Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [118] [119] [120] [121] [122] [123] [124] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

dangthuoc

Theo quan điểm riêng của tôi là : Nên tiến hành xây dựng theo phương án chính phủ đã phê duyệt vì tôi thấy rằng. chúng ta ai cũng có mẹ, người mẹ nào cũng thương con, mẹ Việt Nam Anh Hùng lại càng thương con, công lao của người mẹ Việt Nam lớn như biển rộng như núi cao, công lao của các mẹ Việt Nam Anh Hùng lại còn hơn biển rộng và núi cao, chiến tranh đã kết thúc chúng ta đang gìn giữ hoà bình, mong mãi hoà bình, các mẹ liệt sỹ của chúng ta sẽ dần dần về với tổ tiên,nhà nước xây một tượng đài tầm cỡ quốc gia là để các thế hệ người Việt Nam  mãi mãi biết ơn công lao của các mẹ Việt Nam Anh hùng và để bạn bè quốc tế biết đến người phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến cũng như xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo về tổ quốc. Có một điều mà tôi luôn mong mỏi lương tâm các cấp lãnh đạo và đạo đức của những người tổ chức xây dựng, đừng để những đồng tiền ân nghĩa đó rơi vào tay bọn tham nhũng, đã xây là phải xây đúng thiết kế đảm bảo chất lượng, ăn ở đâu thì không biết, còn số tiền 411,2 tỷ đồng theo dự toán, được đưa vào công trình phải đầy đủ,không bót xén ,rút ruột công trình, đừng ăn tiền làm cho các mẹ Việt Nam anh hùng, cho người mẹ Việt Nam của chúng ta.
Đặng Thước
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

dangthuoc đã viết:
Theo quan điểm riêng của tôi là : Nên tiến hành xây dựng theo phương án chính phủ đã phê duyệt vì tôi thấy rằng. chúng ta ai cũng có mẹ, người mẹ nào cũng thương con, mẹ Việt Nam Anh Hùng lại càng thương con, công lao của người mẹ Việt Nam lớn như biển rộng như núi cao, công lao của các mẹ Việt Nam Anh Hùng lại còn hơn biển rộng và núi cao, chiến tranh đã kết thúc chúng ta đang gìn giữ hoà bình, mong mãi hoà bình, các mẹ liệt sỹ của chúng ta sẽ dần dần về với tổ tiên,nhà nước xây một tượng đài tầm cỡ quốc gia là để các thế hệ người Việt Nam  mãi mãi biết ơn công lao của các mẹ Việt Nam Anh hùng và để bạn bè quốc tế biết đến người phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến cũng như xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo về tổ quốc. Có một điều mà tôi luôn mong mỏi lương tâm các cấp lãnh đạo và đạo đức của những người tổ chức xây dựng, đừng để những đồng tiền ân nghĩa đó rơi vào tay bọn tham nhũng, đã xây là phải xây đúng thiết kế đảm bảo chất lượng, ăn ở đâu thì không biết, còn số tiền 411,2 tỷ đồng theo dự toán, được đưa vào công trình phải đầy đủ,không bót xén ,rút ruột công trình, đừng ăn tiền làm cho các mẹ Việt Nam anh hùng, cho người mẹ Việt Nam của chúng ta.
Theo tôi, bên cạnh đó nên xây thêm một cái tượng đài cho ông Đặng Thước và một số ông nữa!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

dangthuoc

@ Tuấn Khỉ : Mình thì  sau này, thế nào cũng được vợ con mình xây cho một cái, 2m2 ở quê nhà, tầm cỡ mình chỉ được thế thôi,còn theo ông thì mình không bao giờ có đâu !
Mà xin nói với Tuấn rằng 411,2 tỷ đó nếu không xây tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng thì số tiền đó cũng sẽ được sử dụng vào việc khác mà mình làm sao biết được " nhiều hơn thế rồi cũng hết..." nên mình ủng hộ cho việc xây dựng tượng đài mẹ việt nam anh hùng, chỉ mong số tiền đó không bị ăn bớt của công trình, mà đã ăn tiền của tượng đài thì cũng khó nuốt với các anh hùng liệt sỹ, các liệt sỹ của chúng ta rất linh thiêng vẫn dũng cảm chống tiêu cực !
Đặng Thước
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

dangthuoc đã viết:
@ Tuấn Khỉ : Mình thì  sau này, thế nào cũng được vợ con mình xây cho một cái, 2m2 ở quê nhà, tầm cỡ mình chỉ được thế thôi,còn theo ông thì mình không bao giờ có đâu !
Mà xin nói với Tuấn rằng 411,2 tỷ đó nếu không xây tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng thì số tiền đó cũng sẽ được sử dụng vào việc khác mà mình làm sao biết được " nhiều hơn thế rồi cũng hết..." nên mình ủng hộ cho việc xây dựng tượng đài mẹ việt nam anh hùng, chỉ mong số tiền đó không bị ăn bớt của công trình, mà đã ăn tiền của tượng đài thì cũng khó nuốt với các anh hùng liệt sỹ, các liệt sỹ của chúng ta rất linh thiêng vẫn dũng cảm chống tiêu cực !
Tôi nghĩ đơn giản thôi: bản thân mình còn đang đi vay mượn, con em út còn bệnh tật, thằng em thứ hai đang chạy ăn từng bữa thì thằng anh cả cũng chẳng nên sắm cái ban thờ mẹ to tổ bố để rồi cả làng cả xã người ta chửi cho mà nghe, đến nỗi mẹ ở dưới suối vàng cũng khó mà yên ổn, mát mẻ.

Còn thì cái lúc trên dưới hoà thuận, làm ăn ngon lành, của ăn của để thì muốn làm gì chẳng được.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Hồng Hải

Vodanhthi đã viết:

'Mẹ tôi chắc không vui nếu tượng đài tốn kém'



"Ban đầu khi nghe tỉnh chọn hình ảnh mẹ tôi làm mẫu để xây dựng tượng đài, tôi xúc động lắm. Nhưng mà bây giờ xây tượng đài tốn nhiều tiền quá, nơi chín suối chắc mẹ tôi cũng không vui", mẹ anh hùng Lê Thị Trị tâm sự.

Quần thể tượng đài tượng trưng cho khoảng 50.000 mẹ VN anh hùng trong cả nước xây dựng tại Quảng Nam lấy nguyên mẫu hình ảnh mẹ Nguyễn Thị Thứ tại xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, mẹ Thứ có 9 con ruột, một con rể và 2 cháu ngoại lần lượt hy sinh.

Con gái mẹ Thứ là bà Lê Thị Trị (nay đã ngoài 80 tuổi) cũng được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu bà mẹ VN anh hùng vì có chồng và hai con gái là liệt sĩ. Nói về việc xây tượng đài tốn hàng trăm tỷ đồng, mẹ Trị bộc bạch: "Ban đầu khi nghe tỉnh chọn hình ảnh mẹ tôi làm mẫu để xây dựng tượng đài, tôi xúc động nhiều lắm. Nhưng mà bây giờ xây tượng đài tốn nhiều tiền quá, nơi chín suối chắc mẹ tôi cũng không vui gì đâu".

Rồi mẹ Trị nói tiếp: "Có xây tượng đài thì cũng nên làm vừa sức thôi, đừng phung phí nhiều tiền mất đi ý nghĩa sâu xa của nó".

Mẹ VN anh hùng Võ Thị Khá 90 tuổi ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, có chồng và 2 con trai tuổi 18, 20 đã ngã xuống trong chiến tranh, chỉ còn con gái duy nhất ở bên mình. Ngày hòa bình, mẹ lại gánh chịu thêm nỗi đau khi con gái bị di chứng chất độc da cam nên mất khả năng sinh con phải ly hôn sau chưa đầy một năm lập gia đình. Hai mẹ con nương tựa nhau trong căn nhà trống vắng, hàng ngày chị Khen vừa bươn chải bán rau mưu sinh, vừa chăm sóc phụng dưỡng mẹ già trong những năm cuối đời.

Ngồi trầm ngâm cho con gái chải mái đầu bạc trắng, mẹ Khá nói nhỏ nhẹ: "Làm tượng đài gì mà tốn kém nhiều thế, xây vừa tiền thôi, số còn lại nên dành để chăm sóc trẻ mồ côi, tàn tật, giúp các cháu nghèo đến trường thì có ích nhiều hơn. Nước mình còn nhiều địa phương nghèo khổ lắm".

Con gái của mẹ Khá là bà Trần Thị Khen cho biết, mấy năm trước Nhà nước định tặng nhà tình nghĩa nhưng mẹ từ chối, nhường cho mẹ VN anh hùng khác nghèo khổ hơn. Giờ đây may mắn là hài cốt cha và các anh đã được tìm thấy, chôn cất hương khói ở nghĩa trang liệt sĩ. "Thế là mẹ mãn nguyện rồi không mong gì hơn", mẹ Khá nghe kể chuyện, chép miệng.

Các mẹ VN anh hùng cũng bày tỏ ước nguyện cuối đời thật giản dị, chẳng hạn: mong hài cốt của chồng con sớm được quy tập, an táng ở nghĩa trang liệt sĩ quê nhà; muốn con cháu học hành đỗ đạt trở thành người có ích cho xã hội; hay sửa chữa lại mái nhà tình nghĩa "nắng rọi, mưa dột" cho cháu gái có nơi thờ phụng ông, bà, các chú là liệt sĩ.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ lúc mẹ Trần Thị Phẩm tuổi còn trẻ, sau đó đứa con trai duy nhất cũng hy sinh, suốt gần 50 năm qua mẹ sống cô đơn ở huyện đảo Lý Sơn. Hàng ngày mẹ vẫn dè sẻn, tiếm kiệm chi tiêu từng đồng để dành tiền góp vào quỹ khuyến học giúp trẻ nghèo của xã có tiền mua sách, vở đến trường.

Trong những năm tháng tuổi già, mẹ ước mong hài cốt của con trai được đưa từ huyện Sơn Tịnh quy tập về nghĩa trang liệt sĩ của huyện đảo để hương khói. "Xây tượng đài cho mẹ làm chi, các chú hãy giành tiền giúp tụi nhỏ ở vùng sâu, vùng xa đến trường thì tốt hơn", mẹ Phẩm nói.

Còn mẹ VN anh hùng Nguyễn Thị Thư quê ở xã An Nghĩa, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, đang sống quê chồng ở Quảng Ngãi cho rằng: "Nếu Nhà nước làm tượng đài tri ân các mẹ thì xây nho nhỏ thôi, nên dành tiền để chăm sóc, phụng dưỡng các mẹ sống neo đơn trong tuổi già". Suốt mấy chục năm qua, mẹ Thư côi cút một mình giữa TP Quảng Ngãi, chồng chết sớm, con trai duy nhất hy sinh vào năm 1968. Mẹ Thư ao ước, khi nhắm mắt lìa đời mẹ được đưa về gần con ở nghĩa trang liệt sĩ xã An Nghĩa, huyện Hoài Ân, quê nhà.

Trong khi đó lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cho biết vẫn quyết tâm xây dựng công trình tượng đài mẹ VN anh hùng theo hướng vừa làm vừa vận động kinh phí và chờ Trung ương xem xét hỗ trợ.

Trao đổi với VnExpress.net chiều nay, ông Đinh Văn Thu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, 411,2 tỷ đồng là con số dự toán về công trình tỉnh đang kiến nghị Trung ương xem xét quyết định, hỗ trợ đầu tư.

"Trung ương hỗ trợ bao nhiêu thì hay bấy nhiêu, số còn lại tỉnh tiếp tục kêu gọi các Bộ ngành, cơ quan, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong cả nước cùng chung tay góp sức; đây là công trình văn hóa cấp quốc gia chứ không riêng gì của tỉnh Quảng Nam", ông Thu nhấn mạnh.

Quần thể tượng đài bà mẹ VN anh hùng ban đầu Quảng Nam dự định chỉ xây quy mô cấp tỉnh với kinh phí 55 tỷ. Sau đó, tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch điều chỉnh vốn lên 81 tỷ đồng, trong đó trung ương cấp 50 tỷ, tỉnh chi 20 tỷ và nguồn đóng góp từ các đoàn thể, tổ chức xã hội là 11 tỷ đồng.

Tháng 11/2007, Thủ tướng đồng ý đưa dự án vào danh sách công trình văn hóa cấp quốc gia và yêu cầu tỉnh Quảng Nam xem xét tính toán lại tổng mức đầu tư cho phù hợp với quy mô. Đầu năm 2008, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị tỉnh tính toán lại tổng mức đầu tư để phù hợp với quy mô mới. Sau đó Quảng Nam đã điều chỉnh, bổ sung vốn đầu tư lên 411,2 tỷ đồng.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/f2/1d/me.jpg
Kết quả biểu quyết của bạn đọc trên VnExpress.net từ chiều 20/9 đến chiều 22/9



TRÍ TÍN


Ý KIẾN BẠN ĐỌC:

Thật sự là mất hết ý nghĩa

Với thông tin xây dựng một tượng đài 411 tỷ đồng thực sự tôi không tin khi đọc. Tại sao lại có ý tưởng như vậy chứ không nói tới việc thực hiện nó, trong khi các bà mẹ VN anh hùng, những người già neo đơn chỉ cần 500.000 VND một tháng cũng hạnh phúc lắm rồi. Nếu lấy 411 tỷ gởi ngân hàng lãi suất 14% năm thì sẽ đủ nuôi gần 10.000 mẹ với trợ cấp 500.000/tháng. Thật không thể tin nổi cái ý đồ này nếu như không nghĩ tới lợi ích cá nhân mà họ thu về thì chắc chắn một người bình thường có đủ tư duy sẽ không bao giờ ủng hộ cho dự án.
( Ngoc )

Bản thân các mẹ đã là tượng đài rồi
Các mẹ đã và luôn là tượng đài rồi. Thay vì làm lớn thì làm vừa phải. Và dành phần lớn kinh phí đó phụng dưỡng những mẹ còn sống và giúp đỡ những em nhỏ nghèo khó ở vùng sâu vùng xa. Tôi nghĩ đa số mọi người đều đồng tình như vậy! Hãy săn sóc cho mẹ khi còn có thể chứ các mẹ mất rồi thì chẳng qua chỉ là nói miệng thôi. Việc thiết thực vẫn là trên hết! Mong các đồng chí suy tính lại!
( Truong Oai )

Hãy làm cho các mẹ thấy tự hào
Việc xây dựng tượng đài Mẹ VNAH là việc làm cần thiết, nhưng phải là sao cho phù hợp để các Mẹ còn sống cảm thấy đó là vinh dự, tự hào chứ với hơn 400 tỷ đồng thì quá là lãng phí. Ngay các mẹ đang sống cũng không đồng tình, nói chi các mẹ đã khuất ở chín suối chắc cũng không vui đâu. Còn lãnh đạo cứ làm thì các mẹ cũng phải chịu thôi vì đâu phải quyền của các mẹ. Hỏi thì hỏi thôi nhưng quyết đâu phải các Mẹ

( Vũ Tiến )
Quảng Nam là một trong 5 tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm trung bộ nhưng vẫn là một tỉnh nghèo. Việc Quảng Nam quyết định đầu tư 410 tỷ đồng để xây dựng tượng đài Mẹ VN anh hùng là một quyết định khá sốc. Để có được quyết định này, cá nhân Quảng Nam chắc cũng sẽ lường trước được các luồng ý kiến của dư luận. Mục đích tốt đẹp, ý nghĩa tốt đẹp nhưng không phải bất cứ điều gì tốt đẹp cũng phải được cầm, nắm hoặc sờ thấy. Tôi nhớ có lần Bố tôi cùng với các Bác về thăm gia đình của Mẹ VN anh hùng ở một tỉnh Miền Đông Nam Bộ. Bố tôi bảo Mẹ ngồi lặng thinh khi nghe các Bác chúc tết và tặng quà chỉ khe khẽ chấm nước mắt. Mọi người lo quá không biết làm sao chỉ biết nắm chặt lấy bàn tay Mẹ, có Bác còn ngồi thụp cả xuống. Hồi lâu, chừng bớt xúc động mẹ nhìn mọi người rồi bảo: Nếu có một điều ước, bây có biết tau ước gì không? Mọi người bối rối quá không biết trả lời làm sao...Mẹ tiếp tục: Tau ước giá mà chiến tranh hãy vẫn còn...Mẹ lặng một giây rồi tiếp lời:...Để tụi bây còn về với Má, để Má còn được chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ, manh quần tấm áo cho tụi bây...Mọi người oà lên khóc...
...
Kể chuyện này cho tôi, Bố tôi bảo: Không phải người già cần tôn vinh hay cần mâm cao cổ đầy, võng xanh lộng đỏ...Người già chỉ cần sự quan tâm. Sự quan tâm này xuất phát từ cái tâm...Mà cái tâm không nhất thiết phải được đong đếm bằng tiền...
Tôi chắc ở Quảng Nam sẽ và vẫn còn rất nhiều những gia đình chính sách, những gia đình có công với cách mạng, những bà má tuy không phải là Mẹ VN anh hùng nhưng đã làm rạng danh đất nước này bởi đức độ, lòng hy sinh, chung thuỷ vẹn toàn. Chúng ta làm sao kể hết...
Thế nên điều quan trọng bây giờ không phải là tượng to, nhiều tiền chúng ta mới thể hiện lòng quan tâm, sự hiếu thuận đền đáp công ơn của Má. Dù không nói ra nhưng ngày Má tiễn chồng trao con cho Cách mạng chỉ để mong một ngày dân được tự do, đất nước được hoà bình, mọi người có cơm ăn, áo mặc, trẻ con được học hành, sẽ không còn những cảnh đời tai ương, lầm than, đói khổ...
Tôi nghĩ trước khi xây tượng, Quảng Nam nói riêng và các tỉnh có những dự án tương tự hãy tự vấn mình: Những điều Mẹ VN anh hùng ao ước, chúng ta đã làm được chưa?
Câu trả lời chắc sẽ không dễ dàng đối với những đứa con thật lòng hiếu để với Mẹ...
Ta về khuất bóng tây sơn nhạn
Tịch mịch rả cánh bay
Quay đầu là núi
Gửi lòng bằng hữu
Chỉ chút hương cay.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

dangthuoc

Tất cả mới là dự kiến ! trong tình hình kinh tế của đất nước và địa phương hiện nay chưa chắc đã có tiền mà xây !
Đặng Thước
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Hồng Hải

Cũng mong ý tưởng này vẫn còn đang nằm trên giấy. Cũng mong Quảng Nam chậm lại vài giây để nghĩ thật kỹ và lắng nghe thật thấu đáo ý kiến của dư luận để có những quyết định sáng suốt.
Ta về khuất bóng tây sơn nhạn
Tịch mịch rả cánh bay
Quay đầu là núi
Gửi lòng bằng hữu
Chỉ chút hương cay.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Họ sẽ vẫn cứ làm cho mà xem!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trần Quế Hằng

Nếu đúng như Bác Tuấn dự đoán thì đấy chính là thời điểm câu nói: "Trăm năm bia đá thì mòn, nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ" phát huy tác dụng...Hy vọng sẽ ko phải như thế.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

'Xây tượng đài hoành tráng cũng như nhà nghèo nuôi voi chơi'



"Hình thức làm công trình tưởng niệm bây giờ đã rất khác. Gần đây nhất, kỷ niệm sự kiện 11/9 ở Mỹ, họ cũng không làm những tượng đài cao vút, đồ sộ trên nền 2 tòa tháp cũ", ông Phạm Trung, Trưởng ban Mỹ thuật hiện đại (Viện Mỹ thuật) trao đổi với VnExpress.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/f2/f7/td2.jpg
Tượng mẹ VN anh hùng đã xong mô hình xi măng tỷ lệ 1/1. Ảnh: Vũ Huy Thông.



- Vừa có chuyến thăm mô hình tượng đài mẹ VN anh hùng tại Quảng Nam, cảm nhận của ông như thế nào về công trình này?

- Trước thông tin Quảng Nam xây tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, những người nghiên cứu mỹ thuật đã rất quan tâm bởi lẽ công trình đội giá nhiều lần với số tiền rất lớn, trở thành tượng đài có kinh phí lớn nhất Việt Nam, vượt qua cả tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khi tôi xem mô hình bằng xi măng với tỷ lệ 1/1, ấn tượng đầu tiên là không thỏa mãn, không choáng ngợp về thẩm mỹ, về hiệu quả thị giác mà chỉ thấy đồ sộ. Tôi cũng liên tưởng ngay nếu xây dựng ngoài thực địa, với những công năng lồng ghép (bảo tàng, nơi người dân tới vui chơi, du lịch…), trong không gian nắng và gió khắc nghiệt của miền Trung thì khối tượng này sẽ rất thô và khô.

Tác giả có thể hiện tứ văn học rất hay là tượng sừng sững như núi, có hồ nước phía dưới với ý tưởng "Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Tuy nhiên, công trình này không thể hiện được điều đó bởi ấn tượng thị giác là khô, nhiều chi tiết vụn, không có sự chắt lọc và không có tính điêu khắc.

Về quy hoạch mặt bằng, cấu trúc tổng thể cũng không thỏa mãn, dàn trải, rời rạc, mặc dù về sau có thêm tiểu cảnh cây xanh trong không gian chung. Có thể lấy một ví dụ bằng hàng trụ biểu bên ngoài. Tác giả cố gắng khai thác những hình tượng nghệ thuật, mô típ chạm khắc dân gian, như hoa sen, mây, đàn nhạc, chân dung phụ nữ... nhưng khi càng lồng ghép thì thấy sự tả kể, vụn vặt càng lộ rõ.

Nói thẳng là những minh họa đó mang tính cải lương, “tân cổ giao duyên” và nó càng làm cho tính chất tưởng niệm và chủ đề về mẹ VN bị dàn trải, sức thuyết phục về mặt nghệ thuật không cao, mang nặng tính dân gian nhiều hơn là tính bác học, chuyên nghiệp.

- Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cho rằng, tượng hoành tráng mới thể hiện hết tầm vóc của mẹ VN anh hùng, xứng tầm thế giới, ông nghĩ sao về điều này?

- Tư duy thẩm mỹ của người Việt từ hàng nghìn năm nay đều do điều kiện khí hậu và điều kiện kinh tế quy chiếu. Người Việt không có tư duy phát triển theo chiều cao, không có truyền thống làm tượng đài, tượng ngoài trời. Các công trình kiến trúc thường phát triển theo chiều ngang, tiêu biểu như các cung điện ở Huế và đình chùa khắp cả nước.

Từ năm 2006, Viện Mỹ thuật VN tổ chức hội thảo về điêu khắc ngoài trời VN hiện đại. Rất nhiều ý kiến cảnh báo tượng đài ngoài trời VN ngày càng xấu đi, xa rời thẩm mỹ truyền thống của người Việt. Vậy có nên làm tượng đài nữa không? Thế nhưng, sau hội thảo không thấy tình hình tiến bộ mà càng có nhiều tượng đài to và xấu hơn.

Có thể là do kinh tế phát triển nên nhiều nơi, nhiều người muốn làm to hơn song điều ngược lại là hiệu quả xã hội từ các công trình đem lại rất hạn chế. Càng làm, các công trình tượng đài càng tiêu tốn nhiều và không tạo ra được những điểm nhấn thẩm mỹ thị giác bởi tính công thức và minh họa cổ động rập khuôn, không đạt được thành tựu về giáo dục cộng đồng và giáo dục thẩm mỹ.

Ở VN hiện nay rất ít người có khả năng làm tượng đài mà cả tư duy lẫn tay nghề tốt. Những công trình hoành tráng sử thi chỉ đếm trên đầu ngón tay, ví dụ Mẹ Tổ quốc của ông Nguyễn Hải, tượng Nhà tù Lao Bảo của Phạm Văn Hạng, tượng đài Ngã ba đồng Lộc của Lê Đình Quỳ, một số tác phẩm của Phan Gia Hương, Lưu Danh Thanh, Tạ Quang Bạo... Tức là rất ít người làm được những công trình mà có cảm giác có tính hoành tráng, sử thi. Ngay cả các sáng tác của họ, chất lượng nghệ thuật cũng không ổn định.

Các trường đào tạo của chúng ta không có chuyên ngành đào tạo điêu khắc hoành tráng, trừ ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Các trường khác chỉ dạy điêu khắc tượng tròn, còn điêu khắc ngoài trời đòi hỏi kinh nghiệm và hình thức đào tạo riêng thì ta không có.

- Là nhà nghiên cứu nghệ thuật, ông đánh giá thế nào về xu hướng làm tượng đài đồ sộ hiện nay?

- Hiện nay trên thế giới người ta không làm tượng đài như ở ta nữa. Ngay cả Trung Quốc cũng làm rất ít, chuyển sang những hình thức khác. Gần đây nhất, kỷ niệm 10 năm sự kiện 11/9 ở Mỹ, tại khuôn viên của tòa tháp đôi bị đánh sập, họ không làm những tượng đài cao vút, đồ sộ mà tại nền 2 tòa tháp cũ, họ đào hai cái hồ vuông, nước chảy liên tục vào đấy, xung quanh ghi tên những người thiệt mạng. Ngày tưởng niệm họ chiếu 2 cột đèn laser lên trời, kỹ thuật không có gì ghê gớm nhưng ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Hình thức làm công trình tưởng niệm bây giờ đã rất khác. Các nước có nhiều hình thức đáng học hỏi chứ không như của ta, hàng chục năm nay vẫn công - nông - binh giơ tay và tượng đài thành công thức, mang nặng tính cổ động, minh họa.

Tất cả điều đó chứng tỏ sự không tiến bộ về thẩm mỹ đến nỗi có ý kiến tiêu cực rằng nên xếp tượng đài vào lĩnh vực xây dựng, không bàn về thẩm mỹ nữa; hay nên chăng dừng xây tượng đài cho đến sau 2020, để lúc đó kinh tế ổn định, các điều luật rõ ràng hơn thì mới bàn... Trong một cuộc hội thảo do Hội Mỹ thuật VN tổ chức cách đây vài năm, có nhà điêu khắc có thâm niên và uy tín trong việc làm tượng đài ở nước ta từng dũng cảm thừa nhận: “Tượng đài là nơi làm kinh tế của các nhà điêu khắc”.

- Nhân nói về bệnh phì đại, ông đánh giá thế nào về mối liên hệ của phong trào đua nhau làm cái to nhất, lớn nhất, lập kỷ lục ở VN hiện nay?

- Thực ra, bệnh thành tích, bệnh muốn chứng tỏ mình là biểu hiện của sự thụt lùi văn hóa, một biểu hiện của sự thích ồn ào, khoe mẽ của tính thực dụng kiểu “trọc phú” chơi trội. Bởi vì, mình phải biết mình là ai. Dân tộc VN có truyền thống văn hóa lâu dài hàng nghìn năm, truyền thống chống ngoại xâm. Tuy nhiên, kinh tế VN thì chỉ mới thoát nghèo và nước ta về lãnh thổ, dân số là nước trung bình trên thế giới. Chúng ta có quyền tự hào ở những khía cạnh nhất định, thế nhưng khi cả xã hội đua nhau làm mọi thứ mà cái gì cũng muốn ghi vào kỷ lục, nhưng giá trị thực chất thì rất đáng ngờ, thì nó gây nên một cơn sốt mà có nhà văn hóa đã nói là "sự lên đồng tập thể". Ở đây, rõ ràng thể hiện sự trục trặc về văn hóa, một lối sống bề nổi, chụp giật và ngạo mạn.

Tôi có thể khẳng định, với hình thức làm tượng đài ngày càng phóng to về quy mô, bảo thủ về hình thức và kỹ thuật, tiêu tốn ngày càng nhiều tiền mà lại lồng ghép nhiều công năng trái chiều.... thì đó sẽ là một sự thất bại về mặt nghệ thuật của VN. Tượng mẹ VN là ví dụ chung cho sự thất bại này.

Nói cách khác, xây dựng tượng đài được ví như nhà nghèo nuôi voi cưỡi chơi, tốn kém vô cùng, và sự ảnh hưởng về mặt giáo dục tinh thần, xã hội cho cộng đồng ngay tại khu dân cư có công trình xây dựng và cho văn hóa nói chung là không cao, nếu không nói là rất đáng ngại nếu tượng đài đó chất lượng xây dựng, thẩm mỹ xấu.

- Vậy theo ông công trình này nên làm thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại trong khi đã triển khai dự án được 4 năm?

- Khi làm tượng đài, có nhiều yếu tố chi phối. Hội đồng thẩm định địa phương có nhiều thành viên không có chuyên môn nhưng lại có tiếng nói quyết định và ra những bài toán mà các nghệ sĩ phải làm theo, thành ra đẽo cày giữa đường...

Tôi cho rằng, dư luận có thể cứ phản đối, còn địa phương họ vẫn sẽ cứ làm nếu không có chỉ đạo nào từ cấp cao hơn. Theo nghệ sĩ Đinh Gia Thắng, chi phí phóng tượng chỉ là 1/2 của con số hơn 410 tỷ đồng, còn lại là các hạng mục, sân vườn. Nếu địa phương có thực tâm cầu thị thì họ sẽ cắt bớt các hạng mục khác. Thực ra nếu họ dùng tiền ấy làm nhà tình nghĩa, làm bệnh viện, trường học thì giá trị nhân văn hơn nhiều.

- Cá nhân ông, nếu có thẩm quyền, ông sẽ xử lý như thế nào?

- Nói thẳng, nếu có thẩm quyền tôi sẽ không cho làm ngay từ đầu, mà lựa chọn nhiều phương án khác, thậm chí có thể mở nhiều cuộc thi, tìm kiếm các đồ án, giải pháp trên phạm vi cả nước. Công trình nên chọn phương án xây dựng vừa phải, tinh xảo. Vẫn có thể lấy mẹ Thứ làm mô thức chung, hoặc hình tượng nào đó khái quát được lịch sử văn hóa dân tộc, nhưng cái chính phải là chọn được người sáng tác có nghề. Bài toán ấy phụ thuộc vào đề bài, công trình được đặt ở đâu, ý nghĩa, yêu cầu cụ thể, vị trí đặt thì sẽ ra hình thức cụ thể. Khi càng cô đọng, xúc tích thì công trình càng có tính biểu tượng, đại diện cho văn hóa dân tộc.

Tôi cũng mong rằng, nhà quản lý nên cầu thị, dừng hãm bớt tốc độ xây tượng đài. Đây không chỉ ý kiến của riêng tôi mà nhiều chuyên gia trong ngành kiến trúc, mỹ thuật từng phát biểu.

NGUYỄN HƯNG thực hiện
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [118] [119] [120] [121] [122] [123] [124] ... ›Trang sau »Trang cuối