Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Phạm Thiên Thư
Phạm Thiên Thư tên thật là Phạm Kim Long (1 tháng 1 năm 1940-) là một nhà thơ hiện đại Việt Nam. Ông sinh tại Lạc Viên, Hải Phòng, trong một gia đình đông y. Sống ở Trang trại Đá Trắng, Chi Ngãi, Hải Dương(1943-1951), Sài Gòn – TP.HCM (1954 đến nay). Từ 1964-1973: Tu sĩ Phật giáo, làm thơ. Năm 1973, đoạt giải nhất văn chương toàn quốc với tác phẩm Hậu truyện Kiều - Đoạn trường Vô Thanh. Năm 1973 -2000: Nghiên cứu, sáng lập và truyền bá môn dưỡng sinh Điện công Phathata (viết tắt chữ Pháp -Thân – Tâm)
Tác phẩm đã in:
Thơ Phạm Thiên Thư (1968), Kinh Ngọc (Thi hoá Kinh Kim Cương), Động Hoa Vàng (Thơ, 1971), Đạo ca (Nhạc Phạm Duy); Hậu Kiều - Đoạn Trường Vô Thanh (1972), Kinh thơ (Thi hoá Kinh Pháp Cú); Quyên Từ Độ Bỏ Thôn Đoài (Thơ), Kinh Hiếu (Thi hoá), Kinh Hiền (Thi hoá Kinh Hiền Ngu, gồm 12.000 câu lục bát), Ngày xưa người tình (thơ), Trại Hoa Đỉnh Đồi (thơ) 1975, Thơ Phạm Thiên Thư (NXB Đồng Nai tái bản), Tự điển cười (24.000 bài tứ tuyệt tiếu liệu pháp. Năm 2007, Trung tâm Sách và Kỷ lục Việt Nam đã trao cho ông kỷ lục là người đầu tiên viết Từ điển cười bằng thơ), Vua núi vua nước (Tức Sơn Tinh Thuỷ tinh, NXB Văn hoá Thông tin, 2003)...
Các nhạc bản phổ từ thơ Phạm Thiên Thư: Ngày Xưa Hoàng Thị, Đưa em tìm động hoa vàng, Gọi em là đoá hoa sầu, Em lễ chùa này, Huyền thoại trên một vùng biển, Loài chim bỏ xứ (Nhạc Phạm Duy), Như cánh chim nay (Nhạc Cung Tiến), Guốc tía, Đôi mắt thuyền độc mộc (Nhạc Võ Tá Hân); Độc Huyền (Nhạc Nguyễn Tuấn), Động Hoa vàng (Nhạc Trần Quang Long)...
Nói về cõi thơ Phạm Thiên Thư, Hà Thi trong “Phạm Thiên Thư, người thi hoá kinh Phật” đã viết: “Nhà thơ họ Phạm này tuy xuất hiện khá muộn (1968), nhưng cũng đã đóng góp vào văn học khá nhiều tác phẩm, đặc biệt là những thi phẩm ở dạng khá độc đáo: thơ đạo!”
Một trong những tác phẩm ấy của Phạm Thiên Thư đã được giải thưởng Văn Học Toàn Quốc (miền Nam VN) vào năm 1973 (tác phẩm Đoạn Trường Vô Thanh). Một số thơ của ông được phổ thành ca khúc đã mang lại một số đông công chúng yêu thích thơ ông: “Em lễ chùa này”, “Ngày Xưa Hoàng Thị”, “Động Hoa Vàng”, “Gọi Em Là Đoá Hoa Sầu”...
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng, ngủ say...
Sông này chảy một dòng thôi
Mây đầu sông thẫm tóc người cuối sông...
Ta về rũ áo mây trôiThơ Phạm Thiên Thư cứ vấn vít nửa đời nửa đạo như thế, thật là khác thường, làm cho độc giả ngẩn ngơ, bất ngờ... Quả là cõi thơ Phạm Thiên Thư đã giúp chúng ta khám phá thêm những cửa ngõ mới lạ, phong phú về tôn giáo, tình yêu và thiên nhiên...
Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan...
Đợi nhau tàn cuộc hoa nàyNhiều người đã hiểu sai, cho rằng Phạm Thiên Thư đi tu mà lòng vẫn hướng về cõi tục. Ông chỉ cười: “Tôi tu theo cách của mình, tu để sống cuộc đời của mình, nuôi dưỡng lối tư duy và trí tuệ của mình”.
Đành như cánh bướm đồi Tây hững hờ
Tìm trang lệ ố hàng thơ
Chữ xưa quyên giục bây giờ chim đi...