Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [18] [19] [20] [21] [22] [23] [24] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vodanhthi đã viết:
Khi viết những dòng vừa rồi, có lẽ anh Tuấn chưa đọc mục ghi của tôi ở phía trên, vào lúc 07:29 ngày 11.11?

Bởi vì tôi đã nói là những người bạn ở nước ngoài không muốn bàn về thời sự, mà họ chỉ muốn biết xem mình sử dụng ca dao đúng hay chưa, ví von tục ngữ có sai chỗ nào không, nói tóm gọn lại, là có viết đúng tiếng Việt chưa!

Có lẽ anh Tuấn hay đùa, nên khuyên tôi đăng ở diễn đàn “Đọc, nghe, nghĩ, nói”, để sau đó anh sang bên ấy mà khuyên tôi nên mang trở lại bên này? Nếu quả thực như vậy thì tôi bái phục máu tếu của anh đấy.

Nhưng thôi, tôi sẽ không nói về chuyện này nữa, kẻo lại làm loãng chủ đề “Viết đúng tiếng Việt” và mất nhiều thì giờ của người đọc.
Tôi chẳng đùa cợt gì cả! Đọc xong, cảm thấy nó nên để ở đâu thì viết vậy thôi.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Gió Đông Ngân

Gởi bạn Vodanhthi,
Trên diễn đàn này hay bất kỳ diễn đàn nào khác thì bên cạnh người viết hầu như đều sẽ có người đọc.Một lời góp ý dù chân thành hay không thì cũng tử chỗ bài viết của chúng ta có lỗi nào đó,chúng ta phải bình tĩnh và thật khách quan để kiểm tra lại bài viết của mình đồng thời cũng nên nhẹ lời với người góp ý.Không có bài viết nào có thể được gọi là hoàn hảo kể cả bài của người góp ý.
Mong bạn vui,rất thích đọc những bài của bạn.
Ta đứng,chung quanh cồn cát trắng
Lặng mình,văng vẳng gió đông ngân...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

Vodanhthi đã viết:
Tôi có một vài người bạn, là người Việt Nam đang sống lâu năm ở nước ngoài. Sợ quên tiếng Việt, họ thường xuyên gặp nhau để trao đổi về ngữ nghĩa, ca dao, tục ngữ bằng tiếng Việt. Mới đây, họ gửi cho tôi bài viết dưới đây, muốn tôi góp ý kiến.

Tôi đăng ra đây mong các bạn cho ý kiến, rồi tôi sẽ tổng hợp lại, báo cho các bạn ở nước ngoài. Cảm ơn các bạn.


"Thành ngữ, tục ngữ bao giờ cũng ngắn gọn sắc sảo vì chẳng ai có thể nhớ để truyền miệng từ đời này sang đời khác những câu dài dòng và nhạt nhẽo.

Trong thời thế hỗn mang hiện nay, lắm sự trâng tráo bỉ ổi hay dã man mọi rợ chẳng bút nào tả hết, tự nhiên thấy tục ngữ các cụ truyền lại cho sao mà đúng mà hay! Chỉ dăm ba chữ mà trúng phóc. Cái xấu xa thời nào chẳng có, nhưng chưa bao giờ “đậm đặc” như bây giờ. Các cụ thâm thúy lắm, xin mượn lời các cụ để “gói gọn” những gì nghe thấy trông thấy hàng ngày…
 
Chuyện dông dài…

1- Có lần bà chị mình sai thằng con 13 tuổi rửa bát. Thằng bé bảo con em 10 tuổi: “bê mâm bát xuống bếp để anh rửa”, bị mẹ mắng: “Không có cái kiểu người thổi kèn kẻ bịt lỗ như thế!”

Hãy tưởng tượng một hình ảnh khôi hài: Anh chàng thổi kèn lại có một người khác bịt các lỗ (kèn) “giúp”, kiểu “làm ăn” này khó có thể ra một…bài kèn tử tế. Anh nào thổi thì bấm lỗ luôn có phải hơn không, hay dở nó sờ sờ ra đấy, “trách nhiệm” rất rõ ràng. Đó là lý do tại sao nên thực hiện MỘT CỬA. Các cụ bảo cha chung không ai khóc và rồi lắm sãi không ai đóng cửa chùa. Vậy mà lũ con cháu bày đặt “ra quân đồng bộ” rồi cái gỉ gì gi cũng là “trách nhiệm của các cấp các ngành”. Kết quả là chẳng thằng cha Nguyễn vănCấp, con mẹ Trần thị Ngành nào chịu tội, việc gì cũng nát như tương, chua như mẻ.
 
2- Phó Thủ tướng chém tay vào mặt các đại biểu Quốc hội mà dạy rằng: “Đường sắt cao tốc là phải làm!” Có vị đại biểu hùa theo: “Đường sắt cao tốc là thước đo văn minh của một nước (!)” Lại có vị bốc lên: “Đường sắt cao tốc có liên quan đến chỉ số IQ(!)” Thế là dốt hay nói chữ, nghe câu ấy cũng thấy chỉ số IQ và cả chỉ số…AQ của vị này thế nào rồi.

Nghe chuyện đường sắt cao tốc, tự nhiên thấy hiện lên câu:Thuyền đua thì lái cũng đua, con cóc cũng nhảy con cua cũng bò hay là Thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào, rồi Voi đú chuột chù cũng đú!
Cái thói rởm đời học làm sang còn bị các cụ phán: Cứt nát lại đòi có chóp!
 
3- Dân đói xác xơ, lại bị bồi cho trận lũ lụt điêu đứng tan hoang, vậy mà cái gọi là “1000 năm Thăng Long” bày đặt tốn kém không để đâu cho hết, đến mức không quyết toán nổi, kiểu làm ăn như vậy gọi là bán giời không văn tự  hayVén tay áo xô đốt nhà táng giấy.
 
4- Một lần giữa ban ngày ban mặt công an bắt quả tang một kẻ leo cột cắt trộm cáp, có người bảo: “Thằng này có phong thái làm quan (!?)”  Sao vậy? Các cụ dạy rằng: con ơi nhớ lấy câu này, cướp đêm là giặc cướp ngày là quan.
 
5- Người nghèo xác xơ vắt mũi bỏ mồm vậy mà có địa phương đang tâm xà xẻo tiền từ thiện các nơi gửi đến cho các gia đình, thế gọi là chó cắn áo rách.
 
6- Ăn tiền để thay đổi hồ sơ bản án, cố tình xử oan sai sau khi “làm giá” với các bên. Hiện tượng này các cụ bảo nén bạc đâm toạc tờ giấy, bạc là tiền, tờ giấy là “hồ sơ” có vậy thôi. Và thế là nhiều vụ thành con kiến mà kiện củ khoai bốc hơi hoặc vẫn long trọng diễn ra trong một phiên tòa có tình có lý (có tiền nên có tình và có luôn cả lý) “được đông đảo người dự phiên tòa đồng tình”.
        
7- Cụ Tam nguyên Yên Đổ bảo “thớt có tanh tao ruồi mới đậu…” tựa như nói  quan thấy kiện như kiến thấy mỡ. Đất nước thanh bình, dân sống hòa thuận ấm no là mong ước ngàn đời của mọi người lương thiện nhưng là điều tối kỵ đối với bọn quan sâu mọt. Chúng nó vốn thích đục nước béo cò, chúng nó chạy lăng xăng lo cho “trật tự kỷ cương” nhưng chẳng bao giờ xong vì lập lại được trật tự kỷ cương thì…chết. Cái gì cũng trong veo (transparent), thì …đói. Cái gì cũng tù mù như đi đêm, dân chẳng biết được đâu là chỗ ma ăn cỗ đâu là cái tổ con chuồn chuồn!
Nghĩ vậy thì sẽ biết mấy cái vụ “cải tiến thủ tục hành chính” sẽ đi đến đâu, có mười cửa, cải tiến thành một cửa nhưng khóa bằng mười cái khóa trong đó có vài ba khóa gỉ… Thực hiện được “công khai, minh bạch”, “dân biết…dân kiểm tra”  thì chó nó có váy lĩnh ngồi đỉnh ngọn tre. Cái gì “quyết liệt” thì nhất định sẽ phải… “liệt”.
 
8 “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Nói “Dân” thì nghĩ ngay đến “Quan”. Vậy là Dân làm tất tật, không “cho” Quan làm gì, …Quan thất nghiệp? Đâu có! còn 2 “khâu” đầu và cuối cho Quan: Đó là, khâu đầu: chỉ tay năm ngón và khâu cuối: ngồi mát ăn bát vàng. Khôn thật: ngậm miệng ăn tiền. Không khôn sao mà lên quan!
Chưa hết, nếu có chuyện gì xảy ra thì dân phải chịu tội hết vì “anh” đã “được” giao nhiệm vụ: “biết, bàn, làm, kiểm tra” kia mà! Và thực tế đúng như vậy, các Quan làm sai chỉ có Dân lãnh đủ, chịu tội là phải.
 
9-Muốn leo lên thì phải đầu đội chân đạp, nịnh trên nạt dưới. Các quan tham dù là cấp nào, ai cũng có nỗi khổ riêng (mà cũng là chung) đó là há miệng mắc quai vì đã nhận quả đút. Không nhận thì ăn gì và không nhận thì làm quan để làm gì! Không nhận thì lấy đâu ra để cúng quan trên nữa. Ăn rồi tắc họng khó nói, nhưng lại nói mẽ: “Từ ngày nhậm chức tôi chưa xử lý ai cả”. Thực ra khó xử lắm! “Xử thì không có người làm việc”, cho người mới ú ớ lên làm không “thạo” đường đi nước bước không biết ăn vụng chùi mép thì chết cả lũ.
 
10-Kẻ có chức có quyền nói gì cũng phải, cũng đúng, cho  nên tự tung tự tác, tha hồ ăn không nói có, dối trên lừa dưới. Tây bảo: chân lý thuộc kẻ mạnh; các cụ ta bảo:mồm nhà quan có gang có thép (đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm). Kẻ có quyền tự mình bày đặt ra rồi tự bảo “theo nguyện vọng nhân dân…”, chưa trưng cầu ý dân bao giờ cũng nói “được sự đồng tình của đông đảo…”  rồi thì “nhất trí cao”, ai phản đối lập tức là chống đối, gây rối. Hành xử theo kiểu được là vua thua là giặc.
 
11- Dăm bữa nửa tháng lại “vận động” lại “phong trào”, phát động rầm rộ trống dong cờ mở rồi chán, cái gì cũngđầu voi đuôi chuột, việc gì cũng dở dang, đánh trống bỏ dùi. Các quan chỉ đạo tùy tiện, nay nói thế này mai nói thế khác, bày ra chủ trương chính sách rồi thêm bớt, thay đổi, có khi bỏ hẳn, vậy mới có câu miệng quan trôn trẻ. Ai mà biết được cái đít trẻ con lúc nào thì…bĩnh ra và bĩnh ra cái gì!
 
12- Cái vụ Vinashin, Dung Quất và nhiều vụ “thất bát kiểu tù mù” khác có thể được mô tả bằng tất cả các câu tục ngữ kể trên và ai cũng thấy rõ những người có trách nhiệm phét lác một tấc đến trời  đó xứng đáng được “ca ngợi”: ăn như rồng cuốn nói như rồng leo làm như mèo mửa…"
Tôi nghĩ rằng:

1. Cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ:

Những người bạn của bạn Vodanhthi ở xa Việt Nam lâu ngày nhưng vốn thành ngữ của các bạn ấy thật phong phú, và cách sử dụng chính xác, ví von rất đắt. Là người trong nước, nhưng "ếch ngồi đáy giếng" như tôi phải học tập nhiều. Có những câu : "Người thổi kèn kẻ bịt lỗ" hoặc "Chó nó có váy lĩnh ngồi đỉnh ngọn tre" lần đầu tôi biết ở bài viết này.
Ngoài ra cụm từ "thất bát kiểu tù mù" hình như còn là thành ngữ mới, chứ trước kia các cụ không dùng thì phải, hay là có mà tôi cũng không biết?

2. Viết đúng tiếng Việt.

+ Việc viết hoa tên riêng, viết hoa vì phép đặt câu: Sau dấu chấm hỏi (?), sau dấu chấm than (!), sau dấu chấm lửng (…), sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “ ”) còn chưa đúng quy định.

Ví dụ:

-thằng cha Nguyễn vănCấp, con mẹ Trần thị Ngành phải sửa là :  thằng cha Nguyễn Văn Cấp, con mẹ Trần Thị Ngành.

- Đâu có! còn 2 “khâu” đầu và cuối cho Quan phải sửa là: Đâu có! Còn 2 “khâu” đầu và cuối cho Quan

- Thằng bé bảo con em 10 tuổi: “ mâm bát xuống bếp để anh rửa” phải sửa là: Thằng bé bảo con em 10 tuổi: “ mâm bát xuống bếp để anh rửa”

+ Việc trích dẫn: Cụ Tam nguyên Yên Đổ bảo “thớt có tanh tao ruồi mới đậu…” phải thêm dấu hai chấm, và phải sửa là: Cụ Tam nguyên Yên Đổ bảo :“Thớt có tanh tao ruồi mới đậu…”
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

@Các bạn: Nhân đọc bài của bạn Vodanhthi, ĐN rất mong bạn nào chỉ dẫn giúp ĐN cách viết đúng của từ "dông dài". Là người xứ Nghệ, theo thói quen ĐN thường viết là "chuyện rông dài" thay vì là "chuyện dông dài". Vậy viết thế nào là đúng ạ?
Xin cảm ơn trước.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Gió Đông Ngân

Hì...hì...
Bạn Đồ Nghệ có câu hỏi rất hay và rất đúng thời điểm !
Về từ "rông dài" hay "dông dài" theo chủ quan của tôi thì từ nào cũng... đúng,quan trọng là dùng trong trường hợp nào.Từ "dông dài" thì có trong một số từ điển tôi đã đọc,còn "rông dài" thì chưa thấy.Tuy nhiên nếu gặp Đồ Nghệ thì tôi cũng mong uống với bạn một chén và cùng nói chuyện "rông dài" với nhau.
Ta đứng,chung quanh cồn cát trắng
Lặng mình,văng vẳng gió đông ngân...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

letam đã viết:
Hôm vừa rồi nghe tv có nói đến cụm từ NGOẠI GIAO NHÂN DÂN và GIAO LƯU NHÂN DÂN. Thú thật là chưa nghe bao giờ. Báo địa phương lĩnh hội liền. Chẳng biết đó là cụm từ mới hay đã có lâu mà mình chửa biết? Ý nghĩa ra sao? Nó có phải là ngoại giao theo đường tiểu ngạch, phi chính phủ không nhỉ?  :D Không rõ nên hỏi, có gì sai xin bà con cứ phang cho chừa cái tật hay thắc mắc.  
Ngôn ngữ luôn phát triển cùng với sự phát triển của đời sống. Khi trong đời sống có hiện tượng, sự vật, kiến thức, quy luật... gì mới nảy sinh thì con người phải tạo ra những thuật ngữ mới để thể hiện chúng. Những thuật ngữ mới này dùng các âm tiết, từ... cũ, lắp ghép, tổ hợp, sửa đổi... để tạo ra từ mới. Thường thì thuật ngữ phần nào có chứa ngữ nghĩa thể hiện sự vật nhưng, nói chung, muốn hiểu chính xác, ta phải tìm hiểu thực tế hoặc định nghĩa khoa học của sự vật đó. Những từ như "giá trị thặng dư", "thơ bút tre", "mạng ảo", "chat chit" là những ví dụ điển hình.
Những tổ hợp từ mà bạn nêu lên cũng thuộc thể loại thuật ngữ đó. Khi bắt buộc phải dùng thì nên tìm hiểu kỹ, nếu không thì có thể chọn dùng từ khác dễ hiểu và phù hợp hơn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Bây giờ người ta hay dùng cụm từ Bước đột phá. Báo, đài trung ương tiên phong, rồi địa phương bắt chước. Cựa một tý là sự đột phá hay bước đột phá, thấy muốn đột tử . :D     
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Tuấn Khỉ đã viết:
letam đã viết:
Hôm vừa rồi nghe tv có nói đến cụm từ NGOẠI GIAO NHÂN DÂN và GIAO LƯU NHÂN DÂN. Thú thật là chưa nghe bao giờ. Báo địa phương lĩnh hội liền. Chẳng biết đó là cụm từ mới hay đã có lâu mà mình chửa biết? Ý nghĩa ra sao? Nó có phải là ngoại giao theo đường tiểu ngạch, phi chính phủ không nhỉ?  :D Không rõ nên hỏi, có gì sai xin bà con cứ phang cho chừa cái tật hay thắc mắc.  
Ngôn ngữ luôn phát triển cùng với sự phát triển của đời sống. Khi trong đời sống có hiện tượng, sự vật, kiến thức, quy luật... gì mới nảy sinh thì con người phải tạo ra những thuật ngữ mới để thể hiện chúng. Những thuật ngữ mới này dùng các âm tiết, từ... cũ, lắp ghép, tổ hợp, sửa đổi... để tạo ra từ mới. Thường thì thuật ngữ phần nào có chứa ngữ nghĩa thể hiện sự vật nhưng, nói chung, muốn hiểu chính xác, ta phải tìm hiểu thực tế hoặc định nghĩa khoa học của sự vật đó. Những từ như "giá trị thặng dư",  
Bác Tuấn Khỉ đi chậm thời đại rồi, bây giờ không ai dùng "giá trị thặng dư" đâu nhé! Phiếu thu tiền điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp, inte... đều thấy ghi:"giá trị gia tăng" chứ làm có cái thặng dư???
Hay là bác bị Ngố?
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

haanh8354 đã viết:
Hay là bác bị Ngố?
Giời ạ, Đầu Đàn Ngố mà không ngố thì ai ngố được?
:))
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Vậy là Ngố + 10 % giá thuế trị gia tăng ngố!hihi....
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [18] [19] [20] [21] [22] [23] [24] ... ›Trang sau »Trang cuối