Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [75] [76] [77] [78] [79] [80] [81] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
Mình cũng cho là ông Thường hơi quá chủ quan, thực tế thiết kế và xây dựng từ xưa đến nay có xảy ra sự cố là do rất nhiều nguyên nhân: - ăn bớt, tiết kiệm thái quá(theo yêu cầu bên A) tính toán sai( do dốt chứ không do công thức sai) thi công ẩu...ví dụ trong xây dựng những kết cấu rất đơn giản nhưng hay bị lât là ô văng, kể cả chỉ huy công trường là kỹ sư nhưng sơ xuất không giám sát công nhân, đặt thép ngược, khi tháo cốp pha là nhào luôn...
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

Cơ bản là chị Hà Anh hiểu sai vấn đề được đặt ra thôi.Lực thẳng tác dụng không thẳng là vấn đề cực lớn,nó khiến cho các định luật NiuTơn vứt đi.Cũng tương tự như việc hai đường thẳng song song gặp nhau ở nơi mà không phải vô cực vậy.Chuyện này vô lý nhưng chẳng phải Galile từng bị đối xử ra sao khi nói trái đất hình tròn đó ư :))

Kể ra ông Thường cũng hơi nổ,nếu lực thẳng tác dụng không thẳng hoàn toàn thì sai số cũng tí ti thôi,sao ăn luôn cả hệ số an toàn được chứ =)) Nhưng không phải ngẫu nhiên mà các nhà khoa học cổ vũ ông bác í ;)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Phượng Hoàng Lửa đã viết:
.
Mình cũng cho là ông Thường hơi quá chủ quan, thực tế thiết kế và xây dựng từ xưa đến nay có xảy ra sự cố là do rất nhiều nguyên nhân: - ăn bớt, tiết kiệm thái quá(theo yêu cầu bên A) tính toán sai( do dốt chứ không do công thức sai) thi công ẩu...ví dụ trong xây dựng những kết cấu rất đơn giản nhưng hay bị lât là ô văng, kể cả chỉ huy công trường là kỹ sư nhưng sơ xuất không giám sát công nhân, đặt thép ngược, khi tháo cốp pha là nhào luôn...
@ Bác Phượng Hoàng Lửa: Ngoài việc đặt thép sai, còn một yếu tố rất quan trọng là khâu bảo dưỡng bê tông. Trời rét, nhiệt độ thấp, nếu bảo dưỡng bê tông không đúng quy trình và thời gian thì mác bê tông cũng không đạt. Có khi đổ mác bê tông #250, pha trộn đúng tỷ lệ, nhưng bê tông chỉ đạt #150 do bảo dưỡng không đúng quy trình.

Hàng xóm gần nhà em xây nhà ống rộng 4m cao 3 tầng. Chủ nhà thuê người quen giám sát thi công. Giám sát thi công là một ông gần 50 tuổi vốn là chủ thầu xây dựng, có con là kiến trúc sư mới ra trường, vẽ bản vẽ kiến trúc cho ngôi nhà. Bản vẽ kiến trúc có mấy tờ gồm mặt đứng và mặt bằng, không có hình phối cảnh, không có bản vẽ kết cấu.

Giám sát thi công chỉ đạo tổ chức thi công bằng mồm với thợ xây về kết cấu thép. Có nhược điểm lớn mà em nhìn thấy là thép chờ cột để lớn hơn 30D rất nhiều, sàn nhà chỉ có duy nhất 1 lớp thép gai 10 a200 mà không có lớp thép mô men âm, mới lạ chứ?

Thực tế xây dựng dân dụng ở  nước ta là đa phần gia chủ, giao cho chủ thầu xây dựng tự xây nhà, không có bản thiết kế, thợ xây đặt thép theo kinh nghiệm và cảm tính, chỗ cần gia cường thép lại  không mà chỗ không cần thì có. Việc này gây lãng phí sắt thép, tốn tiền của gia chủ mà chất lượng công trình không được bền vững theo năm tháng.

Xu hướng xây nhà đang phát triển gần đây là: Chủ nhà thuê thiết kế ở các văn phòng kiến trúc + Thuê giám sát thi công là kỹ sư xây dựng.

@Bác Vịt Anh: Em không tranh luận về vấn đề lý thuyết ông Tường đưa ra, em chỉ tranh luận về vấn đề nguyên nhân đổ vỡ của công trình. Ngày
trước học Vật lý em chỉ thắc mắc:lực tác dụng vuông góc với phương
chuyển động không ảnh hưởng đến công (F.cos90= 0). Rõ ràng theo công thức lý thuyết thì đúng là nó không ảnh hưởng tới công. Trường hợp con thuyền trôi dọc sông phụ thuộc vào vận tốc dòng chảy là đương nhiên nhưng em vẫn thắc mắc theo cảm tính là  lực gió thổi ngang dòng sông vẫn ảnh hưởng đến công của con thuyền...

Cũng không phải ngẫu nhiên mà bài báo kết luận: "PGS Phạm Bích San, Giám đốc Văn phòng Tư vấn Phản biện các vấn đề xã hội của Liên hiệp Các hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam, cho rằng tốt nhất, ông Thường nên gửi nghiên cứu của mình đến các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới. Nếu công trình của ông được công nhận, có lẽ sẽ là lần đầu tiên, một công nhân bình thường làm nên điều vĩ đại."
Phải chăng các nhà khoa học Việt Nam cũng ...bó tay chấm cơm không thẩm định được?
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

TỪ KHÁI NIỆM HÀNH VI CỦA ÐẠO ÐỨC HỌC MÁC-LÊNIN ÐẾN KHÁI NIỆM NGHIỆP CỦA ÐẠO ÐỨC HỌC PHẬT GIÁO
Trần Tuấn Lộ

Vấn đề tôi đặt ra cho mình để thử tìm hiểu và giải đáp là giữa khái niệm hành vi của đạo đức học Mác-Lênin, một đạo đức học thế tục, phi tôn giáo, và khái niệm nghiệp của đạo đức học Phật giáo, một đạo đức học toân giáo, có những gì giống nhau và khác nhau. Tại sao?
1. Ðạo đức học Mác-Lênin quan niệm hành vi là một hành động (lời nói, cử chỉ thay lời nói việc làm) hoặc một sự không hành động có hội đủ 2 yếu tố sau đây:
Một là, động cơ (muốn được cái gì mà hành động), ý định nẩy sinh từ động cơ đó (định làm gì hoặc cố ý không làm gì để được cái đang muốn), mục đích cần phải đạt được sau khi đã thực hiện ý định và ý chí đã được vận dụng để thực hiện đúng ý chí. Ðây là yếu tố thuộc về ý thức của chủ thể hành vi, một yếu tố chủ quan, bên trong đảm bảo cho hành vi là một hành vi có ý thức.
Hai là, kết quả mà hành vi đó gây ra, một kết quả có ảnh hưởng xấu hay tốt cho lợi ích người khác, của tập thể, của xã hội. Ðây là yếu tố thuộc về đối tượng của hành vi, thuộc về khách thể, một yếu tố khách quan, bên ngoài.
Ðạo đức học Phật giáo, với khái niệm nghiệp, có một quan niệm rộng hơn về hành vi so với quan niệm của đạo đức học Mác-Lênin.
Nếu đạo đức học Mác-Lênin quan niệm hành động chỉ được biểu hiện bằng lời nói (hoặc cử chỉ thay lời nói) và bằng việc làm thì đạo đức học Phật giáo quan niệm nghiệp không chỉ là lời nói (khẩu) và việc làm (thân) mà còn ý nữa. Như vậy, nếu ta hiểu ý là ý định  hành động (định nói gì và nói như thế nào, định làm gì và làm như thế nào) thì ý trong đạo đức học Phật giáo là động cơ, là ý muốn mà từ đó nảy sinh ra hành động (ý, khẩu, thân) được gọi là nghiệp. Trong ba nghiệp (ý nghiệp, khẩu nghiệp và thân nghiệp) thì ý nghiệp là quan trọng nhất.
Ðạo đức học Mác-Lênin hiểu hành động chỉ là lời nói và việc làm, những biểu hiện bên ngoài của cái tâm lý, cái ý thức bên trong của con người hành động. Trong cái tâm lý đó, xét trên bình diện đạo đức học, yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất và quyết định nhất là  cái động cơ (động cơ sống, động cơ hoạt động và động cơ của từng hành động). Nhưng ngoài động cơ ra, còn cần phải có những yếu tố tâm lý khác để một hành động có thể được thực hiện (xin nhắc lại, hành động ở đây, theo đạo đức học Mác-Lênin, chỉ là lời nói và việc làm): đó là ý định, ý chí và năng lực hành động.
Mối quan hệ giữa động cơ, ý định, ý chí và năng lực hành động là như sau: do một động cơ (tức là một ý muốn có được một cái gì đó) mà khi gặp được một đối tượng có thể thoả mãn được ý muốn đó thì con người nảy ra một ý định sẽ làm gì, nói gì với đối tượng đó. Nhưng để một ý định hành động biến được thành một hành động thực sự, con người phải có năng lực và ý chí hành động. Năng lực hành động là năng lực biết xác định mục đích và có thể đạt được, biết đề ra phương tiện và phương pháp cần và có thể sử dụng được và biết sưû dụng có hiệu quả các phương tiện và phương pháp đó. Chính yếu tố ý chí và nhất là năng lực (tài, trí) sẽ là khâu trung gian chuyển hóa cái động cơ, cái ý định thành kết quả phù hợp với mục đích hay không, tùy theo chỗ ý chí mạnh hay yếu và năng lực giỏi hay kém.
Một sự khác biệt rõ rệt giữa quan niệm về hành vi của đạo đức học Mác-Lênin và quan niệm về nghiệp của đạo đức học Phật giáo là cái gọi là kết quả của hành vi (theo cách nói của đạo đức học Mác-Lênin) hoặc gọi là quả của nghiệp (theo cách nói của đạo đức học Phật giáo).
Như ở trên đã nói, kết quả của hành vi, theo đạo đức học Mác-Lênin, chủ yếu là khách thể, ở đối tượng của hành vi, chứ không phải ở chủ thể. Kết quả đó tốt hay xấu là tốt hay xấu đối với đối tượng chứ không phải là đối với chủ thể. Trái lại, quả của nghiệp, theo đạo đức học Phật giáo, chủ yếu là ở chủ thể, tức là chính ở bản thân người hành động, chứ không phải ở khách thể, đối tượng của hành vi. Quả đó tốt hay xấu là tốt hay xấu đối với chủ thể chứ không phải là đối với đối tượng-khách thể. Hơn nữa, quả của nghiệp, theo đạo đức học Phật giáo, không chỉ trổ ngay lập tức trong hiện tại mà có thể trổ ra trong tương lai của kiếp sống này hoặc trong tương lai thuộc một kiếp sau tiếp theo kiếp này hoặc xa hơn nữa. Như vậy, nghiệp, với tư cách là nhân quả, không chỉ là nghiệp trong hiện tại mà còn là nghiệp trong quá khứ, thậm chí, trong một tiền kiếp nào đó.
Sự khác nhau đó giữa đạo đức học Phật giáo và đạo đức học Mác-Lênin, theo tôi, là do đạo đức học Phật giáo được xây dựng trên cơ sở của thuyết nghiệp báo-nhân quả và tái sinh-luân hồi và nhằm mục đích tối hậu là sự giải thoát.
2. Ðối với ba đối tượng là ý định, lời nói và việc làm, đạo đức học Mác-Lênin đánh giá tầm quan trọng của chúng theo thứ tự từ thấp đến cao như sau: thứ nhất là ý định, thứ hai là lời nói và thứ ba là việc làm
Theo thứ tự đó thì: ý định xấu hay tốt (thầm kín trong đầu) chưa quan trọng bằng lời nói xấu hay tốt và lời nói xấu hay tốt lại chưa quan trọng bằng việc làm xấu hay tốt. Hay nói cách khác: việc làm tốt có giá trị hơn lời nói tốt; và lời nói tốt có giá trị hơn ý định tốt. Ngược lại, việc làm xấu, nguy hiểm hơn lời nói xấu; và lời nói xấu có thể gây tác hại cho người khác, còn ý định xấu (thầm kín ở trong óc) chỉ có hại cho người có ý định đó mà thôi chứ không hại được ai. Ý định tốt hay xấu chỉ có thể có ích hay có hại cho người khác khi nào nó đã biến thành lời nói và việc làm.
Sự đánh giá tầm quan trọng của ý định, lời nói và việc làm như đã nêu trên là có ý nghĩa đối với sự giáo dục và tự giáo dục về đạo đức, theo đó, cách tu dưỡng và rèn luyện đạo đức tốt nhất là trong việc làm tốt đẹp (việc thiện) chứ không phải là trong lời nói và trong ý định tốt đẹp (thiện ngôn và thiện ý). Chúng ta cũng thường hay nói lời nói phải đi đôi với việc làm, nói sao làm vậy, làm nhiều hơn nói. Tất nhiên, nói và làm ở đây phải được hiểu là nói điều hay, làm việc tốt. Chúng ta cố gắng để đừng có một ý định xấu nảy sinh trong óc. Nhưng khó đấy, vì nó tùy thuộc rất nhiều vào cái tâm của ta và vào cái hoàn cảnh chung quanh ta. Vì thế, theo tôi, vấn đề quan trọng hơn không phải là ở chỗ một ý định xấu nảy sinh (nó nảy sinh mà ta không biết trước và nảy sinh rất đột ngột) mà là ở chỗ ta phải nhanh chóng xoá bỏ cho được ý định đó. Nếu ta thất bại trong cuộc đấu tranh thứ nhất này thì ta phải cố gắng trong cuộc đấu tranh thứ hai là đừng biến ý định đó thành lời nói xấu xa, độc ác hoặc dối trá. Nếu ta lại thất bại nữa trong cuộc đấu tranh này thì ta phải cố gắng trong trận cuối cùng : chỉ dừng lại ở lời nói mà không biến thành việc làm.
Ngược lại, chúng ta mong mỏi có được những ý định tốt trong đầu óc. Nhưng quan trọng hơn là phải nói lên ý định đó và nhất là thực hiện ý định đó, lời nói đó bằng việc làm. Còn nếu không thì đừng nói. Nói không làm được thì nói làm chi! Lời nói đi đôi với việc làm, nói và làm thống nhất, làm nhiều hơn nói là một đức tính cần được rèn luyện ở mỗi người chúng ta.
3. Ðạo đức học Mác-Lênin, căn cứ vào mối quan hệ động cơ-kết quả, đã chia các hành vi ra làm 4 loại theo thứ tự tốt nhất đến xấu nhất như sau:
         Ðộng cơ tốt và kết quả tốt
         Ðộng cơ xấu và kết quả tốt
         Ðộng cơ tốt và kết quả xấu
         Ðộng cơ xấu và kết quả xấu
Như trên đã nói, theo đạo đức học Mác-Lênin, kết quả tốt hay xấu đối với khách thể chứ không phải đối với chủ thể, mặc dù chủ thể có thể cảm thấy thanh thản hay bị cắn rứt trong lương tâm, hoặc cảm thấy hài lòng hay ân hận, những trạng thái tâm lý thường được nói tới trong đạo đức học Mác-Lênin. Còn đạo đức học Phật giáo thì quan niệm quả của nghiệp không phải ở khách thể mà là ở chủ thể, theo quy luật nghiệp báo-nhân quả.
Trong mối quan hệ động cơ-kết quả nói trên, có một yếu tố trung gian để kết quả tốt hay xấu. Ðó là năng lực hành động của chủ thể mà ta thường gọi là cái tài, một khái niệm thường đi đôi với khái niệm cái đức, hay cái tâm. Ðộng cơ tốt phải kèm theo năng lực giỏi thì mới có kết quả tốt đối với khách thể, nếu không như thế thì dù động cơ có tốt nhưng kết quả lại là xấu. Còn động cơ đã xấu rồi mà lại có thêm cái tài nữa thì kết quả càng xấu hơn. Ðó là mối quan hệ đức-tài, tâm trí trong hoạt động nói chung, trong từng hành động nói riêng. Ðạo đức học Mác-Lênin coi trọng kết quả còn hơn cả động cơ nên rất chú trọng đến cái tài. Duy ý chí là quan điểm sai lầm vì nó phủ nhận quy luật khách quan và do đó phủ nhận vai trò của trí tuệ và tài năng. Ðạo đức học Phật giáo là đạo đức học để tu hành, để sửa cái tâm, nên tuy không coi nhẹ tài năng và kết quả nhưng đặc biệt coi trọng cái tâm, vì theo Phật giáo, chính cái tâm tạo ra cái nghiệp, rồi cái nghiệp đó sẽ tạo ra cái quả. Phải chăng vì thế mà Nguyễn Du viết:
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Lạ kì nhà thơ Hà Nội có 16 vợ
Cập nhật lúc 05/04/2011 11:13:52 AM (GMT+7)

Nhà thơ, thợ mộc, thợ đóng gạch Nguyễn Đăng Hành, sinh ra và lớn lên ở ngôi làng có cái tên khá lạ Khoan Tế (xã Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội), có tới… 16 vợ, 24 con và vô số cháu.
Nhà tôi ở xã Đông Dư, cách làng Khoan Tế của nhà thơ Nguyễn Đăng Hành có 2 cây số. Hàng ngày, tôi vẫn đi chợ Bún, cái chợ khá sầm uất nằm ngay đầu đường dẫn vào nhà ông nhà thơ này. Chính vì thế, tôi biết ông nhà thơ kiêm thợ mộc lấy nhiều vợ mấy năm nay rồi, nhưng là chỉ biết qua những cuộc buôn chuyện với những tiếng cười rinh rích của mấy bà mấy chị. Tuy nhiên, tôi cứ lần lữa chẳng viết. Bởi vì, không những xã hội ta, mà cả thế giới văn minh này, chẳng ai khuyến khích đàn ông lấy hơn một bà vợ. Viết bài ca ngợi “chiến tích” của ông nhà thơ này thì không được, mà “chửi” cũng chả xong, vì biết đâu, ông lại đến nhà tôi mà… đào mả tổ.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/04/05/11/20110405111821_anh2.jpg

Nhà thơ Nguyễn Đăng Hành, người tuyên bố có 16 vợ chính thức

Cho đến một hôm, cùng nhà thơ uống bia, ăn thịt dê ở chợ Đa Tốn, tôi ướm hỏi: “Anh tính thế nào nếu chuyện ái tình thê thiếp của anh lên báo, cho thiên hạ biết”. Không ngờ, Nguyễn Đăng Hành bảo: “Chuyện của tớ chả có gì đáng tự hào, cũng chả có gì đáng xấu hổ. Gọi tớ là nhà thơ cũng được, thợ mộc cũng xong, Chí Phèo tớ cũng chẳng cãi. Làng xóm bảo tớ là Hành điên, Hành dở, Hành đểu… ờ thì họ nói đúng cả.

Tớ ị vào mặt mấy cái thằng ngủ với gái nhoanh nhoách rồi quất ngựa truy phong, rồi cứ giữ cái mặt đạo mạo ra vẻ tử tế. Nếu xã hội bảo thằng Đăng Hành này đểu, thì mặc kệ cái quan niệm đạo đức của xã hội, nhưng với những người đàn bà của tớ, cả thảy 16 đứa, chúng nó nghĩ tớ là thằng tốt, là thằng tử tế là được rồi. Chí Phèo cũng có lúc tử tế, ít ra là với Thị Nở. Cậu có tin tất cả các bà vợ đều yêu tớ, coi trọng tớ không? Tớ bấm điện thoại cho cậu nói chuyện nhé!”.

Quả thực, tôi ngỡ ngàng về Nguyễn Đăng Hành. Một người đàn ông có vợ, chỉ cần léng phéng bên ngoài, có thể đã bị cắt toi của quý. Đằng này, Nguyễn Đăng Hành có tới 16 vợ, mà anh khẳng định cả 16 bà đều yêu, đều quý, đều tôn trọng, biết ơn anh? Có điều gì đó kỳ lạ ẩn sau người đàn ông đa thê bậc nhất này?

Một ngày cuối tuần, tôi tìm đến nhà Nguyễn Đăng Hành. Con ngõ cứ nhỏ dần, đến nhà Nguyễn Đăng Hành thì chỉ còn đủ cho một chiếc xe máy chạy. Trên bức tường có đề chữ Kinh Thi và mũi tên chỉ vào trong. Sau này tôi mới biết, Kinh Thi là bút danh làm thơ của anh.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/04/05/11/20110405111821_anh3.jpg

"Căn lều thơ" vô cùng bừa bộn của Nguyễn Đăng Hành
Ngôi nhà cấp 4, cả cửa chính và cửa nách mở thông thống, không có khóa. Màn vẫn mắc trên giường. Trên đỉnh màn có mấy tấm xốp để hứng mưa dột. Bát đĩa ăn dở la liệt dưới nền nhà. Nguyễn Đăng Hành đi vắng.

Tôi loanh quanh sang hàng xóm, hỏi nhà thơ Đăng Hành, đều nhận được câu trả lời: “Cuối tuần đi đón vợ rồi, chưa về đâu”. Bác hàng xóm gọi tôi vào nhà, giới thiệu: “Tôi là chị gái của thằng Hành đây. Nó là thằng út, thằng lắm vợ nhiều con, thằng chả ra gì của nhà tôi”.

Bà chị gái của nhà thơ Nguyễn Đăng Hành là bà Kỷ. Bà Nguyễn Thị Kỷ là thầy cúng, tai hơi nặng, nói chuyện bốp chát nhưng rất lôi cuốn. Từ đầu đến cuối câu chuyện, bà cứ nhè cậu em út ra chửi. Nhưng trong giọng điệu, câu chữ chửi em mình, tôi thấy bà thương người em ấy, rằng, thế mà nó khổ nhất nhà, long đong nhất nhà.

Tôi hỏi chuyện nhà thơ Đăng Hành lắm vợ, bà Kỷ lại mắng xơi xơi: “Tôi chán ăn cỗ cưới của nó lắm rồi. Lần hai, lần ba thì còn đi đón vợ cho nó, chứ lần thứ 16 thì kệ mẹ nhà nó, tôi đếch thèm đi nữa. Nó cưới người chứ cưới chó thì cũng mặc kệ! Để tôi đếm xem nào. Con đầu tiên ở Thạch Bàn, con thứ hai ở Mỹ Hào, con thứ ba ở làng Rồng, con thứ tư ở chợ Văn Giang, con thứ năm ở xã Công Luận, con thứ sáu, con thứ bảy… tôi không nhớ, nhưng con cuối cùng, con thứ 16 là con Hà Bắc (Bắc Ninh), vừa cưới được mấy năm nay”.

Sau khi liệt kê “chiến tích” của cậu em út, bà chị gái quay sang chê: “Cái thằng Hành này còn kém xa cụ Nguyễn Du nhé. Cụ Nguyễn Du làm thơ hay hơn nó, lấy vợ cũng hoành tráng hơn nó nhiều. Năm 21 tuổi cụ đã có vợ, vậy mà khi mất, mới 31 tuổi, đã có vô số vợ và 18 con. Thằng Hành năm nay gần 60 tuổi rồi mới có 24 đứa con, còn kém lắm!”.

Bà Kỷ: “Đúng là nó có 16 vợ, cưới 16 lần, nhưng tôi chỉ nhớ được mấy đứa thôi. Mấy đứa hay qua lại, hay gặp mặt tôi thì tôi nhớ. Vợ đầu của nó là con Lê ở Thạch Bàn. Hồi cưới nhau thằng Hành 21 tuổi, con Lê 23. Chúng nó có với nhau 2 thằng con. Ở với nhau được mấy năm thì thằng Hành đuổi. Con Lê bỏ vào Nam. Chả ai nuôi con chúng nó, nên tôi phải nuôi. Giờ một thằng làm ở Tây Bắc, cũng khá thành đạt, thi thoảng cho bố tiền tiêu, một thằng nghe đâu mới học xong.

Vợ hai của nó ở Mỹ Hào, cũng đẻ một trai, một gái, đất rộng lắm. Hồi cưới nhau, cũng mổ lợn ăn, linh đình lắm, Nhưng con này ở với nó cũng chỉ được vài năm là nó đuổi.

Đuổi con này đi, thì nó cưới con làng Rồng. Ở với con này những 10 năm. Nhưng trong lúc cưới con này, thì lại tằng tịu với con nữa cũng ở Văn Giang, cũng đón dâu, cũng đông đủ họ hàng.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/04/05/11/20110405111826_anh4.jpg
Nhà thơ Đăng Hành và một cậu con trai
Cứ tưởng xong rồi, nhưng nó lại lấy thêm một đống nữa. Con bé cuối cùng ở Hà Bắc, là giáo viên hẳn hoi, kinh tế khá nhất. Con vợ này bằng tuổi thằng con lớn của thằng Hành. Riêng với con này thì có đăng ký kết hôn hẳn hoi, có với nhau 2 con gái. Nhưng rồi, cũng sống với nhau chẳng được mấy ngày, nó lại đuổi”.

Tôi hỏi bà Kỷ: “Những người vợ này không ra gì hay sao mà lại bị nhà thơ Đăng Hành đuổi đi thế?”. Bà Kỷ giải thích: “Tôi thấy vợ nó đứa nào cũng tốt, cũng tử tế. Có lần, tôi cáu tiết hỏi vì sao nó cứ đuổi vợ đi, thì nó bảo, có đàn bà ở trong nhà, nó không thể làm thơ được, nên nó đuổi! Nó thích ở một mình để còn làm ra được thơ, chứ không phải ghét bỏ gì đám vợ kia.

Tuần nào cũng vậy, cứ chiều thứ 7 nó lại xuống Văn Giang đón vợ thứ lên, rồi tiếp tục lên Bắc Ninh đón vợ út xuống. Sáng sớm thứ 2, lại trả vợ út về Bắc Ninh trước để vợ nó đi dạy, rồi mới trả vợ thứ về Văn Giang”.
(Theo VTC)
Nguồn:
http://www.vietnamnet.vn/vn/tin-nhanh/15458/la-ki-nha-tho-ha-noi-co-16-vo.html
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Ông Hành lấy 16 vợ, kể cũng là nhiều nhưng chưa giỏi. Một ông lái xe ở một quận của Đà Nẵng hiện vẫn sống với 15 bà vợ với mấy chục con. Cái tài của ông này là không đuổi, bỏ bà nào. Ông gây dựng và chăm lo cho mỗi bà và các con của bà ấy ở một nơi. Gia đình nào cũng có cơ ngơi, con cái có việc làm đàng hoàng. Nhiều đứa cũng học hành và công việc tứ tế, có vị trí nhất định trong xã hội. Ông thường xuyên quán xuyến, đi lại các nhà để thăm nom, kiểm tra, động viên, chỉ đạo công việc a, bờ, cờ...Bà nào cũng yêu quý ông. Tiếc là Gines Việt Nam không nắm được trường hợp này.
  Còn Ziona Chana, người đàn ông sống tại ngôi làng Baktwang (bang Mizoram, Ấn Độ) được dân làng tôn vinh là “quý ông may mắn nhất trái đất” vì ông có một đại gia đình khổng lồ gồm 39 bà vợ, 94 đứa con cùng 33 đứa cháu.
Theo Daily Mail, gia đình 181 người của Ziona Chana cùng sống trong một tòa nhà 4 tầng, 100 phòng, được thiết kế như ký túc xá, kê nhiều giường dành cho các bà vợ và những đứa con.
 Lại nữa Warren Jeffs (ở Mỹ) cao, gầy, trông đầy mô phạm, nhưng có tới 70 vợ và thực sự là vua trong giáo phái 10.000 thành viên của mình.

  Xem ra cái chuyện này, người Việt mình cũng vẫn kém xa thiên hạ.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cảnh báo “phao” mới cho mùa thi



TT - Trên thị trường hiện xuất hiện một loại bút bên ngoài bút ghi “Guang Xi University” (có nghĩa “Đại học Quảng Tây”) và không có gì khác với các loại bút bi của Việt Nam.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=489647

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=489648



Nó cũng có kiểu dáng và công dụng như các loại bút hiện hành. Nhưng ngoài mục đích để viết, bút Guang Xi còn có chức năng giấu tài liệu tuyệt đối thuận lợi và an toàn.

Toàn bộ bên trong thân bút được cấu tạo trục quay cực nhạy và có sẵn cuộn giấy 8 x 16cm. Đây là loại giấy được cán bằng hóa chất để in quảng cáo, nhưng khi cần làm “phao” có thể viết bằng mực thường và tẩy xóa dễ dàng.

Nếu sĩ tử có nhu cầu làm “phao” cứ viết lên mặt giấy hoặc “đính kèm” tài liệu, trục cuốn sẽ tự động cuộn tròn vào bên trong thân bút. Khi sử dụng chỉ cần kéo gờ cứng bọc kẽm lộ bên ngoài, cả trang giấy sẽ hiển thị trong lòng bàn tay.

Nếu người sử dụng thấy dấu hiệu bị theo dõi chỉ cần đẩy ngón tay, tức khắc cuộn giấy chui vào bên trong thân bút.

Có lẽ sau loại bút có mực “tàng hình” thì loại bút mới này “nhất cử lưỡng tiện” cho những ai lười học vẫn làm bài tốt. Để tránh tác động tiêu cực cho học sinh sinh viên, các ngành chức năng nên sớm vào cuộc để kiểm định và giáo viên cũng cần biết để ứng phó kịp thời.

P.T. (TP Tam Kỳ, Quảng Nam)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Thái Thanh Tâm đã viết:
Ông Hành lấy 16 vợ, kể cũng là nhiều nhưng chưa giỏi. Một ông lái xe ở một quận của Đà Nẵng hiện vẫn sống với 15 bà vợ với mấy chục con. Cái tài của ông này là không đuổi, bỏ bà nào. Ông gây dựng và chăm lo cho mỗi bà và các con của bà ấy ở một nơi. Gia đình nào cũng có cơ ngơi, con cái có việc làm đàng hoàng. Nhiều đứa cũng học hành và công việc tứ tế, có vị trí nhất định trong xã hội. Ông thường xuyên quán xuyến, đi lại các nhà để thăm nom, kiểm tra, động viên, chỉ đạo công việc a, bờ, cờ...Bà nào cũng yêu quý ông. Tiếc là Gines Việt Nam không nắm được trường hợp này.
  Còn 1 ông ở Ấn Độ hiện đang sống với 34 bà vợ với mấy chục con. Ông này tuyên bố còn lấy vợ tiếp. Luật pháp sở tại không cấm.
  Xem ra cái chuyện này, người Vệt mình cũng vẫn kém thiên hạ.
Đọc câu chuyện về nhà thơ Nguyễn Đăng Hành, em thấy tức như bò đá khi tác giả viết:
"Cho đến một hôm, cùng nhà thơ uống bia, ăn thịt dê ở chợ Đa Tốn, tôi ướm hỏi: “Anh tính thế nào nếu chuyện ái tình thê thiếp của anh lên báo, cho thiên hạ biết”. Không ngờ, Nguyễn Đăng Hành bảo: “Chuyện của tớ chả có gì đáng tự hào, cũng chả có gì đáng xấu hổ. Gọi tớ là nhà thơ cũng được, thợ mộc cũng xong, Chí Phèo tớ cũng chẳng cãi. Làng xóm bảo tớ là Hành điên, Hành dở, Hành đểu… ờ thì họ nói đúng cả.

Tớ ị vào mặt mấy cái thằng ngủ với gái nhoanh nhoách rồi quất ngựa truy phong, rồi cứ giữ cái mặt đạo mạo ra vẻ tử tế. Nếu xã hội bảo thằng Đăng Hành này đểu, thì mặc kệ cái quan niệm đạo đức của xã hội, nhưng với những người đàn bà của tớ, cả thảy 16 đứa, chúng nó nghĩ tớ là thằng tốt, là thằng tử tế là được rồi. Chí Phèo cũng có lúc tử tế, ít ra là với Thị Nở. Cậu có tin tất cả các bà vợ đều yêu tớ, coi trọng tớ không? Tớ bấm điện thoại cho cậu nói chuyện nhé!”.

“Tôi hỏi bà Kỷ: “Những người vợ này không ra gì hay sao mà lại bị nhà thơ Đăng Hành đuổi đi thế?”. Bà Kỷ giải thích: “Tôi thấy vợ nó đứa nào cũng tốt, cũng tử tế. Có lần, tôi cáu tiết hỏi vì sao nó cứ đuổi vợ đi, thì nó bảo, có đàn bà ở trong nhà, nó không thể làm thơ được, nên nó đuổi! Nó thích ở một mình để còn làm ra được thơ, chứ không phải ghét bỏ gì đám vợ kia.”

Một người có đến 16 vợ chính thức, 24 con và vô số cháu lại thích ở một mình để còn làm ra thơ được như tác giả đã viết thì chắc là chỉ có ở Việt Nam.
Một người vô trách nhiệm với vợ, con và cháu như thế,
mà thơ lại có trách nhiệm với người đọc,
được công nhận là nhà thơ mới là chuyện chuyện lạ chưa từng có trên quả đất!
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Thế Hà Anh không nghe ông Hữu Thỉnh nói về việc kết nạp vào Hội nhà văn Việt nam à ?
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

Trang http://boxitvn.wordpress.com và nhiều trang khác bị chặn tường lửa, có nghĩa là ai đó muốn mọi người chỉ được đọc, nghe, xem những gì mà họ muốn nhồi vào đầu bạn, chứ không phải là những thứ bạn muốn xem.

Tuy nhiên người ta lại rất dễ dàng vượt tường lửa bằng cả tỉ cách, xem ra cái tường lửa của họ cũng khá vớ vẩn. Trên trang Bauxite Việt Nam còn dạy cả cách vượt lửa bằng http://anonymouse.org

Những so sánh thú vị http://anonymouse.org/cgi...Fng-so-snh-th-v%E1%BB%8B/

Đăng bởi bvnpost on 07/04/2011

1. So sánh Ngải Vị Vị và Cù Huy Hà Vũ


http://boxitvn.files.wordpress.com/2011/04/clip_image00222.jpg

Cách báo chí chính thống của Trung Quốc và Việt Nam mô tả vụ bắt nghệ sỹ nổi tiếng Ngải Vị Vị và vụ xử Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ cho thấy nhiều điểm tương đồng.

Tại Trung Quốc, tờ Global Times (Hoàn cầu Thời báo), bản tiếng Anh hôm 6/5, có bài đả kích ông Ngải và cho rằng vụ bắt ông không liên quan gì đến nhân quyền.

Còn tại Việt Nam, báo chí từ trước và sau vụ xử ông Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù giam ở phiên sơ thẩm 4/4 vừa qua cũng tập trung vào mục tiêu giảm uy tín của ông.

Sự tương đồng đến từ chỗ hai nhân vật "bất đồng chính kiến" này có thân thế khá giống nhau và cách họ bị nhà chức trách xử lý cũng tương tự, cả về mặt pháp lý và việc vận động dư luận.

Thân phận hạt hướng dương

Trước hết về ông Ngải, người hiện đang có cuộc trưng bày tác phẩm "Hạt Hướng Dương" tại nhà triển lãm danh tiếng Tate Modern ở London.

Là con nhà báo, nhà thơ nổi tiếng Ngải Thanh, một vị lão thành cách mạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Ngải Vị Vị được đi du học ở Mỹ và có một thời gian sống tại New York.

Ông về nước và trở thành một nhân vật danh tiếng trong phong trào nghệ thuật mới của nước Trung Hoa thời Khai phóng.

Không chỉ là người thiết kế sân vận động hình tổ yến cho Olympics tại Bắc Kinh, ông còn là nhà bình luận nhiều vấn đề xã hội Trung Quốc.

Ngải Vị Vị sẽ bị lịch sử phán xét nhưng y sẽ phải trả giá cho sự lựa chọn khác biệt của mình

Báo Trung Quốc

Nói ngắn gọn thì ông Ngải chọn con đường làm một nghệ sỹ dấn thân và dù không nắm chức vụ gì trong ngành văn hóa, ông thường xuyên được đài báo nước ngoài phỏng vấn về Trung Quốc.

Có khả năng tiếng Anh lưu loát, vóc dáng một "hiền triết Phương Đông" với chòm râu kiểu ngày xưa, ông Ngải Vị Vị cũng không tiếc lời phê phán các quan chức Trung Quốc về tham nhũng và thiếu dân chủ.

Trong chuyến thăm của Thủ tướng Anh David Cameron sang Trung Quốc, ông Ngải công khai trả lời bằng tiếng Anh với phóng viên Nick Robinson của BBC ngay giữa đường phố Bắc Kinh rằng "Trung Quốc chưa hề có dân chủ".

Dù ông Ngải từng triển lãm tại Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn Quốc và cả Israel, dư luận Anh biết đến ông hơn cả qua tác phẩm 100 triệu hạt hướng dương bằng sứ bày thành luống trong Tate Modern.

Ý tưởng của ông là thời Cách mạng Văn hóa, mỗi người dân Trung Quốc chỉ là một hạt hướng dương, hướng tới Mặt trời Đỏ là Mao Chủ tịch.

http://static.dezeen.com/uploads/2010/10/dzn_Sunflower-Seeds-2010-by-Ai-Weiwei-5.jpg
Triển lãm Hạt Hướng Dương tại Tate Modern, London

Nhưng hạt hướng dương cũng bị chà đạp như thân phận những người dân Trung Quốc.

Thông điệp này khiến chính quyền ở Trung Quốc không vui.

Studio của ông ở Thượng Hải bị người ta đem xe ủi đến kéo đổ, vì lý do "không có giấy phép xây dựng".

Trong ngày 5/4 vừa qua, sau khi ông bị bắt đi từ cuối tuần, chừng 50 công an vào nhà riêng của ông ở Bắc Kinh lục soát, tìm bằng chứng "phản động" và lôi vợ ông ra đồn tra vấn.

Nay, theo tờ Global Times, ông Ngải "là kẻ chống lại pháp luật".

Tờ báo chính thống này cảnh báo rằng ông Ngải "đã chọn thái độ khác bình thường để chống lại luật pháp", và "luật pháp không thể nhượng bộ trước phê phán của truyền thông phương Tây".

Đây là dấu hiệu cho dù ông nổi tiếng ở nước ngoài, số phận của ông sẽ tùy thuộc hoàn toàn vào nhà chức trách.

Không chỉ lên án ông Ngải, tờ Global Times còn viện ra lịch sử để nhắc nhở:

"Ngải Vị Vị sẽ bị lịch sử phán xét nhưng y sẽ phải trả giá cho sự lựa chọn khác biệt của mình".

Cuộc đấu vì danh tiếng

Còn tại Việt Nam, báo chí chính thống không phủ nhận Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ là con nhà dòng dõi – con trai của nhà thơ, Bộ trưởng Cù Huy Cận – nhưng tạo ra ấn tượng ông là kẻ "ngạo mạn, ngông cuồng, coi thường pháp luật".

Bị cáo Cù Huy Hà Vũ đã vu khống, xúc phạm danh dự các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Báo Việt Nam trích lời cơ quan công an

Giống như trường hợp của ông Ngải Vị Vị, ông Cù Huy Hà Vũ có nhiều hoạt động trả lời báo chí, nhất là đài báo ở nước ngoài.

Báo Sài Gòn Giải phóng đăng rằng "từ năm 2009 đến tháng 10-2010, bị cáo Cù Huy Hà Vũ đã có nhiều bài viết, bài trả lời phỏng vấn một số báo chí nước ngoài được đăng tải trên mạng Internet với nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".

Trong bản cáo trạng của nhà chức trách đưa ra, các bài trả lời phỏng vấn của ông với đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) của Bộ Ngoại giao Mỹ được nêu bật.

Về cơ bản, vụ xử ông Cù Huy Hà Vũ là một vụ việc cạnh tranh về danh tiếng.

Báo chí Việt Nam đứng về phía công tố cho rằng các việc làm của ông gây tiếng xấu cho Nhà nước, và cho cả một số các nhân lãnh đạo cao cấp.

Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ bị cho là đã "xuyên tạc đường lối chủ trương chính sách, bôi xấu chế độ có hệ thống, nghiêm trọng, rất nguy hiểm cho đất nước và nhân dân, xâm hại tới đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh chính trị, ổn định và phát triển của đất nước".

Về vụ đưa đơn kiện chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì dự án bauxite Tây Nguyên, báo chí Việt Nam trích lời cơ quan công an cho rằng ông Cù Huy Hà Vũ đã "vu khống, xúc phạm danh dự các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước".

http://boxitvn.files.wordpress.com/2011/04/clip_image0064.jpg
Tình tiết lúc bắt ông Vũ có nhiều bí ẩn

Chính vì mục đích xóa bỏ hoàn toàn tư cách trí thức nổi tiếng của ông, người ta cũng không muốn công nhận ông là họa sỹ nữa và khai trừ ông khỏi Hội Nghệ sỹ tạo hình Việt Nam.

Gần đây nhất, trong một tài liệu được lưu truyền trên mạng Internet có văn bản của nhà chức trách chỉ thị các cơ quan báo chí "không gọi ông là Tiến sỹ luật", dù ông nhận bằng từ Đại học Sorbonne danh tiếng ở Paris.

Cuối cùng, điểm tương đồng trong hai vụ việc tại Việt Nam và Trung Quốc là vai trò của những người vợ.

Sau khi ông Ngải bị bắt, vợ ông, bà Lộ Thanh, cũng là một nghệ sỹ, đã trả lời đài báo nước ngoài để lên tiếng bảo vệ cho chồng.

Còn tại Việt Nam, Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà cũng đã và đang làm công việc tương tự để tìm tự do cho chồng bà, Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ.

Hiện chưa thấy báo chí chính thống ở Việt Nam và Trung Quốc công kích hai người phụ nữ này.
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [75] [76] [77] [78] [79] [80] [81] ... ›Trang sau »Trang cuối