Trang trong tổng số 100 trang (999 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [61] [62] [63] [64] [65] [66] [67] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

VŨ ĐỨC SAO BIỂN
KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
87.
Bản luận tội Nhất Đăng đại sư


Kính thưa Hội đồng xét xử,
Bị cáo Nhất Đăng là một nhân vật... trong bộ tiểu thuyết Xạ điêu anh hùng truyện. Nhất Đăng chỉ là pháp hiệu, tên thật của bị cáo là Đoàn Trí Hưng, nghề nghiệp: hoàng đế nước Đại Lý; địa chỉ thường trú: thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ngày nay. Bị cáo Nhất Đăng đã từng được nhà văn Kim Dung xếp vào Võ lâm ngũ bá (5 ông trùm của võ lâm) cùng với Vương Trùng Dương (giáo chủ phái Toàn Chân), Hồng Thất Công (bang chủ Cái bang), Âu Dương Phong (chưởng môn Bạch Đà Sơn) và Hoàng Dược Sư (đảo chủ Đào Hoa đảo).

Tống Thái tổ Triệu Khuông Dẫn lên ngôi làm vua ở Trung Quốc, mở ra nhà Đại Tống, đóng đô ở Biện Kinh, tức phủ Khai Phong từ năm 960. Họ Đoàn lên ngôi vua ở Côn Mình, mở ra nước Đại Lý trước Triệu Khuông Dẫn 23 năm, tức từ năm 937. Đại Lý là một quốc gia độc lập ở phía Tây nam Trung Quốc, coi Phật giáo là quốc giáo. Các vua nước Đại Lý sùng mộ Phật giáo, tính đến Nhất Đăng thì trong 18 đời đã có 7 vị xuất gia làm sư. Bị cáo Nhất Đăng là đời vua thứ 18 của nước Đại Lý nhưng động cơ xuất gia của bị cáo không phải là do sùng mộ Phại giáo mà nên. Bị cáo xuất gia là để tránh một sự trả thù và đồng thời cũng để tỏ lòng ăn năn hối hận về những hành vi phạm pháp luật mà bị cáo đã gây ra trước đó. Hồ sơ vụ án do Kim Dung xây dựng đã thể hiện rõ lời nhận tội của bị cáo: “Ta tạo phúc cho trăm họ thì ít mà gây ra tội nghiệt thì nhiều”. Cần nhớ rằng bị cáo nhận tội ngay trong bản cung đầu tiên, trạng thái tinh thần hoàn toàn sáng suốt, không hề bị cán bộ điều tra dùng nhục hình, bức cung, dụ cung.

Có thể nói khi còn là hoàng đế nước Đại Lý, bị cáo Nhất Đăng là con người lý tưởng, biết giữ cho quốc gia một nền hoà bình bền vững, biết chăm lo cơm áo cho trăm họ. Bản thân bị cáo cũng là tôn sư của một võ phái, là một đại hành gia với tuyệt kỹ Nhất dương chỉ. Võ công của bị cáo cao cường đến nỗi một chỉ (ngón tay) phóng ra có thể là tan bia vỡ đá, huống chi nói tới tấm thân huyết nhục của con người. Bản lĩnh của bị cáo thật khiến cho người ta kinh hãi: “Ngón tay phóng ra co vào như ý muốn; cánh tay cử động ung dung khoáng dật, điểm vào 36 đại huyệt với 36 thủ pháp khác nhau”. Rồi có khi: “Nhà sư đi như rồng, bước như cọp, cánh tay rung rung như chuồn chuồn điểm thuỷ”. Phòng cách võ công của bị cáo là phong cách võ công của một bậc đại vương giả, người thường ít ai có được. Một người như bị cáo tưởng đã có thể an tâm là vua nước Đại Lý lâu dài, tiếp tục tạo phúc cho trăm họ, tiếp tục làm một thế lực đối trọng chống kẻ tà ác để góp phần duy trì công đạo cho võ lâm. Ấy thế mà bị cáo đã phạm tội đến nỗi phải đào nhiệm, bỏ trốn khỏi nơi cu trú, dẫn một số quan chức thân cận về huyện Đào Nguyên, Giang Nam, Trung Quốc rồi xuống tóc đi tu.

Đại Lý là một nước nhỏ; họ Đoàn làm vua thường chủ trương kiệm ước, khác hẳn cách sống hưởng thụ xa hoa, truỵ lạc của các vua nhà Đại tống. Các vua Đại Lý không tổ chức ra tam cung lục viện; hàng năm cũng không tuyển thêm các hoa hậu, hoa khôi, người mẫu, thiếu nữ thanh lịch để bổ sung vào đội ngũ phi tần, cung nữ. Tuy vậy, bị cáo Nhất Đăng, tức Đoàn Trí Hưng, vẫn là vua nên ngoài hoàng hậu chánh cung còn có thêm một số thứ phi khác. Trong đội ngũ phi tần ấy, có Lưu phi, tên thật là Lưu Anh Cô, 19 tuổi, thật sự là một đại hoa hậu.

Lưu Anh Cô hiếu võ, thường mong muốn được bị cáo dạy cho những môn võ công độc đáo. Ban đầu thì bị cáo có dạy cho Lưu Anh Cô vài ba chiêu thức nhưng sau đó việc dạy dỗ trở nên lơ là, thậm chí nghĩa vụ chăn gối cũng thực hiện không xong. Theo bị cáo, tình hình tồi tệ đó xảy ra là do bị cáo phải tiếp giáo chủ Toàn Chân giáo Vương Trung Dương đang sang thăm và làm việc với bị cáo để trao đổi võ công thượng thừa.

Đi theo Vương Trùng Đương có gã sư đệ tên Châu Bá Thông, ngoaạ hiệu là Lão ngaon đồng, tâm tính hồn nhiên, con người hiếu động, chỉ thích giỡn chơi. Lưu Anh Cô gặp Châu Bá Thông, đề nghị gã này dạy cho cô phép điểm huyệt. THế nhưng đại phàm phép điểm huyệt là ít nhất phải đưa ra một ngón tay để đụng chạm vào da thịt của người khác. Mà những huyệt đạo trên thân thể con người lại nằm ở những vị trí rất ác hại: huyệt Mi tâm nằm giữa hai lông mày, huyệt Đản trung nằm giữa ngực, huyệt Đan điền nằm dưới lỗ rún mấy phân tây... Từ điểm huyệt, Châu Bá Thông và Lưu Anh Cô đã thực hiện chuyện “điểm” nhau ngay trong cung cấm. Bị cáo Nhất Đăng có biết rõ việc ấy. Đó là việc xảy ra trong hoàng cung, bị cáo đang làm vua và làm chủ nhà. Chuyện bị cáo phản cung, cho rằng mình không biết chuyện quan hệ giữa Châu Bá Thông và Lưu Anh Cô là không có cơ sở để tin cậy.

Lưu Anh Cô có thai với Châu Bá Thông. Vương Trùng Dương giận lắm, muốn trừng phạt gã sư đệ lỗ mãng dã dám động chạm đến ái phi của ông bạn quý. Song bị cáo Nhất Đăng chính thức tuyên bố cho phép Lưu Anh Cô được lấy Châu Bá Thông, hai người phải nên duyên nợ vợ chồng. Lúc này thì Châu Bá Thông giở quẻ. Đương sự tâu rõ với bị cáo rằng đương sự gây ra lầm lỗi, bị cáo muốn giết đương sự cũng được nhưng đừng bắt buộc đương sự phải làm chồng Lưu Anh Cô. Rồi đương sự... chạy trốn khỏi chốn hoàng cung nước Đại Lý. Từ đó, bị cáo không nhìn đến Lưu Anh Cô nữa.

Hai năm sau, một đêm, Lưu Anh Cô chợt xuất hiện, bồng đứa con trên tay đến nhờ bị cáo Nhất Đăng cứu mạng. Nguyên đứa con của cô bị một cao thủ nào đó đánh trọng thương nhưng đứa bé không chết. Hành vi vố ý gây thương tích này có ý đồ rõ ràng: kẻ gây án muốn bị cáo Nhất Đăng sử dụng Nhất dương chỉ để cứu mạng cho đứa bé, khiến cho bị cáo tiêu hao công lực để kẻ thù ra mặt thách đấu.

Ban đầu, bị cáo nhận cứu giúp đứa con riêng của Lưu Anh Cô. Nhưng khi giở tấm khăn bọc đứa bé ra, bị cáo nhìn thấy chiếc yếm đứa bé đang đeo chính là tấm khăn gấm thêu đôi uyên ương và những câu thơ do Lưu Anh Cô tặng Châu Bá Thông thì ngẩn người ra. Hồ sơ vụ án không thể hiện rõ bị cáo có nổi lòng ghen tức hay không, nhưng có ghi lại một câu mà bị cáo đã nói: “Con của các ngươi sinh ra thì tại sao ta phải hao tổn tinh lực để cứu?”. Lưu Anh Cô quỳ lại bị cáo, nguyện tự xử lấy mình để bị cáo ra tay cứu mạng cho đứa bé nhưng bị cáo vẫn không chịu cứu giúp. Chỉ trong một đêm mà mái tóc xanh của Lưu Anh Cô đã trở nên bạc trắng. Bị cáo nhìn rõ mọi diễn biến đo trên mái tóc của Lưu Anh Cô nhưng y vẫn không chịu cứu đứa bé. Trong lúc quẫn trí, Lưu Anh Cô điên cuồng cất tiếng hát ru con rồi dùng lưỡi truỷ thủ mang trong người giết chết đứa bé rồi bỏ hoàng cung ra đi.

Đứa bé ấy là con của Lưu Anh Cô và Châu Bá Thông. Thế nhưng trên phương diện pháp luật, Lưu Anh Cô vẫn là vợ của bị cáo bởi trong hồ sơ vụ án không có một chứng cứ nào chứng minh rằng bị cáo và Lưu Anh Cô đã ly dị; bị cáo không còn nghĩa vụ làm chống đối với Lưu Anh Cô. Lưu Anh Cô lại sinh đứa bé ra ngay trong hoàng cung nên trên danh nghĩa, đứa bé ấy vẫn là con của bị cáo, trừ trường hợp bị cáo xuất trình được... biên bản xét nghiệm ADN chứng minh đứa bé không mang những đặc điểm di truyền của bị cáo. Mà dù đứa bé ấy là con của một người nào đó thì bị cáo vẫn phải có nghĩa vụ cứu giúp nạn nhân bởi bị cáo có công phu Nhất dương chỉ, tức là có khả năng và điều kiện cứu giúp nạn nhân.

Nếu xét theo... pháp luật Việt Nam ngày nay, hành vi từ chối cứu người của bị cáo Nhất Đăng đã phạm vào tội không cứu người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, được quy định rõ tại Tiết b Khoản 2 Điều 102 Bộ luật Hình sự năm 1999 “Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.”, có khung hình phạt từ 1 đến 5 năm tù.

Ở đây, chúng tôi xin lưu ý Hội đồng xét xử một điều là bị cáo Nhất Đăng có trình độ văn hoá cao, có hiểu biết pháp luật sâu rộng. Nạn nhân trong trường hợp cụ thể này là một hài nhi. Cho nên hành vi phạm tội của Nhất Đăng không có một tình tiết nào có thể được gọi là giảm nhẹ. Từ những điều đã trình bày trên, cần có một bản án thích hợp với hành vi gây án của bị cáo, cách ly bị cáo ra khỏi xã hội một thời gian nhất định nhằm giáo dục bị cáo và góp phần răn đe giáo dục chung. Tôi đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nhất Đăng, tức Đoàn Trí Hưng mức án 5 năm tù giam, cấm bị cáo đảm nhiệm chức vụ hoàng đế nước Đại Lý vĩnh viễn.
Xin cám ơn Hội đồng xét xử.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

VŨ ĐỨC SAO BIỂN
KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
89.
Kết luận điều tra về
hành vi phạm tội của Chu Chỉ Nhược


Họ và tên bị can: Chu Chỉ Nhược
Tên khác: Không có
Trình độ văn hoá: Biết đọc biết viết, tinh thông Dịch kinh
Tôn giáo: Phật giáo
Hoàn cảnh gia đình: Độc thân
Nghề nghiệp: chưởng môn phái Nga My
Căn cứ vào Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 1999, cơ quan điều tra đề nghị truy tố bị can Chu Chỉ Nhược về các tội danh “giết người” (Điều 93), ”giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” (Điều 95), “trộm cắp tài sản” (Điều 138), “cố ý làm hư hỏng tài sản” (Điều 143). Trên cơ sở điều tra, cơ quan điều tra kết luận như sau:

Bị can Chu Chỉ Nhược là con gái của người thuyền chài không rõ tên trên sông Hán Thuỷ. Trong lần đào thoát của Thường Ngộ Xuân và Chu công tử, con trai của Chu Tử Vượng; cha của bị can bị quân Nguyên (Mông Cổ) bắn chết. Thường Ngộ Xuân nguyên là bộ tướng của Chu Tử Vượng, một người trong lực lượng Minh giáo tham gia khởi nghĩa chống quân Nguyên ở Hoài Tứ. Khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Chu Tử Vượng bị giết, Thường Ngộ Xuân cùng con trai của Chu Tử Vượng bị quân Mông Cổ truy sát trên dòng sông Hoài Thuỷ, làm chết Chu công tử và cha của bị can. May là lúc đó Trương Tam Phong, chưởng môn phái Võ Đang, cùng đồ tôn là Trương Vô Kỵ đang trên đường từ chùa Thiếu Lâm về, đã đánh tan quan binh truy sát, cứu mạng Thường Ngộ Xuân và Chu Chỉ Nhược.

Lúc bấy giờ, Trương Vô Kỵ mới 10 tuổi và Chu Chỉ Nhược mới 8 tuổi nhưng đã quyến luyến nhau. Trương Vô Kỵ gặp bệnh hiểm nghèo sắp chết nhưng Nhược đã làm quen, đút cơm cho Vô Kỵ ăn, an ủi Vô Kỵ. Trước tình cảnh đó, Thường Ngộ Xuân đưa ra một điều kiện: Xuân sẽ đưa Vô Kỵ đi gặp bác sĩ giỏi để chữa bệnh; ngược lại Trương Tam Phong sẽ bảo bọc cho Chu Chỉ Nhược. Hai bên đã đồng ý.

Sau khi về núi Võ Đang, Chu Chỉ Nhược được Trương Tam Phong gửi làm đệ tử tục gia của Diệt Tuyệt sư thái, chưởng môn phái Phật giáo Nga My. Tại đây, y thị tu học trên 10 năm, trở thành một vị cô nương xinh đẹp, võ công cao cường. Khi Diệt Tuyệt sư thái sắp qua đời, có di ngôn cho Chu Chỉ Nhược kế tục đảm nhiệm chức vụ chưởng môn phái Nga My. Cũng trong thời gian đó, Trương Vô Kỵ bị lưu lạc sang Tây Vực, nhờ may mắn mà tự chữa được bệnh và tu tập được võ công cao cường, cứu được bọn quần hùng Minh giáo (Bái hoả giáo Trung Quốc), được tôn xưng giáo chủ Minh giáo. Xa nhau hơn 10 năm, cả hai gặp lại nhau trên đỉnh Quang Minh, dãy Thiên Sơn tại Tây Vực.

Trong lúc truy tìm và giải cứu cha nuôi là Tạ Tốn đang bị Kim Hoa bà bà giam lỏng tại Linh Xà đảo, Vô Kỵ tình cờ gặp lại Chu Chỉ Nhược và Hân Ly (em họ của Vô Kỵ). Cùng đi với Vô Kỵ có Triệu Mẫn (tên thật là Mẫn Mẫn Đặc Mục Nhĩ, Thiệu Mẫn quận chúa Mông Cổ) và Tiểu Siêu (gái lai Ba Tư, người hầu của Vô Kỵ). Thấy Vô Kỵ có mang theo hai bảo vật hiếm có trên thế gian là kiếm Ỷ Thiên và đao Đồ Long, Chu Chỉ Nhược đã rắp tâm chiếm đoạt, chỉ chờ có cơ hội thuận tiện là ra tay.

Trên vùng biển Linh Xà đảo, Vô Kỵ đã đụng độ với 12 Bảo Thụ vương và Phong Vân Nguyệt tam sứ của Bái hoả giáo Ba Tư. Tại đây, Kim Hoa bà bà, nguyên là Tử Sam Long Vương (đứng đầu trong Tứ hộ giáo pháp vương của Minh giáo Trung Quốc), bị người Ba Tư bắt và chuẩn bị đưa lên giàn hoả vì đã phản bội sứ mạng của Minh giáo Ba Tư. Kim Hoa bà bà, tên thật là Đại Ỷ Ty, nguyên là Thánh nữ của Bái hoả giáo Ba Tư, là mẹ ruột của Tiểu Siêu, người hầu của Vô Kỵ. Để cứu tất cả mọi người, Tiểu Siêu, dù đã thầm yêu, phải chấp nhận xa Vô Kỵ, trở về Ba Tư để lên ngôi giáo chủ Bái hoả giáo, cứu mạng cho mẹ ruột. Chia tay trên biển, Trương Vô Kỵ đưa Tạ Tốn, Hân Ly, Triệu Mẫn và Chu Chỉ Nhược trở về Trung Nguyên. Trên đường về, họ ghé tạm vào một hòn đảo không tên để nghỉ ngơi và điều trị các vết thương. Tại đây, bị can Chu Chỉ Nhược đã thực hiện các hành vi gây án nghiêm trọng.

Biết Triệu Mẫn có món thuốc độc Thập hương nhuyễn cân tán, bị can Chu Chỉ Nhược đã lấy cắp và dùng thủ đoạn đê hèn để đầu độc Vô Kỵ, Tạ Tốn, Triệu Mẫn và Hân Ly. Y thị chiếm đoạt được cả kiếm Ỷ Thiên lẫn đao Đồ Long, làm gãy cả hai bảo vật hiếm có này, lấy được bộ Cửu âm chân kinh - một kinh điển võ học thượng thừa – cùng với bộ chưởng pháp Hàng long thập bát chưởng, Võ Mục di thư - một bộ binh pháp dùng để đuổi quân xâm lược. Y thị trói Triệu Mẫn, bỏ lên thuyền và thả trôi lênh đênh trên biển. Hồ sơ vụ án do Kim Dung ghi lại đã gọi hành vi này là “phóng trục”. May mắn là sau đó Triệu Mẫn không chết và được cứu sống. Đối với Hân Ly, cô em cô cậu yêu Vô Kỵ tha thiết, bị can Nhược đã thể hiện lòng ghen tuông sâu sắc và thực hiện thủ đoạn cực kỳ hèn mạt. Y thị giết Hân Ly bằng cách vạch nhiều nhát kiếm lên mặt cô gái này và tạo hiện trường giả để đổ tội cho Triệu Mẫn.

Thực hiện xong các thủ đoạn gây án hèn mạt đó, bị can Nhược cũng giả vờ trúng độc Thập hương nhuyễn cân tán để đánh lừa Trương Vô Kỵ và Tạ Tốn. Quả nhiên, Trương Vô Kỵ bị y thị đánh lừa, luôn tin rằng Triện Mẫn là kẻ thủ ác tàn bạo. Riêng nhân chứng Tạ Tốn tuy mù nhưng lại biết rõ các hành vi gây án của bị can Nhược. Tuy nhiên, vì cả Tạ Tốn lẫn Trương Vô Kỵ đều bị trúng độc nên không tiện lên tiếng tố cáo nhằm tránh bị bị can Nhược thủ tiêu bịt đầu mối.

Trở về Trung Nguyên, bị can Nhược luyện ngay Cửu âm chân kinh. Tuy nhiên, do ý nghĩa bộ kinh này quá ảo diệu và nóng lòng muốn thành công nhanh chóng nên y thị chỉ tập trung luyện những phần bá đạo. Từ khi luyện hai môn võ công bá đạo này, bị can Nhược ngày càn tỏ ra tàn bạo hơn. Lúc Triệu Mẫn tìm đến khi lễ cưới giữa Vô Kỵ và bị can diễn ra, kêu gọi Vô Kỵ đi cứu Tạ Tốn; bị can Nhược trong lớp áo cô dâu, đã dùng một chiêu trong Cửu âm bạch cốt trảo, chộp vào đầu Triệu Mẫn hòng giết chết cô ngay lúc ấy. Rất may là Triệu Mẫn đã cảnh giác trước, phản xạ lanh lẹ nên bị can đã đánh trượt vào vai; nhờ đó cô mới thoát chết. Ngoài ra, nhân chứng Vô Kỵ có khai rằng, anh nghi ngờ rằng chính bị can đã thực hiện hành vi giết người đối với đôi vợ chồng già Đỗ Bách Đương và Dịch Tam Nương, cư trú dưới chân núi Thiếu Thất, hòng phục kích giết chết Triệu Mẫn; cũng như nhiều lần chủ mưu hoặc trực tiếp mưu sát Tạ Tốn để bịt đầu mối. Tuy nhiên, yếu tố này chưa đủ bằng chứng để buộc tội bị can.

Trước cơ quan điều tra, bị can Chu Chỉ Nhược đã thú nhận các hành vi gây án đối với những người bị hại. Y thị khai rằng y thị rất yêu thương Trương Vô Kỵ nhưng y thị đã trót có lời thề với sư phụ trước khi bà này chết. Lời thề đó là không được lấy Trương Vô Kỵ mà phải bằng mọi cách lấy cho được bảo kiếm và bảo đao, luyện thành võ công cao cường để đưa páhi Nga My lên đứng đầu thiên hạ. Nhưng trước cơ quan điều tra, những điều y thị nại ra là không có cơ sở để tin cậy.

Trong quá trình điều tra, phá án, cơ quan điều tra đã thu giữ được hai đoạn gãy của thanh kiếm Ỷ Thiên, riêng thanh đao Đồ Long đã được hàn lại, ba bộ kinh sách viết trên lụa mỏng, một bình thuốc độc. Theo biên bản kết luận giám định của phòng khoa học kỹ thuật hình sự, loại độc dược đựng trong bình là một loại thuốc bột kết hợp từ 10 thứ nhuỵ hoa, có tác dụng làm người bị trúng độc uể oải gân cốt, đi đứng không vững có tên là Thập hương nhuyễn cân tán. Trước những lời khai của các nhân chứng, đặc biệt là lời khai của nhân chứng Tạ Tốn ghi tại chùa Thiếu Lâm, các tang chứng, vật chứng cụ thể trên, Chu Chỉ Nhược đã cúi đầu nhận tội.

Kết luận:
Bị can Chu Chỉ Nhược, chưởng môn phái Nga My, đã thiếu tu dưỡng đạo đức, tự buông thả mình theo các tham vọng cá nhân, trở thành kẻ phạm tội. Hành vi lấy kiếm rạch nhiều nhát lên mặt Hân Ly do bị can thực hiện đã cấu thành tội “giết người” theo Điều 93 Bộ luật Hình sự. Việc Hân Ly không chết là ngoài ý muốn chủ quan của bị can. Hành vi đánh Triệu Mẫn trong lễ cưới của bị can đã cấu thành tội “giết người trong trạng thái kích động mạnh” theo Điều 95 Bộ luật Hình sự. Việc bị can dùng thuốc độc đối với bốn người bị hại Vô Kỵ, Tạ Tốn, Triệu Mẫn và Hân Ly khiến bốn người mê man để y thị tiến hành việc trộm cắp bảo kiếm Ỷ Thiên và bảo đao Đồ Long đã cấu thành tội “trộm cắp tài sản” theo Điều 138 Bộ luật Hình sự. Hành vi làm gãy kiếm Ỷ Thiên và đao Đồ Long để lấy 3 bộ kinh sách trong đó của bị can đã cấu thành tội “cố ý làm hư hỏng tài sản” theo Điều 143 Bộ luật Hình sự. Cơ quan điều tra đề nghị Viện Kiểm sát truy tố bị can Chu Chỉ Nhược với 4 tội danh nêu trên. Vậy xin chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án để quý viện nghiên cứu.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

VŨ ĐỨC SAO BIỂN
KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
90.
Yếu tố bằng chứng


Tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung không phải là sách pháp luật, cũng không phải là sách nghiên cứu về khoa học kỹ thuật hình sự. Tuy nhiên, những nhân vật của ông là giới hào sĩ giang hồ, có môn phái rõ ràng, sinh hoạt chủ yếu của họ đặt trên đường đao, mũi kiếm nên ít nhiều đã gây ra những trọng án. Để xây dựng thành một trọng án như thế, Kim Dung đã khéo léo tạo ra những bằng chứng, yếu tố không thể thiếu giúp bọn hào sĩ giang hồ điều tra, khám phá sự thật.

Có những bằng chứng tự nó nói lên sự thật, chỉ ra kẻ gây án. Trong Liên thành quyết (hay Tố tâm kiếm), nhân vật Thích Phương bị giết bởi một lưỡi truỷ thủ - một dạng dao găm ngắn. Nhìn lưỡi truỷ thủ còn cắm trên bụng người sư muội của mình, Địch Vân biết ngay kẻ gây án là Vạn Khuê, chồng của nạn nhân. Vạn Khuê cưới Thích Phương không phải vì tình yêu; hắn chỉ muốn moi bí mật của Liên thành quyết, gồm những chữ ráp lại từ Đường thi tuyển tập để đi tìm một kho báu giá trị liên thành. Những chữ đó là: “Giang Lăng thành Nam, Tây Thiên Ninh tự, hoàng kim Phật tượng, hướng chi mô bái kiến thành chúc cáo thông linh Như Lai tứ phướng vãng sinh cực lạc” (Phía Nam thành Giang Lăng, phí Tây chùa Thiên Ninhtượng Phật trong đại điện, hướng vào thành tâm vái lạy chúc cáo, Đức Như Lai sẽ ban phước được vãng sinh miền cực lạc).

Cũng trong tác phẩm này, khi bật nóc hòm của tiểu thư Lăng Sương Hoa để rải hài cốt của Đinh Điển, người tình của Lăng tiểu thư, vào hợp tán, Địch Vân đã nhìn thấy cẳng tay của bộ xương đưa lên và trên mặt gỗ nắp áo quan phía trong có những chữ viết bằng móng tay. Hai bằng chứng sống động đó cho phép Địch Vân hiểu ra là Lăng Sương Hoa đã bị cha mình, tri phủ Lăng Thoái Tư, chôn sống. Trước khi tắt thở, cô còn gắng gượng đưa tay lên viết những dòng chữ từ biệt người tình Đinh Điển.

Những nhân vật thực hiện công tác điều tra trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung thông minh một cách kỳ lạ. họ chỉ suy đoán nhưng suy đoán đó lại kinh qua những nhận định rất hợp lý và do vậy, họ suy đoán rất trúng. Trong Tiếu ngạo giang hồ, Lệnh Hồ Xung tìm thấy xác hai vị sư thái Định Nhàn và Định Tĩnh phái Hằng Sơn trên chùa Thiếu Lâm. Định Nhàn vẫn còn đủ sáng suốt để nhìn ra Lệnh Hồ Xung và trao lại cho chàng chiếc nhẫn sắt của chưởng môn phái Hằng Sơn. Nhà tu từ bi này tuyệt đối không cho Lệnh Hồ Xung biết ai đã giết mình; Lệnh Hồ Xung là nam nhân, không tiện cởi áo hai vị sư thái ra xem vết thương để biết thủ phạm. Thế nhưng, đại tiểu thư Nhậm Doanh Doanh, bạn gái Lệnh Hồ Xung, đã xem được vết thương đó, biết vết thương là do vật nhọn rất nhỏ đâm trúng trái tim. Cô suy đoán: kẻ giết người đã dùng vật nhọn như mũi kim thêu chẳng hạn; và thân pháp của hắn rất lẹ, công lực của hắn cực cao mới giết nổi Định Nhàn và Định Tĩnh. Để có công lực rất cao, thân pháp cực lẹ, nhân vật này hẳn đã luyện xong Tịch tà kiếm phổ. Kẻ ấy là ai? Chính là Nhạc Bất Quần, gã nguỵ quân tử, kẻ đã ăn cắp được Tịch tà kiếm phổ và nguyên là sư phụ của Lệnh Hồ Xung.

Có những loại bằng chứng rất đặc biệt, gắn liền với một nhân vật đến nỗi nó trở thành “thuộc tính” của nhân vật đó. Và do vậy, khi trưng ra bằng chứng đó, người ta biết ngay nó thuộc về ai. Đó là trường hợp những sợi tóc vàng của Tạ Tốn (Ỷ thiên Đồ long ký). Tạ Tốn có ngoại hiệu Kim mao sư vương (Sư tử lông vàng) vì tóc của nhân vật này vàng rực. Chu Chỉ Nhược, chưởng môn phái Nga Mi, đã phóng trục Triệu Mẫn, giết Hân Ly, mưu toan bắt giam Tạ Tốn, ăn cắp được cả Ỷ thiên kiếm lẫn Đồ long đao. Cô tổ chức lễ cưới với Trương Vô Kỵ, con nuôi (dưỡng tử) của Tạn Tốn. Khi hai người sắp bái thiên địa để thành lứa đôi thì Triệu Mẫn xuất hiện và đưa ra một sợi tóc vàng. Thấy sợi tóc đó, Trương Vô Kỵ đã bỏ đám cưới, chạy theo Triệu Mẫn để cứu nghĩa phụ của mình. Từ sợi tóc vàng đặc biệt này, kết hợp với một số bằng chứng khác nữa, Vô Kỵ dần dần hiểu ra toàn bộ những âm mưu và những thủ đoạn của Chu Chỉ Nhược.

Cũng bởi bằng chứng rất đặc biệt cho nên trong truyện võ hiệp của Kim Dung có trường hợp đưa ra bằng chứng giả, dựng hiện trường giả để vu oan giá hoạ cho một người hoặc để đánh lạc hướng điều tra. Yếu tố này rất độc đáo bởi xã hội mà Kim Dung muốn phản ánh là xã hội Trung Hoa cách tác giả trên 300 năm.

Thiên Long bát bộ thuật lại câu chuyện nàng Ôn Khang giết chồng là Mã Đại Nguyên, phó bang chủ Cái bang. Để vu oan giá hoạ cho Kiều Phong, bang chủ Cái bang, Ôn Khang đã phục rượu cho chồng mình say, rồinhờ Bạch Thế Kính, một tình nhân của mình, giết chồng bằng chiêu thức Toả hầu cầm nã thủ. Đây là một môn công phu độc đáo mà chỉ có Kiều Phong mới đủ công lực thực hiện. Để tăng độ xác tín, Ôn Khang còn ăn cắp cây quạt của Kiều Phong đặt tại hiện trường, bên xác Mã Đại Nguyên. “Vụ án” này tạo thêm điều kiện để người ta tin rằng Kiều Phong là quân Khất Đan gian ác, đã giết Mã Đại Nguyên để che dấu nguồn gốc Khất Đan của mình.

Trong một thời đại mà khoa học kỹ thuật hình sự còn thô sơ thì hơn bất kỳ yếu tố nào khác, chữ viết được coi là bằng chứng sống động nhất. Trong Lộc Đỉnh ký, để vu oan giá hoạ cho gã Hán gian tri phủ Dương Châu Ngô Chi Vinh, Vi Tiểu Bảo đã nhờ nhà nho Cố Viêm Võ nhái nét chữ của gia sư Ngô Tam Quế (một phiên vương đang khởi loạn chống vua Khang Hy) viết một bức thư gửi cho Ngô Chi Vinh. Từ phong cách hành văn đến loại giấy viết, Cố Viêm Võ đều mô phỏng đúng các văn thư của phủ Bình Tây vương Ngô Tam Quế. Riêng phần chữ ký giả của Ngô Tam Quế, Cố Viêm Võ phải nhở đến Tiền Lão Bản, một nhân vật võ biền. Tại sao phải nhở đến Tiền Lão Bản? Tiền Lão Bản là con nhà võ, Ngô Tam Quế cũng con nhà võ, học thức kém, chữ viết gân guốc. Phải nhở đến Tiền Lão Bản ký tên gân guốc mới ra nét chữ võ biền của Ngô Tam Quế. Bức thư giả này đương nhiên sẽ đệ trình lên bộ Hình, trở thành vật chứng của “vụ án” Ngô Chi Vinh thông đồng phiên tặc!

Tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung không phải là tiểu thuyết hình sự hay trinh thám. Nhưng từ những bằng chứng do ông dựng lên, những cuộc điều tra mà các nhân vật của ông tiến hành, người đọc có cảm giác đang đọc một dạng tiểu thuyết hình sự hay trinh thám hấp dẫn và đầy tình khoa học. Kim Dung nói: “Tiểu thuyết viết để cho con người hiện đại đọc. Chính tôi cũng là con người hiện đại”. Và điều đó cho ta biết tại sao trong những câu chuyện về giới giang hồ hào sĩ này của Kim Dung vẫn mang tính hiện đại của khoa học kỹ thuật hình sự qua những bằng chứng dù thật hay giả đều rất sống động, rất đặc biệt.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

VŨ ĐỨC SAO BIỂN
KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Những phiên toà trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung


Tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung tập trung phản ánh về sinh hoạt của giới võ lâm; mà nói đến giới võ lâm là nói đến những tôn giáo, môn phái, bang hội. Mỗi tôn giáo, môn phái bang hội có những luật lệ riêng và để thực thi luật lệ ấy, họ cũng tổ chức những phiên toà xét xử những kẻ phạm môn quy, giới luật. Một cách khái quát, đó là những phiên toà lãng mạn; pháp đình có thể nhóm bất cứ đầu và bất kỳ lúc nào; chủ toạ phiên toàn đồng thời kiêm luôn quyền công tố; có khi có bồi thẩm đoàn tham gia hội thẩm, có khi không.
Đọc Tiếu ngạo giang hồ, ta gặp ngay phiên toà xử Lệnh Hồ Xung do chưởng môn phái Hoa Sơn Nhạc Bất Quần ngồi ghế chủ toạ. Lệnh Hồ Xung đã vi phạm nhiều điều trong “Hoa Sơn thất giới” (bảy điều giới luật của phái Hoa Sơn), trong đó có điều “nguông cuồng tự đại”, giết La Nhân Kiệt của phái Thanh Thành; có thiện chí cứu Nghi Lâm - cô nữ ni nhỏ tuổi của phái Hằng Sơn - nhưng lại có những lời xúc phạm đến thanh danh phái Hằng Sơn như là “hễ gặp ni cô là xúi quẩy, đánh bạc tất thua”, trốn vào kỹ viện với ni cô Nghi Lâm và Khúc Phi Yến. Nhạc Bất Quần phạt Lệnh Hồ Xung phải lên ngọn Ngọc Nữ Phong, quay mặt vào tường sám hối một năm. Chính thời gian thụ án này đã làm cho Lệnh Hồ Xung phải xa Nhạc Linh San, người tình nhỏ bé, con gái của Nhạc Bất Quần và khiến cho Nhạc Linh San bỏ Lệnh Hồ Xung, đi theo anh chàng Lâm Bình Chi. Tiếu ngạo giang hồ còn có một phiên toà thứ hai: Nhạc Bất Quần thông báo xử tử hình Lệnh Hồ Xung và gởi thông báo đi khắp các môn phái bạch đạo hễ gặp Lệnh Hồ Xung nơi đâu là có quyền tru diệt ngay. Đây là phiên toà vắng mặt bị cáo vì khi ấy Lệnh Hồ Xung đã mất hết công lực, đang ở một chỗ với Thánh cô Nhậm Doanh Doanh, nhờ Nhậm Doanh Doanh nuôi dưỡng và che chở. Cũng tương tự, Nhậm Doanh Doanh cũng ra một thông báo tương tự: bất kỳ hào khách giang hồ hắc đạo nào gặp Lệnh Hồ Xung cũng phải giết ngay. Tại sao có bản án tử hình đó? Rất đơn giản: Nhậm Doanh Doanh đã thương yêu Lệnh Hồ Xung và cô biết chỉ có cô mới bảo vệ nổi chàng trai này. Cô phải ra lệnh như thế để Lệnh Hồ Xung vĩnh viễn ở lại bên cô, tiếp tục được cô che chở và chữa trị. “Phiên toà” và cái ản tử hình đó mênh mông một tình thương yêu đằm thắm, nghe ra có vẻ trẻ con những rất hợp logique. Đó là cách bày tỏ tình yêu của Thánh cô Nhậm Doanh Doanh!
Trong Thiên Long bát bộ, nhân vật Kiều Phong (tức Tiêu Phong), người Khất Đan, cũng từng là bị cáo của hai phiên toà, một phiên toà trên đất Khất Đan. Phiên toà thứ nhất mở ra tại Tụ Hiền trang của anh em nhà Du Ký - Du Câu, do phái Thiếu Lâm ngồi ghế chủ toạ; các môn phải khác ở Trung Hoa giữ quyền công tố. Bị cáo Kiều Phong vắng mặt, bị kết án là quân Khất Đan chó má (Liêu cẩu), đại ác, cần phải tiêu diệt. Thế nhưng, chàng Kiều Phong lại dẫn xác tới. Lý do: anh muốn đi tìm Thần y Tiết Mộ Hoa để chạy chữa cho A Châu, một cô gái mới quen biết, vừa được anh cứu ra khỏi chùa Thiếu Lâm. Phiên toà tiến hành rất lãng mạn: sau khi nghe mọi người kết án mình, Kiều Phong bình tĩnh gởi gắm A Châu lại cho thuộc hạ cũ là Bạch Thế Kính nhờ chăm sóc, xin anh em họ Du mấy chục hũ rượu rót đầy bát uống để chia tay với quần hùng Trung Hoa. Đó là lần đầu tiên người ta thấy bị cáo uống rượu với quan toà và các uỷ viên công tố! Uống xong, Kiều Phong địa khai sát giới, đánh nhau loạn xạ trong vòng vây của “quý toà” để tìm đường sống cho mình.
Phiên toà thứ hai xử Kiều Phong diễn ra tại Yên Kinh, nước Khất Đan. Khi ấy, Kiều Phong đã đổi lại họ tên Khất Đan - Tiêu Phong và giữ chức Nam Viện đại vương, tư lệnh tất cả các lực lượng bộ binh và kỵ binh Khất Đan. Ông lại còn là em kết nghĩa của hoàng đế Gia Luật Hồng Cơ. Hồng Cơ ra lệnh cho Kiều Phong đem hai chục vạn binh vượt qua Nhạn môn quan, tiến đánh và uy hiếp Lạc Dương. Thế những, bản tính nhân hậu, Kiều Phong không muốn cho hai bên Tống - Liêu phải đổ máu, trăm họ lầm than. Ông lại nhớ đến những ngày thơ ấu ở Trung Hoa, nhớ ơn người Trung Hoa đã dành cho ông miếng cơm, manh áo, sự dạy dỗ, giúp ông nên người. Ông rất phân biệt những người Trung Hoa giàu lòng từ ái sẵn sàng cưu mang, đùm bọc một tên “Liêu cẩu man rợ” như ông trong mấy mươi năm. Và ông quyết chống lại lệnh hành quân của Gia Luật Hồng Cơ. Để bắt được Kiều Phong, Gia Luật Hồng Cơ đã dùng kế: sai người vợ thứ ba của mình gọi A Tử - cô gái đang say mê Kiều Phong đến; giao cho cô một bình rượu pha thuốc mê với lời dặn “Uống rượu này vào là Tiêu đại vương sẽ thương yêu hiền muội ngay”. Ngây thơ tin tưởng vào lời nói đó của thứ phi Gia Luật Hồng Cơ, A Tử đã rót rượu mời Kiều Phong uống. Và ông đã bị bọn võ sĩ của Gia Luật Hồng Cơ bắt giam vào cũi nhốt sư tử. Gia Luật Hồng Cơ kết tội Kiều Phong bất trung với vua, thông đồng với địch. Ông sẽ bị chém nếu bọn quần hùng Trung Nguyên không đến cứu thoát được và đưa về Nhạn Môn quan.
Biên giới giữa sự có tội và sự vô tội trong số phận những nhân vật tiểu thuyết Kim Dung thật mong manh. Những người chính nhân quân tử thường là nạn nhân những vụ án mà sự kết án vội vàng dẫn đến những oan khuất, những mất mát không thể bù đắp được. Đó là trường hợp Trương Thuý Sơn và Hân Tố Tố, đôi vợ chồng trẻ trong ngày trở về phái Võ Đang, đã trở thành bị cáo trong một phiên toà bất ngờ mở ngay trong đạo quán của phái Võ Đang. Năm đại môn phái Thiếu Lâm, Nga My, Côn Lôn, Không Động, Hoa Sơn lấy cớ lên thăm núi võ Đang để ép buộc hai vợ chồng chỉ ra chỗ ở của Tạ Tốn. Họ trở thành đồng chủ toạ và đồng công tố viên giữ quyền công tố trước phiên toà. Mục đích tối hậu của họ là nhằm chiếm đoạt bảo đao Đồ Long mà Tạ Tốn đang giữ để hy vọng trở thành võ lâm chí tôn. Trương Thuý Sơn và Hân Tố Tố bằng mọi cách phải giữ kín hành tung của người anh kết nghĩa Tạ Tốn. Cả hai vợ chồng đã tìm đến cái chết, tự tử trước phiên toà để giữ cho được phong thái của người nhân quân tử, mặc dù họ chẳng có tội tình gì.
Nhưng có lẽ trong phiên toà cảm động nhất là phiên toà của Minh giáo Ba Tư xét xử vụ án Thánh sứ nữ Đại Ỷ Ty mất trinh, phản giáo. Minh giáo tức Bái hoả giáo (Mazdeisme hay Zoroastrisme) do Zoroasstre, người Ba Tư sáng lập từ thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên. Do sự xâm lấn của Hồi giáo, Bái hoả giáo phân hoá thành nhiều nhánh, trong đó có một nhánh do Manes sáng lập, cũng lấy tên là Minh giáo (Manicheisme), du nhập vào vùng Tây - Bắc Trung Hoa vào năm 760, mà người Trung Hoa vẫn gọi là Mani giáo. Lâu ngày chầy tháng, người ta lượt mất âm nước ngoài, Minh giáo mới bị gọi là Ma giáo. Thực sự, đây là một tôn giáo rất nhân bản, thờ ngọn lửa và mặt trời, cho sự quang minh là thiện, sự hắc ám là ác. Minh giáo chỉ chọn gái đồng trinh làm giáo chủ và những cô gái đồng trinh ấy phải có một thời gian làm những việc tích phúc. Kim Dung kể chuyện Thánh sứ nữ Đại Ỷ Ty của Minh giáo Ba Tư đã được phái sang Minh giáo Trung Hoa làm những việc tích phúc. Nhưng cô gái Ba Tư ấy đã yêu một chàng trai Trung Hoa - Hàn Thiên Diệp và họ đã có một đứa con gái xinh đẹp: Tiểu Siêu. Để tránh giáo luật của Minh giáo Ba Tư, Đại Ỷ Ty phải hoá thân làm một bà già xấu xí. Tiểu Siêu lớn lên, 16 tuổi xinh đẹp như một bông hoa, trở thành con hầu và thầm yêu chủ giáo chủ Minh giáo Trung Hoa Trương Vô Kỵ. Thế nhưng, Minh giáo Ba Tư thi hành giới luật: 18 Bảo Thụ vương từ Ba Tư sang đảo Linh Xà trên biển Trung Hoa, bắt được kẻ phản giáo Đại Ỷ Ty, đưa lên giàn hoả thiêu. Đến phút ấy, Tiểu Siêu mới xuất hiện cứu mẹ. Cô hy sinh mối tình đầu của mình với Trương Vô Kỵ, tình nguyện về lại Ba Tư làm giáo chủ Minh giáo, chuộc tội cho mẹ đã không còn trinh nữ. Tiểu Siêu sang Trung Hoa bằng con đường tơ lụa và trở lại Ba Tư bằng con đường tơ lụa. Cuối phiên toà ấy là tiếng reo hò hạnh phúc của giáo chúng Minh giáo Ba Tư, 12 Bảo Thụ vương cúi lạy cô bé đồng trinh xinh đẹp lên ngôi giáo chủ trong khi những giọt lệ xa người tình của cô vẫn còn đầm đìa trên má. Đó là những phiên toà đẹp nhất mà những “quan toà” và người dự khán đều cúi lạy con của bị cáo.
Trí tưởng tượng và sức hiểu biết của nhà văn Kim Dung thật phong phú. Ông nắm vững những loại tập tục, những khoa học về phong tục (sciences des moeurs) của từng dân tộc, từng tôn giáo môn phái bang hội và phản ảnh khía cạnh luật pháp trong những tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp! Tác phẩm của ông tràn đầy những tình huống đấu tranh giữa thiện và ác, đúng sai. Hai mặt đối lập triệt để đó được dàn dựng một cách công phu, giàu kịch tính giúp ngời ta dễ nhận ra được cái công lý đích thực ở đời. Trong bốn phiên toà vừa nêu, ông đã dành sự thắng lợi cho cái thiện, cái đúng: Lệnh Hồ Xung được sống hạnh phúc, Đại Ỷ Ty được cứu sống, Kiều Phong thoát được hai lần án tử hình. Riêng vợ chồng Trơng Thuý Sơn và Hân Tố Tố chết trước phiên toà nhưng con trai của họ, chàng trai Trương Vô Kỵ vẫn sống. Anh trở thành giáo chủ Minh giáo Trung hoá, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên trên toàn Trung Hoa. Một thuộc hạ của anh, Chu Nguyên Chương, khởi nghĩa thắng lợi ở Hoài Tứ - An Huy, lên ngôi lấy đế hiệu là Minh Thái Tổ.
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

CHUYỆN TÌNH
TRONG TIỂU THUYẾT
VÕ HIỆP KỲ TÌNH
KIM DUNG


https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEgIct3NWDz41gHUtxhdJ4dlrAhxJWn9LeWpWY5FzXTPoXuV0X_S8iMupygvYT7afqZ_zYGJpbSKTW4Z5VSQ4JY1zHQ6kYBo5s7qnfDt6DfW4jJSDIDBvutwJxGHTE0Xx5rScXrP9UTC0U7_9FBUxvGuu5CNesntzEfePK6gf1nsoBxz6WN3lAu2ZerU4A=w640-h505

15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Chuyện tình
qua
tiểu thuyết Kim Dung


Gươm đao không có mắt
Đường tình không lối đi
Danh trấn khắp giang hồ
Ngã ngựa trước tình si

Rất nhiều nhân vật lừng lẫy trong thế giới võ hiệp của Kim Dung đã nếm trải những cuộc tình ngọt ngào, đắng cay, êm đềm hoặc sóng gió như chính cuộc đời họ. Chẳng hạn, Đoàn Dự - một vương tử đa tình, bỏ lại cảnh sống vàng son sau lưng, để dấn thân vào “gió tanh mưa máu” đeo đuổi nàng Vương Ngữ Yến đến “cùng trời cuối đất”. Song lại cũng có một Lâm Bình Chi vì tham vọng tiến thân “võ lâm xưng hùng”, lén luyện Tịch tà kiếm pháp, nên phải “cung kiếm tự thiến”, không “chăn gối” được, bỏ mặc nàng Nhạc Linh San sau đêm tân hôn phải bẽ bàng, tủi thẹn. Cũng có một Du Thản Chi chịu trùm cái khuôn sắt nung cháy lên đầu để mong được gần người con gái độc ác mà mình trót si mê…
Họ đã “từng đôi, từng đôi” bước vào tình sử võ lâm, như Quách Tĩnh với Hoàng Dung, Kiều Phong với A Châu, Trương Thiếu Sơn với Hân Tố Tố, Lệnh Hồ Xung với Nhậm Doanh Doanh, Trương Vô Kỵ với Triệu Minh... Và nếu kể tới các cuộc tình kỳ ngộ, có lẽ nên nhắc đến hai người trong Ỷ thiên Đồ long ký là đệ nhất mỹ nhân Đại Ỷ Ty và Hàn Thiên Diệp. Họ gặp nhau lần đầu là phải xông vào tử chiến một còn một mất với nhau. Trận đánh định mệnh này diễn ra tại một địa điểm khá đặc biệt, nằm trên đỉnh núi cao, giữa hồ Bích Thuỷ Hằng.

Hồ này mùa hè nắng gắt nước vẫn lạnh, tới nỗi không ai dám lội xuống tắm. Sang mùa đông, nhằm lúc hai người đến đó đấu nhau thì mặt hồ đã đóng băng cứng ngăc. Hơi lạnh từ dưới hắt lên, từ xa thổi tới, đã rét thấu xương rồi, huống hồ hai người theo thoả thuận trước, phải nhảy xuống giao đấu dưới nước. Nàng Đại Ỷ Ty mặc bộ đồ màu tía, phi thân ra giữa hồ, đứng trên mặt băng chói sáng, trông đẹp như một nàng tiên, rút trường kiếm rạch một lỗ vuông trên băng rồi dùng chân trái giậm mạnh cho mảng băng chìm đi, lộ ra khoảng nước màu xanh thẳm, lẳng lặng nhảy ngay xuống chỗ ấy. Thấy vậy, Hàn Thiên Diệp tay cầm dao găm cũng nhảy theo. Họ đấu nhau dưới làn nước giá buốt, quần hào “đứng ở trên bờ không sao trông thấy diễn biến trận đấu của hai người như thế nào, chỉ thấy dưới đầm rung động thôi. Một lát sau mặt nước ngưng hẳn. Không bao lâu mặt nước lại sùi bọt như trước (…). Qua một hồi lâu nữa, đột nhiên lại có máu tươi, cứ theo bọt sủi lên. Mọi người lại lo âu thêm. Không biết máu của Thiên Diệp hay của nàng Đại Ỷ Ty. Một lát sau nữa, Thiên Diệp bỗng trồi lên và đứng trên tảng băng thở hồng hộc. Mọi người giật mình đồng thanh hỏi: “Đại Ỷ Ty đâu? Đại Ỷ Ty đâu?”. Lại thấy Thiên Diệp hai tay không, dao găm cắm trên ngực bên trái, hai bên má đều có vết thương. Ai nấy đang kinh ngạc thì Đại Ỷ Ty tựa như một con cá hoá rồng uyển chuyển từ trong nước sâu bay vọt lên cao ra khỏi mặt nước lạnh, tay vẫn cầm trường kiếm. Nàng còn lượn trên không hai vòng rồi mới hạ chân đứng trên mặt băng (…). Không ai ngờ một cô bé ẻo lả yếu ớt như vậy mà lại có tài bơi lội giỏi như thế” (*). Nàng không giết Hàn Thiên Diệp dẫu nàng thừa sức ra tay. Trái lại, những giọt máu từ ngực Hàn chảy xuống trên băng lạnh, sau này trở thành những giọt hồng khó quên trong ký ức của hai người. Bởi không lâu sau trận huyết chiến, từ chỗ đối đầu sinh sát, họ quay ra săn sóc nhau và yêu nhau. Cuộc tình của họ không chỉ làm ngỡ ngàng, chấn động giới võ lâm Trung thổ, mà còn khiến các cao thủ của Tổng giáo Minh giáo tận bên Ba Tư phải lặn lội kéo sang truy tìm nàng Đại Ỷ Ty. Vậy Đại Ỷ Ty là ai? Tại sao lại dính dấp đến Minh giáo Ba Tư?

Theo giải thích của Kim mao sư vương Tạ Tốn, Đại Ỷ Ty là người Ba Tư lai Trung Hoa, tóc và mắt đen láy, mũi cao, đẹp như hoa nở, được coi là đệ nhất mỹ nhân và được chọn để chuẩn bị lên ngôi giáo chủ của Minh giáo Ba Tư. Ngôi giáo chủ bên ấy xưa nay do các thiếu nữ đồng trinh đảm nhận để “duy trì sự trong sạch thiêng liêng của Minh giáo - bất cứ vị nữ giáo chủ nào cũng vậy, khi vừa nhận chức xong, là phải lựa sẵn 3 người con gái - con của các nhân sĩ thuộc hàng có địa vị cao trọng nhất trong giáo để làm thánh nữ. Ba thánh nữ ấy phải thề độc trước bàn thờ tổ, rồi đi bốn phương lập công tích đức cho Minh giáo. Tới khi giáo chủ tạ thế, các trưởng lão liền họp bàn xét xem công đức 3 thánh nữ đó, để lựa người có công đức lớn nhất làm giáo chủ. Còn như trong 3 thánh nữ mà có một người bị mất trinh tiết thì người đó phải ghép tội hoả thiêu. Dù chạy đến chân trời góc biển cũng bị người của Minh giáo ở Ba Tư truy tìm rượt bắt nhằm duy trì trinh thiện của Thánh giáo”. Được chọn làm thánh nữ, Đại Ỷ Ty thừa biết nếu yêu ai, lấy ai, mình sẽ bị trừng phạt, thiêu sống. Nhưng khi sang Trung Hoa nhằm thực hiện một sứ mệnh bí mật, thì nàng dám cả gan đi ngược thánh giáo, để yêu và lấy một người Trung Hoa là Hàn Thiên Diệp sau cuộc “kỳ ngộ” ở hồ Bích Thuỷ Hằng. Vậy, Hàn Thiên Diệp có sức quyến rũ gì tới nỗi đệ nhất mỹ nhân Minh giáo phải luỵ vì tình và phải luôn sống phập phồng, giấu mặt?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Người yêu của thánh nữ


Ngọn lửa tình khơi dậy
Giáo chủ cũng xiêu lòng
Trái tim hằng lạnh cóng
Bỗng hẹn lời trăm năm

Là thánh nữ và là người được chọn để lên ngôi giáo chủ, Đại Ỷ Ty phải ngoảnh mặt với tất cả những lời tỏ tình. Nàng thao thức, nghĩ tới sứ mệnh bí mật của mình khi đến Trung Hoa, đó là trà trộn vào Minh giáo bản địa, lấy pho Tâm pháp Càn khôn đại nã di vốn là thần công hộ giáo đem về Ba Tư.
Trước khi đi, giáo chủ Minh giáo Ba Tư viết sẵn một bức thư gửi giáo chủ Minh giáo Trung thổ (là Dương Phá Thiên) và giao ba sứ giả người Ba Tư cầm thư dẫn nàng ra mắt
Dương giáo chủ. Thư viết: “Có một Tịnh Thiên sứ giả vốn là người Trung Hoa đến Ba Tư đã lâu, gia nhập Minh giáo lập nhiều công trạng, nên đã lấy được một người con gái Ba Tư làm vợ, sinh một con gái. Một năm trước đây, Tịnh Thiên sứ giả qua đời. Lúc sắp chết có nhớ đến cố thổ, để lại di chúc bảo đứa con gái của ông (là Đại Ỷ Ty) về đất Trung Hoa. Tổng giáo chủ (Ba Tư) tôn trọng ý muốn của vị sứ giả đó mới sai người đem cô gái về Quang Minh Đỉnh, mong Minh giáo Trung thổ nuôi nấng và dạy cho”.

Đọc thư, Dương giáo chủ đồng ý ngay và cho mời thiếu nữ. Tạ Tốn kể: “Thiếu nữ vừa bước vào, khách sảnh đột nhiên như bừng sáng lên. Nàng đẹp không thể tưởng tượng được! Khi nàng quỳ xuống lạy Dương giáo chủ, Tả hữu Quang Minh sứ, ba Phán Vương, năm Tảng Nhân, Ngũ hành kỳ sứ đều chấn động. Ba sứ giả Ba Tư đi theo nàng ở trên Quang Minh Đỉnh một đêm - đến hôm sau giã từ Dương giáo chủ đi luôn! Còn thiếu nữ tuyệt đẹp tên là Đại Ỷ Ty thì ở lại trên Quang Minh Đỉnh (...). Trong giáo và ngoài giáo có hơn trăm người để ý đến, ai cũng muốn lấy làm vợ”. Bấy giờ, Dương phu nhân (vợ giáo chủ Dương Phá Thiên) làm “mai mối” Đại Ỷ Ty cho hữu sứ Phạm Dao nhưng “nàng ta giơ kiếm lên định tự vẫn và nói với mọi người rằng nàng quyết không lấy ai hết, nếu cứ ép buộc thì nàng đành chết chớ không bao giờ ưng thuận”. Vì thế, bao nhiêu người đeo đuổi phải nản lòng. Nhưng, tại sao Hàn Thiên Diệp là kẻ bại trận dưới tay Đại Ỷ Ty mà nàng lại nhanh chóng đem lòng thương yêu, bất chấp thánh giáo? Có thể xét đến ba yếu tố:

Thứ nhất, đó là do lòng hiếu thảo của họ Hàn. Nguyên năm xưa thân phụ Hàn Thiên Diệp bị Dương giáo chủ dùng Đại cửu thiên thủ đánh trọng thương. Quá uất giận, ông ta tuyên bố sau này nhất định sẽ sai con mình đến tìm Dương giáo chủ rửa hận. Dương giáo chủ hứa: “Hễ con của ngươi tới báo thù bất kể là trai hay gái ta cũng nhường cho họ đánh trước 3 thế võ”. Nhưng thân phụ Thiên Diệp gạt đi: “Khỏi cần nhường như vậy. Chỉ cần cách đấu như thế nào phải để con cái ta chọn lấy”. Dương giáo chủ đồng ý. Mười mấy năm sau, bấy giờ Hàn Thiên Diệp đã lớn, vâng lời cha lên Quang Minh Đỉnh báo thù, thuận theo chữ “hiếu”.

Thứ hai, Hàn Thiên Diệp là người có “dũng”. Lúc đầu, quần hào thấy anh ta “mặt mũi rất tầm thường mà dám đơn thân độc mã lên Quang Minh Đỉnh tầm thù, ai nấy đều ha hả cười, nhưng Dương giáo chủ rất nghiêm nghị đón tiếp Hàn Thiên Diệp như thượng khách vậy. Giáo chủ còn thết tiệc khoản đãi y nữa”. Anh ta nhắc lại lời hứa trước kia của Dương giáo chủ để giành quyền chọn cách giao đấu. Theo đó, anh ta đòi Dương giáo chủ phải cùng nhảy vào hồ nước lạnh Bích Thuỷ Hằng để quyết thắng bại với mình và “nếu ai thua phải tự vẫn trước mặt mọi người”. Nghe thế, ai nấy kinh hãi vì tuy Dương giáo chủ công lực luyện tới chỗ cao siêu nhưng nếu phải lặn dưới nước theo lối “thuỷ chiến” sẽ không thích hợp với sở trường của giáo chủ. Chắc chắn giáo chủ sẽ không thi triển được võ công và bị chết đuối nửa chừng. Vì thế, quần hùng đồng thanh quát mắng để trấn áp Hàn Thiên Diệp. Song anh ta vẫn bình tĩnh nói lớn: “Tại hạ một thân một mình lên Quang Minh Đỉnh chỉ mong chết trên này thôi. Quý vị anh hùng hào kiệt cứ việc múa đao phân thây tại hạ đi…”. Chứng kiến và nghe lời khẳng khái của một thanh niên hiếu đễ can trường như vậy, Đại Ỷ Ty suy ngẫm và chắc hẳn không khỏi xao động tấm lòng...

Thứ ba, khi biết mình không thể giao đấu theo cách họ Hàn đưa ra, Dương giáo chủ lên tiếng: “Này Hàn huynh, năm xưa tại hạ quả có hứa với lệnh phụ thực. Người hảo hán phải quang minh mới được. Tại hạ nhận thua trận đấu này. Hàn huynh muốn xử lý thế nào tuỳ ý”. Quần hùng sửng sốt. Còn Hàn Thiên Diệp bấy giờ mới để lộ một con dao sáng loáng bén nhọn dưới tay áo ra, tự dí vào giữa ngực mình, nói với Dương giáo chủ: “Con dao găm này là của tiên phụ để lại. Tại hạ chỉ mong Dương giáo chủ vái lạy con dao này 3 lạy thôi”. Nói thế khác nào buộc Dương giáo chủ phải vái lạy thân phụ họ Hàn đã khuất. Đó cũng là đòi hỏi, là mục đích để họ Hàn dấn thân đến tử địa. Đồng thời đòi hỏi đó khiến quần hào ở Quang Minh Đỉnh bị xúc phạm. Họ tức giận vô cùng nhưng chưa thể đụng gì đến họ Hàn được. Vì theo quy củ giang hồ, trong trường hợp này, Dương giáo chủ “phải tuân theo ý muốn của đối phương” đúng như lời hứa. Mà lạy 3 lạy xong tất nhiên sự việc đồn đãi ra ngoài, uy thế của Dương giáo chủ sẽ xuống thấp. Trọng danh dự, Dương giáo chủ sẽ phải tự vẫn. Họ Hàn tuy đang thắng, song cũng lường trước “khung cửa hẹp” mà định mệnh đã dành sẵn cho anh ta. Nghĩa là “nhận 3 lễ của giáo chủ xong, y sẽ phải đâm lưỡi dao găm vào ngực tự tử. Vì y biết, nếu y không tự tử chết, thì thế nào cũng bị quần hào của Minh giáo giết liền”. Đã dứt khoát chọn cái chết như thế, thì còn sợ gì những lời hăm he búa rìu trước mắt? Nên họ Hàn vẫn đứng sừng sững vững vàng giữa vòng vây của “triều thần” Minh giáo, ngang nhiên cất lên tiếng nói của riêng mình. Hình ảnh đó không khỏi thầm kín len vào tâm hồn thánh nữ. Rõ ràng, Dương giáo chủ danh trấn giang hồ lại đang bị một gã vô danh trẻ tuổi bức tử. Mà tất cả quần hào tinh hoa của Minh giáo đứng đó đành phải bó tay, lặng người, im phăng phắc vì “vô kế khả thi”. Chính lúc ấy, thánh nữ Đại Ỷ Ty tiến lên trước quần hào tự nhận mình là con của Dương giáo chủ và nói: “Thưa cha, người ta có một người con trai hiếu thảo như vậy chẳng lẽ cha lại không có một người con gái hiếu thảo hay sao. Vị Hàn gia tới đây để báo thù cho cha anh ta. Vậy con xin phép được thay mặt cha để đối địch Hàn gia mấy hiệp”. Liền đó, trận huyết chiến bên hồ Bích Thuỷ Hằng diễn ra như đã nói. Nếu trận đánh ấy “giải vây” được cho Dương giáo chủ và phá tan bầu khí bế tắc quanh quần hào, thì chính nó lại “bắt” thánh nữ vào lưới tình trăm năm. Sau này, Tạ Tốn có nói giữa thánh nữ và hữu sứ Phạm Dao đã “phải lòng nhau” trước ngày gặp Hàn Thiên Diệp. Nhưng dù thật như thế, tình cảm ấy cũng chưa đủ chín để “sầu rụng” lên nhau.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Tiểu Siêu- yêu ai yêu cả một đời


Ngàn mây đỡ chân thiếp
Ngàn hoa rải quanh thiếp
Không bằng được gặp chàng
Bên bờ cỏ Trường Giang

Khi thánh nữ Đại Ỷ Ty và Hàn Thiên Diệp làm lễ cưới thì hết phân nửa người trong Minh giáo ở đỉnh Quang Minh không đến dự để phản đối.

Họ hậm hực rằng: “Hàn Thiên Diệp là đại địch của bổn giáo, ngày nọ y đã muốn bức tử Dương giáo chủ và dồn mọi người vào tình huống bế tắc, nay sao nàng Đại Ỷ Ty lại chịu lấy y như vậy?”. Song nhờ Dương giáo chủ và Tạ Tốn lên tiếng che chở, nên việc kết hôn của hai người hoàn tất. Trước đó, do có công lớn nên Đại Ỷ Ty được tặng mỹ hiệu là Tía Sam Long vương và được xếp ngang hàng với tam vương trong Minh giáo là: Ưng vương, Sư vương, Bức vương, hợp thành tứ vương. Về sau nàng rút khỏi Minh giáo cùng Hàn Thiên Diệp xuống núi. Để tránh sự truy đuổi của các cao thủ đến từ Ba Tư, Đại Ỷ Ty phải cải trang thành một bà già xấu xí “mũi ngửng lên trời, mặt vuông, tai to” và qua lại giang hồ với tên mới là Kim Hoa bà bà. Ngay dáng đi, cũng giả làm lụ khụ, lom khom, với tiếng cười “giống tiếng cú kêu trong đêm khuya”. Vợ chồng Đại Ỷ Ty sinh một con gái là Tiểu Siêu cũng gửi đến một nơi tin cậy, không ai biết, để nhờ nuôi giùm. Cứ hai năm Đại Ỷ Ty mới đến thăm con một lần.

Tiểu Siêu lớn lên, xinh đẹp chẳng thua mẹ. Nàng được Đại Ỷ Ty giao vật tín giáo làm thánh nữ, tiếp tục sứ mệnh tìm Tâm pháp Càn khôn đại nã di trên đỉnh Quang Minh - thánh địa của Minh giáo Trung thổ - mang về Ba Tư. Muốn thâm nhập lên đó, Tiểu Siêu phải giả làm bề ngoài nhem nhuốc, biến mình từ cô gái xinh đẹp thành xấu xí, khó coi, miệng méo môi vồ. Nàng giả vờ lếch thếch cô thân trong sa mạc như người bị lạc đường và được tả sứ của Minh giáo là Dương Tiêu thương tình đem về nuôi, cho làm kẻ hầu người hạ trong nhà, trên đỉnh Quang Minh. Ở đó, đã chớm nở tình yêu âm thầm của Tiểu Siêu với một người: Trương Vô Kỵ.

Trương Vô Kỵ do nhiều nhân duyên đưa đẩy đã bị lọt giữa đường hầm hiểm hóc trên núi cao, chưa biết lối ra. Dưới địa đạo đỉnh Quang Minh ấy, Trương Vô Kỵ nghe cô bé Tiểu Siêu hát: “Hôm nay hãy biết bữa nay. Trăm năm thấm thoát đã hay một đời. Mấy ai thọ đến bảy mươi. Thời gian như nước chảy xuôi qua cầu”. Nghe lời hát đó, Trương Vô Kỵ nghĩ đến “mười năm qua nếm trải đủ mùi gian khổ, đêm nay bị kẹt giữa lòng núi, trước mắt thấy không còn đường sống, bất giác cảm thấy não lòng”(*). Nhưng rồi, từ địa huyệt âm u đó, hai người tình cờ tìm được Tâm pháp Càn khôn đại nã di chép trên một tấm da dê. Để đọc những dòng chữ loằng ngoằng bí hiểm, Tiểu Siêu phải dùng đến chính máu của mình. Sau đó, Trương Vô Kỵ vận dụng Cửu dương thần công để kết hợp bí kíp tâm pháp, luyện thành “võ công kỳ diệu”. Thoát khỏi địa huyệt, họ chứng kiến cảnh sáu đại môn phái bao vây giáo đồ Minh giáo vào giữa, Trương Vô Kỵ can thiệp và “Tiểu Siêu đã xả thân bảo vệ” Trương lúc cần kíp. Sau đó, lúc Trương Vô Kỵ được tôn làm giáo chủ Minh giáo, Tiểu Siêu hết lòng hầu hạ suốt hai năm dài. Trương Vô Kỵ, Dương Tiêu và tất cả quần hào Minh giáo không hề biết Tiểu Siêu xuất thân từ một địa vị tôn quý như thế nào. Họ cũng không hề hay biết Tiểu Siêu là đứa con duy nhất của thánh nữ Đại Ỷ Ty (tức Tía Sam Long vương). Tiểu Siêu vẫn đóng vai một con ở, một đầy tớ trên đỉnh Quang Minh. Những ngày đó, nàng lặng lẽ sống với “nỗi lòng” yêu Vô Kỵ. Dẫu thế, đối với nàng, đó là những ngày đẹp trôi mau.

Đến sau này, khi Trương Vô Kỵ và Tiểu Siêu (cùng Tạ Tốn, Triệu Minh, Chỉ Nhược, Hân Ly) bị hơn mười chiếc thuyền của Minh giáo Ba Tư vây khốn, họ lại kề cận một lần nữa bên cái chết. Mười hai chiếc thuyền ấy đến từ Ba Tư chở theo 12 Bảo Thụ vương sau những ngày truy tìm đã bắt được Đại Ỷ Ty thánh nữ. Bấy giờ, Đại Ỷ Ty đang giả làm Kim Hoa bà bà, chối phăng mọi lời chất vấn. Một trong 12 Bảo Thụ vương là Trí Tuệ Vương liền “cười nhạt một tiếng, đứng dậy giơ tay lột luôn mớ tóc trắng ở trên đầu Kim Hoa bà bà ra, làm hiện suối tóc đen nhánh và nhỏ mượt như tơ (…) lột luôn cái mặt nạ xuống để lộ khuôn mặt đẹp khôn tả”.

Rồi họ đứng trên thuyền nói to: “Đại Ỷ Ty đã phạm lỗi lớn với Tổng giáo thế nào cũng bị hành hình bằng cách thiêu thân”. Tiểu Siêu khóc. Trương Vô Kỵ bối rối. Tạ Tốn nói: “Thà mình có tán thân mất mạng cũng phải cứu Đại Ỷ Ty thoát hiểm”. Và họ cứu được Đại Ỷ Ty thật, nhưng diễn biến bất lợi sau đó khiến thuyền họ bị chìm dần. Thuyền Ba Tư lại áp tới vây kín. Lúc thập tử nhất sinh như vậy, một lần nữa, thánh nữ Đại Ỷ Ty đột nhiên cứu nguy, hướng về Trí Tuệ vương nói lớn những câu gì đó bằng tiếng Ba Tư. Có lẽ thánh nữ vừa nhận lỗi mình, vừa thông báo việc Tiểu Siêu nhận lời làm giáo chủ... Nghe xong, Trí Tuệ vương ngẩn người một lúc, lệnh 8 thuỷ thủ buông một chiếc xuồng nhỏ xuống, chèo như bay về phía thuyền sắp chìm của Trương Vô Kỵ, để vớt Đại Ỷ Ty và Tiểu Siêu lên chiếc thuyền lớn nhất của họ “rồi hoan hô reo hò chấn động cả một góc trời”. Tất cả người Ba Tư trên các chiếc thuyền còn lại bao quanh đều hướng về phía Tiểu Siêu để “nằm rạp người xuống vái lễ”.

Cả các vị Bảo Thụ vương cũng quỳ trước mặt Tiểu Siêu. Hành lễ xong, Tiểu Siêu vẫy tay gọi: “Trương công tử!” và đưa thuyền đến vớt Tạ Tốn, Trương Vô Kỵ, Triệu Minh, Chỉ Nhược, Hân Ly lên thuyền lớn của Tổng giáo. Nàng sai người cung kính đem khăn mặt và thức ăn cho mọi người. Riêng mình thì đích thân cầm một bộ quần áo vào khoang thuyền của Trương Vô Kỵ dịu dàng nói: “Công tử hãy để tiểu nữ hầu hạ thay áo cho”. Vô Kỵ xúc động: “Này Tiểu Siêu, nay cô đã là giáo chủ của Tổng giáo, tôi trở thành hạ thuộc của cô mới phải, sao cô còn hầu hạ tôi như thế?”. Tiểu Siêu van lơn: “Thưa công tử, đây là lần cuối cùng xin công tử cho phép tiểu nữ được hầu hạ công tử. Rồi đây, Tiểu Siêu sẽ lên đường về Ba Tư nghìn trùng, không còn dịp nào gặp mặt nhau nữa. Lúc ấy, tiểu nữ muốn hầu hạ công tử một lần nữa cũng nào có được đâu”. Tiểu Siêu vừa chải tóc cho Trương Vô Kỵ vừa khóc “nước mắt chảy thành dòng, Vô Kỵ không sao kềm chế được xúc động, liền giơ tay ôm nàng vào lòng, cúi đầu hôn nhẹ”.

Tiểu Siêu kể hết lai lịch và nói rõ tâm tình của mình trước đây là “không muốn làm giáo chủ của Minh giáo Ba Tư mà chỉ muốn suốt đời làm người hầu của công tử, suốt đời không muốn rời xa công tử”. Nhưng nay phải nhận làm, vì lẽ gì hẳn mọi người đều có thể suy ra. Khi chia tay, Trương Vô Kỵ nhìn theo “cho tới lúc chiếc thuyền lớn của Tiểu Siêu chỉ còn là một chấm đen, nhưng mỗi khi gió bể thổi tới, Vô Kỵ còn nghe như có tiếng khóc văng vẳng của Tiểu Siêu từ xa vọng lại”.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Lăng Sương Hoa-sống và chết bên hoa


Sớm nhìn hoa nở
Tối mơ thấy người
Mỗi đoá hoa tươi
Một vời vợi nhớ

Đến như hoa có mặt suốt cuộc tình của Lăng Sương Hoa, với ý nghĩa và vị trí đặc biệt “thăng hoa” trong tiểu thuyết Liên thành quyết, ngay từ buổi “khai hoa” của mối tình giữa nàng với giang hồ khách Đinh Điển.

Ở đó, hoa đã thay mặt nói lên tiếng nói nhớ thương của người tình ngoài cửa ngục, gửi đến người yêu bị xiềng xích bên trong. Rồi hoa lặng lẽ thở dài bên tro xương tàn tạ của hai người trong đoạn cuối. Mở đầu, họ gặp nhau trong một hội hoa. Đinh Điển trao hoa cho Lăng Sương Hoa và bảo hoa đó rất lâu tàn: “mỗi lần ngắm hoa hãy kể như có Đinh Điển trước mặt”. Tuy muốn mãi gần người tặng hoa, như màu hoa và cánh hoa không tách rời nhau, nhưng tri phủ Kinh Châu Lăng Thoái Chi, cha của Lăng Sương Hoa, ngăn cấm, chia cách họ. Vì dưới mắt ông, Đinh Điển thuộc hàng giang hồ trôi giạt như mây, không xứng với Lăng Sương Hoa là tiểu thư, hoa khôi vùng Vũ Hán. Nghe tin Đinh Điển nắm bí mật của kho tàng mà mình đang ham muốn, tìm kiếm, tri phủ họ Lăng mời Đinh Điển đến để bàn chuyện tác hợp mối duyên với con gái mình, nhưng thật ra ông ta đã dùng hoa độc làm thuốc mê bắt giam Đinh Điển, tra tấn hòng chiếm đoạt Liên thành quyết để giải mã bí ẩn về kho tàng và môn Thần chiếu công. Đinh Điển nhìn qua cửa ngục thường ngày thấy hoa trên cửa phòng của tiểu thư Lăng Sương Hoa vẫn tươi, biết là hoa ấy tươi vì mình, nở cho mình, là tín hiệu tình yêu không tàn của nàng. Đoạn này, Huỳnh Ngọc Chiến liên tưởng khá thú vị: “Cảnh đưa tin của Đinh Điển và Lăng Sương Hoa giống như anh chàng Hời trong chuyện Tô Hoài. Một người ngồi dệt vải, khi nghe mùi hương thoang thoảng lan trong cảnh đêm thanh tĩnh của cánh hoa lài ném qua cửa sổ, là biết đã đến giờ hẹn với người yêu” và “chỉ có một sự hoà điệu của cung bậc tri âm trong tình yêu chân chính mới có thể giúp người con gái xinh đẹp (Lăng Sương Hoa) làm một điều mà cả thượng đế cũng phải bàng hoàng”, đó là huỷ hoại nhan sắc, trở nên xấu xí, để không ai muốn cầu hôn nữa và giữ chung thuỷ với Đinh Điển đến chết trong sầu muộn. Đinh Điển được thả khỏi nhà giam đến bên quan tài của nàng vốn đã bị tri phủ họ Lăng dùng chất độc của hoa kim ba tuần rải lên. Đinh Điển chết, tro tàn được hợp táng cùng mộ nàng Hoa. Có thể nói, chuyện tình này là một trong những chuyện lãng mạn đậm đà mà Kim Dung đã viết và đem vào thế giới võ hiệp của ông mùi hương của một loài “hoa tình yêu” mới, nhưng vẫn mang cái tên khai sinh thanh khiết và quen thuộc đặt cho người là: Hoa.

Những chuyện tình như vậy trong thế giới võ hiệp Kim Dung đến với bạn đọc Việt Nam khá sớm. Cuối những năm của thập niên 1960, đã có một số tác giả như Đỗ Long Vân, Bửu Ý hoặc Bùi Giáng viết về Kim Dung qua các bài phê bình, sáng tác của mình. Trong đó, nhận định về chữ Tình (và các đề tài triết học, văn học khác) trong tác phẩm Kim Dung đến nay vẫn được nhiều bạn đọc tâm đắc, là của nhà nghiên cứu Đỗ Long Vân với Vô Kỵ giữa chúng ta (viết cách đây hơn 38 năm, NXB Trình Bày 1967). Theo đó, các nhân vật của Kim Dung đã thường xuyên tự tra vấn, xét lại những thành kiến và những quyết định mà họ trót bị cột chặt vào đó, cho nên “người nào cũng có một đời sống bên trong sôi động”. Và bên ngoài cái phong cách tàn bạo giang hồ thì “nhân vật nào trong Kim Dung lại không đa sầu, đa cảm và đa tình?”. Như Hoàng Dược Sư thuỷ chung với người vợ sớm qua đời đã “cất tiếng sáo trên nước biếc, một mình một chiếc thuyền, ông đi khắp bốn bể tìm con”.

Từ đề dẫn trên, Đỗ Long Vân viết: “Cái tình là tiếng nói của cái phần sâu xa nhất trong mỗi người”, tuy cái tình đó khó biểu lộ và khá lạnh lùng giữa quan hệ của “các vai trò xã hội” nhưng nó lại bùng phát tự nhiên, ấm áp, hoặc nóng bỏng một khi “hai nhân vật khám phá ra nhau”. Ví dụ khi Trương Thuý Sơn thuộc danh môn chánh phái Võ Đang thấy rằng Hân Tố Tố “không giống hẳn cái ảnh tượng mà ba tiếng nữ ma đầu gợi ra trong đầu chàng thì cái tình giữa hai người đã bắt đầu”. Điều khác nơi các nhân vật của Kim Dung so với chuyện võ hiệp cổ điển là họ dám phá vỡ những khuôn khổ chật hẹp của các quan niệm cũ. Trước họ, chữ Tình “chỉ định một tương quan ngoại tại, ước lệ và trừu tượng, quy định bởi thứ bậc xã hội và những tiêu chuẩn đạo lý” nên khó có mối tình nào nảy nở đơm bông giữa hai người Tà môn và Chính giáo. Đến Kim Dung “cái tình là tinh hoa của năng tính” có sức mạnh chuyển hoá các mâu thuẫn nội tại cũng như những “giới hạn giả tạo” do con người đặt ra ngoài xã hội. Cái tinh hoa đó tự phát tiết mang lại những sắc thái của tình yêu mà Đỗ Long Vân đúc kết như sau: “Tri kỷ như giữa Hoàng Dung và Quách Tĩnh, thần tiên như giữa Dương Qua và Tiểu Long Nữ, ác độc như giữa Du Thản Chi và A Tỷ. Có những mối tình trưởng thành trong sự chia sẻ những nguy hiểm và gian khổ chung, và những mối tình như của Hân Ly với Vô Kỵ kết tinh từ một kỷ niệm nhỏ thuở thiếu thời.

Lại có những mối tình sét đánh, như Đoàn Dự vừa trông thấy Vương Ngọc Yến là tưởng như tất cả những nhan sắc khác đều bị xoá nhoà. Những người yêu thì có kẻ đào hoa như Đoàn Chính Thuần, phụng hiến như Đoàn Dự, ngây thơ như Hân Ly, đau khổ như Chu Chỉ Nhược, dịu dàng như A Chu, nhưng người nào cũng yêu đắm đuối như đã gặp trong người mình yêu một cái gì không thể gặp được lần thứ hai ở trên đời”. Tới đây chúng ta hãy đến với mối tình nở hoa giữa Dương Qua và Tiểu Long Nữ. Kết quả của mối tình này khác hoàn toàn với mối tình sầu muộn của Lăng Sương Hoa viết ở đầu bài. Tiểu Long Nữ là người dạy võ nghệ cho Dương Qua nên đứng về vai vế là sư phụ của Dương Qua. Vì thế trong khuôn khổ trật tự truyền thống, hai người không thể “yêu nhau” được... Nhưng họ đã vượt qua rào cản đó để đến với nhau. Tình yêu của họ nảy mầm từ một thế giới cách biệt với người đời - hồn nhiên như mây gặp gió trên trời. Như Tiểu Long Nữ từ trong cổ mộ bước ra và Dương Qua từ cõi mồ côi vắng vẻ đến gặp nàng. Khi Tiểu Long Nữ bị kẻ khác chiếm đoạt trinh tiết, Dương Qua không coi đó là hố sâu ngăn cách. Khi Dương Qua bị chém cụt cánh tay, thành tàn tật, Tiểu Long Nữ không bị ám ảnh bởi “khiếm khuyết” đó của người yêu. Họ sẵn sàng đổi sinh mạng của người này cho sự sống người kia. Suốt 16 năm xa cách, lúc nào họ cũng nghĩ đến nhau.

Gặp lại bên bàn tiệc của Cái bang, trước mặt đông đảo giới giang hồ, họ vẫn ngồi kề bên nhau chuyện trò, thắm thiết. Vượt qua những cái nhìn khắt khe, không ám ảnh bởi sự thất tiết, tật nguyền, được thử thách bởi sự phân ly, sinh tử, để cuối cùng họ sống bên nhau, thiết lập “một cõi riêng” bềnh bồng trong thế giới đầy định kiến của con người. Chuyện tình của họ đến nay vẫn được nhắc đến bởi nhiều cây bút Việt Nam. Những năm gần đây, đã xuất hiện thêm các chuyên luận, bài viết và bản dịch của các tác giả: Ông Văn Tùng, Cao Tự Thanh, Phạm Tú Châu. Vũ Đức Sao Biển, Lê Khánh Trường, Huỳnh Ngọc Chiến, Nguyễn Thị Bích Hải... Trong đó Ngoài trời lại có trời của Vương Trí Nhàn gợi mở “một cách nhìn khác xưa” như thế nào về tiểu thuyết Kim Dung?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Mộng ban ngày của
Trương giáo chủ


Muôn năm trường trị
Nhất thống giang hồ
“Tình trong giây lát
Bỗng thành thiên thu”?

Bàn về Trương Vô Kỵ, ta thấy ở con người đào hoa được Kim Dung chăm chút này có hai giấc mộng tình xảy đến kế nhau. Lần thứ nhất mộng trong khi ngủ. Lần thứ hai mộng trong khi thức.

Nói về lần thứ nhất thì thật hân hoan khoái hoạt, vì họ Trương mơ thấy mình “cưới Triệu Minh, rồi lại cưới Chu Chỉ Nhược. Chàng thấy Hân Ly mặt đã hết sưng biến thành một cô gái mỹ miều và cả Tiểu Siêu cũng lấy mình”. Như thế một lúc cưới hết “tứ đại mỹ nhân” trong võ lâm làm vợ. Nhưng giấc xuân tình kia quá ngắn ngủi. Thức dậy, trong lòng Vô Kỵ hổ thẹn vô cùng. Ngẫm lại mình, thì thực tâm Vô Kỵ không muốn xa cách một người nào. Bởi cả bốn nàng đều xinh đẹp và đối xử với Trương thật tử tế. Người đời nay, đọc đến đó trách Vô Kỵ “không có chủ kiến” trong tình yêu. Nhưng theo Trần Mặc tiên sinh thời Vô Kỵ sống người đàn ông lấy năm thê bảy thiếp là thường, lấy một vợ mới là lạ và cho giấc mộng đó “là điều đầu tiên đáng chú ý trong chuyện tình yêu của Trương Vô Kỵ” cũng như “là lần đầu tiên dưới ngòi bút Kim Dung một nhân vật chính phái “công khai” mơ lấy bốn vợ”.

Lần thứ hai thật khốn đốn, khó xử. Khi một trong bốn mỹ nhân là Tiểu Siêu đã lên đường sang Ba Tư, còn lại ba người khác là Triệu Minh, Chỉ Nhược, Hân Ly đã cùng Trương Vô Kỵ và Tạ Tốn trôi dạt vào một hoang đảo. Suốt hơn một tháng không thấy có bóng thuyền nào chạy gần bờ. Vắng lặng, cô lập trên hòn đảo mọc trơ trọi giữa biển như thế, lại thêm rối ruột vì Tạ Tốn và Chu Chỉ Nhược trúng phải độc Thập hương nhuyễn cân tán. Tạ Tốn được Vô Kỵ vận thần công xua hết độc tố trong người ra. Nhưng đến lượt cứu chữa Chu Chỉ Nhược thì Vô Kỵ rụt tay lại. Vì cách chữa bắt buộc phải để một bàn tay áp chặt sau lưng nạn nhân, bàn tay còn lại ấn vào trước bụng ngay lỗ rốn. Khi mơ thấy gì hay nấy, bây giờ khi thức Vô Kỵ không dám chạm vào da thịt nõn nà của Chỉ Nhược. Nhưng nếu không chữa, lâu ngày lục phủ ngũ tạng của nàng sẽ tổn thương nặng. Biết Vô Kỵ khó xử, Tạ Tốn bảo: “Để nghĩa phụ đứng ra làm chủ hôn cho con cưới nàng làm vợ luôn thể, như thế con khỏi phải áy náy trong lòng”. Đáp lại, Vô Kỵ chỉ xin “đính hôn” chứ chưa “thành hôn” với Chỉ Nhược vội. Còn Chỉ Nhược vì yêu Vô Kỵ từ lâu, thẹn thùa đỏ mặt. Đính hôn xong “mặt của nàng chỉ cách mặt Vô Kỵ vài tấc thôi, nên khi nàng nói, hơi thở thơm như mùi hoa lan” làm Trương ngây ngất. Vô Kỵ ôm Chỉ Nhược vào lòng, khen nàng nhu mì hiền thục (?), sau này sẽ là vợ đáng yêu của mình. Lời nói lúc thức đó thật ra cũng chỉ là mộng nữa. Bởi sau này Chỉ Nhược ngả về với Tống Thanh Thư. Còn Vô Kỵ nguyện “kẻ lông mày” cho quận chúa Triệu Minh.

Cả hai lần mộng trên (khi ngủ và khi thức) bộc lộ một Vô Kỵ vọng tưởng triền miên. Chính Vô Kỵ cũng tự thừa nhận như thế. Thừa nhận là một chuyện, còn vẫn miên man sống trong “vọng tưởng” là một chuyện khác. Không những chỉ một “Vô Kỵ giữa chúng ta” vọng thôi, mà “chúng ta” ai cũng vọng, tương tục chồng chất, dứt điều này tiếp tới điều kia. Ngay Vô Kỵ tuy mộng cưới một lúc bốn người đẹp làm vợ song tự biết “sự thật người mà ta yêu nhất lại là tiểu yêu nữ, thâm độc giảo hoạt bất cứ việc gì cũng dám làm” là nàng Triệu Minh. Mắng Triệu Minh “tiểu yêu nữ” là hiểu lầm nàng. Xem Chỉ Nhược “nhu mì, hiền lành” cũng hiểu chưa hết Chỉ Nhược. Đó vẫn là một thứ “mộng trong mộng” như mấy câu: Sống bên người đã mộng. Nói chuyện người càng mộng. Nghĩ về mình cũng mộng. Ngã, vô ngã đều mộng. Thuyết về không là mộng. Thuyết về hữu càng không. Kể làm sao hết mộng? Theo Trần Mặc tiên sinh phải: “Có nhiều cách hiểu chúng ta mới thấy chuyện tình của Vô Kỵ rất giàu nội hàm nhân văn”. Nói rộng ra như nhà nghiên cứu Đỗ Long Vân, thì sự giá trị hoá cái Tình (viết hoa) trong Kim Dung “là tỷ dụ điển hình nhất của sự giá trị hoá đời sống tâm hồn”. Đời sống đó bao gồm những mộng là mộng. Đến đây, sực nhớ “mộng” của thi sĩ Đinh Hùng: Anh sẽ hồi sinh - em tái sinh. Hoà đôi thể chất một thân hình. Giác quan biển động, mưa đồng thiếp. Trên thịt da đau, núi quặn mình (Trái tim hồng ngọc). Hai thể chất nhưng một thân hình, tứ thơ ấy nhắc nhớ những cuộc “tình gần”. Lại chẳng quên “tình xa” của Tiểu Siêu. Khi chấp nhận làm giáo chủ Minh giáo Ba Tư, theo giới luật, suốt đời Tiểu Siêu phải trinh trắng, không được lấy ai, nên ngọn lửa duy nhất “đầu tiên và cuối cùng” thắp lên trong tim nàng là của một Trương thôi. Như mẹ nàng, Đại Ỷ Ty thánh nữ, yêu chỉ một người. Hai mẹ con hiểu tâm tư của nhau, thông cảm nhau. Có lúc không kìm được, họ đã ôm nhau trước quần hùng mà khóc. Gương mặt đẹp của họ rất giống nhau - tựa hai giọt nước mắt đầu thai từ biển khổ lên. Đi rồi, nhưng họ vẫn tiếp tục “tái sinh” và phóng xuất nỗi niềm yêu vào nhiều nhân vật khác của Kim Dung, như nàng Hân Ly - một trong những người tình “mộng” nhất qua tiểu thuyết Kim Dung.

Thật vậy, thử đọc đoạn dưới đây: Vết độc của Hân Ly ngày càng thêm nặng. Trên hoang đảo lại rất ít cây thuốc, dù Vô Kỵ có phép thuật thần thông đến mấy cũng không chữa nổi (…). Đảo lại thiếu những cây gỗ lớn, bằng không Vô Kỵ đã lấy làm bè để mạo hiểm vượt sóng trở về đất liền tìm thuốc chữa rồi. Tình cảnh ấy khiến trái tim Vô Kỵ như bị muôn vạn con dao nhọn đâm trúng hoài. Ban đêm, chàng nhai một ít cỏ thoái nhiệt mớm cho Hân Ly hạ sốt. Chàng thấy nàng ta không nuốt nổi nên đau lòng đến ứa nước mắt ra. Nước mắt nhỏ xuống mặt nàng bỗng đánh thức nàng dậy và nói: “A Ngưu đại ca hà tất phải rầu rĩ như thế làm chi, em sắp xuống âm phủ và sắp được gặp tiểu quỷ Trương Vô Kỵ, con người nhẫn tâm và chết non kia, em sẽ bảo y biết trên thế gian này có một vị là A Ngưu đại ca đối xử với em tử tế hơn Vô Kỵ nhiều”. Vô Kỵ nghẹn ngào vì A Ngưu mà Hân Ly tha thiết nhắc đến cũng chính là Trương Vô Kỵ. Nhưng suốt đời nàng Hân Ly chỉ biết đi tìm chân trời góc bể một A Ngưu của mình trong mộng cũ mà thôi. Đối với nàng, Vô Kỵ đã phân thân làm hai: một Vô Kỵ của quá khứ bất trắc, thương tích, cô đơn là người nàng yêu (A Ngưu) và một Vô Kỵ của hiện tại làm giáo chủ Minh giáo là người nàng xa lạ vô cùng. Không chỉ bị phân thân (như Vô Kỵ) bởi cái nhìn của tha nhân (như Hân Ly chẳng hạn), mà trong đời sống thường nhật, chính người ta cũng đã tự phân linh vô số để phổ nhập vào những “mộng ban ngày”. Nghĩa là người ta cứ đem tâm mình chạy theo vạn sự, vạn cảnh bên ngoài nhiều quá, đến ngày nguồn tự tại bên trong sẽ lâm vào suy kiệt. Lúc ấy tuy mình vẫn sống, vẫn ăn, vẫn thở nhưng thân tâm không “tự tại” mà cứ long đong “ngoại tại” hoài, chìm đắm trong cuộc “lưu đày” miên viễn do chính nghiệp lực của mỗi người dẫn dắt. Bắt đầu bằng một chữ “tình” đi trước vậy. Đó là điều Kim Dung muốn nói?
15.00
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (999 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [61] [62] [63] [64] [65] [66] [67] ... ›Trang sau »Trang cuối