Trang trong tổng số 12 trang (116 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

VÔ LỐI PHẢN LẠI THƠ CA

Bài đăng trên blog Đỗ Hoàng 01/8/2012 10:26

http://dohoang.vnweblogs.com/gallery/3360/A%20b%20Do%20Hoang%201.jpg
Nhà thơ Đỗ Hoàng

Thơ mới thắng lợi huy hoàng - Tôn vinh thơ ca

       Phong trào Thơ mới xuất hiện chỉ độ trên dưới mười năm (1932 – 1942) nhưng đã để lại dấu ấn trên thi đàn Việt với sự thành công huy hoàng của nó, một thời đại thi ca làm dân tộc tự hào với những tên tuổi lưu danh hậu thế: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Chế Lan Viên, Tế Hanh, Nguyễn Nhược Pháp, Nguyễn Bính, Tú Mỡ,  Lưu Trọng Lư, Bích Khê, Anh Thơ, Yến Lan, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, TT Kh, Đoàn Phú Tứ, Vân Đài, Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh, Trần Huyền Trân, Bàng Bá Lân, Mộng Tuyết, Đông Hồ, Tương Phố… Sau 80 năm nhìn lại mới càng thấy tầm vóc lớn lao của Thơ mới. Phong trào thơ mới là cuộc cách mạng trong thi ca Việt, cuộc cách mạng đã đưa thơ Việt lên một tầm cao vượt khỏi khu vực, hội nhập với thế giới. Ngay sau đó và sau này có nhiều phong trào trường phái muốn vượt Thơ mới, thậm chỉ muốn “chôn” “Tiền chiến” - Thơ mới để thể hiện thời đại mình hiện hữu thì Thơ mới vẫn sừng sững, càng ngày càng sáng tỏ. Thơ mới, đấy là sự đổi mới cách tân toàn diện cả nội dung lẫn hình thức, đưa thơ ca Việt phát triển lên một đỉnh cao mà các nhà thơ lớp sau noi theo kế thừa và phát huy và đạt những thành tựu xuất sắc khác.

       Trước khi có Thơ mới ở nước ta chỉ có hệ thống thi pháp Trung Hoa làm chủ đạo. Thơ  Đường với các thể thơ thất ngôn bát cú, ngũ ngôn, cổ phong, lục ngôn, tứ tuyệt, từ…Thơ Việt gồm thơ Đường luật Việt hóa như : thất ngôn bát cú, lục ngôn, lục bát, song thất lục bát, bổ sung thêm các thể thơ còn có ca dao ngắn, ngâm khúc, hát nói, hát vui chơi, ca từ. Ca từ dùng để hát là chính. Ngoài ra còn có các loại hình gần với các kiểu thơ trên mà cha ông phân ra: Đối – câu nói ngắn có hiệp vần để thử tài trí và hoàn cảnh; Phú câu dài, câu ngắn (có thể kéo dài trên 20 từ) để diễn tả trạng thái tình cảm dồi dào của tác giả trước cảnh vật, con người, giang sơn; Cáo  - một loại văn tuyên ngôn dùng trong những trường hợp trọng đại của đất nước; Tế - dùng cho ai điếu tập thể, cá nhân có công huân lúc vĩnh biệt…

       Nói chung thơ Việt dù tiếp thu và ảnh hưởng Đường thi nhưng vần điệu, câu chữ chỉnh chu, toàn bích, ngôn ngữ trong sáng, hàm súc.

       Nguyên nhân thành công huy hoàng của Thơ mới thì rất nhiều, nhưng có thể chỉ ra những nguyên nhân lớn dẫn đến thành công này.

       Các nhà thơ Thơ mới trước hết là biết học tập và phát huy sáng tạo truyền thống thơ ca dân tộc. Các vị chủ soái, phó chủ soái, thành viên Thơ mới, đệ tử, fan hâm mộ Thơ mới đều đều biết làm nhuần nhuyễn và hay các thể thơ dân tộc như: lục bát, song thất lục bát, sáng tạo thơ tự do trên cơ sở phát huy thế mạnh của phú, đối, tế, hát vui chơi, nói lối, ca từ, ngâm, vè…

       Về lục bát:

Trời thu xanh ngắt. Ơ kìa!
Hai con hạc trắng bay về Bồng Lai!

(Thế Lữ)

Ngủ đi em mộng bình thường,
Ru em có tiếng thùy dương mấy bờ

(Huy Cận)

Ai đi đây, ai về đâu
Cánh buồm nâu, cánh buồn nâu, cánh buồm!

(Nguyễn Bính)

       Khảo sát tác phẩm của các nhà thơ Thơ mới (Trong cuốn Thơ mới năm 1932 – 1945) - Lại Nguyên Ân tập hợp và biên soạn năm 1998 số bài viết theo thể lục bát là 153/1384 chiếm 11,1%. Trong đó, Nguyễn Bính là 30/78(38,5%). Riêng Nguyễn Bính, trong tuyển tập thơ Nguyễn Bính -1986 trong 60 bài đưa vào tuyển tập có 26 bài làm theo thể thơ lục bát (43%) chứng tỏ hình thức luôn là khuôn hình thích hợp cho một nội dung nhất định. Đó là trung tâm định hướng cho thể loại. Với Thơ mới nó không nằm ngoài các dạng thức khác nhau của kiểu con người cá nhân hiện đại. Cái mới của lục bát Thơ mới và sự đóng góp của thể loại Thơ mới là ở chỗ ấy!

       Thể thơ song thất lục bát các nhà thơ Thơ mới sử dụng rất nhuần nhuyễn, tài tình:

...Thấy gió là ôm ngang lấy gió
Tưởng chừng như trong đó có hương
Của người mình nhớ, mình thương
Nào hay gió tạt chẳng vương vấn gì!...

(Hàn Mặc Tử)

...Hãy xích lại đưa tay ta nắm
Hãy buông ra đằm thắm nhìn nhau
Rồi trong những phút giây lâu
Mắt sầu gợn sóng, lòng đau rộn tình...

(Lưu Trọng Lư)

Các thể khác như ca từ, hát ngâm:

Say đi em
Say đi em
Say cho lơi lả ánh đèn
Cho cung bậc ngả nghiêng, điên rồ xác thịt
Rượu, rượu nữa,
Quên quên hết..

(Vũ Hoàng Chương)

Và nâng cao vè:

Trước sân anh thơ thẩn
Đăm đăm trông nhạn về
Mây chiều còn phiêu bạt
Lang thang trên đồi quê
Gió chiều quên dừng lại
Dòng nước luôn trôi đi

(Hàn Mặc Tử)

       Thứ nữa, các nhà thơ Thơ mới biết học tập, kế thừa và phát huy các hình thức biểu hiện của thơ truyền thống thế giới (chủ yếu là Trung Hoa và Pháp).

Gặm một nối im lìm trong củi sắt
Ta nằm đây cho ngày tháng dần qua
Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẫn ngơ
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ chịu nhọc nhằn tù hảm
Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi
Hay cặp báo buông bên vô tư lự...

(Nhớ rừng – Thế Lữ)

...Tầm dương giang đầu dạ tống khách
Phong diệp địch hoa thu sắt sắt
Chủ nhân hạ mã, khách tại thuyền
Cử tửu dục ẩm vô quản huyền
Túy bất thành hoàn thảm tương biệt
Biệt thời mang mang, giang tẩm nguyệt
Hốt văn thủy thượng tỳ bà hành!...

(Tỳ bà hành – Bạch Cư Dị đời Đường)

Bến Tầm Dương đêm về tiễn khách
Hơi gió thu làm lay lau lách
Chủ nhân xuống ngựa khách ở thuyền
Nâng rượu rồi mà không sáo chuyền
Cuộc vui chưa nên, buồn cách biệt
Vầng trăng chia xa ngâm nước biếc
Bỗng nghe trên sóng tiếng tỳ bà!...

(Đỗ Hoàng dịch)

       Thể thơ và cách hiệp vần trắc trắc, bằng bằng ôm nhau nối tiếp liên tục thì Thế Lữ giống Bạch Cư Dị. Thế Lữ chỉ sáng tạo thêm là đưa số chữ trong câu lên 8 chữ (Bạch Cư Dị 7 chữ) để diễn tả rõ thêm tâm trạng đối tượng bày giải.

Học tập Đường thi

Đảo y thiên (Trích)

Khuê lý giai nhân niên thập dư
Tần nga đối ảnh hận ly cư.
Hốt phùng giang thượng xuân ly yến
Hàm đắc vân trung xích tố thư
Ngọc thủ khai giam trường thán tức
Cuồng phu do thú Giao Hà bắc
...
Trích tận đình lan bất kiến quân
Hồng cân thức lệ sinh nhân uân
Minh niên cảnh nhược chinh biên tái
Nguyện tác Dương Đài nhất đoạn vân!

Lý Bạch

Bài ca đập áo (Trích)

Người đẹp mười năm trong lặng im
Giận nỗi phòng không chỉ một mình
Én xuân chợt thấy về trên sóng
Trong áng mây xa ngậm lá tình!
Tay ngọc mở thư lòng than tiếc
Lính thú sông Giao chàng biền biệt!
...
Hái hết lan hoa chẳng thấy chàng
Khăn hồng lau mặt nước mắt chan.
Sang năm chàng còn đi chinh chiến
Thiếp tới Dương Đài cưỡi mây sang!

(Đỗ Hoàng dịch)

       Chế Lan Viên cũng có những sáng tạo như Thế Lữ: Chế Lan Viên vẫn giữ nguyên số chữ trong câu (7 chữ) bài thơ Đảo y thiên, ông bỏ hai câu trong khổ thơ 6 chữ  thành khổ thơ chỉ có 4 câu. Chế thi sỹ đã có nhiều bài thơ học tập Đường thi thành công:

Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
Ai đem xuân lại gợi thêm sầu
Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau

Ai đâu trở lại mùa xuân trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng
Kể cả loài hoa muôn cánh rả
Về đây đem chắn nẻo xuân sang!


       Không chỉ Thế Lữ, Chế Lan Viên mà các nhà Thơ mới như : Xuân Diệu, Tế Hanh, Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Yến Lan, Đinh Hùng, Anh Thơ, Nguyễn Bính, Nguyễn Nhược Pháp, TT.Kh, Vân Đài, Lưu Trọng Lư, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương... đều học tập và sáng tạo Đường thi đạt những thành tựu mới.

     Vũ Hoàng Chương tiến lên một bước: tăng thêm một chữ (8 chữ) và đổi mới cách hiệp vần: trắc, bằng, trắc, bằng ngoài hiệp vần bằng, bằng, trắc, bằng:

Lũ chúng ta lạc loài năm bảy đứa
Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh
Bể vô tận sá gì phương hướng nữa
Thuyền ơi, thuyền theo gió hãy lênh đênh

Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ
Suốt một đời ngươi u uất nỗi chơ vơ
Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị
Thuyền ơi thuyền! Xin ghé bến hoang sơ!

(Phương xa)

       Các nhà Thơ mới ngoài học tập kế thừa và phát huy thơ ca Trung Hoa, họ còn học tập thơ Pháp. Nhiều người nói rằng các nhà Thơ mới trên đầu họ đội năm, ba nhà thơ Pháp. Đoàn Phú Tứ coi A. Musset là bậc thầy tư tưởng, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh tôn thờ P.Verlaine, A. Rimbaeu, các nhà thơ khác: Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Tú Mỡ... chịu ảnh của C, Baeudelaire, A. Lamartine, La pon ten...

Xuân Diệu chuyển nghĩa cho thơ mình:

Plus d’une espèce de fleurs a quitté les branches
Hơn một loài hoa đã rụng cành


Từ một lời nói của Alfed de Musset với người tình George Sand: Dépêche-toi, George, notre amour est vieux (Nhanh lên em, George, tình ta đã già rồi), Xuân Diệu đã sáng tạo ra tuyệt tác Vội vàng:

Mau với chứ, vội vàng lên với chứ,
Em, em ơi, tình non đã già rồi!
Con chim hồng bé nhỏ của tôi ơi!
Mau với chứ, vội vàng lên với chứ!


Hay Bài Rondel de I’adieu của Edmond Haraucourt – Bài Rondel chia ly mãi mãi:

Partir c’est nourir un  peu,
Cest nourir à ce qu’on aime
On laisse un peu de soi-même
En toute heure et dans tout lieu

C’est toujours le deuil d’un voeu,
Le dermier vers d’un poème:
Patir, c’est mourir un peu!
Cest nourir à ce qu’on aime.

Etl’on part, et c’est un jeu
Et jusqu’a l’dieu suprêne
Cest son âme que l’on sème,
Que l’on sème à chaque adieu!

Patir c’est nourir un peu…


Xuân Diệu đã sáng tạo ra thi phẩm yêu tuyệt vời:

YÊU

Yêu là chết trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều song nhận chẳng báo nhiêu
Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết

Phút gần gủi cũng như giờ chia biệt
Tưởng trăng tàn hoa tạ với hồn tiêu
Vì mất khi yêu mà chắc được yêu
Yêu, là chết ở trong lòng một ít

Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt
Những người si theo dõi dấu chân yêu
Và cảnh đời là sa mạc cô liêu
Và tình ái là sợi dây vấn vít

Yêu là chết ở trong lòng một ít!


       Học tập các nhà thơ nước ngoài khi đã Việt hóa, các nhà thơ Thơ mới sử dụng khá nhiều thể thơ 7, 8 chữ. Về mặt tri giác nó hợp với tâm lý nhận thức của con người; cũng như trong xuất bản, người ta chọn khổ sách 13 x 19 cm là hợp với nhãn quang đọc của con người.

       Thể thơ 7, 8 chữ là thể thơ phổ biến của Thơ mới. Thể thơ thất ngôn sắc gọn, cái giá của nó nằm ở cấu tứ, ở liên kết nội tại là một thể thơ đạt đến trình độ chuẩn mực, hoàn toàn không một kẻ hở, không một chữ thừa. Những bài thơ hay của phong trào Thơ mới:  Xuân không mùa, Đây thôn Vỹ Dạ, Tràng Giang, Trút linh hồn, Đà Lạt trăng mờ, Mùa xuân chín, Nhớ rừng, Lưu luyến đều là những thể thơ viết theo thể 7 và 8 chữ. Thể thơ 7, 8 chữ chiếm tỷ lệ khá lớn

       Trong sáng tác của các nhà thơ Thơ mới, thể thơ 7 chữ là 445/1384 bài chiếm tỷ lệ 32,2%, trong đó Hàng Mặc Tử 33/71 bài(46.5%), Bích Khê 40/80 bài (50%0, Xuân Diệu 42/105 bài (41%),Vũ Hoàng Chương 31/68 bài (45,6%).

       Thể thơ 8 chữ Anh Thơ 44/44 bài (100%),Chế Lan Viên 36/46 bài(78,3%), Xuân Diệu 35/105 bài (33,3%). Theo cuốn Thơ mới 1932 – 1945, Tác giả và tác phẩm của Lại Nguyên Ân. Hình thức Thơ mới là là một phương tiện nghệ thuật (thể thơ, hình tượng, vần nhịp…) nhằm biểu đạt một cách tốt nhất cảm nhận thế giới, cảm xúc về thế giới  và con người, chủ thể tác giả. Nó phản ánh xu hướng tìm tòi hình thức đạt chuẩn tối ưu trong thơ để phản ảnh trung thực con người trong thời đại mới và phù hợp với quan niệm thẩm mỹ của đương thời.

       Thành công nữa của Thơ mới là về sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ một cách sáng trong và Việt hóa tiếng nước ngoài một cách tốt nhất để tác phẩm truyền đến người đọc. Nói theo cách nói hiện đại là giữ gìn sự sáng trong tiếng Việt.  

Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang!...

(Hàn Mặc Tử)

Hay:

Trời xanh ới hỡi! Xanh khôn nói
Hồn tôi muốn hiểu chẳng cùng cho
Có cánh chim gì bay chới với
Chết rồi! Nó lạc giữa hư vô…

(Chế Lan Viên)

       Cái mới nằm ở cách dùng từ, ở chất lượng, ở nội hàm ngữ nghĩa của từ mang tầm văn hóa thời đại. Đó là sự gặp gỡ giữa hai nền văn hóa Đông Tây mà các nhà thơ Thơ mới tiếp thu và sáng tạo được.

Còn trời đất mà chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời…

(Xuân Diệu)

       Và cuối cùng là nội dung mới mẻ của Thơ mới.

       Thơ mới đã nói đến cái tôi – cái tôi chuẩn mực, trong sáng cái tôi tình yêu cá nhân mà hàng nghìn năm trước thơ cũ chỉ nói nhiều đến cái ta hoặc cái ta hòa trong cái tôi. Các nhà thơ tuyên truyền phục vụ cho các chính thể độc tài chuyên chế cũng né tránh cái tôi bản ngã, ít đề cập đến cái tôi – bản ngã tuyệt đối của cá nhân. Thơ mới làm được điều đó:

Ta là một là riêng là thứ nhất
Không ai bè bạn nổi cùng ta!

(Xuân Diệu)

       Cái tôi lớn nhất của Thơ mới là cái tôi tình yêu đôi lứa. Đó là gần như điều kiêng dè của thơ trước đó:

Hãy sát đôi đầu, hãy kề đôi ngực
Hãy trộn nhau mái tóc ngắn, tóc dài

(Xuân Diệu)

Hay:

Ta dắt em lên ngai thờ nữ sắc
Trong âm thầm chiêm ngưỡng một làn da
Buổi em về xác thịt tẩm hương hoa
Ta sống mãi thờ lấy hồn trinh tiết

(Đinh Hùng)

       Trong phong trào Thơ mới cũng có nhiều nhà thơ tìm tòi các phương thức sáng tạo khác như làm thơ bằng tiếng Pháp, tiếng Hoa, tạo hình thức mới cho thơ như kéo gài câu thơ ra, có câu dài 27 chữ như của Nguyễn Thị Kiêm, thơ hình quả trám, hình con ngựa, hình cánh buồm. làm thơ toàn vần bằng:

Chiều đi trên đồi êm như tơ
Chiều đi trong đời êm như thơ
Không gian ô, màu ngưng lưng trời
Lam nhung ô màu xanh nơi nơi
Vàng phai vàng phai ôm non gầy
Chim uyên nương mình trong râm cây
Đây mùa Hoàng Hoa mùa Hoàng Hoa…


       Nhưng những thể nghiệm trên không tồn tại, nó đã bị thời gian đào thải!

       Phong trào Thơ mới chỉ hoạt động vẹn vẹn trên dưới 10 năm trong vòng nô lệ, đất nước thuộc Pháp nhưng các nhà thơ dân tộc không một chính thể nào đỡ đầu, mà còn bị đàn áp nữa nhưng bằng nổ lực cá nhân và sức mạnh dân tộc đã dựng nên một phong trào Thơ mới thành công còn mãi hơn thiên thu!


(Còn tiếp…)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

(Tiếp theo…)

VÔ LỐI PHẢN LẠI THƠ CA

Bài đăng trên blog Đỗ Hoàng 01/8/2012 10:26

Vô lối  – Phản lại thơ ca!

       Vô lối manh nha và xuất hiện ở Việt Nam trên dưới nửa thế kỷ từ giữa thập kỷ 50 thế kỷ trước cho đến hôm nay. Nó bùng phát như nấm độc mọc sau mưa là từ thập kỷ 90 thế kỷ trước và nhất là khi Hội Nhà văn Việt Nam trao giải cho tập Sự mất ngủ của lửa của Nguyễn Quang Thiều. Và nó bị kết liễu khi Hội Nhà văn Việt Nam trao giải cho nó vào năm 2010 – 2011 với 4 tập Vô lối của Mai Văn Phấn, Từ Quốc Hoài, Đỗ Doãn Phương, Đinh Thị Như Thúy.

       Thời gian Vô lối bùng phát đến nay đã trên dưới 20 năm (1992 – 2012) nhưng nó không gây được tiếng vang, không dấy lên một phong trào thơ ca nào cả. Nó có cách cảm, cách nghĩ tù mù, rối rắm, khập khà khập khễnh, kênh kiệu, lôm nhôm, loam nhoam, lộn xà lộn xộn… với một loại hình câu chữ dài dòng lê thê lếch thếch hoặc kể lể con cà con kê, hoặc nói năng lảm nhảm rối rắm, hoặc làm duyên làm dáng vô bổ, hoặc uốn éo da lươn, hoặc tịch mịch tối bưng, hoặc đen ngòm da gấu, hoặc đa ngôn đa quái, hoặc lai căng chữ nghĩa nước ngoài một cách thô thiển đàng điếm hoặc mê muội bệnh hoạn về tình dục thể hiện trong câu viết, trong tâm tưởng ngược lại với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Nó bị đại đa số công chúng, bạn đọc của toàn dân tộc phản bác dù nó được báo chí chính thống, cục vụ viện chính thống, giáo sư, tiến sỹ văn chương, học giả đầu ngành, cánh hẩu lăng xê, tán tụng đưa lên mây xanh và dành không ít tiền thuế của dân đeo vòng “nguyệt quế” rởm cho nó!

Xin nhắc lại một vài nhận dạng Vô lối.

       Đó là một loại hình không có trong tất cả các loại thể văn học nước nhà và thế giới. Nó dịch không ra dịch, mô phỏng không ra mô phỏng, không phải phú, không phải tế, không phải hát nói, không phải kịch, không phải ca từ, không phải ngâm, không phải vịnh, không phải hát vui chơi, không phải hát ru em, không phải nói lối, không phải văn xuôi, không phải kể chuyện, nó là một loại quái thai của văn chương! Nó chính là Vô lối!

       Đặc điểm của Vô lối là: Thứ nhất là nó chối bỏ truyền thống thơ ca của dân tộc và nhân loại, chối bỏ thẩm mỹ của loài người; thứ hai là triệt tiêu một trăm phần trăm vần điệu; thứ ba là viết dài dòng văn tự, dây cà ra dây muống; thứ tư là tù mù, tịch mịch, rối rắm, đánh đố mình, đánh đố người đọc; thứ năm là đại ngôn, sáo rỗng, trống hơ, trống hoắc, hô khẩu hiệu; thứ sáu là dung tục bẩn thỉu và tình dục bệnh hoạn; thứ bảy là sính dùng chữ nước ngoài một cách tùy tiện, chưa Việt hóa…

       Gooki nhà văn Xô viết (Liên Xô cũ) đã từng nói: “Nhà văn không biết đến văn học dân gian là một nhà văn tồi”. Đến Kalinin lãnh tụ của Liên Xô cũ cũng nói đại ý: “ Nội dung và hình thức văn học dân gian là thiên tài, các tài năng lơn về văn học đều biết tiếp thu và học tập thành công văn học dân gian. Bao nhiều tài năng lơn trong nước và thế giới đã minh chứng điều đó: Puskin, Lecmongtop, Bairon, Oma Khayam, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ…


Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Đường trần ai vẻ ngược xuôi hở chàng
Đưa nhau một bước lên đàng
Cỏ xanh hai dãy mấy hàng châu sa

(Ca đao)

Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường

(Đoạn trường tân thanh – Nguyễn Du)

Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa
(Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa)

(Đoạn trường tân thanh – Nguyễn Du)

Sinh vi vạn nhân thê
Tử vi vô phu quỷ
Sống làm vợ khắp người ta
Hại thay thác xuống làm ma không chống

(Đoạn trường tân thanh – Nguyễn Du)

       Những người viết Vô lối chổi bỏ truyền thống thơ ca của dân tộc và dân tộc, chối bỏ cách nói cách cảm của ông cha.  Trước tiên, Vô lối triệt tiêu 100% vần điệu nhưng câu viết thì cứng cỏi, khô khan, không có một chút truyền cảm, không rung động lòng người. giống như ông nói gà, bà nói vịt, tù mù, hủ nút. Đọc  nó có cảm giác lê thê, vô bổ:

…Sự em có mặt cần thiết như những sớm mai
(nếu đời người không có những sớm mai)
anh trở dậy
đọc thơ Nguyễn Du
những câu lục bát buồn rưng rưng cuối đường của một ngày
chợt anh muốn viết tặng em
không thể được
em làm con tin ở một thế giới

(Thanh Tâm Tuyền)


Phan Rang, những năm ấy, có lẽ chị Ba không nhớ nữa
nhưng tôi kẻ từng chịu ơn chị, tôi không thể nào quên quá khứ.
Năm ấy, tôi đến từ phương xa
không giấy tờ, không người quen, không nhà không cửa
và tương lai tôi
tương lai ở trong tay những kẻ bố ráp bắt người đi đánh thuê cho quân xâm lược
tương lai buồn tênh như con đường bụi khô ngoài quán cà phê chiều hôm gió cuốn.

(Lê Văn Ngăn)


Con chim sẻ nhỏ chết rồi
Chết trong đêm cơn bão về gần sáng
Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe tiếng chim đập cửa
Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi

(Nguyễn Quang Thiều)


Tôi đã làm khổ cô láng diềng niên
khóa cuối trung học trước khi làm lang
thang. Năm năm nàng chờ, thằng Wang nói
mầy quá tệ làm nó khổ mầy ngủ

ngon ăn khỏe còn nhăn răng cười như
khỉ. Ôi em còn hay đã thành ma,
hôm nay trời trăng nào biết? Tôi đã
chửi tệ bà nhà quê đáng tuổi mẹ

….
Ông không làm gì cả, đi loanh
quanh. Ông không đi đến đâu cả,
đi rồi về. Ông không làm gì
cả, ông suy nghĩ – không nghĩ ra

cái gì cả. Con cháu nói thứ
ăn hại, ông cười buồn. Lối xóm
bảo đồ lười biếng, ông nín lặng.

(In ra sa ra)…

Bây giờ là lúc có thể chia tay với điện thoại để bàn, cá vi dít, nắm đấm mi crô
Tự do lên mạng với đời sống, ăn ngủ với bụi đường
Một mình một ba lô với xe đạp
Bây giờ gió gọi anh đi
Mặt trời đánh nhịp về tám hướng
Từ giã cà vạt, giày đen lời trịnh trọng
Anh là một với cánh đồng, cánh hẩu với quán cóc, ăn chịu với cỏ
Hò hét một mình, đọc những gì mình yêu thích, ghi chép những gì cần ghi chép

(Nguyễn Khoa Điềm)

Thành đôi môi đẫm rượu
Lênh đênh qua hàng quán tàn phai
Với cái nhìn bạc màu kiêm ái
Anh nhận ra tro tàn kim cương
Sau chớp mắt chậm như vĩnh cửu
Còn nhớ chăng bầu trời quạnh hiu
Trong thân thể gầy gò nơi giam giữ phận anh thoáng chốc
Em hay vầng trăng khiến nó mịt mù

(Nguyễn Bình Phương )

thanh tẩy (2)  mãi vẫn không thấy sạch
quay về tắm bằng ngọn đèn

thử đưa bờ vai về phía ánh sáng
rồi cả hai tay
bàn chân, cằm, đầu gối
cả đôi tròng mắt và tiếng ho khan

xối ánh sáng  vào từng góc khuất
gốc khuất  như lò thúc mầm  (3)
như thép nóng đem tôi vào nước
như quả trứng trong ổ đang ấp
rễ thân cành đã chết đâm ngang

(Mai Văn Phấn)

Trăng sáng
Ngư dân ở nhà chơi với vợ
đợi đêm còn ra với phong ba

Trăng sáng
ước bạc, lưới không sao giấu mắt
Cá băng tung tẩy từng đàn

Ngộp thở
Phố cổ oi, đèn lồng vàng và đỏ
Người đi từng đang đổ về phía bờ sông

(Phan Thị Vàng Anh)

       Vô lối viết câu dây cà ra dây muống, dài dòng văn tự mà lại không có một thông tin, một ý nghĩa, đọc lên như hủ nút, rối rắm, ngúc nga, ngúc ngắc, tâm thần, đa số các câu dài câu dài 30 , 40 chữ, thậm chí có câu dài đến 40, 50 chữ. Đặc biệt có câu dài 41, 58 chữ, như điển hình các câu sau: câu trong bài  “Sinh ngày 4 – 4”. Câu này đã vượt  câu thơ Nguyễn Thị Kiêm thời Thơ mới 15 chữ;

Trò Domino với hiệu ứng lan truyền, đổ sang nhau những ăn năn – bất cần, trong sạch – vấy bẩn, ý nghĩa – vô bổ, cạn kiệt – lấp đầy, tuyệt vọng và ngộ nhận, đoàn tụ và lưu lạc, trấn tỉnh và hoảng loạn.
(Vi Thùy Linh)

       Câu của Nguyễn Quang Thiều trong Cây ánh sáng  đạt kỷ lục, vượt Nguyễn Thị Kiêm đến 31 chữ (!) tức là 58 chữ.

Cả những người đàn bà tội lỗi và thánh thiện vẫn vuốt ve con đỉa khổng lồ bám chặt bộ xương chàng và thì thầm run rẩy với con đỉa ấy, bị hành hạ vì con đỉa ấy, tự vẫn vì con đỉa ấy và tìm thấy một chút ý nghĩa đầy ảo giác với con đỉa ấy
(Nguyễn Quang Thiều)

       Người đọc nào kiên nhẩn đọc câu trên chắc cũng phải điên lên cùng kẻ viết!

       Trong khi đó thơ ca tinh hoa của thế giới phương Tây hay phương Đông chỉ một bài thơ 20 chữ đã sống mài hơn 2 000 năm và còn sồng lâu hơn nữa:

Kim nhật hoa tiền ẩm
Cam tâm túy sổ bôi
Đãn sầu hoa hữu ngữ
Bất vị lão nhân khai

(Lưu Vũ Tích – Đời Đường)

Trước hoa giờ nâng chén
Mấy chén ngất ngư say
Chỉ buồn hoa lại nói
Không nở cho lão này!

(Đỗ Hoàng dịch)

       27 chữ của Nguyễn Thị Kiêm thời Thơ mới đã không còn thì câu 41 chữ của Vi Thùy Linh và câu 58 chữ của Nguyễn Quang Thiều thời Vô lối sẽ tan như bong bóng xà phòng!

       Những người làm Vô lối bây giờ ngoài việc chối bỏ truyền thống thơ ca của dân tộc và nhân loại, họ còn dấn thêm một bước là dung tục hóa câu viết mà các sách dâm thư cổ (Nhục bồ đoàn) kim (các trang mạng đen bẩn thỉu) hiện nay cũng còn thua, cái nhìn rất bệnh hoạn vào người khác giới:

Mặt hồ thủ dâm nổi sóng
(Nguyễn Quang Thiều)

Một bài thơ viết ở Hà nội

Có một bài thơ tôi viết
Trong bóng tối
Của thành phố này

Đấy không phải là đêm
Tôi vẫn nhìn thấy những đám mây nặng
Bò trên những mái nhà thành phố
Và vẫn nhìn thấy
Một người đàn bà
Tắm trong một toilet không có rèm che
Kỳ cọ như tuốt hết da thịt mình
Và vẫn nhìn thấy
Cuộc làm tình ban ngày
Của những kẻ thất nghiệp
Trong chính công sở của họ


Viết lúc 10 giờ 13 phút

H ngủ muộn. 10h13 phút chưa dậy.
Những sự sống trôi qua chiếc giường.
Những cái chết trôi qua chiếc giường.
Và H nhìn thấy trong giấc ngủ
Một tấm thân đàn ông nóng rừng rực
Trôi qua chiếc giường và dừng lại
ở một khoảng trên đầu

lúc 10h13 một người đàn bà khác
khoả thân trong một chiếc giường
đặt ở giữa thành phố

(Nguyễn Quang Thiều)


(Còn tiếp…)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

(Tiếp theo và hết)

VÔ LỐI PHẢN LẠI THƠ CA (tiếp theo)

Bài đăng trên blog Đỗ Hoàng 03/8/2012 10:11

http://dohoang.vnweblogs.com/gallery/3360/A%20b%20Do%20Hoang%201.jpg
Nhà thơ Đỗ Hoàng

       Đúng là người viết bệnh hoạn và của một số cây viết bệnh hoạn, bị bệnh thị dâm rất nặng, đàn ông hay nhìn trộm phụ nữ tắm, đàn bà hay nhìn vào hạ bộ đàn ông để lấy cảm hứng “sáng tác”(!) . Số này cần phải đến bệnh viện tâm thần điều trị lâu dài, trước khi cầm bút viết lách!

       Và rất nhiều, rất nhiều cách viết trắng trợn, ô trọc, súc vật:

Khỏa thân trong chăn thèm chồng, thèm Anh!
(Vi Thùy Linh)

       Đến như loài lục súc, con chó cái nó có nhu cầu bạn tình nó cũng chạy khắp vườn trên, xóm dưới đánh tín hiệu bằng cách kêu ăng ẳng, ngúc ngoắc cái đuôi thể hiện nhu cầu ái ân theo văn hóa kiểu chó, sạch sẽ hơn nhiều kiểu viết thô lậu trần truồng, không Việt hóa ở trên!

Sau một phút êm đềm trên ghế đá
Anh quên cài khuya áo của em

(Dư Thị Hoàn)

       Cái ghế đá thường đặt nới công cộng, công viên, hoặc vườn thú. Người đứng đắn có ai kéo nhau đến nơi công cộng làm cái truyền giống bao giờ.  Một “anh du côn tám thẹo gặp chị điếm giang hồ bảy da” mà còn đòi hạnh kiểm đạo đức thì lấy đâu ra khi rủ nhau vào nơi thanh thiên bạch nhật làm cái chuyện đực cái mà chỉ có loài lục súc mới làm trước mặt mọi người!

Hay kém thẩm mỹ, thô tục:

Nằm nghiêng ở trần thương kiếp nàng Bân
ngón tay rỉ máu.
Nằm nghiêng khe cửa ứa ra một dòng ấm cô đơn.
Nằm nghiêng cùng sương triền đê đôi bờ ỡm ờ nước lũ
Nămg nghiêng lạnh hơi lạnh cũ.
Ngoài đường khô tiếng ngày
Nằm nghiêng.
Mùa đông nằm nghiêng trên thảm gió mùa.
Nằm nghiêng nứt nẻ khóe môi đã lâu không vồ vập răng lưỡi
Nằm nghiêng xứ sở bốn mùa nhiệt đới, tự dưng nhói đau sau lần áo lót có đệm mút dầy

(Phan Huyền Thư)

       Những người làm vô lối đã thổi phù cái tình dục bệnh hoạn phản cảm của mình một cách thô thiển trắng trợn làm băng hoại con người.

       Viết bẩn thỉu, dung tục dâm ô, ở thế giới phương Tây có nhiều nhà thơ lạm dụng. Nhưng những tài năng lớn họ thường biết hạn chế để làm đẹp trong sáng thơ ca.

       Apollinaire nhà thơ Pháp đầu thế kỷ XX nổi tiếng với câu thơ mà người Pháp nào cũng thuộc lòng: Sous le pont Mirabeau coule la Seine (Dưới cầu Mirabeau trôi dòng sông Seine…) khi viết bài thơ văn xuôi dài Vùng, bản thảo lúc đầu câu thơ có mấy chữ thô tục:  “Hôm nay tôi bước giữa Paris những người đàn bà vấy máu kinh nguyệt chảy đỏ các rảnh nước…”. Nhưng sau đó ông thấy không được viết bẩn như thế, nhà thơ liền sửa lại:

Hôm nay mi bước giữa Paris những người đàn bà vấy máu.
(Aujourd’hui tu marches dans Paris les femmes sont ensanglanteses)


       Những người viết vô lối Việt viết hết sức bẩn thỉu nói trắng ra là rất mất vệ sinh. Viết đến mức mà các bác sỹ khoa sản phụ cũng chào thua!

Ngáp ngủ đêm đã qua
Chửi tục đêm đã qua
Gạ gẫm làm tình đêm đã qua
Âm hộ đêm đã qua
Dương vật đêm đã qua!

(Nguyễn Quang Thiều)

       Ngoài ra họ còn`tắc tỵ hóa câu viết và nhiều kiểu khác phi văn chương nữa!

luật lệ
tử cung
sự giao lưu hoang hoái ngực Mạ
một ngày mai tinh khôi vân tay
một ngày thơ cô đơn rực rỡ mai San Francisco
hao gầy
bóng Mỹ
nợ nần
lửa khói
hoe đáy mắt phù du Thiên Cầm
phù du kiếp biển
mùi nước mắm vàng lên chân lời Hồng Lĩnh

(Văn Cầm Hải)

… bên kia,
về phía bên kia nơi bờ sông quê hương
tháng Tư đang hành Lễ tẩy trần.

Làm sao em song hành cùng tôi về đứng bờ sông đêm nay?
trong cơn đau hoan lạc
hát vang bài tụng ca của nước
chảy đi
chảy đi
chảy trôi đi
chảy trôi tất cả đi …

Giở một vòm trời khác.
con ma nào đưa tôi ngồi quán
tôi rơi vào mắt cô gái Cham đầu tiên bán bia ôm
em ngồi sát vào khiến tôi rụt cái đầu con nít.
ồ tôi có thể dòm gì, làm gì em cũng được
nhưng tôi muốn dòm / làm gì!?
đôi mắt em chuyển màu suy nghĩ tôi
có gì liên quan giữa bắp chân tròn thô đậm rơm rạ em với cặp giò thon thả vũ nữ Apsara xưa?

(In ra sa ra)

Một nghìn ba trăm năm mươi mét cao ly hồng nở
đôi mắt bồ câu

vô biên im lặng
cơn mưa đồng phạm
con chó thảo hiền không biết sủa dẫn tôi đi cùng

bài thơ tình ăn theo mưa
ly thơm vào trưa
xấu hổ tôi cúi mặt

(Hoàng Vũ Thuật)

       Những người làm Vô lối chối bỏ các phép tu từ: ẩn dụ, ngoa dụ, hoán dụ,  nói giảm, nói tăng (nghệ thuật thơ ca – thi pháp) của ông cha, viết một cách trần trụi, sống sượng kém truyền cảm,

Những con cá thiêng quay mặt khóc

Và cá thiêng lại quay mặt khóc

Vục cát lên
Tôi khóc

(Nguyễn Quang Thiều)

Khóc cho đoàn tàu dừng lại
Khóc cho tà vẹt vỡ đôi
Khóc cho núi đồi sụp lở

(Dư Thị Hoàn)

       Người viết Vô lối dùng hàng trăm chữ khóc, không một ai rớm lệ, dùng  hàng trăm chữ cười, chẳng có nhếch môi.

       Ngoài ra những người viết Vô lối còn đa quái,, sáo rống, trống huếch, rối rắm, tắc tỵ, hủ nút, chẳng có một thông tin nào:

Cát đã vơi
Lẹ làng
Yểu điệu
Như chú ong vừa bay vừa tan

Chưa kịp vắng
Đã lại dào dạt chữ
………
Tôi nhớ tiếng bản lề kèn kẹt
mở từ xa tới gần
và nhớ
trong mũi tiêm quấn quýt một đám mây
hứa hẹn những nổi trôi ngoạn mục

(Nguyễn Bình Phương)

       Vô lối còn lạm dụng dùng chữ nước ngoài, đối với âm Hán – Việt thì dùng vô độ những chữ chưa Việt hóa như: vô ngôn, thanh tẩy, cuồng thảo, khỏa thân, hàm ngôn, hoan ca, hoan lạc, bi ca, tuyệt ca. ngoạn mục; đối với tiếng Âu  - Mỹ thì để nguyên cả chữ như wifi, link, thanh you, hello, hercule:

Thanh tẩy mãi vẫn không thấy sạch
(Mai Văn Phấn)

Nhân loại đi qua
Vô ngôn

(Nguyễn Khoa Điềm)

Link tháng tư
….
Hercule đâu thần tượng muôn dân.

(Vi Thùy Linh)

       Mười năm đã đủ để khẳng định một phong trào thơ. Hai mươi năm càng đủ thời gian để khẳng định nhiều phong trào thơ. Vô lối đươc xuất hiện rầm rộ  hơn 20 năm, kể từ năm 1993 khi Hội Nhà văn Việt Nam trao giải cho tập Vô lối Sự mất ngủ của lửa đến hôm nay năm 2012, Hội Nhà văn Việt Nam lại tiếp tục trao giải cho 4 tập Vô lối khác là sự kết liễu của một cách viết Vô lối. Dù Vô lối  được các cơ quan báo chí chính thống tung hô, được các học giả lăng xê, được ưu ái hưởng tiền thuế dân đóng ở những lần trao giải thưởng và nhiều lần khác. Vô lối là một loại mà dân tộc Việt và cả nhân loại tiến bộ không thể chấp nhận được. Thế hệ cha ông chúng ta, chúng ta và con cháu chúng ta hôm nay ai ai lớn lên đều ở trong tiếng ru của ca dao, dân ca, của câu kiều (câu ca, câu thơ hay) - ca dao ru cháu, câu kiều ru con và cả câu Kiều của Nguyễn Du nữa.  Con cháu chúng ta mai sau không có thể đem cái thứ Vô lối này làm tiếng ru được! Đó là điều hoàn toàn sự thật! Nó được ru vô lối thì nó lớn lên chắc chắn không thể thành người!

       Thơ mới thắng lợi huy hoàng – Tôn vinh thơ ca

       Vô lối  – Phản lại thơ ca!

Hà Nội, ngày 1 – 8 – 2012

Đ. H
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

huongnhu

Đọc. Ngẫm.
Nghe muốn nôn. Nghe mắc cở. Nghe thất vọng cho một số tên tuổi, mà, có lúc hnhu rất mến mộ.
Buồn nôn, mắc cở là hẳn rồi. Không có gì để bàn, khi đọc những vần thơ kia.
Thất vọng là cảm giác khó chịu nhất, trong hnhu, về những cái tên, mà, ít nhiều, họ đã tạo dựng được trong lòng đọc giả yêu thơ, và trong Hnhu. Ví dụ như Nguyễn Quang Thiều. Ví dụ như Nguyễn Khoa Điềm.
Đáng ghét!
Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

huongnhu đã viết:
Thất vọng là cảm giác khó chịu nhất, trong hnhu, về những cái tên, mà, ít nhiều, họ đã tạo dựng được trong lòng đọc giả yêu thơ, và trong Hnhu.
Thất vọng tuy buồn cũng rất hay
Tên thì thiếu giống, dễ dàng thay.
Xin đưa một cái tầm thường nhất:
"Tuấn Khỉ" khi nào gọi, có ngay!


:p:">:D
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

huongnhu

@ Chú Tuấn: Hihi, cho nên hnhu thấy, các cô, chú, anh, chị ở thiven, kể cả HNhu, xứng tầm những nhà thơ đáng thương nhứt!
Vì, hnhu với các cô, chú, anh, chị ở đây, đâu có ai dám viết những vần thơ tuyệt tác ăn mòn thời gian và không gian như các vĩ nhân thơ kia đâu. :D:D:D:D
Thiên hạ lắm trò để coi , để bàn.

À, chú sửa giùm hnhu lỗi chính tả nghen. "cảm giác" nghen. Hnhu cảm ơn chú.
Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@huongnhu:

Chị hiểu những cảm xúc của em khi đọc những dẫn chứng trong bài viết trên. Có điều đó cũng chỉ là ý kiến của một cá nhân.

Chị cũng thuộc típ cổ hủ, không thích được những vần thơ "tân hình thức", dù là với những bài thơ viết hoàn toàn không mắc vào những cái mà tác giả bài viết trên liệt kê vào các loại bệnh chứ đừng nói chi đến những bài, câu thơ (đành phải tạm gọi thế) đầy tính dung tục và bệnh hoạn. Tuy vậy, chị cũng cố để nghĩ một cách khách quan: Cũng có người thích và khen hay những điều, những bài mà chúng ta: chị, em hoặc những ai khác nữa chê hoặc cảm thấy nhờm gớm, dị ứng. Nếu không, sao họ được trao giải và khen ngợi? Sao họ in được và xuất bản? Và cả công bố trên các phương tiện thông tin như báo, tạp chí viết, báo mạng? Thậm chí cả được mời đi trình diễn thơ ở nơi này nơi kia, trong và ngoài nước? Cũng đâu tự nhiên mà lối thơ ấy, trào lưu thơ ấy tồn tại và không chỉ một, hai người làm thơ theo dạng ấy? Tuy mình không hề đọc, không thèm đọc và đọc lỡ rồi lại thấy nhờm gớm, chán ghét nhưng cũng có lắm nhà phê bình lớn, nhỏ bình nghe kêu và vang rền, ca tụng đó thôi!:)

Chị rất ít khi tham gia bàn thảo về những vấn đề này, vì sợ mình không đủ hiểu biết, vì sợ người ta đọc thấy cho mình không "viết bạo" được vậy nên... chê! Vì sợ cả những thói ném đá của người đời, cả khách quan lẫn nhân cơ hội ném trả đòn thù v.v... Quanh ta, những chuyện như vậy không thiếu. Ngay cả ở Thi viện này cũng có. Tuy vậy, hôm nay chị có entry này vì đọc thấy mấy dòng viết của em có nhắc đến một nhà thơ: Nguyễn Khoa Điềm.

Tác giả của bài viết trên, đưa dẫn chứng minh hoạ cho luận điểm: "Những người viết Vô lối chổi bỏ truyền thống thơ ca của dân tộc và dân tộc, chối bỏ cách nói cách cảm của ông cha.  Trước tiên, Vô lối triệt tiêu 100% vần điệu nhưng câu viết thì cứng cỏi, khô khan, không có một chút truyền cảm, không rung động lòng người. giống như ông nói gà, bà nói vịt, tù mù, hủ nút. Đọc  nó có cảm giác lê thê, vô bổ" có đưa một khổ thơ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm vào, là khổ thơ này đây:


Bây giờ là lúc có thể chia tay với điện thoại để bàn, cá vi dít, nắm đấm mi crô
Tự do lên mạng với đời sống, ăn ngủ với bụi đường
Một mình một ba lô với xe đạp
Bây giờ gió gọi anh đi
Mặt trời đánh nhịp về tám hướng
Từ giã cà vạt, giày đen lời trịnh trọng
Anh là một với cánh đồng, cánh hẩu với quán cóc, ăn chịu với cỏ
Hò hét một mình, đọc những gì mình yêu thích, ghi chép những gì cần ghi chép"

(Nguyễn Khoa Điềm)


Có thể tác giả bài viết cảm nhận đoạn thơ này đúng như ông ấy viết, nhưng chị, người biết khá rõ nhà thơ Nguyễn KHoa Điềm trong đời thực, sau khi ông ấy nghỉ hưu, rời chính trường, trở lại Huế với thân phận một "thường dân", hàng ngày đạp xe đạp trên những nẻo đường Huế như một sự trở lại, vui thú được làm những điều mình thích mà không sợ bị ai dị nghị, nhòm ngó; không phải giữ khư khư cái "thể diện" của một quan chức nhà nước khi còn tại chức... thì chị lại cảm được bài thơ đó, khổ thơ đó một cách thật tự nhiên đồng thời hiểu được cái nỗi khoan khoái, thoải mái, tự do của một tâm hồn đã thoát ra khỏi những vòng cương toả đã từng ràng buộc bản thân mình vì những "khuôn khổ" của xã hội! Cho nên, đọc khổ thơ đó, chị lại không thấy nó lê thê, vô bổ, cứng cỏi, khô khan như tác giả Đỗ Hoàng.

Bởi vậy mà nói cũng tuỳ người, tuỳ bài, tuỳ văn cảnh mà cảm nhận, mà hiểu chứ không thể cứ một bài, một đoạn mà vơ hết người ta vào trong một mớ chê bai!  Ai cũng có quyền khen, chê nhưng khen chê cũng phải thận trọng và chính xác, đừng vì những ý kiến chủ quan, cảm tính mà có thể gây ra những ngộ nhận trong lòng người đọc, khiến họ sợ hãi và chán ghét oan cho một ai đó. Có thể ta không thích thơ họ viết giai đoạn sau này nhưng để làm ta thất vọng về họ thì cũng chưa đến mức độ, như trường hợp nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong ví dụ trên.
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

Khi anh gần chạng vạng
Thì có người bình minh
Đừng lấy hoàng hôn anh ngăn cản
Ban mai của họ sinh thành

(Chế Lan Viên)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

https://lh6.googleusercontent.com/-1hxrsTtuaFs/UD12sSrTO_I/AAAAAAAAJnY/P1ATALBVe7g/s640/TheEscapeVanRiperArt.jpg

Bức tranh: The Escape, Hoạ sỹ: Kimberly van Riper

Tuấn Khỉ đã viết:
VÔ LỐI PHẢN LẠI THƠ CA (tiếp theo)

Bài đăng trên blog Đỗ Hoàng 03/8/2012 10:11

Khỏa thân trong chăn thèm chồng, thèm Anh!
(Vi Thùy Linh)
Chưa bao giờ thoát

Anh muốn em khoả thân
nhưng sợ và ngượng không dám nói.

Em thèm anh, thèm chồng
nhưng chui trong chăn rồi mới cởi.

Dưới mái nhà, trong bốn bức tường
chúng ta chưa bao giờ thoát khỏi.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nam thanh trường

cái này không nằm ngoài quy luật phủ định của phủ định! Dở mới có hay mà!

Gã không định nói đâu( vì cũng sợ mình không đủ trình độ )mà nghe chị Nguyệt Thu nói, cũng thấy khá là ức chế!thôi cứ gọi tát nước theo mưa đi.Quả thực trong những bài mà nhà thơ Đỗ Hoàng gọi là " vô lối" ấy, vẫn có những hạt ngọc, chỉ là còn thô và chưa biết đánh cho sáng mà thôi, hạt ngọc mà không có bàn tay con người, không quý hiếm, không được con người tôn vinh thì cũng chỉ là những viên đá cuội bình thường mà thôi!

lấy luôn ví dụ : gã cũng cảm được phần nào bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm mà chị Nguyệt THu trích dẫn, thích mấy câu này:"Mặt trời đánh nhịp về tám hướng
Từ giã cà vạt, giày đen lời trịnh trọng
Anh là một với cánh đồng, cánh hẩu với quán cóc, ăn chịu với cỏ
Hò hét một mình, đọc những gì mình yêu thích, ghi chép những gì cần ghi chép" , -một con chim vừa được sổ lồng khao khát tự do!
mà thú thực gã không thích thơ Nguyễn Khoa Điềm lắm, trừ một số bài như :"Mẹ và Quả"...cái gì nữa nhỉ? gã đọc nhiều đấy mà quên hết rồi!

có vẻ thô cứng và có vẻ dị hứng với người Việt Nam- vì người Việt Nam vốn thích những cái gì được gọi là hài hoà ( không tránh khỏi quy luật tự nhiên) nhưng phải có sự phá vỡ hài hoà thì trình độ thẩm mĩ mới nâng lên được chứ! tất cả đều nhắm đến sự hoàn hảo, hài hoà và cân đối mà thôi.

Còn theo gã: những người đánh giá về thơ nên công tâm một chút, đã là nhà thơ, hay trước hết là một người làm thơ, bao giờ cũng phải biết yêu tất cả!

Không dám nói là trong hội nhà văn Việt Nam có những người "dị ứng" hay không bị "dị ứng", nhưng quả thật phải có người yêu và hiểu thật sự thì mới tìm được ra những hạt ngọc đâu đó còn lẩn trong những bài thơ sống sượng này, thơ ca không bao giờ chết cả, cảm xúc đang bị sáo mòn quá mà thôi, ít ra mình cũng phải đọc và ngẫm đã chứ, rồi nói đến chuyện theo kịp hay không thôi! hoặc là tự mình tìm ra một con đường mới!

Cũng phải nhìn nhận lại, hội nhà văn hình như ít quan tâm đến dư luận và công chúng thì phải? Họ thấy hay thì cũng chả ai nói gì, nhưng họ là những người có trình độ, phải làm thế nào, phải có những bài bình thế nào để người đọc cảm thấy hay, cảm thấy phục thì mới được chứ!

Cái hay của ông Đỗ Hoàng này là đã có một tiếng nói của một người có học thức cà trình độ, có lý luận sắc sảo để bày tỏ quan điểm của mình( hy vọng những người làm thơ hiện nay sẽ đọc thật kĩ mà nghiềm ngẫm, hội nhà văn Việt Nam cũng thế) còn cái dở của ông Đỗ Hoàng này chỉ thấy cái dở mà không thấy cái hay, nên đánh đồng tất cả, gã thấy chưa phục được!
Ta không điên được như người
Một hôm hoá đá giữa đời. Dầm mưa...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 12 trang (116 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ›Trang sau »Trang cuối