Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [109] [110] [111] [112] [113] [114] [115] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Gió Đông Ngân

Chắc mọi người cũng đã đọc bài này trên Vietnamnet và một số báo mạng,theo thiển ý của tôi thì tác giả bài viết đã hơi quá khích trong tư tưởng chống Trung Quốc.
Khu du lịch là nơi để du khách đến tham quan và thư giãn,mọi cách bài trí trong khu du lịch đều nhằm vào mục đích tạo cảnh quan để thu hút du khách miễn những cảnh quan đó không gây phản cảm.Vạn Lý Trường Thành là một kỳ quan được thế giới công nhận thế thì tại sao chúng ta lại phản ứng ?
Nếu những ai đã từng đi du lịch Trung Quốc,đến Thâm Quyến tham quan công viên Window of the World thì sẽ thấy nhiều công trình kiến trúc thu nhỏ của các nước như Kim tự tháp, Tượng Nhân Sư, Tháp Eiffel, Nhà Thờ Đức Bà Paris, Núi Tổng Thống, tượng Nữ Thần Tự Do, Nhà hát Opera Sydney, Đền Angkor và có cả Chùa Một Cột của VN thì chúng ta nghỉ thế nào ?
Chống Trung Quốc là chống chủ trương xâm lược và bành trướng của một thiểu số người Trung Quốc chứ không vì bức xúc nhất thời mà chúng ta chống cả nhân dân Trung Quốc,nền Văn Hoá lâu đời cũa Trung Quốc và cả những danh lam thắng cảnh,di tích lịch sử của Trung Quốc.
Ta đứng,chung quanh cồn cát trắng
Lặng mình,văng vẳng gió đông ngân...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Gió Đông Ngân đã viết:
Chắc mọi người cũng đã đọc bài này trên Vietnamnet và một số báo mạng,theo thiển ý của tôi thì tác giả bài viết đã hơi quá khích trong tư tưởng chống Trung Quốc.
Khu du lịch là nơi để du khách đến tham quan và thư giãn,mọi cách bài trí trong khu du lịch đều nhằm vào mục đích tạo cảnh quan để thu hút du khách miễn những cảnh quan đó không gây phản cảm.Vạn Lý Trường Thành là một kỳ quan được thế giới công nhận thế thì tại sao chúng ta lại phản ứng ?
Nếu những ai đã từng đi du lịch Trung Quốc,đến Thâm Quyến tham quan công viên Window of the World thì sẽ thấy nhiều công trình kiến trúc thu nhỏ của các nước như Kim tự tháp, Tượng Nhân Sư, Tháp Eiffel, Nhà Thờ Đức Bà Paris, Núi Tổng Thống, tượng Nữ Thần Tự Do, Nhà hát Opera Sydney, Đền Angkor và có cả Chùa Một Cột của VN thì chúng ta nghỉ thế nào ?
Chống Trung Quốc là chống chủ trương xâm lược và bành trướng của một thiểu số người Trung Quốc chứ không vì bức xúc nhất thời mà chúng ta chống cả nhân dân Trung Quốc,nền Văn Hoá lâu đời cũa Trung Quốc và cả những danh lam thắng cảnh,di tích lịch sử của Trung Quốc.
Nghiên cứu, học tập, sử dụng, bắt chước... văn hóa là tất yếu lịch sử, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay. Tuy nhiên, tỷ trọng quá lớn của những cái gọi là Trung Quốc, kể cả từ hàng hóa, đầu tư, tiêu dùng, công nghiệp... đến phim ảnh, lịch sử, văn chương, giải trí... là điều cần xem xét và phải được cảnh tỉnh.

Nếu Trung Quốc được xem xét trong tỷ lệ cân đối với các nền văn hóa khác thì khỏi phải bàn. Nhưng nếu tỷ trọng Trung Quốc vượt trội và nổi bật hẳn lên thì lại là điều đáng báo động.

Ngoài ra, chi tiết cụ thể của công trình: trong bối cảnh nào? ở đâu? hình thức và nội dung ra sao? mức độ thế nào... cũng nên đặt ra với những người thiết kế và xây dựng.

Cuối cùng, trong những thời điểm đặc biệt như xung đột, mâu thuẫn, chiến tranh... việc tuyên truyền, quảng bá cho văn hóa của đối phương có thể bị cấm ngặt.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoanui74

"Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam..."

HỒ CHÍ MINH - 1941
"Loài hoa núi sắc và hương dịu lắm
Với thời gian năm tháng chẳng phai màu"...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

CÓ AI XUÔI VẠN LÝ…

Vạn lý trường thành

Vạn lý trường thành

Bất đáo Trường Thành phi hảo hán…



Giữa Việt Nam bỗng mọc lên vạn lý trường thành

Những chú lính Tần đứng trông coi đất đai tiên tổ

Áo giáp, giáo cung, mũ mão

Mắt trừng như thể nuốt ngưu.



Có ai xuôi vạn lý trường thành

Bóng dáng xâm lăng soi nước hồ Than Thở

Mimosa dưới nắng trời vẫn nở

Du khách tươi cười làm hảo hán giữa cao nguyên.



Vạn lý trường thành

Vạn lý trường thành


Đà Lạt mờ sương ẩn hiện…

những cung đường uốn lượn

đâm vào lòng đất mẹ

móng vuốt kẻ thù hiểm thâm.



Có ai xuôi vạn lý

ngước nhìn mây trời nước Việt bao la…

lao xao dân Nam mặc áo Hoàn Châu

háo hức chờ đến lượt trèo lên đỉnh vạn lý trường thành

mọc trên mình tổ quốc

không cần đến Bắc Kinh vẫn làm hảo hán

hít thở không khí vua Tần giữa đất tổ quê cha.                             



Vạn lý trường thành

Vạn lý trường thành


Cửa ải xa cửa ải xa…

Ai dựng nên ai khắc tạc?

Ngăn đôi mắt nhìn sâu vào lòng tổ quốc!

Nối liền “núi sông” với kẻ bạo quyền.



Vạn lý trường thành

Vạn lý trường thành


khu vui chơi vùng sơn cước

mỗi ngày một chút

quen dần …



“Có ai xuôi vạn lý

Nhắn đôi câu giúp nàng…”


Đá Vọng Phu thăng trầm vôi vữa, cỏ hoang

Biển Hà Tiên gãy đôi Hòn Phụ Tử

Ai qua Chùa Hương nghe kẻ tục đòi tiền

Huế đẹp thơ di tích thành phế tích…

linh vật tổ tiên mong manh

có địch nổi Vạn lý trường thành?



“Chín con long thật lớn, muốn đem tin tới nàng,

Núi ngăn không được xuống, chúng kêu ca dưới ngàn.

Nàng cố đợi nghìn năm, một nghìn năm nữa khác sẽ qua,

đến khi núi lở sông mòn…”


Câu ca xưa thương tâm

khóc người thiếu phụ chờ chồng

Tháng bảy, mưa ngâu, nước non lên tiếng hãi hùng.



những cái chết âm thầm

trong kỳ quan vạn lý!

                                                          
1-8-2011

Lê Thị Thanh Tâm
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

hoanui74 đã viết:
"Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam..."

HỒ CHÍ MINH - 1941

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=511334
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Điểm thi môn sử thấp không ngờ

TT - Nhiều trường ĐH có trên 98% bài thi môn sử dưới điểm trung bình. Thậm chí có trường chỉ một thí sinh đạt điểm trung bình môn sử. Đây là con số đáng báo động bởi theo nhiều trường, chưa năm nào điểm thi môn sử lại thấp như thế.
Thống kê từ điểm thi các trường ĐH cho thấy điểm thi môn lịch sử ở hầu hết các trường thấp đáng lo ngại. Hầu hết các trường, tỉ lệ thí sinh đạt điểm thi môn sử từ trung bình trở lên chỉ chiếm từ 0,3-5%. Ở các trường địa phương, điểm thi môn sử càng đáng báo động.
Chẳng hạn Trường ĐH Tiền Giang, hơn 98% thí sinh có điểm thi môn sử dưới trung bình. Trường có 253 thí sinh dự thi khối C nhưng chỉ có năm thí sinh đạt điểm từ 5 trở lên, chiếm 1,97%. Trong số đó, cần nói rõ thêm điểm cao nhất chỉ là 5,25 điểm. Thế nhưng có đến 47 thí sinh có điểm 0.
99% dưới trung bình
Thậm chí tại Trường ĐH Quảng Nam, có đến 99% thí sinh có điểm thi môn sử dưới trung bình. Trong số 900 thí sinh dự thi khối C, số thí sinh có điểm 5 chưa đếm đủ 10 đầu ngón tay (9 thí sinh).
Điều đáng ngại là từ mức 0-0,5 điểm có đến 451 thí sinh. Trong khi đó các trường tốp giữa, kết quả môn sử cũng không mấy khả quan. Trường ĐH Đà Lạt có 1.564 thí sinh dự thi và kết quả môn sử là gần 98% thí sinh có điểm dưới trung bình. Trong khi chỉ có 34 thí sinh đạt từ 5 điểm trở lên thì ở chiều ngược lại, có đến 614 thí sinh có điểm thi dưới 1.
Chỉ so sánh với các môn thi trong cùng khối C là môn văn và địa lý, điểm môn sử đã thấp hơn rất nhiều. Nhiều thí sinh bị 0 điểm môn sử nhưng điểm các môn còn lại tương đối cao. C
húng tôi thống kê được hàng chục trường hợp khác có điểm thi các môn văn, địa lý rất cao nhưng điểm sử lại ở mức thấp không tưởng. Tại Trường ĐH Quy Nhơn, điểm thi môn lịch sử có khá hơn nhưng cũng chỉ có 4,1% trong tổng số 2.547 thí sinh đạt điểm trung bình trở lên. Điều đáng nói là có đến 139 thí sinh 0 điểm sử.
Nhiều trường ĐH tại TP.HCM cũng có mức điểm sử thấp khó tưởng tượng. Thậm chí có trường chỉ duy nhất một điểm 5 môn sử! Trường ĐH Văn hóa TP.HCM là một trong những trường có số lượng ngành tuyển khối C khá nhiều. Tuy nhiên chỉ có 3,6% thí sinh đạt điểm môn sử từ 5 trở lên. Trong khi đó có đến 201 thí sinh có điểm từ 0-1. Nhiều thí sinh đạt điểm trung bình, khá các môn khác nhưng sử lại có điểm 0. Chẳng hạn một thí sinh có điểm văn 5,75, địa lý 6 điểm nhưng lịch sử lại là con số 0 tròn trĩnh.
Đáng chú ý là tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng, trong số 288 thí sinh dự thi khối C chỉ có một điểm 5 môn lịch sử! Nghĩa là đến hơn 99,6% số bài thi có điểm dưới trung bình. Không chỉ thế, tiếp theo chỉ có ba điểm 4,5, còn lại là từ 4 trở xuống. Trường ĐH Sài Gòn tuy có khá hơn nhưng số thí sinh đạt điểm 5 môn sử cũng chỉ chiếm 5% (116 thí sinh) trong tổng số gần 2.300 thí sinh dự thi.
Hậu quả của cả quá trình
Trong khi đó, thống kê sơ bộ từ một số trường chưa công bố điểm cho thấy điểm thi môn sử cũng rất thấp. Thậm chí ở những trường được đánh giá là tốp đầu trong tuyển sinh, đào tạo khối ngành khoa học xã hội vốn chủ yếu tuyển sinh khối C cũng có chung cảnh ngộ. TS Phạm Tấn Hạ - phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) - cho biết ở khối C điểm thi môn địa lý khả quan nhất, kế đến là văn, trong khi phổ điểm môn lịch sử tập trung chủ yếu từ 1-3 điểm.
Tương tự, ThS Tạ Quang Lâm - phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - cho biết điểm thi môn sử năm nay thấp hơn năm 2010. Trong khi đó, một cán bộ chấm thi Trường ĐH Quy Nhơn ngao ngán: “Chưa có năm nào kết quả môn sử lại thấp như năm nay”. Theo cán bộ này, năm 2010 điểm môn sử từ 4 trở lên có trên 380 thí sinh nhưng năm nay chỉ còn khoảng 260.
PGS.TS Hà Minh Hồng - trưởng khoa lịch sử Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) - cho biết điểm thi môn lịch sử năm nay thấp hơn so với các năm trước. Số bài thi có điểm từ 4,5 trở lên chiếm khoảng 10%. Điểm thấp một phần do đề thi năm nay tương đối khó. Các câu hỏi không tập trung vào một bài cụ thể nên thí sinh phải nắm vấn đề mới có thể làm tốt. Nhiều bài thi, thí sinh làm hết các câu nhưng mỗi câu chỉ làm được một ít chứng tỏ các em học vẹt, không hiểu vấn đề nên làm bài không được. Trong khi đó cũng có nhiều bài 8, 9 điểm chứng tỏ thí sinh học sử rất tốt.
Một giáo viên tổ sử Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.HCM), cho rằng đề sử năm nay tương đối khó, đòi hỏi học sinh phải nắm kiến thức một cách có hệ thống. Đề thi này không có cơ hội cho những học sinh học vẹt, học tủ. Học sinh phải hiểu bài mới chọn được những sự kiện để trả lời đúng theo yêu cầu câu hỏi.
Sâu xa hơn, ông Hồng cho rằng việc dạy và học lịch sử ở trường phổ thông là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả môn sử thấp bởi năm nào không thi tốt nghiệp môn lịch sử tất yếu kết quả thi ĐH môn sử năm đó sẽ thấp.
“Nhiều giáo viên THPT cho biết mỗi tuần một tiết môn sử. Nếu kết quả công bố không có môn sử thi tốt nghiệp thì việc dạy học rất lơ là, chủ yếu tập trung cho các môn tốt nghiệp. Đó là hậu quả của bệnh thành tích. Môn sử là môn khó trong các môn xã hội do phải nhớ nhiều sự kiện, mốc thời gian. Thí sinh không được trang bị có hệ thống ngay từ đầu năm thì thời gian ngắn ngủi còn lại dù có học thuộc lòng cũng khó mà hiệu quả. Nỗ lực của thí sinh rất quan trọng nhưng cần được định hướng và hỗ trợ từ giáo viên, nhà trường mới mong có kết quả tốt” - ông Hồng nhấn mạnh.
MINH GIẢNG (Theo báo Tuổi trẻ)

Gian nan học sử, ôi dạy sử
Bao năm rồi câu chữ trôi đâu
Các em toàn đọc sử Tàu
Thế nên sử Việt toàn đầu zero.

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Lỗi tại người lớn chứ không phải các em !
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vodanhthi đã viết:
hoanui74 đã viết:
"Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam..."

HỒ CHÍ MINH - 1941
http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=511334
Sử Học

Thứ nắn dọc, thứ bẻ ngang
Thứ che, đậy, điệm, thứ sàng, lọc, ngăn.
Thứ xoá gạch, thứ uốn quăn
Học nhiều, học ít cũng bằng như không.
Dưới trên chưa một chữ đồng
Thiên thu mất sạch oai hùng, linh thiêng!
Lương tâm xã hội vì tiền
Học hành chỉ tổ làm phiền trẻ con!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
Hôm nay đọc một loạt bài ở đây mà lòng buồn quá! sao chỉ thấy nói mà không hành động nhỉ? Bọn thương lái tq vơ vét tài nguyên...và cái vụ "Vạn lý trường thành" ...thật xấu hổ...
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Hồng Hải

Tuấn Khỉ đã viết:
Gió Đông Ngân đã viết:
Chắc mọi người cũng đã đọc bài này trên Vietnamnet và một số báo mạng,theo thiển ý của tôi thì tác giả bài viết đã hơi quá khích trong tư tưởng chống Trung Quốc.
Khu du lịch là nơi để du khách đến tham quan và thư giãn,mọi cách bài trí trong khu du lịch đều nhằm vào mục đích tạo cảnh quan để thu hút du khách miễn những cảnh quan đó không gây phản cảm.Vạn Lý Trường Thành là một kỳ quan được thế giới công nhận thế thì tại sao chúng ta lại phản ứng ?
Nếu những ai đã từng đi du lịch Trung Quốc,đến Thâm Quyến tham quan công viên Window of the World thì sẽ thấy nhiều công trình kiến trúc thu nhỏ của các nước như Kim tự tháp, Tượng Nhân Sư, Tháp Eiffel, Nhà Thờ Đức Bà Paris, Núi Tổng Thống, tượng Nữ Thần Tự Do, Nhà hát Opera Sydney, Đền Angkor và có cả Chùa Một Cột của VN thì chúng ta nghỉ thế nào ?
Chống Trung Quốc là chống chủ trương xâm lược và bành trướng của một thiểu số người Trung Quốc chứ không vì bức xúc nhất thời mà chúng ta chống cả nhân dân Trung Quốc,nền Văn Hoá lâu đời cũa Trung Quốc và cả những danh lam thắng cảnh,di tích lịch sử của Trung Quốc.
Nghiên cứu, học tập, sử dụng, bắt chước... văn hóa là tất yếu lịch sử, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay. Tuy nhiên, tỷ trọng quá lớn của những cái gọi là Trung Quốc, kể cả từ hàng hóa, đầu tư, tiêu dùng, công nghiệp... đến phim ảnh, lịch sử, văn chương, giải trí... là điều cần xem xét và phải được cảnh tỉnh.

Nếu Trung Quốc được xem xét trong tỷ lệ cân đối với các nền văn hóa khác thì khỏi phải bàn. Nhưng nếu tỷ trọng Trung Quốc vượt trội và nổi bật hẳn lên thì lại là điều đáng báo động.

Ngoài ra, chi tiết cụ thể của công trình: trong bối cảnh nào? ở đâu? hình thức và nội dung ra sao? mức độ thế nào... cũng nên đặt ra với những người thiết kế và xây dựng.

Cuối cùng, trong những thời điểm đặc biệt như xung đột, mâu thuẫn, chiến tranh... việc tuyên truyền, quảng bá cho văn hóa của đối phương có thể bị cấm ngặt.
Có quá nhiều cái để mà mệt mỏi và chán nản. Cách đây không lâu là bộ phim Hướng về Thăng Long gần như china hoá đến 80%, cách đây không lâu nữa là hội chứng treo đèn lồng toàn chữ china ở Đà Nẵng, Thanh Hoá, Hà nội...và bây giờ là đến chuyện xây vạn lý Trường Thành ở Đà Lạt....

Đành rằng VLTT là kỳ quan của thế giới, không chỉ riêng Đà Lạt ngưỡng mộ để biến cái ngưỡng mộ trong tâm tưởng thành hiện thực, mà nhân dân VN cũng ngưỡng mộ đấy thôi, nhưng...

Giá mà Đà lạt nghĩ sâu hơn một chút thì hay biết mấy: Nước ta có rất nhiều truyền thuyết, cũng có những kỳ quan được Thế giới công nhận...sao Đà lạt không mô phỏng một trong những kỳ quan ở Hạ long, Quảng Ninh...hoặc là truyền thuyết Thành cổ loa... hoặc là thời sự nhất là mô hình Quần đảo Hoàng sa, Trường sa...để có dân ta, thế hệ trẻ của VN và bạn bè Quốc tế đến du lịch sẽ hiểu hơn về lịch sử VN, con người VN...Đó cũng là một cách Quảng bá du lịch đầy tinh thần dân tộc, mang tính nhân văn sâu sắc...

Chỉ cần trước khi làm một điều gì đấy hãy suy nghĩ chậm đi một giây để hiểu lợi nhuận là cái tốt, nhưng để lợi nhuận che mất lịch sử dân tộc thì có nên không, không khéo chính chúng ta lại sa vào cái bẫy do chính ta đặt thì cũng nên. Nên nhớ, gã láng giềng rất ranh ma khi biến cái của chúng ta thành cái của gã đấy...

Giờ mới hiểu tại sao học sinh, sinh viên...gọi chung là rường cột của đất nước lại hiểu và thông suốt sử china hơn là sử việt. Thế mới biết tại sao kỳ thi vừa rồi môn sử lại kém như thế?

Không biết rồi đây còn có tỉnh nào nữa lại có sáng kiến thu hút du lịch đến địa phương mình bằng cách mô phỏng Thiên an Môn nữa không?
Ta về khuất bóng tây sơn nhạn
Tịch mịch rả cánh bay
Quay đầu là núi
Gửi lòng bằng hữu
Chỉ chút hương cay.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [109] [110] [111] [112] [113] [114] [115] ... ›Trang sau »Trang cuối