Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [43] [44] [45] [46] [47] [48] [49] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Chả trách gì xã hội tả tơi!…


  
Đọc Danh sách 161 ngành đào tạo thạc sĩ vừa bị Bộ GD&ĐT ra Quyết định Dừng tuyển sinh (VNN, 29.12.2012), không dám tin vào mắt mình: Chuyện không phải động trời mà phải nói là long trời, lở đất bởi sai phạm như thế, kéo dài như thế, hậu quả cho xã hội nhiều không kể xiết, mãi đến bây giờ một phần sự thật mới được phanh phui…

Những con số xót xa…

Danh sách trên cho biết khá đầy đủ về năm được giao nhiệm vụ (có quyền tuyển sinh), số lượng học viên và số lượng giảng viên cơ hữu cùng ngành; số lượng PGS, GS, TSKH; giảng viên cơ hữu đúng chuyên ngành – sau đây sẽ ghi là (0-0-0) - tức là cả 3 yêu cầu trên đều bằng không (0).Theo Danh sách (DS) trên, ngành đào tạo Ths sớm nhất được mở từ năm 1987 (Hồi sức CC và chống độc, Đại học Y HN 4-2-4), muộn nhất là 2011 (Quyền Con người 4-4-0), Quản lý Giáo dục (6-0-0), Chính sách Công (6-2-1) thuộc Học viện KHXH; Kỹ thuật Hàng không, ĐHBK – ĐHQG TP.HCM (0-0-0); Lý luận và Lịch sử sân khấu (0-0-0), Lý luận, lịch sử và Phê bình Điện ảnh-Truyền hình (0-0-0), thuộc Đại học SK-ĐA HN…

Có thể nói không quá rằng 161 ngành học bị tạm dừng đào tạo là 161 nỗi đau khó tìm ra ngôn ngữ để diễn tả thành lời. Nó đủ hình, đủ dạng; nó vừa như là sự bi hài lại vừa như là sự báng bổ Nữ Thần Thông thái Athéna; nó giống với sự đùa dai của sự thật trước bóng đêm u ám của sự dối lừa; nó vừa là nguyên nhân lại vừa là hậu quả của tất cả những gì trì trệ, kém cỏi, nhiễu nhương của nền giáo dục thời nay…

Thử đọc qua, ta sẽ thấy những điều khó hiểu đến tột cùng. Chẳng hạn, ở phần trên, ta thấy là Bộ GD&ĐT đã cấp phép cho mở 3 ngành đào tạo THS năm 2011 là Kỹ thuật Hàng không và 2 ngành SK-ĐA – cả ba đều có “cấu trúc” 0-0-0(!) Tại sao cả ba đều không thể lớn hơn KHÔNG mà vẫn cho phép mở, để đến nỗi bây giờ bút ký chưa ráo mực đã phải dừng? Ai phải chịu trách nhiệm về chữ ký đó và, dư luận có thể nghi ngờ về việc đã có mùi tiền trong việc chạy dự án mở cao học hay không?

Bây giờ, từ thực tế cuộc sống về “Lời than vãn của bà Athéna” (học theo cách đặt tên một bài báo của Bác Hồ - Lời than vãn của Bà Trưng Trắc), rằng quản lý giáo dục kém, rằng đạo đức xã hội có nhiều suy thoái, rằng học không đi đôi với hành, rằng 50% (hoặc hơn) sinh viên ra trường phải đào tạo lại, rằng các công trình xây dựng chưa nghiệm thu đã hỏng…; chúng ta thử tìm xem những yếu kém và xa xót ấy, chương trình đào tạo cao học “đóng góp” cho xã hội thế nào?

Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia TP HCM (2, số TT trong DS), mặc dù có cơ cấu giảng viên 5-1-0 nhưng đã và đang đào tạo 125 ThS Hồ Chí Minh Học từ cách đây… 10 năm (2002). Khoa Quản trị Kinh doanh ĐHQG HN (17), cơ cấu 10-2-0, đã, đang đào tạo 1.148 vị ThS QTKD từ… năm… 1995(!)? Đại học Bách khoa ĐHQG TP HCM, mở ngành Công nghệ và Quản lý Xây dựng (29), cơ cấu là 7-0-2, đào tạo 253 học viên. Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục, ĐHQG HN (158), mở ngành Đo lường và Đánh giá Giáo dục, đào tạo 127 học viên từ 2005, với cơ cấu là 1-1-1. Đại học SP TP HCM, mở ngành Đại số và Lý thuyết số (127), đào tạo 87 học viên, cơ cấu giảng viên là 0-0-0. Đại học SP Huế, mở ngành Quản lý Giáo dục (112), cơ cấu 2-1-0, đào tạo 168 ThS. Đại học KT QD, mở ngành Quản lý Kinh tế (82), đào tạo 244 học viên, cơ cấu là 9-4-0. Đại học KH&XHNV – ĐHQG TP HCM, mở ngành Văn hóa học] (78), đào tạo 175 THS Văn hóa, với cơ cấu 6-2-0… v.v và v.v…

Những ai quan tâm đến chương trình đào tạo cao học đều có trình độ nên thiết nghĩ, không cần thiết phải phân tích, mổ xẻ sâu các ví dụ nêu trên bởi ai cũng biết rằng giảng viên chuyên ngành Hồ Chí Minh học, Văn hóa học, Quản lý Giáo dục là… KHÔNG thì làm sao có thể đào tạo ra những ThS CÓ chất lượng về những ngành khoa học đóng vai trò rường cột của tư tưởng, văn hóa, quản lý giáo dục?...

Nói “hậu quả nghiêm trọng” vẫn là chưa đủ

Không thể tính hết về số, về lượng của những sai lầm trong đào tạo ThS nói riêng, trong nền giáo dục, xã hội, đất nước nói chung. Lý do cũng giản dị: Sai về bán buôn, đầu tư có thể tính ra lỗ, lãi chỉ sau một chuyến “ăn” hàng; còn cái sai về giáo dục thì hậu quả sau 5 hay 10 năm vẫn chỉ là số ít, vì nó còn kéo dài hệ lụy cả trăm năm!

Những ThS của 20-30 năm trước, giờ đây trong số họ có không ít người là TS, PGS, GS. Không phủ nhận khả năng vươn lên của một số rất nhỏ tài năng bị bó buộc bởi hoàn cảnh, còn đa số vẫn trượt dài trên con đường dởm chính chủ hóa. Bên cạnh đó, hàng ngàn người đã trở thành lãnh đạo, ít thì PGĐ sở, Phó CT huyện, nhiều thì… không đếm xuể.

Về mặt đạo đức học đường thì cái lỗ đen của thảm họa thật khó lường. Điều rất đáng nói là suốt thời gian dài, các thầy (Bộ GD&ĐT, trường đại học, các học viện, thầy cô giáo) cứ lên lớp giảng bài, tha hồ bàn về đạo đức, cái trung thực của sự học, các bổn phận làm người nhưng, TẤT CẢ sinh viên, học viên đều biết rằng đó là những điều không giống với sự thật(!) Làm sao việc đào tạo thạc sĩ – một trong những tiêu chuẩn đáng trọng của khoa học, cấp độ thứ nhất của học vấn cao sang lại bị làm dối, vay mượn, giả vờ như thế, thử hỏi rằng có thể thuyết phục được ai? Thầy có quyền tráo trở trước sự thật một, trò “được phép” dối trá gấp 5, gấp 10 là “nguyên tắc” của cái lẽ đương nhiên. Khoa học bị biến thành trò hề của cuộc đời, thành nụ cười xót xa của kiến thức, thành bài học tàn nhẫn của đạo đức, làm sao xã hội, học vấn, văn hóa, tư tưởng, nếp nghĩ không rách nát, không tả tơi?

Một nhà hiền triết có nói rằng một khi các đấng “thần linh” của học vấn tha hóa, tức trí thức tham tiền, quân nhân sợ chết thì sự băng hoại đạo đức là điều không thể nào tránh khỏi. Đào tạo ThS, TS dởm, suy cho đến tận cùng thì cũng chỉ vì tất cả đều nhảy múa xung quanh đồng tiền mà thôi. Người viết bài này đã được nghe không dưới một lần lãnh đạo các trường đại học nói rằng “sống được” là nhờ tại chức, cao học chứ chính quy – “may lắm khỏi lỗ chứ ăn nhằm gì”. Quả thật, tuyển sinh viên vào 2.000, trong đó có đến gần 1.000 thuộc diện chính sách, nhà trường phải miễn, giảm học phí thì đúng là ăn không thể nên, làm không thể ra. Nhưng, đào tạo cao học là “đắt xắt ra miếng” – không có chuyện miễn giảm, phần lớn là cán bộ đi học đều có chức quyền (hoặc sắp có chức quyền cao hơn), nghĩa là khả năng chi trả, “đầu tư” vô cùng lớn; các thầy cô tha hồ được nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, ôi chao là chuyện của cái sự đời, có ngàn vạn biến thiên của CAO HỌC thời nay. Có thể có rất nhiều lý do nữa nhưng người viết bài này khẳng định rằng: Tôi đã học xong chương trình cao học, đủ tất cả mọi điều kiện nhưng không bảo vệ luận văn tốt nghiệp bởi vì đau đớn quá – có không ít “bạn cùng lớp”, sinh viên tại chức ngày xưa, tôi dạy, cùng nhau trở thành sang trọng, trong khi tôi biết rõ kiến thức của họ vẫn ‘thông minh như thuở nào”(!)

Như thế, đào tạo cao học trở thành ngành kinh doanh siêu lợi nhuận với vô vàn cái “lợi” theo nghĩa đen trần trụi nhất của khái niệm đong, đếm.  Nơi đào tạo tha hồ thu học phí, ăn chia; thầy cô giáo liên hoan và nhận phong bì, quà biếu mệt nghỉ; học viên lo kiếm tiền đủ mọi cách sao cho đầu tư sinh ra bằng khá, bằng giỏi mà lại phải học ít nhất; sau đó, có cái bằng ThS rồi sẽ được bổ nhiệm chức vụ, tiền bạc lại như nước lũ tràn về... Chỗ nào cũng thấy tiền và, dẫu tiền bạc không có mùi nhưng các loại bằng cấp thì có đủ thứ mùi không thể nào chịu nổi. Không ai không biết điều đó; nhưng, tại sao người ta cứ mặc nhiên coi đó như chuyện bình thường, đến mức, nếu mở cao học mà ‘đầu vào’ ít, sẽ bị coi là kém khôn ngoan như “chấm thi chặt quá”, “chương trình nặng quá”, “học phí đắt quá”... Tuyệt nhiên không hề thấy ai nói rằng học khó, ít người tài, thực sự mới đúng là cái đáng giá làm nên hai chữ sự học. Thử ngẫm mà xem: Có đất nước nào, thời nào như ở ta: Học đại học tại chức, hay tốt nghiệp chính quy, xin không được việc đều... “rủ nhau” trở thành ThS, TS…(!?)

Danh sách tạm dừng tuyển sinh đào tạo cao học chỉ mới cho dư luận biết phần nổi của tảng băng từ mù từ những con số khó biện minh, nhưng, rất cần nhấn mạnh rằng còn có vô khối những điều đáng buồn khác nằm sau chúng, hay đang bị khuất lấp từ chúng. Chẳng hạn, Các chương trình đào tạo có hàng chục năm “phát triển” nhưng tại sao đến tận bây giờ, giảng viên cơ hữu (TS) bắt buộc phải có, cũng chỉ một vài người? Phải chăng cái tâm lý chây ỳ, để lâu hóa bùn đã nhiễm nặng vào “máu thịt” của nền giáo dục nước ta?

Việc thiếu giảng viên cơ hữu tất yếu sẽ đưa đến chuyện mời giảng viên thỉnh giảng. Cái “sự tích” mời nhau vòng quanh thì không ai là không biết. Mời để “tạo điều kiện” thuận lợi cho học viên và cho cả… thầy, cô. Các thầy cô đang ngấp nghé PGS luôn “quan tâm” mời GS có tên trong Hội đồng phong học hàm; thành thử, mỗi môn học 30 tiết, dạy vài buổi, mỗi buổi 2-3 tiết cho có là chuyện thường ngày. Đó là chưa nói chuyện, các môn học chỉ mới về tên gọi chứ nội dung thì hầu hết, 70-80% trùng với chương trình cũng thầy ấy, cô ấy, dạy khi còn học đại học(!) Thử nhìn vào Danh sách Tạm dừng sẽ thấy: Từ Hà Nội đến Huế, TP HCM; đâu đâu cũng mở ngành Quản lý Giáo dục nhưng thực chất, chỉ có 2 giảng viên cơ hữu (TS) công tác ở Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và 1 ở Viện Đảm bảo CLGD-ĐHQG HN mà thôi. 3 giảng viên đó tha hồ dạy cho học viên cao học cả nước về… nghệ thuật… quản lý!

Một câu hỏi nữa cũng cần đặt ra là số tiền “khủng” mà các chương trình đào tạo cao học thu về được “ăn chia”, phân bổ như thế nào? Ví dụ, lớp Cao học ngành Văn do Đại học Đ. vừa mới mở, tuyển sinh 30 học viên (có tin cho biết mới vào nhập học thêm 5 học viên nữa); học phí và các chi phí “khác” trong 2-3 năm học hàng chục triệu/người. Trong buổi họp lớp đầu tiên, các học viên được thông báo, “theo kinh nghiệm từ nhiều khóa trước”, tổng các khoản chi cho đến khi lấy được bằng ThS là từ 60-70 triệu đồng(!?); trong khi chi phí đào tạo không thể lớn hơn con số 300 triệu đồng(! Có nghĩa là chỉ một lớp cao học thôi, nhà trường, các thầy cô giáo đã thu được lợi nhuận… vài trăm %(!) Điều này giải thích vì sao bất chấp mọi rào cản, quy chế, các trường đại học, học viện lại coi đào tạo cao học như “lẽ sống” của chính mình. Chắc hẳn, nếu Marx sống lại, ông cũng phải bất lực trong việc lý giải siêu lợi nhuận của CNTB tại sao có thể thua xa chính nó thời kinh tế thị trường theo định hướng XHCN… Chỉ tính sơ sơ vậy, sẽ hiểu ngay rằng lâu nay trường trường cao học, người người thạc sĩ; bất chấp văn hóa lung lay, đạo đức xuống cấp, giáo dục lạc hậu, phản khoa học; còn xã hội thì biến đổi khôn lường…

Theo Thông báo của Quyết định Tạm dừng Tuyển sinh ThS, đến 31.12.2014, nếu các cơ sở đào tạo không đáp ứng hay đáp ứng được các yêu cầu đặt ra, Bộ GD&ĐT sẽ có công bố chính thức và, cũng theo Quyết định trên, những ngành học đã “LỠ” tuyển sinh, vẫn được tiếp tục đào tạo(?) Nói như thế thì dư luận phải hỏi rằng, cách chém nhưng không cho đứt ấy liệu có phải là giải pháp đúng bởi sai phạm cách gì cũng có “lối thoát”, trầm trọng đến khủng khiếp vẫn có “đường ra”? “Kiểm điểm”, “rút kinh nghiệm” chẳng bao giờ là con đường tốt đẹp cho một dân tộc muốn chuyển mình, đi lên bằng tài năng và hiểu biết đích thực, đúng như sự đòi hỏi không khoan nhượng, của cuộc đời…

Huế, 2.2.2013.
HÀ VĂN THỊNH
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tiến sĩ ơi là tiến sĩ ơi!



ANTĐ - Thời gian vừa qua dư luận xôn xao về những  trường hợp một số trường đại học trên thế giới vào liên kết làm ăn ở Việt Nam. Đây là các trường đại học không lấy mục tiêu đào tạo là chính mà chủ yếu bán bằng.

Đối với các nước khác, những tấm bằng này chủ yếu là để trang sức, nhưng đối với ta, tấm bằng cũng lòe được không chỉ một số người mà còn cả vô số cơ quan. Dĩ nhiên cũng đã có những vị quan chức bị những kỷ luật không nhẹ vì sử dụng những tấm bằng như bằng kiểu này để tiến thân. Ngay sau đó khi bị dư luận tố cáo, Bộ GD-ĐT đã phải công bố không công nhận giá trị bằng tiến sĩ này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thành lập Đoàn Kiểm tra, xác minh vụ việc, kết luận: “Bằng Tiến sĩ không có giá trị sử dụng… trong nước”. Tuy nhiên, theo một vị giáo sư khả kính thì những tấm bằng trang sức không nguy hiểm bằng những tấm bằng thật mà kiến thức giả, thậm chí của cả những trường đại học có uy tín trong nước.

http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/sonhm/2012_10_27/tien-si.jpg



Những luận văn người viết nó cũng không hiểu nổi
Có một chuyện ầm ĩ xảy ra tại một trường Đại học trong TP.HCM khi một vị nghiên cứu sinh tiến sĩ bảo vệ đề tài luận án và cam đoan rằng mình nghiên cứu đề tài này một cách trung thực, không sao chép của ai. Vị nghiên cứu sinh còn nhấn mạnh anh ta là người đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu kỹ thuật với đề tài đang được báo cáo. Nhưng lạ lùng thay, ngay khi trình bày luận án những người dự phiên bảo vệ luận án đã ngạc nhiên vì vị nghiên cứu sinh không hiểu cả nội dung luận án của mình mà cứ trình bày loanh quanh. Tuy nhiên, đến khi các thành viên HĐKH bỏ phiếu, chỉ có 2 người bỏ phiếu không đạt, 5 người bỏ phiếu đạt.

Như vậy luận án đủ tiêu chuẩn luận án tiến sĩ và nghiên cứu sinh đã đủ tiêu chuẩn thành “Ông Nghè”. Nhưng một sự việc bất ngờ đã xảy ra là có một thạc sĩ bên dưới đứng bật dậy có ý kiến:  “Tôi khẳng định những cam kết của nghiên cứu sinh là không trung thực. Đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh không phải là đề tài thực hiện đầu tiên ở Việt Nam. Cách đây 5 năm tôi đã thực hiện và chế tạo thành công thiết bị này và đề tài này cũng đã được Bộ Khoa học và Công nghiệp cấp bằng sáng chế…”.

Đến nước này thì buổi bảo vệ tạm ngừng công bố kết quả, chờ thẩm tra. Và 4 tháng sau HĐKH xác định ý kiến của thạc sĩ phản biện là đúng. Nghiên cứu sinh kia không được công nhận là tiến sĩ.

Trình độ tiến sĩ
Những trường hợp luận án tiến sĩ “đầu voi đuôi chuột” như trên thì rất nhiều nhưng bị lật tẩy như vậy thì rất là hy hữu. Nhiều năm trước đó, trong hội nghị hiệu trưởng các trường đại học, Tiến sĩ Trần Thị Hà, Vụ trưởng Vụ Đại học và sau Đại học, khi đó đã kể lại những trường hợp cười ra nước mắt. Theo bà thì khi Bộ GD & ĐT thẩm định lại 17 bài thi môn Anh văn của các thí sinh Thái Nguyên dự kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh tiến sĩ năm 2005 của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, họ đã phát hiện chỉ có… 2 bài đạt điểm trên trung bình. Thế nhưng trước đó thì 17 bài đều đạt điểm cao.

Tuyệt đại đa số các luận án tiến sĩ là những đề tài vô thưởng vô phạt, phần lớn là thu thập tư liệu để tổng kết một vấn đề đã xảy ra chứ không thể hiện tính chất nghiên cứu nào cả. Trong danh mục hàng trăm luận án đã bảo vệ thành công bằng tiến sĩ, đa số thường là các đề tài chung chung, khó  áp dụng chúng vào thực tế.
Theo Giáo sư Phạm Đức Chính (Viện Cơ học) thì các nghiên cứu sinh hiện tại thường né tránh các đề tài nghiên cứu nghiêm túc. Thay vào đó, họ chọn các công trình nghiên cứu nhẹ nhàng nhưng nấp bóng các nhà khoa học đang giữ công tác lãnh đạo hoặc các giáo sư đầu ngành để dễ thông qua. Đó là chưa nói đến việc mua chuộc bằng tiền vì ở Việt Nam hiện tại không có cái gì mà người ta không mua được.

Chính vì vậy nên nhiều vị tiến sĩ chỉ có bằng, hoàn toàn thiếu tài, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ nhưng vẫn không nắm vững những phương pháp nghiên cứu chuyên môn, thậm chí không có khả năng viết được một bài báo khoa học theo tiêu chuẩn hàn lâm.

Chân dung người viết thuê các loại luận án
Đó là một người đàn ông trên 50 tuổi, tóc tai bù xù và nghiện cà phê nặng. Điều kiện để có cuộc trò chuyện với ông là không được tiết lộ tên tuổi của ông và các “thân chủ”. Ông bình thản khoe rằng chỉ nhờ cái nghề viết thuê này mà ông đã nuôi 3 con trưởng thành, trong đó cậu cả đã thành một tiến sĩ. Khởi đầu ông chỉ viết thuê các loại tiểu luận, niên luận, các báo cáo khoa học cho sinh viên các trường đại học. Dần dần ông viết thuê từng phần các luận văn tốt nghiệp rồi nhận khoán cả luận văn tốt nghiệp đại học. Làm đến mấy chục vụ ông mới nhận thấy các loại luận văn giống nhau lạ lùng. Thậm chí không cần phải suy nghĩ. Chỉ cần lấy luận văn khóa trước hoặc trường khác, sửa chữa đôi chút, bổ sung mấy số liệu hiện đại vậy là xong. Tốt nghiệp thì dễ rồi, còn muốn điểm cao thì chịu khó đọc luận văn một chút và… chạy. Vậy là ông trở thành nhà viết luận văn chuyên nghiệp.

Một hôm, một ông bạn cùng lớp đại học, nay đương chức lãnh đạo đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ đến nhờ ông lo giúp cái luận văn. Vấn đề không khó, chỉ là vị này bận công tác quản lý, không có thời gian viết. Dĩ nhiên là nhuận bút viết cái luận văn này cũng phãi cỡ cái ô tô tầm trung. Có lý do gì mà không viết. Ông bỏ ba tháng trời tầm chương, trích cú viết cái luận văn đầu tiên ấy. Dĩ nhiên nhặt nhạnh chắp vá là chính, nói theo ngôn ngữ bây giờ là “copy và paste”. Chẳng ai ngờ luận văn được đánh giá xuất sắc. “Ông Nghè” mới đến tạ ơn ông thêm một con xe tay ga nữa và quan trọng hơn, ông giới thiệu bạn bè đến thuê ông làm luận văn. Ông mua được cái nhà, cưỡi ô tô đi uống cà phê nhờ cái nghề đẻ ra các loại tiến sĩ là vậy. Tôi hỏi xóc: “Vậy là con trai ông cũng là loại tiến sĩ ông đẻ ra à”. Ông nghiêm mặt: “Không được. Thằng con tôi làm luận văn, tôi làm giám sát nó. Nghiên cứu thật, viết thật. Đời bố đã không chính danh được thì đời con phải chính danh đã đành mà phải thực tài. Đừng để người ta chửi cho”.

Ông cũng kể cho tôi nghe về thị trường viết thuê hiện nay. Không chỉ là những cá nhân hành nghề độc lập như ông, bây giờ có hẳn các công ty nhận viết thuê đủ các loại luận văn. Luận văn đại học giá từ 50 triệu đồng cho các trường khoa học xã hội đến 100 triệu đồng cho các trường tự nhiên và kỹ thuật, luận văn tiến sĩ khoảng 300 triệu cho đến 500 triệu đồng kể cả bồi dưỡng, hướng dẫn bảo vệ.

Cuối buổi nói chuyện, ông lắc đầu: Mà mình cần quái gì nhiều tiến sĩ mà để thiên hạ chạy đua ầm ầm vậy. Tốt nghiệp đại học không xin được việc thì cố học cái thạc sĩ, chưa tìm được vị trí công tác thì cố chạy cái tiến sĩ. Trời ơi là tiến sĩ.

Vẫn cần nhiều tiến sĩ
Năm 2000, Chính phủ Việt Nam công bố Đề án 322, vạch ra mục tiêu đào tạo cán bộ trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân ở nước ngoài hay hợp tác với nước ngoài để đào tạo. Năm 2009 Ban điều hành Đề án 322 đã tổng kết: sau 9 năm thực hiện, ban đã chọn gần 3.000 sinh viên đưa đi du học tại hơn 30 nước khác nhau, trong đó nhiều nhất là Nga, Australia và Mỹ, với kinh phí đào tạo trung bình khoảng 25.000 Mỹ kim một năm cho mỗi sinh viên.

Trong 6 năm đầu tiên, đã có 18 sinh viên phải về nước giữa chừng, trong đó có 13 người ở Nga bị buộc thôi học vì học lực kém, 3 người ở Pháp không đủ trình độ ngoại ngữ, một người học tiến sĩ ở Australia nhưng chỉ lấy được bằng… thạc sĩ. Ngoài ra còn có nhiều người phải thôi học vì nhiều lý do.

Năm 2007 Bộ GD&ĐT trình lên Chính phủ đề án “Phấn đấu đào tạo 20.000 tiến sĩ để các trường đại học có tối thiểu 30% tiến sĩ vào năm 2020”. Theo “Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020” thì đến năm 2020 Việt Nam sẽ đạt tỷ lệ cứ 10.000 dân sẽ có 450 sinh viên. Theo tỷ lệ này thì lúc đó Việt Nam sẽ có khoảng 4.5 triệu sinh viên. Với tiêu chí 20 sinh viên cho một giảng viên thì năm 2020 sẽ phải có 225.000 giảng viên đại học và cao đẳng. Dự thảo cũng nêu chỉ tiêu có 15% tiến sĩ ở bậc cao đẳng và 30% tiến sĩ  ở bậc đại học, tính ra lúc đó Việt Nam phải có 60.000 tiến sĩ. Hiện tại Việt Nam có khoảng 15.000 tiến sĩ, do đó trong 12 năm tới phải đào tạo thêm 45.000 tiến sĩ.

Và nếu cách trở thành “ông Nghè” vẫn bị trà trộn như hiện nay thì đội ngũ viết thuê luận văn còn sống dài dài…

Quỳnh Nga
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
Thông điệp liên bang 2013 của tổng thống Barach Obama
  
(Do dung lượng hạn chế của Thi Viện, nên tạm chia Thông điệp thành nhiều phần để dễ đăng tải, mong các thi hữu thông cảm)

1.
Thưa ngài Chủ tịch Hạ viện, thưa ngài Phó Tổng thống, thưa các nghị sĩ Quốc hội cùng toàn thể đồng bào Mỹ!
Cách đây 51 năm, Tổng thống John F. Kennedy tuyên bố trước Căn phòng này rằng “Hiến pháp làm cho chúng ta không phải là những đối thủ tranh giành quyền lực mà là những đối tác vì sự tiến bộ… Nhiệm vụ của tôi”, ông nói, “là báo cáo Tình hình liên bang – còn cải thiện nó là nhiệm vụ của tất cả chúng ta”. Tối nay, nhờ có sự can đảm và chịu đụng và quyết tâm của người dân Mỹ, có rất nhiều tiến bộ đề báo cáo. Sau một thập kỷ chiến tranh gây biết bao đau khổ, những quân nhân gan dạ nam cũng như nữ của chúng ta đang trở về nhà. Sau nhiều năm suy thoái gay go, các doanh nghiệp của chúng ta đã tạo ra được hơn 6 triệu việc làm mới. Chúng ta mua nhiều ô tô của Mỹ hơn so với trong 5 năm qua, và mua ít dầu lửa của nước ngoài hơn so với trong 20 năm qua. Thị trường nhà ở của chúng ta đang lành mạnh trở lại, thị trường chứng khoán của chúng ta đang phục hồi, và người tiêu dùng, các bệnh nhân và những người sở hữu nhà ở được hưởng những sự bảo vệ mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Cùng nhau, chúng ta đã dọn sạch những tàn tích của cuộc khủng hoảng, và có thể nói với niềm tin được phục hồi rằng liên bang của chúng ta đang mạnh hơn lên.
Nhưng chúng ta tập hợp ở đây để biết rằng có hàng triệu người Mỹ mà sự làm việc vất vả và lòng tận tụy của họ vẫn chưa được tặng thưởng. Nền kinh tế của chúng ta đang tạo thêm được nhiều việc làm – nhưng quá nhiều người dân của chúng ta vẫn chưa thể tìm được việc làm đầy đủ thời gian. Lợi nhuận công ty đã tăng vọt không gì sánh kịp – nhưng trong hơn một thập kỷ, lương và thu nhập vẫn tăng không đáng kể.
Do đó, nhiệm vụ của thế hệ chúng ta là tái khởi động động cơ thực sự của sự tăng trưởng kinh tế Mỹ – một tầng lớp trung lưu đang trỗi dậy, phát triển thịnh vượng.
Nhiệm vụ chưa hoàn thành của chúng ta là khôi phục thỏa thuận cơ bản xây dựng nên đất nước này – ý tưởng cho rằng nếu bạn làm việc chăm chỉ và thực hiện đầy đủ các trách nhiệm của bạn, bạn có thể phát triển, không cần biết bạn xuất thân từ đâu, bạn trông như thế nào hay bạn yêu mến ai.
Nhiệm vụ chưa hoàn thành của chúng ta là đảm bảo chắc chắn rằng chính phủ nàv làm việc nhân danh nhiều người, chứ không phải chỉ một vài người; rằng nó khuyến khích hoạt động kinh doanh tự do, tặng thưởng sáng kiến cá nhân, và mở ra những cánh cửa cơ hội cho mỗi trẻ em trên khắp quốc gia rộng lớn này.
Người dân Mỹ không trông đợi chính phủ giải quyết mọi vấn đề. Họ không trông đợi những người chúng ta trong căn phòng này nhất trí về mọi vấn đề. Nhưng họ trông đợi chúng ta đặt những lợi ích của quốc gia lên trước những lợi ích đảng phái. Họ trông đợi chúng ta tạo dựng một sự thỏa hiệp họp lý mà chúng ta có thể. Vì họ biết rằng nước Mỹ chỉ có thể tiến lên khi chúng ta làm như vậy cùng nhau; và rằng trách nhiệm của việc cải thiện liên bang này vẫn là nhiệm vụ của tất cả chúng ta.
Công việc của chúng ta phải bắt đầu bằng việc đưa ra một số quyết định cơ bản về ngân sách của chúng ta – những quyết định sẽ có một tác động lớn đến sức mạnh của sự phục hồi của chúng ta.
Trong mấy năm qua, cả hai đảng đã làm việc cùng nhau để giảm bớt thâm hụt hơn 2.500 tỉ USD – phần lớn thông qua những cắt giảm chi tiêu, nhưng cũng bằng cách tăng thuế đối với 1% số người Mỹ giàu có nhất. Kết quả là, chúng ta đã đi được hơn nửa chặng đường tiến tới mục tiêu cắt giảm thâm hụt 4.000 tỉ USD mà các nhà kinh tế nói rằng chúng ta cần để ổn định nền tài chính của chúng ta.
Giờ đây, chúng ta cần kết thúc công việc này. Và câu hỏi là, bằng cách nào?
Năm 2011, Quốc hội đã thông qua một đạo luật rằng nếu cả hai đảng không thể nhất trí về một kế hoạch nhằm đạt tới mục tiêu về mức thâm hụt của chúng ta, những cắt giảm ngân sách trị giá khoảng 1.000 tỉ USD sẽ tự động có hiệu lực trong năm nay. Những cắt giảm đột ngột, khắc nghiệt, tùy tiện sẽ gây nguy hiểm cho sự sẵn sàng chiến đấu của quân đội chúng ta. Những sự cắt giảm này sẽ hủy hoại những ưu tiên như giáo dục, năng lượng và nghiên cứu y khoa. Những sự cắt giảm này chắc chắn sẽ làm chậm lại quá trình phục hồi của chúng ta, làm chúng ta mất đi hàng trăm nghìn việc làm. Đó là lý do giải thích tại sao nhũng người thuộc đảng Dân chủ, những người thuộc đảng Cộng hòa, những người đứng đầu doanh nghiệp và các nhà kinh tế đã nói rằng những sự cắt giảm này, được biết đến ở đây ở Oasinhtơn là “sự tịch thu tạm thời”, là một ý tưởng tồi.
Giờ đây, một số người trong Quốc hội này đã đề xuất chỉ ngăn chặn những cắt giảm về quốc phòng bằng cách đưa ra những cắt giảm thậm chí còn lớn hơn đối với những vấn đề như giáo dục và đào tạo việc làm; những phúc lợi của chương trình Chăm sóc sức khỏe và An sinh xã hội.
Ý tưởng đó thậm chí còn tồi tệ hơn. Đúng vậy, khoản lớn nhất trong nợ dài hạn của chúng ta là chi phí ngày càng tăng của việc chăm sóc sức khỏe cho một dân số đang già đi. Và những người trong chúng ta, những người quan tâm sâu sắc về các chương trình như Chăm sóc sức khỏe, phải chấp nhận sự cần thiết phải có những cải cách khiêm tốn – nếu không, các chương trình hưu trí của chúng ta sẽ hút hết các khoản đầu tư mà chúng ta cần cho con em chúng ta, và làm tiêu tan sự hứa hẹn về một sự về hưu an toàn cho các thế hệ tương lai.
Nhưng chúng ta không thể yêu cầu những công dân nhiều tuổi và các gia đình lao động phải gánh toàn bộ gánh nặng cắt giảm thâm hụt trong khi không đòi hỏi gì thêm từ những người giàu có nhất và có quyền lực nhất. Chúng ta sẽ không phát triển tầng lớp trung lưu đơn giản bằng việc chuyển chi phí chăm sóc sức khỏe hay đại học sang các gia đình đã phải vật lộn với khó khăn, hav bằng việc buộc các cộng đồng phải sa thải nhiều giáo viên, cảnh sát và lính cứu hỏa hơn. Hầu hết người dân Mỹ – những người thuộc đang Dân chủ, những người thuộc đảng Cộng hòa và những người độc lập – đều hiểu rằng chúng ta không thể cắt bỏ con đường tiến tới sự thịnh vượng của chúng ta. Chúng ta biết rằng sự tăng trưởng kinh tế trên cơ sở rộng rãi đòi hỏi phải có một đường hướng cân bằng đối với việc cắt giảm thâm hụt, với những cắt giảm chi tiêu và thu nhập, và với mọi người đang làm phần công việc công bằng của họ. Và đó là đường hướng mà tôi đề nghị tối nay.
Đối với Chươg trình Chăm sóc sức khỏe, tôi sẵn sàng đưa ra những cải cách sẽ đạt được số lượng tương đương những khoản tiết kiệm về chăm sóc sức khỏe vào thời điểm bắt đầu của thập kỷ tiếp theo như những cải cách được ủy ban Simpson-Bowles của hai đảng đề xuất. Đạo luật Chăm sóc sức khỏe có đủ khả năng đang góp phần làm chậm lại sự gia tăng những chi phí về chăm sóc sức khỏe. Những cải cách mà tôi sẽ đề xuất thậm chí còn đi xa hơn nữa. Chúng ta sẽ giảm bớt các khoản trợ cấp cho đối tượng nộp thuế đối với các công ty sản xuất thuốc kê đơn và yêu cầu nhiều hơn từ những người già giàu có nhất. Chúng ta sẽ giảm bớt những chi phí bằng việc thay đổi cách thức mà chính phủ chúng ta trả cho Chương trình Chăm sóc sức khỏe, bởi các hóa đơn khám sức khỏe của chúng ta không nên dựa trên số lượng các xét nghiệm được yêu cầu hay số ngày nằm viện – chúng cần phải được dựa trên chất lượng chăm sóc mà người già của chúng ta nhận được. Và tôi sẵn sàng tiếp nhận những cải cách bổ sung từ cả hai đảng, chừng nào mà những cải cách này không vi phạm sự đảm bảo về một sự về hưu an toàn. Chính phủ chúng ta không nên đưa ra những hứa hẹn mà chúng ta không thể thực hiện được – nhưng chúng ta phải giữ những lời hứa mà chúng ta đã đưa ra.
Để đạt được phần còn lại của mục tiêu cắt giảm thâm hụt của chúng ta, chúng ta cần phải làm những gì mà các nhà lãnh đạo ở cả hai đảng đã đề xuất, và tiết kiệm hàng trăm tỉ USD bằng việc tránh những kẽ hở và những khấu trừ thuế cho những người giàu có và những người có quan hệ với giới thượng lưu. Xét cho cùng, tại sao chúng ta lại lựa chọn có những cắt giảm sâu hơn nữa đối với giáo dục và Chương trình Chăm sóc sức khỏe chỉ đê bảo vệ những sự phá vỡ thuế lợi ích đặc biệt? Điều đó công bằng như thế nào? Điều đó thúc đẩy tăng trưởng ra sao?
Lúc này là cơ hội tốt nhất của chúng ta đối với vấn đề cải cách thuế toàn diện của hai đảng, cải cách khuyến khích tạo công ăn việc làm và góp phần giảm thâm hụt. Người dân Mỹ xứng đáng được hưởng một bộ luật thuế giúp các doanh nghiệp nhỏ mất ít thời gian hơn để điền vào các mẫu đơn phức tạp, và dành nhiều thời gian hơn để mở rộng sản xuất và thuê nhân công; một bộ luật thuế đảm bảo các nhà tỉ phú với các nhân viên kế toán có năng lực không thể trả một mức thuế thấp hơn so với các thư ký làm việc vất vả của họ; một bộ luật thuế giảm bớt những sự khích lệ chuyển việc làm ra nước ngoài, và giảm thuế đối với các doanh nghiệp và các nhà sản xuất tạo công ăn việc làm ngay tại đây, ở nước Mỹ này. Đó là những gì mà cải cách thuế có thể mang lại. Đó là những gì mà chúng ta có thể làm cùng nhau.
Tôi thừa nhận rằng cải cách thuế và cải cách chế độ đặc quyền sẽ không hề dễ dàng. Hoạt động chính trị sẽ khó khăn đối với cả hai bên. Không ai trong chúng ta sẽ nhận được 100% những gì chúng ta muốn. Nhưng lựa chọn thay thế sẽ làm chúng ta mất đi việc làm, làm tổn thương nền kinh tế của chúng ta, và gây khó khăn cho hàng triệu người dân Mỹ làm việc chăm chỉ. Bởi vậy, chúng ta hãy gạt sang một bên những lợi ích đảng phái, và làm việc để thông qua một ngân sách thay thế những cắt giảm thiểu thận trọng bằng những khoản tiết kiệm thông minh và những sự đầu tư khôn ngoan vào tương lai của chúng ta. Và chúng ta hãy làm điều đó mà không có “chính sách bên miệng hố chiến tranh” nhằm vào người tiêu dùng và xua đuổi các nhà đầu tư. Quốc gia vĩ đại nhất trên Trái đất này không thể duy trì sự quản lý doanh nghiệp của mình bằng việc trôi dạt từ cuộc khủng hoảng sản xuất này sang cuộc khủng hoảng tiếp theo. Chúng ta hãy nhất trí, ngay tại đây, vào lúc này, duy trì chính phủ của nhân dân cởi mở, trả các hóa đơn của chúng ta đúng hạn, và luôn luôn giữ gìn niềm tin đầy đủ và uy tín của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Người Mỹ đã làm việc quá vất vả, trong thời gian quá dài, tái thiết từ một cuộc khủng hoảng không phải để thấy những quan chức được bầu lên của họ gây ra một cuộc khủng hoảng khác.
Giờ đây, hầu hết chúng ta đều nhất trí rằng một kế hoạch cắt giảm thâm hụt phải là một phần của chương trình nghị sự của chúng ta. Nhưng chúng ta cũng phải rõ ràng là: chỉ riêng cắt giảm thâm hụt không phải là một kế hoạch kinh tế. Một nền kinh tế đang tăng trưởng tạo ra những việc làm tốt, cho tầng lớp trung lưu – đó phải là Ngôi sao Phương Bắc dẫn dắt những nỗ lực của chúng ta. Hàng ngày, chúng ta cần phải tự hỏi mình 3 câu hỏi với tư cách là một quốc gia: Chúng ta thu hút nhiều công ăn việc làm hơn đến lãnh thổ của chúng ta như thế nào? Chúng ta trang bị cho người dân của chúng ta những kỹ năng cần thiết để làm những công việc đó như thế nào? Và chúng ta đảm bảo chắc chắn như thế nào rằng làm việc chăm chỉ đưa đến một cuộc sống tươm tất?
Cách đây một năm rưỡi, tôi đã đề xuất Đạo luật Việc làm của Mỹ mà các nhà kinh tế độc lập nói rằng sẽ tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới. Tôi xin cám ơn Quốc hội trước vì đã thông qua một phần của chương trình nghị sự đó, và tôi hối thúc Quốc hội này thông qua phần còn lại. Tối nay, tôi sẽ đưa ra những đề xuất bổ sung mà sẽ được chi trả đầy đủ và hoàn toàn nhất quán với khuôn khổ ngân sách mà hai đảng đã nhất trí cách đây chỉ 18 tháng. Hãy để tôi nhắc lại – không điều gì mà tôi đề xuất tối nay sẽ làm gia tăng một xu thâm hụt của chúng ta. Đó không phải là một chính phủ lớn hơn mà chúng ta cần, mà là một chính phủ thông minh hơn đặt ra những ưu tiên và đầu tư vào sự tăng trưởng trên cơ sở rộng lớn.
Ưu tiên đầu tiên của chúng ta là làm cho nước Mỹ trở thành một cái nam châm hút những công ăn việc làm và chế tạo sản xuất mới.
Sau khi làm mất đi việc làm trong hơn 10 năm qua, các nhà sản xuất của chúng ta đã tạo thêm khoảng 500.000 việc làm trong 3 năm qua. Hãng Caterpillar đang đưa việc làm trở lại từ Nhật Bản. Hãng Ford đang đưa việc làm trở lại từ Mêhicô. Sau khi đặt các nhà máy ở các nước khác như Trung Quốc, hãng Intel đang mở nhà máy tiên tiến nhất của họ ngay tại đây, ở trong nước. Và năm nay, hãng Apple sẽ lại bắt đầu chế tạo máy tính Mac ở Mỹ.
Có những điều chúng ta có thể làm, ngay lúc này, để đẩy nhanh xu hướng này. Năm ngoái, chúng ta đã thành lập viện đổi mới chế tạo sản xuất đầu tiên của chúng ta ở Youngstown, Ohio. Một nhà kho từng bị đóng cửa giờ đây là một phòng thí nghiệm tiên tiến nhất hiện có, nơi những công nhân mới đang làm chủ kỹ thuật in 3D có khả năng cách mạng hóa cách thức mà chúng ta chế tạo gần như mọi thứ. Không có lý do gì mà điều này không thể diễn ra ở những thành phố khác. Vì vậy tối nay, tôi tuyên bố đưa vào hoạt động thêm 3 trong số những trung tâm chế tạo sản xuất này, nơi các doanh nghiệp sẽ liên kết đối tác với Bộ Quốc phòng và Bộ Năng lượng để biến các khu vực bị tụt hậu do toàn cầu hóa thành những trung tâm việc làm công nghệ cao toàn cầu. Và tôi đề nghị Quốc hội này giúp tạo ra một mạng lưới gồm 15 trung tâm này và đảm bảo rằng cuộc cách mạng tiếp theo về chế tạo sản xuất được “Made in America”.
Nếu chúng ta muốn sản xuất ra những sản phẩm tốt nhất, chúng ta cũng phải đầu tư vào những ý tưởng hay nhất. Mỗi đồng đôla chúng ta đã đầu tư để vẽ sơ đồ bộ gen người đã mang về 140 USD cho nền kinh tế của chúng ta. Hiện nay, các nhà khoa học của chúng ta đang vẽ sơ đồ bộ não người để mở ra câu trả lời cho những người bị mắc bệnh Alzheimer; đang phát triển các loại thuốc để phục hồi những cơ quan trong cơ thể bị hư hại; sáng chế ra vật liệu mới để làm cho ắc quy mạnh hơn gấp 10 lần. Bây giờ không phải là lúc để làm mất hiệu lực những sự đầu tư tạo công ăn việc làm này vào khoa học và đổi mới. Giờ là lúc để đạt được trình độ nghiên cứu và phát triển chưa từng được chứng kiến kể từ thời kỳ đỉnh cao của cuộc Chạy đua Không gian. Và ngày nay, không lĩnh vực nào hứa hẹn hơn những sự đầu tư của chúng ta vào lĩnh vực năng lượng của Mỹ.
Sau nhiều năm nói về điều đó, cuối cùng chúng ta ở tư thế sẵn sàng kiểm soát tương lai năng lượng của chính chúng ta. Chúng ta sản xuất nhiều dầu ở trong nước hơn so với trong 15 năm qua. Chúng ta đã tăng gấp đôi quãng đường mà ô tô của chúng ta đi được trên một galông ( 1 galông = 3,78 lít ở Mỹ) khí đốt, và lượng năng lượng tái sinh mà chúng ta tạo ra từ các nguồn như gió và ánh sáng mặt trời – với hàng chục nghìn việc làm tốt, của Mỹ là kết quả của điều đó. Chúng ta sản xuất ra nhiều khí đốt tự nhiên hơn bao giờ hết – và gần như hóa đơn năng lượng của tất cả mọi người đều giảm vì điều đó. Và trong 4 năm qua, lượng khí thải cácbon nguy hiểm gây ô nhiễm của chúng ta đe dọa hành tinh của chúng ta đã thực sự giảm xuống.

(còn tiếp)
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
(Tiếp phần 1)

Thông điệp liên bang 2013 của tổng thống Barach Obama
2.
Nhưng vì con em và tương lai của chúng ta, chúng ta phải làm nhiều hơn nữa để chống lại sự biến đổi khí hậu. Đúng vậy, sự thực là không một sự kiện đơn lẻ nào tạo thành một xu hướng. Nhưng thực tế là 12 năm nóng nhất được ghi nhận đều đã xuất hiện trong 15 năm qua. Những làn sóng nóng, những đợt hạn hán, cháy rừng và lụt lội – tất cả giờ đây đều diễn ra thường xuyên và gay gắt hơn. Chúng ta có thể lựa chọn tin rằng Siêu bão Sandy, và đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ, và những vụ cháy rừng tồi tệ nhất mà một số tiểu bang từng chứng kiến, tất cả đều chỉ là một sự trùng hợp bất thường. Hay chúng ta có thể lựa chọn tin vào đánh giá khoa học không thể thay đổi được – và hành động trước khi quá muộn.
Tin tức tốt lành là chúng ta có thể đạt được tiến bộ có ý nghĩa đối với vấn đề này trong khi thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Tôi hối thúc Quốc hội này theo đuổi một giải pháp hai đảng, dựa trên thị trường đối với vấn đề biến đổi khí hậu, giống như giải pháp mà John McCain và Joe Lieberman đã làm việc cùng nhau cách đây vài năm. Nhưng nếu Quốc hội sẽ không hành động sớm để bảo vệ các thế hệ tương lai, thì tôi sẽ làm. Tôi sẽ chỉ đạo Nội các của tôi có những hành động về mặt hành pháp mà chúng ta có thể thực hiện, bây giờ và trong tương lai, để giảm bớt sự ô nhiễm, chuẩn bị cho các cộng đồng của chúng ta đối phó với những hậu quả của biến đổi khí hậu, và đẩy nhanh quá trình chuyển sang các nguồn năng lượng bền vững hơn.
Cách đây 4 năm, các nước khác đã chi phối thị trường năng lượng sạch và công ăn việc làm đi kèm với nó. Chúng ta đã bắt đầu làm thay đổi điều đó. Năm ngoái, năng lượng gió đã bổ sung gần một nửa trong toàn bộ công suất điện năng mới ở Mỹ. Bởi vậy, chúng ta hãy tạo ra thậm chí nhiều hơn nữa. Năng lượng mặt trời trở nên rẻ hơn vào năm nay – bởi vậy, chúng ta hãy giảm chi phí thậm chí nhiều hơn nữa. Chừng nào mà các nước như Trung Quốc tiếp tục tập trung hoàn toàn vào năng lượng sạch, thì chúng ta cũng phải như vậy.
Trong khi đó, sự bùng nổ về khí đốt tự nhiên đã dẫn tới năng lượng sạch hơn và sự độc lập lớn hơn về năng lượng. Đó là lý do giải thích tại sao Chính quyền của tôi sẽ duy trì việc giảm bớt thủ tục quan liêu và tăng tốc việc cấp giấy phép mới về dầu lửa và khí đốt. Nhưng tôi cũng muốn làm việc với Quốc hội này để khuyến khích việc nghiên cứu và công nghệ giúp việc đốt cháy khí đốt tự nhiên trở nên thậm chí sạch hơn và bảo vệ nguồn không khí và nước của chúng ta.
Quả thực, phần lớn năng lượng mới tìm thấy của chúng ta lấy được từ đất và nước mà chúng ta, và người dân, cùng nhau sở hữu. Vì vậy tối nay, tôi đề nghị chúng ta sử dụng một phần trong thu nhập từ dầu lửa và khí đốt của chúng ta để tài trợ cho chương trình Niềm tin An ninh Năng lượng, là chương trình sẽ định hướng cho việc nghiên cứu và công nghệ mới để thay đổi vĩnh viễn việc xe con và xe tải sử dụng dầu. Nếu một liên minh phi đảng phái gồm các tổng giám đốc, các tướng lĩnh và đô đốc hải quân nghỉ hưu có thể còn giúp ích cho ý tưởng này, thì khi đó chúng ta có thể thực hiện. Chúng ta hãy nghe theo lời khuyên của họ và giải thoát các gia đình và các doanh nghiệp của chúng ta khỏi những sự tăng vọt đầy đau đớn về giá khí đốt mà chúng ta đã chịu đựng trong thời gian quá lâu. Tôi cùng sẽ đưa ra một mục tiêu mới cho nước Mỹ: chúng ta hây giảm bớt một nửa lượng năng lượng bị lãng phí bởi các gia đình và các doanh nghiệp của chúng ta trong 20 năm tới. Các bang có những ý tưởng hay để tạo việc làm và giảm bớt các hóa đơn năng lượng bằng việc xây dựng các tòa nhà hiệu suất cao hơn sẽ nhận được sự hỗ trợ của liên bang để giúp thực hiện điều đó.
Lĩnh vực năng lượng của Mỹ chỉ là một phần của một sơ sở hạ tầng già cỗi rất cần sửa chữa. Hãy hỏi bất kỳ một vị tổng giám đốc nào địa điểm mà họ muốn đặt cơ sở và thuê nhân công: một đất nước với đường sá và cầu cống đang xuống cấp, hay một đất nước với đường sắt và Internet tốc độ cao: các trường học công nghệ cao và các mạng lưới điện tử phục hồi. Tổng giám đốc của hãng Siemens America – một công ty đã đem lại hàng trăm việc làm mới cho bang North Carolina – đã nói rằng nếu chúng ta nâng cấp cơ sở hạ tầng của chúng ta, chúng ta sẽ mang lại thậm chí nhiều việc làm hơn. Và tôi biết rằng quý vị muốn những dự án tạo công ăn việc làm này được thực hiện ở quận của quý vị. Tôi đã nhìn thấy tất cả quý vị ở các buổi lễ cắt băng khánh thành.
Tối nay, tôi đề xuất chương trình “Sửa chữa-Nó-Đầu tiên” để đưa người đến làm việc càng sớm càng tốt đối với những sửa chữa cấp bách nhất của chúng ta, như gần 70.000 cây cầu có vấn đề về kết cấu trên khắp đất nước này. Và để đảm bảo chắc chắn rằng người đóng thuế không phải gánh toàn bộ gánh nặng, tôi cũng sẽ đề xuất chương trình Quan hệ đối tác để tái thiết nước Mỹ, chương trình thu hút nguồn vốn tư nhân nhằm nâng cấp cái mà các doanh nghiệp của chúng ta cần đến nhất: các hải cảng hiện đại để vận chuyển hàng hóa của chúng ta; các đường ống dẫn dầu hiện đại để trụ vững trước một cơn bão; các trường học hiện đại xứng đáng cho con em chúng ta. Chúng ta hãy chứng tỏ rằng không có nơi nào để kinh doanh tốt hơn nước Mỹ. Và chúng ta hãy bắt đầu ngay lập tức.
Một phần trong nỗ lực tái thiết của chúng ta cũng phải bao gồm lĩnh vực nhà ở của chúng ta. Hiện nay, thị trường nhà ở của chúng ta cuối cùng đang phục hồi từ sự sụp đổ năm 2007. Giá nhà đang tăng lên với tốc độ nhanh nhất trong 6 năm qua, các giao dịch mua bán nhà ở tăng gần 50% và việc xây dựng một lần nữa đang mở rộng.
Nhưng ngay cả với những tỉ lệ thế chấp gần đạt mức thấp trong 50 năm qua, quá nhiều gia đình với khoản tiền gửi tiết kiệm ngân hàng đáng tin cậy muốn mua một căn nhà đang bị từ chối. Quá nhiều gia đình chưa bao giờ nhỡ việc thanh toán và muốn tái tài trợ đã bị nói “không”. Điều đó đang kìm hãm toàn bộ nền kinh tế của chúng ta, và chúng ta cần phải sửa chữa nó. Ngay lúc này, có một dự luật trong Quốc hội này có thể đem lại cho mọi chủ sở hữu nhà có trách nhiệm ở Mỹ cơ hội để tiết kiệm 3.000 USD một năm bằng việc tái tài trợ với lãi suất của ngày hôm nay. Những người thưộc đảng Dân chủ cũng như Cộng hòa trước đó đã ủng hộ dự luật đó. Chúng ta đang chờ đợi điều gì? Hãy tiến hành một cuộc bỏ phiếu và gửi lên tôi dự luật đó. Ngay lúc này, những quy định chồng lấn làm cho các gia đình trẻ có trách nhiệm không mua được ngôi nhà đầu tiên của họ. Điều gì đang ngăn cản chúng ta? Chúng ta hãy sắp xếp hợp lý hóa tiến trình và giúp nền kinh tế của chúng ta tăng tưởng.
Những sáng kiến này trong sản xuất, năng lượng, cơ sở hạ tầng và nhà ở sẽ giúp các nhà doanh nghiệp và các chủ sở hữu doanh nghiệp nhỏ mở rộng sản xuất và tạo công ăn việc làm mới. Nhưng không gì trong điều đó sẽ quan trọng trừ phi chúng ta cũng trang bị cho các công dân của chúng ta những kỹ năng và sự đào tạo để thực hiện những việc làm đó. Và điều đó phải bắt đầu ở độ tuổi sớm nhất có thể.
Hết nghiên cứu này đến nghiên cứu khác đều cho thấy rằng một đứa trẻ bắt đầu học tập càng sớm thì nó càng có tương lai tốt hơn. Nhưng hiện nay, chưa đến 3 trong số 10 đứa trẻ 4 tuổi tham gia một chương trình học trước tuổi đến trường chất lượng cao. Hầu hết các bậc phụ huynh thuộc tầng lớp trung lưu đều không thể có vài trăm đôla một tuần cho lớp học trước tuổi đến trường tư nhân. Và đối với những trẻ em nghèo, những đối tượng cần giúp đỡ nhiều nhất, sự thiếu tiếp cận với nền giáo dục trước tuổi đến trường này có thể phủ bóng đen lên phần còn lại của cuộc đời các em.
Tối nay, tôi đề xuất hợp tác với các tiểu bang để làm cho giáo dục trước tuổi đến trường chất lượng cao trở nên sẵn có đối với mọi trẻ em ở Mỹ. Mỗi đôla chúng ta đầu tư vào nền giáo dục sớm chất lượng cao có thể tiết kiệm hơn 7 USD sau này – bằng việc tăng tỉ lệ giáo dục, giảm số trẻ vị thành niên mang thai, thậm chí giảm tội phạm bạo lực. Ở những tiểu bang ưu tiên cho giáo dục trẻ em bé nhất của chúng ta, như Georgia hay Oklahoma, những nghiên cứu cho thấy các học sinh lớn lên có khả năng hơn trong việc đọc và làm toán ở cấp tiểu học, tốt nghiệp trung học, có một việc làm, và hình thành những gia đình riêng ổn định hơn của chúng. Vì vậy, chúng ta hãy làm những gì có hiệu quả, và đảm bảo chắc chắn rằng không ai trong số những đứa trẻ của chúng ta bắt đầu cuộc đua của cuộc đời đã bị tụt lại phía sau. Chúng ta hãy đem lại cho con em chúng ta cơ hội đó.
Chúng ta cũng đảm bảo chắc chắn rằng một tấm bằng trung học đặt con em chúng ta vào con đường dẫn tới một việc làm tốt. Ngay lúc này, các nước như Đức tập trung vào giáo dục các học sinh trung học của họ cái tương đương với một tấm bằng kỹ thuật từ một trong những trường đại học cộng đồng của chúng ta, vì vậy chúng đã sẵn sàng cho một công việc, ở những trường như P-Tech ở Brooklyn, với sự cộng tác giữa các Trường Công Niu Yoóc, trường Đại học Thành phố Niu Yoóc và hãng IBM, các sinh viên sẽ tốt nghiệp với một tấm bằng trung học và một tấm bằng liên kết về máy tính hay bằng kỹ sư.
Chúng ta cần phải đem đến cho mỗi sinh viên Mỹ những cơ hội như vậy. Bốn năm trước đây, chúng ta đã khởi động chương trình Cuộc đua lên Đỉnh – một cuộc thi đã thuyết phục được hầu như tất cả các tiểu bang phát triển giáo trình thông minh hơn và các tiêu chuẩn cao hơn, với khoảng 1% những gì chúng ta chi cho giáo dục mỗi năm. Tối nay, tôi sẽ công bố một thách thức mới nhằm thiết kế lại các trường trung học của Mỹ để họ trang bị tốt hơn cho các học sinh tốt nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu của một nền kinh tế công nghệ cao. Chúng ta sẽ tặng thưởng cho những trường phát triển quan hệ đối tác mới với các trường đại học và người sử dụng lao động, và mở các lớp học tập trung vào khoa học, công nghệ, kỹ thuật, và toán học – các kỹ năng mà những người sử dụng lao động ngày hôm nay đang tìm kiếm để lấp đầy những vị trí việc làm ngay lúc này và trong tương lai.
Ngày nay, ngay cả với những trường trung học tốt hơn, hầu hết thanh niên sẽ cần giáo dục bậc đại học. Đây là một thực tế đơn giản: càng được giáo dục nhiều hơn, bạn sẽ càng có nhiều khả năng có được một công việc và gia nhập tầng lớp trung lưu. Nhưng ngày nay, chi phí tăng vọt đã khiến quá nhiều thanh niên không thể học đại học, hoặc chất lên vai họ gánh nặng với các khoản nợ không bền vững.
Thông qua tín dụng thuế, trợ cấp, và các khoản cho vay tốt hơn, chúng ta đã tạo điều kiện cho hàng triệu sinh viên và gia đình có khả năng trang trải tiền học đại học hơn trong vài năm qua. Nhưng những người nộp thuế không thể tiếp tục trợ cấp cho chi phí tăng vọt của giáo dục bậc đại học. Các trường đại học phải làm phần việc của mình để giảm chi phí, và việc của chúng ta là đảm bảo rằng họ làm điều đó. Tối nay, tôi đề nghị Quốc hội thay đổi Đạo luật Giáo dục Đại học, để khả năng chi trả và giá trị được gộp cả vào việc quyết định trường đại học nào sẽ nhận được loại viện trợ liên bang cụ thể nào. Và ngày mai, chính quyền của tôi sẽ công bố “Thẻ điểm các trường đại học” mới mà các bậc phụ huynh và sinh viên có thể sử dụng để so sánh các trường học dựa trên một tiêu chí đơn giản: ở đâu bạn có thể nhận được lợi ích tối đa từ số tiền bạn dành cho việc học tập.
Để phát triển tầng lớp trung lưu của chúng ta, các công dân của chúng ta phải có quyền tiếp cận với nền giáo dục và đào tạo mà những công việc ngày nay đòi hỏi. Nhưng chúng ta cũng phải đảm bảo rằng nước Mỹ vẫn là một nơi mà tất cả những ai sẵn sàng làm việc chăm chỉ sẽ có cơ hội thành công.
Nền kinh tế của chúng ta vững mạnh hơn khi chúng ta khai thác tài năng và kỹ năng của nhũng người nhập cư đầy nỗ lực, đầy hy vọng. Và ngay lúc này, tất cả những nhà lãnh đạo thuộc các cộng đồng doanh nghiệp, lao động, thực thi pháp luật, và tôn giáo đều nhất trí rằng đã đến lúc phải thông qua cải cách nhập cư toàn diện.
Cải cách thực sự có nghĩa là an ninh biên giới vững mạnh, và chúng ta có thể xây dựng trên sự tiến bộ mà Chính quyền của tôi đã thực hiện được – áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ ở biên giới phía Nam hơn so với ở bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử của chúng ta, và giảm tình trạng vượt biên bất hợp pháp xuống mức thấp nhất trong 40 năm qua.
Cải cách thực sự có nghĩa là thiết lập một lộ trình có trách nhiệm hướng tới quyền công dân được công nhận – một lộ trình bao gồm cả việc vượt qua một cuộc kiểm tra về nhân thân, đóng các loại thuế và một khoản tiền phạt có ý nghĩa, học tiếng Anh, và chấp nhận xếp hàng sau những người đang tìm cách đến đây một cách hợp pháp.
Và cải cách thực sự có nghĩa là sửa chữa hệ thống nhập cư hợp pháp để rút ngắn thời gian chờ đợi, giảm bớt thói quan liêu, và thu hút các doanh nhân và kỹ sư tay nghề cao có khả năng giúp tạo ra công ăn việc làm và phát triển nền kinh tế của chúng ta.
Nói cách khác, chúng ta biết cần phải làm gì. Ngay lúc này đây, các nhóm của hai đảng trong cả Thượng viện lẫn Hạ viện đều đang làm việc cần cù để soạn thảo một dự luật, và tôi hoan nghênh những nỗ lực của họ. Giờ đây, chúng ta hãy cùng hoàn thành công việc này. Hãy gửi cho tôi một dự luật cải cách nhập cư toàn diện trong vài tháng tới, và tôi sẽ ký nó ngay lập tức.

(còn tiếp)
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
(Tiếp phần 2)

Thông điệp liên bang 2013 của tổng thống Barach Obama

3.
Nhưng chúng ta không thể dừng lại ở đó. Chúng ta biết rằng nền kinh tế của chúng ta vững mạnh hơn khi những người vợ, người mẹ và con gái của chúng ta có thể sống cuộc sống của họ mà không phải chịu sự phân biệt đối xử ở nơi làm việc, và không phải sợ tình trạng bạo lực gia đình. Ngày hôm nay, Thượng viện đã thông qua Đạo luật chống bạo hành phụ nữ mà Joe Biden ban đầu đã viết ra gần 20 năm trước. Tôi hối thúc Hạ viện cũng làm giống như vậy. Và tôi yêu cầu Quốc hội tuyên bố rằng phụ nữ nên được hưởng một cuộc sống tương xứng với những nỗ lực của họ, và cuối cùng là thông qua Đạo luật công bằng tiền lương trong năm nay.
Chúng ta biết rằng nền kinh tế của chúng ta vững mạnh hơn khi ta thưởng cho một ngày công lao động nghiêm túc bằng một mức lương nghiêm túc. Nhưng hiện nay, một người lao động làm việc đầy đủ thời gian với mức lương tối thiểu kiếm được 14.500 USD một năm. Ngay cả với mức giảm trừ thuế mà chúng ta đã áp dụng, một gia đình có hai con với mức lương tối thiểu vẫn phải sống dưới ngưỡng nghèo khổ. Điều này là không hợp lý. Đó là lý do giải thích tại sao, từ lần gần đây nhất mà Quốc hội nâng mức lương tối thiểu, 19 tiểu bang đã lựa chọn nâng mức lương tối thiểu của họ thậm chí còn cao hơn nữa.
Tối nay, chúng ta hãy tuyên bố rằng ở đất nước giàu có nhất trên Trái đất, không một ai làm việc đầy đủ thời gian phải sống trong cảnh nghèo khổ, và nâng mức lương tối thiểu của liên bang lên 9 USD một giờ. Bước đi duy nhất này sẽ gia tăng thu nhập của hàng triệu gia đình lao động. Nó có thể có nghĩa là sự khác biệt giữa cửa hàng tạp hoá hay nơi phát đồ cứu tế; thuê được nhà hay bị đuổi ra khỏi nhà; kiếm sống qua ngày hay cuối cùng tiến lên phía trước. Đối với các doanh nghiệp trên khắp đất nước này, nó có thể có nghĩa là khách hàng có nhiều tiền hơn trong túi của mình. Trên thực tế; nhũng người lao động không nên phải chờ đợi hết năm này qua năm khác để mức lương tối thiểu được nâng lên trong khi lương của tổng giám đốc cao hơn bao giờ hết. Và đây là một ý tưởng mà thống đốc Romney và tôi thực ra đã nhất trí từ năm ngoái: chúng ta hãy gắn mức lương tối thiểu với chi phí cuộc sống, để sao cho nó cuối cùng trở thành một mức lương mà bạn có thể sống được.
Tối nay, chúng ta cũng hãy cùng thừa nhận rằng có những cộng đồng trong đất nước này mà ở đó không cần biết bạn làm việc chăm chỉ như thế nào, bạn vẫn thực sự không thể tiến lên phía trước. Các thị trấn công nghiệp sa sút từ những năm các nhà máy bị đóng cửa. Những khu vực đói nghèo không thể trốn tránh, ở thành thị và nông thôn, nơi những người trẻ tuổi trưởng thành vẫn đang phải đấu tranh để tìm kiếm công việc đầu tiên của mình. Nước Mỹ không phải là một nơi mà cơ may ra đời hay hoàn cảnh có thể quyết định số phận của chúng ta. Và đó là lý do giải thích tại sao chúng ta cần phải xây dựng những nấc thang cơ hội mới đi lên tầng lớp trung lưu cho tất cả những ai sẵn sàng bước lên chúng.
Chúng ta hãy khuyến khích các công ty thuê những người Mỹ có những yếu tố cần thiết để được nhận vào vị trí công việc đang còn trống, nhưng đã không có việc làm lâu tới mức không ai sẽ cho họ một cơ hội. Chúng ta hãy cho người dân đi làm trở lại để xây dựng lại những ngôi nhà bỏ không trong những khu dân cư tồi tàn. Và trong năm nay, Chính quyền của tôi sẽ bắt đầu liên kết đối tác với 20 trong số những thị trấn bị tác động nặng nề nhất ở nước Mỹ để đưa các cộng đồng này đứng vững trở lại. Chúng ta sẽ làm việc với các nhà lãnh đạo địa phương để nhắm các nguồn lực vào sự an toàn của dân chúng, giáo dục và nhà ở. Chúng ta sẽ cung cấp các khoản tín dụng thuế mới cho các doanh nghiệp nào chịu thuế nhân công và đầu tư. Và chúng ta sẽ làm việc để làm cho các gia đình trở nên vững chắc hơn bằng cách loại bỏ những trở ngại về tài chính đối với hôn nhân cho các cặp đôi có thu nhập thấp, và làm nhiều hơn nữa để khuyến khích việc làm cha – bởi vì điều khiến bạn trở thành một người đàn ông không phải là khả năng sinh ra một đứa trẻ; mà là sự can đảm để nuôi lớn đứa trẻ đó.
Những gia đình mạnh mẽ hơn. Những cộng đồng mạnh mẽ hơn. Một nước Mỹ mạnh mẽ hơn. Chính kiểu thịnh vượng này – rộng lớn, được chia sẻ và xây dụng dựa trên một tầng lớp trung lưu thịnh vượng – luôn là nguồn gốc của sự tiến bộ của chúng ta ở trong nước. Đó cũng là nền tảng của sức mạnh và tầm ảnh hưởng của chúng ta trên toàn thế giới.
Tối nay, chúng ta đứng bên nhau cúi chào những người lính và những người dân thường hy sinh hàng ngày để bảo vệ chúng ta. Nhờ có họ, chúng ta có thê tự tin nói rằng nước Mỹ sẽ hoàn thành sứ mệnh của mình ở Ápganixtan, và đạt được mục tiêu của chúng ta là đánh bại được lực lượng nòng cốt của al Qaeda. Chúng ta đã đưa được 33.000 nam nữ quân nhân dũng cảm của chúng ta về nhà. Mùa Xuân này, các lực lượng của chúng ta sẽ chuyển sang một vai trò hỗ trợ, trong khi các lực lượng an ninh của Ápganixtan đi tiên phong. Tối nay, tôi có thể tuyên bố rằng trong năm tới, thêm 34.000 binh sỹ Mỹ nữa sẽ từ Ápganixtan trở về nhà. Và sự rút quân này sẽ còn tiếp tục. Và vào cuối năm tới, cuộc chiến tranh của chúng ta ở Ápganixtan sẽ kết thúc.
Sang năm 2014, cam kết của Mỹ về một nước Ápganixtan thống nhất và có chủ quyền sẽ vẫn tồn tại, nhưng bản chất cam kết của chúng ta sẽ thay đổi. Chúng ta đang đàm phán một hiệp định với Chính phủ Ápganixtan tập trung vào hai sứ mệnh: huấn luyện và trang bị cho các lực lượng Ápganixtan để nước này không rơi trở lại vào tình trạng hỗn loạn, và các nỗ lực chống khủng bố cho phép chúng ta truy đuổi những tàn dư của al Qaeda và các chi nhánh của chúng.
Ngày nay, tổ chức đã tấn công chúng ta vào ngày 11/9/2001 chỉ còn là một cái bóng của bản thân nó trước đây. Các chi nhánh khác nhau của al Qaeda và các nhóm cực đoan đã nổi lên – từ bán đảo Arập tới châu Phi. Mối đe dọa mà các nhóm này tạo ra đang tăng lên. Nhưng để đối phó với mối đe doạ này, chúng ta không cần phải cử hàng chục nghìn người con trai và con gái của chúng ta ra nước ngoài, hoặc chiếm đóng các quốc gia khác. Thay vào đó, chúng ta sẽ cần giúp các nước như Yêmen, Libi, và Xômali tự đảm bảo an ninh của chính mình, và giúp đỡ các đồng minh chiến đấu với những kẻ khủng bố, như chúng ta làm ở Mali. Và, ở những nơi cần thiết, thông qua một loạt các khả năng, chúng ta sẽ tiếp tục có các hành động trực tiếp chống lại những kẻ khủng bố tạo ra mối đe doạ lớn nhất đối với người Mỹ.
Và khi chúng ta thực hiện, chúng ta phải gắn những giá trị của mình vào cuộc chiến. Đó là lý do giải thích tại sao Chính quyền của tôi đã làm việc không biết mệt mỏi để xây dựng nên một khuôn khổ pháp lý và chính trị bền vững để chỉ đạo các chiến dịch chống khủng bố của chúng ta. Từ đầu đến cuối, chúng ta đã luôn đảm bảo để Quốc hội được biết đầy đủ về các nỗ lực của chúng ta. Tôi nhận ra rằng trong nền dân chủ của chúng ta, không ai sẽ chỉ tin vào lời nói của tôi rằng chúng ta đang làm mọi việc theo cách đúng đắn. Do đó, trong những tháng tới, tôi sẽ tiếp tục làm việc với Quốc hội để đảm bảo rằng không chỉ việc nhắm mục tiêu, giam giữ và khởi tố của chúng ta đối với những kẻ khủng bố vẫn tuân theo luật pháp và hệ
thống kiếm soát và cân bằng của chúng ta, mà các nỗ lực của chúng ta sẽ còn trở nên minh bạch hơn đối với người dân Mỹ và với thế giới.
Dĩ nhiên, những thách thức của chúng ta không dừng lại ở al Qaeda. Nước Mỹ sẽ tiếp tục dẫn đầu nỗ lực ngăn chặn sự phổ biến những vũ khí nguy hiểm nhất thế giới. Thể chế ở Bắc Triều Tiên phải biết rằng họ sẽ chỉ có được an ninh và thịnh vượng bằng cách tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của họ. Những sự khiêu khích theo kiểu mà chúng ta chứng kiến đêm qua sẽ chỉ cô lập họ hơn nữa, vì chúng ta sẽ sát cánh cùng với các đồng minh của mình, củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa của chúng ta, và dẫn đầu thế giới thực hiện các hành động mạnh mẽ để đáp trả những mối đe doạ này.
Tương tự như vậy, các nhà lãnh đạo Iran phải nhận ra rằng đây là thời điểm cho một giải pháp ngoại giao, bởi một liên minh thống nhất đòi hỏi rằng họ phải thực hiện các nghĩa vụ của mình, và chúng ta sẽ làm những gì cần thiết để ngăn chặn họ có được vũ khí hạt nhân. Đồng thời, chúng ta sẽ làm việc với Nga để tìm cách cắt giảm hơn nữa kho vũ khí hạt nhân của chúng ta, và tiếp tục dẫn đầu nỗ lực toàn cầu nhằm đảm bảo an toàn các nguyên liệu hạt nhân không để rơi vào những bàn tay sai trái – bởi vì khả năng gây ảnh hưởng của chúng ta tới những người khác phụ thuộc vào sự sẵn sàng dẫn đầu của chúng ta.
Nước Mỹ cũng phải đối mặt với mối đe doạ gia tăng nhanh chóng từ các cuộc tấn công mạng. Chúng ta biết việc các hacker ăn cắp những thông tin cá nhân của mọi người và xâm nhập các hòm thư điện tử cá nhân. Chúng ta biết việc các nước khác và các công ty nước ngoài đánh cắp những bí mật kinh doanh của chúng ta. Giờ đây các kẻ thù của chúng ta cũng đang tìm kiếm khả năng phá hoại lưới điện của chúng ta, các thể chế tài chính của chúng ta và các hệ thống điều khiển hàng không của chúng ta. Từ bây giờ chúng ta không thể nhìn lại nhiều năm và băn khoăn tự hỏi không hiểu tại sao chúng ta đã không làm gì trước các mối đe doạ thực sự đối với an ninh và nền kinh tế của chúng ta.

(còn tiếp)
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
(Tiếp theo phần 3 và hết)

Thông điệp liên bang 2013 của tổng thống Barach Obama

4.

Đó là lý do giải thích tại sao, sáng sớm hôm nay, tôi đã ký một sắc lệnh mới sẽ tăng cường hệ thống phòng thủ mạng của chúng ta bằng cách gia tăng việc chia sẻ thông tin, và phát triển các tiêu chuẩn để bảo vệ an ninh quốc gia của chúng ta, công ăn việc làm của chúng ta và sự riêng tư của chúng ta. Giờ đây, Quốc hội cũng phải hành động, bằng cách thông qua quy chế mang lại cho chính phủ của chúng ta một khả năng lớn hơn để đảm bảo an toàn cho các mạng lưới của chúng ta và ngăn chặn các cuộc tấn công.
Ngay cả khi chúng ta bảo vệ người dân của mình, chúng ta nên nhớ rằng thế giới ngày nay đem lại không chỉ những mối nguy hiểm, mà còn cả những cơ hội. Để thúc đẩy hàng xuất khẩu của Mỹ, hỗ trợ công ăn việc làm của Mỹ, và cân bằng sân chơi ở các thị trường đang phát triển của châu Á, chúng ta dự định hoàn tất các cuộc đàm phán về Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Và tối nay, tôi xin thông báo rằng chúng ta sẽ khởi động các cuộc thảo luận về một Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương toàn diện với Liên minh châu Âu – vì thương mại tự do và công bằng giữa hai bờ Đại Tây Dương sẽ hỗ trợ hàng triệu công ăn việc làm được trả lương cao của Mỹ.
Chúng ta cũng biết rằng tiến bộ ở những nơi nghèo khó nhất trên thế giới sẽ làm giàu cho tất cả chúng ta. Ở nhiều nơi, người dân sống với chưa đầy 1 USD/ngày. Do đó nước Mỹ sẽ cùng với các đồng minh của chúng ta xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực như vậy trong hai thập kỷ tới: bằng cách kết nối nhiều người hơn với nền kinh tế toàn cầu và trao quyền cho phụ nữ; bằng cách đem lại cho những người tài trí trẻ tuổi và thông minh nhất của chúng ta các cơ hội mới để phụng sự và giúp đỡ các cộng đồng tự nuôi sống, củng cố sức mạnh và giáo dục bản thân; bằng cách cứu các trẻ em trên thế giới khỏi những cái chết có thể ngăn chặn được; và bằng cách thực hiện lời hứa về một thế hệ không có AIDS.
Trên hết, Mỹ cần phải tiếp tục là ngọn hải đăng cho tất cả những ai tìm kiếm tự do trong thời kỳ thay đổi mang tính lịch sử này. Tôi đã chứng kiến sức mạnh của niềm hy vọng ở Rănggun hồi năm ngoái – khi Aung San Suu Kyi chào đón một Tổng thống Mỹ tới ngôi nhà nơi bà đã bị giam cầm trong nhiều năm; khi hàng nghìn người Mianma xếp hàng trên đường phố, vẫy cờ Mỹ, trong đó có một người đàn ông nói rằng: “Ở Mỹ có công lý và luật pháp. Tôi muốn đất nước mình được như thế”.
Để bảo vệ tự do, chúng ta sẽ vẫn là điểm tựa cho các liên minh vững mạnh từ châu Mỹ tới châu Phi, từ châu Âu tới châu Á. Ở Trung Đông, chúng sẽ sát cánh với người dân khi họ đòi hỏi những quyền lợi chung của mình, và hỗ trợ những sự chuyển tiếp ổn định hướng tới nền dân chủ. Tiến trình này sẽ lộn xộn, và chúng ta không thể mạo hiểm ra điều kiện cho tiến trình thay đổi ở những nước như Ai Cập; nhưng chúng ta có thể – và sẽ – khẳng định sự tôn trọng đối với các quyền cơ bản của tất cả mọi người. Chúng ta sẽ tiếp tục gây áp lực lên một chế độ Xyri đã giết hại người dân của chính mình, và ủng hộ các nhà lãnh đạo đối lập tôn trọng quyền của mọi người dân Xyri. Và chúng ta sẽ kiên định sát cánh với Ixraen trong việc tìm kiếm an ninh và một nền hòa bình lâu bền. Đây là những thông điệp tôi sẽ đưa ra khi tôi tới Trung Đông vào tháng sau.
Tất cả công việc này đều phụ thuộc vào lòng can đảm và sự hy sinh của những người đang phụng sự ở những nơi đầy nguy hiểm với rủi ro cá nhân lớn – các nhà ngoại giao của chúng ta, các nhân viên tình báo của chúng ta và những quân nhân nam cũng như nữ thuộc Các Lực lượng Vũ trang Mỹ. Chừng nào tôi còn là Tổng tư lệnh quân đội, chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì phải làm để bảo vệ những người phục vụ đất nước mình ở nước ngoài, và chúng ta sẽ vẫn là quân đội tốt nhất trên thế giới. Chúng ta sẽ đầu tư vào những khả năng mới, ngay cả khi chúng ta cắt giảm chi tiêu lãng phí và chi tiêu cho chiến tranh. Chúng ta sẽ đảm bảo đối xử công bằng cho tất cả các quân nhân, và phúc lợi công bằng cho gia đình của họ – người đồng tính và người bình thường. Chúng ta sẽ nhờ đến lòng dũng cảm và kĩ năng của những người chị em và con gái của chúng ta, bởi vì những người phụ nữ đã chứng tỏ trong lửa đạn rằng họ sẵn sàng chiến đấu. Chúng ta sẽ vẫn tin tưởng ở các cựu chiến binh của chúng ta – đầu tư vào việc chăm sóc sức khỏe đẳng cấp thế giới, trong đó có chăm sóc sức khỏe tinh thần, cho những thương binh của chúng ta; hỗ trợ các gia đình quân nhân của chúng ta; và đem lại cho các cựu chiến binh của chúng ta những phúc lợi, giáo dục và cơ hội việc làm mà họ mong muốn. Và tôi muốn cảm ơn vợ tôi, Michelle, và bác sĩ Jill Biden vì sự cống hiến không ngừng nghỉ của họ cho việc phục vụ các gia đình quân nhân của chúng ta cũng như họ phục vụ chúng ta.
Nhưng bảo vệ sự tự do của chúng ta không phải là công việc của một mình quân đội của chúng ta. Tất cả chúng ta phải thực hiện phần việc của mình để đảm bảo những quyền do Chúa ban cho chúng ta được bảo vệ ngay ở trong nước. Nó bao gồm cả quyền cơ bản nhất của chúng ta với tư cách công dân: quyền được bầu cử. Khi bất kỳ người Mỹ nào – bất kể họ sống ở đâu hay thuộc đảng phái nào – bị từ chối cái quyền đó thì đơn giản là vì họ không thể chờ đợi 5, 6, 7 giờ đồng hồ chỉ để bỏ phiếu, chúng ta đang phản bội những lý tưởng của mình. Đó là lí do giải thích tại sao tối nay tôi sẽ giới thiệu một ủy ban phi đảng phái nhằm cải thiện tiến trình bầu cử ở Mỹ. Và tôi sẽ đề nghị hai chuyên gia kỳ cựu về lĩnh vực này, những người gần đây đã phục vụ với tư cách là người được ủy quyền hàng đầu cho chiến dịch tranh cử của tôi và chiến dịch tranh cử của Thống đốc Romney, lãnh đạo ủy ban này. Chúng ta có thể sửa chữa tiến trình này, và chúng ta sẽ làm điều đó. Người dân Mỹ yêu cầu điều đó. Và nền dân chủ của chúng ta cũng vậy.
Dĩ nhiên, những điều tôi nói tối nay sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu chúng ta không cùng nhau bảo vệ nguồn lực quý giá nhất của mình – con em của chúng ta.
Đã hai tháng kể từ sau vụ Newtown. Tôi biết đây không phải là lần đầu tiên đất nước này tranh cãi về việc làm thế nào để giảm bạo lực súng đạn. Nhưng lần này thì khác. Đại đa số người Mỹ – những người Mỹ tin vào Luật Sửa đổi lần thứ 2 – đã cùng chung quan điểm xung quanh cải cách hợp với lẽ thường – như các cuộc kiểm tra nhân thân sẽ khiến những kẻ tội phạm khó sở hữu súng hơn. Các thượng nghị sĩ của cả hai đảng đang làm việc cùng với nhau về những điều luật cứng rắn mới nhằm ngăn chặn bất kỳ ai mua súng để bán lại cho những kẻ tội phạm. Các cảnh sát trưởng đang yêu cầu chúng ta giúp loại bỏ các vũ khí chiến tranh và nhũng tạp chí về đạn dược khỏi các đường phố của chủng ta, bởi họ đã quá mệt mỏi với việc bị lép vế về súng đạn.
Mỗi đề xuất trong số này xứng đáng có một phiếu bầu trong Quốc hội. Nếu quý vị muốn bỏ phiếu chống, đó là lựa chọn của quý vị. Nhưng những đề xuất này xứng đáng có một phiếu bầu. Vì trong thời gian 2 tháng kể từ vụ Newtown, hơn một nghìn ngày sinh nhật, lễ tốt nghiệp và lễ kỉ niệm đã bị cướp đi khỏi cuộc sống của chúng ta bởi viên đạn từ một khẩu súng.
Một trong số những người mà chúng ta đã mất đi là một bé gái có tên Hadiya Pendleton. Cô bé mới 15 tuổi. Cô bé yêu thích bánh Fig Newtons và son bóng. Cô bé là một người chỉ huy ban nhạc diễu hành. Cô bé rất tốt bụng với bạn bè của mình, tất cả họ đều nghĩ rằng mình là bạn thân nhất của cô. Chỉ 3 tuần trước, cô bé đã ở đây, ở Oasinhtơn, cùng với bạn cùng lớp của cô, biểu diễn cho đất nước mình tại lễ nhậm chức của tôi. Và một tuần sau đó, cô bé đã bị bắn và thiệt mạng tại một công viên ở Chicago sau giờ học, chỉ cách nhà tôi một dặm.
Cha mẹ của Hadiya, Nate và Cleo, đang ở trong căn phòng này tối nay, cùng với hơn hai chục người Mỹ mà cuộc sống của họ đã bị bạo lực súng đạn khiến cho tan nát. Họ xứng đáng có một phiếu bầu.
Gabby Giffords xứng đáng có một phiếu bầu.
Những gia đình ở Newtown xứng đáng có một phiếu bầu.
Những gia đình ở Aurora xứng đáng có một phiếu bầu.
Những gia đình ở Oak Creek, Tucson và Blacksburg, và vô số những cộng đồng khác đã bị bạo lực súng đạn phá vỡ – họ xứng đáng có một phiếu bầu.
Những hành động của chúng ta sẽ không ngăn chặn được mọi hành động bạo lực vô nghĩa trên đất nước này. Quả thực, không luật pháp, không sáng kiến, không đạo luật quản lý nào sẽ giải quyết một cách hoàn hảo tất cả những thách thức mà tôi đã phác họa ra tối nay. Nhưng chúng ta chưa bao giờ được cử tới đây để tạo sự hoàn hảo. Chúng ta được cử tới đây để tạo ra sự khác biệt mà chúng ta có thể, để đảm bảo an toàn cho quốc gia này, mở rộng cơ hội, và giữ gìn những lý tưởng của chúng ta thông qua công việc tự trị đầy khó khăn, dễ nản lòng, nhưng vô cùng cần thiết.
Chúng ta được cử tới đây để quan tâm đến những đồng bào Mỹ của chúng ta giống như cách họ quan tâm lẫn nhau, mỗi ngày, thường không cần phô trương, khắp nơi trên đất nước này. Chúng ta nên noi gương họ.
Chúng ta nên noi gương một y tá ở Thành phố Niu Yoóc có tên Menchu Sanchez. Khi cơn bão Sandy nhấn chìm bệnh viện của cô trong bóng tối, những suy nghĩ của cô không phải là tình hình gia đình mình hiện ra sao – mà là về 20 đứa trẻ sơ sinh quý giá được cô chăm sóc và kế hoạch cứu thoát mà cô đã vạch ra để giữ cho chúng được an toàn.
Chúng ta nên noi gương một người phụ nữ ở Bắc Miami có tên Desiline Victor. Khi tới địa điểm bầu cử, bà được cho biết thời gian chờ để bỏ phiếu có thể là 6 giờ đồng hồ. Và khi thời gian trôi qua, mối quan tâm của bà không phải là về cơ thể mỏi mệt hay đôi chân đau nhức của mình, mà là liệu những người dân như bà có được tiếng nói hay không. Sau nhiều giờ đồng hồ, một đám đông đã đứng xếp hàng ủng hộ bà. Vì Desiline đã 102 tuổi. Và họ vỡ òa lên sung sướng khi cuối cùng bà cũng đã dán lên áo mẩu giấy có dòng chữ “Tôi đã bỏ phiếu”.
Chúng ta nên noi gương một nhân viên cảnh sát có tên Brian Murphy. Khi một tay súng nã đạn vào một ngôi đền đạo Sikh ở Wisconsin, và Brian là người đầu tiên tới nơi, ông đã không màng đến sự an toàn của bản thân mình. Ông đã chống trả cho tới khi có hỗ trợ, và yêu cầu các đồng nghiệp của mình bảo đảm sự an toàn của những người Mỹ đang dự lễ bên trong – ngay cả khi ông nằm đó, máu vẫn chảy vì vết thương từ 12 viên đạn.
Khi được hỏi làm sao mà ông có thể đã làm được như vậy, Brian nói: “Đó chỉ là cách chúng ta được sinh ra”. Đó chỉ là cách chúng ta được sinh ra.
Chúng ta có thế làm những công việc khác, và mặc những bộ đồng phục khác, và có những quan điểm khác với người bên cạnh chúng ta. Nhưng là người Mỹ, tất cả chúng ta đều chia sẻ một tư cách đáng tự hào:
Chúng ta là những công dân. Đó là một từ không chỉ mô tả quốc tịch hay tư cách pháp nhân của chúng ta. Nó mô tả cách chúng ta được sinh ra. Nó mô tả những gì chúng ta tin tưởng. Nó nắm bắt ý tưởng lâu dài rằng đất nước này chỉ vận hành tốt khi chúng ta chấp nhận những nghĩa vụ nhất định với nhau và với các thế hệ tựơng lai; rằng các quyền của chúng ta bị ràng buộc với các quyền của những người khác; và rằng vào thế kỷ thứ ba của chúng ta với tư cách là một quốc gia, nhiệm vụ của tất cả chúng ta, với tư cách là công dân của nước Mỹ này, vẫn là những tác giả của chương tuyệt vời tiếp theo trong câu chuyện nước Mỹ của chúng ta.
Xin cảm ơn, cầu Chúa phù hộ cho quý vị, và cầu Chúa phù hộ cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ./.

Đồi Capitol, Washington D.c, 12/2/2013

Nguồn:TTXVN
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Trở thành Hội viên Hội nhà văn Việt Nam: Những cách ăn mừng cảm động



Theo vòng quay của trời đất, một năm chỉ có bốn mùa xuân - hạ - thu - đông. Bốn mùa này tiếp nối nhau không dứt. Và nói theo kiểu cụ Nguyễn Du trong "Truyện Kiều" thì "Sen tàn cúc lại nở hoa/ Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân".
Nhưng đối với người cầm bút, mỗi năm còn có thêm mùa thứ năm nữa. Ấy là "mùa" trao giải thưởng và kết nạp hội viên. Trong mùa rất đặc biệt này, có khối chuyện buồn và cũng có khối chuyện vui.


http://vnca.cand.com.vn/Uploaded_VNCA/Honghai/28_hoi193.jpg
Hội nghị BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 7 họp bàn về việc xét kết nạp hội viên năm 2012.



Nhân dịp năm mới, xin góp vui cùng bạn đọc một số mẩu chuyện về những khoảnh khắc đầy cảm động, đáng nhớ sau sự kiện ấy của các bạn văn, bạn thơ mà tôi hoặc được nghe kể hoặc được mục kích...

Trần Quốc Tiến sinh năm 1942, tuổi Nhâm Ngọ, quê Nam Định. Từ 1990 đến 2006, ông đã cho xuất bản 6 cuốn văn xuôi. Sau một thời gian miệt mài phấn đấu, đến cuối năm 1995 đầu năm 1996, khi 54 tuổi, ông chính thức được gia nhập Hội Nhà văn. Nhận được tin này, lẽ đương nhiên là ông vô cùng phấn khởi.

Theo một số người kể lại: Chỉ sau đó ít ngày, ông cùng gia đình, họ hàng đã tổ chức đón danh hiệu này một cách tưng bừng, trang trọng và đầy lễ nghi. Ông vận áo the, khăn xếp theo đúng kiểu truyền thống và đội trên đầu một mâm lễ vật cùng tấm thẻ hội viên ra đình làng để… bái vọng và "báo cáo công trạng" với thành hoàng cùng các bậc tiền nhân.

Trong không khí rất có màu sắc lễ hội, rất đông họ hàng và bạn hữu xa gần đã chúc mừng Trần Quốc Tiến và cầu mong cho ông tiếp tục vững vàng và tấn tới trong nghiệp viết. Năm ấy, Trần Quốc Tiến có cảm giác ngày tết đến sớm hơn hẳn mọi năm. Có thể nói: Hiếm có người nào tổ chức đón danh hiệu nhà văn lại có dấu ấn và nổi đình nổi đám như Trần Quốc Tiến.

Sau 8 - 9 năm nộp hồ sơ, thời gian chờ ngày gia nhập Hội Nhà văn đối với nhà thơ Nguyễn Hòa Bình (Hà Nội) dài bằng một cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp. Sinh thời, nhà thơ Trịnh Thanh Sơn lúc nào cũng sát cánh với Nguyễn Hoà Bình, quan tâm đến Nguyễn Hoà Bình và hy vọng sẽ có một ngày… Vậy mà mãi đến khi nhà thơ đàn anh về thế giới bên kia, mơ ước của nhà thơ đàn em mới trở thành hiện thực.

Cuối năm 2010 đầu năm 2011, khi hay tin con trai mình đã "đi đến nơi, về đến chốn", thân mẫu nhà thơ Nguyễn Hòa Bình rất cảm động. Mặc dù lương hưu ít ỏi nhưng cụ vẫn nói với con trai: "Mẹ có dành dụm được một ít tiền, cũng định chi tiêu vào việc khác. Nhưng nay thấy con có tin vui, mẹ quyết định tặng con một chiếc tủ lạnh mới tinh mua bằng tiền túi của mẹ. Hãy coi đây như một phần thưởng của mẹ để chia vui với con!". Khi hay tin này, em trai nhà thơ Nguyễn Hòa Bình là Nguyễn Mạnh Cường đã tức tốc bay từ Sài Gòn ra Hà Nội. Gặp anh, Cường nói: "Em mừng lắm. Mừng hơn cả việc nếu anh có học vị thạc sĩ, tiến sĩ hoặc có chức này, tước nọ. Năm nay, chắc chắn đại gia đình nhà ta sẽ đón một cái tết thật lớn, thật vui và có nhiều ý nghĩa. Khi ra đây, em có mang một món tiền lớn. Bây giờ em mời anh đến siêu thị Parkson (một siêu thị lớn và rất có tiếng ở Thủ đô, bày bán nhiều hàng hiệu). Đến đây, anh thả sức mua, không phải nghĩ ngợi gì đến tiền nong cả".

Nhà thơ Nguyễn Hòa Bình kể lại: "Tôi đã mua một đôi giày và một số đồ dùng trị giá trên 10 triệu đồng. Tôi nghĩ thế là đã nhiều. Vậy mà em trai tôi bảo: Anh cứ mua nữa đi, mua vô tư đi! Còn bao giờ có dịp này nữa! Trước lúc em ra đây, vợ em cũng nhắc em phải làm cho bằng được việc này".

Cho đến bây giờ, nhắc lại chuyện cũ, nhà thơ Nguyễn Hòa Bình vẫn còn bồi hồi. Nhà thơ Nguyễn Hòa Bình tâm sự: "Sở dĩ tôi vẫn giữ nguyên được cảm xúc của thời khắc ấy vì lúc nào tôi cũng coi thơ là cõi thiêng và đối với tôi, danh hiệu nhà thơ lúc nào cũng cao quý. Chưa kể là tôi còn phải rất vất vả vì nó".

Sau khi in 4 - 5 tập thơ lục bát (cũng giống như nhà thơ Đồng Đức Bốn, cả đời chỉ sáng tác thơ lục bát) và sau khi nghỉ hưu, Trần Huy Tản di dời chỗ ở từ Hải Phòng đến Hà Nội. Sau hai năm chờ đợi, cuối năm 2011, đầu năm 2012, khi đã 63 tuổi, Trần Huy Tản mới được chính danh… nhà thơ.

Phải nói là Trần Huy Tản rất hồi hộp, vì trước đó, khi Ban chấp hành Hội Nhà văn bỏ phiếu, có một người đã đưa một thông tin bất lợi cho ông: Thơ Trần Huy Tản rất giống thơ Đồng Đức Bốn. Dễ hiểu vì cái người có ý phá Trần Huy Tản biết rất rõ quan hệ thân thiết giữa ông và Đồng Đức Bốn qua nhiều năm, hồi còn ở Đất Cảng. Sau ông "thoát hiểm" nhờ ý kiến khách quan của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: "Thơ Đồng Đức Bốn khác, thơ Trần Huy Tản khác".

Sau khi biết tin mừng của cậu con trai, thân phụ nhà thơ Trần Huy Tản là cụ Trần Huy Hãn (lúc đó đã gần 90 tuổi) lập tức gọi taxi… Cụ Hãn vốn là dân dạy chính trị, kinh tế học, đã có nhiều năm làm chuyên gia giáo dục ở Ănggôla và là người rất yêu văn chương. Đến nơi, cụ bảo con trai: "Trở thành nhà văn là khó lắm! Có nhiều năm giảng dạy ở Trường Đại học Sư phạm, tôi biết rõ điều này. Tôi biết ở nơi tôi công tác, số người có được như anh, cũng không nhiều lắm đâu. Chỉ đếm được trên 10 đầu ngón tay thôi. Tôi chúc mừng anh. Bản thân tôi, hay tin này, cũng cảm thấy ngạc nhiên đấy. Mẹ anh vui lắm. Chỉ tiếc hôm nay, mẹ anh không được khỏe. Nếu không, cả hai chúng tôi đã cùng đến đây rồi. Mẹ anh cũng gửi lời chúc mừng anh".

Trưa 20/12/2012, khi có việc đến số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam, bất ngờ tôi gặp nhà văn Đỗ Chu. Nhà văn Đỗ Chu giục tôi:

- Chú có biết thằng Lương Văn không? Cái thằng viết văn ấy! Nhà nó ở gần ngõ Thổ Quan. Anh vừa nhận được tin nó qua được vòng Ban chấp hành rồi và đã trở thành hội viên… Bây giờ, chú phải đưa anh về nhà ngay, để anh còn gọi điện thoại báo tin cho nó. Trưa nay, chú không được đi đâu cả. Phải về nhà anh đấy!

Tôi ngớ người ra, không hiểu chuyện gì đã xảy ra.

Nhà văn Đỗ Chu giải thích:

- Hôm nay, thằng Lương Văn nó sẽ khao chúng mình. Đã mấy năm nay nó trông ngóng mãi… Chúng mình phải nâng cốc với vợ chồng nó.

Tôi đưa nhà văn Đỗ Chu về nhà ông ở Khu chung cư Đội Nhân bằng xe máy. Vừa về đến nhà, ông đã vội vã gọi điện thoại cho Lương Văn.

Vừa nhấc máy, nhà văn Đỗ Chu vừa lẩm bẩm: "Cái thằng này đến lạ, gọi mãi mà không nghe… Chỉ thấy chuông điện thoại đổ hồi. Thế này là thế nào nhỉ? Hay là nó đang đi trên đường?".

Sau khi nối được thông tin cho phu nhân của Lương Văn, nhà văn Đỗ Chu nói ngay: "Có tin vui rồi đó. Đến nhà tao ngay. Phải nửa tiếng nữa hả? Sao lâu thế? Vợ chồng mày nhớ mua một, hai cây giò Ước Lễ. Ngoài ra, không phải mua thêm gì cả. Tao đã mua một con gà mừng chồng mày rồi đó. Còn rượu thì khỏi lo. Nhà này rất sẵn. Nhớ đi đứng cho cẩn thận, kẻo sướng quá lại đâm vào đâu thì khổ".

Trong lúc chờ vợ chồng Lương Văn đến, nhà văn Đỗ Chu lắc đầu: "Số thằng này vất vả lắm. Say sưa viết lâu lắm rồi, cũng in được dăm bảy quyển sách, vậy mà mãi đến năm nay mới… Hai vợ chồng nó rất tốt tính. Từ lâu, hai đứa nó rất gắn bó với nhau và sống bằng nghề làm quẩy đấy. Đêm nào cũng thức để sớm mai còn kịp có hàng giao cho người ta. Vậy mà vẫn ham viết tiểu thuyết. Và vì sinh nhai bằng nghề này nên nhiều người gọi nó là "Văn quẩy". Nó sinh năm 1960, cầm tinh con chuột, kém chú 5 tuổi chứ mấy".

Chị Huyên - vợ Lương Văn kể: "Khi anh Đỗ Chu gọi, chồng em không dám nghe. Vì đã mấy lần, lần nào cũng nghe anh Đỗ Chu nói: Lại hỏng rồi. Thôi, đành để sang năm tính tiếp vậy. Chồng em sợ cái dớp ấy và lần này sợ lại được nghe tin xấu như mấy lần trước nên kiên quyết không nghe điện thoại".

Dừng lại một lát để thở, chị Huyên nói tiếp: "Cả tuần lễ nay, em đi lễ nhiều nơi và cầu xin cho anh ấy. Đi xa, cũng có. Đi gần, cũng có. Có một nơi, thầy bảo: Cũng gay go đấy. Nhưng cuối cùng thì chồng cô cũng qua".

Nhà văn Đỗ Chu phụ họa: "Thầy xem thế là đúng đấy. Thằng Văn chỉ thiếu một phiếu là… toi!".

Nhà thơ Lương Tử Đức lại cho biết: "Hôm nhận được tin, người tôi lạng quạng, lạng quạng một lúc đấy".

Nghe nói cách nay đã lâu, nhà thơ Lê Hồng Thiện (viết cho thiếu nhi), sau khi biết mình vào Hội, phấn khích quá, không biết làm gì, cứ cầm chổi quét đi quét lại khoảng sân trước nhà mà không hay sân đã… sạch bong từ bao giờ. Có lẽ nhà thơ đang "giải thoát" khát khao từng bị ghìm nén lâu năm theo cách của riêng mình

 Đặng Huy Giang  (CAND.COM)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

 Ngại hoạt động mỹ thuật lộ bí mật, an ninh!



Nhiều ý kiến cho rằng quy định “Tác giả được chỉ định sáng tác mẫu phác thảo tượng đài, tranh hoành tráng phải có trình độ đại học trở lên” không phù hợp.

Phiên họp chiều 14-1 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trở nên sôi nổi khi các đại biểu thảo luận về chủ đề “tượng đài, tranh hoành tráng”. Đây là nội dung được đề cập trong dự thảo nghị định về hoạt động mỹ thuật do Bộ VH-TT&DL chủ trì soạn thảo.

Thế nào là hoành tráng?
Theo ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL, thời gian qua việc xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng không còn bó hẹp trong chủ đề về các anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu hay đề tài lịch sử, cách mạng. Hiện nhiều nơi đã mở rộng sang xây dựng tượng tôn giáo, tín ngưỡng với quy mô lớn, có ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, văn hóa, xã hội. Do chưa có quy định về cấp phép xây dựng nên công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, việc ban hành các quy định về tượng đài, tranh hoành tráng là hết sức cần thiết.

Giải thích từ ngữ về “hoành tráng”, dự thảo nghị định nêu rõ: “Tranh hoành tráng là tác phẩm mỹ thuật có kích thước lớn, chất liệu bền vững, ngôn ngữ tạo hình có tính biểu tượng cao, đặt cố định nơi công cộng”. Tuy nhiên, giải thích trên không làm cho Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý và Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện hài lòng. “Sự hoành tráng đôi khi không đến từ kích thước mà có khi lại hoành tráng về nội dung” - ông Lý đặt vấn đề. Còn ông Hiện thì đề nghị nên thay “hoành tráng” bằng một từ khác.

http://phapluattp.vcmedia.vn/zmFXaMf02iyYngijCf8krGuUCNG8J4/Image/2013/Thang-1/15-1/8-chot-6013f.jpg
Việc quy định “Tác giả được chỉ định sáng tác mẫu phác thảo tượng đài, tranh hoành tráng phải có trình độ đại học trở lên” gây nhiều tranh cãi. Ảnh: CTV



Dự thảo cũng quy định: Tác giả được chỉ định sáng tác mẫu phác thảo tượng đài, tranh hoành tráng phải có trình độ đại học trở lên chuyên ngành điêu khắc đối với tượng đài; có trình độ đại học trở lên chuyên ngành hội họa, đồ họa và phải có ít nhất hai công trình tượng đài, tranh hoành tráng đạt chất lượng loại A… Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, quy định như thế là không phù hợp.

“Làm tranh hoành tráng mà bắt buộc phải có bằng cấp là không đúng. Thực tế có rất nhiều người không có bằng cấp vẫn làm được những công trình lớn. Nghệ thuật là thiên phú, quy định như thế là không hợp lý” - ông Sơn nhấn mạnh. Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng cho rằng không nhất thiết bắt buộc những người làm ra tác phẩm nghệ thuật phải có bằng đại học hoặc thỏa điều kiện này, điều kiện kia.

Sao chép tranh lãnh tụ phải thể hiện sự tôn kính
Ngoài nội dung trên, dự thảo nghị định cũng đưa ra nhiều quy định khắt khe đối với hoạt động mỹ thuật. Trong đó, nghiêm cấm các hành vi mỹ thuật làm tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước; bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại; bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật; xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa; xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân...

Đặc biệt, dự thảo nghị định quy định các tổ chức, cá nhân muốn sao chép tranh, tượng danh nhân, lãnh tụ phải làm đơn và được Sở VH-TT&DL cấp phép mới được thực hiện. Các cơ sở hành nghề sao chép, trưng bày tranh, tượng danh nhân, lãnh tụ phải đảm bảo sự tôn kính đối với danh nhân, lãnh tụ.

Thẩm tra về các nội dung trên, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi cho rằng quy định cấm “tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước; bí mật quân sự, an ninh kinh tế, đối ngoại; bí mật đời tư của cá nhân” không mang tính đặc thù đối với hoạt động mỹ thuật. Ngoài ra, ban soạn thảo cần xem lại quy định cấm “xây dựng các công trình mỹ thuật không đúng quy hoạch” tại khoản 3, vì dự thảo nghị định chỉ quy định quy hoạch về tượng đài, tranh hoành tráng, không quy định quy hoạch về các công trình mỹ thuật.

THÀNH VÂN (Pháp Luật online)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Vĩnh biệt nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu



TT - Trưa 3-3, đạo diễn Lương Đình Dũng - người kiên trì trong bốn năm ròng để làm cho được bộ phim tài liệu Xẩm đỏ (Tuổi Trẻ ngày 7-8-2011) về cuộc đời của cụ Hà Thị Cầu - gọi điện thoại báo tin: Cụ Cầu mất rồi...

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/881/619881.jpg
Cụ Hà Thị Cầu trong lần biểu diễn cuối cùng tại Hà Nội năm 2011 - Ảnh: Hoàng Điệp



"Trời cao có thấu tình chăng/Đời người mấy lúc gian truân mà già”. Và câu hát ấy của cụ Cầu cứ vang lên giữa buổi trưa ngưng đọng...

Cụ Cầu ốm đã lâu rồi, từ trong tết, nhưng tin cụ mất vẫn khiến nhiều người trong giới thấy hụt hẫng, nhất là những người từng gắn bó với cụ, làm phim về cụ, nghiên cứu về cụ, học hát với cụ và những nhà báo đã viết bài về cụ.

Người già, trở bệnh rồi ốm đau, mà cụ Cầu đã nhiều lần ốm thập tử nhất sinh rồi, nhưng tiếng hát xẩm lại vực cụ dậy. Nên ai cũng mong lần này cụ ốm thế, nhưng biết đâu “ơn giời” cụ khỏe lại thì sao. Mọi người nói cũng chỉ biết “ơn giời”, bởi nghèo như cụ Cầu không ơn giời thì ơn ai để được sống đến bấy nhiêu tuổi mà rày đây mai đó?

Cay đắng cả đời, mãn nguyện cả đời vì xẩm
Khi cụ Cầu trở bệnh, đạo diễn Lương Đình Dũng - người quyết tâm để quay cho được những thước phim thật nhất về cụ - đã hớt hải về thăm.

20 năm nay, cụ Cầu được tôn xưng là “báu vật nhân văn” của nghệ thuật hát xẩm. Ai cũng biết đến cụ là nghệ nhân cuối cùng của bộ môn nghệ thuật này nhưng bất kể ai từng gặp cụ Cầu một lần, từng ghé thăm căn nhà nhỏ bé đến mức không thể bé hơn của cụ đều biết cụ Cầu sống rất khổ sở. Khổ sở đúng nghĩa với nghề hát xẩm đã gắn vào cuộc đời cụ từ lúc còn ẵm ngửa. Và rồi cũng vì xẩm mà cụ gắn bó cả đời với ông Trùm Mậu trong thân phận người vợ thứ 18 - người vợ cuối cùng của ông.

Xẩm cũng khiến cụ lưu lạc khắp nơi từ Nam chí Bắc. Cụ giữ xẩm vì xẩm nuôi sống cụ, nuôi sống đàn con của cụ, dù cái nghề bạc bẽo ấy chả vinh dự gì. Cụ gắn bó thân thiết với xẩm đến mức khi ngủ cũng phải đắp chiếu vào người mới ngủ được, bởi đó là thói quen của những người hát rong bên manh chiếu rách.

Chả lần nào thấy cụ tỏ ra buồn rầu hay đau đớn vì đã chọn xẩm. “Từ khi còn ẵm ngửa đã theo mẹ đi hát xẩm, rồi quen với xẩm, với tiếng phách, tiếng nhị từ khi còn trong trứng thì còn gì khác nữa để mà lựa chọn” - cụ Cầu đã nói thế khi được hỏi sao không từ bỏ nghề này để chọn một công việc khác cho bớt cực.

Xẩm đối với cụ không chỉ là kế sinh nhai mà như cơm ăn, như hơi thở, như là nước uống hằng ngày. Dù nghèo khổ, cụ thật sự hạnh phúc vì xẩm. Xẩm đưa đôi chân cụ đi khắp chốn khắp nơi, được nghe đủ mọi chuyện từ sang hèn đến hỉ nộ ái ố. Xẩm cũng mang lại cho cụ cảm giác hạnh phúc khi được những người dân nghèo nghe xong và bỏ tiền vào chiếc khay đặt giữa chiếu xẩm đầu làng.

Cụ Cầu có thể hát hàng trăm bài xẩm, không bài nào giống bài nào, thậm chí cụ có thể ứng khẩu mà kéo nhị thành những bài hát, những câu thơ như một nghệ sĩ sáng tác. Tiếng nhị cứ như tiếng cứa, đau đến buốt lòng người nghe. Nói vui, cụ hát vui, nói buồn, cụ hát về nỗi buồn, nói nhân tình thế thái, cụ hát về nhân tình thế thái... lại rất đúng, rất chuẩn... Xẩm là cái nghiệp đã gắn bó với cụ cho đến lúc nhắm mắt...

Mất mát không gì bù đắp được...
Ngày 2-3, đoàn nghệ sĩ của Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam do nhạc sĩ Thao Giang dẫn đầu đã về thăm nghệ nhân Hà Thị Cầu. Nhắc lại giây phút gặp gỡ cuối cùng, nhạc sĩ Thao Giang nghẹn ngào: “Hôm qua chúng tôi về thăm cụ khi biết cụ đã yếu lắm rồi. Chân lạnh, tay lạnh và không còn cử động được nữa. Để duy trì sự sống cho cụ, gia đình đã phải cho cụ ngậm sâm và uống nước nhiều ngày nay. Thế mà khi chúng tôi về nói chuyện, cụ vẫn mấp máy môi và gật đầu nhận ra từng người. Tôi chỉ có thể nói rằng đây là mất mát không gì có thể bù đắp được cho nghệ thuật hát xẩm Việt Nam”.

Khi thành lập Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Thao Giang và giáo sư Phạm Minh Khang đã nhiều lần đưa học trò về tận Ninh Bình để học hỏi nghệ nhân Hà Thị Cầu, và cũng nhiều lần trung tâm đón nghệ nhân lên Hà Nội biểu diễn. Trung tâm cũng là nơi đầu tiên mở ra chiếu xẩm ở Hà Nội với mong ước khôi phục chút đỉnh nghệ thuật hát xẩm đang ngày càng mai một.

Năm 2011, lần đầu tiên trung tâm tuyển sinh học viên hệ đại học cho bộ môn hát xẩm, với mong ước sau hai năm học lý luận về âm nhạc xong các em sẽ được nghệ nhân Hà Thị Cầu trực tiếp chỉ giáo: “Nhưng các em ấy chưa một lần được học cụ Cầu vì cụ ốm quá. Thế là ước mơ của chúng tôi với cụ lại dang dở nữa rồi...”.

Đang ở Tây nguyên để thực hiện một dự án bảo tồn về văn hóa dân gian, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền chỉ biết buông những tiếng thở dài khi nói về sự ra đi của nghệ nhân Hà Thị Cầu. Trước tết, khi nghe tin cụ ốm nặng đến mức không nói được, anh Hiền đã không quản ngại đêm hôm rét mướt chạy xe máy một mạch về thăm “bu Cầu”.

Ăn với cụ bát cơm, ngủ lại nhà cụ một đêm rồi sáng hôm sau lên Hà Nội hớn hở khoe: “Tôi về bu lại ngồi lên được rồi, lại ăn được một chút cháo, cả ngày bu nằm im trong nhà như giận dỗi, thế mà nhắc đến xẩm một cái là bu tỉnh ngay...”. “Hôm mồng 6 tết tôi lại về, bu vẫn nhận ra tôi và nhúc nhắc nói chuyện. Thật không ngờ...” - nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền buông tiếng “thật không ngờ” đầy đau đớn. Đối với anh, cụ Cầu không chỉ là “báu vật nhân văn” quốc gia mà còn gắn bó như ruột rà rất nhiều năm nay. Và nỗi xót xa của anh đối với người đàn bà hát xẩm này đã được tha thiết kêu nhiều lần nhưng nó cứ chìm vào thinh không...

Còn đạo diễn Lương Đình Dũng cho biết với hàng ngàn phút phim về cuộc đời cụ Hà Thị Cầu mà anh tự bỏ tiền túi ghi hình trong nhiều năm trời, anh tin rằng đây sẽ là nguồn tư liệu quý giá cho nghệ thuật dân gian Việt Nam. Điều mà anh cảm thấy tiếc nhất đối với cuộc đời cụ Cầu không chỉ là câu chuyện mất đi một nghệ nhân dân gian, báu vật sống của Nhà nước mà còn bởi sự không trân trọng đối với những người như cụ Cầu sẽ dần mất đi vốn văn hóa rất khác biệt và đặc trưng của Việt Nam.

Và suy nghĩ này chắc chắn không chỉ của Lương Đình Dũng mà còn của những người đã lặng lẽ nghe cụ Cầu hát, lặng lẽ trân trọng những gì còn sót lại của nghệ thuật hát xẩm thông qua người phụ nữ có cuộc đời kỳ lạ như cụ...

HOÀNG ĐIỆP


Nghệ nhân Hà Thị Cầu tên thật là Hà Thị Năm, sinh năm 1921 tại Ý Yên, Nam Định. Cụ Cầu hành nghề hát xẩm từ khi 5 tuổi. Sau một thời gian dài ốm đau, cụ mất lúc 12g30 ngày 3-3 tại nhà riêng ở xã Yên Phong, huyện Yên Mô, Ninh Bình, hưởng thọ 92 tuổi. Lễ viếng cụ Hà Thị Cầu bắt đầu từ 7g ngày 4-3. Cụ sẽ được an táng lúc 9g30 ngày 5-3 tại nghĩa trang Đầm Thuần (xã Yên Phong, Yên Mô).
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Biến tướng lễ hội: “Quan hóa”



Theo GS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng di sản quốc gia, “quan hóa” là nguy cơ đe dọa lễ hội. Theo đó, quan chức chiếm vị trí quan trọng của lễ hội, áp đặt mô hình của mình cho lễ hội.

Trong buổi họp trực tuyến của Bộ VH-TT-DL đầu năm 2013 về công tác tổ chức lễ hội, PGS-TS Nguyễn Chí Bền, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật, không giấu nổi lo lắng về việc làm thế nào để tín ngưỡng Hùng Vương giữ được nguyên bản. Cùng với việc tín ngưỡng này trở thành di sản UNESCO, thách thức của việc giữ tín ngưỡng này cho cộng đồng sẽ được thế giới dõi theo. Từ khi trở thành quốc lễ, nó đã thay đổi rất nhiều về khách dự lễ và hành hương. Nghiên cứu của UNESCO công bố năm 2012 cho thấy người tham gia mới là lãnh đạo nhà nước, tỉnh, các ban ngành, sự đóng góp và tham dự của các đoàn đại diện từ các tỉnh thành trong cả nước.

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20132/apicture/lehoi2.jpg;pve416aec7c6040425
Hội đền Hùng nay đã thành quốc lễ - Ảnh: Ngọc Thắng



Theo UNESCO, hiện nay đại diện lãnh đạo nhà nước đã thay thế các làng sở tại để tổ chức hội. Nó dẫn đến suy giảm vai trò chủ động tham gia của cộng đồng địa phương vào lễ hội. Trước đây, dân ba làng sở tại là Cổ Tích, Vi, Trẹo được coi là “trưởng tạo lệ”. Họ có trách nhiệm đứng ra tổ chức hội đền Hùng với sự tham gia của các làng xung quanh núi Nghĩa Lĩnh. Từ khi được nâng thành quốc lễ, đặc biệt là từ khi Ban quản lý di tích được thành lập vào năm 1962, đại diện của ba làng không còn đóng vai trò chủ lễ. Các làng cũng không còn tuân thủ các quy định về tế lễ, tổ chức các sinh hoạt văn hóa dân gian, rước theo truyền thống nữa.

Về thay đổi này, theo UNESCO, việc tổ chức lễ hội thờ cúng Hùng Vương không còn là “lệ” làng, khi mọi người dân phải có nghĩa vụ đóng góp công sức, thời gian và tiền của. Việc tham gia hội đền Hùng chuyển sang tính chất nhiệm vụ, được phân công thông qua các văn bản. Người dân ba làng Cổ Tích, Vi, Trẹo tham gia hội bị động theo sự chỉ đạo từ trên. Hệ quả của mô hình tổ chức lễ hội kiểu này, ông Bôi, nguyên cán bộ khu di tích lịch sử đền Hùng cho biết: “Ngày xưa người ta tự giác làm vì đó là phong trào... Bây giờ mỗi xã đòi 5 triệu thì mới tham gia”.

Hội Gióng - một di sản UNESCO khác cũng đang bị “quan hóa” khi phải đi “diễn” liên tục để phục vụ các ngày kỷ niệm. Cụ thể, từ năm 2010, Hội Gióng được tổ chức trình diễn nhân dịp 1.000 năm Thăng Long, phục vụ làm hồ sơ và nhận bằng Di sản của UNESCO. Những “lễ hội” này không trùng vào thời gian mở hội truyền thống, người tham gia hội phải “diễn”. Nhà nước cũng trả tiền cho người dân để họ diễn lễ hội. Theo các nhà nghiên cứu, điều này tạo tâm lý làm thuê, thụ động, trái ngược với thực hành lễ hội một cách tự nguyện, chủ động theo nền nếp truyền thống.

Thậm chí, theo GS Ngô Đức Thịnh, việc đọc các báo cáo theo kiểu quan chức tại Hội Gióng có những khi rất phản cảm. Có năm, báo cáo thành tích được đọc còn có phần về… tỷ lệ sinh đẻ có kế hoạch.

Trả hội về cho dân
PGS-TS Nguyễn Văn Huy, Ủy viên Hội đồng di sản quốc gia, nói về lễ hội đền Hùng: “Tôi đã có lần đề nghị việc tế lễ đền Hùng nên trả lại cho người dân địa phương như trước đây họ vẫn thực hành. Việc thực hành đó không làm giảm tính chất quốc lễ nhưng tăng được tính dân gian. Tính thiêng của đền Hùng không phải ở chỗ các vị quan chức cấp cao đại diện cho nhà nước thực hành nghi lễ. Tính thiêng là ở tấm lòng thành, mà tấm lòng thành thì mọi người đều bình đẳng. Nếu chúng ta giải quyết thỏa đáng tương quan nhà nước và cộng đồng trong mô hình quản lý lễ hội ở đền Hùng thì sẽ là bài học tốt cho nhiều lễ hội khác”.

Cũng theo ông Huy, bản thân các lễ hội truyền thống đã mang tính văn hóa và chính trị rất tinh tế thông qua các biểu tượng và hành lễ của mình. Vì vậy sự can thiệp của nhà nước phải rất thận trọng, nếu không sẽ phản tác dụng. “Tôi nghĩ các cơ quan quản lý văn hóa, chính quyền các cấp cần xem xét rất kỹ càng việc mời các vị lãnh đạo tham gia trực tiếp vào các hoạt động lễ hội truyền thống”, ông Huy nêu quan điểm.

“Không ai có thể phủ định vai trò nhà nước trong việc bảo tồn di sản văn hóa, nhất là các lễ hội truyền thống”, ông Huy nói. “Vai trò quan trọng nhất của nhà nước là điều hành việc bảo tồn đó bằng các chủ trương, chính sách và thông qua hệ thống tổ chức chính quyền và ngành chuyên môn ở các cấp. Vấn đề ở đây là làm thế nào tạo được quan hệ hài hòa giữa nhà nước và cộng đồng để phát huy tốt nhất vai trò chủ thể của cộng đồng”.

Trinh Nguyễn
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [43] [44] [45] [46] [47] [48] [49] ... ›Trang sau »Trang cuối