Trang trong tổng số 41 trang (410 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [33] [34] [35] [36] [37] [38] [39] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

tonnuthihanh đã viết:

tonnuthihanh xin phép chủ nhân topic Nghệ Thuật Sống để trình bày một nghệ thuật sống của thành viên thiviện tên là
Hoàng Thị Diệu Thuần

Cô gái 7 năm 'chiến đấu' với bệnh ung thư máu

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/af/62/dieu-thuan.jpg

Nghệ Thuật Chiến Đấu

Đây không còn đơn giản là nghệ thuật sống
Đây chính là cuộc chiến đấu từng phút, từng giây
Mỗi tế bào chiến đấu với một niềm tuyệt vọng
Cái chết bên mình dễ như trở bàn tay.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ rác cát bụi gỗ đá

Vodanhthi đã viết:

Cô gái mặc váy rau xà lách



TT - Một buổi sáng, khu Hòa Bình (TP Đà Lạt, Lâm Đồng) có một sự kiện lạ: một cô gái trẻ diện chiếc váy kết toàn bằng... rau xà lách, duyên dáng đứng phát rau miễn phí cho người đi chợ. Sau lưng cô treo một băngrôn cổ động việc ăn chay và bảo vệ động vật.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/442/582442.jpg
Triều Chính với chiếc váy rau xà lách cùng bạn bè phát rau cho người dân  -  Ảnh: Lê Viện



T.HÙNG - M.VINH
Không biết nói gì hơn, chỉ một lời cảm ơn cô bé!
Ta chợt nhận ra ta chưa kịp trưởng thành thì tuổi già đã ập đến
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Trẻ em nghèo xem hát...



TT - Sáng 12-8, sân khấu Cầu vồng tuổi thơ đã ra mắt tại Nhà hát TP.HCM. Đây là sân khấu hoàn toàn miễn phí ưu tiên đặc biệt cho trẻ em nghèo, các em thiếu nhi ở các nhà mở, mái ấm, trung tâm khuyết tật, các trường trung học cơ sở ngoại thành...

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/470/582470.jpg
Các nghệ sĩ hóa trang thành hoàng tử Sọ dừa, nàng út Ống tre, con rối đón các bé vào nhà hát  - Ảnh: Nguyễn Lộc



Mới hơn 8g, hơn 200 em thiếu nhi từ chùa Giác Ngộ, chùa Lá, chùa Từ Hạnh, mái ấm Thiện Duyên... đã được xe đưa đến nhà hát. Chương trình hòa nhạc kèn đồng trước tiền sảnh chào đón các em bằng những giai điệu vui tươi. Có thể thấy được nét háo hức, rạng rỡ của các bé khi lần đầu tiên được bước vào một không gian sang trọng. Bé Thắng (9 tuổi) ở chùa Từ Hạnh cứ ngước nhìn hoài trần nhà hát hỏi: “Sao cái nóc nhà nó cao dữ vậy cô? Mấy cái cột có hình cái bông cũng đẹp quá trời!”...

Có một chút hồi hộp nơi các bé, nhưng giây phút đó nhanh chóng qua đi khi nhóm xiếc của NSƯT Phi Vũ biểu diễn những màn xiếc hề vui nhộn khuấy động không khí. Nhiều bé mạnh dạn bước lên sân khấu tập diễn xiếc cùng các nghệ sĩ đã khuyến khích các bé khác hào hứng ùa lên sàn diễn để hát cùng các ca sĩ Cẩm Vân, Dương Triệu Vũ, Đàm Vĩnh Hưng trong các tiết mục ca nhạc. Vở cải lương tuồng cổ Tiểu anh hùng Nam quốc chiếm thời lượng nhiều nhất nhưng cũng thu hút các khán giả nhí chịu ngồi yên để xem, chỉ đây đó có tiếng lao xao: “Cái ông đó qua nước người ta còn nói bậy, Trần Quốc Toản “quánh” là phải rồi!”...

Nhà hát gần như kín chỗ trong ngày diễn mở màn (kể cả khu vực lầu 1, lầu 2). Ngoài các bé từ các nhà mở, mái ấm, rất nhiều phụ huynh nghe tin về chương trình cũng chở con đến xem, các bé đánh giày, bán vé số gần khu vực nhà hát cũng được ban tổ chức mời vào xem.

Mướt mồ hôi chạy tới chạy lui lo cho chương trình, ông Hữu Luân - phó giám đốc Trung tâm Tổ chức biểu diễn và điện ảnh TP.HCM, người có sáng kiến thành lập sân khấu này - vui mừng chia sẻ: “Trước khi chúng tôi làm chương trình này có quá nhiều ý kiến lo ngại, có người còn sợ cho con nít vô coi hoài tụi nhỏ phá làm hư nhà hát, có người kêu sao không đem chương trình về vùng sâu vùng xa diễn... Nhưng đúng là sợ sẽ không bao giờ làm được, phải làm mới biết như thế nào rồi rút kinh nghiệm từ từ. Sân chơi cho thiếu nhi bây giờ quá thiếu, đặc biệt là với các em nghèo, cơ nhỡ, khuyết tật. Tổ chức diễn tại nhà hát là tạo điều kiện cho các em được thưởng thức văn nghệ ở một nơi đầy đủ chất lượng về âm thanh, ánh sáng, để các em biết được một nhà hát đúng nghĩa là như thế nào...”.

Vì là chương trình miễn phí nên theo ông Luân, kinh phí thực hiện chương trình đều xuất phát từ sự sẻ chia. Để tăng suất diễn từ hai suất/tháng lên đều đặn hằng tuần (bắt đầu từ năm 2013), ban tổ chức đang chờ đợi sự đồng hành từ các đơn vị, doanh nghiệp... để có thể mở rộng phục vụ thêm các em thiếu nhi đến từ các tỉnh thành khác.

Chương trình đầu tiên khép lại, niềm vui dành cho các em dường như đã có khi bé Nam (ở chùa Lá) cười toe sau suất diễn: “Coi ở đây thấy hay hơn khi mấy chú, mấy cô về chỗ tụi con diễn, cái ống nói cứ bị rè rè hoài. Con ráng hổng quậy để mai mốt được đi coi nữa!”.

LINH ĐOAN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Vu-lan - chất liệu của yêu thương



Nói đến Vu-lan, bất kỳ người con hiếu thảo nào cũng chợt se lòng. Vì lẽ, trong ngày ấy, niềm hiếu hạnh vốn dĩ trong lòng người con Phật lại thêm một lần được hâm nóng. Tuy nhiên, Vu-lan không đơn thuần chỉ là ngày báo hiếu mà còn hàm chứa nhiều lễ tiết quan trọng của chư Tăng, trở thành một ngày hội lớn nên được gọi là Vu-lan thắng hội.

Vu-lan là tên gọi tắt của Vu-lan-bồn, được phiên âm từ Phạn ngữ Ulambana, dịch nghĩa là Cứu đảo huyền, tức cứu người bị tội treo ngược. Lễ Vu-lan có duyên khởi từ gương hiếu thảo cứu mẹ của tôn giả Mục-kiền-liên. Nhờ thần lực của chư Tăng sau ba tháng tu tập an cư cấm túc nhất tâm chú nguyện trong ngày tự tứ, nên đã tác động và chuyển hóa tâm thức của bà Thanh-đề, mẹ ngài, giúp bà thoát khỏi cảnh khổ ngạ quỷ, sanh vào thiên giới. Xuất phát từ nhân duyên ấy, thắng hội Vu-lan bao hàm nhiều lễ tiết với ý nghĩa: ngày Tăng tự tứ, ngày Phật hoan hỷ, ngày Tăng thọ tuế, ngày Vu-lan-Báo hiếu, ngày Xá tội vong nhân và là ngày của Mẹ.

Ngày Tăng tự tứ là ngày có ý nghĩa quan trọng đối với chư Tăng, sau ba tháng an cư kiết hạ. Tự tứ có nghĩa là tự mình bày tỏ những thiếu sót, lầm lỗi của tự thân đồng thời thỉnh cầu chư Tăng chỉ cho mình những lỗi lầm nếu có mà mình không thấy để sám hối làm cho thân tâm thanh tịnh. Chính sự hợp lực chú nguyện của chúng Tăng sau khi tự tứ đã tạo ra sức mạnh tâm linh, mới đủ sức chuyển hóa mê lầm, khiến cho chúng sanh trong đường ác tỉnh thức nên được thoát khổ.

Cũng ngày ấy, đức Thế Tôn rất vui và hài lòng với hàng đệ tử của mình khi thấy kết quả tu học tiến bộ cuả đại chúng nên được gọi là ngày Phật hoan hỷ. Nhiều vị Tỷ-kheo đã thành tựu giải thoát, đoạn tận phiền não và đa phần các Tỷ-kheo tân học đều có sự thăng hoa, thanh tịnh vượt bậc sau mỗi kỳ an cư.

Sau ngày tự tứ, chư Tăng được thêm một tuổi hạ, nên gọi là ngày Tăng thọ tuế. Đối với chúng Tăng thì tuổi đời nhiều ít không mấy quan trọng, chỉ căn cứ vào tuổi hạ để phân chia thứ bậc cao thấp. Vì hạ lạp phản ánh sự thành tựu giới đức, thăng hoa tâm linh của mỗi Tỷ-kheo. Thêm một tuổi hạ là niềm hạnh phúc của chư Tăng vì từng bước họ đã trưởng thành hơn trong Chánh pháp.

Lễ tiết quan trọng nhất và để lại dấu ấn hiếu hạnh sâu đậm làm rung động hàng triệu con tim của những người con Phật trong thắng hội Vu-lan là lễ Báo hiếu. Noi gương hiếu hạnh cuả Bồ-tát Mục-kiền-liên, mùa Vu-lan về, lòng những người con Phật vốn dĩ chí hiếu lại dào dạt, trào dâng niềm hiếu kính. Hiếu thảo với cha mẹ, kính thờ ông bà tổ tiên là một nét đẹp rất nhân văn và nhân bản mà những người con Phật đã góp phần để hình thành nên bản sắc văn hoá độc đáo về tinh thần hiếu để của dân tộc Việt Nam. Một trong những biểu hiện cụ thể của người Phật tử trong mùa Vu-lan-Báo hiếu là quán niệm về ân nghĩa sinh thành, sám hối những lỗi lầm thất kính, phát thệ nguyện tận hiếu với song thân và tu dưỡng tự thân đồng thời phát tâm cúng dường Tam bảo, bố thí, phóng sinh để hồi hướng công đức cho cha mẹ hiện tiền được phước thọ tăng long, ông bà tổ tiên quá vãng được sanh về tịnh cảnh. Nhờ nguyện lực, gia trì và chú nguyện của chúng Tăng sau ba tháng an cư thanh tịnh nên các chúng sanh trong ba đường ác được tiếp nhận thêm một sức mạnh mới về tỉnh thức. Nhờ sự tỉnh thức ấy, tự thân giải tỏa được những tà kiến, chấp thủ, có niềm tin nơi Chánh pháp nên tâm họ được khai phóng, thăng hoa và được thoát khổ. Vì thế, ngày này được gọi là ngày Xá tội vong nhân. Ngày xưa, vào thời Lý-Trần, vua quan và nhân dân thấm nhuần tinh thần Vu-lan nên ngày Xá tội vong nhân thường là dịp ân xá, đặc xá và cải thiện đời sống cho các tù nhân.

Ngày nay, Vu-lan-Báo hiếu đã vượt ra ngoài lễ nghi Phật giáo, có khuynh hướng phổ biến cho toàn thể dân tộc. Bởi lẽ, hiếu hạnh là một nét đẹp đặc thù đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Cho nên, không ai lấy làm lạ khi người dân Việt hân hoan đến chùa dự lễ Vu-lan-Báo hiếu đông như trẩy hội. Không phân biệt tôn giáo, dân tộc, nghề nghiệp và địa vị xã hội, hễ là người Việt thì đều có chung một điểm, lòng hiếu thảo. Đây là một lợi điểm, một thế mạnh của Phật giáo. Thế nhưng các chùa viện hiện nay chưa vận dụng hết và khai thác triệt để lợi điểm này, đa phần đều nghiêng nặng vào nghi lễ như: Tạ pháp, cúng dường, chẩn tế âm linh... Tất nhiên, những lễ tiết ấy rất quan trọng nhưng Thắng hội Vu-lan sẽ viên mãn hơn khi Phật giáo chuyển tải và trao truyền được chất liệu hiếu kính, đánh thức lòng hiếu hạnh vốn có đang ngày một lãng quên nơi mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Ngày Vu-lan còn là một ngày hội của những người có diễm phúc còn cha mẹ sống ở trên đời. Cuộc sống hiện đại và nhịp sống công nghiệp tất bật, hối hả đã góp phần làm phai nhạt, rời rạc mối liên hệ thiết thân giữa các thành viên trong gia đình. Cùng với lối sống thực dụng, tôn sùng vật chất và đề cao cá nhân, sự bất đồng về quan niệm sống và tư tưởng hệ đã làm rạn nứt, băng hoại lòng hiếu thảo của một bộ phận không nhỏ trong xã hội, nhất là giới trẻ đang là những sự kiện đáng báo động. Một đóa hồng xinh xắn cài lên ngực trong ngày Vu-lan sẽ thắp lên ngọn lửa kính thương. Còn cha mẹ sống ở trên đời là một hạnh phúc vô giá nhưng cuộc sống quay cuồng, chạy theo danh lợi đã khiến cho nguồn hạnh phúc vô biên ấy dễ bị nhạt nhòa và quên lãng.

Đừng để một mai quá mệt mỏi, rã rời với cuộc mưu sinh ngoảnh lại thấy tuyết sương đã phủ kín bờ vai cha mẹ. Đừng để một mai, cha mẹ giã từ cuộc đời mới chợt nhận ra mình đã mất đi một điểm tựa vĩ đại trong cuộc đời. Đừng để phải khóc thương và ân hận khi tất cả đều đã muộn. Ngay đây và bây giờ, hãy ý thức rất rõ rằng mình đang còn cha, còn mẹ để thương kính. Hãy chạy đua với thời gian nghiệt ngã và công việc dồn dập để sẻ chia, dâng hiến niềm hiếu hạnh đối với song đường thật trọn vẹn. Những người kém may mắn hơn, cha mẹ không còn hiện hữu trên đời thì hãy biến niềm đau và lòng hiếu thảo thành sự nguyện cầu.

Xin cho tôi, cho bạn một đóa hồng rạng ngời trên ngực để đánh thức và thắp sáng làm rung động hơn nữa con tim trần cháy bỏng hiếu kính trong niềm hạnh phúc ngập tràn hiếu hạnh Vu-lan.

Phước Viên  - Quảng Tánh
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ rác cát bụi gỗ đá

Trước đây khi Cỏ chưa học đạo Phật, nghe người ta nói rằm tháng Bảy là ngày "xá tội vong nhân", kiểu giống như "ân xá" đối với những phạm nhân đang bị giam cầm. Từ đó có một hiểu lầm rằng: Nhân dịp rằm tháng Bảy Âm lịch, một thế lực nào đó như là "Đấng toàn năng" đã ban lệnh "xá tội" cho các "vong nhân" đang đoạ trong địa ngục. Sau này học về Luật Nhân Quả Công Bằng, tự mình hiểu rằng, một vong nhân nào đó khi còn sống gây nhiều tội nghiệp thì tự cái nghiệp lực đó kéo người ta vào đoạ và phải bị đoạ cho đến khi nào trả hết nghiệp mới thoát sang cảnh giới khác. Không một ai, không một thế lực nào có thể "xoá tội" giùm cho vong nhân đang bị đoạ đầy đó. Từ đó mình nghi ngờ về cái cụm từ "xá tội vong nhân".
Tuy nhiên, một trong mười đại đệ tử của Đức Phật là Thần thông đệ nhất Đại hiếu Mục-Kiền-Liên Bồ-tát lại cứu được mẹ mình là bà Thanh-đề thoát khỏi kiếp ngã quỷ đói khát. Và đoạn trích ở trên đã giúp Cỏ hết nghi ngờ về ý nghĩa của "xá tội vong nhân".


Lễ Vu-lan có duyên khởi từ gương hiếu thảo cứu mẹ của tôn giả Mục-kiền-liên. Nhờ thần lực của chư Tăng sau ba tháng tu tập an cư cấm túc nhất tâm chú nguyện trong ngày tự tứ, nên đã tác động và chuyển hóa tâm thức của bà Thanh-đề, mẹ ngài, giúp bà thoát khỏi cảnh khổ ngạ quỷ, sanh vào thiên giới.
Thực ra không có thế lực nào có quyền "xá tội" cho ai. Bởi nghiệp của ai người đó phải tự trả. Nhưng nhờ có sự nhất tâm chú nguyện của chư Tăng mà người bị đoạ là bà Thanh-đề đã tự mình chuyển hoá được đạo tâm từ xấu xa ích kỷ thành từ bi hỷ xả, nên bà đã tự mình hết bị đoạ.
Từ câu chuyện của ngài Mục-Kiền-Liên, các vị tu sĩ Phật giáo cũng khuyên các Phật tử mỗi khi đến mùa Vu-lan thì nhất tâm trì tụng kinh cầu siêu rồi hồi hướng công đức đó cho cha mẹ tổ tiên ông bà, những ai chưa chuyển hoá đạo tâm thì nay sẽ chuyển hoá, những ai đã chuyển hoá rồi thì càng thêm tinh tấn vững vàng, để cùng Pháp giới chúng sanh tìm cầu giải thoát.
Ta chợt nhận ra ta chưa kịp trưởng thành thì tuổi già đã ập đến
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.
Một người bạn vừa gửi cho tôi một bài thơ mà anh bắt gặp trên Internet. Tôi chép vào đây để các bạn cùng xem nhé.

For every hill I've had to climb,
For every stone that bruised my feet,
For all the blood and sweat and grime,
For blinding storms and burning heat
My heart sings but a grateful song—
These were the things that made me strong!

For all the heartaches and the tears,
For all the anguish and the pain,
For gloomy days and fruitless years,
And for the hopes that lived in vain,
I do give thanks, for now I know
These were the things that helped me grow!

'Tis not the softer things of life
Which stimulate man's will to strive;
But bleak adversity and strife
Do most to keep man's will alive.
O'er rose-strewn paths the weaklings creep,
But brave hearts dare to climb the steep.

(Author unknown)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vì một con chó đánh chết hai con người

Bài đăng trên Lao Động Thứ năm 30/08/2012 13:00

Lê Thanh Phong

Hai người trộm chó ở làng Nhĩ Trung, xã Gio Linh, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị bị dân làng vây đánh chết. Người ta có thể vì con chó đánh chết con người thì thật đáng sợ.

Vì một con chó đánh chết hai con người

http://laodong.com.vn/Image.aspx?id=77879&ts=425&lm=634820073733130000
Chiếc xe máy của một người trộm chó bị người dân đốt cháy. Ảnh: PLTPHCM


Nhưng cái đáng sợ hơn, có những nơi lên tiếng “Hai cẩu tặc bị đánh chết”, tin tức đưa theo hướng ca ngợi vụ đánh chết người đó như một thắng lợi.

Đáp trả điều xấu bằng một điều xấu hơn, đáp trả một hành vi vi phạm pháp luật bằng hành động phạm pháp nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến án mạng là thực tế lâu nay ở những vụ trộm chó, đánh chết “cẩu tặc”.

Điều đáng nói là đã có rất nhiều vụ việc như vậy xảy ra trong sự bất lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật, và chẳng có gì để đảm bảo rằng sẽ không còn những vụ trộm chó, những vụ “cẩu tặc” bị đánh hội đồng đến chết.

Sự manh động, hoan hỉ của đám đông sau khi đánh chết “cẩu tặc”; việc các cơ quan chức năng thường “bó tay” trong việc xác định thủ phạm đánh chết kẻ trộm chó, đang đặt ra những vấn đề đáng phải suy nghĩ, phải bàn về các khía cạnh đạo đức xã hội, lỗ hổng pháp luật.

Chúng tôi rất mong nhận được phản hồi của bạn đọc về vấn đề này. Bạn đọc có thể gửi ý kiến của mình về vấn đề này bằng cách bấm nhập nội dung ngay dưới bài viết hoặc e-mail về địa chỉ: toasoan.laodong@gmail.com.


Vụ án mạng liên quan đến trộm chó trên không phải là cá biệt, đã có nhiều vụ khác từng xảy ra, án mạng rất nghiêm trọng. Người trộm chó bị đánh chết thê thảm, người ra tay độc ác lại hoan hỉ vì trị được bọn trộm cắp. Họ tự cho mình cái quyền “thi hành án” tử hình mà không cần phải có một phiên toà xét xử. Cái ác được thực hiện công khai, lạnh lùng như vậy, ngang nhiên vi phạm pháp luật như vậy, nhưng việc xử lý tội phạm xem ra còn bế tắc.

Lý do, các vụ đánh người trộm chó xảy ra cùng chung kịch bản, đó là nhiều người trong làng cùng xông vào đánh, không có người cầm đầu, chủ mưu. Người đấm, người đạp, người cấu, người xé. Người lớn có, phụ nữ có, kể cả trẻ em. Nhiều người ra tay nhưng lại là một đám đông. Cơ quan điều tra khó có thể xác định được ai là người gây ra cái chết cho nạn nhân. Công an đang đối diện với một loại tội phạm “vô hình”, chẳng lẽ khởi tố cả làng.

Án mạng đã xảy ra, có người bị giết chết, nhưng phá án là một thách thức đối với cơ quan pháp luật.

Một vấn đề còn lớn hơn, đó là qua vụ án cho thấy đạo đức xã hội xuống dốc thảm hại. Con người đang ở vào giai đoạn phát triển về trình độ vật chất, nhưng tính nhân văn vận động theo chiều ngược lại. Cái ác công khai, ngang nhiên, không phải sự bộc phát của cá nhân mà hành động tập thể. Chủ thể có hành vi phạm tội là đám đông, một đám đông “hồn nhiên phạm tội” và còn tự tưởng thưởng như một chiến công trừng trị bọn trộm cắp. Trẻ em của những địa phương gây ra án mạng vì chó giết người đó sẽ phát triển nhân cách như thế nào khi được chứng kiến, thậm chí trực tiếp tham gia vào cuộc tàn sát đó?

Những hành động giết người đều đáng lên án, đều phải trừng trị. Để cho cái ác lộng hành, xã hội phải trả giá rất khủng khiếp.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Phước của con



TT - Lòng hiếu thảo là tấm gương thật sâu sắc. Con cái nhìn vào tấm gương hiếu thảo của cha mẹ để luôn nghĩ về đấng sinh thành. Người đời nhìn vào tấm gương hiếu thảo để suy ngẫm, để thấy sự thiếu sót của người làm con.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/49/586049.jpg
Nhân vật bên mẹ của mình - Ảnh do tác giả cung cấp



Người tôi thương yêu và mến phục đó là em gái tôi: Ngô Thị Nữ Việt. Em đã thể hiện lòng hiếu thảo với mẹ thật đầy đủ và ý nghĩa.

Vào một buổi sáng mùa thu, em đến đưa mẹ về ở với mình, lòng hớn hở mừng vui khôn tả như chim non tìm được tổ ấm. Căn phòng nhỏ vắng lặng ngày nào giờ đây ấm áp lạ thường. Đúng, mẹ già như chuối ba hương, như xôi nếp một, như đường mía lau. Em ôm chầm lấy mẹ, đôi cánh tay nhăn nheo khô ráp của mẹ choàng qua người em, em khẽ nói: “Con sung sướng quá”! Việt nâng niu chăm sóc mẹ với cả tấm lòng hiếu kính.

Mẹ đã qua 85 mùa lá rụng, biết bao chặng đường đầy khổ nhọc, vất vả nuôi con. Giờ đây ba đã qua đời, mẹ lại bị bệnh tim mạch, huyết áp cao, hơi lẫn và chứng mộng du. Làm con, việc báo đền công ơn trời biển của mẹ lúc xế chiều là bổn phận.

Việt là giáo viên hưu trí, để có ít tiền lo thêm cho mẹ, em mở lớp dạy khoảng hai giờ vào buổi sáng. Thời gian còn lại em dành ở cạnh mẹ cho mẹ bớt cô đơn. Người cao tuổi thường bị chứng rò rỉ bàng quang. Đi dạy về em đến bên mẹ tươi cười, vuốt ve rồi khom người cúi xuống đưa mũi bắt mùi. Việt hóm hỉnh với mẹ: “Bé đái dầm rồi”. Em dắt mẹ vào thay quần áo sạch sẽ. Mẹ hay ị trong quần như em bé. Có khi về đến nhà nghe mùi, Việt hỏi: “Cục cưng của con hôm nay ị trong quần phải không?”. Mẹ nói giấu: “Đâu có!”. Thế là Việt phải đi tìm, hóa ra mẹ cất dưới nệm. Em làm vệ sinh cho mẹ rồi kín đáo giặt. Em không muốn chồng con biết tình trạng xấu đi của mẹ. Tối mẹ ngủ cùng phòng vợ chồng Việt, mẹ ú ớ quơ tay, quơ chân, sắp sửa biểu hiện triệu chứng là Việt ôm chặt mẹ vào lòng “Con đây má, má ngủ đi”. Có lần mẹ tôi mộng du đánh Việt bầm cả mặt. Thế mà Việt không bao giờ phiền muộn và không dám kể lại, sợ mẹ ân hận rồi tự trách mình. Nhưng Việt lại khóc vì nghĩ mẹ đã đến thời kỳ bệnh tật của đời người. Điều này đồng nghĩa với việc mẹ sẽ xa chúng con không còn bao lâu nữa.

Đi dạy hoặc đi đâu Việt cũng hấp tấp để nhanh về với mẹ. Việt chăm sóc mẹ từng miếng ăn, giấc ngủ. Đến bữa cơm, chồng Việt bới cho mẹ một chén cơm đặc biệt dành cho người già. Việt ép mẹ ăn cơm, mớm cho mẹ từng muỗng. Khi mẹ ăn không nổi, Việt ăn chỗ thừa của mẹ. Giấc ngủ của mẹ không sâu vì mẹ có bệnh tiểu đêm nhiều lần. Mỗi đêm Việt phải dìu mẹ đi tiểu bốn năm lần. Không ngủ được, em bị rối loạn tuần hoàn não nhưng em không bao giờ tỏ thái độ bất kính với mẹ. Mẹ bị huyết áp cao nên ngày nào cũng phải uống thuốc. Vừa hết thuốc, Việt chở mẹ đi khám. Mẹ đứng lên, ngồi xuống khó khăn, Việt đỡ mẹ đi từng bước, nâng niu mẹ già như nâng trứng, hứng như hứng hoa.

Thấy Việt vất vả quá, mẹ nói: “Má muốn chết cho con đỡ khổ”. Việt phân tích: “Má là niềm hạnh phúc của các con. Má sống con còn có dịp trả hiếu cho má. Đó là cái phước của con. Có nhiều người muốn trả hiếu mà không được vì mẹ không còn. Má đừng nói vậy con buồn”. Mẹ tôi ứa nước mắt: “Con chăm sóc má chu đáo quá. Má chết sẽ phù hộ cho con”...

Mã số 029
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tấm lòng của cậu bé 8 tuổi



TT - Cậu bé Wyatt Erber, 8 tuổi, đã làm cho người hàng xóm Kielty tại Edwardsville, bang Illinois (Mỹ) sửng sốt và nghẹn ngào khi quyên tặng 1.000 USD cho con gái của họ là bé Cara, 2 tuổi, đang chống chọi với căn bệnh bạch cầu.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/249/587249.jpg
Cậu bé tốt bụng Wyatt bên cạnh bé Cara - Ảnh: First Clover Leaf Bank



Gia đình Kielty là những người bạn thân thiết với gia đình Erber. Cậu bé Wyatt hay qua nhà Kielty để chơi cùng người anh trai Connor 8 tuổi của bé Cara. Mẹ cậu cho biết cậu rất buồn khi biết bé Cara mắc bệnh. Cậu tham gia một trò chơi do ngân hàng địa phương tổ chức và giành được phần thưởng 1.000 USD.

Wyatt đã trao số tiền đó cho gia đình Kielty để họ chữa trị cho Cara. Ban đầu mẹ của bé Cara là bà Trisha Kielty muốn từ chối. Nhưng cảm động trước tấm lòng chân thành của Wyatt, bà quyết định nhận số tiền. Sau đó, một tổ chức từ thiện địa phương cũng quyên góp thêm 1.000 USD cho bé Cara.

ANH THƯ (Theo ABC)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

“Tôi cần 10 năm”



TT - 75 tuổi, đã qua mốc hưu trí những 15 năm, là tuổi của nghỉ ngơi vui cùng con cháu, an nhàn uống trà đọc sách, nhất là với một người đã làm việc thật nhiều, cống hiến thật nhiều cho khoa học, cho xã hội như ông Dương Quang Thiện.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/817/587817.jpg



Ấy vậy mà không, những ngày ở tuổi 75 này ông lại đang vùi mình vào một dự án lớn, lớn nhất cho cả đời mình: “Viện đào tạo quản trị bằng công nghệ thông tin (CNTT) là ước nguyện của tôi và bà đầm (vợ ông người Pháp - PV), ở đó CNTT sẽ được dạy ở trình độ cao hơn và căn bản hơn là việc viết phần mềm. Mọi việc trong xã hội từ hành chính tới y tế, giáo dục, sản xuất phải được quản trị bằng hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất, khi đó mọi việc sẽ nhanh chóng, rõ ràng, minh bạch hơn, xã hội cũng vì thế mà tốt đẹp hơn. Tôi đang viết dự án, biên soạn những gì sinh viên cần được học. Về vật chất cũng đã chuẩn bị được căn bản: là gia sản của tôi và bà đầm, cộng với số tiền bán căn biệt thự này...”.

Ông trình bày rành rẽ từng bước đi của lộ trình trước vẻ mặt bất ngờ của khách đến thăm, những người vốn chỉ dự định đến hỏi thăm sức khỏe và hơn nữa, an ủi ông trước một mất mát lớn trong đời.

Giấc mơ một đời
Những ngày sau đó, hộp thư điện tử của tôi luôn xuất hiện những lá thư mang tên Dương Quang Thiện: thư ngỏ mời cộng sự, đề nghị thành lập lại nhóm SAMIS đã một thời lừng lẫy với các sách và dự án CNTT của ông, lộ trình dự kiến, những ý kiến phản hồi từ các thành viên, bài báo ghi lại ý kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân “Thiếu tổng công trình sư cho các đại dự án CNTT” trong diễn đàn cấp cao CNTT...

Hào hứng và chắc chắn, dự án viện quản trị cứ tiến từng bước một. Những người đầu tiên tình nguyện đầu quân không phải ai xa lạ: là Đào Thị Hằng, cô học trò giỏi toán và đầy ước mơ của chương trình Vì ngày mai phát triển năm nào, nay đang làm luận án thạc sĩ tại Pháp; là Nguyễn Thanh Liêm, Lê Nguyễn Minh Quang, Lê Thị Thanh Mai... - những “anh hai, chị hai” của đại gia đình Vì ngày mai phát triển. Và mọi người cùng bảo: “Chúng tôi đang chờ thêm những người giỏi hơn chúng tôi nữa”.

Nhiệt tâm có thừa và lo ngại, ưu tư cũng không ít. Lo ngại vì mong muốn và mục đích của ông quá lớn, quá lớn so với mặt bằng giáo dục đại học đang gặp không ít vấn nạn hiện nay. Ưu tư vì tuổi ông đã cao và người kế tục biết đã kịp đủ tài, đủ tâm, đủ lực? Cả lo lắng nữa vì đã hơn một lần ông gặp phải người nuốt lời làm tiêu tan bao tâm sức, công của đầu tư... Nhưng những suy tính có thể làm chùn chân ấy hình như chỉ là của riêng những người xung quanh, còn ông Dương Quang Thiện vẫn ung dung mỗi ngày với những bước tiến mới của dự án, thỉnh thoảng lại gửi đi một bài báo nhỏ với những chứng minh đầy thuyết phục của một xã hội điện tử, quản trị hệ thống, như là việc tất yếu mình phải làm.

Như là cỏ vẫn xanh rờn trong sân nhà ông vậy.

Lần tìm trong những chồng báo lưu ố vàng, chợt phát hiện những bài báo mang tên Dương Quang Thiện hừng hực nhiệt huyết với việc đầu tư có hệ thống cho giáo dục, chống chảy máu chất xám, lập lại trật tự xã hội bằng quản trị hệ thống, lập cơ sở dữ liệu điện tử toàn quốc... từ những năm đầu thập niên 1970, khi đất nước còn đang ngập chìm trong chiến tranh, bom đạn. Những bài báo khi ấy đã được nhiều người ủng hộ và cũng không ít người chỉ trích cho là viễn mơ. Quả là viễn mơ thật khi so sánh với bối cảnh Việt Nam lúc ấy, người người chỉ có một giấc mơ: im tiếng súng, hòa bình.

“Ước mơ về một xã hội hiện đại, văn minh, phát triển của tôi đương nhiên chỉ có thể song hành với hòa bình. Và tôi đã mang theo nó khi lên máy bay du học rồi lại lên máy bay về nước” - ông Dương Quang Thiện nói về chàng thanh niên Dương Quang Thiện như là chàng trai ấy đang hiện diện trước mặt mình, như là không có khoảng cách nửa thế kỷ đã trôi qua.

Chàng trai ấy từng mang nặng mặc cảm khuyết tật và nghèo khó đến trường, để rồi lấy lại được sự tự tin nhờ lời động viên và sự giúp đỡ âm thầm của một thầy giáo. Chàng trai ấy lên đường du học bằng cả gia tài của mẹ chỉ đủ mua một tấm vé máy bay và lời dặn: Phải thành công, phải trở về và không được lấy vợ đầm. Chàng đã thành công, đã trở về, mang theo cả một cô đầm tình nguyện làm một người vợ Việt Nam và mang theo một ước mơ: xây dựng xã hội điện tử ở Việt Nam, bắt đầu từ việc đào móng. Từ ấy đến nay đã gần 50 năm.

Những mầm xanh
“Chúng tôi sẽ có nhiều cấp độ đào tạo: cao đẳng, đại học, sau đại học, sẽ liên kết với một số viện quản trị, đại học nước ngoài để mời giảng viên thỉnh giảng hoặc đào tạo từ xa. Chúng tôi không đào tạo kỹ sư CNTT mà là những kỹ sư, chuyên viên có thể sử dụng CNTT như một công cụ quản trị, xây dựng hệ thống thông tin trong chuyên môn của mình, là sản xuất, là quản lý hành chính, kinh tế, y tế, giáo dục. Cần khoảng năm năm để xây dựng dự án và chừng mười năm đào tạo như thế, các chuyên viên này sẽ liên kết lại tạo ra một xã hội điện tử...” - ông Dương Quang Thiện thản nhiên tính toán và tự tin với dự án của mình hơn bao giờ hết.

“Và ông sẽ bán cả căn nhà này sao?”. Ông cười xòa: “Tôi có một mình, ở đâu lại không được. Viện quản trị thành lập sẽ xây dựng cả ký túc xá cho sinh viên và cả nhà cho các giáo sư thỉnh giảng. Tôi vô đó ở luôn càng tốt”.

Ông Dương Quang Thiện đã sẵn sàng, chỉ chờ các cộng sự nữa là khởi động. Ông cười nhẹ tênh vậy mà khách chỉ đến thăm thôi lại nghe tiếc ngẩn ngơ. Dễ gì tìm được căn biệt thự tươi tắn màu hoa cỏ, yên tĩnh đến thế giữa thành phố này. Mà căn nhà xây theo kiến trúc gôtich vừa cổ điển vừa hiện đại lại do đích thân bà đầm thiết kế, thấm đẫm bao kỷ niệm, chứng kiến bao vui buồn của ông bà.

“Vừa dốc hết tiền xây xong nhà thì ngày 30-4-1975 tới, bà đầm gật đầu khi tôi đề nghị ở lại, rồi bà bắt đầu những ngày tập ăn bo bo” - ông lại cười, mắt lấp lánh hình bóng bà đầm. Từng món đồ đạc trong nhà cũng mang màu thời gian như thế, bao nhiêu chăm chút giữ gìn của bà đầm để tiết kiệm tiền đầu tư cho các chương trình “lấy giáo dục nuôi giáo dục”. Nếu mai đây mọc lên một tòa cao ốc thì còn đâu mảng cỏ xanh, còn đâu dấu bà đầm... Nhìn thấy ánh mắt ấy, ông lại cười xòa, phẩy tay: “Giữ nó thì viện quản trị sao thành lập được, đã có người đến xem và trả giá rồi”.

Ừ thì cỏ xanh trong khoảnh sân này sẽ phải nhường chỗ cho những mầm xanh hơn mà ông sẽ ươm ở viện quản trị vậy.

PHẠM VŨ
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 41 trang (410 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [33] [34] [35] [36] [37] [38] [39] ... ›Trang sau »Trang cuối