Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nhà biên kịch điện ảnh Trịnh Thanh Nhã

Rung lục lạc đánh động lương tri



SGTT.VN - Sắc sảo, thẳng thắn và quyết liệt, đó là Trịnh Thanh Nhã trong công việc. Còn có một Trịnh Thanh Nhã khác, tâm huyết với những vẻ đẹp lặng lẽ đời thường, tiếp tục hướng ngòi bút vào những vấn đề cụ thể, thiết thực của đời sống hôm nay trên lãnh địa truyền hình.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=156626
Minh họa: Hoàng Tường



Tại hội nghị “Cứu nguy cho điện ảnh” tổ chức cuối tháng 9 vừa rồi, chị đã khiến nhiều người bị sốc khi đưa ra nhận định: “Điện ảnh Việt Nam đang rơi xuống… dưới đáy”. Liệu nói vậy có quá nặng lời không, thưa chị?

Không. Tôi thấy cần phải nói thêm rằng điện ảnh Việt Nam hiện đang… rơi tự do! Bản thân tôi từng là xưởng trưởng một xưởng sản xuất của hãng phim truyện Việt Nam, dự toán và xin kinh phí thì hội đồng duyệt phim luôn chỉ được cấp 70% dự toán. Tiền đưa vào làm phim thật ra cũng chỉ chiếm 70% kinh phí được cấp do phải trích lại trả lương cho những người không đi làm phim, còn đang ở hãng hàng ngày, chưa kể rơi rớt trong quá trình làm phim. Đến khi phim ra đời chỉ đạt 30% chất lượng nghệ thuật so với tiêu chí ban đầu đặt ra. Con số 30% này là con số chết của ngành điện ảnh. Đây cũng là lý do tôi không thể lo nổi đời sống cho anh em trong xưởng, tự thấy xấu hổ nên phải xin về hưu non!

Điện ảnh đã qua rất nhiều kỳ “chấn hưng” rồi lại “chấn hưng”, và bây giờ thì đến “cứu nguy”. Chị có thấy xót cho nghề mình đã chọn?

Nhiều vấn đề của điện ảnh, lâu nay hầu như không được cải thiện. Tôi xót xa lắm chứ, khi thấy những gì làm nên nền tảng cho cái đáy ấy, đã và đang tiếp tục bị xói lở, ví dụ cảm hứng sáng tác. Điều này thật sự rất nguy hiểm, khi người sáng tác đánh mất lòng tin ở chính mình, chẳng biết đúng sai thế nào nữa; rồi khi phim đem ra chiếu bị đánh tơi bời và nghệ sĩ là người phải chịu trận đầu tiên… Ngoài ra, là không khí làm việc quá nhiều bất cập, trước hết là những bất cập về điều kiện vật chất, cơ chế…

Thật lòng mà nói, gần đây khi sang làm chương trình truyền hình, một chương trình nhân đạo cho nông dân mang tên Lục lạc vàng, tôi thấy mình tử tế hơn, trong trẻo lên, ấy vậy mà trở lại đề cập những vấn đề trong nghề chính của mình, tôi lại chỉ muốn nổi giận, đầu óc chỉ chực “nổ tung”! Vấn đề ở đây là: Nhà nước có cần ngành điện ảnh nữa hay không? Nếu Nhà nước cần thì mọi chuyện sẽ được giải quyết, thậm chí là rất nhanh chóng. Những người làm điện ảnh chúng tôi đang chờ câu trả lời đó.

Và trong lúc chờ đợi, một chương trình truyền hình xã hội hoá dành cho nông dân đã khiến nhà biên kịch điện ảnh tìm thấy hứng thú?

Ở góc độ làm nghề, tôi thấy khái niệm “xã hội hoá” đang được sử dụng một cách méo mó, thậm chí bị coi là một “cơ hội làm tiền” của các doanh nghiệp truyền thông, khiến màn hình bị rẻ rúng hoá. Tôi ủng hộ Lasta – nhà tài trợ sáng lập, vì mục tiêu từ thiện đặt lên hàng đầu, mục đích kinh doanh quảng cáo chỉ là thứ yếu. Không phải chương trình xã hội hoá nào cũng làm được như vậy. Hơn nữa, đây là một chương trình thuần Việt, không mua format của nước ngoài như hầu hết các chương trình truyền hình khác. Một điều cảm động nữa đã cuốn hút tôi: êkíp làm chương trình trẻ, nhiệt tình, không nề hà việc khó, không sợ vất vả. Vấn đề hiện nay của chúng tôi là chất lượng chương trình và hiệu quả xã hội của nó: đó là lợi ích cho người nghèo và sự đánh động lương tri xã hội!

Chị nghĩ thế nào khi không ít người xem bực mình vì nhiều bộ phim xã hội hoá chất lượng kém đã làm uổng phí “giờ vàng” trên màn ảnh nhỏ?

Nói một cách khách quan thì gần đây trên sóng đã có một vài phim làm khá cẩn thận, tử tế, bằng cách xã hội hoá mà có. Vậy thì phải thấy làm phim tử tế thì sẽ có nhiều quảng cáo. Tại sao không làm phim tử tế để không phụ nghề mà lợi nhuận vẫn đảm bảo? Tôi nghĩ, kinh doanh văn hoá không thể với một thái độ thiếu văn hoá. Có thể đây chính là một khiếm khuyết lớn trong quá trình thực hiện chủ trương xã hội hoá chăng? Cho nên, thấy giờ vàng mà chiếu phim dở, tôi cũng lấy làm tiếc lắm. Cũng đồng tiền đổ ra mà chất lượng phim không đạt, thậm chí còn tác động xấu, làm xuống cấp tinh thần, đạo đức xã hội… thì làm để làm gì. Lẽ ra, chọn người làm xã hội hoá phải trên ý thức “làm để làm gì” và lợi ích xã hội phải được đặt lên trên hết.

Chỉ vì “mỗi tuần cứ nghĩ đến sáu hộ nông dân nghèo sẽ được bò” nên vất vả mấy chị cũng không bỏ cuộc, để thành một “nhà báo tay ngang” trên truyền hình?

Đúng thế. Đó là lý do hiện nay hàng tuần tôi vẫn liên tục có mặt trực tiếp ở hiện trường với đoàn, tức là “làm quá” so với vai trò một cố vấn chương trình. Thực ra, chuyện đưa bò cho nông dân nghèo nhiều nơi, nhiều tổ chức đã làm lâu nay, nhưng làm gì để hình ảnh người nghèo sẽ gây được những cái “giật mình” của ai đó, những người may mắn nào đó, trước một bộ phận bà con nông dân đang sống trong sự nghèo đói cùng cực, thì đó chính là “tiếng rung” của Lục lạc vàng! Phải đánh thức lương tri xã hội, vì nhiều người đang “ngủ quên” trong bình yên và những tiện nghi đầy đủ, trong khi nhiều bà con đang vật lộn với từng miếng ăn, từng tấm áo…

Cái được lớn nhất chị nhận được từ những chuyến đi là gì?

Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống, cho bò là cách giúp người nghèo thoát nghèo bền vững, về lâu dài còn mang lại hệ quả kép, giúp phát triển đàn đại gia súc cả nước. Chỉ cần nghe một cô bé lớp 9 khoe được khán giả tài trợ tiền học cho em hàng tháng sau khi chương trình về em phát sóng, nên em không rơi vào cảnh phải bỏ học đi làm thuê; một chú bé nghèo học giỏi được nhận dạy nâng cao miễn phí; hay một cái tin nhắn nhỏ về việc “bò ông X. đã đẻ bê”, “bò anh N. có bầu một tháng”… là cả đoàn chúng tôi mừng như bắt được vàng. Điều đó khiến tôi vui sống hơn. Niềm vui của người khác, khiến tôi tự thấy bao nhiêu khó khăn, bi kịch trong đời thực ra chỉ là phù du…

Đã làm khá nhiều phim truyền hình về đề tài nông dân và nông thôn, về trẻ mồ côi… nay tham gia làm truyền hình nhân đạo, hẳn công việc hiện nay cũng như “bước đệm” cần thiết đối với một người xuất thân từ điện ảnh như chị?

Có thể. Vì tôi đã từng làm phim truyện, phim tài liệu, từng đứng trên bục giảng, nên tôi không những không thấy lúng túng mà còn tự tin vì mình đã có đủ “vốn” cần thiết. Người nông dân mà tôi biết, nước mắt của họ thường lặn vào trong, họ gần như đã chai lì về cuộc sống đói khổ mà họ đang phải chịu đựng. Họ giống nhau vô cùng ở cái nhìn ngơ ngác bên ngoài. Những bất hạnh mà họ phải đối mặt cũng có vẻ giống nhau: chồng chết, chồng bệnh, con tật nguyền, thất học, làm ăn thất bát… nhưng sau những biến cố đó là gì? Quan sát chương trình một cách có hệ thống, tôi thấy một loạt những nhân vật trẻ thơ với gương mặt đáng yêu, tươi tắn. Vì sao chúng vẫn giữ được vẻ đẹp trăng rằm, vẫn học giỏi ngay trong hoàn cảnh khốn khổ của cuộc sống thực, nếu cha mẹ và xã hội quay lưng lại với chúng?

Phải thấy được đó là kết quả trước hết của sự nỗ lực của các bậc sinh thành ra chúng, là thái độ không buông tay, không chịu cúi đầu trước số phận của một bộ phận người nghèo. Thế mà, vẫn có những người giàu không chỉ dửng dưng, lãnh cảm, mà còn cười trên nước mắt của người nghèo…

Với con mắt của người làm điện ảnh, chị đã nhìn thấy “nhân vật” cho phim của mình chưa?

Đúng là, tôi cũng đang “âm mưu” làm phim về những người làm chương trình nhân đạo và sự biến đổi của họ do chính chương trình mang lại… Rất thú vị, những người làm truyền hình nhân đạo phần lớn là người trẻ tuổi, mới bắt đầu vào nghề. Sự sòng phẳng ở họ cứ rơi rụng dần, thay bằng một xu hướng thiện nguyện, một sự biến đổi dần dần, tự giác… Những trải nghiệm trực tiếp, hàng ngày đã tác động vào họ, khiến trái tim họ không thể chai lì. Vấn đề là khoảng cách giữa họ và người nghèo đã không còn như trước khi người ta không chọn cách đóng cửa trái tim mình. Hoặc những người nghèo. Họ cần được tôn vinh bởi tinh thần quật cường, vươn lên không mệt mỏi. Tôi cũng có dự tính sẽ làm một series phim tài liệu về đề tài này.

(Mời xem phần tiếp theo)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

{Tiếp theo phần trên)

Câu hỏi nhân ngày 20.10 sắp tới: chị có thể cảm nhận và chia sẻ những áp lực khi người phụ nữ chọn nghề làm báo?

Sự xông xáo của họ luôn có giới hạn. Và thời gian họ dành cho gia đình, chồng con cũng bị giới hạn so với nhiều nghề nghiệp khác. Khi đã chọn nghề này, thì không thể từ chối trách nhiệm, nghĩa là phải dấn thân, phải tự mình trải nghiệm cuộc sống, cảm nhận, quan sát, phân tích, từ đó đưa ra những quan điểm của mình thông qua tác phẩm báo chí. Lăn lộn, tiếp xúc với cuộc sống muôn màu chính là giúp họ thâm nhập được vào cuộc sống và trưởng thành trong nghề. Họ sẽ không sợ thiếu đề tài, tư liệu, điều đó sẽ khiến cho những tờ báo lá cải với những tin tức rẻ tiền tràn ngập như hiện nay phải thu nhỏ thị phần và bớt ảnh hưởng tiêu cực tới công chúng… Tôi thấy có quá nhiều những vấn đề của cuộc sống đang cần được phản ánh, đề cập một cách khách quan nhất, truyền cảm nhất!

Khi điện ảnh nước nhà rơi vào khủng hoảng, điều đó có gây áp lực lên đời sống riêng của chị?

Với điện ảnh, tôi đã tự coi là người ngoài cuộc lâu rồi, thỉnh thoảng nhớ đến, nhói lòng một chút, rồi lại lăn lóc vào những việc khác cấp bách hơn, vậy là lại tạm quên đi. Cùng lúc làm chủ nhiệm của hai lớp biên kịch thuộc hai trường đại học (đại học Sân khấu và điện ảnh Hà Nội, đại học Văn hoá nghệ thuật quân đội), dù không phải lúc nào cũng lên bục giảng, nhưng bài vở của học trò quá nhiều, mà lại là bài sáng tác, nên đôi lúc tôi cũng phải tự an ủi rằng cũng là “một cách cống hiến cho điện ảnh”, thế là lại cố, kể cả thức đến quá nửa đêm sửa bài cho học trò…

Bên cạnh chị là nhà văn Lê Phương, cuộc sống hiện tại đã giúp chị cảm nhận thế nào về hai chữ “gia đình”?

Khác với nhiều phụ nữ làm nghệ thuật, tôi có hạnh phúc khá trọn vẹn bởi sự đồng cảm của chồng – nhà văn Lê Phương – người thầy lớn trong nghề và trong đời. Gia đình là điều quan trọng nhất đối với hầu hết phụ nữ. Với tôi, nó là nơi trú ẩn, nơi nghỉ ngơi, nơi được an ủi sau rất nhiều gắng gỏi trong cuộc sống.

Hiện, tôi đang có một đại gia đình bao bọc mình. Tuy không sinh con, nhưng tôi có những đứa con nuôi rất dễ thương mà tôi yêu quý hơn cả bản thân mình. Chúng là những đứa trẻ nghèo, do duyên phận mà đến với tôi, và tôi dang tay che chở chúng, với tâm nguyện có lẽ trời đã muốn tôi làm việc đó. Nhà tôi có một cái tủ lạnh rất to. Mỗi đầu tuần tôi lại đi chợ, mua rất nhiều thực phẩm sơ chế, chứa vào ngăn cấp đông. Các con sẽ “đi chợ” trong tủ lạnh khi mẹ đi vắng. Rồi thỉnh thoảng bất ngờ có thời gian, lại... mời chồng đi càphê, hoặc bát phố để “nuôi dưỡng xúc cảm với nhau”, sợ một ngày ông chồng sẽ chán ngắt mình vì bị vợ bỏ rơi nhiều quá. Nhưng việc ấy hiếm lắm. Chồng con thông cảm về những bận bịu của mình nên “cho qua” nhiều, chứ không thì... gay! Tự ngắm lại mình, thấy “tội lỗi” vô cùng với chồng con. Chỉ cần thấy mỗi khi mẹ vào bếp cả mấy bố con sung sướng thế nào, đủ thấy mình có lỗi lớn rồi. Vốn ham bếp núc, mà gần chục năm trở lại đây tôi ít khi vào bếp lắm. Tội lỗi! Tội lỗi!

Đường tới hạnh phúc vốn gian nan lắm, phải không thưa chị?

Trong những thời khắc khó khăn nhất của cuộc sống, tôi đã thử sức mình qua rất nhiều nghề phụ: làm mứt, đan len, trang điểm cô dâu, đan đèn lồng bằng phim, nhuộm sơn bán mỗi dịp trung thu, mở quán càphê, thậm chí cùng một cô bạn thân bán… bún bò Huế. Thật thú vị là hầu như tôi chưa bao giờ thất bại trong những công việc làm thêm đó. Nó cho gia đình tôi một cuộc sống tạm ổn vào những lúc cả nước khó khăn chưa từng thấy. Nhưng còn hơn thế, nó cho tôi những cơ hội trải nghiệm và chiêm nghiệm không nhiều người có. Phụ nữ là thế, thích năng nhặt chặt bị. Tôi làm “chặt bị” của tôi bằng những góp nhặt từ quan sát hàng ngày, từ cuộc sống gian khó… và nhờ đó, hành trang sáng tạo của tôi dày lên từng ngày.

Bây giờ, trong vai trò cố vấn nội dung của chương trình Lục lạc vàng, tôi đang có những trải nghiệm mới, sâu lắng hơn, buồn hơn… và đôi khi nó cũng làm tôi mất ngủ. Nhưng có lẽ đó vẫn là câu chuyện của tâm trạng người phụ nữ trên đường đời và đường nghề. Càng hạnh phúc trong đại gia đình của mình bao nhiêu, tôi càng day dứt không nguôi về những cảnh đời còn đau khổ, nhọc nhằn bấy nhiêu…

Kim Hoa thực hiện phỏng vấn
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

Giá sách và khối C



SGTT.VN - Khối C ngày càng thưa vắng thí sinh thi. Đó là chủ đề chính được đưa ra luận bàn nhiều trước/trong và suốt mùa tuyển sinh đại học vừa qua. Khối C là khối gì? Nếu hỏi một bà hàng xén, có thể bà không biết, hoặc quên mất tiêu. Học trò, lễ độ thì bảo: đó là khối các môn khoa học xã hội nhân văn; còn không thích thì tặc lưỡi: là cái khối… học thuộc lòng!

Vì sao ngày càng ít thí sinh thi khối C, thậm chí có trường không một thí sinh nào? Nhiều câu trả lời, nhưng tựu trung gom về một ý: “Học khối C khó kiếm tiền”. Đúng vậy. Như một người trong cuộc cho biết: “Với tấm bằng tốt nghiệp loại khá, sau hai năm làm đủ việc, tôi được nhận vào làm trong một cơ quan tỉnh với lương khởi điểm 530.000 đồng/tháng. Đến nay đã bảy năm công tác, mức lương của tôi chỉ vỏn vẹn 1.949.000 đồng/tháng”. Đấy không phải là một trường hợp cá biệt.

Đáng lo thật. Song, nếu chỉ nhìn vào số hồ sơ ứng tuyển khối C ít, mà cho rằng các giá trị nhân văn đang bị coi nhẹ, thì có vẻ như đang nghiêm trọng hoá, hoặc đặt chênh vấn đề. Thực tế, trước đây cũng từng có tình trạng: thí sinh không biết học và thi khối gì nên… thi đại khối C. Bây giờ thì học trò trở nên thực tế hơn, “hiểu đời” hơn, đó cũng là điều đáng mừng. Có được xem là nhân văn không khi một học trò nhà nghèo, đông anh em, cha mẹ già bệnh tật, lại lao vào học cái ngành mà biết là… đói? Có thực sự là sẽ được bồi dưỡng, nâng cao giá trị nhân văn không, khi phải học kiểu trả bài với những giáo trình đã quá cũ kỹ, sáo mòn?

Fukuzawa Yukichi là nhà tư tưởng người Nhật, người có những ảnh hưởng giáo dục mạnh mẽ, giúp đất nước mặt trời mọc thoát khỏi thời Minh Trị tối tăm, lạc hậu bằng tư tưởng thực học. Đọc lại Khuyến học được Fukuzawa viết từ năm 1872, có nhiều điều đáng ngẫm trong bối cảnh hiện tại: “Học vấn là gì? Đó không phải là học chỉ cốt để hiểu câu khó, chữ khó; càng không phải là việc học để giải nghĩa văn cổ, đọc thơ, vịnh thơ. Học như vậy không có ích gì cho cuộc sống cả. Đọc tác phẩm văn học cũng là để động viên an ủi lòng người, như thế chẳng phải là môn học có ích cho cuộc sống đó sao? Nhưng tôi không nghĩ rằng văn học là môn quan trọng đến mức “phải thờ phụng nó” như các thầy dạy Hán văn, cổ văn thường nhấn mạnh. Với lối học như hiện nay, chỉ tăng thêm sự lo lắng cho các bậc phụ huynh, nhà nông… những người hết lòng chăm lo việc học hành con cái: “Chúng nó học thế này có ngày tán gia bại sản mất”…

Giá sách tăng từ 10 – 15%.

“10 – 15% là thể hiện trên giá bìa, còn thực tế chi phí in ấn tăng đến 30%”, các nhà làm sách giải thích thêm kèm với tiếng thở dài. Một khi giá vàng, giá xăng, giá gas, giá thịt cá… đều tăng, thì giá sách tăng cũng là điều bình thường. Nhưng ở đây tính chất bất thường là tất cả đang trong cơn lạm phát. Mà, cách nghĩ đúng về lạm phát không phải là giá cả đang tăng, mà sức mua đang giảm xuống. Cũng với số tiền đó, nhưng mua được ít hơn trước kia rất nhiều. Và, đương nhiên, người ta phải dành tiền dùng vào những chi phí sinh hoạt thiết thực, thiết yếu hàng ngày. Việc mua sách đương nhiên sẽ được cân nhắc dè sẻn hơn (với người lương 1.949.000 đồng/tháng thì có khi sách là xa xỉ).

Tôi vừa mua một cuốn sách giá bìa 79.000 đồng, nhưng đó là cuốn sách xuất bản năm 2009. Nếu vừa in trong tháng này, có thể giá của nó là 120.000 đồng. Và, có thể là tôi sẽ không mua. Nhưng mà tôi đã mua vì mình cũng từng… học khối C (“Học khối C mà không đọc sách thì coi như không học”, thầy đã dạy vậy rồi).

Sách hay, đọc ráo riết trong một tuần thì xong. Đọc xong mới “sáng” ra: giá của cuốn sách không chỉ là số tiền ghi ở bìa, mà cộng với số tiền mà ta đáng lẽ phải làm ra trong thời gian đọc sách. Ví dụ: trong một tuần tôi kiếm được 1 triệu đồng, thì cuốn sách đó sẽ có giá 79.000 đồng cộng 1 triệu. Nhưng chưa hết. “Chi phí thực sự của một món hàng nào đó là những gì bạn phải từ bỏ để có được nó. Chi phí này không phải là tiền mặt” – câu này được trích ra từ cuốn Đôla hay lá nho? của Charles Wheelan (cuốn sách giá bìa 79.000 đồng mà tôi nói ở trên).

“Những gì bạn phải từ bỏ” cũng có thể gọi là “sự trả giá”. Vậy cái giá phải trả cho những cuốn sách suốt đời của một người học khối C (với những giá trị nhân văn mà người đời đề cao) thực sự là bao nhiêu?

Việt Sinh
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

@chị Thanh Ngọc: em mạn phép nói đôi điều, có gì không phải chị bỏ qua nhé! :P

Người ta sống vì có khối C, người ta tồn tại vì những khối còn lại
:)

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Choáng với thể loại sách “Sát thủ đầu mưng mủ”



Dã man như con ngan, Đời rất dở nhưng cần phải niềm nở, Đẹp trai nhưng hai phai, Đã xấu lại còn xa - Đã sida lại còn đi hiến máu… Những “thành ngữ” trong cuốn sách “Sát thủ đầu mưng mủ” đang gây sốt trên các diễn đàn trẻ.

http://dantri4.vcmedia.vn/Y7PVjgQ3KyTELsypU087/Image/2011/10/st321102011_e4028.jpg
Bìa cuốn "Sát thủ đầu mưng mủ"



Cuốn sách có cái tựa khá sốc Sát thủ đầu mưng mủ (do Công ty Nhã nam & NXB Mỹ Thuật ấn hành) in những câu nói “độc chiêu quen thuộc” của giới trẻ cùng với phần tranh minh họa hài hước của họa sĩ Thành Phong.

Trong sách có đầy những “thành ngữ” không có trong từ điển tiếng Việt nhưng khiến độc giả tuổi teen say mê, kiểu như: Buồn như con chuồn chuồn, Tào lao bí đao, Bó tay con gà quay, Đói như con chó sói, Điên đi trong công viên, Ngất ngây con gà tây, Xấu nhưng biết phấn đấu, Ăn chơi sợ gì mưa rơi…
        
Trả lời trên một trang báo mạng, họa sĩ Thành Phong nói rằng cuốn sách chủ yếu là để vui thôi. Không phủ nhận rằng sách đã đạt được mục đích giải trí kiểu cười cho vui khi đã được các diễn đàn trẻ hưởng ứng nhiệt liệt.

http://dantri4.vcmedia.vn/Y7PVjgQ3KyTELsypU087/Image/2011/10/st221102011_96e87.jpg



Tuy nhiên, cũng chính những thành ngữ không thể tìm thấy trong từ điển Việt ở Sát thủ đầu mưng mủ lại trở thành mối lo ngại phá hoại sự trong sáng của tiếng Việt. Không ít câu nói ngỡ ngàng: Bộ đội phải chơi trội, Một con ngựa đau cả tàu được ăn thêm cỏ, Không mày đố thầy dạy ai, Hận đời cắt tóc đi tu, nghĩ đi nghĩ lại đi tù sướng hơn, Yêu nhau trong sáng - phang nhau trong tối…
                                                   
Nhiều bạn trẻ trên các diễn đàn tỏ ý bất bình với cuốn sách. Bạn đọc có nickname Nobitahut cho biết: "Văn hoá nhảm. Trêu đùa nhau còn được lại xuất bản chính thức nữa cơ à. Loạn...!". Longtada: "Xem thì cũng hài đấy nhưng cho phép xuất bản thì hơi bị lố. Không biết sao sách này được cấp phép xuất bản vậy ta? Khó hiểu"...

http://dantri4.vcmedia.vn/Y7PVjgQ3KyTELsypU087/Image/2011/10/st42112011_46685.jpg
Hình ảnh trong cuốn sách



Lời mở đầu sách cũng bằng những câu kiểu giỡn chơi, dây cà ra dây muống: “Bạn lật cuốn sách trong tay với một vẻ tò mò, tự nhủ, không hiểu đây là loại sách gì. Sách gì mà rặt những thoải con gà mái với lại bét nhè con gà què với lại cướp trên giàn mướp với lại ngất trên cành quất câu cú cứ ngổ ngáo kỳ quặc chết lên được!... Ờ thì đại để nó là một cuốn cẩm nang thành ngữ có minh họa dành cho "dững người trẻ"...

Thật sự không biết phải xếp Sát thủ đầu mưng mủ vào thể loại sách gì!

Những câu nói vui dẫu quen thuộc chỉ “lưu hành truyền khẩu” trong một bộ phận giới trẻ nhưng một khi đã in thành sách thì hẳn nhiên sẽ có sức lan tỏa trong xã hội. Điều gì còn lại sau tiếng cười, chỉ là “vui cho qua” hay là sự độc hại của ngôn ngữ?

Theo Hàn Đông
(báo Người Lao Động)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Học sinh Huế giới thiệu về di sản quê hương



TT - Chúng em với di sản văn hóa Huế là chủ đề của Liên hoan giới thiệu sách do Thư viện tổng hợp Thừa Thiên - Huế tổ chức, khai mạc sáng 21-10 tại TP Huế, với sự tham gia của 24 đội tuyển là học sinh THCS trên địa bàn TP Huế.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=526884
Đội tuyển Trường THCS Thống Nhất, Huế giới thiệu tới mọi người cuốn sách Sông Hương - Linh hồn xứ Huế  - Ảnh: Tiến Long



Các tác phẩm viết về di sản văn hóa Huế như: Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường), Lăng tẩm Huế, một kỳ quan (Phan Thuận An), Huế đẹp và thơ (nhóm tác giả), Huế qua miền di sản (Phạm Thị Dung)... đã lần lượt được các bạn học sinh giới thiệu kết hợp với trình diễn phụ họa.

TIẾN LONG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đọc sách và nude



TTCT - Nhà đài trung ương phát sóng cuộc trò chuyện giữa nữ MC áo đỏ môi hồng với một nam diễn viên áo sơmi đen, mở hàng cúc thứ nhất, lấp ló khoảng ngực có lẽ cơ bắp.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=527045
Minh họa: Lê Thiết Cương



Cuộc trò chuyện xoay quanh niềm đam mê đọc sách của anh diễn viên mà theo như lời thuyết minh thì anh ta, sau mỗi lần đóng phim lẫn đào tạo người mẫu, hễ lúc nào rảnh rỗi là đến các hiệu cà phê sách để tìm các cuốn sách mới.

Anh thường đọc sách của những tác giả nào, sách thuộc thể loại nào? À, ậm, ừ... tôi không phân biệt tác giả nào với tác giả nào đâu. Với tôi, tác giả nào không quan trọng. Cái quan trọng là sách đó hay thôi. Vậy anh có thể kể một cuốn sách mới gần đây mà anh đọc được không ạ? Vâng, ậm, ừ… tôi có thể nói ngay đó là cuốn Quà tặng cuộc sống. Đây là cuốn sách mỏng, nhiều mẩu chuyện ngắn nhưng rất hay.

Cứ thế, nam diễn viên thao thao bất tuyệt nói về cái hay, hấp dẫn của cuốn sách mới đọc. Nhưng trên thị trường Quà tặng cuộc sống đã ghi tái bản lần thứ mười mấy, đủ rất lâu để cũ, để trở thành món quà của nhiều thế hệ tuổi ô mai nay thành ông bố bà mẹ. Anh diễn viên chắc tưởng thiên hạ chưa biết nên mới nồng nhiệt giới thiệu như thế? Hay chỉ vì niềm đam mê đọc sách của anh mãnh liệt đến nỗi chỉ đọc những cuốn mỏng, ngắn để còn đam mê đóng phim?

Đương khi ấy, cũng nhà đài, nhân việc năm nay hồ sơ đại học khối C sụt giảm trầm trọng, thẳng thừng đe dọa sự tồn vong của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, đã phát sóng cuộc đối thoại giữa các nhà giáo, chuyên gia, nhà quản lý giáo dục để bàn sâu hơn về thực trạng này.

Họ đã bàn về nào lệch lạc, nào mất cân đối, nào cho thấy tư duy kinh tế thị trường đã hằn vạch lên cặp mắt và cái đầu tuổi mười tám đôi mươi, nên ngay cả vùng sâu vùng xa cũng thấy rõ mồn một thực tế là các ngành khối C (như thầy giáo chẳng hạn) rất khó kiếm việc làm, liên tục đạt mức thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng mà nửa số đó đã bù vào kinh doanh giá xăng thua lỗ của Nhà nước, còn việc thăng quan tiến chức thì năm thời mười họa được chăng hay chớ…

Đặc biệt hơn, có nhà giáo thực lòng rằng là một chuyên gia nhưng công trình khoa học cả đời chưa được 10 triệu nhuận bút, không bằng cátsê một bài hát gì rất sầu thảm có câu “phải tôn trọng đối phương người ơi…” đang lỗi mốt. Sách in 1.000 bản chủ yếu tuồn vào thư viện, nếu ló mặt trên thị trường cũng chỉ để người ta càng có cớ quyết tâm mua sách dạy làm giàu, sách nuôi con tốt, sách nấu nướng ngon và dĩ nhiên là sách bày cách sung sướng…

Tố khổ như thế thì lấy gì đảm bảo những người viết sách, nhất là mảng sách khoa học xã hội và nhân văn - vốn rất quan trọng trong việc hình thành nên tâm hồn, tính cách Việt - sẽ đeo đuổi câu chuyện sáng tạo của mình? Và nếu đeo đuổi thì ai trong số hàng vạn độc giả, nếu tính cả anh diễn viên kia, sẽ đam mê để cập nhật? Hay rồi lại ậm ừ nói ngay một kỳ thư đã tịch!

Xem chương trình mà cứ thắc mắc rằng nhà đài không tìm đâu ra một “con mọt sách” thật sự, một chuyên gia điểm sách để giới thiệu mà phải đi tìm một anh chàng diễn viên tỏ vẻ ta đây cũng biết dăm ba cuốn sách chứ đâu chỉ lên tivi “lộ ngực”, hay đáng ra chí ít cũng phải cho thấy cảnh anh ta đang ngồi thư viện hoặc cầm cây bút, cuốn sách mới đúng.

Hay vì gần đây báo chí bị trách cứ rằng tại sao lại “show” hình một nam giảng viên đại học cởi truồng, khiến tuổi teen làm nóng công cụ tìm kiếm Google nên nhà đài muốn đính chính rằng vẫn còn những người có nghề nghiệp chuyên môn là “show hàng” lại rất thích sách vở, thích được nói về sách vở? Yên tâm đi nhé, văn hóa đọc chưa đến mức bị xếp ngang với nghệ thuật cởi truồng!

NAM PHÚ
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

Vodanhthi đã viết:

Choáng với thể loại sách “Sát thủ đầu mưng mủ”



Dã man như con ngan, Đời rất dở nhưng cần phải niềm nở, Đẹp trai nhưng hai phai, Đã xấu lại còn xa - Đã sida lại còn đi hiến máu… Những “thành ngữ” trong cuốn sách “Sát thủ đầu mưng mủ” đang gây sốt trên các diễn đàn trẻ.

http://dantri4.vcmedia.vn/Y7PVjgQ3KyTELsypU087/Image/2011/10/st321102011_e4028.jpg
Bìa cuốn "Sát thủ đầu mưng mủ"

Thu hồi sách "Sát thủ đầu mưng mủ": Lại "tai nạn" vì liên kết



VH- Hiệu ứng xã hội của một cuốn sách bị nhiều ý kiến đánh giá là lệch chuẩn hình như đã vượt xa cả dự đoán của chính đơn vị xuất bản.

Ngay sau khi NXB Mỹ thuật yêu cầu đơn vị liên kết là Công ty Truyền thông Nhã Nam thu hồi cuốn sách “Sát thủ đầu mưng mủ” thì đồng loạt tại nhiều hiệu sách trên các phố Đinh Lễ, Nguyễn Xí... đều báo đã hết hàng. Tìm kiếm một số địa chỉ bán sách trên mạng, người viết cũng nhận được những phản hồi tương tự: Quý khách vui lòng chờ... tái bản!

NXB nhận lỗi, rằng...


Khoan chưa bàn tới độ nhảm nhí, phản cảm mà nhiều người lên án cuốn sách này, Sát thủ đầu mưng mủ dù được hoan nghênh hay từ chối thì trước hết cũng phải được nhìn nhận là hệ quả không mong muốn của quá trình liên kết lỏng lẻo giữa NXB Mỹ thuật và đối tác là Công ty Truyền thông Nhã Nam.

Ngay sau hội nghị tổng kết 6 năm thực thi Luật Xuất bản, khi các NXB đồng thanh kêu trời bởi sự lấn lướt, thao túng của tư nhân trong liên kết xuất bản thì lập tức, Sát thủ đầu mưng mủ được tung ra như một bằng chứng.

Nhưng, có là muộn màng không khi đã tồn tại nhan nhản khắp thị trường và ngập tràn các trang mạng là những “thành ngữ” kiểu @ của Sát thủ đầu mưng mủ thì đơn vị đứng tên xuất bản ấn phẩm mới hay thông tin và vội vàng kiểm chứng, vội vàng ban lệnh thu hồi? Và cho đến bây giờ, khi lệnh thu hồi vẫn đang được loay hoay triển khai thì ở đâu đó, người dân vẫn đổ xô đi tìm mua sách, và trên các diễn đàn lại xôn xao bàn tán chuyện nên hay không nên ngoảnh mặt với cuốn sách “sành điệu” này.

NXB Mỹ thuật “nhận lỗi” rằng, trong sách có nhiều nội dung không đúng với những gì đã được duyệt trên bản thảo. Nhưng… là do đơn vị liên kết đã tự thêm vào nhiều tranh vẽ mà không được sự đồng ý của NXB. Ngay tên sách “Sát thủ đầu mưng mủ” cũng là “sáng tạo mới” của đơn vị liên kết thay cho tên được duyệt ban đầu - “Thành ngữ sành điệu bằng tranh”.

Tuy nhiên thì trách nhiệm chính của “tai nạn” này vẫn thuộc về đơn vị xuất bản. Đây cũng là một trong những vấn đề đã được nói và bản thảo rất nhiều tại hội nghị về thi hành Luật Xuất bản mới đây.

Tình trạng yếu năng lực của nhiều NXB chính là nguyên nhân dẫn đến việc buông lỏng quản lý, không tuân thủ đúng quy trình biên tập và đọc duyệt bản thảo, duyệt phát hành, không thể giám sát đối tác liên kết, thậm chí phó thác hoàn toàn sản phẩm liên kết cho đối tác quyết định.

Chính sự buông lỏng quá mức này của nhiều NXB, cụ thể trong trường hợp này là NXB Mỹ thuật đã tạo kẽ hở lớn để đối tác liên kết lạm dụng, đổi tên và nội dung bản thảo.

Chưa kịp thu hồi đã... “cháy hàng”

Tối 25.10, một ngày sau khi có văn bản yêu cầu thu hồi 5.000 cuốn sách được ban hành, người viết đã tìm đến hầu hết các hiệu sách ở Hà Nội trên phố Đinh Lễ, Nguyễn Xí (những nơi dễ kiếm các đầu sách dạng này) và đều nhận được những câu trả lời: Hết sách. Gợi chuyện một chủ hiệu sách ở phố Đinh Lễ, liền nhận được câu nói sẵng: “Không có mà bán, thu hồi cái gì?”.

Cuối câu chuyện, anh này còn hẹn: “Cần mua thì sáng mai ra, may ra vẫn còn”. Kế đó, một hiệu sách khác trên phố Nguyễn Xí cũng cho biết, mấy ngày nay Sát thủ đầu mưng mủ đang... sốt xình xịch, thông tin sách bị thu hồi càng làm cho số người tìm đến hỏi mua đông hơn.

Một đồng nghiệp làm báo cũng cho hay, bị tạm dừng phát hành nhưng đến sáng 26.10, tức hai ngày sau khi có văn bản yêu cầu thu hồi sách ban hành, tới phố Đinh Lễ vẫn có thể mua được Sát thủ đầu mưng mủ.

Trong khi đó, phát biểu với giới truyền thông, đại diện NXB Mỹ thuật khẳng định, NXB yêu cầu phía Nhã Nam thu hồi đủ 5.000 cuốn, nếu không phải giải trình. Không rõ 5.000 cuốn sách này sẽ được thu hồi thế nào khi mối lợi kinh doanh từ tên sách đã khiến nhiều cửa hàng tư nhân sẵn sàng bất chấp.

Bài viết này cũng xin không luận bàn tới sự chuẩn hay lệch chuẩn, phản cảm hay vô hại mà trên nhiều diễn đàn đang xôn xao bàn luận về cuốn sách. Tuy nhiên, điều nhìn thấy khá rõ là những ảnh hưởng từ cuốn sách được quảng cáo là “thành ngữ sành điệu” này tới xã hội, đặc biệt là giới trẻ. 120 trang sách với hàng loạt “thành ngữ sành điệu” được minh hoạ bằng tranh, nhẹ thì kiểu như thoải con gà mái, chán như con gián, tự nhiên như cô tiên, dở hơi biết bơi…

Thêm tí nữa là Tiền không thiếu, chủ yếu là thái độ hay Đẹp trai nhưng hai phai... Có phần “tệ hại” hơn và bị nhiều ý kiến đánh giá phản cảm là những kiểu “thành ngữ” cợt nhả đến méo mó cả âm vựng, câu từ đến ngữ nghĩa như: Đã ngu lại còn tỏ ra nguy hiểm, Đã xấu mà lại còn xa, Đã si đa lại còn xông pha hiến máu…

Thật đáng lo lắng khi một ngày nào đó, từ trong gia đình, nhà trường đến ngoài xã hội, người với người lại đối đáp với nhau bằng thứ ngôn từ kiểu “thoải con gà mái” thế này, thì sẽ ra sao?!!

Với Sát thủ đầu mưng mủ cho đến thời điểm này, dư luận vẫn có nhiều ý kiến trái chiều. Đại diện NXB Mỹ thuật cho rằng, có những thành ngữ trong dân gian khi mới xuất hiện có thể chưa “chuẩn”, nhưng sau nhiều năm lại có thể trở thành… hay (?!).

Được biết, NXB này còn dự định, sau khi thu hồi và thẩm định lại nội dung cuốn sách, nếu không có vấn đề gì lại có thể... phát hành (!)


Anh Thu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unhappy

Ngớ ngẩn

Thực ra cũng chỉ là cách nói theo vần nghe cho hài hước theo từng thời, không cần phản đối quá gay gắt, có lẽ chúng cũng sẽ dần nhạt và mất dần đi. Nhưng người lớn, nhất là những người tự nhận ra họa sĩ, nghệ sĩ gì đấy lại làm cái trò hết sức ngớ ngẩn và rẻ tiền là xuất bản sách với mấy cái hình lố lăng như thế này để kiếm tiền. Chẳng khác gì tuyên truyền cho nhiều người biết những câu nói cải biên đó. Cái này mà Bộ văn hóa thông tin cũng chophép xuất bản được mới lạ.

( Mạnh Tử Quân )

Sách dí dỏm hay tuyệt

Kính gửi tác giả, trong thời đại hối hả bê tông hóa hiện nay dường như tất cả đều cập rập, vội vã, thậm chí đến đi tắm mà đôi lúc cũng phải vội. Vì vậy việc ra đời mọt tập sách như thế này để tạo ra những phút giây thư giãn thì thật là tuyệt vời,....thế nhưng, đôi khi tập sách này sẽ làm lệch lạc ngôn ngữ và những vốn quý tục ngữ cha ông để lai, vì có khi giới trẻ học ngôn ngữ này mà chưa biết câu tục ngữ gốc ý nghĩa ra sao. Ví dụ như biết câu: Môt con ngựa đau cả tàu được ăn thêm cỏ trong khi không biết về câu "Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ" của Ông bà ta. Vì vậy, nên chăng bên dưới các bích họa này là câu tục ngữ chính thống, để vừa tạo tiếng cười vừa giáo dục được tục ngữ. Những câu nào hoàn toàn cải biên mang ý nghĩa dí dỏm không có câu tục ngữ gốc thì không trích dẫn vậy. Thân ái.

( TV )

Không nên đưa những loại câu truyền miệng này ra, sẽ phá hỏng cả một thế hệ tuổi trẻ, thậm chí cả thế hệ đã luống tuổi nữa ấy chứ! Thôi, để cho tiếng Việt được tự nhiên, trong sáng. Tác giả bài viết có nói "Theo những người thực hiện, các câu cải biên đều có vần điệu, dễ nhớ, gợi hình ảnh. Chúng không chỉ nhầm để vui đùa hay "xả stress..." mà còn phản ánh, phê phán hiện tượng tiêu cực trong xã hội hoặc các mối quan hệ, giao tiếp của con người". Vậy thử hỏi, nếu một người thầy, người cô đang đứng trên bục giảng thao thao bất tuyệt về tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của người Việt chúng ta khi nói về "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ", thì ở dưới lớp có các giọng nói nhao nhao nói theo để chỉnh lại lời thầy cô "một con ngựa đau cả tàu được ăn thêm cỏ" thì thầy cô biết phải đào tạo "tương lai" đất nước này như thế nào nữa! Những câu như vậy dễ nhớ thì có dễ nhớ, nhưng cũng dễ ám ảnh trí nhớ của tuổi trẻ, không nhớ ca dao tục ngữ mà chỉ nhớ những câu nói cải biên loại như vậy thì hỏng. Liệu tác giả có nghĩ tới điều này không? Liệu lúc nhỏ, tác giả có học được những từ ngữ đẹp của ca dao tục ngữ Việt Nam mình không? Thực sự những câu nói loại này không nên truyền bá rộng rãi.
Đôi lời nhắn nhủ tác giả và nhà xuất bản! Có điều gì thiếu sót mong được "xin lỗi, chịu hok nổi".

(Đôi lời cân nhắc gửi tác giả! )

Giả tạo

Tôi là một 8x đời cuối , đọc những dòng nhận xét ở trên đây tôi thấy thật không chịu nổi những nguời tự xem mình là lớn để nhận xét một cách quy chụp như vậy. Thứ nhất đây là một cuốn truyện giải trí và gây cười, thử hỏi bạn đọc vào có cười nổi không nếu toàn nói và viết những điều "nghiêm túc" và "cha ông dạy rằng". Tôi sẵn sàng bỏ tiền ra để thư giãn, để cười sảng khoái vì "một nụ cười bằng mười than thuốc bổ". Tôi cũng sẵn sàng bỏ tiền mua những quyển sách mà tôi thấy cần cho việc học, nâng cao tri thức. Những câu nói này tôi thấy xuất hiện nhan nhản trên mạng và nó là một bộ phận của ngôn ngữ, nó có thể chỉ tồn tại một thời gian rồi bị đào thải theo quy luật ngôn ngữ, nhưng cũng có thể nó tồn tại và dần trở thành chính thống( từng xảy ra với từ "teen"," tuổi teen"). Do đó những gì các bạn nói rằng ảnh hưởng tới giới trẻ đều là những nhận xét quy chụp, có công trình nghiên cứu nào chứng minh điều đó không ??? Mà trên thực tế thì trước khi cuốn sách xuất bản thì những câu nói trên đã có 1 phương tiện tuyên truyền hữu hiệu hơn gấp vạn lần rồi đó là internet. Còn ảnh hưởng tới tiếng Việt ư, xin lỗi nếu mà ai làm ảnh hưởng tới ngôn ngữ của một đất nước chỉ có thể là toàn thể những người sử dụng nó chứ không phải một quyển sách nhỏ này đâu.

Có rất nhiều ý kiến của mọi người, mọi lứa tuổi về cuốn sách này, thiết nghĩ việc những ngôn từ trên đã xuất hiện rất nhiều trên mạng, và truyền miệng điều đó không cấm được, mà có cấm cũng không được, nhưng việc để xuất bản thành sách thì không nên, vì khi đã xuất bản tức là đã được kiểm duyệt, được công nhận thì việc sử dụng đó là đương nhiên, có biết bao nhiêu bài văn của các em đã có những câu văn viết không thể tưởng tượng nổi, đọc thấy cười mà là cười ra nước mắt.
Un có một người bạn, mắng con khi nó mắc lỗi, nó thề với mẹ rằng nó không sai bằng một câu thế này " Con thề, thề cha chết mẹ chôn", mẹ nó mắng cho nó cái tội học ở đâu những câu vớ vẩn ấy và cấm từ nay còn nghe nói những câu kiểu đó thì sẽ bị đòn, việc bọn trẻ đọc những truyện tranh siêu nhân, đánh nhau mà trong đó chỉ có những từ chát, bụp, đoàng... chẳng đưa lại được điều gì có lợi, những trò chơi dân gian, những câu chuyện cổ tích mang  tính nhân văn, những tìm hiểu về các hiện tượng về thiên nhiên, về con người, con vật...những điều đó chính là kiến thức để bọn trẻ học tập được tốt hơn.
Để dạy dỗ được một đứa trẻ thành một người tốt thì trách nhiệm của thầy cô giáo là một phần, người thân xung quanh một phần, còn phần quan trọng nhất là ở sự quan tâm dạy dỗ và uốn ắn chúng của các bậc cha mẹ mà thôi.

Nỗi sầu như tóc bạc
Cứ cắt lại dài ra

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Danh họa Van Gogh không tự tử?



TTO - Cuốn tiểu sử Van Gogh: The life (Van Gogh: Cuộc đời) của hai tác giả Steven Naifeh và Gregory White Smith vừa phát hành đã tiết lộ sự thật khác hoàn toàn với những điều người ta vẫn thường biết về danh họa người Hà Lan: Van Gogh không tự tử mà bị ngộ sát.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=526034
Van Gogh không tự tử mà bị ngộ sát



Theo những tài liệu cũ, năm 1890, Vincent Van Gogh, lúc ấy đang sống trong một phòng trọ ở Auvers-sur-Oise (Pháp), đã đi bộ ra cánh đồng lùa mì và tự bắn vào mình. Không nhận ra bản thân bị thương nặng, Vincent quay lại phòng trọ và mất hai ngày sau đó ở tuổi 37.

Tuy nhiên Van Gogh: The life - cuốn tiểu sử dài 900 trang của Steven Naifeh và Gregory White Smith, kết quả sau 10 năm tìm hiểu cùng 20 dịch giả và các nhà nghiên cứu khác - lại đưa ra kết luận hoàn toàn mới.

“Rõ ràng Van Gogh không có ý định ra đồng lúa mạch để tự kết liễu đời mình. Một giả thuyết về chuyện đã xảy ra ở Auvers được tất cả những người từng biết ông chấp nhận là Van Gogh vô tình bị hai cậu bé bắn phải và ông quyết định bảo vệ chúng bằng cách tự nhận hết tội lỗi về mình,” Steven Naifeh nói.

Một trong hai cậu bé tên là Rene Secretan, 16 tuổi, người sau này đã luôn dằn vặt về cái chết của Vangoh. Vào ngày 27-7 định mệnh, Secretan ăn vận như một cao bồi miền tây và cùng bạn chơi trò “anh hùng” với một khẩu súng tưởng như bị hỏng. Hai cậu bé đi uống rượu vào đúng thời điểm Van Gogh cũng ở đó và khi cả ba đã ngà ngà say, khẩu súng không may cướp cò và bắn thẳng vào họa sĩ.

Giả thuyết này càng được củng cố thêm nhờ những nghiên cứu, ghi chép của nhà lịch sử nghệ thuật nổi tiếng ở thế kỷ 20 John Rewald. John Rewald khẳng định viên đạn găm ở bụng trên của Van Gogh theo một góc xiên - không phải góc thẳng giống như trường hợp người tự bắn vào mình.

Gregory White Smith, một trong hai tác giả cuốn Van Gogh: The life cho biết thêm Van Gogh không chủ động tìm đến cái chết nhưng khi nó đến ông sẵn sàng chấp nhận. Và lý do khiến họa sĩ dễ dàng tiếp nhận là vì ông xem đây như một hành động chứng tỏ tình yêu với em trai, bởi Van Gogh luôn coi mình là gánh nặng của em.

Theo, em trai Van Gogh đã phải chu cấp cho anh trai trong suốt thời gian tranh của ông không bán được.

Van Gogh: The life phát hành ngày 17-10 không chỉ khắc họa chân dung nghệ sĩ tài năng, người tiên phong trong trường phái biểu hiện và đã làm thay đổi vĩnh viễn nền nghệ thuật thế giới mà còn cho bạn đọc thấy được tâm hồn “mong manh” của ông.

Sách cũng lần đầu tiên đề cập đến những chi tiết đời tư của Van Gogh như: gia đình họa sĩ từng gửi ông tới nhà thương điên một thời gian dài trước khi Van Gogh tự nguyện giam cầm chính mình; Van Gogh từng giận dữ chống đối lại người cha là mục sư nên nhiều thành viên trong gia đình đã buộc tội cha Van Gogh vì sự ra đi của ông...

NGUYÊN PHẠM (Theo BBC)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] ... ›Trang sau »Trang cuối