Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [33] [34] [35] [36] [37] [38] [39] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tâm tư của một nhà báo chưa bị đánh



Trong những ngày qua, rất nhiều người gọi điện cho tôi hỏi về vụ cưỡng chế ở Văn Giang, về hai nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam bị đánh. Tôi trả lời ậm ừ vì chưa nắm được vấn đề. Rồi tôi bỏ thời gian, công sức để tìm hiểu và gần như muốn hét lên. Nhưng thôi, chuyện to tiếng hãy để sau. Bây giờ chỉ xin nói lên tâm tư, suy nghĩ của
mình – một người làm báo có thâm niên.

Vừa giận, vừa thương các nhà báo bị đánh

Tôi xin giới thiệu đầy đủ và rõ ràng luôn: Tôi họ tên là Hồ Bất Khuất, sinh ngày 08/8/1958 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An. Tôi bắt đầu tham gia làng báo vào tháng 1 năm 1983 tại Tạp chí Cộng Sản sau khi tốt nghiệp đại học ở Liên Xô. Sau hơn 10 năm làm báo, tôi trở lại nước Nga và bảo vệ luận án Tiến sỹ tại Khoa Báo chí Đại học Tổng hợp Moskva mang tên Lomonosov vào tháng 5/1995. Về nước, tôi vừa viết báo, vừa tham gia giảng dạy. Tôi không bao giờ nghĩ mình là thầy, còn những người học đại học báo chí tại chức và sau đại học là học trò. Tôi luôn xem đó là những đồng nghiệp. Nhưng dù sao tôi cũng đã từng đứng nói, còn họ ngồi nghe. Bây giờ họ là những người có vai trò rất lớn ở nhiều cơ quan báo chí. Tôi rất mong là họ đứng về phía những nhà báo bị đánh.

Những năm qua, thông tin về nhà báo bị hành hung khá nhiều. Tôi tự nhủ: “Báo chí là nghề nguy hiểm, đã theo nghề thì phải chấp nhận thôi”. Nhưng nay việc hai nhà báo của Đài tiếng nói Việt Nam bị đuổi đánh dã man, tôi không im lặng được nữa.

Tôi đã xem đi, xem lại clip một lũ người mặc sắc phục và thường phục có đeo băng đỏ ở tay đuổi đánh hai người đàn ông đội mũ bảo hiểm. Hai người đó chỉ chạy và chịu trận, hoàn toàn không có bất cứ hành vi chống đối nào. Tôi vô cùng căm tức những kể dùng gậy gộc, chân tay đánh hai người đàn ông đó. Tôi vô cùng thương cảm họ, mặc dù lúc đó tôi không biết họ là ai.

Nay biết hai người bị đánh đó là Hán Phi Long và Nguyễn Ngọc Năm – hai nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam .

Khi biết điều này, tôi đã để rơi nước mắt. Nước mắt rơi không chỉ là sự thương cảm, mà còn là sự uất hận. Trước hết, tôi thương các anh. Vì nước, vì dân đi làm nghề đàng hoàng thế mà lại bị người nhà nước đánh đuổi. Sau đó là tôi hận các anh. Bị đánh đau thế, nhục nhã thế sao hàng chục ngày sau mới lên tiếng?!

Theo như báo chí viết, các anh bị đánh, bị giật máy ảnh, bị thu Thẻ Nh à báo, Thẻ Đảng viên, bị còng tay... Nhưng chiều 24/4 các anh đã về cơ quan ở Hà Nội rồi. Lúc này ai cấm các anh lên tiếng?

Mong những người quen biết của tôi không bịt miệng các anh!
Tôi có quen biết ông Nguyễn Đăng Tiến – Đương kim Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam và ông Vũ Văn Hiền (quê ở Hưng Yên) – Cựu Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam , hiện là Phó Ban Lý luận trung ương gì đó, có con tên Tuấn, hình như nay là Phó Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam. Những người này có ngăn cản các anh lên tiếng không?

Tôi biết, một số người vì chức tước, vì bổng lộc, vì kém cỏi nên đã im lặng. Không những thế, họ còn bắt những người dưới quyền mình im lặng theo. Trong trường hợp này, tôi hy vọng những người quen của tôi không làm như vậy.

Các anh đã chịu đau, đã im lặng nhưng giờ đã lên tiếng. Các anh bị đau về thể chất, còn chúng tôi – những đồng nghiệp của các anh chịu đau về tinh thần. Chúng ta không nên chịu đau đớn mãi. Việc này phải làm cho ra nhẽ.

Trước hết tôi muốn nói đến cái clip đánh người và ý kiến của ông Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên, Bùi Huy Thanh.

Tôi muốn nói với ông Thanh thế này: Nhìn vào clip đánh người, tôi không nghĩ những người đánh đó là những người đi thi hành công vụ. Tôi không nghĩ đó là những người công an được đào tạo, mà đó chỉ là một mớ côn đồ. Họ hàng mấy chục người, có vũ khí trong tay chạy theo đánh hai người không hề chống đối. Vì vậy dù hai người bị đánh là nhà báo hay dân thường thì những kẻ đánh họ cũng chỉ là những người được giáo dục rất ít. Nếu họ là những người đã được đào tạo qua trường lớp, tôi đề nghị thanh tra những cơ sở giáo dục mà họ đã từng học. Dân không nộp thuế để đào tạo ra những người công an như vậy!

Mà lập luận của ông Chánh văn phòng Thanh cũng rất buồn cười: “... hiện phía cơ quan chức năng chưa thể đưa ra kết luận về vụ việc vì chỉ mới nhận được tường trình một phía, từ các nhà báo”. Thử hỏi những kẻ gây hại cho người khác có bao giờ đến báo với cơ quan chức năng trước khi người bị hại kêu cứu chưa? Thậm chí khi bị bắt, bị tra hỏi, chúng còn chối quanh nữa là!

Xin được hỏi những người có chức, có quyền?
Trở lại chuyện các nhà báo bị đánh. Trên thế giới, người ta công nhận nhà báo là nghề nguy hiểm. Họ bị chết ở nơi chiến sự, họ (những nhà báo tham gia phe phái) bị phe đối lập lăng mạ, họ bị những người dân cho là phản ánh không trung thực tẩy chay, xua đuổi. Nhưng đấy là những nhà báo ở nước ngoài.

Còn ở Việt Nam hiện nay không có chiến sự, không có phe đối lập, dân không xua đuổi, tẩy chay... Tại sao nhà báo vẫn bị đánh nhỉ?

Tìm hiểu sâu thêm thì được thấy, nhà báo chủ yếu bị công an và những kẻ bất hảo được chính quyền thuê đánh (“Liên minh” chính quyền – đầu gấu là vô cùng nguy hiểm). Bị công an và đầu gấu đánh thì rõ ràng bản thân nhà báo rất khó chống đỡ. Nhà báo Việt Nam chỉ mong được chính quyền và nhân dân bảo vệ thôi.

Nhưng trước khi được chính quyền và nhân dân bảo vệ, cánh nhà báo chúng ta phải tự bảo vệ mình. Trước hết, chúng ta phải dùng uy lực của những người người có chức, có quyền đã và đang là nhà báo. Trong bộ máy của Đảng và Nhà nước hiện nay, có rất nhiều nhà báo. Điển hình là ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam . Ông Trọng trước đây làm ở Tạp chí Cộng Sản, từ phóng viên thường lên chức Tổng biên tập. Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương, trước đây làm ở Báo Nhân Dân, cũng từ phóng viên tới chức Tổng biên tập; Ông Huynh còn đã từng làm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. Nếu hai ông này mà lên tiếng bảo vệ nhà báo, Giám đốc công an tỉnh Hưng Yên hay Bí thư Tỉnh ủy cũng không thể xem thường.

Nhưng cho đến giờ phút này, hai ông Trọng và ông Huynh chẳng hé răng nói một lời. Các ông không nói nên chẳng biết thái độ của các ông ấy ra sao. Đến ông Nguyễn Đăng Tiến – Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam cũng im lặng nốt.

Vì sao các ông không lên tiếng? Các ông cho rằng đây là vụ việc nhỏ nhặt không đáng để các ông ấy quan tâm? Nếu các ông ấy không từng là nhà báo, cũng không nên nghĩ như vậy. Người của chính quyền đánh dân thường cũng là chuyện to rồi. Đây lại là người của chính quyền địa phương  đánh nhà báo của Đài Đảng trung ương. Chuyện nghiêm trọng quá đi chứ lị! Đừng quên rằng, những vụ việc ở Trung Đông vừa qua (dân biểu tình làm chính quyền ở nhiều nước sụp đổ) bắt đầu bằng việc một người bán hàng rong ở Yemen tự thiêu vì bị cảnh sát ức hiếp!

Có lẽ các ông ấy đang cân nhắc cần bảo vệ ai trong vụ việc này. Bảo vệ các nhà báo hay bảo vệ những người nhân danh chính quyền? Đây chưa phải là việc quá nan giải nhưng vẫn là lựa chọn khó khăn với những người đã từng là nhà báo, nay có quyền cao, chức trọng.

Còn những người đang là nhà báo, cụ thể là những người lãnh đạo cao nhất ở Đài Tiếng nói Việt Nam, những người làm ở Hội Nh à báo Việt Nam – họ có trách nhiệm trực tiếp phải bảo vệ cán bộ của mình, hội viên của mình. Nhưng rõ ràng họ đang im lặng, hoặc tỏ ra ngập ngừng, nghe ngóng. Họ đang chờ xem những người như ông Trọng, ông Huynh có thái độ thế nào. Tôi thấy cách nói của đại diện Hội Nhà báo nhạt lắm! Cái “chết” của nhà báo chúng ta là ở  chỗ đó - những người có trách nhiệm trực tiếp bảo vệ mình lại sợ những người có chức quyền cao hơn.

Do vậy, chúng ta – Những người trực tiếp cầm bút và cầm ống kính, máy ảnh phải tự bảo vệ mình thôi. Chúng ta bảo vệ mình theo cách của mình: Nói lên sự thật và chấp nhận thiệt thòi, hy sinh. Chỉ có điều: Chúng ta không chịu hèn, chịu nhục.

  Nhà Báo HỒ BẤT KHUẤT
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nền công vụ đang xuống cấp

Bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị Ngày 11.05.2012, 09:37 (GMT+7)

SGTT.VN - “Phải xem lúc bị đánh các phóng viên có xưng là nhà báo không, có thẻ hành nghề không hay là khi bị đưa về cơ quan công an mới xưng là nhà báo? Vấn đề này cần làm rõ mới xác định được tính chất vụ việc”. Đó được cho là nguyên văn phát biểu của chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên khi trả lời phỏng vấn của báo chí, quanh vụ hai nhà báo của đài Tiếng nói Việt Nam bị lực lượng cưỡng chế thu hồi đất tại Văn Giang hành hung trong lúc đang tác nghiệp.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=173767
Nhà báo Nguyễn Ngọc Năm - trưởng phòng phóng viên thời sự, chính trị, kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam
người bị lực lượng cưỡng chế thu hồi đất Văn Giang hành hung.
Ảnh: Báo Tuổi trẻ



Dư luận rất bức xúc trước kiểu nói này. Bởi, ai cũng biết và, suy cho cùng, buộc phải biết rằng ngoài trường hợp phạm pháp quả tang, thì việc sử dụng vũ lực để thực thi công vụ ở nơi công cộng chỉ được pháp luật cho phép trong các trường hợp cần phải ngăn chặn hoặc vô hiệu hoá sự chống đối hoặc cản trở cũng bằng vũ lực của người này, người nọ.

Vả lại, sức mạnh trấn áp của quyền lực công, cái theo giả thiết chỉ nhằm phục vụ cho việc bảo đảm và duy trì trật tự xã hội, không thể được sử dụng tuỳ thích, mà phải theo quy trình và có mức độ thích hợp, tuỳ giai đoạn, tình huống. Trước hết, nếu thấy người không có liên quan đến vụ việc mà cứ chàng ràng tại hiện trường, thì phải mời họ đi chỗ khác; nếu họ không tự giác đi ra, thì tiến hành khống chế và trục xuất; và nếu họ có hành vi chống đối, thì mới có thể bị trấn áp bằng vũ lực một cách thích ứng, với mục đích duy nhất là triệt tiêu mối nguy hiểm mà họ có thể gây ra cho người thi hành công vụ.

Các quy tắc này được áp dụng bất kể chủ thể chống đối hoặc cản trở là ai, có liên quan hay không có liên quan đến vụ việc, quan chức hay thường dân. Đáng lý ra, vấn đề phải là những người bị đánh có được quyền lui tới hiện trường và có hành động gì tỏ ra đe doạ tới sự an toàn của lực lượng thi hành công vụ hay không, chứ không phải họ có là hoặc có xưng là nhà báo hay không trong lúc bị đánh.

Cái đáng lo không chỉ dừng lại ở nguy cơ lạm dụng quyền dùng vũ lực của người thi hành công vụ. Qua thái độ ứng xử của một số quan chức khi giao tiếp với công chúng, sự tầm thường, nếu không muốn nói là sự thấp kém cả về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức công vụ của người được giao chức năng quản trị, điều hành, đang có dấu hiệu lây lan trong hệ thống.

Không chỉ bức xúc, dư luận đồng thời còn ngạc nhiên vì cách đặt vấn đề kỳ quặc và hoàn toàn phi logic ấy lại có tác giả là một quan chức có cỡ của một tỉnh, và được lồng trong lời phát ngôn chính thức nhân danh nhà chức trách trong khuôn khổ giải trình công khai về sự việc. Có thể người nói chưa có kinh nghiệm đối đáp trước giới truyền thông nên dễ lúng túng; hoặc có khả năng do hiểu biết kém cỏi mà nói sai; hay cũng có thể vẫn biết, vẫn tỉnh táo, nhạy bén và đã chuẩn bị từ trước để nói như thế.

Rõ ràng, cái đáng lo từ câu chuyện, cũng như từ những chuyện tương tự xảy ra gần đây và được báo chí đưa tin, không chỉ dừng lại ở nguy cơ lạm dụng quyền dùng vũ lực của người thi hành công vụ trong xử lý các vụ việc rối rắm trong đời sống xã hội, đặc biệt là các tình huống nhạy cảm liên quan đến đất đai, giải toả và đền bù. Người ta còn nhận thấy, qua thái độ ứng xử của một số quan chức khi giao tiếp với công chúng, sự tầm thường, nếu không muốn nói là sự thấp kém cả về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức công vụ của người được giao chức năng quản trị, điều hành, đang có dấu hiệu lây lan trong hệ thống.

Phải thấy rằng các mối quan hệ trong giao tiếp của cơ quan công quyền với chủ thể được quản lý càng lúc càng trở nên tinh tế, phức tạp; một phần do nhận thức xã hội, pháp lý của người dân, theo sự phát triển kinh tế và quá trình hội nhập của đất nước, đã được nâng cao đáng kể. Đặc biệt, ý thức của người dân về việc bảo vệ các quyền của chủ thể, nhất là quyền sở hữu tài sản bằng công cụ luật pháp ngày càng tốt hơn. Trong hoàn cảnh đó, một bộ máy quản lý với nhiều vị trí yếu kém lại có thiên hướng hành động tuỳ tiện, lộng quyền dễ khiến cho quyền lực công trong nhiều trường hợp bị đặt ở vị trí đối đầu với dân thường trong cuộc xung đột lợi ích. Với tình trạng ấy cộng thêm nạn ăn nói hồ đồ khi tiếp xúc với công luận, sự giảm sút lòng tin của người dân đối với chính quyền là khó tránh.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Tuấn Khỉ đã viết:
Tuấn Khỉ đã viết:
VOV lên tiếng về vụ 2 nhà báo bị hành hung ở Văn Giang

Bài đăng trên VNExpress Thứ ba, 8/5/2012, 19:25 GMT+7

Trung tâm tin (Đài tiếng nói Việt Nam) vừa gửi Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên công văn đề nghị làm rõ việc nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long bị hành hung. Hai nhà báo xác nhận, họ chính là người bị đánh trong clip được cho là ghi trong bối cảnh cưỡng chế tại Văn Giang.
Không còn gì nói nữa!

Xem video clip công an đánh nhà báo
(hoặc nếu không phải nhà báo thì là nhân dân)
đánh tàn bạo, dã man
đánh không thương tiếc.

Hàng chục người có vũ trang
đánh một người không có gì tự vệ
là nhà báo đang đi làm nhiệm vụ
(hoặc là thường dân đang đứng rất hiền lành).

Đêm mất ngủ
Không còn gì nói nữa!
Không đề

Ăn cơm dân
Mặc áo dân
Kém ưng khuyển
Cắn lại dân.

TTT
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Tuấn Khỉ đã viết:
Nền công vụ đang xuống cấp

Bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị Ngày 11.05.2012, 09:37 (GMT+7)

SGTT.VN - “Phải xem lúc bị đánh các phóng viên có xưng là nhà báo không, có thẻ hành nghề không hay là khi bị đưa về cơ quan công an mới xưng là nhà báo? Vấn đề này cần làm rõ mới xác định được tính chất vụ việc”. Đó được cho là nguyên văn phát biểu của chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên khi trả lời phỏng vấn của báo chí, quanh vụ hai nhà báo của đài Tiếng nói Việt Nam bị lực lượng cưỡng chế thu hồi đất tại Văn Giang hành hung trong lúc đang tác nghiệp.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=173767
Nhà báo Nguyễn Ngọc Năm - trưởng phòng phóng viên thời sự, chính trị, kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam
người bị lực lượng cưỡng chế thu hồi đất Văn Giang hành hung.
Ảnh: Báo Tuổi trẻ



Dư luận rất bức xúc trước kiểu nói này. Bởi, ai cũng biết và, suy cho cùng, buộc phải biết rằng ngoài trường hợp phạm pháp quả tang, thì việc sử dụng vũ lực để thực thi công vụ ở nơi công cộng chỉ được pháp luật cho phép trong các trường hợp cần phải ngăn chặn hoặc vô hiệu hoá sự chống đối hoặc cản trở cũng bằng vũ lực của người này, người nọ.

Vả lại, sức mạnh trấn áp của quyền lực công, cái theo giả thiết chỉ nhằm phục vụ cho việc bảo đảm và duy trì trật tự xã hội, không thể được sử dụng tuỳ thích, mà phải theo quy trình và có mức độ thích hợp, tuỳ giai đoạn, tình huống. Trước hết, nếu thấy người không có liên quan đến vụ việc mà cứ chàng ràng tại hiện trường, thì phải mời họ đi chỗ khác; nếu họ không tự giác đi ra, thì tiến hành khống chế và trục xuất; và nếu họ có hành vi chống đối, thì mới có thể bị trấn áp bằng vũ lực một cách thích ứng, với mục đích duy nhất là triệt tiêu mối nguy hiểm mà họ có thể gây ra cho người thi hành công vụ.

Các quy tắc này được áp dụng bất kể chủ thể chống đối hoặc cản trở là ai, có liên quan hay không có liên quan đến vụ việc, quan chức hay thường dân. Đáng lý ra, vấn đề phải là những người bị đánh có được quyền lui tới hiện trường và có hành động gì tỏ ra đe doạ tới sự an toàn của lực lượng thi hành công vụ hay không, chứ không phải họ có là hoặc có xưng là nhà báo hay không trong lúc bị đánh.

Cái đáng lo không chỉ dừng lại ở nguy cơ lạm dụng quyền dùng vũ lực của người thi hành công vụ. Qua thái độ ứng xử của một số quan chức khi giao tiếp với công chúng, sự tầm thường, nếu không muốn nói là sự thấp kém cả về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức công vụ của người được giao chức năng quản trị, điều hành, đang có dấu hiệu lây lan trong hệ thống.

Không chỉ bức xúc, dư luận đồng thời còn ngạc nhiên vì cách đặt vấn đề kỳ quặc và hoàn toàn phi logic ấy lại có tác giả là một quan chức có cỡ của một tỉnh, và được lồng trong lời phát ngôn chính thức nhân danh nhà chức trách trong khuôn khổ giải trình công khai về sự việc. Có thể người nói chưa có kinh nghiệm đối đáp trước giới truyền thông nên dễ lúng túng; hoặc có khả năng do hiểu biết kém cỏi mà nói sai; hay cũng có thể vẫn biết, vẫn tỉnh táo, nhạy bén và đã chuẩn bị từ trước để nói như thế.

Rõ ràng, cái đáng lo từ câu chuyện, cũng như từ những chuyện tương tự xảy ra gần đây và được báo chí đưa tin, không chỉ dừng lại ở nguy cơ lạm dụng quyền dùng vũ lực của người thi hành công vụ trong xử lý các vụ việc rối rắm trong đời sống xã hội, đặc biệt là các tình huống nhạy cảm liên quan đến đất đai, giải toả và đền bù. Người ta còn nhận thấy, qua thái độ ứng xử của một số quan chức khi giao tiếp với công chúng, sự tầm thường, nếu không muốn nói là sự thấp kém cả về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức công vụ của người được giao chức năng quản trị, điều hành, đang có dấu hiệu lây lan trong hệ thống.

Phải thấy rằng các mối quan hệ trong giao tiếp của cơ quan công quyền với chủ thể được quản lý càng lúc càng trở nên tinh tế, phức tạp; một phần do nhận thức xã hội, pháp lý của người dân, theo sự phát triển kinh tế và quá trình hội nhập của đất nước, đã được nâng cao đáng kể. Đặc biệt, ý thức của người dân về việc bảo vệ các quyền của chủ thể, nhất là quyền sở hữu tài sản bằng công cụ luật pháp ngày càng tốt hơn. Trong hoàn cảnh đó, một bộ máy quản lý với nhiều vị trí yếu kém lại có thiên hướng hành động tuỳ tiện, lộng quyền dễ khiến cho quyền lực công trong nhiều trường hợp bị đặt ở vị trí đối đầu với dân thường trong cuộc xung đột lợi ích. Với tình trạng ấy cộng thêm nạn ăn nói hồ đồ khi tiếp xúc với công luận, sự giảm sút lòng tin của người dân đối với chính quyền là khó tránh.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện
Khi chúng cầm cái dùi cui trong tay, chúng cho là chúng to lắm, mạnh lắm. Coi người dân chỉ là con sâu cái kiến.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://vn.news.yahoo.com/...v%C3%AC-ung-th%C6%B0.html

LẼ NÀO

Lẽ nào dân chỉ kêu trời
Mà trời cao lắm xa vời ngút mây

Quan thời đâu chẳng về đây
Hưởng thêm chút bụi nghe đầy oán than

Chiến tranh nay đã mờ tan
Mà sao chết chóc ngút ngàn khói hương

Các ngài có biết còn thương
Người dân đau ốm hết đường thuốc thang

Ung thư u biếu tràn nan
Chìm trong khói bụi ngập màn tóc tang

Tử Lạc đổi Tử Tiệt sang
Làng ung thư với tràn nan bao người

Xi măng nhà máy thoả cười
Thu bao bạc tỷ để người dân đau

Hỡi ông hỡi ngài ở đâu
Mô trường huỷ hoại dân sầu oán than .


KHỦNG KHIẾP NGÔI LÀNG CHẾT NHƯ NGẢ RẠ VÌ UNG THƯ

VTC NewsVTC News – Thứ sáu, ngày 04 tháng năm năm 2012

(VTC News) - Chị bán nước bảo: “Bệnh đấy có là gì đâu anh? Làng em chết như ngả rạ vì bệnh ung thư anh ạ. Giờ người ta không gọi làng là Tử Lạc nữa, mà gọi là Tử Tiệt anh ạ”.

Kỳ 1: Tử Lạc thành… Tử Tiệt

Mấy năm trước, người dân cả nước choáng váng vì phát hiện ra “xã ung thư” ở Phú Thọ. Ấy là xã Thạch Sơn, thuộc huyện Lâm Thao, nằm ngay cạnh nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao. Mỗi năm, xã này có vài người chết vì ung thư, thậm chí cả chục người. Tổng số có cả trăm người chết trong mấy chục năm.


Nhà máy xi măng nằm ngay bên đường ở Kinh Môn.

Thế nhưng, trong chuyến công tác về xã Minh Tân (Kinh Môn, Hải Dương), tìm hiểu về đàn khỉ lông vàng cuối cùng của vùng đất, đang bị con người phá núi, tiêu diệt, tôi đã phát hiện ra một vùng đất khủng khiếp chưa từng thấy: Cả xã có vài trăm người chết vì ung thư, một làng có cả trăm người chết vì căn bệnh quái gở này trong 10 năm trở lại đây.

Tôi chỉ còn biết thốt lên rằng: Quá khủng khiếp! Không đâu trên thế giới này, chứ đừng nói ở Việt Nam, mà tình trạng chết ung thư khủng khiếp đến như thế.

“Làng em chết như ngả rạ”

Tôi ngồi uống nước ở gốc đa đầu làng Tử Lạc (xã Minh Tân) vào giữa trưa nắng chang chang. Con đường vào Tử Lạc lúc nào cũng bụi mù trời. Buổi trưa là lúc cánh đồng Tử Lạc vắng tanh, người dân đóng cửa kín mít. Đó là thời điểm các đơn vị khai thác đá đánh mìn, phá núi.

Những tiếng nổ ùng ục vang lên, những chuyến xe tải ra vào, chở ật ưỡng đá từ núi về Nhà máy xi măng Hoàng Thạch và các nhà máy xi măng trong vùng. Bụi đá, bụi xi măng trắng xóa, bao phủ khắp làng, biến màu xanh cây cối thành màu bàng bạc. Cả làng Tử Lạc chìm trong màu bàng bạc của bụi đá.


Đường vào Tử Lạc bụi mù trời. Màu xanh của cây cối biến thành màu bàng bạc.  Cành lá rũ đi vì bụi.

Tôi trò chuyện với chị bán nước: “Bụi bặm thế này chắc cả làng bị bệnh hô hấp chị nhỉ?”. Chị bán nước bảo: “Bệnh đấy có là gì đâu anh? Làng em chết như ngả rạ vì bệnh ung thư anh ạ. Giờ người ta không gọi làng là Tử Lạc nữa, mà gọi là Tử Tiệt anh ạ”.

Tôi tiếp chuyện: “Chết thế nào hả chị? Có bằng làng Thạch Sơn ở Phú Thọ không?”. Chị bán nước: “Em không biết làng Thạch Sơn chết thế nào, nhưng quá nửa số người chết ở làng em là ung thư. Chẳng tháng nào không có người về với đất vì bệnh ung thư”.


Cổng làng Tử Lạc.

Nói rồi, chị chỉ cái nghĩa địa xa xăm ngoài cánh đồng và bảo rằng: “Anh cứ ra cái nghĩa địa đó mà xem, toàn người chết trẻ, chết vì ung thư đấy. Làng em chết trẻ nhiều hơn chết già”.

Nói rồi, chị thống kê cho tôi hàng loạt trường hợp trong làng chị đang sống dặt dẹo vì căn bệnh ung thư quái ác. Chị kể từ đầu làng đến cuối xóm, tôi chép mỏi cả tay. Thống kê lại, thì thấy sơ sơ có 15 trường hợp đang ngược xuôi chữa bệnh giành giật sự sống với căn bệnh quái ác này.


Cuốn sổ ghi người chết, toàn bị K.

Ở đầu làng thì có ông Phúc chồng bà Huê, bị ung thư phổi, bệnh viện trả về, gia đình mới dựng dậy chụp ảnh để làm ảnh thờ, chờ ngày ông đi; rồi bà Lúa, vợ ông Thiện, ung thư vú, vừa lên Hà Nội cắt một bên vú; rồi anh Minh, ung thư dạ dày, đang xạ trị, hóa trị rụng hết tóc; rồi anh Khối ung thư vòm họng, vừa điều trị hóa chất mấy tháng trước, tóc đang mọc lại; rồi chị Hợi, mới 27 tuổi đầu, đã bị ung thư phổi, tình hình nghiêm trọng lắm…


Cảnh tượng điều trị ung thư ở Bệnh viện K Hà Nội.

Ở cuối làng thì có vô số, nào anh Đào Văn Tỵ, 46 tuổi, bị ung thư não rất trầm trọng; rồi chị Nguyễn Thị Mận, ung thư vú; anh Hướng ung thư vòm họng, vừa mổ và xạ trị về, vẫn đang đeo băng rô ở cổ; bà Cúc, bà Chung, chị Hà, bà Phách… cũng đều đang chống chọi, giành giật sự sống từng ngày với căn bệnh ung thư quái ác.

“Chồng chết nên tôi được sống”

Đang liệt kê danh sách những người mắc bệnh ung thư trong làng, chị bỗng rầu rĩ mặt mũi, thông báo người tiếp theo đang khổ sở với căn bệnh này, ấy là… mẹ đẻ chị.

Chúng tôi đang trò chuyện, thì bà Vũ Thị Miền đạp chiếc xe không phanh lọc cọc từ trong làng Tử Lạc ra. Con gái có việc, nên bà chạy ra trông nom hàng nước vắng tanh vắng ngắt này giúp con.


Bà Vũ Thị Miền đang chống chọi với căn bệnh ung thư cổ tử cung.

Nhắc đến chuyện bệnh ung thư, bà Miền bức xúc lắm. Bà Miền tuy mắc trọng bệnh, nhưng tính bà ăn sóng nói gió, cứ oang oang, chẳng sợ thứ gì trên đời. Bà bảo: “Thú thực với chú, tôi là người từng có cả năm trời dẫn đầu cả xóm đi kiện khắp nơi. Tôi bị chính quyền đe dọa, bị em trai là phó chủ tịch xã mắng mỏ, nhưng tôi không chùn bước, tôi quyết tâm đi kiện.

Tôi mắc bệnh rồi, treo án tử rồi, tôi chết thì đành một nhẽ, nhưng con, cháu tôi thì sống thế nào ở cái ngôi làng mà không khí bụi mù trên trời, rồi hóa chất chảy đen đặc trên mặt đất, dưới lòng đất thế này?”.


Cảnh tượng bụi mù trời ở công trường khai thác đá làng Tử Lạc.

Chuyện là, mấy năm trước, có nhà máy thép, chở phế thải đổ ở hồ nước đầu làng, cá chết hàng loạt, cỏ vàng héo khô, bốc mùi khủng khiếp. Không chịu nổi cảnh ấy, bà đã dẫn đầu cả làng đi kiện. Kết cục dân làng thắng. Nhà máy thép kia buộc phải đóng cửa bãi rác.

Nhưng theo bà, thủ phạm lớn nhất, đem đến tai họa cho dân làng mấy chục năm nay, là những ống khói khổng lồ, cao bằng ngọn núi của các nhà máy xi măng trong vùng. Mà chềnh ềnh ngay cạnh làng, là nhà máy xi măng lớn nhất Việt Nam – nhà máy xi măng Hoàng Thạch.


Một ngôi làng nằm cạnh nhà máy xi măng Phú Sơn (Duy Tân, Kinh Môn) chìm nghỉm trong bụi bặm.

Chưa có chứng cứ gì để kết luận thủ phạm gây nên thảm họa chết hàng loạt ở ngôi làng này là nhà máy xi măng Hoàng Thạch, nhưng không chỉ bà Miền, mà cả làng Tử Lạc, cả xã Minh Tân này đều khẳng định chắc nịch là do mấy cái ống khói khổng lồ của nhà máy ấy.

Thảm họa xảy đến với bà Miền vào năm 2009. Khi ấy, thấy ở phần kín của mình ra máu, bà đã thốt lên: “Thôi chết tôi rồi!”. Ở ngôi làng này, hễ ai có biểu hiện lạ, người ta đều nghĩ đến kẻ thù mang tên “ung thư”. Và sự thực xảy ra đúng như nghi ngờ của bà.

Bệnh viện Hải Dương siêu âm, lấy tế bào xét nghiệm. Bác sĩ bảo: “Nghi bà bị ung thư rồi”. Họ lập tức chuyển bà lên Bệnh viện K Hà Nội. Bà bị ung thật, là ung thư cổ tử cung.

Bà được các bác sĩ mổ, cắt tử cung, rồi xạ trị, hóa trị suốt một năm trời. Giờ bà được về, nhưng cứ độ một tháng bà lại phải lên Hà Nội kiểm tra, lấy thuốc về uống.

Bà Miền bảo: “Chồng tôi chết nên tôi mới được sống đấy chú ạ. Tôi là vợ liệt sĩ, nên có bảo hiểm y tế, được miễn viện phí. Nếu không có bảo hiểm y tế, tôi lấy đâu ra hàng trăm triệu mà điều trị. Chắc chắn là con cháu khênh về chờ chết”.

Nói rồi, bà Miền đạp chiếc xe tồng tộc dẫn tôi về ngôi nhà giữa làng, nơi mỗi mình bà ở. Đó là một ngôi nhà nhỏ xíu, nằm tênh hênh giữa mảnh đất nhỏ, không tường bao, không cổng rả. Căn nhà cũng không có đồ đạc gì đáng giá ngoài chiếc giường cũ và bộ bàn ghế mọt.

“Tôi chẳng biết sống được bao ngày nữa. Nhưng còn sống, tôi sẽ còn đấu tranh, để con cháu tôi không phải chịu thảm cảnh căn bệnh ung thư treo trên đầu nữa” – bà nói với giọng rất quyết tâm. Nhưng bà chợt thở dài khi nhìn ống khói nhà máy xi măng to như con tàu vũ trụ khổng lồ đang nằm trên bệ phóng ngay rìa làng.

Còn tiếp…
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Oan... "thị Xăng" và oan... "thị Sưa"?

Bài đăng trên Tuần VietNamNet 12/5/2012 06:30 AM

Một nhà viết kịch thời cổ đại từng thốt lên trong vở bi kịch của mình: Cuộc đời là một sân khấu lớn. Hóa ra, câu nói của người xưa vẫn linh nghiệm với xã hội thời hiện đại. Và nói theo kiểu có... bản sắc, thì cuộc đời đang là một sân khấu chèo, có bi, có hài, có chính, có tà, có phúc, có mạt...

Khác chăng "vai diễn trung tâm" của hai câu chuyện dưới đây lại là những vật thể vô tri vô giác. Vậy nhưng chúng vẫn có ma lực làm cho con người khốn đốn, và làm cho con người "khốc hại chẳng qua vì tiền".

Hay chính lòng tham của con người đã tự ...sỉ nhục con người?

"Chỉ có mình em là đứng đắn nhất đ...ớ...i"

Chưa bao giờ như hai năm gần đây (2011, 2012), cả xã hội bỗng kinh hoàng và điên đảo vì một hiện tượng đột biến- hơn 320 vụ cháy xe máy, xe ô tô xảy ra, bất ngờ và đầy bí ẩn.

Xe đang bon bon, cháy. Xe đang đỗ, cháy. Đến xe được chuyên chở ngoài đường, hay xe đang ở trong nhà, cũng cháy. Xe cũ kỹ tồi tàn, cháy đã đành, mà xe xịn, mới cứng cựa, cũng cháy... hết mình. Tất cả, thành tro tàn quá khứ.

Điều lạ, hầu hết các xe tự cháy đều thuộc các hãng tên tuổi trên thế giới: Hyundai, Daewoo, BMW, Mercedes, Ford, Mazda, Toyota, SYM, Honda...

Chả lẽ, quá thất vọng trước tệ nạn kẹt xe tắc đường xem chừng không có giải pháp, mà cả họ nhà xe rủ nhau ...tự thiêu phản đối?

Trước bức xúc và lo lắng của người dân, các cơ quan chức năng phải vào cuộc. Và kết quả điều tra bước đầu đã được đưa ra ánh sáng, được công bố tại cuộc họp báo của liên Bộ: Công an, Khoa học- Công nghệ, Công thương và Giao thông Vận tải, mới đây.

Đến thời điểm này đã xác định rõ nguyên nhân của 209 vụ (chiếm tỉ lệ 64,5%), số vụ chưa rõ nguyên nhân là 115 vụ (chiếm 35,5%).Trong số 209 vụ đã xác định rõ nguyên nhân có khoảng 30% do chập điện, trên 15% do sự cố kỹ thuật, gần 10% do sơ suất, 5% tai nạn giao thông và hơn 4% do đốt xe (NLDO, ngày 26/4/2012).

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/05/11/16/20120511164212_3a.jpg
Hàng loạt xe "rủ nhau" cháy



Đáng chú ý nhất, không có vụ nào do xăng!?

Đại diện của Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Bộ Công an) thừa nhận: Việc kết luận nguyên nhân của từng vụ cháy xe gặp nhiều khó khăn do yêu cầu giải phóng hiện trường, bảo đảm giao thông, cứu chữa làm xáo trộn hiện trường..., nên tỉ lệ xác định làm rõ nguyên nhân chưa cao. Nhiều khi điều tra nguyên nhân các vụ cháy xe còn khó hơn cả điều tra làm rõ các vụ trọng án.

Kết luận của các cơ quan chức năng khiến cả xã hội...chưng hửng và hoang mang.

Đến các vụ cháy xe, mà cơ quan điều tra thấy khó hơn vụ trọng án, thì dân sợ lắm. Biết trông cậy vào đâu đây?

Lập tức "thị Xăng", giống như cô ả thị Mầu chửa hoang trong trích đoạn chèo "Thị Mầu lên chùa", vẫn xưng xưng mình chín chắn nhất nhà - sau bao ngày len lét, sợ sệt, tủi nhục như rắn mùng năm- đã bắt đầu đung đưa đôi mắt chuyên "làm dâu trăm họ": Chỉ có mình em là đứng đắn nhất đ...ớ...i

Nhưng có ai tin được sự ...đoan chính của "thị Xăng" không nhỉ?

Câu trả lời là: Dans cent ans...(Đăng xăng tăng- một trăm năm nữa nhé...)

Đến ngay Bộ trưởng Bộ KH- CN Nguyễn Quân, trong cuộc trả lời trực tuyến Cổng thông tin điện tử Chính phủ sáng 5/5/ 2012 cũng cho rằng, việc điều tra nguyên nhân gây cháy ô tô, xe máy nên đặt "tầm ngắm" vào xăng dầu.

Bởi rất có thể chất lượng xăng dầu thời gian trước đó là nguyên nhân gián tiếp gây ra những sự cố này. Nếu xe máy có sử dụng xăng dầu pha quá nhiều phụ gia như acetone, methanol, chúng có thể ăn mòn chi tiết động cơ, làm thủng bình chứa xăng, thủng đường ống dẫn bằng nhựa, làm thoái hoá gioăng đệm của động cơ, dẫn tới rò rỉ xăng ở mức độ nghiêm trọng.

Trong quá trình vận chuyển trên đường, ma sát của các bộ phận cơ khí có thể gây ra tia lửa điện và dẫn đến cháy nổ.


Còn theo người viết, số lượng xe cháy được điều tra chiếm 2/3 số vụ, vẫn còn 1/3 số vụ chưa điều tra, chưa kết luận được. Mà như dân gian nói: Thấy đỏ, đừng tưởng chín cơ mà. Kết luận của các cơ quan chức năng chưa thể là khẳng định duy nhất và cuối cùng.
Ngay sau đó một ngày, như để "trêu ngươi" Bộ trưởng, không hẹn mà gặp, hai "anh" xe, một ôtô Honda Civic, một xe ba gác máy chở rác cùng tự cháy trên đường tại TP Hồ Chí Minh, và tại Phú Yên.

Và cũng như để trêu ngươi xã hội, trước đó, ngày 1/5/2012, một chiếc xe chở xăng mang biển kiểm soát tỉnh Bắc Giang đã bị báo chí chộp được gần Nghĩa trang liệt sĩ xã Phù Chẩn (Bắc Ninh). Tại đây, lái xe đã gỡ bỏ niêm phong, kẹp chì và dùng can nhỏ múc chất lỏng ra khỏi các bồn chứa trên xe.

Không biết, đó có phải là "thị Xăng" đã ...tư thông với lái xe không nhỉ? Và sự tư thông đó, có được coi là...đứng đắn nhất không?

Không biết, lái xe sẽ phù phép thế nào cho đủ số lượng đã xuất kho? Cũng như những chuyến xe ăn cắp xăng trước đây từng được báo chí quay cận cảnh? Đây còn là một ẩn số chưa bao giờ có lời giải thỏa đáng.

Vì thế mà nhân gian vẫn đang hồi hộp theo dõi tích chèo hiện đại: Oan... "thị Xăng"?

Và oan... "thị Sưa"

Chuyện bi hài "thị Xăng' còn nóng hôi hổi giữa mùa hè oi bức thì mấy ngày gần đây, câu chuyện bi thương của... "thị Sưa" lại nổi lên, khiến con người càng thêm cảm giác ngột ngạt. Cái ngột ngạt của bi phẫn, bởi cái sân khấu- cuộc đời này sao quá nhiều diện mạo... "phản diện"?

Đó là vụ việc, 11 kẻ 'lâm tặc" đã đốn gọn ba cây sưa ở Khe Gát (xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch) thuộc khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng (Quảng Bình).

Không biết, gỗ sưa quý giá đến mức độ nào? Đến giờ, giá trị của nó vẫn còn là ẩn số, cứ hư hư thực thực. Chỉ biết trên thương trường, giá tiền một mét khối gỗ sưa lên tới hàng chục tỷ đồng.

Nhưng cái quý, cái đẹp đoan chính của "thị Sưa" ở thời buổi kim tiền này, vô tình, chỉ gây ra sự bất an cho xã hội. Bởi cái quý, cái đẹp bây giờ khó lòng được trân trọng và bảo vệ. Nó chỉ là mục tiêu cho sự tước đoạt và chiếm đoạt mà thôi!

Chính cái giá trên trời của "thị Sưa" ấy, khiến lòng tham của bao kẻ đã biến thành sự liều lĩnh, táo tợn bất chấp những quy định pháp luật, những rủi ro sống chết để lao vào rừng tìm kiếm, cướp giật lại từ kẻ khác. Giang hồ gặp giang hồ, tăm tối gặp tăm tối, và tham lam gặp tham lam!

11 kẻ "lâm tặc" cùng ba cây sưa đốn trộm, phi pháp, đã kéo theo hàng mấy trăm kẻ giang hồ, đầu nậu, cửu vạn..., khốn khổ rình rập, chém giết nhau để hy vọng cướp được... "thị Sưa".

Một câu hỏi đặt ra? Vì sao, Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng là vườn cấm với những quy định ngặt nghèo, có cả bộ máy kiểm lâm, ban bệ..., ăn lương Nhà nước lại là nơi "lâm tặc" dễ dàng xâm phạm, và vi phạm pháp luật đến vậy?

Vì sao, chuyện đốn hạ ba cây sưa xảy ra, dư luận địa phương và xã hội vô cùng bức xúc, mà phải đúng một tháng sau, Tỉnh ủy Quảng Bình mới có cuộc họp... khẩn cấp bàn giải pháp ngăn chặn? Và chính các ngành chức năng của tỉnh đã thừa nhận có "dấu hiệu bất thường" trong việc đốn hạ và vận chuyển ba cây sưa quý ra khỏi vườn?

Dấu hiệu bất thường đó là gì? Phải chăng, như báo Tuổi trẻ ngày 8/5/2012 mới đây phải có bài viết với cái tít lớn: "Xôn xao việc lâm tặc câu kết kiểm lâm" (để đưa gỗ sưa ra khỏi rừng).

Và mặc dù, theo ông Lưu Minh Thành, Giám đốc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, kiểm lâm đã triển khai các giải pháp ngăn chặn, nhưng rút cục, gỗ sưa ra khỏi vùng rừng Hung Trí (khu vực đốn trộm) tự lúc nào, còn kiểm lâm vườn thì chỉ tịch thu được đúng... một mẩu gỗ loại đe (gốc cây).

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/05/11/16/20120511164212_3b.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình thưởng nóng cho một số cá nhân, tập thể kiểm lâm. Ảnh: Tuổi trẻ



Ôi trời! Nghe thông tin của ông giám đốc, lại nhớ tới dạo Thủ đô Hà Nội mặc "váy giáp sắt" cho "thị Sưa" với hy vọng chống lại được những kẻ điên rồ vì quá thèm muốn nàng. Vậy mà ngay giữa Thủ đô nhé, 20 cây sưa đỏ vẫn bị đốn trộm, ngang nhiên và thách thức tài năng của lực lượng bảo vệ.

Rồi cách đây không lâu, ngay tại TP Ban Mê Thuột (Đắk Lắk), một cây sưa lớn đã bị cưa trộm, chỉ còn mỗi gốc cây trơ khấc, đau đớn, bẽ bàng. Sưa mất ở rừng sâu, hoang vắng, không người qua kẻ lại, còn có thể ngụy biện, chứ ngay giữa thành phố, giữa Thủ đô đông đúc, nhà cửa chật như nêm, mà sưa vẫn bị cưa trộm thì thật tủi hổ.

Trộm đã tài, mà cái kém của các ngành chức năng có nhiệm vụ bảo vệ sưa cũng... ngang ngửa!

Thông tin mới nhất, Đội kiểm lâm cơ động và PCCR số 1 (Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình) phối hợp trạm Kiểm lâm liên ngành Khe Sến đã mật phục và bắt được 5 hộp gỗ sưa, trọng lượng 366kg, trị giá khoảng 10 tỷ đồng, tại xóm Mới thôn Bàu Sen, xã Phúc Trạch.

Nhưng nhiều tin đồn đoán cho rằng, đã có khoảng 1/3 số gỗ của ba cây sưa cổ thụ được các đầu nậu chia nhỏ, vận chuyển trót lọt về TP Đồng Hới.

Hài hước nhất, ngay sau đó, ông Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đi thực tế, lập tức thưởng nóng cho một số cá nhân, tập thể kiểm lâm. Ông cán bộ phụ trách kiểm lâm thì sung sướng, trả lời báo chí như...mê sảng!

Dư luận xã hội ngỡ ngàng. Cây sưa "đang sống, chuyển sang...từ trần", thì lẽ ra, kiểm lâm phải bị xử lý theo quy định pháp luật. Vì sao ở đây, lại thưởng nóng, khiến người dân muốn... nóng mặt!

Khái niệm thưởng phạt, chả lẽ lại bị đánh tráo? Như các thang bậc giá trị trắng đen cũng đang bị đánh tráo, đầy rẫy ở đời này?

Bước đầu, cơ quan chức năng đã xác định được chính danh của 11 kẻ trộm sưa, đang chuẩn bị hồ sơ để phục vụ cho công tác khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Không biết, sẽ lộ ra bao nhiêu cảnh bi hài trong trích đoạn "thị Sưa trong rừng" đây?

Rừng quốc gia thì vẫn có tên. Nhưng những tổn thương, mất mát, khổ đau của rừng, ai biết, ai hay? Hay chỉ lâm tặc và kiểm lâm... biết rõ nhất?

Chợt nhớ đến Tào Mạt, soạn giả trứ danh của vở chèo nổi tiếng Bài ca giữ nước. Ông khiến người viết bài luôn nghĩ rằng, mỗi thớ thịt, mạch máu của ông đều được cấu tạo bằng những làn điệu chèo tuyệt diệu.

Đã lâu rồi, Bài ca giữ nước không còn vang lên trên sân khấu chèo đặc sắc và quyến rũ. Hay nó cũng bi thương như thân phận Hề Hoạn?

Còn Bài ca giữ rừng. Ai sẽ là người viết đây?

Hay là các bác kiểm lâm nhỉ?

"Thị Xăng" đang cười lơi lả. Còn "thị Sưa" thì ...đang khóc thầm lặng lẽ?!

Kỳ Duyên
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

"Moi hết tim gan" để nói với Đinh Bộ Trưởng một lần!

Bài đăng trên Người Lao Động Thứ Bảy, 12/05/2012 16:30

LTS: Trong số các comment của bạn đọc gởi đến Báo Người Lao Động hôm nay có một comment rất đặc biệt. Đặc biệt vì nó dài đến hơn 2.500 từ, được viết lên bằng tất cả tâm huyết của tác giả. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệt ý kiến ấy đến bạn đọc.

Đã gần 9 tháng kể từ khi ông Đinh La Thăng được Quốc hội phê chuẩn là Bộ trưởng GTVT. Sau những tuyên bố mạnh mẽ đầu tiên của ông tại Quốc hội và một loạt tuyên ngôn và các hoạt động điều hành của ông trên cương vị người đứng đầu ngành giao thông, cũng đã đủ thời gian để dư luận có những đánh giá đầy đủ hơn về trình độ, năng lực và cả phẩm chất của vị bộ trưởng này.

Ai cũng hiểu, hệ thống giao thông, vận tải có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đến thế nào trong việc phát triển kinh tế, đến đời sống dân sinh. Trong nhiều năm qua, sự yếu kém, lạc hậu của hệ thống đó, tình trạng quá tải, tắc nghẽn giao thông thường xuyên ở cả đường bộ, đường sắt… đã gây cản trở biết bao nhiêu cho sự phát triển của nền kinh tế, gây khó khăn biết bao nhiêu cho việc đi lại của người dân.

http://nld.vcmedia.vn/3QfmUOn42mJ2cccccccccccccB0mF0/Image/2012/05/thang_c7699.jpg
Đã gần 9 tháng kể từ ngày Bộ trưởng Đinh La Thăng trở thành tư lệnh
của ngành GTVT với quyết tàm thực hiện "3 khâu đột phá chiến lược"



Chính vì thế, ngành giao thông hơn lúc nào hết, cần một người lãnh đạo có tầm nhìn, hiểu biết, có tài năng và tâm huyết để chỉ đạo, điều hành, tổ chức lại hệ thống yếu kém đó, một cách toàn diện. Đáp lại sự kỳ vọng đó của đa số dân chúng, của cộng đồng doanh nghiệp, trong thời gian đầu, sự xuất hiện của ông Đinh La Thăng - nguyên là chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN), với những tuyên bố, hành động ban đầu khá mạnh mẽ và rõ ràng, dư luận đã tưởng rằng, đây chính là một người lãnh đạo cần phải có trên chiếc ghế bộ trưởng GTVT.

Ngay trong ngày được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng GTVT, ông Thăng tuyên bố: “Bộ trưởng là tư lệnh lĩnh vực ngành, phải cho tôi toàn quyền. Tư lệnh ra chiến trường phải được toàn quyền quyết định chiến đấu, tiến hay lùi, nếu chờ xin phép thủ trưởng ở nhà thì sẽ lỡ cơ hội”. Ông cũng nói rõ, phương hướng, kế hoạch hành động của mình với báo giới: “Bộ Giao thông sẽ tập trung giải quyết 3 khâu đột phá chiến lược. Thứ nhất là đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, thứ hai là tình trạng tai nạn giao thông, thứ ba là ùn tắc giao thông. Tôi sẽ thực hiện quyết liệt 3 vấn đề trên”.

Một hành động khác đáng chú ý của Bộ trưởng Đinh La Thăng sau 2 tháng nhậm chức là khi đi kiểm tra công trình nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng, ông đã chỉ đạo thay chức vụ Trưởng ban quản lý dự án dự án xây dựng nhà ga này. Tiến độ công việc tại dự án này sau đó tiến triển rõ rệt. Với những sự khởi đầu như vậy, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã nhận được những đánh giá tích cực từ dư luận, báo chí.

Người ta đã tưởng rằng, đây chính là vị bộ trưởng mà ngành giao thông cần có trong thời điểm hiện nay. Trong thời điểm ấy, chỉ có một điểm khá lợn cợn khi người ta đánh giá về Bộ trưởng Thăng là tại kỳ họp Quốc hội, ông có đề nghị Quốc hội dành 40.000 tỷ đồng tổng thu vượt dự toán từ nguồn dầu thô quốc gia để dành hết cho Bộ GTVT sử dụng. Đây là một đề nghị bất ngờ do tính phi lý, cục bộ của người đề xuất.

Nhưng với một loạt hoạt động chỉ đạo, điều hành trực tiếp của ông Đinh La Thăng trong những tháng gần đây đang khiến cho dư luận từ ủng hộ chuyển sang nghi ngờ về năng lực, tầm hiểu biết, phẩm chất thực sự của người đứng đầu ngành giao thông. Một trong những điểm người ta dễ đặt câu hỏi nhất là trình độ hiểu biết pháp luật của Bộ trưởng Đinh La Thăng.

Một thành viên Chính phủ, đứng đầu một lĩnh vực quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn đến quốc kế, dân sinh không thể không hiểu rõ hệ thống, quy định chính sách, pháp luật. Nhưng với nhiều quyết định, chủ trương của ông Đinh La Thăng, người ta không thể không nghi ngờ về sự hiểu biết của ông trong vấn đề này. Ngay từ khi Công văn số 6630/BGTVT-TCCB do ông ký ngày 17-10-2011. Trong đó quy định: “Các đồng chí lãnh đạo thuộc diện bộ quản lý từ cấp vụ và tương đương trở lên không chơi gôn, không tổ chức hoặc tham gia các giải gôn”. Theo ông Lê Hồng Sơn, cục trưởng cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp, đây là văn bản có nội dung “sai thẩm quyền, vi phạm quyền cán bộ công chức”.

http://nld.vcmedia.vn/3QfmUOn42mJ2cccccccccccccB0mF0/Image/2012/05/gon_e9032.jpg
Quy định cấm CBCC trong ngành chơi gon bị xem là không đúng



Một ví dụ khác rõ hơn, ngày 16-3-2012, Bộ trưởng Đinh La Thăng ký ban hành ban hành công văn số 1782 yêu cầu dừng ngay việc nghiệm thu, cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật đối với xe cơ giới cải tạo. Công văn có hiệu lực ngay ngày ký. Theo nhiều chuyên gia pháp luật, công văn trên có nhiều điểm sai như: không phải là văn bản quy phạm pháp luật (vì không phải thông tư hoặc thông tư liên tịch hay chỉ thị, quyết định) nhưng yêu cầu dừng thực hiện một văn bản có tính quy phạm pháp luật (Quyết định số 15/2005/QĐ-BGTVT năm 2005 của bộ trưởng GTVT). Hơn nữa, lại yêu cầu các đơn vị trực thuộc ngành thực hiện ngược lại nội dung trên, thực hiện ngay rồi mới soạn thảo quyết định thay thế quyết định cũ.

Điều này cho thấy, ông Đinh La Thăng thiếu sự hiểu biết về pháp luật mặc dù đây là một kiến thức rất đơn giản mà một cán bộ nhà nước cần phải nắm bắt. Để thực hiện kế hoạch hành động mang tính “đột phá” cho ngành GTVT-giảm ùn tắc giao thông, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có những chủ trương và có nhiều chỉ đạo trực tiếp nhưng cho đến nay, những hoạt động này cũng khiến không ít người dân, tổ chức nghi ngờ, mất lòng tin vào các hành động đó.

Cụ thể như việc đổi giờ học, giờ làm ở thành phố Hà Nội, chỉ trong một thời gian ngắn đã chứng minh không đem lại hiệu quả. Hay mới đây, việc đề xuất thu thuế hạn chế phương tiện giao thông cũng gây bức xúc lớn không chỉ trong dư luận mà cả các chuyên gia, cán bộ có uy tín của ngành giao thông. Nhiều người đánh giá đây là chủ trương bất hợp lý, không khoa học, làm tăng thêm chi phí vận tải, giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải Việt Nam.

http://nld.vcmedia.vn/3QfmUOn42mJ2cccccccccccccB0mF0/Image/2012/05/ketxeHN_e8f10.jpg
Đổi giờ học, giờ làm, Hà Nội vẫn kẹt xe



Chính vì điều này, mới đây, Chính phủ đã yêu cầu Bộ GTVT và Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét lại chủ trương này để trình vào một thời điểm khác. Nhưng hết chủ trương trên thì Bộ trưởng Giao thông lại đề ra sáng kiến thu tiền của dân qua “Quỹ tham gia giao thông” - một dạng quỹ có thể coi như quỹ chat - đóng hụi, để dễ thu tiền của người tham gia giao thông khi có vi phạm.

Việc tập trung các giải pháp để giảm tai nạn, ùn tắc giao thông là đúng đắn nhưng nó cần phải bằng các giải pháp thực sự khoa học, có nghiên cứu, tính toán đầy đủ và có tính giải trình cao. Nhưng với tất cả những giải pháp do Bộ GTVT đề xuất như vừa rồi trong đó có những biện pháp, giải pháp có dấu ấn cá nhân của Bộ trưởng Đinh La Thăng nó cho thấy chưa đem lại hiệu quả, chưa tạo được sự ủng hộ từ dư luận, từ nhiều cơ quan, các chuyên gia trong lĩnh vực này. Thậm chí, trong nhiều thời điểm, các giải pháp đó bị đánh giá tiêu cực, khó có thể triển khai do những sự bất hợp lý, thiếu những cơ sở khoa học, thực tế về giao thông đường bộ và không được lòng dân.

Người ta đang lo ngại, với những chính sách mới của ngành GTVT, ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam mới bắt đầu hình thành một chút, ngành vận tải… đang đi vào ngõ cụt. Các hoạt động sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô như đang dần đông cứng lại. Theo số liệu của bộ Tài chính thì chỉ trong quý I/ 2012, số thu thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc giảm trên 4000 tỷ đồng-một số tiền đủ xây dựng gần 20 cái cầu vượt lắp ghép dạng nhẹ đang phát huy hiệu quả chống ùn tắc tại Hà Nội-và nên nhớ-mới chỉ trong 1 quý.

Những bức ảnh mới đây đăng trên các báo về minh họa cho tình trạng ùn tắc giao thông cho thấy, có nhiều con đường lớn ở một số thành phố, phần đường dành cho ô tô vắng hoe trong khi phần đường dành cho xe máy chật cứng như nêm, kéo dài hàng cây số. Phải chăng, nó đang phản ánh cho sự lệch lạc của chính sách?

Trong bối cảnh dư luận thất vọng với những đề xuất, giải pháp mới về chống ùn tắc giao thông thì việc mới đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng lại có đề xuất dành hơn 10.000 tỷ đồng để đầu tư cho hệ thống văn phòng, trụ sở làm việc của Bộ GTVT càng khiến hình ảnh tốt đẹp mà vị Bộ trưởng này gây dựng được trong mấy ngày đầu biến mất trong cách nhìn của những người ủng hộ, có lẽ còn rất ít ỏi của ông.

Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, chính Bộ trưởng GTVT còn phải nghĩ nhiều cách để thu thật nhiều tiền của dân qua việc đề xuất thu nhiều loại phí giao thông đường bộ như phí hạn chế phương tiện rồi “quỹ tham gia giao thông”… để có tiền đầu tư, thì việc đề xuất dành hơn 10.000 tỷ đồng trên để xây dựng trụ sở làm việc cho thấy cách xử lý, tầm nhìn của một vị bộ trưởng như vậy là rất có vấn đề.

Hơn nữa, trong khi các bộ khác: Kế hoạch, Tài chính… bắt đầu thực hiện chủ trương cắt giảm đầu tư công mà Chính phủ yêu cầu thì việc lãnh đạo Bộ GTVT lại đề xuất đầu tư cả chục ngàn tỷ đồng cho trụ sở như vậy, thật là điều bất bình thường.

Đáng nói hơn nữa, là Bộ trưởng GTVT còn đề xuất vay vốn ODA để xây trụ sở lại càng phản cảm vì vốn ODA là vốn vay, cuối cùng cũng phải trả bằng những đồng tiền thuế do dân, doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách và nó chỉ nên sử dụng, đầu tư cho những công trình, dự án cấp bách cho phát triển kinh tế - xã hội chứ không phải để làm nhà làm việc cho ngành giao thông.

Nhưng giao thông cũng không chỉ có chuyện ùn tắc, tai nạn. Người ta cũng chưa thấy vai trò của Bộ trưởng Đinh La Thăng trong việc xử lý nhiều vấn đề quan trọng khác của ngành này. Như tình trạng làm ăn thua lỗ, bết bát của nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành giao thông: tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)…

http://nld.vcmedia.vn/3QfmUOn42mJ2cccccccccccccB0mF0/Image/2012/05/vinalines_106f8.jpg
Đề xuất dành 100.000 tỉ đầu tư cho Vinalines đang thua lỗ khiến dư luận "hết hồn"



Trong khi Vinalines đang làm ăn thua lỗ hàng ngàn tỷ, hàng chục tàu cũ lạc hậu… thì việc quy hoạch, tiếp tục dành cả 100.000 tỷ đồng đầu tư cho doanh nghiệp này liệu có phải là giải pháp đúng đắn? Hay trong lĩnh vực hàng không, trong khi cần phải xây dựng một môi trường cạnh tranh thì việc cho phép Vietnam Airlines thâu tóm, chiếm cổ phần chi phối trong hãng hàng không Jestar Paciffic để độc quyền khoảng 90% thị trường hàng không trong nước có đúng đắn?

Sự yếu kém, lạc hậu của hệ thống giao thông đường sắt, chưa thấy có những đổi mới đáng kể nào từ khi Bộ trưởng Đinh La Thăng lên nắm quyền. Một câu chuyện liên quan đến tính trung thực của Bộ trưởng. Trong khi Chánh văn phòng Bộ GTVT khẳng định xe Land Cruiser chở Bộ trưởng Đinh La Thăng đã bị một ôtô khác đâm trong chuyến công tác tại Ninh Bình, thì ông Thăng phủ nhận sự việc đó: "Không có chuyện ai bị tai nạn nào hết. Tôi khẳng định là không có chuyện đó". Người ta tất nhiên có quyền đặt câu hỏi nghi vấn về lời thanh minh của Bộ trưởng bởi ba nhẽ: báo chí trưng ra hình ảnh ô tô của ông bị đâm; chánh văn phòng là người phát ngôn của bộ nên lời của ông mang tính chính thức của tổ chức; không một báo nào đăng tin bộ trưởng đâm đã phải cải chính, nếu họ đưa tin không đúng.

Cơ sở hạ tầng đang là 1 trong 3 nút thắt để Việt Nam phát triển. Giải quyết nó không phải là những tuyên bố ngẫu hứng, những văn bản tùy tiện. Hơn lúc nào hết, ngành giao thông cần một bộ trưởng có phẩm chất của một nhà chính trị và nhà kỹ trị, có cái nhìn dài hạn, bao quát và ý thức được những tuyên bố và chính sách của mình đối với sự phát triển của đất nước. Nhìn toàn diện tất cả các vấn đề như vậy để thấy, mặc dù ngành GTVT đang rất cần phải có một Bộ trưởng giỏi giang, quyết đoán, có tâm, có tầm nhưng cho đến giờ này, với lựa chọn là Bộ trưởng Đinh La Thăng, có thể cần phải xem lại. Cũng có thể nói, BT Đinh La Thăng có một số phẩm chất tốt: quyết đoán, nhanh nhẹn, dám làm… nhưng ở cương vị một chính khách, một bộ trưởng có lẽ phải cần nhiều hơn thế: tầm hiểu biết, cách làm bài bản, khoa học - những điều người ta chưa thấy có ở ông mà người ta chỉ thấy rõ hơn đó là sự nóng vội và nông nổi.

Thường vụ Quốc hội mới rồi họp cũng đã có bàn đến việc bỏ phiếu tín nhiệm với cấp bộ trưởng trở lên. Việc này nếu làm được, sẽ giúp Quốc hội đánh giá, nhìn nhận lại những chức danh đã phê chuẩn-để có những vị trí nào chưa phù hợp, có thể điều chỉnh lại, có thể, bước đầu là rất nên với vị trí BT bộ GTVT?

Mạnh Quân
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Hà Lan thông qua Luật trung lập Internet



TTO - Quốc hội Hà Lan đã nhất trí thông qua Luật trung lập Internet dành cho nước này, qua đó biến xứ sở cối xay gió thành quốc gia thứ hai trên thế giới hợp thức hóa bộ luật nói trên sau Chile.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=564268
“Mọi dữ liệu của thế giới mạng đều phải được đối xử công bằng” là nội dung nền tảng của Luật trung lập Internet - Ảnh minh họa: Internet



Năm 2011, Tập đoàn viễn thông Hà Lan KPN hé lộ một dự án buộc người dùng di động trả thêm phụ phí cho những dữ liệu sử dụng bởi các ứng dụng từ hãng thứ ba cho phép nghe gọi và nhắn tin miễn phí chẳng hạn như WhatsApp và Skype, khiến nhà mạng KPN bị mất thu nhập từ những dịch vụ truyền thống này.

Theo đó, nhà mạng KPN của Hà Lan bắt đầu dự án buộc những ai sở hữu các ứng dụng này phải trả thêm phụ phí, nếu họ nhắn tin hoặc nghe gọi thông qua ứng dụng phụ hay bất cứ ứng dụng VoIP (Voice over IP - dịch vụ đàm thoại qua Internet) nào khác. Động thái này nhanh chóng vấp phải nhiều phản đối.

Như một động thái đáp trả, Quốc hội Hà Lan khi đó nhanh chóng bổ sung dự luật trung lập Internet vào bộ luật thông tin viễn thông nước này.

KPN nhanh chóng rút lại tuyên bố của mình, nhưng Thượng viện Hà Lan khi đó đã yêu cầu Bộ trưởng kinh tế Maxime Verhagen bổ sung dự luật trung lập Internet vào bộ luật viễn thông sẵn có. Vị bộ trưởng chấp thuận yêu cầu này, cho rằng việc bắt người dùng bỏ thêm tiền chỉ để được dùng ứng dụng thứ ba là hành vi “vượt quá giới hạn”. Cũng chính vị bộ trưởng kinh tế đã có màn bảo vệ thành công quan điểm của mình trước các thành viên Hạ viện Hà Lan hôm 8-5.

Tuy vẫn còn một số điều khoản nội dung phải đợi đến năm 2013 mới có hiệu lực (theo quy định của Liên minh châu Âu), Quốc hội Hà Lan đã chính thức thông qua bộ luật này hôm 8-5.

Luật trung lập Internet hoạt động thế nào?
Bộ luật mới yêu cầu các công ty cung cấp dịch vụ liên quan đến Internet phải có nghĩa vụ “đối xử công bằng” với mọi dịch vụ Internet. Cụ thể, các công ty không được phép ưu tiên sản phẩm/dịch vụ của riêng mình hơn, cũng như thu thêm phụ phí từ người dùng sử dụng dịch vụ của hãng đối thủ.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại một điểm chưa thật sự rõ ràng cho những dịch vụ không được cung cấp “thông qua Internet”, ví dụ: nhiều nhà mạng ADSL cũng như truyền hình cáp có dịch vụ cung cấp các bộ phim theo yêu cầu đến cho người dùng, thông qua chuẩn giao thức IPTV (Video over Internet Protocol). Tên gọi tuy là thế, song thực chất các nội dung giải trí này không hề được truyền tải đến tay người dùng qua mạng Internet “mở” truyền thống, mà chỉ thông qua hệ thống đường truyền riêng của chính nhà cung cấp dịch vụ đó. Vì thế, rõ ràng chúng không thuộc phạm vi được bảo vệ bởi bộ luật trung lập.

Tại Hoa Kỳ, Hãng truyền thông Comcast cũng đang tranh luận điều tương tự với giới chức nước này về hệ thống IP của riêng mình.

Ngoài việc ngăn chặn các tham vọng "móc túi" người dùng đối với một loại dữ liệu nhất định nào đó, nội dung của Luật trung lập Internet mang ý nghĩa rộng lớn hơn rất nhiều. Nó còn được áp dụng để làm chậm (một cách có chủ đích) luồng lưu lượng dữ liệu thuộc về một hay nhiều ứng dụng hoặc dịch vụ nhất định, hay để ngăn chặn chính những dịch vụ hoặc ứng dụng “phạm luật”.

Cũng cần nói thêm, tuy “yêu cầu mọi nhà cung cấp dịch vụ mạng Internet đối xử công bằng với mọi dịch vụ”, vẫn có một ngoại lệ -  theo yêu cầu từ Tòa án Hà Lan - dành cho trang chia sẻ nội dung torrent tai tiếng The Pirate Bay. Chi tiết này liên quan đến việc Tòa án tối cao Hoa Kỳ trước đó đã ra phán quyết buộc các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại nước này như BskyB, BT, TalkTalk, Telefonica, Virgin Media… chặn The Pirate Bay, do trang web này đã vi phạm điều 97A thuộc đạo luật về sáng chế, thiết kế và bản quyền Hoa Kỳ.

THÚY QUỲNH
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Lạ. Mà buồn

Bài đăng trên Tuần VietNamNet 12/05/2012 05:00 GMT+7

Tác giả: Hà Phạm

Hễ có gì lạ thì tổ chức hội thảo. Mà hội thảo, chẳng ích gì, như chuyện cháy xe, hội thảo mãi mà vẫn chưa biết đích thị nguyên do là gì ấy. Thôi cứ gọi là nguyên do lạ cho nó lành!

Người ta bảo những chuyện thế này chẳng có gì lạ, nhưng với N.[1], dân vỉa hè chính hiệu, thì hoàn toàn không hiểu được. Mà không hiểu, tức là lạ.

Chẳng hạn, báo chí nói theo Báo cáo của bộ Tài chính, chỉ riêng trong năm 2011, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đạt 2.540 tỉ đồng. Theo quy định tại Nghị định 124/2005 và Thông tư 89/2007 của bộ Tài chính, 100% số tiền phạt được để lại cho các lực lượng đảm bảo trật tự an toàn giao thông với tỉ lệ: 70% trích cho lực lượng công an, 10% cho thanh tra giao thông, 10% cho Ban An toàn giao thông và 10% cho các lực lượng khác. Nói chung là để sử dụng vào các mục đích như tuyên truyền, chỉ đạo tập huấn, tổ chức sơ kết công tác an toàn giao thông, bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ từ 700.000 đến 1,5 triệu đồng/tháng..., còn lại là mua sắm thiết bị, xe cộ...Lạ thật, chẳng thấy nói gì đến bao nhiêu tiền  được chi vào việc sửa chữa, nâng cấp đường sá để bảo đảm thuận lợi cho mọi người đi lại, hạn chế, ngăn chặn tai nạn giao thông... Có lẽ là không đồng nào, nên đường mới xấu tệ xấu hại như thế!

Lạ nữa, là cái khoản...Dưỡng Liêm, cũng lần đầu nghe thấy, một sáng kiến hình như cũng của ngành giao thông (thảo nào dân hiện đang hồi hộp với những sáng kiến thu phí mới mỗi ngày của Bộ này). Từ điển Tiếng Việt không có từ này, ra vỉa hè N. hiểu một cách thô sơ, nghĩa là tiền phạt của mình do mắc lỗi nào đó khi tham gia giao thông  sẽ được bồi dưỡng cho nhóm người phạt mình để các anh ấy có sức mà làm việc tiếp ngoài đường.  Nghe giải thích xong vẫn không hiểu được. Các lực lượng đảm bảo trật tự an toàn giao thông đã có lương từ thuế dân, những phụ cấp độc hại khác nếu có theo tiêu chuẩn của nhà nước. Hay chỉ ngành này mới cần Liêm để dưỡng ?

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/2_1336723957.jpg
CSGT phạt người vi phạm giao thông khi đi qua hầm Thủ Thiêm - Ảnh: Nguyên Mi - Thanh Niên



Thêm chuyện lạ nữa. Sáng chủ nhật ngồi vỉa hè. Nghe kể tuần trước có vụ  người ta vứt cả hàng tạ thịt bò, rồi cá leo, chẳng biết cá leo là cá gì, rồi bao nhiêu chim nữa tại hồ Kẻ Gỗ đấy. Hồ Kẻ Gỗ à? Ai chưa đến cũng đều biết hồ đấy nổi tiếng trong bài hát Người đi xây hồ Kẻ Gỗ ấy, nay da em nâu tươi màu suy nghĩ...Suy nghĩ gì mà lạ thế. Người ta vứt ra thịt bò, lại còn luộc chín rồi, đựng trong bao tải, mà bà con sống xung quanh vùng, những người ngày xưa náo nức đi xây hồ Kẻ Gỗ, hẳn thế, lại đem chia nhau mang về ăn, mặc dù chưa rõ nguồn gốc từ đâu... Một số thịt bị chìm xuống dưới đáy hố nước cũng được người dân lặn lấy hết. Ăn mấy ngày rồi, thấy bảo chưa xảy ra chuyện gì.

Những người vứt đồ ăn như thế, dứt khoát không phải ý tốt. Tốt  đã phát cho dân cẩn thận, ai lại vứt đi cho người ta nhặt về ăn. Cứ bảo không chuyện gì. Bệnh lạ ở Quảng Ngãi, người ta kết luận rồi đấy, nguyên nhân có nhẽ là do thực phẩm. Ít lâu nữa ở đấy có khi lại phát bệnh chẳng ai biết vì sao. Gì cũng gọi là bệnh lạ, chuyện lạ. Hễ có gì lạ thì tổ chức hội thảo. Mà hội thảo, chẳng ích gì, như chuyện cháy xe, hội thảo mãi mà vẫn chưa biết đích thị nguyên do là gì ấy. Thôi cứ gọi là nguyên do lạ cho nó lành!

Mà dân mình lạ thật, hạc trắng bay về trên thủy điện Lai Châu, cũng bắn để ăn. Chẳng sợ chim sa cá nhảy. Chẳng lẽ tại đói nên làm liều ? Như người dân hồ Kẻ Gỗ ấy, lẽ ra họ phải báo chính quyền, giám định, rồi tổ chức tiêu hủy. Đằng này họ lại ăn. Mà sao chính quyền lại để mặc dân làm thế không biết. Lạ quá! Nghĩ mà rùng mình. Ngày hôm ấy, vợ N. mua thịt bò về làm phở. Cũng luộc. N. nhớ đến câu chuyện ban sáng, tư dưng thấy nghẹn...Chuyện lạ thật đấy, mà sao quá buồn!

Theo Thể thao & Văn hóa

[1] N.: Nhân vật hư cấu trong loạt bài Lối sống đô thị của TT&VH
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [33] [34] [35] [36] [37] [38] [39] ... ›Trang sau »Trang cuối