Trang trong tổng số 2 trang (12 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Trương sỏi

Không đề

Chưa năm mươi đã kêu già
Sáu ba mình vẫn nghĩ là đương trai
Sống quen thanh đạm nhẹ người
Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung
(Hồ Chủ tịch)

Hồ Chủ tịch sau mấy chục năm bôn ba khắp thế giới để tìm đường cứu nước Bác đã được tiếp xúc với tất cả các nền văn minh đương thời. Bác nhận thấy tỷ lệ bệnh Gút( Goute) ở những nước giàu cao hơn ở các nước nghèo do người ta ăn nhiều thịt, cuộc sống căng thẳng về tâm lý luôn phải chịu đựng với áp lực cao gây nên người ta hay bị cao huyếp áp và bệnh tiểu đường.

Để đề phòng các bệnh lý trên Bác đã chọn cho mình phong cách sống lạc quan cho tư tưởng thoải mái, rèn luyện sức khoẻ thường xuyên và một chế độ ăn uống giản dị thanh đạm .

Với bài thơ trên Bác đã để lại cho hậu thế một phương pháp phòng chống các bệnh của thời kỳ công nghiệp phát triển hết sức thiết thực mà mỗi người đều có thể thực hiện được.

Nhờ nó mà Bác đã đạt được kết quả là thọ đến lứa tuổi "thất thập cổ lai hy" và tinh thần lạc quan đến phút cuối cùng:

"Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng
Vào cuộc trường chinh nhẹ cánh bay"(Tố Hữu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trương sỏi

Sáu mươi tuổi

Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán
So với ông bành vẫn thiếu niên
Ăn khoẻ ngủ ngon làm việc khoẻ
trần mà như thế kém gì tiên
(Hồ Chủ Tịch)

Qua bài thơ này ta thấy rõ ràng Bác Hồ là một thần Y, vì Bác đã nêu lên triết lý về sức khoẻ gồm ba tiêu chuẩn : Ăn khoẻ - Ngủ ngon- Làm việc khoẻ.

Con người ta sống ở trên đời ai cũng từng mơ ước cớ cuộc sống sướng như tiên là gì ? Như Tôn Ngộ Không được mời lên cõi tiên trên trời làm quan tới chức Bật Mã Ôn rồi Tề Thiên Đại Thánh, được ăn Đào Tiên của Tây Vương Mẫu chín nghìn năm mới ra quả một lần, rồi ăn cả lọ kim đan của Thái thượng Lão quân trường sinh bất tử thế mà còn không thích bỏ về núi Hoa quả Sơn sống giữa núi rừng thiên nhiên. Bởi vậy trong đời sống con người sống khoẻ mạnh thì còn  gì hơn nữa, có kém gì tiên đâu ? Mà từ xa xưa cho tới nay các danh y như Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh hay Lý thời Trân bên tàu cũng chưa ai đưa ra triết lý về sức khoẻ ngắn gọn giản dị  mà đầy đủ như Bác Hồ .

Vậy nói Bác Hồ là một thần y đố ai cãi được đấy.  Cãi đi !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trương sỏi

Trong bài thơ "Tiếng Hát Sông Hương" của nhà thơ Tố Hữu có đoạn :

"Thơm như hương nhuỵ hoa nhài
Sạch hơn nước suối ban mai giữa rừng"

Ngày trước khi tôi còn nhỏ đã có lan truyền về việc chê thơ của Tố Hữu: Ấy là thần đồng thơ thời ấy là nhà thơ Trần Đăng Khoa chê câu "Đường ta rộng thêng thang tám thước" trong bài thơ: " Ta đi tới" là đã gò bó trong khuôn khổ 8 thước rồi thì sao còn thêng thang được.

Ở hai câu thơ trích dẫn trên Tố Hữu cũng mắc một lỗi sai : nước suối ban mai giữa rừng chỉ sạch bằng thị giác thôi chứ thực ra không sạch tý nào về sinh học và hoá học. Nước suối tuy được lọc từ trong lòng đất ra nhưng ai biết trong nó chứa những hoá chất gì? đơn giản là lá cây rơi xuống thối rữa ra hoà tan trong nước, chưa kể hươu nai chồn cáo xuống uống nước tiện thể ... còn các cô gái miền sơn cước nữa chứ, họ có thói quen lên đầu nguồn tắm mát,chưa kể đỉa, vắt, và vô số vi sinh vật nhỏ sống trong nước mà mắt ta không nhìn thấy được.

Đấy để an toàn cho sức khoẻ dù nước suối ban mai giữa rừng trông có sạch đến mấy cũng phải đun sôi mới uống được nhà thơ nhỉ?

Nước suối ban mai giữa rừng chỉ trong mát thôi chứ chưa thể gọi là nước sạch được -Vậy kết luận là thơ Tố hữu lại có điểm sai với hiện thực nhỉ ? Ai không đồng ý xin cho ý kiến- Xin cảm ơn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Trạc Tuyền đã viết:
Trong bài thơ "Tiếng Hát Sông Hương" của nhà thơ Tố Hữu có đoạn :

"Thơm như hương nhuỵ hoa nhài
Sạch hơn nước suối ban mai giữa rừng"

Ngày trước khi tôi còn nhỏ đã có lan truyền về việc chê thơ của Tố Hữu: Ấy là thần đồng thơ thời ấy là nhà thơ Trần Đăng Khoa chê câu "Đường ta rộng thêng thang tám thước" trong bài thơ: " Ta đi tới" là đã gò bó trong khuôn khổ 8 thước rồi thì sao còn thêng thang được.
...................................................
Hi hi...ngày trước có thần đồng thơ TĐK chê thơ Tố Hữu, ngày nay có thần chì thơ Trương Sỏi cũng chê thơ Tố Hữu. Từ SẠCH mà thay bằng từ TRONG có vẻ hợp lý hơn. Nhưng chắc theo ý của nhà thơ đây là SẠCH về TÂM HỒN và THỂ XÁC của những cô gái làm nghề ăn sương.
Ờ mà Sỏi sinh ra ở suối thì hiểu nước suối ban mai như thế nào chứ nhỉ? Trong lắm đấy, trong như kính vì các loài vật còn đang ngủ hoặc mới thức dậy chưa khuấy động. Chỉ khi ai đó ném hòn sỏi tõm xuống là toi. Và, còn điều này nữa, ngày mai sao mà lâu thế, con cháu của các cô thời ấy vẫn nối nghiệp, mà hình như ngày càng đông. Hỏi có buồn không?
Có gì sai xin bà con cứ vả vào miệng tôi nhé! Không giận đâu!
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trương sỏi

"Nhớ bạn

Ngày đi bạn tiễn đến bên sông
Hẹn bạn về khi lúa đỏ đồng
Nay gặt đã xong cày đã khắp
Quê người tôi vẫn chốn lao lung"

Bài này trích trong "Nhật ký trong tù" thời kỳ Bác Hồ bị Tưởng Giới Thạch bắt giam hơn một năm trời.
Qua bài thơ này có thể khẳng định chắc chắn người bạn mà Bác gửi nỗi niềm thương nhớ là một người nông dân . Nếu ở thành thị thì tiễn nhau nơi bến xe, bến tàu chứ lấy đâu ra bến đò ngang để mà tiễn bạn ở ven sông .

Thứ hai khi chia tay sao không hẹn khi xuân sang hoa nở hay trời thu ngào ngạt hoa sữa dọc đường mà lại hẹn nhau đến mùa lúa chín đỏ đồng thì gặp lại nhau, thêm nữa cảnh mùa màng thu hoạch xong lại chuẩn bị cày cấy vụ sau mà lỡ hẹn chưa về được.

Đã từng có một danh nhân nói đại ý rằng : hãy cho tôi biết bạn của anh là ai tôi sẽ cho anh biết anh là người như thế nào. Vậy Bác Hồ có bạn thân thiết là nông dân thì Bác cũng là một nông dân thực thụ. Điều đó chứng minh bằng thực tế là sống ở đâu Bác cũng luôn trồng trọt , chăn nuôi để lấy sản phẩm từ thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống của mình. Về với ruộng đồng Bác Hồ cày ruộng, gặt lúa, tát nước thực thụ chứ không làm chiếu lệ để quay phim chụp ảnh đâu nhé.

Ai dám bảo Bác Hồ không làm được như nông dân xin cho biết ý kiến./.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trương sỏi

Ngạn ngữ có câu: "Nhân vô thập toàn" thế mà cụ Nguyên Du lại bảo hai nàng Thuý là "mười phân vẹn mười" bảo Cụ sai thì không dám mà chữ Thánh Hiền không tin không được.

Ai cũng biết nhà thơ Hoàng Trung Thông nổi tiếng một thời viết về xây dựng nông thôn mới XHCN ở miền Bắc. Trong bài thơ: "Bài ca vỡ đất" của Ông có câu viết rằng:

"Bàn tay ta làm lên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"

Rõ ràng với kiến thức hoá học phổ thông ai cũng biết là sai. Sỏi đá là chất vô cơ ,cơm là chất hữu cơ vậy thì làm thế nào bằng sức cơ bắp biến từ chất vô cơ thành hữu cơ để mà ăn hả giời.

Ngay cả Trạng Quỳnh ninh mầm đá cho Chúa ăn cũng không được nữa là.

Nếu nhà thơ Hoàng Trung Thông mà biến sỏi đá thành cơm được thì hẳn Ông phải tài hơn nhà hoá học Men - đê - nê - ép.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trương sỏi

Thuở còn say mê với những mùa hè rực cháy hoa Phượng đỏ và rộn tiếng ve ran bọn học trò hay nghêu ngao:

"Đố ai định nghĩa được tình yêu
Có khó gì đâu một buổi chiều
Gặp cô em gái bên làng ấy
Rồi nhớ rồi thương thế là yêu"

Cái thời ấy dạng thơ như thế này bị quy kết là lãng mạn tiêu tư sản không được công khai chỉ truyền miệng nhau thôi.
Ở đây chỉ bàn đến việc định nghĩa tình yêu là gì hoá ra nó lại đơn giản như thế ư?
Nhưng theo như bài thơ "Khăn hồng" của nhà thơ Nguyễn Bính thì tình yêu là một ngọn đèn. Không tin ư ? Thì đây:

"Chị cho em chị chiếc khăn thêu
Ý chị thương em khóc đã nhiều
Khóc chị ngày xưa giờ lại khóc
Cho mình khi TẮT một tình yêu"

Thời Nguyễn Bính ở thôn quê chỉ có đèn dầu là phổ biến chứ làm gì có đèn điện mà bật tắt. Nến cũng hiếm nữa là. Thế nên con người ta trong đêm đen bão bùng mà ngọn đèn dầu vụt tắt thì người ta đau khổ lắm sợ hãi lắm thất vọng lắm vì tất cả chìm trong tối tăm.
Mặt khác người ta hay nói : ngọn lửa tình yêu là gì ?
Một nhà thơ lớn như Nguyễn Bính làm sao có thể sai chữ khi làm thơ ?

Do đó tình yêu đích thị là ngọn đèn dầu chứ còn gì ? ai không đồng ý xin phản biện . Cảm ơn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam


Tình yêu mà là ngọn đèn dầu thì có gì mà phải khóc lóc cơ chứ? TẮT ngọn này, ta thắp ngọn khác. Đèn nào mà hay TẮT thì quẳng đi, sắm cái mới cho rồi, việc gì phải lăn tăn.

TẮT trong hoàn cảnh này phải hiểu là ĐI TẮT nhé. Đi TẮT trong tình yêu ngày ấy xã hội không chấp nhận. Cảnh gọt đầu bôi vôi là chuyện thường. Con chị nó đi, con dì bắt chước, nên cả hai chị em đều khóc đấy thôi.

Ngày nay xã hội cởi mở nên nhiều đôi thường đi tắt. Nếu chẳng may chàng nào tắt một đoạn rồi thẳng đường mà dông thì đã có bác sĩ phụ sản rồi, chả ai phải khóc cả. Nguyễn Bính quả là một nhà thơ thiên tài, ngày ấy mà đã tiên đoán được con đường ĐI TẮT ĐÓN ĐẦU trong tình yêu của thế hệ mai sau.

Tôi có nói sai xin thầy chớ có ném cuội vào miệng tôi đấy. Là tôi nói CUỘI đấy nhé, chẳng dám gọi tên cúng cơm của thầy đâu, phạm huý chết.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Trạc Tuyền đã viết:
Ngạn ngữ có câu: "Nhân vô thập toàn" thế mà cụ Nguyên Du lại bảo hai nàng Thuý là "mười phân vẹn mười" bảo Cụ sai thì không dám mà chữ Thánh Hiền không tin không được.

Ai cũng biết nhà thơ Hoàng Trung Thông nổi tiếng một thời viết về xây dựng nông thôn mới XHCN ở miền Bắc. Trong bài thơ: "Bài ca vỡ đất" của Ông có câu viết rằng:

"Bàn tay ta làm lên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"

Rõ ràng với kiến thức hoá học phổ thông ai cũng biết là sai. Sỏi đá là chất vô cơ ,cơm là chất hữu cơ vậy thì làm thế nào bằng sức cơ bắp biến từ chất vô cơ thành hữu cơ để mà ăn hả giời.

Ngay cả Trạng Quỳnh ninh mầm đá cho Chúa ăn cũng không được nữa là.

Nếu nhà thơ Hoàng Trung Thông mà biến sỏi đá thành cơm được thì hẳn Ông phải tài hơn nhà hoá học Men - đê - nê - ép.

"Mười phân vẹn mười" ở đây phải hiểu là guốc cao gót chứ, người đẹp nào mà chẳng đi guốc hay giày cao gót. Ý nói nhà giàu nên mới đi guốc tốt, không mòn tí nào,  có thế mà cũng thắc mắc.

"Bàn tay ta làm lên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm


Đâu có sai, đúng quá đi chứ! Không nhớ cái "định luật bảo toàn vật chất" à? " Vật chất không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi, mà chỉ biến từ dạng này sang dạng khác", đại khái thế. Vậy cuội(tránh huý) đá mà biến thành cơm là đương nhiên. Nhà thơ thật tài giỏi khi vẽ ra viễn cảnh cho an ninh lương thực của thế giới. Bao giờ cuội đá  trên trái đất mà hết thì người ta lên cung trăng. Trên đó có đầy rẫy, tha hồ mà có cơm sạch nhé. Vì đã có loài vật nào trên đó đâu mà sợ nó ị bẩn. An toàn thuyệt đối nhé!

Có đúng không hả thầy?
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trương sỏi

Sai ngoa

Ai cũng biết Bà Hồ Xuân Hương từng vay tiền của bạn là Chiêu Hổ, đã cho vay lại còn hờn trách bạn:

"Sao nói răng năm lại có ba
Trách người quân tử nói sai ra"

Sự thật thì Chiêu Hổ là một người bạn rất phóng khoáng, rộng rãi chả thế mà khi Bà Hương xin có "nắm lá đa" ông không cần nghĩ ngợi đem cho luôn "cả cành đa lẫn củ đa"

Không phải Bà Hương không có tiền lẻ tiêu thường xuyên mà vụng tính đâu mà do bản tính của bà luôn sai ngoa thôi. Đấy chả có lần bà than vãn cái cảnh làm vợ lẽ người ta:

"Năm thì mười hoạ chăng hay chớ
Một tháng đôi lần có cũng không"

Rò ràng tính bà rất nhập nhèm, suy bụng ta ra bụng người, có là có, không là không chứ trong một tháng được hai lần chồng yêu mà bảo không có là không được.

So với Ngưu Lang Chức Nữ một năm mới được gặp nhau một lần thì làm lẽ như bà sướng chán chứ con than vãn gì nữa hả bà???[/color][/i][/b][/font]
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 2 trang (12 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối