Trang trong tổng số 82 trang (813 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [8] [9] [10] [11] [12] [13] [14] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Viễn khách, lão Lan, chị Nguyệt Thu.. Xin cảm ơn mọi người cho nhiều thông tin về hoa Mộc quá hi hi. Hơn cả tự điển Bách Khoa toàn thư, lại còn tràn đầy cảm xúc, tự điển nào mà có được!
Đúng là mỗi nơi một quan niệm nhỉ? Ở Huế, Thiết mộc lan ra hoa là may mắn thì ở chỗ Viễn Khách lại ngược lại. Nhưng mà tội cho hoa, toàn do người nghĩ ra thôi. Tớ nghĩ hoa nào cũng đẹp, nhất là hoa có hương thơm thì chẳng thể đem lại điều xấu cho người. À nhưng trừ hoa Ăn thịt nhá. Hồi bé xem phim Hoa ăn thịt người sợ quá!

Nếu mình trồng ít thôi thì chắc hoa Mộc cũng không nồng nàn đến ngột ngạt thế nhỉ?

Ở Nga có hoa Tử đinh hương, hương về đêm cũng nồng nàn y hệt hoa sữa.

Lão Lan đúng là Thiên hạ đệ nhất đa tình, lời đồn quả chẳng ngoa. Thấy tiên nữ trời Nhật đã lượn quanh rồi đó! :-P

Chị Thu ạ, em nhất định sẽ xin chị một cành hoa Mộc. À nếu chưa vào được Huế hay chị chưa ra được HN thì em ghé qua Viễn Khách xin ông ngoại VK ít cành hoa vậy, được không bác VK?

Ngày xưa nhà em cũng có vườn. Vườn bé lắm nhưng cũng đủ thứ rau tập tàng. Có cả hoa. Hoa huệ trắng. Em thấy cắm hoa Huệ thơm ơi là thơm, mà cắm cùng hoa cúc vàng thì rất đẹp. Thế mà không được cắm vì không hiểu ai đã dùng hoa Huệ để thờ cúng và mọi người cứ bảo mùi hoa Huệ trắng gợi niềm tang tóc. :-(
Vườn nhà em có hàng rào cây Găng, hoa tím đáng yêu lắm. Quả găng thì xinh xinh màu vàng hay da cam, trông cũng thích mắt.
Tiếc quá, bây giờ không còn vết tích của mảnh vườn xưa :-(...

À, chị Thu và mọi người có ai biết câ y duối là cây gì không? Em đọc Tô Hoài thấy hay nói đến cây Duối. Em cứ tưởng tượng ra một loại cây có quả mọng đỏ, chim ăn được. Chẳng hiểu có phải không hì hì...
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan


hì... HXT này thiệt lạ! chẳng chịu search chi hết, toàn thợ tiện thôi!


Tên Việt Nam         Tên khoa học
HỌ DÂU TẰM         MORACEAE
Duối leo         Malaisia scandens
Dâu tằm                 Morus acidosa
Rum                 Poikilospermum mollis
Duối - ăn quả, thuốc Streblus asper

Thương em núi mấy cũng trèo
Khe sâu, vực thẳm anh theo đến cùng
Nhà em cỏ mọc tùm lum
Lơ thơ bụi duối, khum khum đám ngò
Vạch đuờng tìm lối lần vô
Giời ôi, chẳng biết chỗ mô mà rờ.
[/quote]


Trái duối http://www.bma.go.th/garden/tree/stasp/stasp4.jpg

Bonsai duối http://ns.yupparaj.ac.th/web2003/401-25/images/t.koy.jpg

Bụi duối http://home.hiroshima-u.ac.jp/shoyaku/photo/Thai/321Steblus.jpg


[/color]
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Ha ha ha

Ừ, tớ cũng dân thợ tiện như.. một số người mà :-P

Tại vì net chỗ tớ chạy chán lắm, chốc lại đứt nên thà mang tiếng thợ tiện còn hơn :-P

Thứ hai nữa là có mấy cái gù gờl. HPL/BN... tội gì mình tra đâu cho nó mệt :-P

Thứ ba nữa là thật ra tớ cứ tưởng là mọi người nhìn được tận mắt rồi cơ... thì tớ mới hỏi.. là hỏi cái kinh nghiệm thật ấy: ví như khi nhìn thấy cây ấy thì có cảm giác gì, cây ấy mọc ở đâu, mùa nào có hoa mùa nào có quả, mọi người có kỷ niệm gì với cây ấy không?

Thế nhưng, đọc những cái HPL tìm được cũng thấy thú vị lắm. Hóa ra trí tưởng tượng hồi nhỏ của mình cũng đưa mình về gần đúng với thực tế nhỉ? Quả mọng thật, chỉ không đỏ thôi, nhưng mà nhìn đã muốn chén rồi.. Bọn Chim thích là phải.
Xin đa tạ.. Đa tạ... Gửi biếu Cụ vò rượu và nhờ mấy em giúp cụ ngồi vững trên xích lô nhá :-D
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan


Hì... có những cái nhìn thấy được bằng thực tế, có những cái muốn nhìn thấy bằng thực tế rất là khó.

Hoa xương rồng cũng là một loài hoa mà tớ thích, tuy nhiên ra chợ hoa để ngắm hoa xương rồng thì cảm hứng đã mất đi phân nửa.
Một lần tớ ra ngoài đảo chơi, thật may mắn cho tớ lúc ấy có một đám xương rồng rất rộng đang đua nhau nở hoa, lúc đó cảm giác thực là cực kỳ sung sướng vì lần đầu tiên nhìn thấy đám xương rồng dại nở hoa, mà hoa lại rất đẹp.
Ngắm chán, hái một cành xương rồng đem về nhà trồng, mong là nó nở hoa. Nào ngờ, năm này qua tháng khác, nó chỉ mọc tốt um, hình dáng cũng mỡ màng chứ không phong trần như xương rồng ngoài đảo, và đặc biệt: nhất định không trổ bông.
Hì... vậy đấy!

À, trong lúc dạo net, vô tình tớ lạc vào một thư viện có ảnh của cả ngàn loài thực vật, nhưng toàn tên khoa học thôi.
http://home.hiroshima-u.ac.jp/shoyaku/PP2003.html

Ví dụ:
Callistemon lanceolatus Bottlebrush Myrtaceae, Đà Lạt, Việt Nam
http://widget.slide.com/rdr/1/1/3/W/200000007acc35c/1/107/_LYeU7hH6D9oHtW056U1M3WraBKZ0KPT.jpg


Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Nhìn cái ảnh này, thấy giống hoa lộc vừng thế nhỉ?
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Cây xương rồng được chăm bón kỹ càng, thảo nào mà mỡ màng và không nở được hoa! Loài cây này thật đặc biệt, chỉ nở hoa ở miền gió cát... Thiên nhiên càng khắc nghiệt, hoa càng đỏ đẹp :-)

Tớ cũng tưởng tượng được cảm giác cức kỳ sung sướng của HPL... Nhà tớ năm trước trồng nhiều cây trên bậu cửa sổ. Sáng nào mà có bông hoa hé nụ là y như rằng cả ngày vui sướng... Đôi khi lý do vui sướng của con người cũng đơn giản vậy thôi nhỉ?
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:

À, chị Thu và mọi người có ai biết câ y duối là cây gì không? Em đọc Tô Hoài thấy hay nói đến cây Duối. Em cứ tưởng tượng ra một loại cây có quả mọng đỏ, chim ăn được. Chẳng hiểu có phải không hì hì...
May quá! NT cũng chẳng biết cây Duối là như thế nào! :D. Nhờ có HPL giới thiệu với HXT mà mình mới tận mục sở thị ( dù chỉ trên ảnh nhưng quá nét và quá rõ) cây, hoa và quả Duối.
Còn cái cây có biển ghi là Tràm bông đỏ - mà HXT bảo là giống Hoa Lộc vừng- mình thấy mọi người vẫn gọi là Lệ Liễu đấy!
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Nguyệt Thu đã viết:

May quá! NT cũng chẳng biết cây Duối là như thế nào! :D. Nhờ có HPL giới thiệu với HXT mà mình mới tận mục sở thị ( dù chỉ trên ảnh nhưng quá nét và quá rõ) cây, hoa và quả Duối.
Còn cái cây có biển ghi là Tràm bông đỏ - mà HXT bảo là giống Hoa Lộc vừng- mình thấy mọi người vẫn gọi là Lệ Liễu đấy!

Là cây "lệ liễu" à? cảm ơn bà chị đã cho biết thông tin này. Xem ra tên họ của một cái cây khá là phức tạp nhỉ.

Trước kia lúc còn nhỏ, ở nhà quê. Trong lúc đi hái rau chăn heo, vượt qua những khu đầm lầy, thi thoảng có những gò đống, trên các gò đống có mọc một loài cây nở hoa màu trắng, hương rất thơn và ngọt. Tụi nhà quê bọn em vẫn gọi là hoa "dành dành". Sau này ra thành phố, thấy dân phố nói có hoa "bạch liên hương" thơm không kém gì "hoa nhài" (hình như người Huế gọi là "bông lài"). Đến lúc kiếm được cây "bạch liên hương" thì mới ớ ra nó chính là hoa "dành dành"... hì... hay thật!

Tuy nhiên ngày nay có một số loại hoa bán ở ngoài chợ bị gán cho những cái tên rất kỳ cục.
Lần trước có một cô nương hỏi lão đệ thế này: "tại sao cùng một bông hoa mà có 2 cái tên đối lập nhau là "hoa bách hợp" và "hoa ly"?
Lúc đó qua tìm hiểu, đệ mới biết rằng "bách hợp 百合" có cái tên dân gian là "hoa huệ tây" (như trong bức tranh "cô gái bên hoa huệ" của Tô Ngọc Vân), còn một cái tên dân gian nữa là "hoa loa kèn", chưa thấy tài liệu nào kể rằng nó có tên là "hoa ly".
"Bách hợp 百合" được người Trung Quốc và người Nhật gọi là YURI, có lẽ vì thế mà nó có cái tên English là lily. Từ đó đệ đoán bừa rằng, có ai đó biết cái tên tiếng Anh là lily, rồi áp dụng luôn mà cắt béng đi 1/2 nên gọi hoa đó là "hoa ly" cho sành điệu.
Hì... sau một hồi tít mù nó chạy vòng quanh thì "bách hợp" có nghĩa là "trăm sự hoà hợp" lại biến thành "hoa ly"... thực sự bó tay!

à... còn một chuyện nhỏ nữa: đó là "hoa thuỷ vu" the nào mà lại được gọi là "hoa rum", mặc dù đã có một loài hoa khác (khác hẳn) sở hữu cái tên ấy rồi. "Hoa thuỷ vu" dân gian gọi là "hoa ráy"

Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Hoa Phong Lan đã viết:

Là cây "lệ liễu" à? cảm ơn bà chị đã cho biết thông tin này. Xem ra tên họ của một cái cây khá là phức tạp nhỉ.

Trước kia lúc còn nhỏ, ở nhà quê. Trong lúc đi hái rau chăn heo, vượt qua những khu đầm lầy, thi thoảng có những gò đống, trên các gò đống có mọc một loài cây nở hoa màu trắng, hương rất thơn và ngọt. Tụi nhà quê bọn em vẫn gọi là hoa "dành dành". Sau này ra thành phố, thấy dân phố nói có hoa "bạch liên hương" thơm không kém gì "hoa nhài" (hình như người Huế gọi là "bông lài"). Đến lúc kiếm được cây "bạch liên hương" thì mới ớ ra nó chính là hoa "dành dành"... hì... hay thật!

Tuy nhiên ngày nay có một số loại hoa bán ở ngoài chợ bị gán cho những cái tên rất kỳ cục.
Lần trước có một cô nương hỏi lão đệ thế này: "tại sao cùng một bông hoa mà có 2 cái tên đối lập nhau là "hoa bách hợp" và "hoa ly"?
Lúc đó qua tìm hiểu, đệ mới biết rằng "bách hợp 百合" có cái tên dân gian là "hoa huệ tây" (như trong bức tranh "cô gái bên hoa huệ" của Tô Ngọc Vân), còn một cái tên dân gian nữa là "hoa loa kèn", chưa thấy tài liệu nào kể rằng nó có tên là "hoa ly".
"Bách hợp 百合" được người Trung Quốc và người Nhật gọi là YURI, có lẽ vì thế mà nó có cái tên English là lily. Từ đó đệ đoán bừa rằng, có ai đó biết cái tên tiếng Anh là lily, rồi áp dụng luôn mà cắt béng đi 1/2 nên gọi hoa đó là "hoa ly" cho sành điệu.
Hì... sau một hồi tít mù nó chạy vòng quanh thì "bách hợp" có nghĩa là "trăm sự hoà hợp" lại biến thành "hoa ly"... thực sự bó tay!

à... còn một chuyện nhỏ nữa: đó là "hoa thuỷ vu" the nào mà lại được gọi là "hoa rum", mặc dù đã có một loài hoa khác (khác hẳn) sở hữu cái tên ấy rồi. "Hoa thuỷ vu" dân gian gọi là "hoa ráy"

[/size][/color]
Hoa Phong Lan đúng là chẳng hổ nickname của mình chút nào! :P Hiểu biết về hoa lá, cỏ cây của HPL thật đáng nể.Ở mỗi vùng miền hình như tên hoa, trừ những loài thật phổ biến, còn lại thì người ta hay gọi theo cách gọi nôm na của địa phương. Những cái tên gọi đó, đối chiếu với tên khoa học thì có khi cách xa một trời một vực lận kìa!Có những tên cây,hoa thật giản dị như : cây cơm nguội, cây chẵn lẻ, cây mắm nêm...lại có tên khoa học thật kiêu như : Lạc Tiên ( cây mắm nêm) chẳng hạn! Mình không có nhiều hiểu biết về lĩnh vực này nhưng đôi khi thấy dân gian mình đặt tên cho các loài cỏ cây cũng độc đáo phết, chẳng cứ gì Tây! Hì hì...có những tên cỏ cây thực tình là chẳng dám post lên ở các chỗ như thế này, bình thường nôm na mách qué hằng ngày muốn gọi cũng còn ngượng!:D
Có một loài hoa tên là Tuyệt Tình Nương ( cái này NT nghe một tu sĩ nói cho biết), nó chắc là họ xương rồng, gai nhọn đầy mình, hoa thì đỏ thắm, không biết HPL có ngạc nhiên về tên gọi của nó không? :)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Hí hí, chị Nguyệt Thu à, cái tên ấy không phải chỉ là tên Hoa đâu chị ạ. Cái ý của nó sâu ơi là sâu cơ ạ :-P...

Những cái tên... dù tên người hay tên hoa đều khiến mình vận dụng trí tưởng tượng, chị nhỉ? Cả tên những thị xã, thị trấn, những miền quê nữa.. Ví dụ em nghe thấy "Phố Nối", "Chèm", "Cát Dài, cát Cụt"... đã thấy có cái gì gợi cảm thế!
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 82 trang (813 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [8] [9] [10] [11] [12] [13] [14] ... ›Trang sau »Trang cuối