Trang trong tổng số 11 trang (106 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

mộng

la là lá la, thêm một quyển sách có thể tặng tỷ Hoa Xuyên Tuyết^^
Nhân tựa hoa phi tiếu đoạn trường  
Nghìn xuân nhất khắc mộng dạ duyên
Phù du chi mệnh phong trần tuý
Đại mạc trường giang luỵ lệ sầu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

@docaosang: :) Bạn có thể gửi cho chúng tôi links những bài viết của bạn được không? Thanks bạn.

@Mộng: Hì, đừng phải vất vả quá nhé em nhé.
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

mộng

@Tỷ Hoa Xuyên Tuyết: hihi, đó là một niềm vui mà chị, ^^. chị hay thức muộn ghê cơ, >"<, hôm nay, em lại có thêm 1 quyển sách nữa kìa, hihi^^
Nhân tựa hoa phi tiếu đoạn trường  
Nghìn xuân nhất khắc mộng dạ duyên
Phù du chi mệnh phong trần tuý
Đại mạc trường giang luỵ lệ sầu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

docaosang

.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Hix, bác docaosang hết Thuý Anh lại sang Thuỳ Anh, người mà bác cần phải liên hệ là chị Thuỵ Anh kia.
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

5 tuổi, xuất bản hơn 500 bản sách



TTO - Chỉ mới 5 tuổi nhưng cô bé Nyla Esman (Singapore) đã trở thành một tác giả truyện thiếu nhi xuất sắc với hơn 500 quyển sách được bán ra chỉ sau một tháng.

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/298/433298.jpg



Trở thành nhà văn từ những câu chuyện kể của mẹ

Mọi chuyện bắt đầu từ việc mẹ của Nyla - cô Nura (27 tuổi) - giáo viên dạy kèm tại nhà - thường xuyên kể chuyện cổ tích cho Nyla nghe mỗi đêm. Không giống những đứa trẻ khác, Nyla không những nghe mẹ kể chuyện để đi vào giấc ngủ mà còn sáng tạo lại câu chuyện đó bằng ý tưởng độc đáo của mình. Trong câu chuyện về con sói già gian ác, Nyla sáng tạo thành một câu chuyện với một cách nhìn đầy sáng tạo: sói và cô bé trong rừng trở thành bạn của nhau.

Khi Nyla đã ngủ, cô Nura đã biên tập lại câu chuyện. Vốn là cựu giáo viên trường tiểu học, cô Nura nhờ Muhammad Khilfie, 12 tuổi, một học sinh cũ của mình vẽ minh họa cho cuốn sách. Chỉ sau ba ngày, việc minh họa cho sách hoàn thành.

Netty Mattar, cô của Nyla, một giáo viên sau đại học chuyên ngành Ngữ văn Anh đã hỗ trợ hiệu đính lại câu chuyện. Về phía Nyla, không chỉ là tác giả của quyển sách mà chính Nyla còn tự mình hình dung ra ngoại hình và tính cách từng nhân vật từ kiểu tóc đến quần áo.

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/299/433299.jpg
Gia đình bé Nyla Esman  (Ảnh: Asiaone)



Cuối cùng quyển sách hoàn thành với tiêu đề The big good wolf (tạm dịch: Chú chó sói tốt bụng). Sách có giá 15,99 USD và được bán trực tuyến tại trang web: www.thebottomsupclub.com. Lô đầu tiên của quyển sách bán được 500 bản trong vòng một tháng và đang cho xuất bản thêm 500 bản tiếp theo. Nyla và mẹ cũng đã xuất hiện trong buổi kể chuyện tại thư viện công cộng.

Mẹ của Nyla cũng đã tham gia cuộc thi Celebrate Me do hãng sản xuất điện thoại di động HTC. Cô đã gửi một bức ảnh gia đình với tên gọi là The dream Team và viết về thành tích của cô con gái để tham dự cuộc thi. Kết quả, tác phẩm của gia đình Nyla lọt vào top 10 tại cuộc thi và nhận được giải thưởng trị giá 1.000 USD.  

Bí quyết của Nyla: đọc sách

Ngay khi Nyla còn trong bụng, cô Nura thường xuyên đọc sách cho con nghe. Theo cô Nura: "Kể chuyện là một cách rất tốt để giải phóng sức sáng tạo của trẻ con”. Cô Nura cũng cho biết đọc sách luôn luôn là một phần thiết yếu trong cuộc sống của Nyla. Cả gia đình cũng thường xuyên đưa Nyla đến thư viện vào dịp cuối tuần trong suốt ba năm qua. Mỗi lần như vậy, Nyla thường mượn đến 20 cuốn sách.

Trong các nhân vật cổ tích, Nyla thích nhất là nàng công chúa xinh đẹp. Cô bé cũng đang lên kế hoạch cho quyển sách tiếp theo về một gia đình động vật. Trong tác phẩm lần này, Nyla dự định sẽ vừa là tác giả vừa là người minh hoạ.

THIÊN HƯƠNG (Theo Asiaone)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

mộng

@tỷ Hoa Xuyên Tuyết: câu lạc bộ dạo này hoạt động tốt phải không chị? em mừng lắm ^^
ak chị, số sách em gửi cho chị dạo đó, dùng được chứ ạ??^^
Nhân tựa hoa phi tiếu đoạn trường  
Nghìn xuân nhất khắc mộng dạ duyên
Phù du chi mệnh phong trần tuý
Đại mạc trường giang luỵ lệ sầu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cổ tích bị “méo mó”, phụ huynh lo

* TẤN KHÔI (Báo Tuổi Trẻ)



“Con cái chúng ta sẽ học được gì trước những hình ảnh và câu thoại trong những cuốn truyện cổ tích bị “méo mó” như câu thoại “Mèo nó đểu giả lắm, nó (mèo) là... đồ chó” (truyện  ĐNCM)” - anh Sơn ở Q.Bình Thạnh (TP.HCM) bức xúc!

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=439310

Tương tự, chị Thủy (Q.3, TP.HCM) cũng chỉ thốt lên “Thiệt quá đáng” khi vừa mua về cho bé bộ truyện cổ tích gồm 20 truyện chọn lọc do một nhà xuất bản uy tín ấn hành. Vì sao chị lại phản ứng như thế? Chúng tôi đặt vấn đề và được chị cho biết: “Truyện cổ tích gì mà hình vẽ quá hiện đại, có cả nhân vật... đầu đinh!? Ngày xưa tôi đọc truyện cổ tích và thích những câu thoại chân chất, mộc mạc đến giờ vẫn còn nhớ. Thế mà giờ mua truyện về cho con và sốc khi nghe đoạn thoại: OK, xong ngay”.

Anh Nguyễn Nguyên ở Q.Bình Thạnh cho biết: “Bạn tin không, trong truyện cổ tích Tấm Cám, bà dì ghẻ đã chửi Tấm thế này: “Tấm, mày hâm à, mày câm à, sao mày đâm thủng cái mâm...”. Hoặc có khi xuất hiện những ngôn ngữ rất “hiện đại” như: “thấy chết liền”, “bái bai”, “Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị lấm, chị hãy dùng dầu gội... kẻo về dì mắng” (và cô Cám thì đeo một chiếc giỏ được minh họa bằng dòng chữ: Tiếp thị dầu gội đầu)”!

Những phụ huynh bức xúc và phản ứng gay gắt với truyện cổ tích bị “méo mó” như những cuốn truyện mà chúng tôi nêu trên là vì họ sợ con cái mình sẽ hiểu méo mó cổ tích. Chị Thu Loan (Hà Nội) cho biết: “Tôi nghĩ tuổi thơ ai cũng trải qua những tháng ngày sống với cổ tích, được đắm mình trong thế giới tưởng tượng nhưng rất nhân văn. Đặc biệt, khi trò chơi trực tuyến đang hoành hành, phụ huynh chúng tôi tin cậy sử dụng kho tàng truyện cổ tích để giáo dục và là nguồn giải trí, vui chơi cho con. Thế mà không ngờ nhiều truyện cổ tích lại bị “sáng tạo” theo hướng sai lệch bản gốc, dùng ngôn ngữ hiện đại, thiếu tế nhị...”.

Anh Sơn lo ngại: “Tôi sợ con tôi sẽ hiểu sai về nguồn cội, về con người Việt bởi những ngôn từ trong cổ tích cho thấy sự pha trộn tây - ta quá nhiều. Cổ tích làm gì có OK, bái bai?”.

Đó hẳn là nỗi lo chính đáng, thiết nghĩ khi dành cho con khung trời cổ tích nói riêng và những câu chuyện cuộc sống nói chung, phụ huynh nên cẩn trọng.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Vodanhthi đã viết:

5 tuổi, xuất bản hơn 500 bản sách



TTO - Chỉ mới 5 tuổi nhưng cô bé Nyla Esman (Singapore) đã trở thành một tác giả truyện thiếu nhi xuất sắc với hơn 500 quyển sách được bán ra chỉ sau một tháng.

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/298/433298.jpg



Trở thành nhà văn từ những câu chuyện kể của mẹ

Mọi chuyện bắt đầu từ việc mẹ của Nyla - cô Nura (27 tuổi) - giáo viên dạy kèm tại nhà - thường xuyên kể chuyện cổ tích cho Nyla nghe mỗi đêm. Không giống những đứa trẻ khác, Nyla không những nghe mẹ kể chuyện để đi vào giấc ngủ mà còn sáng tạo lại câu chuyện đó bằng ý tưởng độc đáo của mình. Trong câu chuyện về con sói già gian ác, Nyla sáng tạo thành một câu chuyện với một cách nhìn đầy sáng tạo: sói và cô bé trong rừng trở thành bạn của nhau.

Khi Nyla đã ngủ, cô Nura đã biên tập lại câu chuyện. Vốn là cựu giáo viên trường tiểu học, cô Nura nhờ Muhammad Khilfie, 12 tuổi, một học sinh cũ của mình vẽ minh họa cho cuốn sách. Chỉ sau ba ngày, việc minh họa cho sách hoàn thành.

Netty Mattar, cô của Nyla, một giáo viên sau đại học chuyên ngành Ngữ văn Anh đã hỗ trợ hiệu đính lại câu chuyện. Về phía Nyla, không chỉ là tác giả của quyển sách mà chính Nyla còn tự mình hình dung ra ngoại hình và tính cách từng nhân vật từ kiểu tóc đến quần áo.

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/299/433299.jpg
Gia đình bé Nyla Esman  (Ảnh: Asiaone)



Cuối cùng quyển sách hoàn thành với tiêu đề The big good wolf (tạm dịch: Chú chó sói tốt bụng). Sách có giá 15,99 USD và được bán trực tuyến tại trang web: www.thebottomsupclub.com. Lô đầu tiên của quyển sách bán được 500 bản trong vòng một tháng và đang cho xuất bản thêm 500 bản tiếp theo. Nyla và mẹ cũng đã xuất hiện trong buổi kể chuyện tại thư viện công cộng.

Mẹ của Nyla cũng đã tham gia cuộc thi Celebrate Me do hãng sản xuất điện thoại di động HTC. Cô đã gửi một bức ảnh gia đình với tên gọi là The dream Team và viết về thành tích của cô con gái để tham dự cuộc thi. Kết quả, tác phẩm của gia đình Nyla lọt vào top 10 tại cuộc thi và nhận được giải thưởng trị giá 1.000 USD.  

Bí quyết của Nyla: đọc sách

Ngay khi Nyla còn trong bụng, cô Nura thường xuyên đọc sách cho con nghe. Theo cô Nura: "Kể chuyện là một cách rất tốt để giải phóng sức sáng tạo của trẻ con”. Cô Nura cũng cho biết đọc sách luôn luôn là một phần thiết yếu trong cuộc sống của Nyla. Cả gia đình cũng thường xuyên đưa Nyla đến thư viện vào dịp cuối tuần trong suốt ba năm qua. Mỗi lần như vậy, Nyla thường mượn đến 20 cuốn sách.

Trong các nhân vật cổ tích, Nyla thích nhất là nàng công chúa xinh đẹp. Cô bé cũng đang lên kế hoạch cho quyển sách tiếp theo về một gia đình động vật. Trong tác phẩm lần này, Nyla dự định sẽ vừa là tác giả vừa là người minh hoạ.

THIÊN HƯƠNG (Theo Asiaone)
Khắp nơi trên thế giới, ở cả Việt Nam, ở Hà Nội, hàng xóm nhà tôi, khắp nơi khắp nơi... những em bé như thế này không hiếm. Trong CLB của chúng tôi các em bé đang tự làm cuốn sách của mình, cho đứa em bé hơn trong gia đình. Tôi cảm động vì những ý định tốt đẹp ấy, và thán phục vì các em làm hay làm đẹp hơn cả những gì tôi tưởng tượng.

Nhưng mà tôi nhận thấy, các bố mẹ châu Á thường rất thích PR con mình. Trường hợp Nyla tôi thấy ít thích em đi một chút, và lo cho em hơn một chút, vì những kỳ vọng của bố mẹ đặt vào em, vì sự lăng xê quá sớm một khả năng - chứ chưa thể gọi là tài năng.
Không biết bạn thế nào, chứ tôi, tôi muốn các em được khuyến khích bằng cách khác cơ, không phải bằng việc bán sách :)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Ngôn từ thời @ trong truyện cổ tích

* VƯƠNG LINH



"Này Bin, mày hâm à, mày câm à, sao mày làm rách sách của chị", nghe con gái 7 tuổi nói với cậu em trai, chị Loan giật mình, bảo: "Sao con lại nói với em thế". Cô bé tỉnh bơ: "Con học trong truyện Tấm Cám đấy".

http://phapluattp.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/08/17/17truyen.jpg



Xem lại cuốn truyện tranh cổ tích Việt Nam chính mình vừa mua cho con mấy hôm trước, chị Loan tá hỏa, đúng là trong truyện có đoạn mụ dì ghẻ đã chửi Tấm tương tự như vậy: “Tấm, mày hâm à, mày câm à, sao mày đâm thủng cái mâm...”. Không những thế, trong truyện còn có những lời thoại rất "hiện đại" như: “thấy chết liền”, “bái bai”, “Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị lấm, chị hãy dùng dầu gội... kẻo về dì mắng”...

Đọc xong cuốn truyện của con, chị Xuân lắc đầu ngao ngán: "Sao người ta có thể viết những lời như thế cho trẻ con đọc", rồi cấm cô con gái đọc quyển này và không được học những lời nói "vớ vẩn" trong đó.

Chị Hoàng (Gia Lâm, Hà Nội) cũng giật thót mình khi nghe cậu con trai gần 7 tuổi đọc cho nghe câu chuyện cổ tích Mai An Tiêm (do Nhà xuất bản giáo dục đưa ra), với những chi tiết... lạ lùng như: Mai An Tiêm bắn voi, vợ anh thì dùng sắc đẹp dụ dỗ cá, còn cậu con trai thì chơi với hổ, rồi được mẹ dặn “chừng nào chán thì cho mẹ nấu cà ri”...

Trong chuyện còn có những câu thoại rất "thời thượng" như: "Anh nói đó nha" (vợ An Tiêm nói với chồng) hay "hàng hiếm mà ông anh" (An Tiêm nói khi bán dưa cho khách).

Còn chị Trà (Mỹ Đình, Hà Nội) khi thấy những dòng chữ “Đả đảo mèo gian ác”, “mèo là đồ chó”, “mèo nó đểu giả lắm”... đã vội vàng gấp sách lại, không dám kể tiếp cho cô con gái nghe câu chuyện cổ tích mình vừa mua về.

Chị Trà cho biết, vốn thích đọc sách, nên ngay khi cô con gái hơn một tuổi chị đã hay mua những cuốn truyện tranh về chỉ cho con xem và đọc cho bé nghe. Đến nay, con gái đã được gần 3 tuổi, chị thường dẫn cả con đi chọn sách cùng. Hôm trước, thấy cuốn Truyện cổ tích "Đeo nhạc cho mèo" có hình vẽ rất đẹp, nội dung ngắn, lại xoay quanh những con vật mà bé biết nên chị mua luôn.

"Mình không ngờ truyện cổ tích mà lại có những ngôn ngữ chửi rủa nghe phát sợ như thế. May mà con bé nhà mình chưa biết đọc, chứ không thì...", chị Trà kể.

Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thụy Anh, Chủ tịch Câu lạc bộ đọc sách cùng con (Hà Nội) cho biết, truyện cổ tích gần gũi với đặc trưng tư duy của trẻ, cho trẻ cái nhìn về thế giới theo kiểu của chúng, khiến chúng không hề cảm thấy xa lạ hoặc kinh ngạc, không có những phản ứng kiểu như: “Vớ vẩn! Không có thật!” hay “Cáo thì làm gì biết nói!”.

Về mặt cảm xúc, những câu chuyện cổ tích kể về thế giới kỳ lạ, bứt ra hẳn với thế giới hiện đại hàng ngày trẻ vẫn tiếp cận, không cho trẻ những thông tin cụ thể mà cho trẻ cảm nhận được thế giới bên trong của nhân vật. Tính cách nhân vật, những hành động khắc họa tính cách ấy, đem lại cho trẻ khái niệm về cách hành xử của cá nhân trong xã hội. Chẳng hạn, sự độc ác, hay ghen ghét đố kỵ của mẹ con cô Cám, tính ích kỷ của vợ của ông lão đánh cá, tính tham lam của người anh trong truyện Cây khế, tính hèn nhát của Lý Thông, lòng trung thực, chính trực của Thạch Sanh...

Xuất phát từ góc nhìn như thế, tiến sĩ Thụy Anh cho rằng, truyện cổ tích càng “cổ” càng tốt, càng hoang đường, càng có ngôn ngữ riêng xây dựng nên một thế giới riêng, đặc trưng cho những tích truyện xa xưa kỳ lạ, dành riêng cho những nhân vật không có thật... càng có được hiệu ứng tâm lý mạnh mẽ đối với sự tiếp nhận của trẻ. Vì vậy, không có lý do chính đáng nào đòi hỏi truyện cổ tích phải mang hơi thở của thời đại trẻ đang sống, các nhân vật phải có lời thoại hiện đại, buông tuồng, suồng sã... như trong một số cuốn truyện hiện nay.

"Khi tiếp xúc với những văn bản như thế, trẻ dễ bắt chước những câu cú ngô nghê, bất hợp lý, trí tưởng tượng của trẻ sẽ bị kìm kẹp, vốn từ vựng bị nghèo đi, thế giới lung linh trong trẻ về những điều xa xôi thần kỳ bị tàn hại", chị Thụy Anh bày tỏ.

Chị cho biết, khi chọn sách cho con, chị luôn đưa ra các tiêu chí là phải sạch, hay và đẹp.

"Buồn thay, tiêu chí 'sạch' lẽ ra không phải có ở đây, giờ lại là tiêu chí đầu tiên cho việc lựa chọn ấn phẩm thiếu nhi! Cũng như rau quả đang bị phun thuốc sâu, ngâm tẩm chất hóa học, thì sách cũng đã và đang bị đưa vào nhiều điều có hại cho nhận thức của trẻ", chị bộc bạch.

Theo chị, một điều cần lưu ý nữa là sách phải hợp độ tuổi của trẻ. Chẳng hạn, với các bé dưới 3 tuổi, nên lựa chọn những cuốn sách cỡ to, giấy không quá bóng và quá trắng, màu sắc sáng đẹp nhưng không quá nhiều màu, ảnh hưởng đến thị lực cũng như sự tiếp nhận về màu sắc của bé, hình ảnh phải rõ, sắc nét, con gì ra con đấy chứ không theo trường phái "mù mờ, trừu tượng"...

Ngoài ra, việc chọn sách cũng nên dựa vào sở thích của trẻ. Ví dụ, đứa bé đang rất mê khủng long, đương nhiên sẽ để ý đến những ấn phẩm viết về loài vật này. Nắm được con đang thích gì, mơ ước gì - cũng là một bí quyết để bố mẹ quản lý và định hướng việc đọc của con một cách mềm mại, không áp đặt.

Nhà giáo dục cho rằng, khi biết con đọc những tác phẩm không phù hợp (truyện tranh bạo lực, truyện có nội dung, cách diễn đạt không phù hợp...), bố mẹ không nên phản ứng lộ liễu, thô bạo như phát biểu ngay: "Mấy cuốn này vớ vẩn, độc hại" trước mặt trẻ, cấm trẻ đọc, hoặc xé rách và vứt vào sọt rác. Điều đó chỉ làm tăng sự tò mò, thích thú tìm hiểu của trẻ.

Khi đó, phụ huynh nên tạm thời "lờ" đi những cuốn sách vô bổ, đồng thời, cố gắng cũng đánh lạc hướng trẻ, bằng cách kiếm cho bé những ấn phẩm lôi cuốn hơn. Lần này thì bố mẹ hãy dành chút thời gian cùng đọc với con, tấm tắc thể hiện sự thích thú của mình. Đến khi trẻ thực sự quan tâm đến bộ sách hay cuốn sách mới ấy thì chúng ta có thể bí mật cất đi những truyện không đủ tiêu chí kia.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 11 trang (106 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối