Trang trong tổng số 41 trang (410 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Trong tủ sách gia đình ,tôi thấy có những bài viết rất hay , xin phép được gửi vào đây để các bạn đọc và cùng tham gia nhé! Thân ái!
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

CON THUYỀN KỶ NIỆM  

                                                                 ARNOLDBERWICK


Tôi đã trải qua mùa hè thứ mười của thời thơ ấu tại một nông trại miền núi thuộc miền Tây Na Uy, nơi mẹ tôi đã sinh ra. Đó là những ngày đáng nhớ nhất của đời tôi. Điều  còn đọng lại đậm nét trong trí óc tôi là những lúc tôi và ông nội tôi ở bên nhau.

    Điểm đầu tiên tôi chú ý đến ở ông tôi là hàm ria mép dày, rậm cùng đôi vai rộng. Điểm thứ hai là cách ông làm việc. Tôi đã quan sát ông suốt cả mùa hè. Ông cắt cỏ bằng những nhát hái mạnh và khéo léo, vun tất cả lại rồi đem phơi khô. Ông lại bó củi khô thành từng bó lớn, lần lượt vác về vựa. Ông còn làm thịt một con lợn, bắt cá và đem đi muối, xay lúa mạch trong một cối xay chạy bằng sức nước, trồng và dự trữ khoai tây. Nội trong mùa hè ngắn ngủi, ông phải chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cho cả gia đình và lũ gia súc qua được mùa đông dài băng giá. Ông chỉ ngơi tay chốc lát để ăn uống và chợp mắt vài phút.

    Tuy vậy, ông tôi vẫn tìm được thời gian riêng cho hai chúng tôi. Ngày kia, sau một chuyến đi sang làng bên, ông trao cho tôi một con dao nhỏ có vỏ bọc và nói : “Những thứ này cho cháu đấy. Bây giờ cháu xem ông nhé”.

    Ông rút dao ra khỏi vỏ, cắt một nhánh cây tươi nhỏ, ngồi xuống bên cạnh tôi. Với đôi tay đầy vết chai, ông chỉ tôi cách làm ống sáo. Cho đến hôm nay, đã 63 năm trôi qua, cứ mỗi lần tôi nghe những âm điệu trong trẻo của ống sáo, tôi lại nhớ đến tiếng nhạc phát ra từ ống sáo bằng cây tươi của ông tôi. Sống ở một nông trại miền núi hẻo lánh, ông đã phải học cách tạo ra tất cả với những gì mình có trong tay.

    Ngày đó, tôi luôn suy nghĩ một cách đơn giản là người ta cần cái gì thì mua cái đó. Tôi không biết rõ ông có biết điều này không, nhưng hình như ông muốn dạy tôi một điều khác. Một hôm ông bảo : “Đi với ông , ông có cái này cho cháu”. Tôi theo ông xuống hầm, đến bên một cái bàn thợ mộc gần cửa sổ. “Cháu sẽ có một chiếc thuyền  nhỏ. Cháu có thể thả nó ở Storvassdal” – ý chừng ông muốn nói cái hồ nhỏ cách nhà tôi vài dặm.

    Tuyệt thật, tôi thầm nghĩ, rồi nhìn quanh tìm chiếc thuyền. nhưng chẳng thấy đâu. Ông nhặt một khúc gỗ dài độ 18 inch lên. “Chiếc tàu ở đây”- ông nói-“Cháu sẽ tự làm ra nó”. Đoạn ông trao cho tôi một lưỡi rìu nhỏ sắc như dao cạo. Tôi không rõ phải làm thế nào nên ông hướng dẫn tôi. Tôi bắt đầu đẽo phần mũi tàu. Sau đó ông lại chỉ cho tôi cách sử dụng búa và dùi đục, tôi  chuyển sang làm khoang thuyền. Thỉnh thoảng, ông lại xuống tầng hầm, sửa lại vài chỗ vụng về hoặc mài sắc lại các dụng cụ. Ông trả lời các câu hỏi của tôi, gợi ý thêm, nhưng hầu như mọi việc đều do tôi làm cả.

    “Nó sẽ là một chiếc thuyền tốt. Cháu đã làm nó bằng chính đôi tay của cháu”- ông nói-“Không ai có thể  cho cháu những gì cháu tự làm cho bản thân”. Lời của ông vang vang trong đầu tôi lúc tôi làm việc. Cuối cùng, tôi đã hoàn thành phần khoang thuyền. Tôi làm tiếp một cái cột buồm và một cái mái chèo. Chiếc thuyền không có gì đặc sắc, nhưng tôi thấy hãnh diện vì mình đã tạo ra nó.

    Rồi với con thuyền nhỏ trong tay, tôi hướng đến Storvassdal. Trèo lên sườn núi dốc đứng, tôi vào rừng và đi theo một lối mòn khá dốc. Tôi băng qua các con suối nhỏ, giẫm lên lớp rêu xanh đẫm nước và đi lên những bặc thang đá trơn trợt-cao hơn, cao hơn nữa cho đến khi tôi ở phía trên hàng cây rừng. Cuối cùng, sau khoảng 4-5 dặm đường, tôi đã đến nơi.

    Tôi thả chiếc thuyền xuống nước và bắt đầu mơ mộng. Một làn gió nhẹ đưa chiếc thuyền sang bờ bên kia. Khi trời thật trong lành. Xung quanh im ắng, ngoại trừ tiếng líu lo của một chú chim non.

    Tôi trở lại hồ nhiều lần. Ngày nọ, mây đen kéo tới, sấm chớp ầm vang và mưa đổ xuống như trút nước. Tôi co người nấp dưới một tảng đá mòn lớn và cảm thấy hơi ấm trong khe toả ra. Nhìn chiếc thuyền nhỏ của tôi ngả nghiêng giữa mặt nước nhấp nhô, tôi liên tưởng đến hình ảnh một chiếc tàu dũng cảm đương đầu với biển cả dậy sóng. Một lúc sau, mặt trời ló ra và tất cả lại như cũ.

    Gia đình tôi chuẩn bị quay về Mỹ. “Con không thể mang chiếc tàu về nhà. Chúng ta có quá nhiều hành lý”- mẹ tôi bảo. Tôi van nài mẹ nhưng chỉ hoài công.

    Lòng buồn bã, tôi đến Storvassdal lần cuối cùng, tìm tảng đá mòn lớn, đặt chiếc tàu vào khoảng trống bên dưới tảng đá, rồi dùng đá nhỏ chất đống lấp lại, quyết định ngày nào đó tôi sẽ quay lại tìm kho tàng của mình.

    Tôi từ biệt ông tôi , không biết rằng đó cũng là lần vĩnh biệt “Tạm biệt cháu”- ông nói và siết  chặt đôi tay tôi.

    Mùa hè năm 1964, tôi đến Na Uy với cha mẹ và vợ  con tôi. Một hôm, tôi rời nông trang ; đi bộ đến Storvassdal ý muốn tìm lại tảng đá lớn ngày xưa. Nhưng sao xung quanh nhiều quá ! Tôi đã gần bỏ cuộc thì chợt thấy một đống đã nhỏ chèn dưới một tảng đá mòn lớn. Chậm rãi, tôi rời các viên đá ra và thò tay vào khoảng trống bên trong. Tay tôi chạm vào vật gì đó nhúc nhích. Tôi lôi chiếc tàu ra. 34 năm qua nó đã nằm ở đây, chờ đợi tôi quay lại. Khoang tàu và cột buồm bằng gỗ dày hầu như không hề bị suy suyển, riêng có lớp vải buồm đã mục nát.

    Tôi sẽ không bao giờ quên những giây phút ấy. Khi tôi mân mê con thuyền, tôi cảm thấy ông tôi đang hiện diện đâu đây. Ba chúng tôi lại được ở bên nhau, và giữa ông tôi, tôi và chiếc thuyền nhỏ thực sự có một mối dây liên kết gắn bó với nhau.

    Tôi mang chiếc thuyền về trang trại cho mọi người xem và khắc lên trên mạn thuyền 2 con số 1930 và 1964. Có người gợi ý tôi nên mang chiếc thuyền về Mỹ ”Không được”- tôi đáp – “ Chỗ của nó là dưới tảng đá mòn Storvassdal”. Và tôi vẫn mang nó về  ở chỗ cũ.

    Tôi trở lại hồ năm 1968, 1971 và 1988. Mỗi lần như vậy, tôi lại khắc số năm lên mạn thuyền. Ông tôi như gần gũi với tôi hơn. Lần cuối tôi đến Storvassdal vào năm 1991. Lần này, tôi dắt theo hai đứa cháu gái : Catherine, 13 tuổi và Claire, 12 tuổi. Trên đường lên núi tôi nghĩ đến ông tôi và thầm so sánh cuộc đời ông và cuộc đời của hai đứa bé. Catherine và Claire là mẫu người quyết đoán và độc lập hệt như tổ tiên  khi xưa. Có điều không biết chúng có lỡ mất những thú vị thật sự của cuộc sống khi chúng được sinh ra trong hoàn cảnh đầy đủ hay không ?.

    Bằng thái độ không mệt mỏi trên nông trại hẻo lánh này, ông tôi đã dạy cho tôi rằng chúng ta nên chấp nhận và phải biết ơn những gì ta có, dù ít hay nhiều. Chúng ta phải chịu đựng khó khăn và biết thụ hưởng niềm vui. Điều quan trọng nhất là phải dựa vào sức của bản thân để tiến lên trong cuộc sống.

    Cháu tôi tuy cũng lớn lên ở vùng ngoại ô vơí những nông trại, nông trang, nhưng cuộc sống rất đầy đủ và tiện nghi. Nhưng tôi luôn hy vọng- và tin chắc rằng chúng sẽ có cách riêng của chúng để đương đầu với cuộc sống đầy khó khăn. Mong sao chúng hiểu được bài học  ông tôi đã dạy tôi nhiều năm trước – bài học về con thuyền nhỏ cùng bức thông điệp về sự tự lực cánh sinh.

   Trên núi cao, tôi ngập ngừng không mở lời như e ngại mình sẽ phá tan sự yên tĩnh. Chợt Claire cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi. Cô bé ngước lên nhìn tôi rồi nhẹ nhàng nói : “Ông ơi, ngày nào đó cháu sẽ quay lại nơi đây “ - Một thoáng ngập ngừng – “ Cháu sẽ mang theo cả con cháu nữa “.

                                                               ANH HƯƠNG  ( Theo Reader’s Digest USA )
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Nghệ thuật sống rất cần cho sự thành đạt của một cá nhân, một con người. Nó rất cần thiết cho mỗi chúng ta. Không phải ai trong chúng ta cũng đều biết đến nó. Nhiều người biết đến nó nhưng khi vận dụng vào thực tế thì thật khó khăn. Em thấy chủ đề rất hay và có lẽ khá mới mẻ cho mỗi chúng ta, phải không chị PHL.
Cám ơn chị Phượng Hoàng Lửa về những bài sưu tầm bổ ích.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

xoá
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.

HÃY NHÌN TỪ HAI PHÍA


                               Giúp đỡ người khác vượt qua sự lúng túng, rụt rè sẽ mang đến cho bạn lòng tự tin vào chính mình.

Tôi còn nhớ mình đã vụng về và căng thẳng đến thế nào khi tiếp xúc với đám đông xa lạ trong độ tuổi hai mươi, dù khi đó tôi đã là một nhà văn, có tác phẩm được xuất bản. Tôi hơi mập, không nặng nề lắm nhưng cũng đủ để tôi luôn cảm thấy rằng mình thật xấu xí, kệch cỡm. Khi có ai mời dự tiệc, tôi mất nhiều tiếng đồng hồ để chuẩn bị, nhưng khi bước vào phòng tiệc, tôi lại cảm thấy bối rối , với cảm giác là mọi người đang nhìn mình xét nét, và chê bai cách ăn mặc của tôi.

Một đêm nọ, tôi đến dự tiệc theo lời mời của một người tôi chỉ quen sơ, với tâm trạng khá hồi hộp. Tôi gặp một người phụ nữ trẻ đang đứng bên ngoài. “Chị vào chứ?”. Tôi hỏi. “Vâng, có lẽ”. Cô ta hơi đỏ mặt lên. “Tôi đã đi qua đi lại nhiều lần trước cửa để lấy can đảm. Tôi luôn luôn thấy khiếp sợ trong những tình huống như thế này”.

Sao lại vậy nhỉ? Tôi lại nhìn cô ta dưới ánh đèn. Cô ta đẹp hơn tôi nhiều. “Tôi cũng thấy kinh khủng như chị”, tôi thú nhận. Hai chúng tôi cùng bật cười và tự nhiên thấy thoải mái hơn. Tôi cảm thấy được che chở khi cả hai chúng tôi cùng tiến vào đám đông ồn ào không quen biết.

- “Chị không sao chứ?”. Tôi thì thầm.
Ngay lúc đó, tôi thấy mình đang nghĩ về một người khác bên cạnh, điều này đã giúp tôi. Chúng tôi bắt đầu trò chuyện với những người khác, và tôi cảm thấy mình đã là một thành viên của đám đông, không còn là kẻ bên ngoài. Khi lấy áo choàng về nhà, người bạn mới và tôi trao đổi với nhau những nhận xét :
“Tốt cả chứ ?”, “Vâng , tốt hơn nhiều”, tôi đáp. “Tôi cũng vậy, vì chúng ta không cô độc”.

Vấn đề là thế đấy ! Trước đây tôi luôn cảm thấy cô độc, cứ nghĩ rằng cả thế giới đều là những người tự tin, trừ tôi. Thế mà tôi đã tìm thấy một người khác cũng rụt rè như tôi. Cảm giác bất an trong tôi đã không cho tôi nhận thấy rằng phải chăng có nhiều người khác cũng bị căng thẳng như tôi vậy, và họ đã che dấu chúng đằng sau vẻ rạng rỡ hay những lời nói huyên thuyên ?

Ở văn phòng một tờ báo địa phương, nơi tôi có dịp gửi bài đăng, người chủ bút lúc nào cũng cáu kỉnh và khó chịu. Ông ta luôn trả lời nhát gừng các câu hỏi của tôi. Mắt ông ta chưa bao giờ nhìn thẳng vào mắt tôi. Tôi luôn cho rằng ông ta không ưa tôi. Bây giờ tôi tự hỏi, phải chăng chính ông ta cũng e ngại là tôi không thích ông ta ?

Trong lần viếng thăm kế đó, tôi bước vào , hít thật sâu để lấy can đảm.
- “Chào ông Anderson, rất vui khi được gặp ông”.
Ông ta mỉm cười và nhìn lên, thay vì bỏ bài viết của tôi lên bàn ông ta và lầm bầm. “Có lẽ ông không thích nó đâu!” tôi nghĩ nhưng cố gắng nói cách khác :
- “Tôi mong rằng ông thích nó. Công việc của ông thật vất vả, vì mọi người vẫn hay nghĩ sai về ông”. - “Đúng vậy”. Ông thở dài.

Tôi không vội vã như thường lệ. Tôi ngồi xuống và chúng tôi nhìn nhau. Tôi thấy ông ta không phải là một chủ bút đáng sự như trước, mà là một người đàn ông giản dị, đầu hói cao, vầng trán rộng với đôi vai hẹp. Bức hình vợ và các con ông để trên bàn. Tôi hỏi thăm về họ. Khi ông ta cười, nét môi nghiệt ngã của ông dịu xuống. Cả hai chúng tôi đều cảm thấy dễ chịu.

Nghề viết văn của tôi bị đình lại vì chiến tranh. Tôi xin vào làm y tá trong một bệnh viện. Trong những ngày đầu tập sự, tôi phát hoảng với ấn tượng rằng mình không phải là một thành viên của bệnh viện. Tôi chẳng giống ai trong bộ đồng phục. Bênh nhân không ra bệnh nhân, nhân viên không ra nhân viên. “Cô ta làm gì ở đây thế?”, có lẽ người ta nghĩ về tôi như vậy.

Tuy nhiên, công việc nặng nhọc đã cất khỏi tôi những ý nghĩ không đâu, và tôi cũng sút bớt đi vài ký. Tôi bắt đầu cảm thấy mình là một nhân viên thực thụ. Người ta cần tôi. Tôi nhìn thấy những người bất hạnh, họ đang chịu bao đau đớn, cuộc sống của họ có ý nghĩa quan trọng đối với tôi hơn là bản thân tôi. Tôi nhận thấy mình không còn thì giờ để  lo lắng vớ vẩn như trước đây.

Hiện tại, sau nhiều năm qua, tôi vẫn còn rụt rè trước đám đông, những con người thành đạt, những viên quản lý cửa hàng thô lỗ, những nơi tôi không quen thuộc, tôi luôn tâm niệm : đừng nghĩ về bản thân. Háy đến thẳng một phụ nữ đang đứng một mình có vẻ sợ sệt, và trò chuyện với cô ta.

Hãy nghĩ rằng một người khác cũng đang rụt rè và lo lắng như bạn vậy. Trấn an họ cũng chính là trấn an mình. Hãy nhìn từ hai phía : “Thế giới bên ngoài và nội tâm bên trong".

Nếu bạn cũng là người rụt rè - tại sao lại  không nhỉ ? – hãy thử áp dụng điều này đi.


              MONICA DICKENS
              Thuý Trang dịch ( Theo Reader's Digest )
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.

Sự cởi mở điều không thể thiếu trong cuộc sống

              I.WILIE
                       

Cách đây nhiều năm, một cô bạn gái mà tôi biết khá rõ nhưng không thân thiét lắm đã bất ngờ đến thăm tôi. Tôi nhận thấy cô đang bị dày vò vì những khó khăn nghiêm trọng. Nhưng vì lúc đó tôi còn trẻ, nhút nhát và sợ rằng mình tỏ ra quá tò mò nên đã không có một cố gắng nào để giúp cô ta trút cạn nỗi lòng, tôi tạo ra một khoảng cách với cô. Chúng tôi nói về thời tiết, về những người bạn chung, những tin tức mới nhất và xa rời những gì đang có quan hệ mật thiết với cô ta.
 
Đêm ấy, cô bạn tôi tự tử và may sao, cô đã không thành công trong việc làm này. Lúc đó tôi mới hiểu rằng mình đã khép kín với một người đang gặp nguy nan cần được thông cảm và giúp đỡ.

Cái bi kịch ấy tỏ rõ cho tôi thấy một vấn đề đang là mối quan tâm chung : chúng ta thường biết rõ về một người bạn, đằng sau cái bề ngoài bình lặng của cuộc sống, đang chịu đựng những phiền muộn và âu lo, nhưng chúng ta lại cố tình quay đi và chỉ những khoảnh khắc bơ vơ mới tình cờ cho ta thấy được điều đó.

Những sự nhận biết như thế tạo ra trong ta một cảm giác bất lực. Chúng khiến ta im lặng trước những khó khăn riêng của mình để cứ sống trên một ốc đảo cô đơn.

Tôi công nhận con người có thể chịu đựng trong im lặng. Nhưng theo tôi, chúng ta đã đánh giá quá cao hiệu năng của sự im lặng. Vả chăng, ở một mức độ nào đó, sự im lặng có thể là nguyên nhân làm gia tăng những trường hợp tinh thần. Nếu chỉ tự mình đảm đương gánh nặng; nó sẽ trở nên hết sức nặng nề đối với đôi vai của chúng ta.

Hẳn nhiên tôi không khuyên phải rên siết, than vãn về số phận của mình, cũng không cần tuôn ra với người khác hàng trăm lời than vãn. Tuy vậy, những người quen thu mình lại thường cần đến sự giúp đỡ hơn ai hết. Có những lúc chúng ta phải đủ can đảm gõ vào một chiếc cửa đóng kín, cho dù có nguy cơ hứng chịu một sự cự tuyệt.

Ngày xưa tôi có một cô bạn mà cuộc sống đang trĩu nặng một nỗi bất hạnh. Chồng của chị đau yếu-chị cũng thế. Họ không có tiền. Tuy nhiên, chị lại phô bày một bộ mặt tươi vui, dần dà gần như biến thành một chiếc mặt nạ méo mó. Như một bức tường thành bằng đá, thái độ của chị đã ngăn trở mọi tình cảm của những người chung quanh. Vì rất yêu bạn, một hôm tôi thu hết can đảm nói với chị :
- Tôi biết rằng chị đang ở trong một tình trạng rất đáng buồn. Hãy chứng tỏ chúng ta là những bạn thân của nhau và tôi xin chị, chị hãy nói đi. Nếu có thể, tôi sẽ hãnh diện được giúp chị. Tôi sẽ còn tự hào hơn nữa nếu được chị tin tưởng ở tôi.

Chị im lặng một thời gian để đấu tranh với chính mình. Và rồi- tôi tin rằng đây là lần đầu tiên trong nhiều năm- chị đã khóc với tất cả tấm lòng. Người ta từng nói đến sự tràn ngập của một con sông từ lâu bị ngăn dòng, con sông của những sợ hãi, chán nản , phiền muộn ẩn kín bấy lâu, nay bổng nhiên tràn ngập đôi bờ. Và khi nước triều khô cạn thì niềm vui giả tạo và gượng ép của chị trước đây đã được thay chỗ bằng một sợ thanh thản cởi mở. Chúng tôi đã tâm sự với nhau trong nhiều giờ. Tôi không được quyền kể ra câu chuyện của người bạn. Tôi chỉ có thể nói rằng chính sự kiện được kể lể một cách thoải mái đã giúp chị tìm ra giải pháp cho những khó khăn ghiêm trọng nhất.

Một thời gian lâu sau, chi thú nhận là đã rất thất vọng và sự can thiệp của tôi đã giúp chị ra khỏi bờ vực thẳm.

Còn có một phương cách khác để đề cập đến vấn đề, mặc dù là gián tiếp nhưng đôi khi cũng dẫn tới trung tâm của sự việc. Nếu do trực giác tôi biết được có một người quen đang rất đau khổ mà không biết làm thế nào giải thoát khỏi những nỗi bận tâm, hoặc không dám làm điều gì đó vì sợ mang tiếng lợi dụng bạn bè, tôi sẽ tìm đến để nhờ cô ta giúp đỡ và khuyên nhủ đôi điều. Tôi thổ lộ với cô những phiền muộn của tôi. Khi thấy rằng tôi tin tưởng ở cô, cô cũng sẽ chấp nhận một thái độ tương tự đối với tôi.

Riêng những người đau yếu - nhất là những người bệnh kinh niên , thường khó gần. Sự thông cảm có thể biến thành một sự tò mò, một lý do để phẫn nộ và cuối cùng không còn là một tình cảm thuần khiết nữa. Tuy nhiên, chính nhờ ở một người bệnh mà vào một ngày nọ, tôi học được một bài học quan trọng. Cô ta đã nói:
- Tôi không cần sự thông cảm. Tôi thích được cảm thấy là các bạn cần tôi hơn.
Cô ta đã cho  tôi giải pháp của vấn đề : Chúng ta có thể chấp nhận tất cả ở những người cần đến chúng ta.

Nếu bạn bối rối về vai trò mà mà bạn phải giữ để giảm nhẹ những khó khăn cho bằng hữu của mình thì hãy bắt đầu bằng việc xác định một cách thẳng thắn cái động lực đã thúc đẩy bạn can thiệp vào đó. Bạn tìm cách thoả mãn lòng hiếu kỳ đơn thuần? Hay bạn tìm đề tài thực hiện một cuộc ngồi lê đôi mách để tỏ ra mình quan trọng và qua bề ngoài của sự cảm thông, bạn đem loan truyền những gì đã được người khác thổ lộ?

Chỉ khi nào bạn chắc chắn rằng mối quan tâm duy nhất của bạn là làm giảm nhẹ nỗi tuyệt vọng của người khác, lúc đó tôi mới tin rằng bạn có quyền và bổn phận phải đánh liều với một sự can thiệp đầy tính phiêu lưu mạo hiểm?!

Nếu chúng ta cho một cách thoải mái, chúng ta cũng nhận lại như thế. Khi đóng chặt cửa tâm tư với người khác, chúng ta không thể hy vọng những cánh cửa khác mở rộng ra với mình. Đừng bao giờ quên rằng chúng ta sẽ không làm phật ý một người bạn chân chính khi thổ lộ với họ mọi điều phiền muộn . Không có gánh nặng nào mà không nhẹ bớt khi đã được người khác chia sẻ với mình.

                                                                 LÊ NGUYÊN lược dịch
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Kính cụ Phượng Hoàng lửa
Em cũng ở Ha Nôi
Nhưng số em vất vả
Thất nghiệp đã lâu rồi

Nghe cụ có vườn rộng
Cỏ mọc cao đến giời
Mà cụ thì sức yếu
Từ lâu phải nghỉ ngơi

Cho em sang dọn dẹp
Ngày kiếm mấy đồng thôi
Đủ cầm hơi để sống
Và vẽ mấy dòng chơi...

Đa tạ cụ đã chống gậy sang nhà chơi.
Kính !
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Chào anh Thái Thanh Tâm ạ ! nhà đổ vừa dựng laị, anh đến thăm em mừng lắm! Vườn thì cứ để cho cỏ mọc anh ạ,em rất thích hoa ,nhưng cũng rất thích cỏ hơn , vì "hoa thường héo ,cỏ thường tươi"( Hình như Cụ Nguyễn Trãi nói vậy ).Em mong anh giữ nhà giúp em  cho khỏi đổ lần nữa ạ !
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

NamLan đã viết:
Nghệ thuật sống rất cần cho sự thành đạt của một cá nhân, một con người. Nó rất cần thiết cho mỗi chúng ta. Không phải ai trong chúng ta cũng đều biết đến nó. Nhiều người biết đến nó nhưng khi vận dụng vào thực tế thì thật khó khăn. Em thấy chủ đề rất hay và có lẽ khá mới mẻ cho mỗi chúng ta, phải không chị PHL.
Cám ơn chị Phượng Hoàng Lửa về những bài sưu tầm bổ ích.
Khách quý giờ chị mới chào vì em là khách quen mà, còn anh Thái Thanh Tâm là khách hơi lạ cho nên chị ưu tiên trước , NamLan đừng phật lòng nghe!Chị cũng nghĩ như em vậy,đúng là có tấm lòng,hoặc có tài năng  thật đấy nhưng không biết vận dụng vào cuộc sống, thì hiệu quả không cao phải không em? Chị đọc xong rồi nghĩ: giá mình đọc được cái này sớm hơn, chị mong sẽ có nhiều người nghĩ như chị, nhưng sẽ chẳng bao giờ là muộn cả NamLan nhỉ? Chúc em cuối tuần vui.
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.

NĂM GIÁC QUAN TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG


RICHARD Brzeczek là một người đàn ông có tất cả :Quyền lực, tiền bạc, một vị trí xã hội đáng thèm thuồng (ủy viên chính của sở cảnh sát Chicago ).
Một hôm Richard đáp máy bay đi New York và gặp Diane, một nữ tiếp viên hàng không. Ông cho biết : “Như có luồng điện giũa hai người “. Thế rồi thời gian cứ trôi, các cuộc hẹn hò và những bữa ăn chung cứ tuần tự nối tiếp. Richard đã dấn thân vào cuộc tình vụng trộm mà chẳng hề hay biết. Ông nhận ra chiều hướng xấu của mối quan hệ, song chẳng dám nói chia tay với Diane. Càng sâu đậm với Diane, ông càng sa sút tinh thần. Cuộc hôn nhân của Richard lâm vào ngõ cụt. Ông không còn năng nổ trong công việc nữa. Cuối cùng Richard bị mất việc.

Richard đã nhận biết thứ tình yêu gọi là “tự do thoải mái” mà điện ảnh và các bài hát muốn ca tụng là “tuyệt vời”. Thực tế, qua kinh nghiệm “xương máu” của mình, Richard Brzeczek hiểu rằng thứ tình yêu loại này chỉ là lãng mạn, nó không có giá trị gì cả và sẽ đưa chúng ta  thẳng đến sự thất vọng mãi mãi.

Tình yêu cao cả, nói theo các chuyên gia, là tình yêu nằm trong hôn nhân, song với điều kiện là nó phải chứa đựng thành phần vun bồi cho hạnh phúc đôi lứa : xúc cảm. Một nhà tình dục học người Mỹ viết : “Nếu bạn muốn đời sống vợ chồng bạn tìm lại được nét tươi thắm ban đầu thì chớ nên xem nhẹ xúc cảm. Hãy lợi dụng nó từ trong cuộc đời thường, cả trong quan hệ yêu đương”.

Xúc cảm là gì ? Đó là thú vui chia sẻ, thú vui của năm giác quan : xúc giác, thị giác, khứu giác, thính giác và vị giác. Phải kể đến chất keo thứ sáu, đó là trò chơi. Một nhà tâm lý học người Mỹ nói : “Tôi chỉ trả lời một cách đơn giản với những cặp vợ chồng thổ lộ rằng họ vui thú rất nhiều ở giai đoạn cả hai còn xun xoe lấy lòng nhau, rằng : “Thế thì các bạn hãy làm tất cả những gì mà các bạn đã làm trong giai đoạn đó và cố tìm lại những rung động ban đầu”.

Khi KarenShook, 35 tuổi và Joey, 40 tuổi, chồng chị, muốn ở  “riêng biệt” với nhau, họ đã giao con cho người giữ trẻ và cùng qua đêm trong một…chòi săn ! Karen tâm sự : “ Nó ở trong rừng, dưới một khung cảnh huyền diệu. Chúng tôi tán tỉnh nhau, vừa cùng nhấm nháp chai rượu. Đến đoạn “yêu nhau”, chúng tôi thấy mình vẫn còn ở tuổi mới lớn”.

Một sự phong phú về trò chơi cũng có thể phá vỡ tảng băng khi xảy đến một sự cố hỏng hóc trong lĩnh vực phức tạp của sự trao đổi tình dục. Barbara và MichaelJonas, cùng 37 tuổi, đã đấu võ mồm với nhau trước khi Michael lên đường đi công vụ. Rất hối tiếc về chuyện lủng củng đó, Barbara nảy ý sáng tạo một trò vui để đón chồng lúc anh ta trở về. Thế này : chị ngồi vào bàn đánh máy một lô các câu hỏi trên các tấm thẻ cứng. Một số câu yêu cầu người bạn đời của mình hãy cho biết cái mà mình yêu thương ở “ nửa thứ hai của mình”, và các câu khác yêu cầu làm các cử chỉ âu yếm.

Michael trở về. Ngồi trong phòng dưới ánh đèn dìu dịu và trước những lưỡi lửa êm ái trong lò sưởi. Barbara đề nghị chồng cùng thực hiện trò chơi. Lần lượt từng rút các tấm thẻ cứng ra và trả lời các câu hỏi, cùng thực hiện những gì mà các tấm thẻ đề nghị phải làm. Michael tâm sự ; “ Trò chơi mà Barbara nghĩ ra đã gieo vào lòng tôi một kinh nghiệm không quên. Nó cho phép tôi nối lại “Tình xưa “ và khôi phục lại những gì mà tôi đã quên lãng trong cái quay cuồng của đời thường.

Trò chơi nhỏ của Barbara đã đốt lên đống lửa tình nồng thắm của hai vợ chồng tưởng đã tắt lịm từ lâu.

Trò chơi không quan trọng lắm, cái chủ yếu là phải vui chơi với nhau. Đối với một số cặp vợ chồng, đó sẽ là một bữa ăn tối dưới ánh nến, với những cặp khác lại chuộng một cuộc rong chơi đây đó hoặc cùng chơi thể thao với nhau. Chính lúc ấy vợ chồng thật sự dành trọn thời gian cho nhau, quan tâm đến nhau và lãng quên mọi chuyện khác. Như thế bạn đã sẵn sang để thám hiểm những con đường của thú vui mà năm giác quan tặng bạn sau đây :

XÚC GIÁC :
Khi các nhà tình dục học đề nghị các cặp vợ chồng nói lên những sai sót của họ trong quan hệ thể xác, thì những câu trả lời chẳng có gì là ghê gớm. Một bác sĩ trị liệu tâm lý ở Los An-geles nói : “Tất cả những gì mà họ chờ đợi, đó là sự dịu dàng mơn trớn hay một cái hôn vào bữa ăn lót dạ. Chỉ cần đặt tay lên vai, vuốt ve cổ và lưng. Tất cả những cái đó nằm trong nhu cầu quan hệ thể xác khá sâu sắc của chúng ta”.

Xúc giác giúp tạo xúc cảm do hoạt đông của endorphine – một loại hor-mone gây ra tâm trạng hưng phấn – tăng cao. Nhờ những cử chỉ vuốt ve có đặc tính làm giảm áp lực động mạch mà chúng ta cảm thấy êm ái hơn, dễ chịu hơn trong da. Bác sĩ TheresaCren-akaw ở San Diego đi xa hơn : “Những cặp vợ chồng hay va chạm xác thịt bằng những củ chỉ vuốt ve sẽ cảm thấy dễ chịu hơn bởi lẽ, về mặt y học, họ sẽ thấy khoan khoái hơn. Những cử chỉ trao đổi đó không những giúp loại trừ stress, mà còn mở ra con đường đi tới quan hệ yêu đương thỏa mãn sâu sắc”..

THỊ GIÁC :
Một chuyên gia về vấn đề gia đình nói : “Mọi người đều biết ý nghĩa của cụm từ”nhìn chăm chăm”. Chính sự nhìn vào mắt nhau cũng  giúp tạo xúc cảm”.

Khi Steve và Nancy Flader muốn tìm giây phút êm đềm bên nhau, hai người rút vào một xó xỉnh hẻo lánh nào đó. Nancy nói : “Tôi đồng ý tầm quan trọng to lớn của địa điểm. Một túp lều với một ánh nhìn thu hút khiến tôi tôn thờ. Nhưng chính ánh lửa lò sưởi tạo ra vẻ thơ mộng cho địa điểm”.

THÍNH GIÁC:
Theo một công trình nghiên cứu của viện nghiên cứu dục tính con người ở San Francisco, âm nhạc làm sản sinh các chất kích dục trong đầu mọi người.

Karen và Jocy cùng trưởng thành với nhạc rockn-roll , được vài năm Karen đâm mê nhạc cổ điển, chồng chị trở nên lãnh đạm… cho đến một ngày  …A   
          ( còn nữa)….
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 41 trang (410 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối