Trang trong tổng số 4 trang (32 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

tinhkhietnguoncoi

Trong cuộc sống đời thường, có ai dám khẳng định mình không cần đến sự giúp đỡ hay tương trợ nào đó mà vẫn tồn tại một cách tốt đẹp hay không? Chắc hẳn là không rồi. Vì sự sống của mỗi con người đều liên quan đến nhau. Thế mới biết cuộc sống của chúng ta là một chuỗi ngày dài vay mượn và thọ nhận.

Vâng! Đó là công sanh thành, công dưỡng dục của cha mẹ, nào là ân sâu nghĩa nặng của Thấy Tổ, và ngay cả trong quan hệ bạn bè ta cũng vay mượn thọ nhận rất nhiều. Nhưng ai cũng mặc phải một khuyết điểm rất lớn là đôi khi la lại lãng quên không hay biết. Vô tình một sự kiện hay một lời nói nào đó làm cho ta chợt bừng tỉnh như sau môt giấc mơ dài. Khi đã tỉnh dậy thì nhận ra rằng mình chỉ biết hưởng thụ, thọ nhận, mang ơn mà chưa hề nghĩ đến việc ban bố cho kẻ khác bao giờ. Nếu như chưa, thì ngay bây giờ chúng ta nên thực tập và làm quen với một phát môn mà đấng từ phụ đã chỉ bày cho chúng ta trên bước  đường đạt đến chân lý, là thực hành hạnh bố thí.

Kiếp số của mỗi chúng sinh trong cõi đời ta bà đầy ngũ trược này là một thời gian không ước định được bao lâu. Khi ta hít vào mà không thở ra thì đã là một kiếp khác.

Cho nên, đức Phật từng dạy:'' Có được thân người thật khó, như cỏ mọc trên mái nhà, như rùa mù gặp bọng cây khô''. Đúng vậy, để có một thân người đã khó, gặp được giáo pháp lại càng khó hơn. Nên ta cần phải trân quý thời gian, nỗ lực tu hành, việc gì có ích thì hay làm ngay. Đừng nên dự định hay hẹn trong tương lai, vì cơ hội chỉ đến một lần không có lần thứ hai. Và bố thí cúng dường là việc giao trồng phước báu ta nên thực hiện ngay bây giờ, đó là một trong lục độ Ba-la mật mà Bồ-Tát luôn thực hành.

Để hành giả không mịt mờ trên con đường thực hành hạnh bố thí, ta nên tìm hiểu ý nghĩa của việc bố thí ở đây có nghĩa là cho, giúp đỡ, trao tặng những tư hữu, vật chất hay tinh thần của mình cho người. Khi ta phát khởi lòng thương đối với người đó là lúc ta nên thực hành việc bố thí. Bố thí gồm ba cách đó là: Tài thí, Pháp thí, và Vô úy thí.

Tài thí là chúng ta đem những gì mình có để giúp đỡ cho người nghèo đói, thiếu thốn, đau yếu bằng những phương tiện vật chất cụ thể như: Tiền bạc, của cải,vật thực, thuốc menv..v Kết quả của việc tài thí sẻ được kết quả hữu lậu về sau. Đặc biệt nếu hành giả biết cúng dường Tam Bảo, cụ thể hơn là những bậc tu hành thì phước hữu lậu đó sẻ được tăng gấp bội. Chính phước hữu lậu đó sẻ giúp hành giả có được cuộc sống an lạc trong đời hiện tại và kiếp lai sinh.

Phát thí là đem giáo pháp của chư Phật để giảng dạy cho người, giúp người biết làm lành lánh dữ. Và các hình thức như: Viết, dịch, ấn tống kinh sách, băng đĩa để cho người khác tu sửa thân tâm. Từ đó, họ nhận thức đúng và hướng tới con đường giác ngộ giải thoát.

Cuối cùng là Vô úy thì tức là làm cho người khác hết sợ hãi không hoang mang, lo lắng và có sự yên ổn, bình tĩnh tức là dùng lời lẽ khuyên bảo cho người hết sợ hãi, hay là dùng phương tiện quyền xảo giúp người đang bị áp lực bức được với đi nỗi đau khổ.

Tóm lại, bố thí là hành động vừa nuôi dưỡng từ bi xả bỏ tâm tham ái, keo kiệt, vừa tạo phước đức đem lại cho hành giả và xã hội sự an vui , hạnh phúc.

Đạo Phật là đạo từ bi cứu khổ, giá trị thật sự nằm ở trong tâm cái tâm hoan hỷ, không mong cầu, không chất chứa. Đặc biệt hơn nũa là trong Đại thừa dạy rằng:'' Nếu bố thí kết hợp với từ bi thì là một yếu tố dẫn dắt chúng sang đi đến giác ngộ''.

Những điều trên là tất cả, là lời chỉ dẫn phương pháp cách hành hạnh bố thí. Còn nói đến lợi ích của bố thí sẻ đạt được điều gì? Đó là giúp ta dẹp được lòng tham lam,ích kỷ, hẹp hòi phát triển tâm từ bi vị tha. Không những người nhận mà người cho cũng cảm thấy hạnh phúc. Bố thí còn là kho báu phước đức luôn luôn đi theo người cho từ đời này sang đời khác. Bố thí giúp cho tâm người được an vui và khi mạng chung thì không sinh tâm sợ hãi

Nhưng trong việc bố thí thì hành giả phải hội tự đủ các yếu tố sau: Trí tuệ, quan sát, xét đoán sự việc, vật được mình bố thì cần phải hết sức thanh tịnh. Người nhận phải được kính trọng tối đa. Quan trọng hơn nữa là khi bố thí hành giả phải giữ tâm mình thanh tịnh, không thấy đối tượng bố thí và không nghĩ mình là người bố thí. Từ đó, cho ta thấy rõ hơn tâm bố thí cúng dường thanh tịnh ta sẻ được phước đức lớn, ngay trong đời này hay ở vị lai.

Cuối cùng ta thấy tinh thần Từ, Bi, Hỷ, Xả của đạo Phật được cụ thể hóa bằng việc bố thí cúng dường. Ta hãy tự phát huy bằng tâm từ bi và khả năng của mình giúp đỡ muôn loài.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

tinhkhietnguoncoi

' Ở đâu có tình yêu, ở đó có sự sống''  - Lev Tolstoy

Đây là câu chuyện có thật diễn ra ở Nhật Bản- câu chuyện lạ lùng và cảm động về một loài vật  vốn đã quen thuộc với chúng ta.

Chuyện kể rằng, khi sửa nhà, một anh thanh niên ngươì Nhật đã nhìn thấy một con thằn lằn bị kẹt bên trong khe hở nhỏ giữa hai bức tường bằng gỗ. Một sự tình cờ nào đó đã khiến chân chú thằn lằn tội nghiệp bị cây đinh ghim vào tường. Nhưng lạ lùng hơn nũa là căn nhà đã xây dựng được hơn mười lăm năm điều đó đồng nghĩa với việc chú đã sống trong tình trạng này suốt thời gian qua.

Qúa ngạc nhiên với những gì đang diễn ra trước mắt, chàng trai bèn ngừng làm việc và tò mò theo dõi xem chú thằn lằn đã sống ra sao trong trạng bị'' cầm tù'' như vậy. Không lâu sau đó anh nhìn thấy một con thằn lằn khác xuất hiện , miệng ngậm đồ ăn đến bên con thằn lằn bị ghim vào tường.

Một cảnh tượng thật cảm động, Con thằn lằn bị ghim đinh đã được một con thằn lằn khác nuôi trong suốt mười năm qua. Không ngờ loài vật tưởng chửng như không suy nghĩ, không cảm xúc lại có thể có một tình cảm sâu nặng đến vậy. Có lẽ, chỉ có tình yêu mới tạo nên nghị lực sống và tinh thần phục vụ kỳ diệu đến thế.

Thử tưởng tượng cặp thằn lằn ấy đã sống thế nào suốt chừng ấy năm. Chắc hẳn con thằn lằn bị ghim dù phải chịu đau đớn nhưng vẫn không ghừng hy vọng/ Với con còn lại, nó đã làm việc không biết mệt mỏi và không hề bỏ rơi bạn mình trong suốt mười năm. Loài sinh vật nhỏ này đã làm được điều mà con người chúng ta cũng phải thán phục.  

..( Chúng ta thì sao? Cuộc sống tiện nghi, nhưng dường như công nghệ hiện đại khiến con người trở nên xa lạ và thờ ơ với nhau hơn. Đằng sau cuộc sống nhộn nhịp kia thiếu gì những tâm hồn cô độc. Giữa cái vẻ hào nhoáng của chốn đô thành ai dám bảo rằng đã hết những kẻ vô gia cư.... Con người dù ở thời đại nào đi nũa cũng luôn cần một chốn nương thân, cần có tình yêu để làm nên ỹ nghĩa trọn vẹn cho đời. Chúng ta ban trải tình yêu thương để sống giữa trần thế này từ trái tim đến muôn vạn trái tim để yêu và yêu thương trước thực tại. Dòng đời trôi chảy, từ tâm và tình thương xoa dịu đi bao khổ đau, thiên tại, đói khát, bệnh tật.Tình yêu thương là sự cảm thông , luôn lắng nghe và thấu hiểu tình thương còn là sự chấp nhận và tha thứ. và tình yêu thương trọn vẹn thật sự là khi bạn đã có một mái ấm gia đình.)

(0 vote)Hay! Không có thành viên nàothích bài viết này
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@Tinhkhietnguoncoi:

Bạn không nên tạo nhiều chủ đề như vậy. Trong diễn đàn này đã có các chủ đề tương tự như chủ đề bạn mở, vậy bạn hãy post bài vào các chủ đề đã có thay vì tạo các chủ đề mới mà mỗi chủ đề chỉ gồm có một bài viết.

Thêm nữa, cùng một chủ đề thơ Chuyện tình cuối đông mà bạn mở ở hai diễn đàn là phạm quy nên NT đã xoá chủ đề thơ của bạn trong diễn đàn Tình yêu và cuộc sống.

Mong bạn lưu ý các hướng dẫn và quy định của Thi viện.
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

tinhkhietnguoncoi

Mình không am tường lắm web thivien dù mình rất thích diễn đàn này. Công việc cũng khá bận rội nên mình ít có thời gian lên viết bài được nhiều. Đôi khi muốn gửi bài viết mà không biết phải làm thế nào. Hay gửi một bài thơ lên diễn đàn. Bạn hãy hướng dẫn dùm mình nhé.
Cám ơn bạn nhiều.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@tinhkhietnguoncoi:

Để gửi thơ lên diễn đàn bạn có thể chọn hai cách sau:

-Gửi bài vào một chủ đề thơ của thành viên nào đó trong diễn đàn Thơ thành viên-Thơ mới: http://www.thivien.net/fo..._viewforum.php?ID=22) hay diễn đàn Thơ thành viên-Thơ tập cổ: http://www.thivien.net/forum_viewforum.php?ID=37 mà bạn tâm đắc và thấy nội dung bài thơ của bạn phù hợp với topic đó.

- Lập cho bạn một chủ đề thơ. Tuỳ là thể thơ mới hay cổ mà bạn tạo chủ đề trong hai diễn đàn thơ mà NT dẫn link nói trên.

Nếu là bài viết theo dạng như những bài mà bạn đưa lên gần đây trong diễn đàn Tình yêu và cuộc sống thì bạn để trong chủ để Gieo trồng này là được rồi.

Để tìm hiểu cách tạo topic bạn hãy ghé vào đây xem nhé: http://www.thivien.net/forum_viewforum.php?ID=41
Và ở đây nữa: http://www.thivien.net/fo...ID=dyNQhH0FroZr5GKq5c8WuQ

Xem lại thì NT thấy bạn đã lập đến 2 chủ đề trong diễn đàn Thơ thành viên-Thơ mới rồi mà! Bạn quên sao?
Ở đây nè:

1/Chuyện Tình Cuối Đông: http://www.thivien.net/fo...ID=ySMh7rPSnBooTfKgyqQH_w
1/Chủ đề chưa có tên vì bạn lập chủ đề bằng chữ không có dấu nên NT nhắc bạn sửa lại: http://www.thivien.net/fo...ID=0GHSDuDzcsaw1Z3EH2_kKg

Chúc bạn không còn bỡ ngỡ với Thi viện nữa! :)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

tinhkhietnguoncoi

Mình đã nhận được tin nhắn của bạn. Cám ơn bạn thiệt nhiều, mình sẻ đọc kỹ và làm theo các hướng dẫn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

tinhkhietnguoncoi

Lời Tâm sự Của Một người bạn

Dòng thời gian lặng lẽ trôi qua, chúng ta ai cũng có điểm dừng cuối cùng. Qũang thời gian đi trong mỗi sự sống đều có điểm khởi đầu và kết thúc, những hướng rẽ lại là khác nhau.
Con người sinh ra có miệng để nói, có chân để đi, có tay để làm những có óc để suy nghĩ ra sao lại là một vấn đề cần bàn luận. Cuộc sống không ai toàn diện, cuộc sống không khổ dau không phải là cuộc sống thế gian. Con người không phạm sai lầm không nên gọi là thế nhân Tôi tự hỏi và trải lòng mình ra để ôm ấp tình thương, dùm bọc để xua bớt nỗi đau của những ai đã lỡ phạm sai lầm.
Một người bạn của tôi đã phạm một lỗi lớn mà đáng lẽ ra không nên phạm. Con người sinh ra ở đời, không ai dám'' Vỗ ngực xưng tên'' rằng từ trước đến nay chưa bao giờ phạm lỗi. Có chăng chỉ là những kẻ ngu. Điều quan trọng là bạn biết sửa sai và rút ra được những kinh nghiệm quý báu sau những hành động tiêu cực đó. Nhưng có mấy ai dũng cảm, mạnh mẽ để đối diện và nhìn nhận lại chính mình. Can đảm bày tỏ lỗi lầm mà hứa sẻ sống cho chính đáng là một điều khó trong những điều khó. Bạn của tôi được biết là đã có nhiều '' tiền án'' tiêu cực. Bạn đi xa để mong quên đi quá khứ bất hảo và cố xây đắp tương lai để trở thành một người tốt. Điều này đáng khích lệ, nhưng vốn dĩ'' giang sơn dễ đổi, bản tánh khó dời''.Thói quen xấu đó đã ăn sâu vào tiềm thức, dĩ nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát sinh mạnh mẽ,khó kiềm chế dẫn đến hành động tiêu cực, bất chính. Đây là một nguyên lý tự nhiên bao trùm và chi phối vạn vật, trong đó có tư tưởng con người là dễ bị nhất. Bạn ơi! Bạn đã không thoát khỏi nguyên lý này, một lần nũa bạn đã lặp lại thói quen không tốt đó. Có lẽ do luật '' cải tà quy chánh'' còn yếu chưa đủ sức để chế phục' quần ma'' Bạn đã kể với tôi: Do một người con gái mà bạn yêu thích muốn mượn tiền bạn, nhưng vì không có tiền lại không để mất lòng người yêu nên bạn đã sinh tâm lấy đi cái máy Laptop của người bạn thân có giá trị lớn để bán. Sau hành động đó bạn bị lương tâm dày vò ray rứt. Bạn tìm tôi để tâm sự, kể cho tôi nghe toàn bộ sự việc xem như là một can đảm hiếm có. Một bên bạn muốn nói lời xin lỗi với người mà bạn đã hành động sai lầm, một bên bạn lại sợ nếu nói ra, sự việc đổ bể thì sẻ làm ảnh hưởng đến gia đình, hổ thẹn với bạn bè, với lại bạn không còn đủ tiền để đền bù. Bạn hỏi tôi và cũng tự vấn lại lòng bạn: Thế thì phải làm sao đây?Làm thế nào để giải quyết cho êm đềm đây, mình sợ lắm!''. Tôi nhìn bạn một cách thương cảm, cám ơn bạn nhiều lắm! Cám ơn vì đã tin tưởng và thổ lộ điều khó nói đó!
Tôi thật sự cảm phục bạn lắm, cảm phục sự dũng cảm dám bộc lộ những điều sai trái của mình với người khác. Điều này khó lắm bạn àh!Khó với những hạnh xấu mà họ gây ra. Nhưng với bạn, lưong tâm đã quay lại, đã chỉ bảo cho bạn để bạn nhận ra những gì sai trái. Tôi tự nghĩ nếu bạn giấu kín chuyện này thì sẻ không ai hay biết, mọi chuyện sẻ dần lắng dịu và bạn nghiễm nhiên trở thành kẻ vô tội trong mắt mọi người. Nhưng như thế, có đáng hổ thẹn không và con đường tương lai của bạn sẻ thế nào,khi những vết đen đã nhuộm màu con tim bạn nếu không tẩy xoá nó đi? Bạn đã chiến thắng bước đầu là dám kể với tôi toàn bộ những lỗi lầm của bạn, thế thì bạn phải can đảm thêm nũa để đối diện với những gì bạn gây ra. Phải lấy mốc sự việc này để làm quá khứ trình sửa đổi. Tương lai đang chờ đón một trái tim trong sáng chứ,không chờ đón một trái tim đen tối. Hãy can đảm mà đối diện nhé bạn. Dù ai có chê bạn, khinh thường bạn thì hãy nhớ bạn luôn có một người biết thông cảm yêu thương khâm phục bạn. Dĩ nhiên sự trách móc, khinh chê là điều khó tránh khỏi, nhưng hãy xem như đó là một hậu quả cho hành động sai lầm của bạn. Tương lai còn dài, chặng đường còn xa mà bạn. Can đảm lên nhé..!
Sau đêm tâm sự đó, bạn hứa sẻ nói lời xin lỗi và sẻ giải quyết cho xứng đáng. Hình như trong đêm đó bạn đã khóc, ngồi suốt đêm để chiêm ngưỡng dunh nhan đức từ phụ hiền lành trên toà sen uy nghi giữa đại điện, nơi mà bạn lần đầu ghé đến và cũng là nơi mà bạn sẻ nưong tựa cho chính mình. Còn tôi thì ầm thầm mỉm cười lặng lẽ ngắm bầu trời đêm đầy ánh sao đang lấp lánh.
Có lẽ đêm nay, là đêm ý nghĩa nhất những ngày tôi nương tựa cửa Phật.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

tinhkhietnguoncoi

Cảm Nhận Mùa Xuân.
Xuân đã đến ta mất rồi một tuổi.
Một mùa xuân một hạt chuỗi cuộc đời.
Một cuộc đời thở lúc nào thời ai biết.

Xuân đã đến cây đâm chồi xanh biếc
Mai thu về tha thiết lá vàng bay
Xuân đến rồi xuân lại phải chia tay
Ta ngơ ngẩn nhìn thu bay lá rụng.

Xuân đã đến người vui câu chúc tụng
Ta âm thầm trì tụng chữ '' Nam mô''
Chờ đợi ngày dứt nghiệp biển ái khô
Ta chào đón xuân hư vô bất tận.

Xuân thế gian cho người thêm oán hận
Bao sinh linh tổn mạng cũng vì xuân
Ai vui xuân, ai ăn tết tưng bừng
Mong giác ngộ tìm vui nơi tâm thức.

Đêm hôm nay giao thừa ta cùng thức
Chẳng phải là ăn mứt với hạt dưa
Chốn quê xưa ngàn năm ta vẫn nhớ
Mãi hôm nay mới tỏ lối đi về.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

tinhkhietnguoncoi

Tôi là Trần Thị Hoàng Anh. Kỹ sư Hoá năm nay 27 tuổi! Người gốc Nghệ An. Tính tình hiền lành, thân thiện dễ hoà đồng. Do nhu cầu công việc tôi đang gần hoàn thành một công trình nghiên cứu về Môi TRường Nước biển Sang nước Ngọt  tinh Khiết. Nên cần một căn phòng nhỏ ''Tại đảo Phú Quốc Tỉnh Kiên Giang'' Chỉ cần yên tĩnh. An ninh tốt, con người thân thiện. Nếu là nhà dân địa phương càng tốt.
Tôi đang cần gấp. Rất Mong nhận được  sự giúp đỡ của các cộng động mạng online.
Xin liên hệ với tôi theo số điện thoại: 01235856266. Hoặc mail: tinhkhietnguoncoi@gmail.com
Trần Trọng cám ơn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

ảo ảnh

Cảm ơn bài viết giàu chất triết lý đạo Phật của bạn! Tuy nhiên mình đề nghị bạn lần sau, sau khi viết nên đọc lại một lượt để sửa những lỗi đánh máy (typing) nhé! Bởi vì Đấng Từ Phụ cũng dạy chúng sanh là làm gì cũng cần thật cẩn trọng bạn nhỉ!
Một số chỗ bôi đậm ở dưới đã bị sửa bởi tôi, bạn tham khảo nhé!

tinhkhietnguoncoi đã viết:
Trong cuộc sống đời thường, có ai dám khẳng định mình không cần đến sự giúp đỡ hay tương trợ nào đó mà vẫn tồn tại một cách tốt đẹp hay không? Chắc hẳn là không rồi. Vì sự sống của mỗi con người đều liên quan đến nhau. Thế mới biết cuộc sống của chúng ta là một chuỗi ngày dài vay mượn và thọ nhận.

Vâng! Đó là công sanh thành, công dưỡng dục của cha mẹ, nào là ân sâu nghĩa nặng của Thấy Tổ, và ngay cả trong quan hệ bạn bè ta cũng vay mượn thọ nhận rất nhiều. Nhưng ai cũng mắc phải một khuyết điểm rất lớn là đôi khi la lại lãng quên không hay biết. Vô tình một sự kiện hay một lời nói nào đó làm cho ta chợt bừng tỉnh như sau môt giấc mơ dài. Khi đã tỉnh dậy thì nhận ra rằng mình chỉ biết hưởng thụ, thọ nhận, mang ơn mà chưa hề nghĩ đến việc ban bố cho kẻ khác bao giờ. Nếu như chưa, thì ngay bây giờ chúng ta nên thực tập và làm quen với một pháp mônĐấng Từ Phụ đã chỉ bày cho chúng ta trên bước  đường đạt đến chân lý, là thực hành hạnh bố thí.

Kiếp số của mỗi chúng sinh trong cõi đời ta-bà đầy ngũ (ô) trọc này là một thời gian không ước định được bao lâu. Khi ta hít vào mà không thở ra thì đã là một kiếp khác.

Cho nên, đức Phật từng dạy: ''Có được thân người thật khó, như cỏ mọc trên mái nhà, như rùa mù gặp bọng cây khô''. Đúng vậy, để có một thân người đã khó, gặp được giáo pháp lại càng khó hơn. Nên ta cần phải trân quý thời gian, nỗ lực tu hành, việc gì có ích thì hãy làm ngay. Đừng nên dự định hay hẹn trong tương lai, vì cơ hội chỉ đến một lần không có lần thứ hai. Và bố thí cúng dường là việc gieo trồng phước báo ta nên thực hiện ngay bây giờ, đó là một trong lục độ Ba-la mật mà Bồ-Tát luôn thực hành.

Để hành giả không mịt mờ trên con đường thực hành hạnh bố thí, ta nên tìm hiểu ý nghĩa của việc bố thí ở đây có nghĩa là cho, giúp đỡ, trao tặng những tư hữu, vật chất hay tinh thần của mình cho người. Khi ta phát khởi lòng thương đối với người đó là lúc ta nên thực hành việc bố thí. Bố thí gồm ba cách đó là: Tài thí, Pháp thí, và Vô úy thí.

Tài thí là chúng ta đem những gì mình có để giúp đỡ cho người nghèo đói, thiếu thốn, đau yếu bằng những phương tiện vật chất cụ thể như: Tiền bạc, của cải,vật thực, thuốc men... Kết quả của việc tài thí sẽ được kết quả hữu lậu về sau. Đặc biệt nếu hành giả biết cúng dường Tam Bảo, cụ thể hơn là những bậc tu hành thì phước hữu lậu đó sẻ được tăng gấp bội. Chính phước hữu lậu đó sẻ giúp hành giả có được cuộc sống an lạc trong đời hiện tại và kiếp lai sinh.

Phát thí là đem giáo pháp của chư Phật để giảng dạy cho người, giúp người biết làm lành lánh dữ. Và các hình thức như: Viết, dịch, ấn tống kinh sách, băng đĩa để cho người khác tu sửa thân tâm. Từ đó, họ nhận thức đúng và hướng tới con đường giác ngộ giải thoát.

Cuối cùng là Vô úy thì tức là làm cho người khác hết sợ hãi không hoang mang, lo lắng và có sự yên ổn, bình tĩnh tức là dùng lời lẽ khuyên bảo cho người hết sợ hãi, hay là dùng phương tiện quyền xảo giúp người đang bị áp lực bức được với đi nỗi đau khổ.

Tóm lại, bố thí là hành động vừa nuôi dưỡng từ bi xả bỏ tâm tham ái, keo kiệt, vừa tạo phước đức đem lại cho hành giả và xã hội sự an vui, hạnh phúc.

Đạo Phật là đạo từ bi cứu khổ, giá trị thật sự nằm ở trong tâm cái tâm hoan hỷ, không mong cầu, không chất chứa. Đặc biệt hơn nữa là trong Đại thừa dạy rằng: ''Nếu bố thí kết hợp với từ bi thì là một yếu tố dẫn dắt chúng sanh đi đến giác ngộ''.

Những điều trên là tất cả, là lời chỉ dẫn phương pháp cách hành hạnh bố thí. Còn nói đến lợi ích của bố thí sẻ đạt được điều gì? Đó là giúp ta dẹp được lòng tham lam, ích kỷ, hẹp hòi phát triển tâm từ bi vị tha. Không những người nhận mà người cho cũng cảm thấy hạnh phúc. Bố thí còn là kho báu phước đức luôn luôn đi theo người cho từ đời này sang đời khác. Bố thí giúp cho tâm người được an vui và khi mạng chung thì không sinh tâm sợ hãi.

Nhưng trong việc bố thí thì hành giả phải hội tự đủ các yếu tố sau: Trí tuệ, quan sát, xét đoán sự việc, vật được mình bố thì cần phải hết sức thanh tịnh. Người nhận phải được kính trọng tối đa. Quan trọng hơn nữa là khi bố thí hành giả phải giữ tâm mình thanh tịnh, không thấy đối tượng bố thí và không nghĩ mình là người bố thí. Từ đó, cho ta thấy rõ hơn tâm bố thí cúng dường thanh tịnh ta sẻ được phước đức lớn, ngay trong đời này hay ở vị lai.

Cuối cùng ta thấy tinh thần Từ, Bi, Hỷ, Xả của đạo Phật được cụ thể hóa bằng việc bố thí cúng dường. Ta hãy tự phát huy bằng tâm từ bi và khả năng của mình giúp đỡ muôn loài.
"Trăm năm trước thì ta không có
Trăm năm sau có lại hoàn không
Cuộc đời sắc sắc không không
Ra đi để lại tấm lòng từ bi"


A-Di-Đà Phật!
Có ai đó rất tự hào về bạn, Có ai đó đang nghĩ đến bạn, Có ai đó quan tâm đến bạn, Có ai đó rất nhớ bạn, Có ai đó muốn nói chuyện với bạn, Có ai đó muốn ở cạnh bạn, Có ai đó luôn mong sự bình yên cho bạn...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 4 trang (32 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối