Trang trong tổng số 2 trang (15 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]

Ảnh đại diện

vịt anh

Đúng là đối với những người mới tập làm thơ(như Vịt Anh) thì phải viết nhiều mới quen tay được.Và quen tay cái đã thì mới có thể vẽ vời tỉa tót.

Nhưng việc tặng thơ thì hông liên quan gì đến việc viết nhiều hay không.Nó liên quan đến...chủ nhà :)).

Nếu chủ nhà thích được ta tặng,và ta cũng thích ngày ngày ghé thăm,thì cả hai cứ vui vẻ thoải mái,ai hông muốn đọc thì thôi.Còn người ta đã hông thích mà ta cứ tặng hoài thì lại trở thành chả ra làm sao cả.Có nhiều chỗ để ta vui vẻ mà,cứ gì phải chui đầu vào rồi ôm lấy bực mình
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

ncvan

Ngocanhonline đã viết:
"TỨ THƠ là giường cột kết cấu nên bài thơ làm nổi bật tư tưởng chủ đề của bài thơ (chứa đựng triết lý sâu sắc nội dung có tầm bao quát lớn)."

Rường cột mà viết thành giường cột thì NK nên chịu khó học lại chính tả trước khi nói vê thơ hay. Thơ hay phải được viết từ một nhà thơ yêu tiếng Việt ở mức không thể viết nhầm như thế!
Vài lời chân thành

@ncvan: Chắc bạn tìm mãi mới ra một chữ sai chính tả để so kè với tác giả . Cá nhân tôi thì quan tâm đến nội dung hơn , tôi nghĩ bài viết rất bổ ích đối với những người làm thơ . Ừh biết vậy chứ làm sao nhỉ . hihihi .
Cảm ơn bạn đã có lời hay và cười vui vẻ. Tuy nhiên tôi không phải tìm sâu vạch lá vì 1 lỗi nhỏ đâu, mà tác giả Nguyễn Khôi nên thực sự xem lại hệ thống chính tả của mình. Xin bạn vào phần THƠ DỊCH sẽ thấy bài viết tôi viết cho NK trong chủ đề dịch thơ "SỐNG CHỤ SON SAO" nhé. Cảm ơn.

Để đỡ tìm tòi, tôi xin đưa luôn bài viết để các bạn tham khảo-


Là giáo viên dạy văn nhiều năm tôi vẫn dạy học sinh “Xống chụ xôn xao” nay bỗng gặp dịch giả Nguyễn Khôi dịch lại là “Sống chụ Son Sao” làm tôi hoang mang thật sự vì không hiểu tin vào chữ X hay S và tại sao chữ Son Sao lại viết hoa nhỉ?
Tôi tra trên google và thấy rằng chữ “Xống chụ xon xao” xuất hiện trong tất cả các văn bản trừ bản dịch của Nguyễn Khôi.
Tôi đành xem lại liệu có phải dịch giả sai chính tả không và đúng như vậy. Trong bản dịch còn khá nhiều lỗi chính tả âm S và X cũng như một số âm khác. Xin đơn cử chữ “sải tay” bạn viết là “xải tay”. Nhưng hơn hết cả là trong một bài viết bàn về thơ hay mà tác giả vẫn viết nhầm chính tả. Xin đơn cử chữ “rường cột” bạn viết thành “giường cột”, thật mỉa mai từ một từ đẹp và sang như thế lại biến thành một từ cột giường.
Thưa bạn, xin bạn hãy yêu tiếng Việt trước khi dịch tiếng dân tộc khác, cũng xin bạn hãy viết chuẩn tiếng Việt trước khi bạn dạy người khác viết thơ hay. Nhà thơ viết thơ hay là người trước nhất viết đúng chính tả. Nếu bạn gắng dịch và dạy dỗ kiểu ấy chỉ phản tác dụng mà thôi.
Nếu bạn không tự chỉnh lại chính tả mà tung vào nền văn học nước nhà một hỏa mù như vậy thì bạn có thấy an lòng không?
Nếu bạn không tự chỉnh lại chính tả mà dạy người khác làm thơ hay như bạn thì có khác nào bạn  coi thường độc giả.
Về bản dịch, rất đáng khâm phục lao động của bạn. Nhưng thưa bạn thơ vẫn phải là thơ. Thể song thất lục bát đẹp và êm ái như ta vẫn thấy trong “ Ba mươi năm đời ta có Đảng” của Tố Hữu và xa hơn là Chinh phụ ngâm.
Nhưng ở bản dịch của bạn còn quá nhiều đoạn gieo vần chưa chỉnh, đọc thấy lổn nhổn khó chịu vô cùng. Có lẽ nào chúng ta xem nhẹ trách nhiệm về một kiệt tác tầm Truyện Kiều như bạn vẫn nói vậy sao?
Xin đơn cử một vài đoạn trong còn quá nhiều đoạn lục cục:
175. Tinh mơ dậy sớm mài dao
Chiều về chài lưới, mệt nào dám kêu
Em đã lo mà lo không đủ
Tính chi ly lẫn lú tính sai
Lòng yêu, sống tựa chết rồi

180. Thà ăn lá ngón lìa đời cho xong
Như vần đá, đá lăn đổ sập

Xin được khuyên bạn hãy nên xem bản dịch là bản dịch nghĩa để tham khảo và dịch lại hoàn toàn hoặc ít nhất hãy tìm chỉnh lại vần các đoạn lổn nhổn như mài cho trong viên ngọc.
Ý kiến góp ý không gì hơn là mong sự tốt đẹp đến với bạn và mong chờ tác phẩm dịch thơ êm ái hơn đúng là song thất lục bát.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Ngọc Anh Lê

"Thưa bạn, xin bạn hãy yêu tiếng Việt trước khi dịch tiếng dân tộc khác, cũng xin bạn hãy viết chuẩn tiếng Việt trước khi bạn dạy người khác viết thơ hay. Nhà thơ viết thơ hay là người trước nhất viết đúng chính tả."

Kính gửi bạn NCVAN.

Tôi thì không phải giáo viên dạy Văn và cũng không được học nhiều về lý luận văn học và ngôn ngữ nhưng tôi tin là tôi đủ hiểu về lẽ đời . Cá nhân tôi nghĩ thì một tác phẩm thơ hay nó không bị mất hay bởi một lỗi chính tả hoặc ngược lại một bài thơ viết đúng chính tả không có nghĩa là sẽ hay bạn nhỉ, vì bản thân một bài thơ muốn thành bài thơ (chứ chưa nói đến hay)phải đủ các yếu tố TỨ, Ý, HÌNH, TÌNH (như chú Nguyễn Khôi nói).  

Còn chính tả theo tôi nếu tác giả sai chỉ cần một lời góp ý , một thư PM hoặc là một lời nói vui là tác giả có thể sửa lại đúng không bạn, cần gì phải hoành tráng đến mức "yêu tiếng Việt" không nhỉ? Vấn đề là cách tiếp cận có hằn học không? có ..... không?

Tôi định không reply nữa, chỗ chất xám ấy để dành viết một bài thơ khác thì hay hơn. Thôi mong bạn hiểu là tôi thích học hỏi và sẵn sàng tiếp thu nếu bạn có những điều để tôi học hỏi .

Chúc bạn một ngày an lành .
Ngọc Anh (tôi dùng đúng tên và nick của mình)
Bắt phong trần phải phong trần
Cho phong lưu mới được phần phong lưu.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Khoi Dinh Bang

@ncvan :Bài "Làm thế nào đế có thơ hay?" của Nguyễn Khôi là rút trong BẮC NINH THI THOẠI,nxb Văn Hoá Dân tộc-In lần thứ nhất năm 1997,tái bản năm 2ooo, In lần thứ 3 năm 2004, Sách dày 236 trang. Đoạn văn mà ncvan bảo "NK nên chịu khó học lại chính tả trước khi nói về thơ hay"...được in ở nguyên bản cuốn sách là "Tứ thơ là rường cột kết cấu nên Bài thơ, làm nổi bật tư tưởng chủ đề của Bài thơ (chứa đựng triết lý sâu sắc, nội dung có tầm bao quát lớn).Vần điệu là nền móng của ngôi nhà thơ đó."...Rất tiếc là khi "đánh" Vi tính vào đây (Thi viện) đã bị lỗi chính tả "Rường cột= giường cột" NK thành thật xin  ncvan & bạn đọc thân quí của Thi viện thể tình lượng thứ cho...Trong sách in, 2 câu kết có khác với bài viết ở Thi Viện là :
  "Nói thì dễ, làm thì khó, xin kính cẩn chắp tay :
             Tạ ơn trời đất quê hương
           Hồn thơ reo sóng sông Thương, sông Cầu..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Khoi Dinh Bang

@ncvan : Về bản dịch "Sống Chụ Son Sao"... bạn ncvan nhận xét rất chính xác. Các bản in trước đây đều là "Xống Chụ Xon Xao", nay theo nxb thì đổi X=S ( theo chỗ nhớ của NK thì thời KC chống Pháp ở Việt Bắc báo chí đều in Xtalin (bây giờ là Stalin) ? NK vốn chỉ là 1 kỹ sư Nông nghiệp, không học Văn (đại học), không theo nghề văn...Viết văn làm thơ chỉ là cái thú chơi nghiệp dư (tay trái)góp vui mà thôi, do đó còn nhiều bất cập lắm, mong được lượng thứ và chỉ giáo (học để tiến bộ-học, học nữa, học mãi...như Lénine đã dạy)
Năm 1963, NK theo tiếng gọi của Đảng, khoác ba lô xung phong đi Tây Bắc "chăn bò cuốc đất"... ở Sơn La 21 năm, có nhiều năm "3 cùng" với bà con cô bác Người Thái ở Bản Mường nên yêu thơ ca Thái. Thơ Thái phổ biến khổ thơ 3 câu một, câu ngắn nhất 4 chữ, câu dài tới 15 chữ, từ 1800 câu Sống Chụ ấy NK gom thành 1024 câu Song thất lục bát...có những câu nó như "công thức" :"Em đã lo mà lo không đủ/tính chi li lẫn lú tính sai" được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, rất khó cho Người dịch non tay(kiến thức hạn hẹp) như NK . Đây cũng chỉ coi như bản dịch "thô" còn nhiều tỳ vết, để mọi người"tham khảo" đọc chơi cho vui mà thôi, may ra gọi là có chút "hồn" của Mường bản xa xăm để mà yêu mà nhớ 1 thời để nhớ (trai Bắc Ninh lên ở Xứ Thái mù sương, nay thì đã 74 tuổi sắp đi "Đài hoá thân hoàn vũ" rồi-tất cả chỉ còn 1 chữ QUÊN trong đầu(tất cả bằng KHÔNG cả/ Cát bụi cát bụi thôi!  bạn ncvan ạ !). NK rất cảm ơn ncvan đã chỉ giáo...cho NK: E- mail ,NK sẽ gửi tặng ncvan bài "khảo bình về Sống Chụ Son Sao" để bạn hiểu thêm về truyện thơ này.Có điều gì không phải xin được lượng thứ...Kính-NK
  khoidinhbang@yahoo.com.vn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 2 trang (15 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]