Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [84] [85] [86] [87] [88] [89] [90] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Hoa đã nở tràn trên bước trăm năm



TT - LTS: Tiễn biệt nhạc sĩ Phạm Duy vừa qua đời ngày 27-1, Tuổi Trẻ trích đăng bài viết của GS Trần Văn Khê từ quyển sách sắp hoàn thành của ông về Phạm Duy - một người bạn thâm giao.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/642/614642.jpg
GS Trần Văn Khê và nhạc sĩ Phạm Duy trong ngày mừng sinh nhật nhạc sĩ Phạm Duy năm 2010 - Ảnh tư liệu Trần Văn Khê



Ðối với tôi, Phạm Duy là một người nhạc sĩ có những khả năng rất đặc biệt trong âm nhạc mà không phải bất kỳ người nhạc sĩ nào cũng có thể hội tụ đầy đủ. Sự cảm thụ âm nhạc nghệ thuật của Duy cũng mang tính cách rất riêng, rất "Phạm Duy", nhưng cái riêng đó không hề lạc ra khỏi gốc rễ tình cảm chung của người VN.

Những cuộc phiêu lưu "chiêu hồn nhạc"
Nếu như trong lĩnh vực âm nhạc, nhiều nhạc sĩ thường thiên về sở trường chuyên môn của mình: những ca khúc hoặc sáng tác nhạc không lời, hoặc viết về nhạc trữ tình quê hương, nhạc hành khúc, nhạc mang âm hưởng theo phong cách truyền thống hoặc theo quy luật sáng tác của phương Tây... thì với Phạm Duy, khả năng sáng tác âm nhạc - không, với tôi giờ đây Duy không sáng tác nữa, mà Duy đã làm những cuộc phiêu lưu "chiêu hồn nhạc" - hết sức đậm đà, huyền diệu, đầy thơ mộng mà cũng đa dạng và phong phú vô cùng! Duy "chiêu" được "hồn" ông thần nhạc và thành công trong nhiều thể loại, có lẽ bản thân ông thần âm nhạc cũng "mê" lối "chiêu hồn" của Duy rồi chăng?

Thành công - đối với Duy mà nói, không phải chỉ sớm nở tối tàn, "triêu như thanh ty, mộ như tuyết" (thơ Lý Bạch) mà phải nói rằng những nhạc phẩm đó đã và vẫn mang nhiều giá trị về ngôn ngữ âm nhạc lẫn ca từ không lẫn với bất cứ ai, đặc biệt là những nhạc phẩm ấy sống mãi trong lòng người Việt say mê âm nhạc nghệ thuật.

Có những thể loại nhạc đối với người nhạc sĩ này là sở trường nhưng với người khác nó lại không phải là thế mạnh. Còn Duy có thể làm cho những thể loại âm nhạc khác nhau "chịu" theo mình, nghe lời mình uốn nắn và đưa vào tâm hồn tình cảm của Duy. Những thể loại Duy làm đều được tán thưởng của giới mộ điệu âm nhạc, lấy được nhiều tình cảm từ công chúng. Ðiều đó không hề dễ có đối với một tác giả. Nó tồn tại cho tới bây giờ cũng đủ để thấy giá trị âm nhạc Phạm Duy mang một dấu ấn khó phai trong dòng chảy âm nhạc Việt, và hạnh phúc hiếm có nhất: vẫn vững chãi trước ba đào thời gian. [...]

Thán phục một tinh thần nghiên cứu
Trước khi sang Pháp để tiếp cận với âm nhạc (học tại lớp dạy âm nhạc học của thầy Jacques Chailley năm 1954) thì Phạm Duy đã là một nhà "dân tộc âm nhạc học" hẳn hòi rồi! Ở VN, Duy đã tự mình ghi âm, ghi hình, sắp loại các bài dân ca và các bài lý, những câu hò ở nông thôn VN... và tự ký âm ra các bài nhạc đó. Duy đã có cách nhìn rất khoa học trong việc phân loại, sắp xếp và ghi chép những vấn đề liên quan trong khi tìm hiểu về dân ca, dân nhạc VN.

Ngoài việc sưu tầm và nghiên cứu dân ca lúc đầu, sau này trong những chuyến đi xuyên Việt, Phạm Duy lại có dịp tiếp cận với nhiều bộ môn âm nhạc khác như: ca Huế, đờn ca tài tử, các điệu hát lý, điệu hò của Trung, Nam bộ, và đặc biệt hơn nữa là thể loại âm nhạc dân tộc thiểu số ít ai chú ý tới... Mỗi lần tiếp cận là mỗi lần Duy ghi chép rất kỹ lưỡng, sâu sắc để sau này có dịp cho ra đời cuốn Ðặc khảo về dân ca VN mà khi được đọc tôi rất ngạc nhiên, đồng thời cũng thán phục tinh thần nghiên cứu của bạn mình. Duy theo dõi nhiều và đi sát phong trào nhạc mới từ lúc khởi thủy cho đến những giai đoạn phát triển ra nhiều trào lưu. Duy cũng có được những điều kiện thuận lợi khi quen biết với những bạn bè, các bậc tiền bối văn nghệ sĩ, nhất là giới nhạc sĩ và từng nhiều lần trao đổi, trò chuyện với họ, biết được từng thời điểm ai làm gì, sáng tác như thế nào...

Từ những lợi thế như vậy, mỗi nhạc phẩm của Duy đưa ra đều mang tính cách thời sự, gắn liền với từng sự kiện xảy ra trong đất nước và không thiếu những hình ảnh rất chân thật sống động ở những nơi mà dấu chân Duy đã đi qua, in lại trong ký ức một cách sâu sắc rồi trở thành những hình tượng nghệ thuật đặc biệt trong âm nhạc.[...]

Con chim Việt lãng du từng bay khắp nơi dẫu chưa mỏi cánh nhưng bây giờ cũng đã tìm được nơi đất lành cho chim đậu. Dấu chân trên mặt đất lúc này không còn là dấu mộng trên đường về, giờ thì "tuyết đã tan trên vài mỏi mòn", Duy hãy tận hưởng đi cảm giác của đường trần trong hơi ấm tình quê. [...]

Duy thương mến!

Chúng ta đã đến, đã đi và đã về, đã làm và đã sống, đã yêu và đã mơ, đã thăng và đã trầm, đã cười và đã khóc... suốt hai thế kỷ này. Nhưng Duy ơi! Một kiếp nhân sinh với bao năm tháng trôi chảy không ngưng nghỉ, có lúc này có lúc kia, nhưng câu chuyện cứ tiếp nối nhau không dứt, thì Khê cũng như Duy, Duy cũng như Khê, đều mỉm cười và mong rằng:

...Nhưng cuối bước đi trăm năm một lần
Ðầu cành khô bỗng hoa nở tràn.


TRẦN VĂN KHÊ
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://vn.news.yahoo.com/...%E1%BA%A1i-100627573.html

''Ban chỉ đạo chống tham nhũng không ngại lực cản nào


VnExpress.netVnExpress.net – 4 giờ trước

  

"Thành viên Ban chỉ đạo phải là tấm gương về giữ gìn đạo đức lối sống, không bị cám dỗ bởi bất cứ lợi ích nào, không ngại bất cứ lực cản không trong sáng nào", Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu, sáng 42.

Sáng nay, dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã chính thức ra mắt. Ban chỉ đạo do Bộ Chính trị thành lập, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước.

Ông Nguyễn Bá Thanh, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã trình bày dự kiến phân công nhiệm vụ các thành viên của Ban; dự kiến chương trình công tác năm 2013 và một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp cần quan tâm chỉ đạo, đốc đốc giải quyết.
*

Tại phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến về chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban và các thành viên; dự kiến phân công nhiệm vụ các thành viên; chương trình công tác.

Theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, phòng, chống tham nhũng là công việc vô cùng hệ trọng, liên quan đến sự bền vững của chế độ, nhưng cực kỳ khó khăn, phức tạp vì liên quan đến lợi ích vật chất, tiền tài, danh vọng, liên quan đến chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, động chạm đến những người có chức, có quyền.

Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước đã làm nhiều lần, làm quyết liệt nhiều việc, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm và phải làm lâu dài, làm quyết liệt hơn nữa, kiên trì, bền bỉ, không thể nóng vội. Việc thành lập Ban chỉ đạo lần này với mong muốn đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, vừa kế thừa những cái đã có trước, vừa có những điểm mới bổ sung, phát triển.

http://l.yimg.com/bt/api/res/1.2/O5AvKkmmBRqDcCuYK7klpA--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTQ1MA--/http://media.zenfs.com/vi_VN/News/Vnexpress/HN6-TBT-20130204-021011-491.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Ảnh: TTXVN.

Tổng bí thư đã phân tích những điều kiện thuận lợi như: toàn Đảng, toàn dân quyết tâm rất cao; Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, có nghĩa là Bộ Chính trị lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các lĩnh vực, các cấp, các ngành, trong cả hệ thống chính trị.

Thành phần Ban Chỉ đạo lần này gồm đại diện lãnh đạo nhiều cơ quan quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, trong số này nhiều người đã tham gia Ban Chỉ đạo trước đây, có kinh nghiệm công tác. Cơ quan Thường trực là Ban Nội chính Trung ương, do Bộ Chính trị thành lập, trực thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, có vị thế, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rất quan trọng, không chỉ có chống mà cả phòng. Tuy nhiên, hoạt động của Ban cũng đứng trước khó khăn, sức ép rất lớn, phải tạo chuyển biến rõ nét, phải làm tốt hơn trước đây, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm.

Tổng bí thư lưu ý, Ban Chỉ đạo cần tổ chức công việc chặt chẽ, làm việc trách nhiệm, không thể làm tùy tiện. Bản thân mỗi thành viên, mỗi cán bộ làm việc trong lĩnh vực này và cả gia đình, vợ, con, phải giữ gìn sự trong sạch mới chống được tham nhũng.

"Tất cả 16 đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo phải là 16 tấm gương về giữ gìn đạo đức lối sống, không bị cám dỗ bởi bất cứ lợi ích nào, không ngại bất cứ lực cản không trong sáng nào. Chúng ta phải cam kết với nhau, mỗi thành viên Ban Chỉ đạo phải là một tấm gương về liêm sáng, trung thực, công tâm, khách quan, nếu không dân không tin", Tổng bí thư nhấn mạnh.

Tổng bí thư yêu cầu Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng cần gương mẫu, đi đầu, sớm kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp, bố trí cán bộ theo hướng chất lượng, hiệu quả; xây dựng nội quy, quy chế làm việc rõ ràng. Đối với những vụ án lớn, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng không sa vào xử lý từng vụ án cụ thể, không làm thay chức năng của cơ quan nhà nước; chỉ giám sát việc xử lý các vụ việc; phối hợp với các ngành, các cấp, đôn đốc làm đúng chức năng nhiệm vụ, theo quy định của pháp luật; cho định hướng chỉ đạo đối với một số vụ trọng điểm, phức tạp, để kéo dài, hoặc có ý kiến khác nhau.

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng gồm 16 thành viên. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban. 5 Phó trưởng ban gồm các ông Lê Hồng Anh, Thường trực Ban bí thư; Ngô Văn Dụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng Chính phủ; Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương.

Các ủy viên gồm các các ông Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Đinh Thế Huynh, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an; Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Trương Hòa Bình, Chánh án TAND tối cao; Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện KSND tối cao; Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra Chính phủ; Đinh Tiến Dũng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

Theo TTXVN
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Giám khảo Hội nhà văn VN bị chỉ trích 'lười đọc'



Đó là một trong những lý do được nhiều hội viên đưa ra để giải thích cho tình trạng xuống dốc của giải thưởng Hội nhà văn. Tuy nhiên, nhận định này bị Ban thường vụ Hội phủ nhận.

Ngay sau khi được công bố đoạt bằng khen lĩnh vực văn xuôi trong khuôn khổ Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2012, nhà văn Y Ban và Phạm Ngọc Cảnh Nam nhanh chóng tuyên bố từ chối nhận vinh dự này. Trong thư ngỏ, 2 tác giả đồng thời giải thích rõ nguyên nhân khiến họ quay lưng lại với Hội nghề nghiệp lớn nhất đại diện cho giới văn chương Việt Nam.

Nhà văn Y Ban, tác giả cuốn sách được tặng bằng khen - “Trò chơi hủy diệt cảm xúc”, cho rằng ban giám khảo không đủ Tâm và Tầm đọc tác phẩm, đồng thời chỉ ra những yếu tố mà chị cho là khuất tất, không minh bạch, thiếu nghiêm túc và cảm tính trong cách thức xét giải của Hội đồng chung khảo, dưới sự chủ trì của chủ tịch Hội. Trong khi đó, nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam, tác giả cuốn “Thế kỷ bị mất”, từ chối bằng khen với lý do giải thưởng đã "không được xét với đúng tiêu chí văn chương".

Y Ban và Cảnh Nam nối dài danh sách những nhà văn từ chối được Hội tôn vinh - dấu hiệu cho thấy suy giảm uy tín trầm trọng của giải thưởng văn học thường niên lớn nhất Việt Nam.

Trước hiện trạng này, nhiều nhà văn, nhà thơ đã chia sẻ với VnExpress cách lý giải của họ. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng, chất lượng giải thưởng đi xuống là do ban giám khảo “lười đọc”. “Lười đọc nên không phân biệt được đâu là tác phẩm hay, tác phẩm không hay. Đến tên tác phẩm còn viết sai thì làm sao có chuyện đọc kỹ được", nhà thơ Trọng Tạo nói. Vấn đề sai sót mà Nguyễn Trọng Tạo nêu ra xảy ra ngay trong mùa giải năm nay. Trong bản tin công bố kết quả giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam hôm 16/1, tác phẩm “Thế kỷ bị mất” của nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam bị viết nhầm thành “Một thế kỷ bị mất”. Đến ngày 21/1, Hội mới ra thông báo đính chính trên website chính thức của Hội.

Hiện tượng nhà văn Việt Nam không chịu đọc nhau đã không còn là chuyện gì mới trong văn giới. Nhưng theo nhà văn Y Ban, khi được chọn làm giám khảo, họ cần phải đọc, dù hay hay dở. Trong thư ngỏ, nhà văn Y Ban cũng chỉ ra tình trạng làm việc thiếu trách nhiệm, từ hội đồng sơ khảo đến chung khảo. Chẳng hạn, có nhà văn xin bỏ phiếu sau (Thái Bá Lợi), có người bỏ phiếu qua điện thoại và bỏ cho tất cả đề cử vì... chưa kịp đọc (Trần Văn Tuấn)... Ông Tuấn chưa đưa ra bình luận gì về "lời tố" của Y Ban. Còn nhà văn Thái Bá Lợi cho biết hôm đó, ông có chuyến đi công tác nước ngoài nên xin được bỏ phiếu sau. Ông Lợi khẳng định, hội đồng sơ khảo rất chịu khó đọc và làm việc công tâm.

http://l.f9.img.vnexpress.net/2013/01/21/hnv-jpg-1358773193-1358773356-500x0-jpg-1358782591-1358782654_500x0.jpg
Thông báo đính chính của Hội nhà văn Việt Nam về trường hợp sai tên tác phẩm của nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam.



Các tác phẩm được đề cử giải thưởng Hội Nhà văn phải trải qua hai vòng thẩm định: Sơ khảo và Chung khảo. Hội đồng Sơ khảo gồm các ủy viên Ban chấp hành có chuyên môn trong từng lĩnh vực cụ thể như Thơ, Văn xuôi, Lý luận - phê bình và Dịch thuật. Họ đọc và chọn ra một danh sách rút gọn các tác phẩm để trình lên Hội đồng chung khảo. Hội đồng chung khảo sẽ tổ chức họp kín và bỏ phiếu cho các tác phẩm đoạt giải.

Theo nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo: "Không phải nhà văn nào cũng có khả năng phê bình, nhận định tác phẩm. Một hội đồng chung khảo mà nhiều nhà văn trình độ phê bình kém thì cũng không thể đưa ra các tác phẩm chất lượng". Ngoài ra, ông cho rằng: “Nhiều khi người ta còn xét giải dựa trên cảm tính, cảm tình”. Để giải thưởng được minh bạch hơn, theo ông Tạo, mọi quy chế phải được rõ ràng. Ông cũng nhấn mạnh một điều quan trọng mà giải thưởng Hội Nhà văn cũng như bất kỳ hội nào cần quy định. Đó là ngay từ đầu người có tác phẩm tham gia giải thưởng phải rút chân khỏi hội đồng sơ khảo, tránh trường hợp nhà văn tự giới thiệu tác phẩm của mình, thậm chí tự chấm giải cho mình.

Trong thông báo chính thức đưa ra chiều tối 21/1, Ban thường vụ Hội nhà văn phủ nhận mọi cáo buộc của các nhà văn hội viên. "Việc xét giải thưởng văn học năm 2012 của Hội đã được tiến hành theo đúng Quy chế giải thưởng; từ khâu nhận tác phẩm đăng ký dự giải đến quá trình xét của Hội đồng Sơ khảo và Hội đồng Chung khảo đã thực hiện đúng quy trình, thể thức và tiến độ quy định", bản thông báo viết.

Hội cũng khẳng định, họ làm việc "không vì cái gọi là lợi ích nhóm" đồng thời cho biết: "Trong mùa giải năm 2012, các thành viên Sơ khảo đến Chung khảo đều đọc kỹ tác phẩm, có chính kiến và bỏ phiếu bầu hợp lệ. Hoàn toàn không có cái gọi là 'phiếu trắng'".

Bên cạnh yếu tố con người, quy trình chấm giải thiếu khoa học, cụ thể là sự tách bạch giữa hội đồng chung khảo và hội đồng sơ khảo chuyên môn cũng là nguyên nhân gây tranh cãi.

Nhà thơ Bằng Việt, chủ tịch hội đồng sơ khảo thơ tại giải thưởng năm nay cho biết, với tư cách người đứng đầu hội đồng chuyên môn, ông đã làm tròn trách nhiệm khi cùng với các ủy viên đọc và giới thiệu những tác phẩm có chất lượng. Còn việc hội đồng chung khảo làm việc thế nào, ông không biết và không nhận xét bởi ông không có mặt trong ban chung khảo và cũng không được hỏi ý kiến. “Mấy năm trước, có quy định những người đứng đầu hội đồng sơ khảo được tham gia với tư cách tư vấn, cùng tham dự nhưng không được bỏ phiếu. Gần đây, điều này không được duy trì. Năm nay, ban chấp hành họp và quyết định các thành phần tham gia và không phải tất cả những người đứng đầu hội đồng chuyên môn đều có mặt trong hội đồng chung khảo".

Nhà văn Trần Kỳ Trung - người Đà Nẵng - hội viên Hội Nhà văn Việt Nam - cũng chia sẻ bức xúc trước vấn đề này. Ông đề xuất, những mùa giải sau, chủ tịch hội đồng sơ khảo phải có mặt trong hội đồng chung khảo bởi ý kiến của họ là xác đáng, dựa trên việc đọc một cách nghiêm túc, kỹ lưỡng các tác phẩm. Theo ông Trung, khi hội đồng chung khảo có nhiều nhà thơ không biết viết và thẩm định văn xuôi, cũng không được diễn giải để hiểu về nội dung tác phẩm, sẽ dẫn tới tình trạng suy diễn, quy chụp. Ông Trung có ý nhắc tới trường hợp “Thế kỷ bị mất” của Phạm Ngọc Cảnh Nam, cho rằng hội đồng chung khảo sợ tên tác phẩm "nhạy cảm" nên không xét giải cao nhất dù tác phẩm được hội đồng sơ khảo đánh giá rất cao.

Cùng với việc chỉ ra bất cập, các ý kiến cũng đưa ra những đề xuất để giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam và các giải thưởng văn học nói chung chất lượng hơn. Theo ông Bằng Việt: “Một giải thưởng văn chương cần đến hai yếu tố: chuyên môn (những tác phẩm đoạt giải phải có giá trị) và tác dụng xã hội (định hướng cho công chúng, gần gũi với đời sống, thể hiện sự cập nhật của giải thưởng chứ không phải chỉ mấy nhà văn đọc với nhau)". Ông Bằng Việt cho rằng những yếu tố phong trào, vùng miền, giới tính, cảm tính… cần để ra ngoài khi chấm giải.

Nhà thơ Bùi Kim Anh trong bài viết gửi đến VnExpress cũng đưa ra những đề xuất như: chỉ chấm tác phẩm văn học; loại trừ những yếu tố ngoài văn chương; minh bạch thành phần giám khảo; kịp thời công bố số phiếu và can đảm trước những tác phẩm văn chương giá trị.

Còn nhà văn Thái Bá Lợi cho rằng, để giải Hội nhà văn Việt Nam tập trung và chất lượng hơn, chỉ nên trao một giải cao nhất và bỏ hẳn giải thưởng “bằng khen”. “Việc định giá một tác phẩm đoạt giải hay không chỉ là điều tương đối. Với mỗi tác phẩm văn học, có hai giám khảo quan trọng nhất đó là thời gian và bạn đọc. Vượt qua hai yếu tố này thì tác phẩm sẽ có giá trị, chứ một giải thưởng không nói lên được điều gì", ông chia sẻ thêm.

HOÀNG ANH
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://giaitri.vnexpress....dui-ngay-tet-2425103.html

'Happy New Year' (ABBA) là bài hát đen đủi ngày Tết

Giai điệu bài hát Happy New Year của nhóm ABBA hay, nhưng lời thì lại quá ảm đạm, u buồn, không thích hợp với không khí rộn ràng của Tết cổ truyền Việt Nam.

Không hiểu tại sao ở Việt Nam, nhiều người lại thích dùng bài Happy New Year của ban nhạc ABBA trong dịp năm mới âm lịch? Từ người dân đến đài phát thanh, truyền hình.

http://l.f11.img.vnexpress.net/2013/02/10/in-1360491540_500x0.jpg
4 thành viên của nhóm nhạc ABBA. Ảnh: Internet

Giai điệu thì cũng tươi vui đấy, nhưng thật ra lời bài hát thì khá buồn, đặc biệt có những ca từ mang tính xúi quẩy, đen đủi cho năm mới, ví dụ như "tôi và bạn cảm thấy thất bại và buồn chán" (me and you, feeling lost and feeling blue), hay "bạn và tôi, chúng ta có thể nằm xuống và chết" (we might as well lay down and die
You and I) ...


Âm nhạc Việt Nam mình có nhiều bài về Tết hay hơn Happy New Year của ABBA nhiều.

Chung quy cũng chỉ vì cái tính sính ngoại của nhiều người Việt.

>>Xem thêm: Người Việt 'sính' nhạc ngoại

Hoàng Trọng Thảo
 
Bản dịch tiếng Việt của bài hát  'Happy New Year'

'Happy New Year'

Không còn rượu sâm panh nữa
Và pháo hoa cũng đã tắt rồi
Chúng ta đây, tôi và bạn
Cảm thấy thất bại và buồn chán
Đã tàn tiệc rồi
Và bình minh vẫn ảm đạm
Thật chẳng giống ngày hôm qua
Giờ đã đến lúc chúng ta nói

Chúc mừng năm mới
Chúc mừng năm mới
Chúc cho chúng ta có một giấc mơ
Về một thế giới mà hàng xóm là thân hữu
Chúc mừng năm mới
Chúc mừng năm mới
Chúc cho chúng ta có nhiều hy vọng, sẵn lòng cố gắng
Nếu chúng ta không thế làm được thì sẽ nằm xuống và chết
Tôi và bạn

Đôi khi tôi nhìn thấy
Một thế giới mới can trường hiện đến
Và tôi nhìn thấy sự thịnh vượng
Trong tro tàn của cuộc đời chúng ta
Ôi, đúng thế, con người là một lũ si ngốc
Và cứ nghĩ là mình sẽ ổn thỏa
Lê lết những bàn chân lấm lem
Chẳng bao giờ biết là đã chệch hướng rồi
Cứ bước tới bất kể...

[Điệp khúc]

Giờ đây đối với tôi
Những giấc mơ mà ta từng có
Đều đã chết hết rồi, chẳng còn gì ngoài những bông giấy vương vãi trên sàn nhà
Cuối thập kỷ rồi
Và trong mười năm tiếp theo
Ai mà biết chúng ta sẽ tìm thấy điều gì đang ẩn giấu chờ đợi đâu đó
Vào cuối năm 1989

[Điệp khúc]



(Nguồn: Internet)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Pháo nổ và 'tứ đại ngu'

Bài đăng trên Tuần VietNamNet, Thứ 7, 23/2/2013, 6:0 GMT+7

http://img.vietnamnet.vn/logo/tuanvn.png Từ xa xưa, cha ông ta có biết bao câu tổng kết về hệ lụy của... cái vạ miệng.

Mới đầu năm, chưa hết tháng Giêng là tháng ăn chơi, có hai vụ việc đã "nổ" ra, khiến dư luận cả xã hội nháo nhác bàn luận.

Pháo nổ "báo tin"... buồn

Vụ thứ nhất, đó là vào đêm Giao thừa, các xã huyện Kim Thành, huyện Ninh Giang (Hải Dương) râm ran đốt pháo. Đến nỗi sáng mồng Một và mồng Hai Tết, xác pháo vẫn đỏ đường.

Từ xưa, pháo nổ chỉ báo tin vui. Nhưng nay pháo nổ, "báo tin"... buồn.

Vì sao? Vì tiếng pháo nổ vang trời, bất chấp văn bản Chính phủ cấm đốt pháo ban hành cách đây 20 năm vẫn còn nguyên hiệu lực, cho thấy người dân ở nhiều xã của tỉnh Hải Dương ngang nhiên khinh nhờn phép nước. Còn cấp quản lý chính quyền cơ sở, từ xã đến huyện tỏ ra bất lực, hoặc vô trách nhiệm.

Chuyện tưởng đã rõ như ban ngày, nhất là khi báo Hải Dương đưa hình ảnh xác pháo đỏ rực đường trước mỗi căn nhà ở xã Cổ Dũng, đưa tin pháo nổ ở khu phố Lai Khê, xã Cộng Hòa, khu vực ga Phạm Xá - xã Tuấn Hưng (huyện Kim Thành). Mà theo các phóng viên, càng thời khắc gần Giao thừa, pháo càng nổ nhiều.

Vậy nhưng chiều 16/2, báo cáo lên Chính phủ, ông Hoàng Mai Khương, Chánh Văn phòng, người phát ngôn của UBND tỉnh Hải Dương vẫn khẳng định, trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ, trên địa bàn tỉnh Hải Dương không hề xảy ra hiện tượng đốt pháo.

Vậy ai đúng, ai sai? Báo chí "dàn dựng" vụ việc, hay ông Chánh Văn phòng UBND cũng không hề đọc báo tỉnh nhà? Ông này còn tự tin đến mức khi trả lời phỏng vấn của báo Tiền Phong, rằng: Trong các báo cáo của các huyện gửi lên tỉnh, chúng tôi không thấy có huyện nào để xảy ra tình trạng đốt pháo nổ dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ.

Thế rồi, chả biết làm sao, "đoàng" một cái, Hải Dương lại thú nhận có... đốt pháo.

Cứ nói theo "thành ngữ hiện đại" bây giờ, Hải Dương đang phát ngôn kiểu sáng đúng, chiều sai, sáng mai lại... đúng.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2013/02/22/15/20130222154346_1a_1361504264.jpg
Đường thôn Cổ Dũng đỏ rực xác pháo sáng mùng 1 Tết. Ảnh: Báo Hải Dương


Nhưng, suy ngẫm kỹ thấy chuyện quả pháo, tưởng bé tí, mà hóa ra chẳng bé tý nào.

Pháo nổ, thì đã tan tành xác pháo từ lâu, nhưng dư âm xé tai của nó lại cho xã hội thấy cung cách làm việc của các cấp quản lý chính quyền, đang kéo theo những hệ lụy nhãn tiền, rất đáng buồn.

Ấy là cấp dưới (xã) quen nói dối cấp trên (huyện)

Ấy là cấp huyện quan liêu - cứ dựa trên báo cáo của cấp xã mà báo cáo tỉnh.

Ấy là cấp tỉnh - cũng quan liêu nốt - không  kiểm tra, không nắm các kênh thông tin ngoài báo cáo - ở đây là mạng lưới truyền thông, báo chí rất nhanh chóng tiếp cận thực tế, phản ánh tình hình. Để rồi cuối cùng là một "báo cáo đẹp như ý", được trình lên Chính phủ.

Đáng nói nữa, ngay cả khi vụ việc có đốt pháo đã sáng tỏ, thì ông Nguyễn Mạnh Hiển, Chủ tịch UBND tỉnh, cũng vẫn ngụy biện cho rằng: Có khi chỉ là một bánh pháo, khi đốt mà chụp cận cảnh thì trông sẽ rất nhiều. Như vậy đốt bao nhiêu bánh pháo mới là... thách thức pháp luật?

Chuyện nhỏ như quả pháo, gây nên tiếng nổ khiến ai nấy phải giật mình, để lại xác pháo đầy đường, đầy ngõ, mà lãnh đạo một tỉnh còn không dám nói thật. Vậy còn những việc lớn hơn, nhưng không có... tiếng nổ, không có cả chứng cứ là cái xác pháo mỏng manh, thì ai dám tin vào sự trung thực của các cấp quản lý chính quyền tỉnh Hải Dương, trước dư luận xã hội đây?

"Tứ đại ngu" là... ai?

Dù vậy, so với vụ nổ pháo ở Hải Dương, thì vụ "nổ" của đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước trên một blog doanh nhân mới đây, nhằm vào đại biểu QH Dương Trung Quốc, xả cả... tràng khái niệm tứ đại ngu, mới là "vụ nổ big bang", ầm ĩ nhất.

Tiếc thay, vụ "nổ" của ĐBQH này lại là mở hàng cho một năm mới - thời khắc theo tập quán truyền thống của người Việt, con người ta thường dùng những lời lẽ tốt đẹp cho nhau, và hết sức kiêng kị sự thóa mạ, chửi bới người khác.

Gieo gì - gặt nấy. Hàng trăm bài báo trên các báo, trang mạng cá nhân bất bình về vụ "nổ" này. Đủ biết, sức nóng và tiếng vang vụ "nổ" của ĐB Hoàng Hữu Phước đã thành công. Mà dù không thành công thì ĐB Hoàng Hữu Phước cũng đã "thành nhân", theo nghĩa... tai tiếng của từ này.

Để hiểu tứ đại ngu mà ĐB Hoàng Hữu Phước giành cho ĐB Dương Trung Quốc là gì, như thế nào, người viết đã phải tìm đọc hết toàn bộ bài viết dài lê thê, với nhiều ngôn từ kêu lủng xủng, loẻng xoẻng, mà dân gian vốn khái quát bằng hai từ ngắn gọn: Lộng ngôn, loạn ngôn hoặc đại ngôn - của ông.

ĐB Hoàng Hữu Phước không chỉ là doanh nhân. Trước đó ông tự xưng từng làm thầy. Thế nhưng những ngôn từ ông dùng để ám chỉ các khái niệm, cho đến cách nói về ĐB Dương Trung Quốc không hề có chút văn hóa của người từng ở môi trường giáo dục, nếu không nói là rất thiếu văn hóa.

Mặc dù, trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong, ngày 20/2, ông Hoàng Hữu Phước quan niệm blog của mình cũng như một thùng nước đá, để ai khát thì uống. Tiếc thay, thùng nước đá đó bị "nhiễm khuẩn" nặng, nên ai uống phải cũng bị... dị ứng.

Theo đó, tứ đại ngu của ĐB Dương Trung Quốc mà ông Hoàng Hữu Phước chỉ ra, bao gồm:

Nhất Đại Ngu: Đĩ
Nhị Đại Ngu: Đa đảng
Tam Đại Ngu: Biểu tình
Tứ  Đại Ngu: Văn Hóa từ chức.


Chỉ xin trích một đoạn để bạn đọc chiêm nghiệm về tư duy, tầm và "phông" văn hóa của ĐB Hoàng Hữu Phước. Trong Nhất Đại ngu: Đĩ, ông Hoàng Hữu Phước viết như sau.

Dương Trung Quốc hoàn toàn không biết rằng mại dâm bao gồm đĩ cái, đĩ đực, đĩ đồng tính nữ, đĩ đồng tính nam, và đĩ ấu nhi.

Dương Trung Quốc hoàn toàn không biết rằng khi "công nhận" cái "nghề đĩ" để "quản lý" và "thu thuế", thì phát sinh... nhu cầu phải có trường đào tạo nghề đĩ thuộc các hệ phổ thông đĩ, cao đẳng đĩ, đại học đĩ; có các giáo viên và giáo sư phân khoa đĩ; có tuyển sinh hàng năm trên toàn quốc cho phân khoa đĩ; có chương trình thực tập cho các "môn sinh" khoa đĩ; có trình luận văn tốt nghiệp đĩ trước hội đồng giảng dạy đĩ...


Đoạn kết gần cuối của toàn bài viết:... Dương Trung Quốc do không quen nghiên cứu hàn lâm, nên tưởng nói về "đĩ" là chứng tỏ ta đây có trình độ "Trí" muốn nữ công dân - trong đó có các nữ nhân thuộc gia tộc Dương Trung Quốc - có quyền tự do sử dụng vốn tự có để kinh doanh phát triển ngành công nghiệp bán dâm. Không ngờ đó lại là cái "Thấp kiến" của phường vô hạnh vô đạo đức vô lại vô duyên, dễ đem lại danh xưng "Nhà Đĩ học" bên cạnh "Nhà Sử học".

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2013/02/22/15/20130222154346_1c_1361504272.jpg
Đại biểu Hoàng Hữu Phước. Ảnh: Tá Lâm


Người viết bài đọc mà kinh ngạc vì văn phong một ĐBQH, văn phong một ông thầy. Không chỉ vô văn hóa, ngông cuồng, hợm hĩnh, mà còn xằng bậy.

Văn là người. Vậy nên hiểu ông Hoàng Hữu Phước là người như thế nào?

Chuyện tranh luận phải trái giữa các cá nhân, từ thường dân đến các đại biểu QH là chuyện bình thường. Thậm chí, có blogger khá nổi tiếng, cho rằng, ông muốn nhìn chuyện này theo hướng tích cực, là ít nhất có những ĐBQH như ông Hoàng Hữu Phước dám nói những gì ông ta cho là trái tai, gai mắt, hơn là ngồi im.

Lại cũng có bạn đọc nhận xét, ĐBQH một số quốc gia, vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Đài Loan... còn choảng nhau ngay trong phòng họp, thì sao?

Tuy nhiên, dám phát biểu bằng những ngôn từ thẳng thắn, đầy tinh thần xây dựng, chắc chắn khác hoàn toàn về bản chất với những ngôn từ thô lỗ, thô lậu, mang tính tấn công, xúc phạm cá nhân, vừa thiếu văn hóa, vừa khiến những bạn đọc - cử tri, hết sức thất vọng về cái tâm - cái tầm của một vị ĐBQH, mà họ đã tin tưởng bỏ lá phiếu bầu.

Và trên hành trình hội nhập, nghị trường của Việt Nam chúng ta còn phải học hỏi nghị trường nhiều quốc gia đi trước. Nhưng chả lẽ, các "nghị viên" lại nên "hội nhập" đầu tiên về sự tấn công cá nhân, trước hết là trên blog?

Đến nỗi, nhà thơ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị đã phải đặt câu hỏi trong bài thơ "Nhân dân" của mình, đăng trên báo Dân trí: "Tôi nghĩ mãi - Ai đã bầu ra ông nghị này nhỉ?".

Còn một luật sư thì cho rằng, ông Hoàng Hữu Phước đã vi phạm Điều 121 Bộ Luật Hình sự về tội làm nhục người khác, và những việc làm đó, đủ căn cứ để QH bãi nhiệm chức danh ĐBQH của ông này.

Chưa biết, QH sẽ xử lý vụ việc ĐB Hoàng Hữu Phước ra sao? Nhưng hành vi, những phát ngôn cực kỳ gây sốc của ông cho thấy phẩm chất, cả trí tuệ lẫn văn hóa của một ĐBQH, có những vấn đề rất cần xem lại.

Cho thấy, quá trình hiệp thương để bầu ông này vào làm ĐBQH chắc chắn còn những sơ hở, khiếm khuyết. Khiến cho lá phiếu cử tri tin tưởng ở một người "đủ tâm - đủ tầm" là ông, bỗng trở nên bẽ bàng thay, hổ thẹn thay.

Và cùng một số trường hợp ĐBQH khác trước đó, hiện tượng "nổ" của ông Hoàng Hữu Phước cho thấy chất lượng ĐBQH, chất lượng nghị trường quả còn những vấn đề, mà vấn đề đầu tiên là văn hóa nghị trường, văn hóa ĐBQH.

Được biết, đến thời điểm này, ông Hoàng Hữu Phước qua VietNamNet, đã gửi lời xin lỗi ông Dương Trung Quốc.

Nhưng ông vẫn còn nợ - một lời xin lỗi với người dân, các cử tri TP. HCM, nơi họ đã bỏ lá phiếu bầu cho ông.

Từ xa xưa, cha ông ta có biết bao câu tổng kết về hệ lụy của... cái "vạ" miệng:

Vạ từ miệng vạ ra.

Lời nói
Đọi máu.

Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.


Đặt cả phát ngôn của ông Chánh Văn phòng tỉnh Hải Dương, bên cạnh những phát ngôn cực kỳ ấn tượng và gây "sốc" của ông ĐBQH Hoàng Hữu Phước, mới thấy các bậc tiền nhân, dù đã thiên thu, vẫn đủ trí, đủ nhân nhắn nhủ con cháu đang tại ngoại về văn hóa sống ở đời, về cách đối nhân xử thế.

Nói thẳng ra, là về văn hóa làm người công bộc. Nhất lại là người, do nhân dân bầu ra.

Kỳ Duyên

----------

Tham khảo:

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/02/xac-phao-do-duong-o-hai-duong/

http://dantri.com.vn/xa-hoi/hai-duong-bao-cao-chinh-phu-khong-co-dot-phao-697152.htm

http://www.baomoi.com/Hai-Duong-lai-thua-nhan-co-dot-phao/58/10400750.epi

http://vntime.vn/DoiSong-XaHoi/ChinhTri-XaHoi/2013/2/20/Du-can-cu-bai-nhiem-chuc-danh-DBQH-ong-Hoang-Huu-Phuoc-bac95e31.html

http://dantri.com.vn/blog/tu-dai-ngu-khong-the-cua-db-phuoc-698132.htm

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/614372/DB-Hoang-Huu-Phuoc-Nhan-moi-hinh-thuc-ky-luat-cua-QH-tpol.html
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Chúng tôi có cả một ngày thơ và lá cờ Thơ đang bay phấp phới

NGUYỄN  TẤN  CỨ

Có ai đó đã nói về Đất Nước tôi như thế
Có nghĩa là rất văn chương thơ phú đầy mình
Có nghĩa là mở mắt ra đã thấy thơ chình ình trước cổng
Và khép mắt lai trong mơ thơ vẫn đứng ngó trước đầu giường

Một cường quốc về thi ca không có cường quốc nào sánh được
Chúng tôi ăn rồi làm thơ ngâm thơ đánh giặc rồi nằm lăn ra ngủ
Chúng tôi làm thơ ngâm thơ từ phố thị
bờ tre cho đến non cao rừng thẳm
Chúng tôi làm thơ ngâm thơ
ngay cả trong khi ...
...
...
...

NTC
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Gác mái ngư ông về viễn phố

Tối nay một đám ngư dân miền Trung rủ nhau gầy sòng nhậu. Rượu vào lời ra, một ngư dân tần ngần thổ lộ:
– Thú thiệt, hổm rày miệng tuy nói “biển của mình thì cứ ra khơi” nhưng sao tao thấy lạnh lưng quá tụi bay ạ. Ngoài đó bây giờ đầy cướp, xui rủi là mất tàu mất lưới, thậm chí mất mạng như chơi...
Cả hội đồng tình:
– Đâu chỉ có mày, tụi tao cũng vậy, nhưng đó là nghề cha truyền con nối, biết làm sao!
Một đứa ực xong hớp rượu, bàn lùi:
– Hay là mình bán thuyền đi xứ khác làm ăn?
– Nhưng cụ thể là đi đâu?
– Gác mái ngư ông về viễn phố! Không ra biển nữa mà kiếm phố thị để mần ăn. Tao định ra Hà Nội vì mới nghe giá sàn của một biên chế thủ đô cỡ trăm triệu, bán cái thuyền ra đó chắc cũng mua được một ghế công chức!
– Thế thật thà như mày thì làm công chức Hà Nội bao năm mới đủ hoàn vốn?
– Ờ há. Vậy thì vào TP.HCM?
– Thôi mày, trong đó hết chỗ cho mày bán mì gõ rồi.
– Bậy, tao sẽ làm nghề “sang” hơn nhiều. Trong đó người ta đang khuyến khích ai bắt được cướp thì thưởng 5 triệu. Tao sẽ đầu tư một số đồ nghề như áo giáp, nón sắt, batoong rồi đi bắt cướp lãnh thưởng. Tình hình này tao nghĩ mỗi ngày kiếm được chục triệu không khó!
Một đứa vỗ đùi:
– Mày nói làm tao nhớ truyện tranh Lucky Luke đọc hồi nhỏ. Không ngờ TP.HCM giờ giống miền Viễn Tây nước Mỹ! Mai đi nghe!
Cả đám gật đầu cái rụp, trừ một ngư dân cứ ngồi tư lự.
– Ê, thằng kia, mới uống mấy ly mà xỉn hả? Mày có định vào Nam bắt cướp lãnh thưởng không?
– Tao nghĩ chưa ra: bắt cướp cạn thì có thưởng, sao không ai treo thưởng bắt... cướp biển hè?

NGƯỜI GIÀ CHUYỆN
  (Báo SGTT)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Sinh con gái được thưởng tiền: Bất bình đẳng
Theo Người lao động| Thứ năm, 31/01/2013 11:42
Tin liên quan
Mất cân bằng giới tính tập trung chủ yếu ở những gia đình khá giả, có trình độ học vấn cao nên đề án "sinh con gái được thưởng tiền" vừa được Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đưa ra có thể sẽ không khả thi.

Đề án này quy định những gia đình sinh con một bề là gái theo đúng chính sách gia đình có từ 1-2 con sẽ được hỗ trợ bằng tiền mặt; khi lớn lên, đứa trẻ thứ hai sẽ được ưu tiên về chế độ bảo hiểm y tế và học phí. Ngoài ra, những người cao tuổi sinh con gái một bề cũng sẽ được hưởng chế độ an sinh xã hội ưu tiên hơn.
Tạo bất bình đẳng về giới
Ông Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), cho rằng đây được coi là giải pháp có tác động mạnh đến những gia đình sinh con gái một bề, đặc biệt là các gia đình khó khăn, từ đó dần xóa bỏ định kiến của xã hội về việc sinh con một bề là gái bởi gốc rễ của mất cân bằng giới tính là tâm lý thích con trai đã ăn sâu vào tư tưởng của nhiều người dân.
Theo GS-TS Nguyễn Đình Cử, nguyên viện trưởng Viện Dân số và Các vấn đề xã hội (ĐH Kinh tế Quốc dân), nếu đề xuất này được thực hiện sẽ nảy sinh bất bình đẳng về giới vì bé gái được hỗ trợ tiền, còn bé trai lại không. Trong khi đó, kết quả điều tra dân số ở những gia đình có kinh tế khá giả cho thấy tỉ lệ mất cân bằng giới tính cao. Ở nhóm dân số nghèo nhất, tỉ lệ trẻ trai/gái là 105/100, còn nhóm dân số giàu nhất thì tỉ lệ này là 112/100. Đặc biệt, trong nhóm giàu nhất, ở lần sinh thứ ba, tỉ lệ lên đến 133/100. "Điều này có nghĩa càng giàu thì khát khao có con trai càng lớn. Như vậy, động lực kinh tế không có ý nghĩa đối với họ và nếu có sẽ rất yếu" - GS-TS Cử nhận định.
Đồng quan điểm trên, ông Phạm Vũ Thiên, Phó Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số, cho rằng việc đưa ra vấn đề tiền bạc để rút ngắn tình trạng mất cân bằng giới tính là không có ý nghĩa. "Thực tế, có nhiều gia đình sinh đến 5 con gái nhưng vẫn cố sinh con trai do sức ép của dòng tộc" - ông Thiên dẫn chứng.
Anh Phạm Huy Tuấn (ngụ quận Đống Đa - Hà Nội) cho biết vợ chồng anh có 2 con gái nhưng chưa khi nào nghĩ đến việc sinh thêm con trai dù điều kiện gia đình hoàn toàn cho phép. "Chính sách trên làm nảy sinh tâm lý coi việc sinh con gái là bất thường và gián tiếp củng cố tư tưởng trọng nam khinh nữ, thậm chí có phần xúc phạm những gia đình có 2 con gái" - anh Tuấn bất bình.
Chế tài có cũng như không!
GS-TS Nguyễn Đình Cử cho rằng trước bối cảnh mất cân bằng giới tính như hiện nay, cần có những liệu pháp gây sốc, tạo sự chú ý và có thể làm thức tỉnh dư luận trước quan niệm trọng nam khinh nữ đã tồn tại từ hàng ngàn đời nay. Tuy nhiên, cũng sẽ khó lay chuyển khi tâm lý thích sinh con trai với những quan niệm "có nếp có tẻ", "nối dõi tông đường" không chỉ ăn sâu vào tâm tưởng của phần đông người Việt mà còn tạo nên áp lực đối với người phụ nữ. Vì thế, cho dù phạt tiền, cách chức, kỷ luật… nhưng nhiều người vẫn chấp nhận để sinh cho kỳ được
con trai.
Theo GS-TS Cử, một trong những nguyên nhân khiến tình trạng mất cân bằng giới tính ngày càng trầm trọng là việc xử lý các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi chưa quyết liệt. "Luật cấm nhưng không có giám sát nên cũng như không" - GS-TS Cự nhận định.
Ông Dương Quốc Trọng thừa nhận Việt Nam đã có quy định nghiêm cấm các hình thức lựa chọn giới tính thai nhi như sàng lọc tinh trùng, siêu âm, chẩn đoán, phá thai vì lý do giới tính… Song thực tế, những sai phạm này vẫn diễn ra và hầu hết không xử lý được vì thiếu bằng chứng.

Bình loạn: Hơ hơ, mình cũng hai đứa con gái, nhưng mình sẽ thưởng tiền cho ai thực hiện đường lối trên để tẩy lượng dioxin trong não của họ.
Một xã hội hiện đại, văn minh, chính là tôn trọng trẻ em, phụ nữ chứ không phải đi thực hiện quyền bố thí tôn trọng trẻ em, phụ nữ các bố ạ !!!:P

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://vn.news.yahoo.com/...n-l-v-b-vi-103921964.html

Hoặc các Bạn có thể xem bài viết bằng tiếng anh tại địa chỉ đường linh này :

http://tuoitrenews.vn/cml...ietnam-aggressive-1.98176 )

Giáo sư Mỹ xin lỗi về bài viết sai sót về Việt Nam

VietnamnetVietnamnet – Chủ nhật, ngày 17 tháng hai năm 2013

http://direct1.anhso.net/230/17/174387/2722013123410519.jpg

Vị giáo sư đang “nổi như cồn” Joel Brinkley, hiện giảng dạy báo chí tại Đại học Stanford (Mỹ), đã lên tiếng xin lỗi trước làn sóng chỉ trích dữ dội của độc giả trong lẫn ngoài nước nhắm vào bài viết chứa đựng nhiều thông tin sai lệch về Việt Nam của ông.

Sau khi bài viết “Despite increasing prosperity, Vietnam’s appetites remain unique” (Dù ngày càng thịnh vượng, thú ẩm thực ở Việt Nam vẫn khác thường) đăng tải cuối tháng 1/2013 trên tờ Chicago Tribune (Mỹ), cái tên Joel Brinkley trở thành mục tiêu công kích của bạn đọc khắp thế giới.

Trong bài viết gây tranh cãi của mình, GS Joel Brinkley tạo cho người đọc cảm giác người Việt Nam dường như đã ăn thịt hết mọi loài động vật. Cựu phóng viên tờ New York Times còn lớn tiếng quy kết Việt Nam là “một quốc gia hung hăng” do đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh trong suốt chiều dài lịch sử của mình. Vị giáo sư từng đoạt giải báo chí danh giá Pulitzer sau đó còn biện giải rằng tính cách “hung hăng” của người Việt là do họ thích ăn thịt, đặc biệt là thịt chó, thịt chuột và chim chóc.

Trước phản ứng mạnh mẽ của bạn đọc, tờ Chicago Tribune phải cho đăng một thông báo thừa nhận bài viết của GS Joel Brinkley “không đáp ứng các tiêu chuẩn báo chí của chúng tôi” và “các bước biên tập cần thiết đã không được tuân thủ” dù rằng “chúng tôi có cả một quá trình biên tập tin bài cẩn thận”.

GS Joel Brinkley đã có cuộc trò chuyện thẳng thắn với báo Tuổi trẻ.

GS Joel Brinkley

- Ông đã đến Việt Nam được bao nhiêu lần? Ông đã ở VN bao lâu trước khi viết bài báo gây tranh cãi này?

GS Joel Brinkley: Tôi đã đến Việt Nam 4-5 lần rồi và bài viết của tôi là kết quả của chuyến tham quan kéo dài mười ngày trong khoảng từ cuối tháng 12-2012 đến đầu tháng 1-2013.

- Ông nghĩ gì về phản ứng giận dữ của độc giả Việt Nam lẫn quốc tế khi đọc bài viết của mình? Có khi nào họ hiểu lầm ý ông không?

Tôi đã viết bài về các quốc gia khác nhau trong suốt gần 40 năm nay, trong đó tôi có 25 năm làm phóng viên thường trú ở nước ngoài cho tờ New York Times và sáu năm sắm vai là một nhà báo phụ trách các chuyên mục.

Rất nhiều người không thích một số bài tôi viết. Là một nhà báo, đặc biệt là người viết cho mục ý kiến cá nhân, đó là điều mà tôi mong đợi. Nhưng tôi chưa bao giờ gặp phải những phản ứng gay gắt trong suốt quá trình làm báo lâu năm của mình như lần này.

- Ông có gặp gỡ hay phỏng vấn ai ở Việt Nam trước khi viết bài báo đó không? Nếu có thì bao nhiêu người?

Tôi đi từ TP.HCM ra Hà Nội trong chuyến du lịch vào tháng trước và đã nói chuyện với nhiều người, phần lớn là dân thường. Tôi không đếm số người tôi đã gặp gỡ.

Tôi biết chuyện ăn thịt động vật hoang dã không phải là một thói quen phổ biến khắp Việt Nam, nhưng tôi biết rõ những gì tôi đã tận mắt chứng kiến từ những người mà tôi đã trò chuyện. Tôi đi cùng với vài người và tất cả chúng tôi đều có cùng nhận xét như nhau.

- Dựa vào đâu mà ông lập luận rằng ăn thịt khiến người ta trở nên hung hăng hơn?

Lập luận đó đã được viết không đúng và tôi xin lỗi về điều đó. Bản thân thịt không làm cho người ta trở nên hung hăng. Tuy vậy, khẩu phần ăn của người Việt thật sự khiến họ cường tráng hơn người dân ở các nước láng giềng. Tôi biết rõ điều này vì tôi đã có thời gian dài ở Campuchia và Lào.

- Từ đâu mà ông có thông tin khẳng định rằng ở Việt Nam “món ăn khoái khẩu là thịt chó”? Ông có thực hiện cuộc thăm dò nào chưa?

Tôi không có thực hiện cuộc thăm dò nào cả. Nhưng nhiều người đã nói với tôi như thế và những người khác cũng đã viết như thế.

- Nếu có cơ hội thì ông có muốn thay đổi nội dung của bài viết trước sức ép của làn sóng phê phán gay gắt hiện nay không?

Tôi sẽ sửa nội dung về thói quen ăn thịt và tính hung hăng. Tôi đã viết không chính xác phần đó. Tôi sẽ viết rằng người Việt Nam cường tráng hơn người dân các quốc gia láng giềng vốn chỉ ăn cơm chứ không có nhiều thứ khác trong khẩu phần của họ.

“GS Joel Brinkley lẽ ra phải tìm hiểu nhiều hơn nữa trước khi viết bài này nhưng hình như ông ta chỉ biết vừa đủ để tỏ ra nguy hiểm mà thôi. Bài viết của ông đã khiến tờ báo cho khởi đăng phải xấu hổ mà thừa nhận rằng nó “không đáp ứng các tiêu chuẩn báo chí” rồi đổ thừa cho sơ sót trong “quá trình biên tập tin bài”. Đồng nghiệp trước đây của vị giáo sư này tại tờ New York Times và hiện nay ở Đại học Stanford chắc là đang lắc đầu ngao ngán” - Scott Duke Harris (nhà báo Mỹ từng đoạt giải Pulitzer)

- “Hội Sinh viên Việt Nam tại Đại học Stanford nhận thấy bài viết này là một sự xuyên tạc hình ảnh văn hóa Việt Nam... Bài báo của GS Joel Brinkley là một sự tấn công được ngụy trang sơ sài vào nền văn hóa Việt Nam, đặc biệt là thú ẩm thực. Những phát biểu xúc phạm của vị giáo sư này, như khẳng định người Việt đã tiêu thụ gần hết động vật hoang dã/thuần hóa, là không chính xác và chỉ mang tính giật gân. Tất cả chỉ dựa trên số liệu thống kê xuất phát từ những hoàn cảnh không rõ ràng... Ông ấy đã khiến chúng tôi thất vọng” - Trích từ bài viết của Hội Sinh viên Việt Nam tại Đại học Stanford đăng trên tờ The Stanford Daily, tờ báo do sinh viên trường này điều hành.

- “Tôi viết thư này thể hiện sự phản đối mạnh mẽ đối với bài viết gần đây của ông về thói quen ăn uống của người Việt. Là một bạn đọc làm trong lĩnh vực hàn lâm và với tư cách là một người Úc gốc Việt, tôi trông đợi ông phải có chút kiến thức về chủ đề mà ông đang viết, thế nhưng tôi cảm thấy thất vọng vì ông thiếu cả kiến thức cơ bản cũng như kinh nghiệm để nhận xét về văn hóa Việt Nam và Đông Nam Á. Hơn nữa, những dữ liệu ông nêu ra là vô giá trị và vô căn cứ về mặt khoa học. Hậu quả là gần như mỗi đoạn văn trong bài viết của ông đều sai sự thật hoặc không thỏa đáng về mặt khoa học” - Nguyễn Văn Tuấn (giáo sư Đại học New South Wales, Úc).

Bài viết nguyên văn bằng tiếng Anh, tạm dịch như sau:

“Ở Việt Nam, bạn dễ dàng nhận thấy những điều bất thường. Bạn không nghe tiếng chim hót, không thấy sóc leo cây hay chuột lục lọi trong những đống rác. Thậm chí, cũng chẳng có con chó nào chạy rông.

http://direct1.anhso.net/230/17/174387/2722013123910511.jpg

Ảnh chụp bài báo đã gây ra phản ứng giận dữ vì cho rằng "sỉ nhục" Việt Nam.


Thực tế, hầu như bạn không thấy được một con thú hoang hay thú nuôi nào cả. Chúng đi đâu cả rồi? Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng: chúng đều bị ăn thịt cả.

Dĩ nhiên, cũng như đa số các nước trong khu vực, hổ, voi, tê giác và những động vật lớn khác đã bị bán sang Trung Quốc. Việt Nam không phải là nước duy nhất làm điều này, thế nhưng, Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới nói quốc gia này là tàn ác nhất đối với động vật hoang dã.

Nhiều báo cáo cho thấy người Việt giết tê giác để lấy sừng nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào. Người Trung Quốc cần những chiếc sừng cũng như nhiều bộ phận cơ thể của các động vật quí hiếm khác vì tin vào công dụng chữa bệnh hoang đường.

Việc mua bán động vật có thể giải thích được sự tuyệt vong của loài hổ, voi và những con thú lớn khác. Nhưng còn chim và chuột thì sao? Vâng, người ta cũng ăn cả chúng, như với hầu hết các loài động vật khác ở đây. Vào tháng Giêng ở Đà Nẵng, tôi đã thấy một người hàng rong bên vệ đường đang bán một chậu chuột chết, lông đã được vặt hết nhưng thân hình còn nguyên vẹn, sẵn sàng để nấu.

Mùa xuân trước, tổ chức Bảo tồn Quốc tế đã báo cáo rằng một số loài vượn Việt Nam, một họ hàng của giống đười ươi, “đang đứng trước thảm hoạ diệt vong” vì chúng đã bị ăn thịt hết, chỉ còn lại vài con.

Những điều này dẫn đến một vấn đề thú vị. Người Việt từng ăn thịt qua nhiều thế hệ, trong khi các nước láng giềng phía tây Đông nam Á như Campuchia, Lào, Thái Lan và Miến Điện lại không động đến đông vật hoang dã.

Tại những nước trên, bạn có thể thấy những đàn chim giờ không còn nữa ở Việt Nam, cũng như vô số chó và mèo. Ở những nơi ấy, người ta chủ yếu ăn cơm, và thức ăn của người dân cũng ít ỏi.

Việt Nam luôn là một quốc gia hung hãn. Đã có 17 cuộc chiến tranh với Trung Quốc kể từ khi giành được độc lập hơn 1.000 năm trước và đã xâm chiếm Cambodia vô số lần và gần đây nhất là vào năm 1979. Trong khi đó, những quốc gia ở phía tây của nó đa phần là hòa bình trong những thế kỷ gần đây.

Nhiều nhà nhân loại học và sử học cho rằng sự khác biệt này là từ nguồn gốc của quốc gia. Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, trong khi Ấn Độ lại ảnh hưởng nặng nề đến những quốc gia kia - hai quốc gia với đặc tính vô cùng khác biệt cho đến tận ngày nay.

Rõ rang, đây là một phần nguyên nhân. Nhưng tôi còn cho rằng vì người Việt thường ăn thịt qua nhiều thế hệ, bổ sung một nguồn chất đạm quan trọng trong chế độ ăn uống của họ, điều này cũng giải thích thiên hướng hung hăng của quốc gia này và tạo ra một mối tương phản rõ rệt so với các nước láng giềng.

Hiện nay, món ăn được ưa chuộng là thịt chó. Trên thực tế, thịt chó rất đắt. Nó được xem là món đặc biệt vì được cho là chứa nhiều chất đạm hơn những loại thịt khác. Trong truyền thống người Việt, mỗi khi bị xui xẻo, bạn nên ăn thịt chó để thay đổi thời vận. Nhưng bạn không nên ăn vào ngày đầu tháng âm lịch vì sẽ làm vận may đảo ngược. Bạn sẽ gặp xui xẻo.

Nhưng giờ đây truyền thống đang đối chọi với thời buổi hiện đại và luật lệ cũng thay đổi theo. Ba mươi năm trước, nuôi chó là phạm pháp. Chính quyền cho rằng thịt chó là một ưu tiên dinh dưỡng nên không được bỏ qua. Quan điểm này vẫn còn phù hợp, mặc dù chính quyền đã bãi bỏ điều luật trên từ nhiều năm qua.

Thực tế là cho đến nay, không là một điều hiếm hoi khi ta thấy dọc theo các xa lộ những chiếc xe vận tải chở những chú chó nằm cuộn trong những chiếc lồng chồng cao đến sáu tầng, rộng tám tầng để đưa ra chợ -- tương tự như cảnh chuyên chở gà đến lò mổ ở phương tây.

Nhưng Việt Nam hiện là một đất nước đang giàu lên nhanh chóng; hơn phân nửa dân số sinh sau cuộc chiến Việt Nam (mà họ gọi là cuộc chiến tranh chống Mỹ). Thu nhập bình quân đầu người là 3.400 Mỹ kim, dù có vẻ không nhiều nhưng lại cao hơn đa số các nước láng giềng. Và một khi giới trung lưu tăng trưởng, ảnh hưởng từ phương Tây cũng tăng theo -- được tiếp thu từ truyền hình, điện ảnh, Facebook, Twitter và những thứ khác.

Điều này làm nảy sinh ra việc một số người muốn nuôi giữ thú vật. Vì thế giờ đây thỉnh thoảng bạn cũng thấy được vày chú chó đang nằm trước hiên nhà ai đó -- dưới con mắt đầy cảnh giác của chủ nhà. Thậm chí giờ đây khi Việt Nam đang trưởng thành và hiện đại hoá nhanh chóng, nếu một chú chó nào lang thang xa nhà, ai đó sẽ bắt cóc chúng và làm thịt.

Đến thăm Việt Nam, nhiều du khách phương Tây đã cảm thấy thất vọng. Như một blogger phương Tây đã nhận định: “Tôi có thể thành thực nói rằng đấy là một cảnh rùng rợn nhất mà tôi từng chứng kiến.”  Tôi hoàn toàn đồng ý.

(Theo Tuổi trẻ, NCĐT)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc?



TT - Một hôm cháu thắc mắc với tôi: “Dì ơi, sao lá cờ trong sách này không giống cờ nước mình?”. Tôi mở ra xem và rất bất ngờ: đó là cờ Trung Quốc”.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/76/620076.jpg
Trang 16 cuốn sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 của Nhà xuất bản Dân Trí đăng cờ của Trung Quốc - Ảnh: THUẬN THẮNG



Trước đó, chị gái tôi mua cho cháu tôi bộ sách dành cho học sinh vào lớp 1 có nhan đề Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ của Nhà xuất bản Dân Trí.

Ðó là phản ảnh của một bạn đọc là học sinh lớp 10 Trường Trung học thực hành, ÐH Sư phạm TP.HCM với Tuổi Trẻ. "Thật không thể hiểu nổi một cuốn sách được quảng cáo ngay từ trang bìa là: "Giáo sư ở các trường danh tiếng giới thiệu bộ sách dành tặng các em nhỏ chuẩn bị bước vào lớp 1" mà lại có sự nhầm lẫn tệ hại như thế", bạn đọc viết.

Xem kỹ, chúng tôi thấy cuốn sách được trình bày khá bắt mắt, trang 4 có ghi "Nhiều tác giả" chứ không công bố cụ thể tác giả nào, và "Chịu trách nhiệm xuất bản: Bùi Thị Hương. Liên kết xuất bản và phát hành tại: Công ty văn hóa Hương Thủy".

Ở trang 5 có phần "Lời giới thiệu": "Nối tiếp giai đoạn mầm non là vấn đề khó khăn đối với cả cha mẹ và con trẻ. Bộ sách Chuẩn bị toàn diện cho trẻ bước vào lớp 1 là bộ sách giới thiệu các kiến thức trên nhiều phương diện cần thiết cho trẻ bước vào giai đoạn tiểu học [...]. Cuốn sách được biên tập dựa trên chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD-ÐT cùng với những vấn đề trẻ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày [...]".

Trang 16 của cuốn a là trang dành cho bé tập kể chuyện với câu hỏi: "Trong tranh đã xảy ra chuyện gì nhỉ? Bé quan sát kỹ tranh, sau đó căn cứ vào nội dung trong tranh kể cho mọi người nghe một câu chuyện nhé". Phía dưới là bức tranh vẽ một em bé và một người phụ nữ đang đứng trước ngôi trường học. Ðiều đáng nói là trên cổng trường có cắm cờ đỏ nhưng không phải cờ Việt Nam mà lại là cờ Trung Quốc (tranh vẽ rất rõ nét, có lẽ vì vậy nên em bé 5 tuổi cũng phát hiện "không phải cờ nước mình"). Khi chúng tôi đưa bức tranh trong sách cho một em học sinh tiểu học xem, kèm câu hỏi "đã xảy ra chuyện gì nhỉ", em cũng thốt lên: "Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc?".

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Bùi Thị Hương - giám đốc NXB Dân Trí - khẳng định ngay: "Ðây là sách dịch, mua bản quyền của đối tác nước ngoài". Sau khi làm việc với Công ty văn hóa Hương Thủy chiều 4-3, bà Hương trao đổi lại: "Chúng tôi đã kiểm tra hợp đồng bản quyền thì thấy các điều khoản trong đó rất chặt chẽ, đơn vị phát hành sách phải giữ nguyên xi nội dung gồm phần chữ và hình ảnh như bản gốc, không được phép thay đổi".

Bà Hương cũng cho biết bộ sách trên được biên soạn theo chương trình giáo dục của Trung Quốc. "Hình ảnh trong sách là hình ảnh trường của Trung Quốc thì phải treo cờ Trung Quốc chứ không thể treo cờ Việt Nam được. Tôi thấy nội dung và hình ảnh rất bình thường, không có gì nặng nề" - bà Hương nói.

Về lời giới thiệu "Biên soạn dựa trên chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD-ÐT", bà Hương phân trần: "Khi đối tác gửi file mềm nội dung bộ sách cho chúng tôi thì không có lời giới thiệu như thế. Có lẽ công ty phát hành đã đưa thêm lời giới thiệu này để dễ bán sách". Bà Hương cũng thừa nhận cách giới thiệu cùng với việc không chú giải rõ ràng việc mua bản quyền của Trung Quốc trên bìa sách khiến người mua nhầm tưởng là sách Việt Nam.

Nhưng khi trả lời về việc phải giải quyết thế nào với sự lập lờ gây hiểu nhầm này, bà Hương vẫn khẳng định "đó là bộ sách có nội dung tốt, nó chỉ "lằng nhằng" ở lời giới thiệu. Nên nếu có ý kiến yêu cầu sửa thì chúng tôi sẽ đề nghị đối tác sửa. Nhưng chắc sẽ không thể sửa nội dung sách, không thể thay cờ Trung Quốc thành cờ Việt Nam bởi như thế là vi phạm hợp đồng".

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Phạm Tất Dong - phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cơ quan chủ quản của NXB Dân Trí - cho biết: "Tuy tôi chưa xem cuốn sách đó, nhưng tôi thấy một cuốn sách được ghi rõ là biên soạn cho trẻ em Việt Nam, theo chương trình giáo dục Việt Nam thì nội dung, hình ảnh phải phù hợp với trẻ em Việt Nam, và trong hình ảnh ngôi trường không thể vẽ cờ Trung Quốc".

Sau khi nhận được thông tin và tiếp cận với nội dung cuốn sách trên, bà Ngô Thị Hợp - phụ trách Vụ GD mầm non Bộ GD-ÐT - nói: "Chúng tôi không biết về cuốn sách này vì NXB Dân Trí không trao đổi hay hỏi ý kiến chúng tôi. Vì vậy, NXB Dân Trí phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung, hình thức của cuốn sách".

HOÀNG HƯƠNG - VĨNH HÀ



* Ông Nguyễn Minh Khang (phó giám đốc NXB Giáo Dục):


Sách dịch phải chọn lựa rất kỹ

NXB Giáo dục hằng năm cũng có nhiều đầu sách dịch phải mua bản quyền của nước ngoài. Nhưng chúng tôi phải chọn lựa rất kỹ, sách dịch cung cấp cho bạn đọc Việt Nam nói chung và học sinh Việt Nam nói riêng phải có nội dung, hình ảnh không trái với quy định pháp luật và thuần phong mỹ tục Việt Nam, không nói sai về lịch sử, địa lý Việt Nam...

Trong hợp đồng mua bản quyền với nước ngoài, nếu thấy cần thiết chúng tôi cũng có thể trao đổi thỏa thuận với đối tác để điều chỉnh nội dung, hình ảnh phù hợp với đối tượng bạn đọc Việt Nam. Cụ thể, chúng tôi từng hợp tác với một số đối tác nước ngoài để phát hành sách tiếng Anh cho trẻ em
Việt Nam, những hình ảnh phong cảnh, con người, trường học trong sách cũng được điều chỉnh phù hợp với học sinh Việt Nam.

Nếu chúng ta trao đổi kỹ thì đối tác cũng không cứng nhắc trong việc bắt ta phải in nguyên xi như bản gốc. Hơn nữa, nếu là sách dịch nguyên gốc thì bìa sách phải nói rõ nguồn gốc. Còn nếu là sách biên soạn dựa theo chương trình giáo dục Việt Nam thì không thể vẽ trường học treo cờ nước khác.


* ThS Nguyễn Thị Kim Thanh (nguyên trưởng phòng giáo dục mầm non Sở GD-ÐT TP.HCM):

Không thể chấp nhận

Việc này xảy ra có lẽ do khâu kiểm duyệt chưa cẩn thận và chặt chẽ. Nhưng dù vì lý do nào thì cũng không thể chấp nhận được. Trong chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi, học sinh đã được học về đất nước, về lá cờ Việt Nam, rằng ngôi trường của em thì cắm cờ Tổ quốc Việt Nam. Lứa tuổi này rất nhạy cảm. Về mặt tâm lý, khi đứa trẻ được ăn một món ngon nào đó hồi nhỏ thì bé sẽ nhớ mãi đến khi lớn. Tương tự, những hình ảnh quen thuộc từ thời thơ ấu cũng sẽ in sâu trong trí nhớ.

Cuốn sách trên phải được chỉnh sửa cho đúng, cho trẻ em Việt Nam hiểu rằng: cờ Tổ quốc chỉ có một mà thôi. Những nội dung gì thuộc về đất nước, về Tổ quốc bắt buộc phải chính xác chứ không phải là chuyện cổ tích mà tưởng tượng, hư cấu.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [84] [85] [86] [87] [88] [89] [90] ... ›Trang sau »Trang cuối