Trang trong tổng số 59 trang (581 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [54] [55] [56] [57] [58] [59] ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 26/08/2010 07:43
Có 1 người thích
Ngày gửi: 29/08/2010 03:28
Có 1 người thích
Với một người được mệnh danh là thi tiên trong thi đàn Trung Quốc, Lí Bạch đã mang đến cho chúng ta chút bâng khuâng, xao xuyến, rạo rực trong nỗi nhớ quê hương da diết đang thường trực trong lòng của một thi sĩ lớn..Thơ ông không gọt giũa bởi câu chữ nhưng vẫn sâu sắc và tự nhiên đi vào lòng người.(Bài viết được gửi tự động)
Ngày gửi: 30/08/2010 09:02
Có 1 người thích
quá cảm xúc. great!(Bài viết được gửi tự động)
Ngày gửi: 04/09/2010 07:59
Có 1 người thích
Có một bản dịch mới của nhà thơ- nhà giáo Lê Thiên Minh Khoa:LẦU HOÀNG HẠC tiễn MẠNH HẠO NHIÊN đi QUẢNG LĂNG(Bài viết được gửi tự động)
Cố nhân xa lầu Hoàng Hạc rồi
Tháng ba hoa khói Dương Châu xuôi
Buồm đơn xa khuất bầu không biếc
Chỉ thấy Trường Giang hút cuối trời.
Không biết đã có bao nhiêu bản dịch của các nhà thơ nhưng theo tôi đây là bản dịch hay nhất và \" trung thành\" nhất của tác phẩm\" HOÀNG HẠC LÂU TỐNG MẠNH HẠO NHIÊN CHI QUẢNG LĂNG\"của LÝ BẠCH ( cả về thể lẫn về ngôn).
Ngày gửi: 05/09/2010 20:47
Có 1 người thích
Trong tất cả các bài thơ Đường đề tài Lầu Hoàng hạc, Hoàng Hạc Lâu (Thôi Hiệu)có thể đứng trên đỉnh sáng giá nhất. Tôi thán phục tài thơ hiếm có của nhà thơ Thôi Hiệu,bài thơ có một không hai độc đáo bởi kết cấu vòng mở tự nhiên nhờ phá luật, và nghĩa chiết tự, hàm nghĩa mỗi câu là một cảnh đẹp. Hoàng Hạc lâu cũng là Lầu Hạc Vàng, đầu câu bài là tích nhân - cuối bài là \"sử nhân\", tích cũng hợp với sầu. Lối từ sánh đôi \"du du\", \"lịch lịch\", \"thê thê\"... Lớp từ hình tượng hoá không đến nỗi trơn tru, tuy có trau truốt nhưng sắc nét cảnh Hoàng hạc lâu, dễ cụ thể đi vào lòng người đọc. Tôi đọc bài thơ, có được ngay cảm hứng và nhớ nhanh. Bài thơ tuyệt là lời khen của nhiều người chứ không riêng ai...!(Bài viết được gửi tự động)
Ngày gửi: 09/09/2010 07:57
Có 1 người thích
Ngày gửi: 12/09/2010 07:27
Đơn giản là ĐỒNG CẢM..(Bài viết được gửi tự động)
Ngày gửi: 12/09/2010 19:52
Một bài thơ chạm được đến nỗi lòng của người xa quê hương. Ngậm ngùi thay \"giọng quê không đổi\", tình cảm với quê nhà cũng không thay đổi, nhưng thời gian và sự xa cách đã biến một ông lão muốn trở về quê cũ yên vui tuổi già trở thành khách lạ ngay trên chính quê hương của mình. Sự đối lập gay gắt giữa sự háo hức được trở lại chốn cũ của người xa quê và sự xa cách của người quê, giữa sự đau xót của ông lão và sự hồn nhiên của trẻ nhỏ, giữa tình cảm bất biến và hoàn cảnh khả biến đã góp phần làm giàu thêm giá trị nhận thức và giá trị biểu cảm cho bài thơ.(Bài viết được gửi tự động)
Ngày gửi: 13/09/2010 08:21
Có 1 người thích
Ngày gửi: 17/09/2010 07:50
Có 2 người thích
Trang trong tổng số 59 trang (581 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [54] [55] [56] [57] [58] [59] ›Trang sau »Trang cuối