiện-mỹ của con người Việt dù trong bất cứ hoàn cảnh nào…

Tháng 11/ 2013

Trần Hoàng Vy
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cận cảnh tô phở ba tầng lấy cảm hứng từ đèn lồng



Tô phở độc đáo này được sáng tạo bởi 1 người Mỹ, anh Omid Sadri, cũng chính là đề tài tốt nghiệp của anh tại học viện Pratt (Brooklyn, New York) bởi đã trót đam mê món phở của Việt Nam.

http://saigonamthuc.thanhnien.com.vn/Pictures20137/Tan_Nhan/pho_den_long_01.jpg;pvad642193637fa227
Tô phở... đèn lồng độc đáo của anh Omid Sadri



Đây là một ý tưởng đã đi vào sản xuất và rất được yêu thích trên trang web Kick Starter (http://www.kickstarter.com), một chuyên trang hỗ trợ các dự án cá nhân. Nếu có một ý tưởng hay thiết kế tâm đắc bất kỳ, bạn có thể diễn giải hay thuyết trình và các độc giả sẽ chia sẻ về mặt tài chính để thực thi dự án đó.

Điều thú vị hơn cả là tô phở lấy ý tưởng từ đèn lồng này lại đến từ 1 người Mỹ, anh Omid Sadri. Đây cũng chính là đề tài tốt nghiệp của anh tại học viện Pratt (Brooklyn, New York) bởi đã trót đam mê món phở của Việt Nam.

Cùng ngắm những khung ảnh cận cảnh của tô phở độc đáo này:

http://saigonamthuc.thanhnien.com.vn/Pictures20137/Tan_Nhan/pho_den_long_03.jpg;pv0816fbdbf695578d
Muỗng được để ở trên cùng, còn đôi đũa được xếp gọn gàng trong khe nhỏ của tô phở




http://saigonamthuc.thanhnien.com.vn/Pictures20137/Tan_Nhan/pho_den_long_06.jpg;pvaf4c0cfff64fd612
Bản ký họa thiết kế của tô phở




http://saigonamthuc.thanhnien.com.vn/Pictures20137/Tan_Nhan/pho_den_long_07.jpg;pv021c041b11913f13
Toàn bộ các phụ kiện và cách thức sử dụng




http://saigonamthuc.thanhnien.com.vn/Pictures20137/Tan_Nhan/pho_den_long_09.jpg;pvd61733b8cac2068c
Chiếc muỗng được vát góc




http://saigonamthuc.thanhnien.com.vn/Pictures20137/Tan_Nhan/pho_den_long_10.jpg;pv57b1e479ea9b44f5
Tầng trên cùng dành cho chanh và ớt




http://saigonamthuc.thanhnien.com.vn/Pictures20137/Tan_Nhan/pho_den_long_11.jpg;pv6fe8373eb45180ad
Tầng 2 dành cho rau thơm và giá




http://saigonamthuc.thanhnien.com.vn/Pictures20137/Tan_Nhan/pho_den_long_12.jpg;pvddaad874f55a25b9
Tầng dưới cùng là tô phở với khe nhỏ để xếp đôi đũa




ĐAN MINH    (theo KichStarter)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Sống văn hóa

Người bán ve chai “chê” 10 cây vàng



TT - Nhà chị Nguyễn Thị Thuật nằm cuối đội 1, thôn Du Nghệ, thị trấn Quốc Oai (Hà Nội) thuộc diện nghèo nhất vùng. Làm nghề buôn bán đồng nát quanh năm vẫn chẳng đủ nuôi hai con ăn học.   

http://images.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/322/676322.jpg
Hằng ngày, chị Nguyễn Thị Thuật vật lộn với đống phế liệu để mưu sinh - Ảnh: Hải Dương



Vậy mà đùng một cái mọi người hay tin “sốc” rằng chị đã đem trả 10 cây (lượng) vàng trị giá hơn 400 triệu đồng cho người bị mất.

Về thị trấn Quốc Oai bây giờ hỏi mười người thì có đến chín người biết chị Thuật “siêu tốt” này.

Không phải người giàu
Ngoài chiếc xe máy cũ ra, đồ đạc trong nhà chị không có thứ gì đáng giá. Thấy chúng tôi có vẻ ngạc nhiên về gia cảnh, chị Thuật liền nói: “Nhà em từng thuộc diện hộ nghèo ở đây đấy. Năm năm trước em bắt đầu đi mua phế liệu, còn chồng ở nhà trông và cân hàng phế liệu. Từ đó có chút thu nhập nên không thuộc diện hộ nghèo nữa, nhưng cuộc sống vẫn còn khó khăn lắm”.

Chị Nguyễn Thị Thuật sinh năm 1970, hơn 20 năm trước chị kết hôn với anh Nguyễn Tiến Bắc (sinh năm 1969) là người cùng làng. Lấy chồng sớm, không có học vấn và nghề nghiệp ổn định, nhà chồng chỉ có vài sào ruộng. Chính vì thế cuộc sống của gia đình chị sau khi có con rất bi đát.

Cho đến khi cả hai vợ chồng có nghề ve chai rồi, ngày ngày làm quần quật bên đống đồng nát, giấy vụn thì thu nhập hằng tháng cũng chẳng quá 3 triệu đồng. Chúng tôi thắc mắc vì sao làm nghề này, gia đình chị lại là đầu mối thu gom mà thu nhập thấp thế?

Chạnh lòng khi nghe vậy, chị cho biết: “Giờ đây người ta làm nghề này cũng nhiều, cạnh tranh ghê lắm anh à! Nếu mua thấp bán giá cao ăn lãi nhiều thì sẽ chẳng ai mang bán cho nhà mình nữa. Nên chỉ được lãi chút xíu thôi”.

Số tiền làm nghề sắt vụn của cả hai anh chị vẫn chưa đủ chi phí hằng tháng cho con trai đang học năm 2 Trường đại học Xây dựng trên Hà Nội. “Học đại học giờ tốn kém lắm, mỗi tháng chi phí cho cháu lớn nhà em mất 3-4 triệu đồng, đó là chưa kể cháu bé hiện đang học lớp 5 cũng mất nhiều tiền”.

Chị hơn chúng tôi khá nhiều tuổi nhưng cứ xưng em. Sau khi một bà hàng xóm sang chơi nhà chị cũng xưng thế, chúng tôi mới hiểu rằng ở vùng này gặp người nơi khác tới dù nhiều hay ít tuổi họ đều xưng em tuốt. Khi đang cân hàng cho những người đến bán, chị cười và nói: “Tài sản của nhà em nằm hết ở ngoài sân này đấy các anh ạ!”. Tất cả sân vườn, nhà ngang, nhà bếp của gia đình chị Thuật đều được tận dụng để làm nơi chứa phế liệu.

Chuyện bình thường
Trong căn nhà cấp 4 đơn sơ của gia đình, chúng tôi thấy có hai tấm bằng khen tặng danh hiệu “Người tốt việc tốt” tiêu biểu năm 2013 cho chị Thuật. Một tấm do UBND huyện Quốc Oai trao tặng, còn một tấm do UBND TP Hà Nội, đích thân Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo ký tặng.

Chúng tôi rất bất ngờ về những tấm bằng khen này bởi chị chỉ làm ruộng, đi buôn bán phế liệu chứ có chiến tích từ thiện, nhân đạo gì đâu mà được thế.

Không để chúng tôi phải đợi lâu, chị nói luôn: “Úi giời! Mấy tháng trước em có trả lại người ta 10 cây vàng. Không hiểu vì sao thông tin đó đến các cấp chính quyền, rồi sau đó họ gọi em lên đấy và trao tặng mấy tấm bằng khen này. Em thấy chuyện trả lại tiền, vàng nhặt được có gì to tát đâu. Chắc ai cũng sẽ làm như nhà em thôi”.

Chúng tôi trợn tròn mắt với câu nói nhẹ tênh của chị. Vào thời điểm tám tháng trước, lúc chị vô tình lượm được 10 cây vàng khi đi mua phế liệu thì trị giá của nó là hơn 400 triệu đồng. Một số tiền mà chúng tôi nghĩ cả hai anh chị làm nghề phế liệu 10 năm tích cóp cũng không thể có được. Vậy mà chị nói như không có chuyện gì xảy ra. Chị cho biết đâu chỉ có lần trả lại vàng đó, mà chị từng trả lại người ta tiền trong “vô số lần khác”.

Chị Thuật bảo đi mua phế liệu dù có vớ được 30.000 đồng, 50.000 đồng chị cũng sẽ tìm lại người mất để trả. Trong năm năm đi mua phế liệu, chị từng nhiều lần trả lại người khác số tiền lên đến 3-5 triệu đồng. Chị Thuật bảo giàu hay nghèo đều do chính tay mình làm ra chứ không thể vui vẻ hưởng thụ những đồng tiền nhặt được của người khác.

Nhớ lại về sự kiện 10 cây vàng bỗng ở sân nhà mình, chị Thuật  kể: tám tháng trước, trong một lần đi mua phế liệu xung quanh thị trấn Quốc Oai, chị được một người bán cho mấy thùng bìa cactông cũ.

Khi về đổ ra sân để phân loại, chị thấy trước mắt mình là 10 miếng vàng bốn số 9. Chị không thể nhớ đây là thùng mua của ai vì có đến mấy người bán cho mình, dù ý nghĩ trả lại vàng cho người bị mất đã xuất hiện ngay lúc đó.

Vợ chồng chị liền nhất trí với nhau phải trả lại số vàng đó cho người bị mất, nhưng không thể mang số vàng này đi hỏi từng nhà mình đã mua phế liệu vì sẽ có người nổi lòng tham nhận là của họ.

Chính vì thế, vợ chồng chị Thuật nhờ người đáng tin cậy đi nghe ngóng thông tin giúp xem khu thị trấn vừa qua có ai mất vàng không.

Sau vài ngày, mấy người kể lại rằng trên thị trấn có chị Oanh vừa bị mất 10 cây vàng. Chị Oanh đã cãi nhau với chồng vì lý do: “Vợ để vàng trong thùng bìa cactông mà chồng không biết lại đem đi bán phế liệu. Còn anh chồng nói vàng mà sao vợ để bất cẩn thế”.

Bị mất 10 cây vàng trong tình cảnh vô cùng ngớ ngẩn thế, nên chị Oanh khóc lóc suốt mấy ngày liền. Khi nghe được câu chuyện đó, chị Thuật và chồng đã mang số vàng đến nhà chị Oanh. Sau vài bước xác minh, đúng người đúng vật bị mất, chị đã quyết định trả lại vàng cho chủ nhân của nó.

Chị Oanh có biếu lại chị Thuật 2 chỉ vàng nhưng chị không nhận. Và thông tin người phụ nữ buôn bán phế liệu nghèo trả lại 10 cây vàng cho người khác đã trở thành câu chuyện “sốc” cho toàn thể dân ở Du Nghệ.

HẢI DƯƠNG


Ông Trần Văn Thắng, trưởng thôn Du Nghệ, coi chị Thuật là một người quá tốt, siêu tốt. Ông cho biết chị và chồng trả lại tiền bao nhiêu lần, rồi trả lại 10 cây vàng nhưng không cho chính quyền địa phương biết để khen thưởng, biểu dương.

“Chúng tôi chỉ biết thông tin qua hàng xóm, láng giềng của chị. Người đời vẫn có câu “nhặt được của rơi xin mời đút túi”. Nhưng chị Nguyễn Thị Thuật đã chứng minh điều ngược lại, trở thành tấm gương sáng để dân chúng tôi nhắc nhở con cháu và tuyên truyền đến mọi người gần xa” - ông nói.  
.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Người Việt cao quý

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Chinh%20tri%20va%20thoi%20su/StealingbeercansVN_zps4d3f4cf7.jpg
.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nhà văn Nguyên Ngọc: Văn chương cần đẹp



“Quyển sách thay đổi cuộc đời” là một phần của dự án xã hội Thư viện thông minh Samsung, do Samsung, báo Tuổi Trẻ, Nhà xuất bản Trẻ, nhà sách Fahasa cùng phối hợp thực hiện. Kỳ này giới thiệu bài viết của nhà văn Nguyên Ngọc.

Người đặt bài báo này đề nghị tôi viết về “một cuốn sách đã thay đổi đời tôi”. Thú thật là theo chỗ tôi được biết, ở đời không nhiều người có được một quyển sách như vậy. Riêng tôi, quyển sách đó tôi không có. Tôi có một cái khác.

“Cái khác” đó không to tát như thế, tác giả của nó chưa bao giờ được gọi là văn hào. Là nhà văn thôi, đặc sắc, nhưng chắc đặc sắc ở độ trung bình trong lịch sử văn học của nước họ.

Sách của họ không hàm chứa những tư tưởng vĩ đại, uyên thâm, cao siêu, cũng không kích thích được những cuộc cách mạng xã hội làm thay đổi lịch sử. Nó chỉ nói về những việc bình thường, hằng ngày, nhỏ nhoi... Vậy mà âm thầm, lặng lẽ, khiêm nhường, nó đi theo suốt cả đời tôi. Và già rồi ngẫm lại, một số hành vi hay ứng xử hẳn là quan trọng nhất trong đời mình, quyết định phẩm giá của mình trên đời, giúp mình đứng vững được trước cái xấu, cái ác, cả cái tàn bạo nữa, ấy là vì tôi đã được hưởng ân huệ của những quyển sách ấy.

Từ bé, những trang văn ấy được đọc, mê say, nhập tâm từ bé. Truyện kể từ cối xay gió của Alphonse Daudet và Cuốn sách của bạn tôi của Anatole France, với những truyện ngắn và trích đoạn văn để đời Con dê của ông Séguin, Các vì sao, Ngày khai trường... đến nay còn thuộc lòng từng đoạn dài. Thỉnh thoảng vẫn muốn đọc thầm một mình, ngân nga. Những trang văn tuyệt đẹp, trong veo, vang ngân mãi trong đời một con người.

Không chỉ một con người đâu, tôi biết một thế hệ, thế hệ may mắn chúng tôi. Ân huệ sâu xa thế hệ chúng tôi từng được hưởng từ những quyển sách nhỏ ấy, những trang văn ấy, nền văn học và văn hóa ấy. Cái đẹp, vâng, vậy đấy, cái đẹp, chứ không phải cái to tát. Cái to tát có thể làm cho người ta hùng mạnh. Cái đẹp giữ tâm thiện cho con người. Cái nào quan trọng hơn? Cái nào là gốc của cái nào? Đã là văn chương thì phải đẹp. Nói lý luận một chút: đẹp là chức năng hàng đầu, là đạo đức của văn chương. Văn chương dở thì phi đạo đức.

Cho nên cổ vũ phong trào đọc sách là cần. Nhưng phải đưa đến cho người đọc, trước hết cho trẻ, những tác phẩm hay, đẹp. Truyền bá văn chương dở là tội ác. Cái dở trong nghệ thuật tạo môi trường cho cái ác.

Cố gắng cao nhất để đưa những quyển sách thật đẹp đến với người đọc. Và tránh cho họ sách dở.

Ước sao các nhà làm sách, và cả nhà kiểm duyệt nữa luôn ghi nhớ.

NGUYÊN NGỌC
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Funny%20stuff/Van%20Hoa%20VHDT%20Funny/0_zps0ebbe6a3.jpg

Sức mạnh của sáng tạo.

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Vodanhthi đã viết:
Sống văn hóa

Người bán ve chai “chê” 10 cây vàng



TT - Nhà chị Nguyễn Thị Thuật nằm cuối đội 1, thôn Du Nghệ, thị trấn Quốc Oai (Hà Nội) thuộc diện nghèo nhất vùng. Làm nghề buôn bán đồng nát quanh năm vẫn chẳng đủ nuôi hai con ăn học.   

http://images.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/322/676322.jpg
Hằng ngày, chị Nguyễn Thị Thuật vật lộn với đống phế liệu để mưu sinh - Ảnh: Hải Dương



Vậy mà đùng một cái mọi người hay tin “sốc” rằng chị đã đem trả 10 cây (lượng) vàng trị giá hơn 400 triệu đồng cho người bị mất.

Về thị trấn Quốc Oai bây giờ hỏi mười người thì có đến chín người biết chị Thuật “siêu tốt” này.

Không phải người giàu
Ngoài chiếc xe máy cũ ra, đồ đạc trong nhà chị không có thứ gì đáng giá. Thấy chúng tôi có vẻ ngạc nhiên về gia cảnh, chị Thuật liền nói: “Nhà em từng thuộc diện hộ nghèo ở đây đấy. Năm năm trước em bắt đầu đi mua phế liệu, còn chồng ở nhà trông và cân hàng phế liệu. Từ đó có chút thu nhập nên không thuộc diện hộ nghèo nữa, nhưng cuộc sống vẫn còn khó khăn lắm”.

Chị Nguyễn Thị Thuật sinh năm 1970, hơn 20 năm trước chị kết hôn với anh Nguyễn Tiến Bắc (sinh năm 1969) là người cùng làng. Lấy chồng sớm, không có học vấn và nghề nghiệp ổn định, nhà chồng chỉ có vài sào ruộng. Chính vì thế cuộc sống của gia đình chị sau khi có con rất bi đát.

Cho đến khi cả hai vợ chồng có nghề ve chai rồi, ngày ngày làm quần quật bên đống đồng nát, giấy vụn thì thu nhập hằng tháng cũng chẳng quá 3 triệu đồng. Chúng tôi thắc mắc vì sao làm nghề này, gia đình chị lại là đầu mối thu gom mà thu nhập thấp thế?

Chạnh lòng khi nghe vậy, chị cho biết: “Giờ đây người ta làm nghề này cũng nhiều, cạnh tranh ghê lắm anh à! Nếu mua thấp bán giá cao ăn lãi nhiều thì sẽ chẳng ai mang bán cho nhà mình nữa. Nên chỉ được lãi chút xíu thôi”.

Số tiền làm nghề sắt vụn của cả hai anh chị vẫn chưa đủ chi phí hằng tháng cho con trai đang học năm 2 Trường đại học Xây dựng trên Hà Nội. “Học đại học giờ tốn kém lắm, mỗi tháng chi phí cho cháu lớn nhà em mất 3-4 triệu đồng, đó là chưa kể cháu bé hiện đang học lớp 5 cũng mất nhiều tiền”.

Chị hơn chúng tôi khá nhiều tuổi nhưng cứ xưng em. Sau khi một bà hàng xóm sang chơi nhà chị cũng xưng thế, chúng tôi mới hiểu rằng ở vùng này gặp người nơi khác tới dù nhiều hay ít tuổi họ đều xưng em tuốt. Khi đang cân hàng cho những người đến bán, chị cười và nói: “Tài sản của nhà em nằm hết ở ngoài sân này đấy các anh ạ!”. Tất cả sân vườn, nhà ngang, nhà bếp của gia đình chị Thuật đều được tận dụng để làm nơi chứa phế liệu.

Chuyện bình thường
Trong căn nhà cấp 4 đơn sơ của gia đình, chúng tôi thấy có hai tấm bằng khen tặng danh hiệu “Người tốt việc tốt” tiêu biểu năm 2013 cho chị Thuật. Một tấm do UBND huyện Quốc Oai trao tặng, còn một tấm do UBND TP Hà Nội, đích thân Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo ký tặng.

Chúng tôi rất bất ngờ về những tấm bằng khen này bởi chị chỉ làm ruộng, đi buôn bán phế liệu chứ có chiến tích từ thiện, nhân đạo gì đâu mà được thế.

Không để chúng tôi phải đợi lâu, chị nói luôn: “Úi giời! Mấy tháng trước em có trả lại người ta 10 cây vàng. Không hiểu vì sao thông tin đó đến các cấp chính quyền, rồi sau đó họ gọi em lên đấy và trao tặng mấy tấm bằng khen này. Em thấy chuyện trả lại tiền, vàng nhặt được có gì to tát đâu. Chắc ai cũng sẽ làm như nhà em thôi”.

Chúng tôi trợn tròn mắt với câu nói nhẹ tênh của chị. Vào thời điểm tám tháng trước, lúc chị vô tình lượm được 10 cây vàng khi đi mua phế liệu thì trị giá của nó là hơn 400 triệu đồng. Một số tiền mà chúng tôi nghĩ cả hai anh chị làm nghề phế liệu 10 năm tích cóp cũng không thể có được. Vậy mà chị nói như không có chuyện gì xảy ra. Chị cho biết đâu chỉ có lần trả lại vàng đó, mà chị từng trả lại người ta tiền trong “vô số lần khác”.

Chị Thuật bảo đi mua phế liệu dù có vớ được 30.000 đồng, 50.000 đồng chị cũng sẽ tìm lại người mất để trả. Trong năm năm đi mua phế liệu, chị từng nhiều lần trả lại người khác số tiền lên đến 3-5 triệu đồng. Chị Thuật bảo giàu hay nghèo đều do chính tay mình làm ra chứ không thể vui vẻ hưởng thụ những đồng tiền nhặt được của người khác.

Nhớ lại về sự kiện 10 cây vàng bỗng ở sân nhà mình, chị Thuật  kể: tám tháng trước, trong một lần đi mua phế liệu xung quanh thị trấn Quốc Oai, chị được một người bán cho mấy thùng bìa cactông cũ.

Khi về đổ ra sân để phân loại, chị thấy trước mắt mình là 10 miếng vàng bốn số 9. Chị không thể nhớ đây là thùng mua của ai vì có đến mấy người bán cho mình, dù ý nghĩ trả lại vàng cho người bị mất đã xuất hiện ngay lúc đó.

Vợ chồng chị liền nhất trí với nhau phải trả lại số vàng đó cho người bị mất, nhưng không thể mang số vàng này đi hỏi từng nhà mình đã mua phế liệu vì sẽ có người nổi lòng tham nhận là của họ.

Chính vì thế, vợ chồng chị Thuật nhờ người đáng tin cậy đi nghe ngóng thông tin giúp xem khu thị trấn vừa qua có ai mất vàng không.

Sau vài ngày, mấy người kể lại rằng trên thị trấn có chị Oanh vừa bị mất 10 cây vàng. Chị Oanh đã cãi nhau với chồng vì lý do: “Vợ để vàng trong thùng bìa cactông mà chồng không biết lại đem đi bán phế liệu. Còn anh chồng nói vàng mà sao vợ để bất cẩn thế”.

Bị mất 10 cây vàng trong tình cảnh vô cùng ngớ ngẩn thế, nên chị Oanh khóc lóc suốt mấy ngày liền. Khi nghe được câu chuyện đó, chị Thuật và chồng đã mang số vàng đến nhà chị Oanh. Sau vài bước xác minh, đúng người đúng vật bị mất, chị đã quyết định trả lại vàng cho chủ nhân của nó.

Chị Oanh có biếu lại chị Thuật 2 chỉ vàng nhưng chị không nhận. Và thông tin người phụ nữ buôn bán phế liệu nghèo trả lại 10 cây vàng cho người khác đã trở thành câu chuyện “sốc” cho toàn thể dân ở Du Nghệ.

HẢI DƯƠNG


Ông Trần Văn Thắng, trưởng thôn Du Nghệ, coi chị Thuật là một người quá tốt, siêu tốt. Ông cho biết chị và chồng trả lại tiền bao nhiêu lần, rồi trả lại 10 cây vàng nhưng không cho chính quyền địa phương biết để khen thưởng, biểu dương.

“Chúng tôi chỉ biết thông tin qua hàng xóm, láng giềng của chị. Người đời vẫn có câu “nhặt được của rơi xin mời đút túi”. Nhưng chị Nguyễn Thị Thuật đã chứng minh điều ngược lại, trở thành tấm gương sáng để dân chúng tôi nhắc nhở con cháu và tuyên truyền đến mọi người gần xa” - ông nói.  
.
Người nghèo thường tốt ! ?
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Văn hóa lễ hội man di của người Việt hiện đại – Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?



Nếu được phép áp luật trần thế cho các thánh thần để chống tham nhũng và nhận hối lộ, thì cũng không ai dám ra tay bỏ tù thánh thần vì thánh thần luôn là quyền lực tối thượng.  

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Xa%20hoi%20va%20cuoc%20song/Van%20de%20xa%20hoi/0a_zpsfd68f7ee.jpg




Văn hóa lễ hội là một phần của huyền thoại và tín ngưỡng – diễn ngôn quyền lực sơ khai được thần thánh hóa trong chiến lược thống trị con người. Con người đã tư duy về mình rồi gán những đặc điểm tính cách của mình cho thế giới thần linh. Bản chất của huyền thoại và tín ngưỡng vì thế chỉ là diễn ngôn của con người về thực tại cuộc sống và ước mơ khát vọng chinh phục thế giới, trong đó có chinh phục chính đồng loại của mình. Chuyện thời sự về lễ hội trên các phương tiện truyền thông từ sau Tết Nguyên đán đến nay phản ánh điều gì sâu xa sau những bê bối có chất man di của đám đông đi dự hội lễ? Đã có nhiều ý kiến bình luận, thảo luận sôi nổi về những bê bối có tính man di này. Và đây cũng chẳng còn là vấn đề thời sự nữa khi nó tiếp diễn mấy chục năm nay kể từ khi nhà nước bỏ tiền đài thọ cho các lễ hội với phong trào khôi phục, bảo tồn văn hóa truyền thống!

Chủ trương khôi phục, bảo tồn văn hóa truyền thống là chính đáng, không phải bàn cãi. Nhưng lợi dụng nó và tạo ra những biến tướng lại là hoạt động phá hoại hơn là bảo tồn. Lẽ ra phải bắt đầu phân tích từ những biến tướng của lễ hội trong sự so sánh giữa lễ hội xưa và lễ hội thời nay, lễ hội thuần dân gian và lễ hội được tổ chức bởi động cơ khác, trong đó có động cơ làm tiền qua các dự án đầu tư. Nhưng các ý kiến bình luận lại tập trung chỉ trích vào nhận thức hay trình độ dân trí của đám đông làm cho gốc rễ của sự thật vô tình bị che khuất? Mà đám đông cùng một nhận thức, cùng một hành động, hoặc dùng lễ vật, hoặc đốt vàng mã, hoặc ném tiền, giắt tiền vào tay thần linh, hoặc tranh nhau lộc oản thì chỉ có thể là hoạt động bầy đàn bị điều khiển bởi bàn tay của chúa đàn hay bọn đồng cốt – kẻ trung gian làm cầu nối giữa mọi người với thần quyền – chứ không thể gọi là sự tự phát hay nhận thức kém cỏi của một số người!

Lễ hội với những hoạt động man di không phải không từng tồn tại trong xã hội loài người. Xưa, đã từng có những lễ hội man di đến mức đem người sống ra đốt hoặc thả trôi sông để tế thần linh. Mà cũng lạ, ngoài các sản vật, người ta thường tế sống các cô gái đồng trinh với tư duy thần linh cũng mê gái như người. Nhưng đó chỉ là âm bản của thời chiếm hữu nô lệ mà phụ nữ là nạn nhân chính. Hình thái lễ hội ấy là sản phẩm của tín ngưỡng tà đạo được dựng lên bởi những kẻ chủ mưu. Nay, thời đại kinh tế thị trường, thế kỷ văn minh rồi mà đa số vẫn giữ một lối tư duy con người sống thế nào thần linh thế ấy. Cho nên, mới xuất hiện đủ các loại tế thần linh: ngoài đốt các loại vàng mã để đổi tiền âm ra dương (mà toàn tiền đô kia), người ta còn ném, giắt trực tiếp luôn cả tiền dương vào mặt, vào tay thần linh, chắc là để khỏi mất chênh lệch hối đoái?! Bây giờ, tất nhiên, không ai dám tế sống người như lễ hội man di xưa nữa nhưng rõ ràng nó đang trá hình sang những hoạt động cúng tế còn man di hơn. Người viết bài này đã từng chứng kiến các quan, các đại gia đến tế thần linh nhiều thứ vàng mã phản ánh sinh hoạt của nền văn minh hiện đại: xe máy, ô tô, nhà lầu, kể cả… gái chân dài với ước mơ tế gì được nấy! Từ tế tiền giả đang có xu hướng chuyển sang tiền thật thì ai dám chắc có ngày nào đó việc tế gái giả không chuyển thành tế gái thật? Và thế là lễ hội thời man di lặp lại nguyên xi bản chất của nó với trình độ cao hơn theo cái vòng xoáy trôn ốc! Khi pháp luật và các loại nghị quyết chỉ thị không còn thượng tôn thì chuyện gì cũng có thể xảy ra!

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Xa%20hoi%20va%20cuoc%20song/Van%20de%20xa%20hoi/000_zps286e1074.jpg



Bây giờ mới truy vấn các nhà văn hóa học Việt Nam. Các ngài nghiên cứu công trình, biên soạn giáo trình, cho rằng văn hóa Việt đối lập với văn hóa Tây, ở chỗ, người Tây trọng lý – người Việt trọng tình; người Tây thực dụng, trọng vật chất – người Việt phi thực dụng, trọng tinh thần. Thế thì mạo muội hỏi các ngài: người Tây hay bất cứ một dân tộc nào khác hàng tuần đi lễ nhà thờ, đền thờ để làm gì – Và người Việt ta thì đi lễ chùa thường xuyên hay tổ chức lễ hội hàng năm với động cơ như thế nào? Câu trả lời không khó. Người Tây hay bất cứ một dân tộc nào khác họ đến nhà thờ, đền thờ chủ yếu ăn năn sám hối để hướng thiện. Còn người Việt ta, xin lỗi số ít những người giữ được thành tâm tín ngưỡng trong sáng, đại đa số đến đền chùa để cầu tài, cầu lộc, cầu quan… Gần đây, nếu đứng cạnh người nhà các quan còn có thể nghe được họ cầu thần thánh che chở “không bị lộ”, hoặc thậm chí, kinh khủng hơn, có kẻ dâng sớ cầu thánh thần “bẻ cổ” những kẻ chống mình! Lễ hội trở thành bề nổi phát lộ chiều sâu tâm lý dân tộc và bí mật các mối quan hệ cộng đồng. Tham nhũng, đưa và nhận hối lộ trở thành một hoạt động tín ngưỡng phổ biến mới thật kinh hãi. Phải có thói quen tham nhũng, đưa và nhận hối lộ phổ biến trong đời sống hiện thực thì mới đem gán các thứ ấy cho các thánh thần trong ảo tưởng, một cách dịch chuyển quan hệ cường quyền sang cho thần quyền! Giữa trao cái phong bì cho quan và giắt tiền lên tay thánh thần, giữa việc quan dưới dắt gái cho quan trên và việc tế gái (dù chỉ là hàng mã) cho thánh thần bản chất có gì khác nhau? Khác chăng là sự thật bị che giấu vì luật nghiêm cấm, còn tín ngưỡng được cho là tự do nên tất cả đang phơi bày đầy đủ. Mà nếu được phép áp luật trần thế cho các thánh thần để chống tham nhũng và nhận hối lộ, thì cũng không ai dám ra tay bỏ tù thánh thần vì thánh thần luôn là quyền lực tối thượng! Mà nữa, khi các quan to quan nhỏ hoặc ngồi dưới gốc bồ-đề làm Phật, hoặc leo tót luôn trên bàn thờ để dân đến lạy thì chuyện hối lộ với đủ hình thức tế thần và tranh lộc không diễn ra mới là chuyện lạ! Các quan đã bao giờ nghĩ, dân hối lộ thánh thần ắt không phải là sự tôn kính thánh thần mà báng bổ thánh thần và thánh thần bị đẩy xuống hàng ma quỷ. Cũng như các quan đã nhận hối lộ, một lần nhận của dân là một lần bán linh hồn cho quỷ, ắt trong mắt dân các quan chỉ là loài ăn bẩn đáng bị khinh bỉ. Mọi thứ đều phải trả giá rất đắt như nó đang phải trả giá: thần tượng bị báng bổ, quyền lực bị coi khinh, cuộc sống bị hỗn loạn…

Văn hóa tín ngưỡng là vươn đến cuộc sống thiên đường. Bức tranh lễ hội hiện nay lại đang hiện hình như một thứ địa ngục! Vậy là lỗi nhận thức của đám đông làm cho nhà quản lý bất lực hay lỗi nào khác đã làm băng hoại cả nền tảng văn hóa đạo đức dân tộc thế này? Nếu đem so sánh người Việt xưa và người Việt nay trong không gian lễ hội, có thể quy vào sự suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống chăng? Nhà nhà đi lễ hội, người người đi lễ hội, từ quan đến dân đua nhau tranh tài tranh lộc, mua quan bán tước, buôn thần bán thánh thì là cái gì.ì…? Nên nhớ, K. Marx đã từng chỉ ra, thần linh chỉ là biểu tượng của quyền lực tuyệt đối trong ý niệm của con người phản ánh quan hệ quyền lực của thực tại trần thế. Một khi quan hệ này bất chính, kẻ nắm quyền lộng hành, chính đạo lập tức biến thành tà đạo, tôn giáo tín ngưỡng chân chính lâm vào kiếp nạn bi thương và toàn bộ nền tảng đạo đức văn hóa của cộng đồng, dân tộc bị phá tanh bành./.

Chu Mộng Long  
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [51] [52] [53] [54] [55] ›Trang sau »Trang cuối