Trang trong tổng số 6 trang (55 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoàng Tâm

Thơ phóng tác của Vương Ngọc Long (theo bài thơ HHL của Thôi Hiệu):

Thấp thoáng thuyền trăng đậu bến mơ
Véo von sáo trúc vọng lầu thơ
Người xưa cưỡi hạc đi biền biệt
Bỏ lại lầu hoang dấu bụi mờ  

Hoàng hạc về đâu, vút cánh bay
Thi nhân cạn chén, tỉnh hay say
Ngàn năm lãng đãng vầng mây trắng
Thổn thức hồn thơ mắt lệ đầy  

Rừng xưa lá biếc thắm ven sông
Lơ lửng thuyền câu dạt cuối dòng
Bến cũ đồng thơm xanh cỏ mịn
Chập chờn cố quận ngẩn ngơ trông  

Viễn khách đường xa tạm ghé qua
Lầu thơ chênh chếch bóng trăng tà
Hạc vàng bay khuất trời miên viễn
Thi sĩ ôm thầm giấc mơ xa  

Bảng lảng mây trôi trắng xóa màu
Trời buồn lất phất hạt mưa ngâu
Người xưa có nhớ ngày nay nhỉ?
Khói sóng đong đưa giục khách sầu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Tâm

Người xưa cưỡi hạc vàng bay đâu
Còn lại nơi đây Hoàng Hạc lâu
Một vắng hạc vàng không trở lại
Ngàn năm mây trắng vẫn quanh lầu
Hán Dương cây đứng soi sông tạnh
Anh Vũ cỏ hoa mượt đất màu
Trời đã chiều rồi quê khuất nẻo  
Khói sông trên sóng khiến người sầu.
(Hoàng Tâm dịch 27-8-2007)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Do việc chim hồng hạc là có thật,
TĐ đâm ra nghi ngờ tính xác thực của chim hoàng hạc.
------------------
Kính bạch Sư Thầy Huyền Diệu,
Chim hồng hạc thì thấy rồi, còn chim hoàng hạc của Thôi Hiệu là có thật không, thưa Thầy?
Kính chúc Thầy an lạc.
--------------------
Kính tặng Sư Thầy HD

Phật quốc tự
(Cảm tác theo chuyện Dr Lâm đến Népal
và quyển “Khi Hồng hạc bay về”)

Đôi chim Hồng hạc đến tìm ông
Nơi đất Phật sinh núi Á Đông
Hi hữu xưa nay như cổ tích
Lâm Tỳ Ni đó chốn Thiên đường?

Sư Thầy Huyền Diệu xây Chùa Việt
Liên quốc Thiền viên nối Thích tông
Tại xứ chôn nhau người vĩ đại
Đất lành chim đậu cõi hư không…

Thiềng Đức-16/8/2007
-Sau khi xem Phim tư liệu “Đàn Sếu đầu đỏ (lông xám)
quay về đất Tam Nông (Đồng Tháp)”
-Nghĩ lại... Thưa Sư Thầy... Đôi chim Hoàng hạc
(sơn vàng,mạ vàng) chỉ thấy đứng nơi tôn nghiêm thờ phụng...
-A di đà Phật.
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Tâm

Ngồi đọc lại bài "Hoàng Hạc Lâu" của Thôi Hiệu, HT chợt thấy giật mình. Vì chỉ vui thơ nên HT đã dịch ẩu bài này (lần sau thì xin chừa!), vừa qua BQT thông báo chung về "Kỷ luật" trong khi dịch nên HT xin dịch lại câu thứ ba: "Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản" là "Một vắng hạc vàng không trở lại" thay cho "Một sớm hạc vàng không trở lại". "Nhất khứ" thì "bất phục phản" là cái "ý hay" của câu này làm cho câu này thành "tứ" của bài thơ. Nó cũng tựa như "Đã đi thì quyết không quay trở lại" dù "Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy".
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Cháu đã sửa lại từ này giúp bác :-)
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

CHUYỆN THẦN TIÊN
(Cảm tác theo 5 bài thơ DU TIÊN của Tào Đường, thời nhà Hán)

Lưu, Nguyễn ngày xưa đi hái thuốc
Lạc núi Thiên Thai lại gặp tiên
Theo suối Hoa Đào tìm đến động
Làm lễ vợ chồng được kết duyên

Nửa năm hương lửa xin từ biệt
Hai chàng rời động dạ bồi hồi
Hai nàng tiên nữ buồn đưa tiển
Nhớ thương khôn xiết lịm hồn ai!

Cháu bảy đời chào mừng cụ tổ
Lưu, Nguyễn trơ vơ nhớ chuyện xưa
Tìm về lối cũ...Hoa Đào hỡi!
Hai nàng hoàng hạc đã bay xa...

TĐ -12/10/2005
(Theo sách Đường thi của Ngô Tất Tố,
do Cụ cử Vũ Văn Thăng, U 80 cho mượn)
-Lại '2 hạc vàng'...nhớ Lầu Hoàng Hạc...Từ Thức-Giáng Tiên...
... Nhớ ngày xưa Lưu, Nguyễn lạc tới Đào Nguyên (Văn Cao)...
-Xin gửi vào topic này...
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Hồng Phúc

Tôi xin đóng góp một chút xíu về Truyền thuyết và kiến trúc của Lầu Hoàng hạc nhé
(nguồn : http://blog.360.yahoo.com...dsmmhZRe7XwJ0U?p=241)

Truyền thuyết và kiến trúc lầu Hoàng-hạc

Theo sách Hoàn Vũ Ký, Phí Hôi từ lầu nầy cưỡi hạc vàng đi tu tiên. Sách Tề Hài Chí thì ghi Vương Tử An thành tiên cưỡi hạc vàng bay ngang lầu nầy. Sách Nguyên Hòa Chí thì ghi lầu nầy được dựng trên mỏm đá có tên Hạc Vàng.
Theo truyền thuyết, khu đất lầu Hoàng Hạc cổ xưa vốn là một quán rượu của một người tên Tân. Một hôm có một vị thiền sư theo Lão Giáo ghé quán nầy nghỉ chân, và được chủ quán mời rượu không tính tiền. Để đền ơn chủ quán, vị thiền sư vẽ hình một con hạc vàng lên bờ tường và khi vỗ tay khi con hạc nhảy múa rất đẹp mắt. Từ khi có hiện tượng kỳ lạ nầy, quán rượu thu hút rất nhiều khách thập phương và vị chủ quán trở nên giàu có. Khoảng 10 năm sau, vị thiền sư trở lại thăm quán rượu, lần nầy vị thiền sư thổi sáo và sau đó vỗ tay gọi cánh hạc bay ra và cưỡi lưng hạc về trời. Để ghi nhớ cảnh tượng kỳ lạ và cơ duyên trong việc gặp gỡ vị thiền sư huyền bí nầy, người chủ quán giàu có gọi nhân công xây một căn lầu gọi tên là Hoàng Hạc Lâu (lầu Hoàng Hạc). Theo sử liệu ghi chép thì lầu Hoàng Hạc được xây vào năm 223 (AD) sau Công Nguyên . Sau khi hoàn thành xong thì lầu Hoàng Hạc là nơi các vị hoàng tộc triều đình và các văn thi sĩ, tao nhân mặc khách thường lui tới chốn nầy để ngắm cảnh và làm thơ. Theo tài liệu văn học Trung Quốc thì có khoảng 300 bài thơ tả cảnh lầu Hoàng Hạc, nhưng chỉ có bài thơ của Thi Sĩ Thôi Hiệu là xuất sắc nhất, phổ thông nhất, có giá trị nghệ thuật vượt không gian và thời gian, được lưu truyền mãi cho đến ngày nay.

Lầu Hoàng Hạc nguyên thủy được làm bằng gỗ, sau khi bị hỏa hoạn nhiều lần, lầu được trùng tu lại nhiều lần. Công việc trùng tu được bắt đầu từ năm 1981, và hoàn thành năm 1985, và cũng trong năm này được mở ra cho công chúng vào thăm viếng. Hoàng Hạc Lâu nguyên thủy là một kiến trúc bằng gỗ chạm trổ gồm ba tầng, ở trên đỉnh bằng đồng. Lầu Hoàng Hạc ngày nay trông lộng lẫy hơn, gồm năm tầng, cao 51.4 mét (cao hơn kiến trúc cũ 20 mét). Tầng thấp nhất có kích thước 20 mét mỗi bề (lầu cũ chỉ có 15 mét), nên du-khách biết ngay đây là một kiến trúc xây lại hoàn toàn mới, chứ không phải tu bổ từ căn lầu cũ. Tuy lầu Hoàng Hạc mới được xây lại dựa trên quan điểm thẩm mỹ hiện đại và kỹ thuật kiến trúc tân thời, nhưng vẫn còn giữ lại những đặc tính văn hóa và nét đẹp cổ truyền của lầu Hoàng Hạc cổ xưa.
Trăng nhà ai, trăng một phương
Đêm nay rượu đắng mưa đêm trường....

....Chưa cuối xứ Mê Ly, chưa cùng trời Phóng Đãng.
Còn chưa say, hồn khát vẫn thèm men.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Cám ơn bạn PTT đã đóng góp tư liệu quý cho topic này...
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Xin gom mấy bài thơ theo chủ đề Thần tiên, Thiên thai...
về chung topic Hạc vàng này...
-Lướt qua home w.maihoatrang thấy bài 'Đề động Từ Thức'
của Lê Quý Đôn (1726-1784) cũng hay hay
mà chỉ có một tác giả NHÂN PHÚ dịch...tạm tạm,
nên TĐ nhảy vào thử dịch chơi (27/8/2006):

Văn đạo thần tiên sự diểu mang
Bích Đào động khẩu thái hoang lương
Càn khôn nhất hạt cùng Từ Thức
Vân thuỷ song nga lão Giáng Hương
Thạch Động hữu thanh khao hiểu nguyệt
Diêm điền vô vị nát thu sương
Thế nhân khổ tác Thiên Thai mộng
Thuỳ thức Thiên Thai diệc hí trường.

THIỀNG ĐỨC xin dich.
TỪ THỨC tìm tiên

Chuyện thần tiên chỉ là mơ ước
Cửa động Bích Đào rậm cỏ hoang
Từ Thức tìm tiên mong đợi bóng
Giáng Hương mỏi mắt ngóng trông chàng
Đá chồng văng vẳng tàn gương nguyệt
Muối trắng nhạt nhoà thấm giọt sương
Ảo vọng Thiên Thai nhân thế truyện
Đùa vui chắp nhặt mộng đời thuờng...

-Câu 7 và 8, bài gốc dùng 2 lần chữ Thiên Thai.
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Cháu đã gửi bản dịch của bác lên.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 6 trang (55 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối