Trang trong tổng số 29 trang (283 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [18] [19] [20] [21] [22] [23] [24] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Cammy đã viết:
@ Lão Gàn: Lão rèn gì thì cũng phải để ý chính tả chứ! :D (Thông cảm lại bệnh dở hơi nó nổi lên rồi ạ!) "gà chọi" chứ không phải "gà trọi". Nữa: "nghèo nàn", chứ không phải "ngèo nàn"! Hihi... Mình soi ghê quá!

Em cũng đồng ý với cả anh lẫn chị, em rất thích cái quảng cáo bột giặt OMO, vì trong đó, nó có cái tư tưởng này. :)
Nhưng làm ơn... Cũng không thể trách người lớn, vì người lớn không thể "lường" được suy nghĩ của trẻ con yêu đến thế nào. Có một cách tốt nhất là cứ chờ thôi ạ! :D Ngay như bố mẹ em bây giờ cũng khó để có chung quan niệm với tụi em được.

Học dần đần... Người lớn học dần những suy nghĩ của trẻ con, và trẻ con dần dần hiểu được những "kỹ năng hoàn hảo". Và cần một phương pháp! :)

Hì... cảm ơn em đã soi nhé! hì... đúng là lão sai từ "gà chọi" thật vậy "nghèo nàn" là phải viết "ngh" ấy à? Cái này cũng rối trí ghê ha!

Chuyện cha mẹ em và em bất đồng quan điểm khác với chuyện lão và HXT bàn về "trẻ con" em à! Cả em và cha mẹ đều không còn được gọi là "trẻ con" nữa, xung đột là ở "ý thức hệ tư tưởng thôi".
Cái lão muốn nói ở đây là đừng nên áp đặt những logic của người lớn cho "trẻ con". Giống như "trời sinh ra trước nhất, chỉ toàn là trẻ con" ấy mà!
Xuân Quỳnh có thể viết được bài thơ hay đến như vậy bởi Xuân Quỳnh đẵ đặt mình vào vị trí của "trẻ con", tư duy "vô tiền khoáng hậu" như "trẻ con", và tất nhiên bài thơ còn hay hơn nữa khi được đọc bởi một giọng đọc "cực kỳ trẻ con"... hì...
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Ah. Em hiểu là ý lão như thế chứ ạ! :P Chỉ là lấy dẫn chứng không phù hợp thôi. Người lớn thì... Không phải ai cũng có thể tư duy kiểu "vô tiền khoáng hậu" như vậy được. Đôi khi ngay cả bản thân em, và cả lão nữa, dù có đặt mình vào vị trí của "trẻ con" thì cũng rất bất ngờ với những suy nghĩ của trẻ.

Những bài thơ dành cho trẻ của Xuân Quỳnh quả thật rất hay. Có lẽ lúc đó, nhà thơ có một "trẻ con" bên cạnh. Phải vậy không hả lão?

Chị HXT chẳng không có những bài dễ thương vậy sao? Nếu không có Dế thì khó à nha! :P
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Cammy đã viết:
Ah. Em hiểu là ý lão như thế chứ ạ! :P Chỉ là lấy dẫn chứng không phù hợp thôi. Người lớn thì... Không phải ai cũng có thể tư duy kiểu "vô tiền khoáng hậu" như vậy được. Đôi khi ngay cả bản thân em, và cả lão nữa, dù có đặt mình vào vị trí của "trẻ con" thì cũng rất bất ngờ với những suy nghĩ của trẻ.

Những bài thơ dành cho trẻ của Xuân Quỳnh quả thật rất hay. Có lẽ lúc đó, nhà thơ có một "trẻ con" bên cạnh. Phải vậy không hả lão?

Chị HXT chẳng không có những bài dễ thương vậy sao? Nếu không có Dế thì khó à nha! :P

Cái giỏi của Xuân Quỳnh và HXT là ở cái chỗ "có trẻ con bên cạnh", "đặt mình vào vị trí của trẻ", và có thể tư duy "vô tiền khoáng hậu" như "trẻ con" thật...
Còn lão, thật đáng tiếc phải không? Có đến hai "trẻ con" bên cạnh, nhưng chỉ biết ngồi im, quan sát và lý giải các vấn đề mà "trẻ con phát minh ra" thôi, lão chưa bao giờ có thể viết một bài nào theo cái lối tư duy "vô tiền khoáng hậu" ấy cả.

Người như Xuân Quỳnh và HXT thì thật là hiếm có, người như lão thì chất cả đống giống như đống rạ ở quê.
Tuy nhiên, người như lão có nhiều mấy cũng chưa ảnh hưởng lớn lắm đến hoà bình thế giới.
Chuyện lão kể sau đây mới thực sự đáng buồn. Nó đáng buồn ở chỗ: nhẽ ra là chuyện lạ, nhưng ở xã hội VN, lại là chuyện thường ngày ở huyện

Có một trẻ vừa vào lớp 1 được 2 ngày. Trẻ đi học về không hề thấy vui, ánh mắt tối sầm.
Cha của trẻ hỏi cô chủ nhiệm:
- Thưa cô, cháu nó ngoan không ạ?
- À... con của anh hả? Viết thì còn tạm tạm, nhưng đọc thì kém lắm đấy, anh nên cho cháu đi học thêm!
- ???

Đến hè, trẻ được cha cho về quê với ông bà, rời xa thành phố phồn hoa, ngột ngạt... Về quê được chạy tung tăng trên những cánh đồng trải dài vô tận, được đuổi chim bắt bướm... Trẻ được bà kể cho nghe bao nhiêu là sự tích, bà lại hát ru trẻ bằng những làn điệu dân ca, ca dao. Bà dạy trẻ phải là người có tâm, yêu thương cha mẹ ông bà, yêu thương con người qua các câu tục ngữ. Những ngày hè của trẻ đầy ắp niềm vui.
Cha của trẻ thấy trẻ vui, liền cho trẻ hưởng trọn 3 tháng hè ở quê.

Tháng 9, ngày khai giảng, trẻ vào lớp 2, gặp lại cô, trẻ chưa kịp thưa, cô đã mắng té tát: "Đi học muộn đến 2 tháng, bây giờ theo các bạn làm sao?"
???

Cuối năm lớp 2, trẻ hoàn toàn thất bại, vì ngay từ đầu năm trẻ đã không thể hiểu nổi bài giảng của cô. Trẻ xếp cuối danh sách.
Họp phụ huynh cuối năm, cô nói với cha trẻ:
- "Con nhà anh có bổ đầu ra nhét chữ vào thì cũng chịu"
- Thưa cô, liệu có thể cho cháu học lại được không?
- Anh có điên không? Tôi là giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, lớp tôi phụ trách là phải lên lớp 100%, dốt cũng phải lên lớp.
???
----------------

Đấy! những chuyện tương tự như vậy vẫn cứ diễn ra cả chục năm nay rồi, cái anh "thuốc nổ" NTN lên làm có vẻ rất là hăng hái, nhưng có thay đổi được gì đâu? Thế mà giới báo chí thì hết lời ca ngợi, vì anh ấy "nổ hay như đài", bọn thanh niên thì chẳng có tư duy gì cả, thấy đài nói sao cũng nói vậy, khen nức nở, bây giờ anh ấy lại còn promote mới ghê chứ!

"Bao giờ cho đến tháng 10", hỡi ông trời!
"Nhân tài, nguyên khi của đất nước", bao giờ mới xuất hiện?
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Ôi, bức xúc quá!
Mình nghĩ, một mình một cá nhân nào đó mới lên thì không thay đổi gì được hết, nên cũng đừng hy vọng, và vì thế, đừng thất vọng mà trách cứ cái anh ấy...
Mình thèm được tưởng tượng cảnh bọn trẻ ở VN được học những điều giản dị, đơn giản nhất .. là đánh vần, học đếm.. từ lớp 1, chứ ko phải luyện trước để thi vào lớp 1...
Mình thèm được thấy cháu mình, học lớp 1, không còn phải thức đến 11 đêm để học.
Giá mình có quyền, mình sẽ cấm:
- Giao bài cho trẻ cấp 1 vào những ngày cuối tuần
- Dùng điểm kém để răn trẻ, nhất là điểm 1 và 2.
- thi học kỳ và căn cứ vào đó để nhận xét trẻ, đối với trẻ lớ 1 cho đến lớp 3.

Những năm học đầu tiên, cô giáo là người theo dõi xuyên suốt quá trình học tập của trẻ, có thể nhận xét về sự tiếp thu của trẻ với bố mẹ mà ko cần lấy điểm thi làm áp lực. Năm học đầu tiên, trẻ còn hiếu động, phải làm sao cho trẻ quen dần với việc học mà vẫn được chơi... Trời ui, thương bọn nhóc phải lớn sớm quá! Biết sớm thêm 1 năm chẳng có gì hay cả, mình nghĩ thế, so với cả cuộc đời dài dằng dặc trước mắt. Quan trọng là chất lượng. Chất lượng kiến thức đã đành, chất lượng cuộc sống nữa. Trẻ con lớp 3 làm được toán lớp 5, lấy đó làm hãnh diện.. Rồi đến khi lớp 5 thật thì lại hổng kiến thức lớp 3 :P.. Nói chung, cái sự giáo dục, tớ thì tớ nghĩ.. làm sao tạo điều kiện cho trẻ muốn học gì là có thể được học cái đó, chứ ko phải bắt trẻ học những cái mà bố mẹ nghĩ sau này có lợi...

Hmm, nói nhiều thì cũng đến vậy. Chả nói nữa nhé!
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Quên không nói thêm, những câu chuyện của bạn hiền, quả thực buồn cười quá, cười ra nước mắt nữa. :)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Viễn khách

Ôi chao, nghe chuyện VK lại nhớ đến vài năm trước trẻ con phải thi vào lớp 1. Xem trên TV thấy chúng mới ngu ngơ tội nghiệp làm sao. Đứa thì gục đầu ngủ, đứa thì loay hoay ngọ nguậy ngoái trước ngoái sau (Không phái để quay cóp đâu nhé, vì chúng đã có khái niệm chút gì về điều đó đâu), đứa thì cắn bút, đứa thì nhấc bút lên nhấc bút xuống (mà có những đứa còn chưa biết cầm bút) một phòng thi thật ngột ngạt và căng thẳng, có lẽ từ bé đến giờ chũng mới phải nghiêm túc như thế, mới phải nhìn thấy nhiều cái chữ như thế, chẳng biết trong số chúng những đứa đánh vần được đề bài nhưng có hiểu được một phần ý không để mà làm. Ôi tội nghiệp những đứa trẻ, may sao chỉ có 2 năm như thế.
Giờ thì không bắt phải biết viết, chỉ cần nhận mặt chữ, lớp mẫu giáo cũng chỉ được phép làm như vậy. Nhưng các bậc phụ huynh vẫn sốt ruột vì yêu cầu của việc cho trẻ được đến trường được giáo viên hài lòng vẫn nặng nề thế nên trẻ 5,5tuổi vẫn phải học đọc và viết.
"Mở cửa nhìn Trăng - Trăng tái mặt
Khép phòng đốt Nến - Nến rơi châu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan


Mún con bắt đầu hỏi những câu rất khó trả lời.

Mún hỏi ba:
- Ba ơi, ngày trước, trước khi ba mẹ cưới nhau, ba có bao giờ kiểm tra tay nghề nấu ăn của mẹ không?
- Sao con lại hỏi thế?
- Hì... vì con thấy, ba có đi đâu, làm gì, kiểu gì cũng về ăn cơm mẹ nấu.
- ...

Mún lại hỏi:
- Hồi trước, mẹ dắt ba về trình diện ông bà ngoại, ông bà có đồng ý không ạ?
- Không con ạ. Bà bảo với mẹ: "cái thằng ấy (chỉ ba), nó xấu như thế! so với con (chỉ mẹ) quá khập khiễng", hì...

Mún lại hỏi:
- Thế khi ba dắt mẹ về trình diện bà nội thì sao?
- Bà nội cũng không đồng ý, bà bảo: "nó (chỉ mẹ) bé như con chim chích ấy, thế thì sinh đẻ làm sao?", hì...
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan


Mình đã thật cẩn thận khi dạy trẻ hay chưa?

Chuyện thứ nhất:
Từ lúc sinh ra, Gấu luôn luôn có mẹ bên cạnh, thời gian có ba chỉ là thoảng qua, bởi vậy Gấu rất quấn mẹ, nhất là lúc đi ngủ.
Khi mấy mẹ con sang Đông Kinh ở với ba, Gấu đã 22 tháng tuổi, Gấu tròn hai tuổi vào tháng Tám.
Trong thời gian ở với ba, ba bắt Gấu phải ngủ cùng ba, không cho ngủ cùng mẹ, đây là một chuyện cực kỳ vô lý đối với Gấu, mà ba mẹ không có cách chi giải thích cho Gấu hiểu. Mấy ngày đầu, mặc dù, cả ngày chơi với ba rất vui, nhưng cứ đi ngủ là Gấu khóc.
Ba dỗ thế nào Gấu cũng không chịu, bực mình, ba buột miệng: "con cứ khóc, không ngủ là ba cho ra ngoài đường". Gấu nín bặt, mặc dù còn rất ấm ức.


Chuyện thứ hai:
Mún lần thứ  hai bị điểm 7 môn toán, lại là cùng một lỗi lầm như lần trước, lỗi đó là: không thử lại cẩn thận, sau khi thực hiện phép tính.
Mẹ nọc Mún ra giường, cho ăn roi và hỏi:
- "Tại sao con mắc lại cái lỗi mà mẹ đã nhắc?"
Mún chịu roi, không khóc, bởi mẹ đánh đâu có đau.
Đến khi mẹ cứ nói mãi câu:
- "Con lớn rồi, không chịu nghe lời mẹ, để mẹ gọi ba về, ở nhà mà dạy con, lần sau còn phạm lỗi này nữa thì sao?"
Lúc ấy Mún mới vừa khóc vừa giải thích:
- Hu hu... lần sau nếu con phạm lỗi này nữa thì ba mẹ đuổi con ra khỏi nhà
- Hôm ấy cô tổng phụ trách gọi con đi tập văn nghệ chào mừng 20/10, con về làm bài kiểm tra muộn 20 phút, đã thế vừa làm vừa bị các bạn bấm giờ hối giục, do đó con không có đủ thời gian kiểm lại.


Qua hai câu chuyện mình thấy giật mình.
"Hổ dữ không ăn thịt con", cha mẹ nào lại muốn đẩy con ra ngoài đường bao giờ.
Nhưng do nhất thời bất cẩn mà không ít cha mẹ (có lão gàn) đã nói những câu rất không nên nói.
Những câu nói làm tổn thương đến tâm hồn trong sáng của trẻ.
Chia sẻ câu chuyện này, cũng mong các bậc cha mẹ đừng ai mắc lỗi như lão gàn.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan


Chích Bông tập đi,
Chẳng vịn thành giường,
Không thèm vịn ghế,
Nhổm mông đứng dậy,
Cầm cái khăn tay,
Để... giữ thăng bằng,
Phăng phăng tiến tới.
Bà ngoại thấy thế,
Bắt chước làm theo,
Nhưng bà ngã nhào,
Bà không làm được.
Cái bệnh thấp khớp,
Nó phát, nó đau
Khớp chân đầu gối
Nó tấy, nó sưng
Bà đành phải chịu.
Chích Bông hăng hái,
Chạy lại giúp bà,
Bà cười, "yêu quá,
Là bé Chích Bông"...

Đọc lại chuyện kể Bông hồi 9 tháng tuổi, bác thấy buồn cười vì Bông nhưng lại thấy xót xa khi nghĩ đến ông bà ngoại của Bông, cũng là ông bà nội của chị Mún, anh Gấu. Cả ông, cả bà đều bị bệnh khớp nó hành.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan


Mẹ gọt xoài cho Gấu ăn.

Chẳng hiểu nhà khác thế nào, về cái nết ăn, con nhà này mỗi đứa một tính. Mún thì thờ ơ với tất cả mọi thứ, nghiện mỗi cái "tỏi gà". Gấu thì ngược hẳn chị, thấy ai ăn gì cũng đòi nếm. Chẳng thế mà có lần thấy chú Minh (HN xuống chơi), anh Thanh (Đức về), chị Liễu (Hà Bắc xuống) uống bia, tất nhiên là Gấu không được uống. Kém miếng khó chịu, Gấu cũng đòi đua. Mẹ Gấu bực mình: "cho nhấp một chút cho sợ". Gấu đòi cầm cốc uống, nhấp một tí, thấy cay lè lưỡi. Nhưng chẳng ai dạy, mới 2 tuổi đầu đã có tính bảo thủ, Gấu nhìn mẹ "khà... à... ngon thật!" gật gù cái đầu. Cả nhà ôm bụng lăn ra cười... bó tay (dot) com.

Quay lại chuyện ăn xoài, mẹ kẹt xỉn, mua có mỗi một quả.

Gọt đến đâu, Gấu xơi sạch đến đấy, không để lạc miếng nào sang chỗ chị Mún. Mở ngoặc: Mún có muốn ăn thì phải cướp, nhưng bản tính của Mún là thờ ơ.

Ăn hết quả xoài, Gấu đòi ăn nữa, "trẻ thời đi vắng, chợ thời xa", mẹ đành nói: - Thôi xoài hết rồi, mẹ cho con 1 cái kẹo, chỉ 1 cái thôi đấy!

Gấu đồng ý.

Hai mẹ con đi lấy kẹo.

Nơi để kẹo, mẹ lại nhìn thấy sữa của Gấu, đến giờ uống sữa rồi, mẹ nói:

- Hay là mẹ pha sữa cho Gấu uống nhé!

- Ơ... kìa!

Mở ngoặc kép: Câu "Ơ... kìa!" này nghe quá lạ luôn!

Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 29 trang (283 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [18] [19] [20] [21] [22] [23] [24] ... ›Trang sau »Trang cuối