Trang trong tổng số 54 trang (534 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

DNH

Thơ cụ Đàm Văn Quả:

RA TRẬN

Gà gáy vọng hồi hé rạng đông
Chia tay hàng xóm nhãn thơm lồng
Người đi mang nặng hương đồng nội
Kẻ ở đong đầy ngát núi sông
Mấy độ thu về cây gạo đỏ
Bao mùa xuân đến lúa chăm hồng
Ngày về tóc đã pha màu muối
Vẫn nhớ cua đồng thoả ước mong

Đàm Văn Quả
(Hội viên Chiếu thơ Đường Hà Đông)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Thơ Hạnh Anh (Đỗ Biện):

TƯƠNG TƯ XỨ NGHỆ

Xóm vắng chiều nay cạn ánh vàng
Mây giăng đầu núi báo thu sang
Bóng em trong sớm không mưa thấm
Dáng tóc khuya về mượn gió mang
Gửi "cái mong manh" nơi núi Quyết
Mượn "chùm e lệ" chốn Lam Giang
Hoàng hôn nhung nhớ mòn trên cát
Giây phút nào đây để ...lỡ làng...

Đỗ Biện
(Chủ nhiệm Chiếu thơ Đường Hà Đông)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Thơ bác Nguyễn Duy Cang:

NẮNG HÈ NÀY

Bất ngờ đổ nắng chẳng cho hay
Giận dữ chi mà quá gắt gay
Hừng hực giũa trưa trông ngán ngẩm
Phừng phừng chiều xế thấy ghê thay
Phun hơi nung nấu trong toàn cõi
Khạc lửa đốt thiêu suốt cả ngày
Mặt đất hè này khô nứt rạn
Sao trời thấy nạn chẳng ra tay?

Cang Bằng
(Hội viên Chiếu thơ Đường Hà Đông)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

TRẬN MƯA SÁNG NAY
(Sáng 13-7 mưa to sau một thời kỳ khá dài nắng nóng khắp nơi}

Oi ả chói chang khá gắt gao
Sáng nay trời xối nước ào ào
Kéo dài vài tiếng mong bồi đắp
Tràn ngập bao nơi thoả khát khao
Giải toả háo khô cơn nắng hạn
Ước ao lâu cạn trận mưa rào
Nhu cầu bức bối đang đòi hỏi
Cứu thoát nỗi này xứng bậc cao

Cang Bằng
(Hội viên Chiếu thơ Đường Hà Đông)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

ĐẤT THƠ

Những cây đại thụ mọc nơi đây
Rợp bóng đường thi mát đất này
Truyền thụ điều hay thành sóng lụa
Hà Đông chan chứa lửa hăng say

Cang Bằng
(Nguyễn Duy Cang)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

VỚI NGÀN NĂM THĂNG LONG

hà Đông rạng rỡ tới Canh Dần
Rạo rực lòng người trước nghĩa, ân
Thi hữu hân hoan trang lịch sử
Đường thi nở rộ đón ngàn xuân

Nguyễn Duy Cang
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

TIẾP BƯỚC

Nổi tiếng Hà Đông với lụa là
Sánh vai cùng bước có thi ca
Chiếc nôi êm ái hai nguồn quý
Dòng sữa ngọt ngào thức tỉnh ta

Nguyễn Duy Cang
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

tien_tuu

Hà Đông ngày trước của HÀ TÂY
Nay về Hà Nội sạch đất nầy
Bao nhiêu sử sách ngày xưa ấy
Giờ viết gì đây hả các Thầy
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

tien_tuu

SỰ KHÁC NHAU GIỮA THƠ ĐƯỜNG VÀ THƠ ĐƯỜNG LUẬT

(SƯU TẦM & BIÊN KHẢO)
Dẫn nguồn : http://www.hoasontrang.us

1. Thơ Đường tức là Đường Thi: là những bài thơ của các thi gia Trung hoa làm vào thời đại nhà Đường (618 – 907), số lượng các bài Đường thi được ghi chép và lưu truyền đến nay rất nhiều, lên đến hàng ngàn bài.
Đã có một tác phẩm nổi tiếng là Đường Thi Nhất Thiên Thủ chọn lọc 1000 bài Đường Thi được coi là hay nhất của các thi nhân đời Đường. Trong số đó có một số được làm theo thể Thơ Đường Luật, số còn lại làm theo những thể thơ khác mà đa số là thơ Cổ phong (cổ phong hay cổ thể là loại thơ có trước đời nhà Đường, không theo niêm luật nhất định). Cho nên gọi là Đường Thi hay Thơ Đường thì phải là những bài thơ được sáng tác vào thời đại nhà Đường bên Trung hoa nhưng không nhất thiết làm theo luật thơ của Thơ Đường Luật.

2. Thơ Đường Luật: còn gọi thơ cận thể (để phân biệt với cổ phong là thơ cổ thể) là thể thơ được đặt ra từ đời nhà Đường và phải tuân theo các qui tắc bắt buộc, rất khắt khe, gò bó.

Về hình thức chữ, câu thì Thơ Đường Luật có:

a. Theo số chữ trong câu:
- Ngũ ngôn, mỗi câu 5 chữ.
- Thất ngôn, mỗi câu 7 chữ.

b. Theo số câu trong bài:

-Tứ Tuyệt hay Tuyệt Cú: mỗi bài bốn câu.
- Bát Cú: mỗi bài tám câu.

Như vậy Thơ Đường Luật có 4 thể là: Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt, Ngũ Ngôn Bát Cú, Thất Ngôn Tứ Tuyệt và Thất Ngôn Bát Cú.

Thơ Đường Luật có những luật lệ bắt buộc rất khắt khe về:

- Vận (cách gieo vần).
- Đối (đặt hai câu đi sóng đôi với nhau sao cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau, gồm cả đối ý lẫn đối chữ).
- Luật (cách sắp đặt tiếng bằng, trắc trong từng câu của một bài thơ).
- Niêm (nghĩa là dính) tức là sự liên lạc về âm luật của hai câu thơ trong bài Thơ Đường Luật. Hai câu thơ gọi là niêm với nhau khi nào chữ thứ 2 và chữ thứ 6 của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc).
- Bố cục (cấu trúc bài thơ phải làm theo một trật tự bắt buộc):
* Đề: câu 1-2 (nhập bài, mở đầu).
* Trạng hay Thực: câu 3-4 (giải thích).
* Luận: câu 5-6 (bình luận, bàn bạc).
* Kết: câu 7-8 (tóm tắt toàn bài).


Đường Luật Chính Thể chỉ có Thất Ngôn Bát Cú 5 vần bằng mà thôi.


3. Một sự lạm dụng và ngộ nhận:

Thuật ngữ Thơ Đường hay Đường Thi đã bị lạm dụng, hiểu lầm, thiết nghĩ cần nói lại cho rõ.

Thơ Đường là loại thơ do các thi nhân đời nhà Đường bên Trung Hoa sáng tác, hoàn toàn không có các tác giả đời khác, ngoài các thi sĩ đời Đường.

Các thi sĩ Việt Nam trước đây (thường gọi là các nhà thơ cổ điển) chủ yếu làm theo thể Thơ Đường Luật. Họ sáng tác bằng Hán văn, gọi là thơ Hán văn (thí dụ thơ Hán văn của Nguyễn Du...). Còn nếu họ sáng tác bằng chữ Nôm, gọi là thơ Nôm. Như thơ của Bà Hồ Xuân Hương chẳng hạn, được người đời sau tôn xưng Bà là bà chúa thơ Nôm.
Không ai gọi thơ Hán văn của Nguyễn Du là Thơ Đường cả. Cũng không ai gọi Bà Hồ Xuân Hương là bà chúa Thơ Đường cả.
Tóm lại, các thi gia từ Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bùi Kỷ, Trần Tế Xương, Tản Đả, Nguyễn Khuyến ... trở về trước, người ta thường không nói là họ làm Thơ Đường, mà chỉ phân biệt Thơ Hán (Hán văn) và Thơ Nôm (chữ Nôm) thôi, với hiểu ngầm là Thơ Đường Luật chữ Hán hoặc Thơ Đường Luật chữ Nôm. Gọi tắt là Thơ Hán Đường Luật và Thơ Nôm Đường Luật.

Đến khi phong trào thơ mới xuất hiện, có một trào lưu bài xích Thơ Đường Luật, đứng đầu là Phan Khôi, vì họ cho đó là loại thơ khắt khe, cứng ngắc, bó buộc, chật hẹp, không đủ cho để diễn tả cảm xúc bao la, dào dạt, bay bổng của các nhà thơ mới.
Một cuộc bút chiến giữa hai trường phái thơ cổ điển và thơ mới diễn ra gay gắt suốt cả thập niên 1930 của thế kỷ trước. Kết thúc là sự thắng thế (một cách tương đối) của các nhà thơ mới.
Nói là thắng thế một cách tương đối, vì trong các nhà thơ mới, nhiều người vẫn sáng tác Thơ Đường Luật, điển hình là Hàn Mặc Tử.
Nhưng đó là Thơ Đường Luật của Hàn Mặc Tử. Không ai gọi đó là Thơ Đường cả.
Quách Tấn, bạn thân của Hàn Mặc Tử, điển hình của thi sĩ chủ trương thơ cổ điển, ghét thơ mới, suốt đời chỉ làm Thơ Đường Luật, nhưng đó là thơ Quách Tấn, không phải Thơ Đường.

Hiện nay nhiều người làm Thơ Đường Luật lại gọi đó là Thơ Đường.
Thật là là một sự ngộ nhận đáng tiếc, cần được đính chính lại.
Các bài thơ làm theo thể Thất Ngôn Bát Cú, Thất Ngôn Tứ Tuyệt ... gọi chung là thể Thơ Đường Luật không phải Thơ Đường.
Hãy vì sự tự trọng và tự hào của một thi nhân chân chính, không nên xưng là tôi sáng tác Thơ Đường. Mà nên nói, tôi làm thơ theo luật thơ của thể Thơ Đường Luật.
Có người thanh minh rằng Thơ Đường Việt Nam phải hiểu là Thơ Đường do người Việt Nam sáng tác. Cách nói đó là không đúng mà lại rất hàm hồ. Người Việt không thể làm ra Thơ Đường, mà chỉ làm thơ theo thể thơ Đường Luật mà thôi.

Mấy năm nay, có rất nhiều "nhà thơ" làm thơ danh xưng là Thơ Đường hay Đường Thi (nhưng thực chất là Thơ Đường Luật). Cái tên này là mạo nhận, không chính xác, vì chỉ có các ông như Lý Bạch, Đỗ Phủ... mới đủ tư cách xưng là Thơ Đường.

Cần hiểu là nếu bỏ đi một chữ (chữ LUẬT trong nhóm chữ Đường Luật) là ý nghĩa của từ ngữ bị thay đổi hẳn.

Lại có người phát động phong trào gọi là "Thắp sáng Đường Thi" !!!
Thắp sáng Đường Thi là công việc của người Trung Hoa, không mắc mớ gì đến chúng ta. Hơn nữa, Thơ Đường đã sáng cả ngàn năm nay rồi, không ai cần chúng ta thắp sáng. Làm thế chẳng khác nào quá tự phụ, ngộ nhận sao ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Thơ bác Nguyễn Duy Cang:

ĐẠO TRONG TA

Cầu nguyện thường xuyên việc ở đời
Bàn thờ nay có quý nhân trời
Thiêng liêng tồn tại tâm hồn sáng
Đích thực đem về cuộc sống vui
Ngưỡng mộ tin yêu theo lộc Bác
Nặng tình chí nghĩa với ơn Người
KHO TÀNG LUẬN LÝ LÀ KINH KỆ
Để lại cõi trần mãi sáng soi

Cang Bằng
(HỘI VIÊN CHIẾU THƠ ĐƯỜNG HÀ ĐÔNG)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 54 trang (534 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ... ›Trang sau »Trang cuối