Trang trong tổng số 7 trang (65 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Những câu chuyện tình có thật, thật đặc biệt, đặc biệt đến mức như vô lý nhưng vẫn xẩy ra. Mời các bạn đọc và gửi vào đây những câu chuyện tình loại đó mà bạn đã chứng kiến, để chúng ta thấy thêm được cuộc sống nói chung và tình yêu nói riêng phong phú và sinh động đến dường nào...
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Câu chuyện thứ 1:

Ông làm cán bộ Kt ở nhà máy Điện cơ. Đến tuổi 60 được nghỉ hưu theo chế độ.Bà dậy học. Đến 55 tuổi cũng nghỉ hưu theo chế độ. Họ gặp nhau ở công viên khi cùng đi tập dưỡng sinh buổi sáng. Không hiểu trời sui đất khiến thế nào, họ yêu nhau say đắm và không thể dứt ra được nữa. Cả ông và bà đều ly hôn, từ bỏ vợ, chồng, con, cháu và tổ ấm đã xây dựng mấy chục năm trời để xây dựng tổ ấm mới. Hai ông bà về quê ông. Họ hàng phản đối. Xóm làng đàm tiếu. Họ bình thản vượt lên tất cả. Họ mua một miếng đất nhỏ. Làm một căn nhà nhỏ đẹp, sắm đủ các tiện nghi cần thiết , so với ở nông thôn hiện tại, căn nhà và tiện nghi họ sắm là sang trọng, đắt tiền. Cứ thế ông bà sống bình yên, hạnh phúc ở tuổi xế chiều. Tưởng cuộc sống cứ thế êm trôi cho đến khi mãn chiều, khuất núi. Nhưng không! Hình như ông giời còn kiểm tra xem, họ gặp nhau khá muộn màng, liệu họ có thực sự là hai nửa của nhau không, hay là...
  Được hơn một năm thì ông bị tai biến não nặng. Phần vì trước đây con cháu, họ hàng đã phản đối việc của ông, phần vì con cái ở xa và bệnh tình của ông kéo dài, con cháu...chỉ đến thăm một vài lần trong viện. Còn lại tất cả dồn vào một tay bà. Ông ngã bệnh nằm đó đến nay ngót nghét 10 năm. Bà chăm sóc ông với tình yêu thương của người vơ, của mẹ, của người chị và của một người em gái. Có lẽ chính cái tình yêu thương vô bờ bến ấy mà đến nay ông vẫn còn sông trên cõi đời này. Dân làng từ chỗ dị nghị, cười cợt, coi thường bà thì nay nhiều người nhìn bà với ánh mắt thán phục. Đây là câu chuyện thực đã và đang diễn ra ở quê tôi. Vì câu chuyện này mà mỗi lần về quê, lòng tôi lại lâng lâng khó tả. Vậy có thơ rằng:

Tình yêu đích thực

Tóc bà phấn bảng rắc trắng đầu
Tóc ông quạt Điện cơ một đời thổi bạc
Những sáng chiều dưỡng sinh thư giãn
Hai lòng già gặp nhau lên men...

Bỏ vợ, chồng, con cùng mái ấm thân quen
Về quê ông cùng xây tổ mới
Căn nhà nhỏ cùng tiện nghi hiện đại
Cứ run lên cùng hai trái tim già

Mối tình già vừa mới thăng hoa
Ông bỗng lăn đùng-tai biến
Sau ngày xuất viện
Một tay bà nâng giấc ngày đêm

Thấm thoắt mươi niên
Bà chăm ông hơn chăm bố già, hơn chăm con nhỏ
Tình yêu của bà mạnh hơn vạn thang thuốc bổ
Tình yêu của bà làm thần chết lùi xa...

HN 4/11/2010 TTT
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Câu chuyện thứ 2:

Khi tôi còn mài đũng quần trên ghế ở trường cấp 2 hàng Tổng thì bà đã là một người đàn bà nổi tiếng khắp vùng chiêm khê mùa thối quê tôi. Giá quê tôi không quá nghèo khó thì may ra cũng đã sản sinh ra những nhà văn, nhà báo chính hiệu rồi. Một vùng quê nghèo mà có một nhà văn, một nhà báo chính hiệu thì vùng quê ấy cũng có nhiều vinh hạnh lắm. Chả nói đâu xa, vợ chồng Chí Phèo thật ở làng Đại Hoàng, vợ thì xấu hơn Ma Mút, chồng thì chuyên ăn vạ... Ấy vậy mà sau khi được cụ Nam Cao lăng xê qua mươi trang sách, vợ chồng nhà Chí nổi tiếng mấy chục năm nay. Nổi tiếng từ trong nước đến ra cả nước ngoài.Họ đâm ra sống mãi. Ngẫm đi ngẫm lại càng thấy cái thiệt thòi vô hạn của quê tôi. Giá hơn 700 năm trước, vua Trần không cho đào cắt đứt long mạch và văn mạch ở quê tôi, thì ngôi thiên tử đã đến, văn tài đã phát lộ ở cái quê nghèo này. Thôi thì...như người ta vẫn nói là không có...lợn, bắt ..mèo ăn...cám vậy. Tôi- một anh nhà quê cổ, chẳng được giời phú cho cái gì. Đến ăn còn hay bị lộn đầu đũa. Mặc áo trong, ngó lên ngó xuống mấy lần rồi thế mà mặc xong y như rằng áo lại bị trái. Quanh năm bị vợ mắng. Phải nói thật điều này để thấy rằng, tôi là một thằng đụt lắm.Đụt chẳng làm được gì nhưng lại tiếc cái chuyện có thật ở quê mình, nó cứ ám ảnh mình mà không biết làm sao. Thôi, hôm nay liều  kể đại ra đây cho nó nhẹ cái...người...
  Bà tên là Nghiêm Thị Đoan Trang. Các bạn biết đấy, ở một làng quê xa lắc lơ, từ thời thuộc Pháp, một người phụ nữ có hai từ đệm sau họ, trước tên, hẳn không phải là con cái nhà cổ cày vai bừa rồi. Bà là con gái cả của một cụ Đồ nổi tiếng, lúc nào cụ cũng có mấy chục nho sinh theo học. Ở bà, không hiểu sao lại hội đủ một loạt kỷ lục mà bất kỳ ai biết, ai gặp bà cũng đồng ý chấm nhất ngay.
  Khi xẩy ra cái chuyện động trời thì bà đã 45 tuổi. Ở cái tuổi 45 lại đã có 16 đứa con (9 gái, 7 trai) mà bà vẫn còn đẹp một cách lạ kỳ. Nhưng trước khi kể cái chuyện đáng kể nhất của bà, tôi xin lần lượt kể những cái kỷ lục khác mà giời cho bà chứ chẳng thể cố là có thể đạt được.
  Bởi bà quá đẹp nên năm 16 tuổi, bà đã được một chàng có bằng tây làm ở nhà băng dưới Nam Định rước về làm vợ. Khi chưa về nhà chồng, bà có tham gia việc ruộng, vườn cùng mẹ và các em. Về nhà chồng, phần vì nhà chồng khá giả, phần vì chồng yêu quý nhất mực nên được chồng mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ để bà trông nom, bỏ hẳn việc chân lấm tay bùn. Công việc nhàn nhã, vui vẻ làm bà đã đẹp lại càng đẹp hơn. Nhưng phải công bằng mà nói, khi bà ở nhà bố mẹ đẻ làm ruộng, vườn thì bà cũng đẹp lắm rồi. Ai lại, con gái nhà quê làm ruộng mà da lúc nào cũng trắng như trứng gà bóc. Khuôn mặt thanh thoát hồng hào, hai má đỏ hồng, nổi lên những mao mạch nhỏ ly ty. Đôi mắt sáng, ướt vừa tươi vừa có phần e ấp. Tôi dám đoan chắc rằng, dù ai đang mệt mỏi, cáu giận, buồn đau...hễ nhìn vào khuôn mặt ấy, đôi mắt ấy là mọi điều tan biến hết. Khuôn mặt đã vậy, bà còn được giời cho một thân hình cân đối, thon thả, cao 1m 65, mình hơi cá chắm, chân khô, gót hồng. Không hiểu sao có người giời lại cho nhiều đến vậy ? Nhưng với bà vẫn chưa hết. Người ta còn bảo ở bà thường toát ra một mùi thơm nhẹ. Thơm như thế nào, ở đâu, lúc nào thì tôi không biết và có một thời kỳ dài tôi nhất mực không tin. Nhưng rồi sau khi gặp một người, nói đúng ra là ở với một người thì tôi tin chuyện của bà là có thật. Chả là thế này:
  Cuối năm 1967, đầu năm 1968 đại đội học viên quân sự của tôi được về thôn Cốc Hạ, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, Hà Đông học tập và rèn luyện để đi B. Học viên chúng tôi đều được ở phân tán trong các nhà dân. Tổ tam tam chế 3 người của tôi gồm tôi, một anh là tiểu đội trưởng người ở Nghĩa Hưng- Nam Định và cậu Tiến lùn, người cùng huyện với tôi. Mọi người gọi là Tiến lùn, vì trong đại đội, cậu ta là người thấp nhất. Người chỉ cao có 1m50. Đã thế lại to ngang nên trông càng lùn. Tiến lùn có nước da trắng hồng của con gái, da mịn, mắt nhỏ lại hay lim dim mơ màng.Tiến lùn có tính tình vui vẻ, hay hát và hát nghe cũng đường được. Cậu ta lại thỉnh thoảng còn làm thơ nữa. Có việc họp trung đội, đại đội Tiến vui vẻ, mạnh dạn hát hò, ngâm thơ...anh em ai cũng mến. Nhưng ở Tiến có một điều đặc biệt mà không mấy ai biết. Chỉ có tôi và anh tiểu đội trưởng biết thôi. Ba anh em ngủ chung một giường, nhiều khi nóng bức chỉ đánh mỗi cái quần cộc đi ngủ. Nằm cạnh cậu ta một ít bữa mới phát hiện người cậu ta toát ra mùi thơm của mật. Phải để ý nhiều lần tôi mới đi đến khẳng định điều này. Rồi không phải chỉ khi đi ngủ, mỗi khi cậu ta làm việc gì cần vận động mạnh, mồ hôi bắt đầu thoát ra thì đứng cạnh hoặc ngồi cạnh cậu ta đều nhận được cái mùi mật ấy.
  Đến đây, gặp và sống một thời gian với cậu Tiến, tôi nhận ra một điều: Một số chuyện, thơ cổ của Tầu ca ngợi những mỹ nhân có mùi thơm toát ra từ cở thể không phải chỉ là chuyện phịa cho nó mùi mẫn. Và cái chuyện bà Đoan Trang ở quê tôi người ta cũng nói vậy thì sau khi sống với Tiến lùn, tôi thực sự tin.
  Trở lại chuyện bà Đoan Trang. Ngày trước đẻ nhiều cũng là chuyện thường. Nhưng bà đẻ đến 16 đứa con, mà tất cả suôn sẻ, khỏe mạnh, sau này đều phương trưởng cả là chuyện khá đặc biệt ở một vùng quê nghèo. Bà Đoan Trang đẻ 16 đứa con, ở quê tôi từ bấy đến giờ bà vẫn giữ kỷ lục. Còn cái cách bà đẻ cũng lại chiếm kỷ lục nốt: Hai lần sinh ba và ba lần sinh đôi xen kẽ với các lần sinh một chẳng theo quy luật nào.
  Đến đây, tính sơ sơ bà Đoa Trang đã giữ 4 cái kỷ lục ở quê tôi. Chắc chắn ba trong bốn kỷ lục đó đến tận bây giờ ở quê tôi vẫn chưa ai phá nổi. Nếu làng, xã tôi mà lập sổ Giness thì tên bà chắc mãi mãi đứng đầu.
  Bây giờ tôi xin kể cái chuyện động trời của bà để kết thúc câu chuyện này, để các bạn đỡ mất thời gian vàng ngọc của mình và để lòng tôi bớt đi những xao động dù câu chuyện đã xẩy ra hơn nửa thế kỷ rồi .
  Quê tôi cách thành phố Nam Định có hơn chục km đường bộ. Dạo ấy, thỉnh thoảng lại có người ở TP Nam Định ngược về quê tôi bán thuốc chữa bệnh, trong đó có một chú Khách (quê tôi vẫn gọi người Tầu là chú Khách) từ thỉnh thoảng đến hay qua lại làng tôi, qua lại cái của hàng nhỏ của bà Đoan Trang. Chú Khách với con mắt từng trải, từ chỗ bàng hoàng, ngạc nhiên đến đến ngưỡng mộ, mê đắm. Không biết chú Khách có tài năng đặc biệt gì mà làm cho bà Đoan Trang cũng say chú như điếu đổ. Thế rồi một chiều chạng vạng, chú hẹn bà tại một điểm ở đầu làng rồi đưa nhau đi biệt.
  Chuyện bà Đoan Trang bỏ chồng, bỏ 16 đứa con đi biệt theo chú Khách còn hơn quả bom tấn nổ giữa làng tôi. Người ta xì xào bàn tán không ngớt suốt một thời gian dài. Chồng, các con bà, họ hàng hai bên tìm kiếm bao lâu nhưng đều tuyệt vọng. Mãi hơn một năm sau, có một ông trong họ tổ nhà tôi, ông là Việt kiều ở Vân Nam Trung quốc , lâu lắm mới về quê chơi có nói lại với người nhà hai bên của bà Đoan Trang đại ý rằng: Chồng, các con và hai bên gia đình xin cứ việc nguyền rủa, lên án người vợ, người mẹ, người đàn bà xấu xa tội lỗi này... Rằng như có bùa mê thuốc lú, bà không thể thiếu, không thể rời xa cái chú Khách ấy được. Ở nhà cứ coi ngày bà ra đi là ngày bà đã chết.
  Thân phụ tôi là người cùng họ với ông Việt kiều, có hỏi thêm tình hình bà Đoan Trang ở bên Trung Quốc. Ông Việt kiều cho biết, cũng là tình cờ gặp nhau ở Vân Nam và được bà ấy nhắn vậy. Bà ấy nói không sống ở Vân Nam, nhưng cũng không nói sống ở đâu, làm gì. Nhìn qua ăn mặc, cung cách nói năng, đoán cũng thuộc tầng lớp trung lưu. Ông Việt kiều bảo cũng không biết gì hơn.
  Thân phụ tôi cứ nói đi nói lại mãi với chúng tôi về chuyện này. Chắc hẳn ông, cũng như bao người dân thôn quê ở quê tôi với tâm hồn mộc mạc, đơn sơ, thì với chuyến ra đi của bà Đoan Trang đã cứa vào lòng họ một vết cứa khá sâu làm họ còn nhức nhối mãi. Ông cụ tôi cũng như nhiều người hay nhắc đi nhắc lại câu: "Ăn ở với nhau đến 16 mặt con mà còn bỏ đi theo người khác. Thật không thể nào hiểu nổi lòng dạ đàn bà" !
  Trước khi ngừng lời, xin có mấy dòng:

Tình yêu ! Ôi cái chuyện tình yêu
Cứ ngỡ xưa nay hiểu ít nhiều
Khi các cụ hưu làm "cách mạng"
Mới hay ta chẳng biết bao nhiêu.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Thái Thanh Tâm đã viết:
Câu chuyện thứ 1:

Ông làm cán bộ Kt ở nhà máy Điện cơ. Đến tuổi 60 được nghỉ hưu theo chế độ.Bà dậy học. Đến 55 tuổi cũng nghỉ hưu theo chế độ. Họ gặp nhau ở công viên khi cùng đi tập dưỡng sinh buổi sáng. Không hiểu trời sui đất khiến thế nào, họ yêu nhau say đắm và không thể dứt ra được nữa. Cả ông và bà đều ly hôn, từ bỏ vợ, chồng, con, cháu và tổ ấm đã xây dựng mấy chục năm trời để xây dựng tổ ấm mới. Hai ông bà về quê ông. Họ hàng phản đối. Xóm làng đàm tiếu. Họ bình thản vượt lên tất cả. Họ mua một miếng đất nhỏ. Làm một căn nhà nhỏ đẹp, sắm đủ các tiện nghi cần thiết , so với ở nông thôn hiện tại, căn nhà và tiện nghi họ sắm là sang trọng, đắt tiền. Cứ thế ông bà sống bình yên, hạnh phúc ở tuổi xế chiều. Tưởng cuộc sống cứ thế êm trôi cho đến khi mãn chiều, khuất núi. Nhưng không! Hình như ông giời còn kiểm tra xem, họ gặp nhau khá muộn màng, liệu họ có thực sự là hai nửa của nhau không, hay là...
  Được hơn một năm thì ông bị tai biến não nặng. Phần vì trước đây con cháu, họ hàng đã phản đối việc của ông, phần vì con cái ở xa và bệnh tình của ông kéo dài, con cháu...chỉ đến thăm một vài lần trong viện. Còn lại tất cả dồn vào một tay bà. Ông ngã bệnh nằm đó đến nay ngót nghét 10 năm. Bà chăm sóc ông với tình yêu thương của người vơ, của mẹ, của người chị và của một người em gái. Có lẽ chính cái tình yêu thương vô bờ bến ấy mà đến nay ông vẫn còn sông trên cõi đời này. Dân làng từ chỗ dị nghị, cười cợt, coi thường bà thì nay nhiều người nhìn bà với ánh mắt thán phục. Đây là câu chuyện thực đã và đang diễn ra ở quê tôi. Vì câu chuyện này mà mỗi lần về quê, lòng tôi lại lâng lâng khó tả. Vậy có thơ rằng:

Tình yêu đích thực

Tóc bà phấn bảng rắc trắng đầu
Tóc ông quạt Điện cơ một đời thổi bạc
Những sáng chiều dưỡng sinh thư giãn
Hai lòng già gặp nhau lên men...

Bỏ vợ, chồng, con cùng mái ấm thân quen
Về quê ông cùng xây tổ mới
Căn nhà nhỏ cùng tiện nghi hiện đại
Cứ run lên cùng hai trái tim già

Mối tình già vừa mới thăng hoa
Ông bỗng lăn đùng-tai biến
Sau ngày xuất viện
Một tay bà nâng giấc ngày đêm

Thấm thoắt mươi niên
Bà chăm ông hơn chăm bố già, hơn chăm con nhỏ
Tình yêu của bà mạnh hơn vạn thang thuốc bổ
Tình yêu của bà làm thần chết lùi xa...

HN 4/11/2010 TTT
Hi hi...bác Thái ơi hay quá! Dũng cảm! Dũng cảm! Ngưỡng mộ! Ngưỡng mộ!
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Letam ạ ! Mình cũng chẳng biết nó thế nào. Chỉ muốn đưa ra đây chuyện có thật và vẫn đang tiếp diễn ở quê mình thôi.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

 @ Hôm nay em nghĩ lại rồi, tại sao người ta sống với nửa kia mấy mươi năm thuận hoà mà bỗng chốc vứt bỏ đi tất cả? Đâu rồi tình nghĩa vợ chồng, con cái...? Hay là mới đầu vụng trộm, bị lộ, lỡ trớn rồi thì phải phóng qua thôi? Em nghĩ chắc bà ấy không còn đường quay về. Bởi nếu như cả hai đều goá bụa thì đi một lẽ, đằng này lại...nên em mới cho là dũng cảm. Ở đây trước có 1 cặp đều goá, nhưng cô kia vì tiền. Khi đến với chú này thì có cưới đàng hoàng, nhưng cô về ở mà không đem theo sổ lương, lương chú ấy rất cao.
Hình như thấy cá đã cắn câu rồi, cô trở về quê, cứ tháng tháng lĩnh lương chú ấy lại đem về với cô ít bữa, sau làm được cái nhà. Năm 2000 nhà nước cho chú ấy 50 tr, cố ấy đòi chia phần, chú không cho, thế là khi đau nằm viện không ra nữa. Thế là xong, được cái nhà. Kinh!
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

@ Anh Tâm! thú thật đọc chuyện anh kể em cũng có suy nghĩ giống letam, kể cả vì tình  yêu thật sự đi nữa cũng không thể vứt bỏ gia đình như thế, mấy mươi năm thuận hoà, rồi con cái... em thấy khó hiểu quá... Còn chuyện anh đang kể , anh kể tiếp đi ạ!
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nhật lệ

@Ạnh Thái Thanh Tâm à! Em đọc xong câu chuyện số 1 của anh và đã khóc thật nhiều. Em tin đó là một tình yêu đích thực. Họ đến với nhau không hề toan tính vị kỷ nên " qua cơn hoạn nạn, càng hiểu tấm lòng nhau" như ca từ của cố nhạc sĩ Trần Hoàn. Người đàn bà ấy thật dũng cảm và quyết liệt nhưng chắc ít nữ tính. Chẳng nhẽ vì người tình, bà đang tâm dứt bỏ con cháu? Câu chuyện anh kể gợi cảm hứng cho em viết một truyện ngắn về nỗi dau đớn giằng xé trong tâm hồn người đàn bà ấy...để cho người đàn bà ấy thật sự là "đàn bà" ...Cả trong những giây phút nồng nàn đằm thắm nhất, vẫn vẳng bên tai tiếng khóc xé lòng của những đứa cháu thơ ngây...và nỗi mặc cảm trước ánh mắt trong veo của con trẻ bắt gặp trên hè phố, chạnh nghĩ đến những bé thơ vô tội đã bị mình giằng người ông ra khỏi tay chúng. Trời ơi! Trong cuộc đời này, có phải sai lầm nào cũng có thể sửa chữa nổi đâu? Nếu sửa chữa sai lầm này bằng cách phạm sai lầm khác, gây đau đớn cho nhũng người ruột thịt , liệu có đáng ca ngợi không? Xét trong mối quan hệ riêng giữa 2 người thì đó có thể là tình yêu chân chính, cao thượng nhưng nếu xét theo quan điểm "con người là tổng hoà các mối quan hệ của xã hội" thì đó là thứ tình cảm vị kỷ mà người Việt Nam mình nói riêng, người phương Đông nói chung chưa chấp nhận được, phải không anh?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

letam đã viết:
 @ Hôm nay em nghĩ lại rồi, tại sao người ta sống với nửa kia mấy mươi năm thuận hoà mà bỗng chốc vứt bỏ đi tất cả? Đâu rồi tình nghĩa vợ chồng, con cái...? Hay là mới đầu vụng trộm, bị lộ, lỡ trớn rồi thì phải phóng qua thôi? Em nghĩ chắc bà ấy không còn đường quay về. Bởi nếu như cả hai đều goá bụa thì đi một lẽ, đằng này lại...nên em mới cho là dũng cảm. Ở đây trước có 1 cặp đều goá, nhưng cô kia vì tiền. Khi đến với chú này thì có cưới đàng hoàng, nhưng cô về ở mà không đem theo sổ lương, lương chú ấy rất cao.
Hình như thấy cá đã cắn câu rồi, cô trở về quê, cứ tháng tháng lĩnh lương chú ấy lại đem về với cô ít bữa, sau làm được cái nhà. Năm 2000 nhà nước cho chú ấy 50 tr, cố ấy đòi chia phần, chú không cho, thế là khi đau nằm viện không ra nữa. Thế là xong, được cái nhà. Kinh!
Lê Tam ơi ! Hôm trước em nhận xét họ dũng cảm là hoàn toàn chính xác. Tất cả đang yên đang lành lại ở cái tuổi gần đất xa trời rồi mà họ dám vứt bỏ hết. Mình cũng nghiệm rồi. Không phải ai cũng làm được đâu. Ở 2 ông bà này không có chuyện vụ lợi, kinh tế, gia đình, con cháu đều đầy đủ cả. Họ yêu nhau thật. Bây giờ ông bị bệnh bà vẫn chăm ông, yêu thương ông. Nếu không phải là tình yêu đích thực thì phải rồ mà làm cái chuyện nhự họ đã làm. Hay còn những cung bậc gì nữa trong tình cảm, tình yêu của con người mà mình chưa biết. Ơi các nhà hiểu thấu tâm lý con người, hiểu thấu tình yêu lứa đôi của con người, xin hãy kiến giải giúp
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

@ Bác Thái ơi! Hai câu chuyện của bác quá hay, nhưng em hiểu được sẽ chết liền! Thật đúng là SIÊU TÌNH YÊU. :D    
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 7 trang (65 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối