Trang trong tổng số 2 trang (12 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tam Diệp Thảo

Cita-cita

Setelah punya rumah, apa cita-citamu? Kecil saja:
ingin bisa sampai di rumah saat masih senja supaya saya
dan senja sempat minum teh bersama di depan jendela.

Ah cita-cita. Makin hari kesibukan makin bertumpuk,
uang makin banyak maunya, jalanan macet, akhirnya
pulang terlambat. Seperti turis lokal saja, singgah
menginap di rumah sendiri buat sekedar melepas penat.

Terberkatilah waktu yang dengan tekun dan sabar
membangun sengkarut tubuhku menjadi rumah besar
yang ditunggui seorang ibu. Ibuwaktu berbisik mesra,
“Sudah kubuatkan sarang senja di bujur barat tubuhmu.
Senja sedang berhangat-hangat di dalam sarangnya.”

(2003)
___________________________
Dịch nghĩa:
Ước Mơ

Sau khi đã có ngôi nhà, ước mơ của bạn là gì? Bé nhỏ thôi:
mong có thể về đến nhà thời khắc vẫn còn hoàng hôn để tôi
và hoàng hôn có thời gian uống trà cùng nhau phía trước cửa sổ.

Ôi, ước mơ. Càng ngày công việc càng chất chồng,
tiền càng muốn nhiều thêm, đường tắc nghẽn, cuối cùng
về nhà trễ. Cứ như người du khách địa phương, ghé
nghỉ tại ngôi nhà của chính mình chỉ để trút bỏ mệt nhọc.

Hãy được ban phúc bởi thời gian, điều một cách cần cù và nhẫn nại
(đã) dựng những hỗn loạn của cơ thể tôi thành ngôi nhà to lớn
nơi được đợi chờ bởi một người mẹ. Người-mẹ-thời-gian thì thầm kề bên,
"Ta đã tạo hang ổ của hoàng hôn ở kinh độ tây của cơ thể con.
Hoàng hôn đang ấm cúng trong hang ổ của mình."
___________________________
Chú thích:
+Trong bài thơ, Jokpin dùng hình ảnh ngôi nhà như tượng trưng cho con người hiện đại, và ngôi nhà trong thơ ngày càng hoang trống.
+Từ "Terberkatilah" (dịch là "Hãy được ban phúc")có từ gốc là "berkat" (nghĩa: ban phúc, nhờ vào, có lợi, sinh lãi), thêm vào tiền tố "ter" nên mang nghĩa bị động: "terberkati waktu = be blessed by time to". Hậu  tố "lah" mang nghĩa "hãy, vui lòng, làm ơn". Từ này hơi rối một chút nên tạm dịch thế >.<". Nếu có ai không rõ nghĩa nữa thì cứ hỏi nghen.
___________________________
Đôi dòng về tác giả:
Joko Pinurbo (JOKPIN) sinh ngày 11 tháng 3 năm 1962. Tốt nghiệp Jurusan Pendidikan Bahasa dan Sastra Indonesia (khoa Giáo Dục Ngôn Ngữ và Văn Học Indonesia) IKIP Sanata Dharma Yogyakarta (1987). Sau tốt nghiệp, được giữ lại giảng dạy tại khoa. Từ 1992, làm việc tại Kelompok Gramedia. Bắt đầu sáng tác thơ từ thời trung học. Hợp tuyển thơ đầu tiên của Jokpin, Celana (Cái Quần)(1999), được trao giải Sastra Lontar 2001; tuyển tập này sau được xuất bản bằng Anh ngữ với tựa Troueser Doll (2002). Jokpin cũng đã nhận giải Sih 2001 cho thi phẩm Celana 1-Celana 2-Celana 3. Hợp tuyển thơ Di Bawah Kibaran Sarung (Phía Dưới Lớp Sà-rông)(2001) đoạt giải Penghargaan Sastra Pusat Bahasa Departemen Pendidikan Nasional 2002 (Bộ Giáo Dục quốc Gia Indonesia). Trước đó, Jokpin được đề cử Tokoh Sastra Pilihan Tempo 2001 (Nhân Vật Văn Học Tiêu Biểu Năm 2001). Năm 2005, ông nhận giải Khatulistiwa Literary Award cho tuyển tập thơ Kekasihku (Người Tình Của Tôi)(2004). Các hợp tuyển thơ khác của ông: Pacarkecilku (Người Yêu Nhỏ Của Tôi)(2002), Telepon Genggam (2003), Pacar Senja: Seratus Puisi Pilihan (Người Yêu Của Cầu Vồng: Một Trăng Bài Thơ Chọn Lọc)(2005), Kepada Cium (Gửi Nụ Hôn)(2007), và Celana Pacarkecilku di Bawah Kibaran Sarung: Tiga Kumpulan Puisi (2007). Bên cạnh Anh ngữ, thơ của Jokpin cũng được chuyển ngữ sang tiếng Đức. Ông thường được mời đọc thơ tại nhiều diễn đàn văn học, trong đó có Festival Sastra Winternachten (Lễ Hội Văn Chương Winternachten) tại Hà Lan (2002). Nghệ sĩ dương cầm và nhà soạn nhạc Ananda Sukarlan cũng đã soạn nhạc cho một bài thơ của Jokpin. Đôi bài thơ của ông cũng được dùng cho quảng cáo.

(Thông tin được lấy từ http://jokopinurbo.com )
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"
Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi.
(Olga F. Berggoltz)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tam Diệp Thảo

Ước mơ

Sau khi dựng được ngôi nhà, còn mơ ước điều chi?
Nhỏ bé thôi: buổi hoàng hôn tôi kịp bước về nhà
cùng hoàng hôn thưởng trà nơi ô cửa.

Ôi, ước mơ. Mỗi ngày thêm công việc mỗi chất chồng,
tiền muốn càng nhiều, ngõ lộ người đông, cuối buổi
chân bước trễ. Như kẻ lữ hành lầm lũi
ngôi nhà quen, ghé nghỉ phút dừng chân.

Ban phúc cho tôi, hỡi thời gian nhẫn nại
từ hỗn loạn trong tôi, người dựng lớn ngôi nhà
nơi có mẹ đợi chờ. Người-mẹ-thời-gian thầm khẽ,
"Phía tây trong con, hang ổ mẹ đào
cho hoàng hôn đang nằm vùi ấm cúng."

(Yogyakarta, 19.10.2008)[/1]
_____________________________
Dịch theo thể tự do, gần nguyên tác thì nó thế >.<"
Để mai chạy ra nhà sách xem bài thơ được trình bày thế nào, chứ xem trên trang web thì cách trình bày của nó hơi khác so với lần đọc đầu tiên (không biết có phải Jokpin vừa chỉnh lại hay không).
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"
Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi.
(Olga F. Berggoltz)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tam Diệp Thảo

":)
Cuối cùng rùi cũng có người tham gia dịch giúp bài thơ này nhỉ, nhưng tiếc nỗi bản dịch có vẻ "hoàn-toàn-phóng-tác" rùi. Hình như bạn chưa xem kỹ phần dịch nghĩa bài thơ, hoặc là do phần dịch của tớ hơi kém nhỉ? [lè lưỡi](Hix, muốn bắt chước sư tỷ Nguyệt Thu lè lưỡi quá mà chẳng biết làm sao >.<")

thánh thơ đã viết:
Ngôi nhà có ước mơ dần bé nhỏ
Tôi chỉ cần ngắm bóng hoàng hôn trôi
Ngồi bên cửa nhậm trà hồn nhẹ thổi
Ý của Jokpin ở 3 câu đầu là sau khi có được ngôi nhà - nghĩa là "cuộc sống" thì những mơ ước trong cuộc đời bạn là gì! Rồi thì Jokpin bảo là "Ước mơ ấy nhỏ bé thôi: được về nhà thưởng trà cùng hoàng hôn" - tức ước mơ đơn giản và nhỏ nhoi là tìm về cái lặng, cái thiền của cuộc sống.

Ước mơ dày làm đời thêm chật chội
Vình hoa cụt có cần thêm gấp bội
"Ah, cita-cita." Ở đây, Jokpin chợt than lên "Ôi, ước mơ" với nghĩa: "Sao chỉ là ước mơ giản đơn mà cũng không thể đạt được" chứ nếu hiểu "ước mơ dày" thì xem ra hoàn toàn trái nghĩa. Sở dĩ Jokpin bật kêu như vậy vì ba câu thơ sau, nhà thơ đã vẽ lên cái cuộc đời thật sự: "mỗi ngày, con người càng lao mình vào công việc, ham muốn vật chất, chen lấn nhau đến nỗi khiến cho con đường tắc nghẽn." Ở đây bạn dịch là "Vình hoa cụt có cần thêm gấp bội", xem ra cũng đúng ý nhưng hơi chệch nghĩa và câu thơ đã tinh lại đến độ mất ý tác giả.

Trễ về nhà ngỡ lạ lẫm thân tôi
Tôi thả lòng tâm ngả nhẹ thảnh thơi
Ở hai câu sau, ý của Jokpin là khi lao vào dòng tắc nghẽn của cuộc sống đó, nhân vật "tôi" trong thơ chẳng thể đạt được cái ước mơ nhỏ nhoi của mình: "uống trà cùng hoàng hôn" vì "sự trở về nhà" - tức sự quay về bản ngã, nhìn nhận lại chính mình của "tôi" lúc này chỉ đơn giản là một sự ghé thăm - "sống vội", chỉ là một giấc ngủ ngắn ngủi để ngày mai lại tiếp tục lao vào dòng chảy công việc, vật chất tắc nghẽn kia. Nếu bạn dịch "Tôi thả lòng tâm ngả nhẹ thảnh thơi" thì xem ra đã ngược lại nghĩa của nhà thơ.

Phúc đâu rồi ôi hỡi thời gian hỡi
Ngôi nhà to đắp hỗn loạn của đời
Âm thầm vinh mẹ mang niềm vui mới
Đến bốn câu sau này thì mình cũng chưa hiểu rõ lắm để phân tích cho bạn (hì, bên này vẫn đang nghiên cứu tập thơ của Jokpin). Nhưng thảo sơ qua thì thế này:
+"Phúc đâu rồi ôi hỡi thời gian hỡi" - Jokpin không hề than thở, cầu xin thời gian ban phúc (như bạn dịch) mà ý nhà thơ là một lời nhắn nhủ đến người đọc: "Hãy đón lấy ân phúc của thời gian vì chính thời gian là người đã cần cù và nhẫn nại đắp bồi bạn thành người - cho bạn cuộc sống"
+"Ngôi nhà to đắp hỗn loạn của đời" - Ý của câu thơ này khá chệch so với nguyên tác thơ vì "membangun sengkarut tubuhku menjadi rumah besar, Jokpin muốn nói ngôi nhà-cuộc sống là thứ được thời gian xây dựng-nuôi lớn từ chính những hỗn loạn-bí ẩn trong con người. "Con người qua thời gian dài, đã lớn lên từ những hỗn loạn-thiếu so-bí ẩn trong chính bản thân mình", ý nhà thơ là thế.
+"Âm thầm vinh mẹ mang niềm vui mới" - Trước hết, xin lỗi, mình thật không rõ "âm thầm vinh" mang nghĩa gì? Vinh quang? Vinh danh? Vinh nhục? Hay chỉ là một xảo điệu của con chữ? "yang ditunggui seorang ibu. Ibuwaktu berbisik mesra,) Jokpin viết: Ngôi nhà-cuộc sống đó là nơi có một người mẹ đợi chờ - bà mẹ của thời gian. Và bà không hề "mang niềm vui mới" đến cho "tôi" mà bà chỉ đang rất gần bên, khẽ nói về hoàng hôn ngay chính trong con - tức là cái chết, cái kết thúc của cuộc sống. Jokpin đã rất tài tình khi lưa chọn những hình ảnh: người mẹ thời gian là người đã nuôi lớn "tôi" và chính trong cuộc sống-ngôi nhà của "tôi", người cũng đang chờ đợi. Người mẹ thời gian đã đến rất gần và tạo sẵn một "hang ổ cho hoàng hôn-cái chết" trong "tôi". "Hoàng hôn" lúc này so với "hoàng hôn" ở đầu bài thơ đã mang thêm một nghĩa mới: không chỉ là cái lặng-thiền trong cuộc sống, mà còn là cái-lặng-cuối-cuộc-sống!
Thế, hai câu cuối bạn dịch:
"Dành cho con nơi mặt trời vui tươi
Chiều hoàng hôn trong ấm cũng nụ cười"
xem ra vừa không khớp nghĩa, vừa xa lạ hoàn toàn với câu chữ của nhà thơ nhỉ ":) Trong bản dịch của tớ:
"Phía tây trong con, hang ổ mẹ đào
cho hoàng hôn đang nằm vùi ấm cúng."
tớ cố tình sử dụng chữ "đào" để nói đến "đào huyệt" đấy (^.^) chứ trong nguyên tác, chữ "buatkan" chỉ mang nghĩa chung chung là "tạo ra, làm ra" mà thôi, không dịch sát được. Và "ấm" ở đây nghĩa là cái-tĩnh-lặng-mãi-mãi đó đang nằm đợi chờ đấy, rất thoải mái dù con có vội vã với cuộc đời-vật chất, không hề muốn về uống trà cùng nó (hờ hờ, nghe giống truyện kinh dị nhỉ ^.^). Tóm lại, bốn câu thơ cuối là một lời khuyên răn-cảnh tỉnh-nhắc nhở của Jokpin đến người đọc: mọi người theo thời gian sẽ lớn lên và rồi sẽ chết, dù muốn dù không, thế thì chớ nên lao vào những con đường tắc ngẽn của cuôc đời nữa làm gì. "Hãy cố về nhà sớm vào buổi hoàng hôn để thưởng trà bạn ạh!"

Đấy, mình xin phân tích một ít bài thơ của bạn và cũng sẵn mổ xẽ bài thơ của Jokpin cho mọi người thêm hiểu để có thể dịch (>.<" hik, tham gia dịch đi mà "ai đó"!) Dẫu sao cũng cảm ơn bản dịch của bạn. Sắp tới mình sẽ đăng tiếp những bản thơ của Jokpin (và nhiều nhà thơ khác của  Indonesia), hy vọng bạn (và mọi người ^.^) sẽ tham gia dịch cho vui cửa vui nhà và cùng mình mang nền văn học Indonesia đến gần với bạn đọc nước ta hơn. Cảm ơn nghen.



T.b. Gửi [thánh thơ](hay là bạn Đức Dũng gì đó),
":) Trước hết, mình muốn góp ý là bản dịch của bạn hình như quá chú trọng tạo hình con chữ mà quên mất cái ý của bài thơ (và cũng chẳng để tâm gì đến cái ý của tác giả) cả. Theo từ ngữ của mình thì mình gọi đó là "xảo điệu" (^.^ tức chỉ là một điệu múa sử dụng nhiều xảo thuật của con chữ, chứ chưa mang nét mang hồn gì cả). Mình cũng muốn góp ý là: khi muốn dịch thơ/văn/hay bất cứ cái gì của tác giả/ai đó thì bạn cũng nên bỏ tâm mà tìm hiểu về tác giả và văn bản dịch đó. Nếu không, bản dịch của bạn chỉ cầm chắc thất bại hoặc có chăng cũng chỉ được xem là phóng tác (kinh nghiệm đấy, mình hành nghề dịch (văn bản ^.^) cũng 1-2 năm rùi mà)
Thế. Mình cũng xin lỗi vì bản dịch của mình đã làm bạn chán (muốn "lè lưỡi" quá tỷ Nguyệt Thu ơi >.<"), nhưng cũng mong là bạn đừng mang mấy cái tâm trạng chấp vặt bên "Truyện Tình H" qua đây. ":) Lúc trước có làm bài thơ gửi bạn [acquy007], nhân sự kiện bạn ấy tìm sách, nay cũng gửi bạn luôn:

Đừng nhầm lẫn,
ai ơi đừng nhầm lẫn!
Chốn này là đất trao thân
Thi văn phú hoạ thêm phần cầm ca
Nào đâu phải cõi ta bà
Mà đem bụi đất vào ra bẩn lòng.


(mà mình là Tam Diệp Thảo chứ chẳng phải Tam Hoa Thảo, bạn nhé! >.<" ghét ai gọi nhầm lắm nhá.) Chào thân ái và quyết thắng, các thi hữu!
(hờ hờ...)
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"
Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi.
(Olga F. Berggoltz)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tâm Bão

Ngôi nhà có, ước mơ dần bé nhỏ
Tôi chỉ cần ngắm bóng hoàng hôn trôi
Ngồi bên cửa nhậm trà hồn nhẹ thổi, trong lòng tôi tĩnh lặng đến tuyệt vời,
Ước mơ nhỏ mà sao không đạt nổi
Vật chất tham chật chội góc thảnh thơi
Trở về nhà ngả lòng sao quá vội
Nằm nơi đây chưa ấm đã buông lơi
Mẹ thời gian dạy khắc mãi trong tôi
Mẹ chậm thôi con hưởng phúc trọn đời
Thời gian lớn nhưng hồn tôi cũng lớn
Thì thào gọi mẹ thời gian khẽ nói:
"Ở nơi ấy phía tây bên con đấy
Luôn mời con, chôn ấm cúng, quên đời"

Đã cố sửa nhưng khả năng của mình có hạn. Thật khó đón được cảm xúc của ngừoi khác.
Chạnh lòng gấp một câu thơ
Dũng buồn thả những ước mơ trôi dòng

                    Tác giả Phan Đức Dũng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@ Tam Diệp Thảo:
Bài thơ có tựa đề " Cita-cita", nghe cứ ngân nga như một giai điệu vậy! Phần dịch nghĩa và phân tích của TDT giúp người đọc hiểu thêm được khá nhiều ý nghĩa của bài thơ. Cảm nhận ban đầu là rất hay nhưng...cũng khó dịch sao cho vừa hay vừa sát- nhất là khổ cuối! :D
Tuần này mình sẽ cố gắng thử xem sao- phần vì thích ý thơ, phần để hưởng ứng cùng TDT. :)
Mình cũng thích cả "ý thơ" ;) của bài thơ này:

"Đừng nhầm lẫn,
ai ơi đừng nhầm lẫn!
Chốn này là đất trao thân
Thi văn phú hoạ thêm phần cầm ca
Nào đâu phải cõi ta bà
Mà đem bụi đất vào ra bẩn lòng."

Thói đời phù phiếm đôi khi cũng dính chặt vào tâm hồn của người làm thơ nên mới có những hiện tượng " thiếu lành mạnh" trong các diễn đàn thơ- không riêng chi Thi viện. Sự háo danh không chỉ làm rối chính lòng người ham danh vọng đôi khi còn làm vẩn đục cả bầu không khí chung và ảnh hưởng nhiều đến người khác...
Nếu TDT không cảm thấy...kỳ :P. mình cũng sẽ là "tỉ NT" với TDT như với Hoa Phong lan, Cammy, Quỳnh...nhỉ?:)

Chuyện lè lưỡi, TDT thấy đấy, có khó gì đâu nào!?:P
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Rốt cuộc rồi mình cũng viết được một bản dịch thơ cho "Cita-cita", rất chi là...tàm tạm! :D. Cũng không dám chắc là đã đúng ý thơ của tác giả, thôi thì cứ gọi là đã viết bằng cả tấm lòng và bản dịch này cũng là một cách thức để học hỏi thêm vậy!:)

Ước mơ

Xây được nhà rồi, lòng còn ước mơ chi?
Bé nhỏ thôi! Ước cứ mỗi chiều về...
Bên cửa sổ, kịp cùng hoàng hôn đối ẩm
Chén trà...thong thả đếm giờ đi...

Ôi ước mơ! Nào dễ cùng đời thực!
Mải miết đua chen với bạc tiền
Lối nghẽn, tắc đường, lê gót nhọc
Về nhà như khách lạ tìm quên!

Hỡi thời gian, người đã ban phúc cho tôi!
Qua mấy buồn-vui, sướng-khổ thành người...
Tôi đã thấy trong ngôi nhà thân thuộc
Mẹ thời gian đang chờ đợi, khẽ lời:
"Hoàng hôn ghé xuống trời tây ấy
Ấm cúng cho con cuối cuộc đời"


Huế,26/10/08
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Thế ra anh Cỏ biết tiếng Indo à?
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tam Diệp Thảo

Trả lời riêng, không liên quan đến bài dịch!
(Thông cảm, chủ nhà hơi nhiều chuyện)

@[PhụngVũCửuThiên]$[NguyệtThu]: Hôm rồi có lên thi viện đọc mấy bài trả lời này ":) nhưng chưa kịp trả lời thì điện cúp! Hì... Giờ trả lời đây.
@[PhụngVũCửuThiên]: Nghe bảo có đứa điên đang ở Indonesia học tiếng Pháp em ạh ^.^! Mà cũng đã nghe bảo trong thi viện có chú Phụng (hoàng) nào dịch/làm thơ tiếng Anh, 4 hướng không hết thì cũng 2-3 hướng, vang tiếng hỉ.  
@[Tỷtỷ]: "Cita-cita", tiếng Indonesia đọc sang tiếng Việt là "chi-ta-chi-ta", chị nhá; nghe giống như "Chi ta? Chi ta?" hay "Chị ta! Chị ta!" hay giống bác Chí Phèo đang mượn rượu mà rống "Chí ta... Chí ta..." vậy. (Em thấy nó giống tiếng... vẹt kêu hơn là giai điệu chị ạh ":)(Đùa thôi). Mà đọc bài trả lời của chị, em cứ phải tự bảo mình "Khiêm tốn! Khiêm tốn" đấy (bỏ dấu đi cho giống tiếng Indonesia thì thành "Kiem ton! Kiem ton!", haizzzzzzz...)
Còn chuyện chị muốn làm tỷ tỷ của em thì... 5.000 VND/ngày chị ạh ^.^ Tiền thuê thân làm đệ đệ! Hì, nếu thấy mắc quá thì bỏ cuộc đi chị ạh. Đừng hỏi em có muốn chị làm tỷ hay không nữa... mà cứ để em hỏi chị có muốn nhận em làm đệ không!
Thế, tỷ Nguyệt Thu nhá! Hì...



T.b. Em thấy tỷ lè lưỡi rồi ạh... nhưng khó thì vẫn là khó thôi tỷ àh!
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"
Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi.
(Olga F. Berggoltz)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tam Diệp Thảo

Nguyệt Thu đã viết:
Rốt cuộc rồi mình cũng viết được một bản dịch thơ cho "Cita-cita", rất chi là...tàm tạm! :D. Cũng không dám chắc là đã đúng ý thơ của tác giả, thôi thì cứ gọi là đã viết bằng cả tấm lòng và bản dịch này cũng là một cách thức để học hỏi thêm vậy!:)

Ước mơ

Xây được nhà rồi, lòng còn ước mơ chi?
Bé nhỏ thôi! Ước cứ mỗi chiều về...
Bên cửa sổ, kịp cùng hoàng hôn đối ẩm
Chén trà...thong thả đếm giờ đi...

Ôi ước mơ! Nào dễ cùng đời thực!
Mải miết đua chen với bạc tiền
Lối nghẽn, tắc đường, lê gót nhọc
Về nhà như khách lạ tìm quên!

Hỡi thời gian, người đã ban phúc cho tôi!
Qua mấy buồn-vui, sướng-khổ thành người...
Tôi đã thấy trong ngôi nhà thân thuộc
Mẹ thời gian đang chờ đợi, khẽ lời:
"Hoàng hôn ghé xuống trời tây ấy
Ấm cúng cho con cuối cuộc đời"


Huế,26/10/08
Hì, trước hết rất cảm ơn tỷ đã tham gia cho vui nhà vui cửa ":) Giờ thì làm công việc của một chủ nhà đây: phân tích bài thơ của tỷ Nguyệt Thu. Nhưng trước đó, phải nói về bản dịch của bạn Prochel1 cái đã:
proche01 đã viết:

Ngôi nhà có, ước mơ dần bé nhỏ
Tôi chỉ cần ngắm bóng hoàng hôn trôi
Ngồi bên cửa nhậm trà hồn nhẹ thổi,
trong lòng tôi tĩnh lặng đến tuyệt vời,

Ước mơ nhỏ mà sao không đạt nổi
Vật chất tham chật chội góc thảnh thơi

Trở về nhà ngả lòng sao quá vội
Nằm nơi đây chưa ấm đã buông lơi

Mẹ thời gian dạy khắc mãi trong tôi
Mẹ chậm thôi con hưởng phúc trọn đời

Thời gian lớn nhưng hồn tôi cũng lớn
Thì thào gọi mẹ thời gian khẽ nói:
"Ở nơi ấy phía tây bên con đấy
Luôn mời con, chôn ấm cúng, quên đời"
Những đoạn mình in đậmin nghiêng trong bản dịch của bạn là những đoạn, nếu bạn có hứng thú muốn viết lại một bản dịch khác thì, cần chú ý hơn:
+ước mơ dần bé nhỏ - vẫn sai so với nguyên tác.
+dạy khắc mãi trong tôi/ Mẹ chậm thôi con hưởng phúc trọn đời - hoàn toàn phóng tác bạn ạh ":)
+Luôn mời con, chôn ấm cúng, quên đời" - phóng tác tương tự.
+"blah...blah...blah..."
Nhận xét chung nhất thì bản dịch này đã tốt hơn bản dịch trước (hình như các bác quản trị nhà ta đã xoá rồi ^.^) nhưng vấn đề là bài thơ bạn dịch vẫn hoàn toàn không ăn nhập gì với nguyên tác của Jokpin mà, theo ý mình, phần lớn dựa trên đoạn diễn nghĩa bài thơ của mình. Có lẽ như bạn nói, khó có thể tác hôn giữa hai ngôn ngữ, đặc biệt là một thứ ngôn ngữ bạn chưa hề nhận mặt biết tên. Vẫn mong những bạn dịch khác của bạn (cũng như nhiều thi hữu khác) hỉ; và nếu có thể thì mong là hãy đọc kỹ phần dịch nghĩa chứ đừng nên đọc phần diễn nghĩa vì đó chỉ là diễn nghĩa - paraphrase theo ý mình. Còn dịch nghĩa vẫn là thứ mình dịch sát theo nguyên tác nhất! Thế.

Giờ thì nói đến bản dịch của tỷ Nguyệt Thu hỉ!
Nguyệt Thu đã viết:
Ước mơ

Xây được nhà rồi, lòng còn ước mơ chi?
Bé nhỏ thôi! Ước cứ mỗi chiều về...
Bên cửa sổ, kịp cùng hoàng hôn đối ẩm
Chén trà...thong thả đếm giờ đi...

Ôi ước mơ! Nào dễ cùng đời thực!
Mải miết đua chen với bạc tiền
Lối nghẽn, tắc đường, lê gót nhọc
Về nhà như khách lạ tìm quên!

Hỡi thời gian, người đã ban phúc cho tôi!
Qua mấy buồn-vui, sướng-khổ thành người...
Tôi đã thấy trong ngôi nhà thân thuộc
Mẹ thời gian đang chờ đợi, khẽ lời:
"Hoàng hôn ghé xuống trời tây ấy
Ấm cúng cho con cuối cuộc đời"
Nếu so với bản dịch của em thì (không nịnh nhé ":) thơ hơn và nếu so với bản dịch của Prochel1 thì gần với nguyên tác hơn. Tuy nhiên: "vẫn còn dựa trên phần diễn nghĩa ^.^ tỷ ơi"! Những phần in đậm là hơi phóng tác, còn những in nghiêng thì đồng ý nghen : tỷ diễn nghĩa. Vẫn biết là khi chuyển dịch một bài thơ từ một ngôn ngữ khác, khó có thể tuân 100% theo nguyên tác nhưng trong bài thơ, ví dụ: "từ hỗn loạn trong tôi, người dựng lớn ngôi nhà / nơi có mẹ đợi chờ. Người-mẹ-thời-gian thầm khẽ," thì có những hình ảnh: "hỗn loạn", "ngôi nhà", "(xây) dựng lớn", "nơi đợi chờ bởi mẹ", blah...blah...blah... là tác giả đã cố ý lựa chọn để diễn ý của mình đến người đọc. Đó âu cũng là một nét đẹp của bài thơ, không chỉ cái ý thơ mà còn là con chữ, là hình ảnh mà tác giả đã gửi gắm. Thế, nếu tỷ, cũng như bạn Procel1 (ví dụ: "[b]]Mẹ thời gian dạy khắc mãi trong tôi/ Mẹ chậm thôi con hưởng phúc trọn đời/ Thời gian lớn nhưng hồn tôi cũng lớn[/b]") chỉ dịch lại thơ dựa trên cái ý mà bỏ quên câu chữ thì âu bài thơ cũng giảm mất cái hay của nó, phải không! Xét về phía người đọc, một bài thơ khiến họ phải suy nghĩ nhiều, đọc lại nhiều lần, lần mò từ những con chữ để tìm ra cái ý-của-riêng-mình đối với cái-ý-tác-giả-gửi-gắm thì vẫn hay hơn một bài thơ chỉ đọc lướt qua đã biết, "Àh, ra ý ổng là vậy...". Thế, chẳng khác nào dịch "hoa hồng đỏ" thành "tình yêu".
Cũng muốn nói thêm một điều: thể thơ Indonesia hoàn toàn khác hẳn so với thể thơ Việt Nam (lục bát, thơ mới,...). Thơ Indonesia chịu ảnh hưởng nhiều bởi thể sonate của phương Tây, đặc biệt là từ Hà Lan. Và vì tiếng Indonesia là một ngôn ngữ chấp nối, không thanh điệu nên dĩ nhiên giọng thơ và hình thức của nó khi chuyển sang một ngôn ngữ đơn âm tiết và giàu thanh điệu như tiếng Việt thì... BÓ TAY! Hôm rồi, có tham gia một buổi thi ngâm thơ bên đây (công nhận về mặt này-đưa thơ/văn tới cộng đồng người đọc, Việt Nam ta còn kém quá): cực kỳ khủng bố. Nghe bài "Bahasa Bangsa" và "Pahlawan Muda" cứ như đang bị khủng bố, hay nghe đọc diễn thuyết vậy; ngữ điệu cao, hình thức diễn tả mạnh,... tương thích với thứ ngôn ngữ vô thanh điệu như tiếng Indonesia.
Nói chung, việc dịch thơ Indonesia sang Việt ngữ xem ra nhiều trắc trở vì trước hết khá ít người thông thạo thứ ngôn ngữ này ở nước ta (có thì cũng trong lĩnh vực kinh tế, hoặc các cụ ấy đã già, học tiếng từ hồi nảo hồi nào ấy) và sự khác biệt về thể thơ, về thanh điệu cũng khó khăn không kém. Nhưng không vì thế mà bỏ cuộc, các thi hữu nhé! Núi có cao thì người leo núi mới quyết tâm đặt chân lên đỉnh. Cỏ đây sẽ tiếp tục đăng các bài thơ cùng phần dịch nghĩa, mong các thi hữu phóng bút thành thơ ":)
Hì, nhiệm vụ đã xong, chủ nhà rút lui đây! Chào tỷ.
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"
Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi.
(Olga F. Berggoltz)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@Tam Diệp Thảo: Em phân tích bài thơ này hay và sâu sắc thật đấy, tỉ không khen để lấy lòng đâu!
Để dịch thơ, đúng ra phải am hiểu ngôn ngữ và cả thi pháp của đất nước đã sản sinh ra nhà thơ. Có thế, người dịch mới mong chuyển tải hết "phần xác" lẫn "phần hồn" của nguyên tác! Hì, cái box này mở ra ban đầu theo chủ ý của Hoa Xuyên Tuyết là nhằm khuyến khích mọi người tham gia dịch thơ mà không yêu cầu phải biết thứ tiếng mẹ đẻ của bài thơ ấy, bởi đã có các "chuyên gia" chịu trách nhiệm dịch nghĩa giúp cho!Thế nên mới có chuyện những người mà một tiếng Nga, một tiếng Đức, một tiếng Hung-ga-ry ...bẻ đôi cũng không biết như tỉ và một số thành viên tham gia trong này, được khuyến khích đã...bạo phổi dịch thơ tiếng nước ngoài! :D Hi hi...Cho nên không thể tránh được chuyện dịch thơ mà lại nặng về phần...diễn nghĩa được, TDT ơi!:D

Tỉ thì lại chỉ "sở trường" những cái gì...mềm mại chút, nên cái bài Cita-cita này còn ...hờm hợp (:P) chứ cứ như cái bài mới đưa lên của TDT, tỉ đọc rồi và ...chào thua luôn! Nó có vẻ gì đó thật bí hiểm, như những câu kinh của Đạo Hồi vậy!:D

Hì, cuối cùng: cảm ơn em đã phân tích dùm bài dịch của tỉ. Dẫu sao, đó cũng là bản dịch mà tỉ cảm thấy mình đã ...rất cố gắng để tới gần một bài thơ của Indonesia - dù tỉ vẫn có cảm giác mình chưa hiểu được, chưa nắm bắt được đầy đủ, chính xác "phần hồn" của nó!:DNếu có dịp, tỉ sẽ lại thử xem sao...
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 2 trang (12 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối