Trang trong tổng số 26 trang (259 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

TRUYỆN NGẮN DƯỚI 100 CHỮ
TÁC GIẢ :ĐẶNG KHAI THIÊN
NGƯỜI DICH :VŨ CÔNG HOAN

 *CHIẾC KHĂN ĐỘI ĐẦU MÀU XANH

Mưa tuyết đầy trời.Lão Mạnh đi bộ về quê. Từ Trường Đình đến Đoản Đình dài 90 dặm. Ô tô tắc đường,làm thế nào đây? Đi bộ. Đi mãi,đi mãi. Chợt thấy chiếc cầu đá nhỏ, bấm đốt ngón tay mới được nửa đường. Nhìn chiếc khăn đội đầu màu xanh của ai đó bay bay ở đầu cầu đằng kia, Lão Mạnh bỗng sửng sốt. Thì ra là bà xã.
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Mục lục
(tiếp theo trang 1)

 9. Lối thoát (Daniel Mauroie)                                                                                                 2
10. Bạn không phải là người tầm thường (Helice Bridges)                                          trang  3
11. Con chim trốn tuyết (Paul Gallico)                                                                                    
12. Người chết nói thật (Guy de Maupassant)                                                              trang  4
13. Nỗi mất & quên (Nguyễn Ngọc Tư)                                                                          trang 5
14. Những ngày ở Việt Nam (Phan Việt)                                                                                  
15. Chùm truyện ngắn dưới 100 chữ (Đặng Khai Thiên)                                                        
16. Khúc trầm cảm (Trương Quế Chi)                                                                            trang  6
17. Cặp rắn tu ở chùa Trà Am (Lý Trường Trân)                                                           trang  7
18. Jerry  (Henry Atillnine)                                                                                                       
19. Lời di chúc của một con chó  (Eugene O'Neill)                                                                   
20. Nửa đêm cầu cơ  (Không ghi tên tác giả)                                                                              
21. Cúi xuống là đất  (Nguyễn Ngọc Tư)                                                                                     8

(mời xem tiếp mục lục tại trang 9)

Câu chuyện dưới đây không phải là truyện ngắn sáng tác, mà chỉ là chuyện kể, theo dạng mắt thấy tai nghe. Đăng lên đây để các bạn đọc cho vui...


Cặp Rắn Tu Ở Chùa Trà Am (Huế)


Tác giả: Lý Trường Trân
(Hội An - Quảng Nam)
Trích: Tuyển Tập Nhớ Huế


   Năm 1940 là năm mà Việt Nam và toàn cõi Đông dương bắt đầu nếm mùi khói lửa cuộc chiến tranh Mỹ-Nhật tại Thái Bình Dương lan rộng, và năm ấy tôi đang học tại trường Khải Định Huế. Con nhà nghèo xứ Quảng ra chốn thần kinh để học một trường lớn có danh tiếng là một may mắn nhất của thời ấy. Ðược vậy là nhờ sự cố gắng vượt mực của bản thân, và nhờ sự giúp đỡ của một người anh bà con về mặt tài chánh. Ông này thỉnh thoảng từ Quảng Nam ra Huế để thăm viếng một người bà con đang xuất gia và đang tu tập tại chùa Trà Am Huế.
   Chùa Trà Am sau đổi tên Mật Sơn tự, là một ngôi chùa nhỏ, nằm sau lưng núi Ngự Bình. Muốn đến chùa phải đi theo con đường đất đỏ, chạy sau lưng núi từ phía An Cựu, rẽ qua trái, băng qua một dòng suối, đi ngang trước nghĩa trang của gia đình họ Nguyễn Khoa, nép theo các hàng tre xanh dẫn đến cổng chùa. Ngôi chùa này cũng như bao ngôi chùa ở Huế, có vườn mít, chuối, chè xanh, có một hàng trúc cao bao bọc. Chùa này thuộc loại chùa nghèo, vách xây, mái lợp ngói âm dương, sân chùa lát gạch, bên trong chánh điện lát xi-măng, cách xa phía sau chùa khoảng 100 m có ba ngôi tháp mộ của các vị trụ trì đã viên tịch. Mỗi lần anh tôi ra thăm người bà con tại chùa là mỗi lần tôi tháp tùng anh tôi để viếng chùa, lễ Phật, và nếu gặp dịp nghỉ lễ vài ngày, thì tôi ở lại chùa với anh tôi trước khi trở về đất Quảng.
   Điểm sâu đậm đặc biệt ám ảnh mãi trong tôi, mỗi khi nhớ Huế là nhớ đến cặp rắn tu ở chùa này. Trong chuyến viếng chùa lần đầu tiên, khi sương chiều buông xuống sau sườn núi Ngự Bình và sau khi tiếng chuông công phu chiều vừa chấm dứt thì người bà con của anh tôi cho biết là trong chùa này có cặp rắn khổng lồ dưới đất của các ngôi tháp, vào đợt công phu lúc ba giờ sáng thường hay bò vào chánh điện để nghe Kinh, và xong thời Kinh thì bò lại về hang xuống tháp. Theo lời của người ấy cho biết thì cặp rắn này ở chùa này đã lâu, rất hiền, không nguy hiểm, không đáng sợ, vì trong mấy năm tu ở đây, ông ta chưa bao giờ thấy hay nghe nói cặp mãng xà này làm hại ai cả, mặc dù ngoại hình dễ làm cho người nào gặp lần đầu cũng phải khiếp đảm vì sự to lớn của thân hình bởi những khoan rằn ri màu vàng và đen sọc trên các vảy dày sắp lớp trên mình. Chúng tôi đang nghe kể lại về chuyện cặp rắn tu thì Thượng tọa Viện chủ chùa bước đến. Với nụ cười hồn nhiên và đôn hậu của một vị chân tu, ông ta nói thêm rằng đừng sợ sệt hay lo lắng chi cả, những lúc đầu chưa quen thì cứ ngồi yên trên giường, rút chân lên, để xem cặp rắn bò vào nghe Kinh. Với sự ngạc nhiên pha lẫn niềm lo sợ, tôi đánh bạo hỏi Thượng tọa Viện chủ sao không đuổi cặp rắn ấy vào núi, mà để gần chùa như vậy, có thể làm hại đến tánh mạng các vị tu hành, hay các Phật tử hành hương. Thượng tọa trả lời rằng: “Chùa chiền là nơi thanh tịnh để chúng sinh tìm đến tu tập, nay chúng sinh đã đến đây tu hành nghe Kinh thính pháp, mà đuổi họ (chỉ cặp rắn) đi thì không hợp đạo lý, hơn nữa họ không làm gì hại đến ai cả, vả chăng muốn đuổi họ đi, thì không ai có đủ sức đuổi họ, hãy chờ thời công phu sáng thì quí vị sẽ thấy họ và chứng kiến sự hiền hòa của họ.”
   Nghe Thượng tọa Viện chủ giải thích như trên, chúng tôi cũng tạm yên tâm song chưa hết thắc mắc, nằm trên giường nghĩ miên man, mà ngủ hồi nào không hay, đến khi nghe tiếng đại hồng chung ngân vang, chúng tôi mới thức giấc, bèn ngồi xồm dậy, xem đồng hồ thì đã 3g30 sáng, và buổi công phu sáng bắt đầu. Tiếng chuông đại hồng kèm theo tiếng chú sa-di niệm danh hiệu các vị Phật vừa chấm dứt, các đèn dầu và nến được thấp sáng thì Thượng tọa Viên chủ, đắp y hậu chỉnh tề, bước lên chính điện để niêm hương thỉnh Phật. Xong phần này, Thượng tọa ngồi trên tọa cụ, một tay chuông, một tay mõ bắt đầu tụng kinh. Độ năm phút sau, khi chúng tôi còn ngồi xổm trên giường tre, thì bỗng nghe những tiếng đập bạch bạch dưới nền chánh điện, và qua ánh đèn dầu và đèn nến, chúng tôi thấy rõ ràng một con rắn to, dài độ 1m50, thân hình tròn, óng ánh xanh như một ống tre luồng cỡ bằng trái chân người, trên đầu có một cái mồng đỏ như mồng gà trống, nhưng mồng không đứng thẳng, mà lại ngã sang một bên, giống như đội mũ ca-lô trên đầu. Tiếng đập bạch bạch dưới đất là do cái đuôi rắn đập xuống nền, khi di chuyển, vì hình như có phần cuối của đuôi bị cụt. Tiếp theo sau là một con rắn khác thân hình đen nhánh, vẽ từng khoan, dài độ 2m50 nhưng cái mồng đỏ trên đầu thì nhỏ hơn và đứng thẳng đang bò vào, nhẹ nhàng, ít tiếng động hơn. Bò qua cửa xong, thì hai con chia làm hai hướng, bò thẳng về phía bàn thờ, leo lên bàn thờ, và quấn tròn mỗi con một bên, gác đầu lên mình, nằm nghe Kinh. Đứng xa ngó vào bàn thờ, người ta có cảm tưởng như hai chồng vỏ xe hơi, sắp lên nhau thấy mà lạnh gáy.
Sau này khi hỏi tại sao một cặp rắn mà con ngắn con dài, hai mồng trên đầu lại khác nhau, thì người bà con tu trong chùa, giải thích rất trịnh trọng, bằng cách gọi hai con rắn ấy là "ông dài" và "ông cụt". Ông cụt là con rắn đực, có mồng lớn, ông dài là con cái có mồng ngắn. Cánh đây mấy năm, cặp rắn này có thân hình bằng nhau, sau vắng bóng một thời gian mấy tháng, khi trở về lại đây, thì con rắn đực bị cụt đuôi, có lẽ qua một cuộc hành trình nguy hiểm trong rừng sâu, hay sau một cuộc chiến đấu sinh tử với một con thú khác trong rừng, nên bị trọng thương, mình mẩy bị đầy thương tích, phải dưỡng thương trong hang dưới tháp mộ mấy tháng. Và trong lúc ấy chỉ có con cái vào chánh điện nghe kinh mà thôi, mỗi buổi sáng. Ông ta cho biết thêm, ban đêm vào khoảng khuya, lúc 12 giờ đến 1 giờ sáng, trong chùa nghe những tiếng gáy của gà tre, thì đó là tiếng gáy của ông cụt, nhất là trong những đêm trăng sáng, con ông dài thì không bao giờ nghe gáy cả.

(xem tiếp bên dưới)

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cặp Rắn Tu Ở Chùa Trà Am (Huế)
(tiếp theo và hết)

   Buổi kinh mai tụng vừa xong, chuông được một hồi, mõ chấm dứt, trong khi Thượng tọa Viện chủ quỳ lạy để rút lui, thì cặp rắn từ từ bò xuống, và trườn ra khỏi cửa như khi mới vào, và tiếng động của ông cụt mỗi lúc xa lần, về hướng các tháp mộ. Trong tuần trà buổi sáng, khi gặp lại Thượng tọa Viện chủ, ngài mỉm cười hỏi chúng tôi đã thấy cặp rắn ấy chưa, và giảng thêm: “Trong các Kinh Phật, quí vị thường nghe nói đến bốn chữ Thiên long bát bộ. Là tám loại chúng sanh nguyện phát tâm bảo vệ chánh pháp, hộ trì Tam bảo, mà rắn là một bộ môn trong bát bộ, vì họ cũng biết nghe Kinh, thính pháp, tu tập hành trì, nên tâm linh của họ thăng tiến. Và qua một thời kỳ tu tập lâu dài vài nghìn năm, cũng có thể tiến hóa từ loài vật, súc sanh đến quả vị loài người, và từ cõi người lên các cõi chư thiên, hay các vị giác ngộ và thành Phật. Quí vị còn nhớ, ngày trước, khi đức Thích-ca đang tu khổ hạnh, ngồi dưới cội Bồ-đề, trong dãy Tuyết Sơn, có nhiều ngày bị mưa lũ hoành hành các thần rắn đến quấn quanh mình Ngài, dùng bảy đầu xòe ra che cho Phật khỏi bị ướt, cũng như trong các chuyện Tàu, các mỹ nữ Thanh Xà, Bạch Xà cũng là các con rắn tu lâu năm, Đắt Kỷ hay Nguyệt Cô đều do những con hồ ly tu lâu năm thành người… v.v.”
   Được hỏi về các lối sống của cặp rắn tu, thì Thượng tọa Viện chủ cho biết họ không ăn thịt, chỉ ăn bó hoa tàn, cúng thải ra, các vỏ bầu bì, dưa, mướp đặt dưới chân các tháp mộ.

   Từ ấy đến nay, sau khi người bà con chuyển tu đến một chùa khác, chúng tôi không có dịp trở lại chùa Trà Am nữa, cho đến 30 năm sau, có dịp đến chùa Già-lam ở Gò Vấp Sài Gòn, để vấn an Hòa thượng Trí Thủ vì lúc trước Hòa thượng có một thời gian tu tại chùa Trà Am, khi nhắc đến cặp rắn tu ở chùa này, thì Hòa thượng cho biết là sau ngày rằm tháng 7 năm 1945, trong mùa thu, người trong chùa không còn thấy cặp rắn vào nghe kinh ở chùa Trà Am nữa.

   Về các cặp rắn tu, tôi có duyên hội kiến với Thượng tọa Thiền Tâm tu ở ngôi chùa sau lưng Vĩnh Minh thiền viện ở xã Đại Ninh, thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, Ngài cho biết có làm lễ quy y cho mấy cặp vợ chồng rắn trong rừng Bảo Lộc, ra quỳ xin ngài quy y dưới dạng hình người, và nhiều cặp rắn khổng lồ đã vào khoanh tròn trên giường trong thiền thất của ngài, mặc dù ngài đã khóa cửa rất kỹ, và khi ngài ngồi thiền, nhiều cặp rắn đã nằm sát sau lưng ngài. Các đệ tử của ngài kể lại, trong tang lễ của ngài khi kim quan của ngài sắp đưa nhập tháp, kim quan được quàn lộ thiên để các đệ tử đến đảnh lễ, thì một cặp rắn, toàn thân màu vàng, có tỏa ánh sáng, bò đến trước kim quan ngẩng đầu bái ba bái, và sau đó biến lẹ vào rừng cây xanh ngắt.

   Trong đời tôi, thấy rắn và nghe chuyện rắn cũng nhiều như hang rắn tu ở trong núi Sập trong dãy Thất Sơn, con rắn khổng lồ Buông Ay Riên, giữa huyện Cống Sơn giáp ranh tỉnh Phú Yên và Darlac ở rừng Lào về, nhưng không có hình ảnh nào khiếp đảm và sống động bằng cặp rắn tu ở Chùa Trà Am, mà đã 50 năm qua, hình ảnh cặp rắn ấy không bao giờ phai lợt, và câu nói nhẹ nhàng của Thượng tọa Viện chủ chùa Trà Am vẫn còn văng vẳng bên tai: “Phật dạy rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, bốn loài bò, bay, máy, cựa đều có Phật tánh cả, nếu biết tu hành, không chóng thì chầy, đều sẽ thấy Phật tánh ấy.”
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

JERRY  -  TRUYỆN NGẮN CỦA HENRY ATILNINE (MỸ)

  HENRY Williams và vợ lái xe đến khu rừng lớn để thăm mộ Jerry .Ông đặt mấy cành trường sinh lên tấm bia rồi đứng cúi đầu, môi mấp máy những lời cầu nguyện lặng lẽ. Khoảng im lặng kéo dài bên nấm mộ thật hết sức đau đớn. Nó đưa quá khứ trở về với đầy đủ những chi tiết rõ ràng và sắc nét. Quá khứ ấy đang mờ phai cùng năm tháng nhưng Henry không chịu để nó vuột khỏi kí ức. Ông quay trở lại với nhiều năm về trước, rất xa xôi, trong một cơn mưa ảm đạm, lạnh lẽo.
 Vợ Henry quan sát chồng chăm chú trong khi ông đi quanh phần mộ. Nét mặt chồng khiến bà phải đau khổ . Bà đã nhiều lần nói đi nói lại với chồng là hãy kể cho bà biết về Jerry , nhưng ông không chịu nói một điều gì, chỉ nói rằng ngôi mộ là của Jerry và Jerry là tên một con chó , con chó đẹp đẽ và thông minh nhất mà ông từng được biết. Lilah không thoả mãn với chừng ấy. Bà muốn biết điều gì đã xảy ra cho Jerry. Đối với bà, những chuyến thăm mộ ngày càng tồi tệ hơn. Nỗi đau mà chồng bà phải trải qua trong những lần đi dường như là quá nhức nhối. Như thế ông phải trải qua một sai lầm khủng khiếp nào đó và đã không bị trả giá, mặc dù là sau đã rắt nhiều năm.
 Khi họ đánh xe về thành phố, vợ Henry nghĩ rằng đây là lúc thuận tiện để thử hỏi chồng một lần nữa xem sao. Bà muốn giúp ông, muốn chia sẻ nỗi đau của ông. Bà không thể ở ngoài cuộc và cứ nhìn ông đau buồn, như vậy. Một lần cho dứt khoát, ông phải bỏ mối u sầu đè nặng lên ngực mình.
 -Henry này, bà nói gì bằng giọng dứt khoát, hoàn toàn mới lạ đối với ông , em chỉ muốn biết điều gì đã xảy ra cho Jerry . Em muốn mình kể cho em nghe mọi chuyện đi. Lần này thì mình phải kể đấy. Em không chịu cho mình từ chối đâu.
 Ông im lặnh một lúc lâu, hoàn toàn ngạc nhiên.
 Ông có vẻ bồn chồn lo âu, ông chới với, và thoạt đầu ông trả lời bằng mấy tiếng thì thào khô khan. Sau cùng ông cất tiếng với một giọng rõ ràng :
 -Lilah, Lilah yêu quý, tôi không biết mở đầu như thế nào nữa. Mình và tôi đã cùng sống chung một cuộc đời trọn vẹn, một cuộc đời đẹp đẽ, tôi tin là như thế. Chúng ta đã có được những đứa con ngoan, chứng kiến chúng lớn khôn rồi dựng vợ, gả chồng. Chúng ta luôn hạnh phúc bên nhau. Vì vậy tôi sợ phá vỡ cái hạnh phúc đó. Tôi không bao giờ muốn làm mình bất hạnh và tôi rất sợ hãi , không dám kể cho mình nghe câu chuyện này của tôi. Nhưng bao giờ tôi cũng biết rằng cái ngày ấy sẽ tới, cái ngày mà tôi sẽ phải kể cho mình nghe.
 Vợ ông ngắt lời :
 -Henry , mình có thể tin chắc rằng tình cảm của em đối với mình sẽ không bao giờ thay đổi dù anh có kể với em điều gì đi chăng nữa.Sau lưng chúng ta đã có bao nhiêu là năm tháng.
 -Lilah, đối với tôi, tình cảm của mình là tất cả. Mọi chuyện đều đã là quá khứ. Trước mình đã có một kẻ khác, đồng thời cũng là một mãnh lực, một ngọn đèn soi lối chỉ đường cho tôi. Kẻ đó đã cho một khát vọng, một sức mạnh tiếp bước trên đường đời, kẻ đó đã thay đổi đời tôi.
 -Mình muốn nói tới Jerry ?
  Lúc này cơn mưa ngoài trời tuôn xối xả. Nhưng chiếc xe thì vẫn ấm áp và dễ chịu . Cả thế giới bên ngoài đã lùi xa. Điều đó khiến Henry dễ bắt đầu câu chuyện hơn.
  -Nhiều năm về trước, Henry nói, giọng...

       " còn tiếp "
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

"Tiếp"
 -Nhiều năm về trước, Henry nói, giọng trầm buồn, tôi là một kẻ dữ dằn , độc ác. Tại sao ư? Tôi cũng không biết nữa. Nhưng tôi quả là một con quỷ dã man và xấu xa. Dĩ nhiên đó là trước khi tôi gặp mình. Tôi rất bất lương và không một ai có thể tin tưởng ở tôi, Muốn gì là tôi làm nấy, chẳng thèm đếm xỉa gì đến quyền lợi hay tình cảm của kẻ khác.  và cái kẻ khác đó trong câu chuyện đáng tởm này của tôi là bác sĩ Harry Rolland, một người bạn học cũ của tôi. Ông này sống cách mộ Jerry không xa lắm. Và con Jerry mà tôi vẫn hay nói với mình nhiều lần ấy là một trong những con chó săn tốt nhất bang này. Người bạn bác sĩ của tôi và vợ ông ta thích con chó ấy lắm. Lần ấy vì một cú nhảy tuyệt vời mà Jerry bị thương nặng ở chân. Thế là tôi mang nó đến bác sĩ Rolland, ông ta đã tài tình gắn xương lại cho con chó. Jerry chẳng bao lâu lại đã có thể chạy nhảy như trước.
 Sau đó chúng tôi bắt đầu cùng đi săn với nhau, bác sĩ , vợ ông ta-Hellen ,và tôi. Bác sĩ có bầy chó của ông ta còn tôi thì có Jerry . Chính Jerry luôn là kẻ dường như bao giờ cũng biết đúng phóc chỗ nấp của các con hươu, nhờ vào một giác quan thần bí nào đấy. Bác sĩ mê mẩn vì con chó. Còn tôi thì, thật vô liêm sỉ, trong khi ông bác sĩ bị hút hết tâm trí vào sự khéo léo và tinh khôn của con chó của tôi thì tâm trí tôi lại bị xâm chiếm bởi sự quyến rũ của cô vợ ông ta, Hellen. Hellen và tôi chẳng mấy chốc đã thường cùng nhau đi tách riêng ra trong những chuyến săn, bỏ lại ông bác sĩ một mình.
 Tôi cứ như mù loà, không thể thấy rằng những gì tôi đang làm là sai trái , là không thể tha thứ. Hellen và tôi không bỏ phí chút thì giờ nào.
 Một lần, trong đám cây thưa giữa khu rừng, khi chúng tôi đang ôm nhau tay trong tay thì tôi chợt nhận thấy Jerry ngồi ngay trước mặt mình. Nó chăm chăm theo dõi chúng tôi với đôi mắt chứa đựng cái cảm xúc mà mọi đôi mắt người đều dường như đang nói: "Đừng làm thế, ông chủ!Đừng làm thế".
 -Anh muốn nói là, vợ Henry hỏi, con chó lúc nào cũng bám theo gót anh và theo dõi anh ư?.
 -Chính thế.
 Bất cứ đi đâu với cô ta, bất cứ khi nào nói chuyện với cô ta, tôi chỉ việc quay đầu lại là thấy ngay Jerry. Nó bao giờ cũng nằm, ghếch đầu trên hai chân trước, hoặc không thì ngồi. Nó không bao giờ rời mắt khỏi tôi, theo dõi mọi cử động của tôi, luôn luôn với cái nhìn phản đối và tang thương ấy trong mắt. Lạy chúa, bây giờ nhớ lại, tôi vẫn có cảm giác như lúc đó, con chó đang nói với tôi thực sự, nó cảnh cáo tôi.
 Còn về Hellen, vợ bác sĩ, thì cô ta là một trong những sinh linh nhỏ nhắn, nhẹ dạ nhất, dễ bị xiêu lòng trước những lời lẽ đường mật và những lời hứa hẹn. Trong tay tôi , cô ta như một thứ đất sét mềm mại. Thế nhưng dù sao ông chồng cô ta cũng còn sờ sờ ra đấy. Nếu mà ông ta phát giác ra chúng tôi thì sao. Nhưng hình như con quỷ tội lỗi trong tôi không hề biết thế nào là giới hạn cả. Tôi quyết định là phải dẹp ông bác sĩ đi, cần phải như vậy. Cuối cùng, tôi nghĩ ra một mưu mô để dọn ông bác sĩ khỏi đường đi của mình. Tôi chưa bao giờ, đúng hơn là không thường xuyên, bắn trượt một con hươu hay một con ngỗng đang bay nào. Tôi bảo với Hellen là tôi đã có giải pháp mau chóng đem lại tự do cho cô ta. Dĩ nhiên tôi không kể gì về kế hoạch của tôi cả. Tôi chọn thời điểm thích hợp.
 Hôm ấy, ông bác sĩ vạch lối đi xuyên qua bụi thông, lần theo dấu vết một con Hươu, khẩu súng cầm hờ trong tay. Cũng thận trọng khi lần về phía con thú, tôi bám sát ông ta. Kế hoạch của tôi hiện lên rõ mồn một trước mắt . Hellen đang ở cách tôi đủ xa , và bên cạnh tôi như thường lệ, là con chó săn, Jerry . Kế hoạch của tôi là bắn cùng lúc với ông ta. Mọi chuyện sẽ xong xuôi trong một tích tắc. Hellen sẽ coi đó chỉ là một tai nạn săn bắn bình thường mà thôi. Tôi đã sẵn sàng. Nòng súng tôi hướng về phía bác sĩ Rolland, ông ta đang quay lưng về phía tôi.
 Có tiếng một cành cây gãy do chân hươu. Tôi dán mắt vào ông bác sĩ. Ông ta bước thêm một bước. Rồi dừng lại, bất động. Bây giờ thì ông ta ắt phải là mục tiêu hoàn hảo nhất.
 Tôi nâng súng lên. Thận trọng quan sát ông ta. Phát súng của ông ta sẽ là hiệu lệnh của tôi. Khoảnh khắc ấy đã đến.
 Ông ta nâng súng. Một giây trôi qua. Sự yên lặng tàn khốc. Tay toi kéo cò nhè nhẹ...
  

     "CÒN TIẾP"
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

"TIẾP"
 ông ta nâng súng. Một giây trôi qua. Sự yên lặng tàn khốc. Tay tôi kéo cò nhè nhẹ, rồi mạnh thêm , và rồi bóp hẳn. Tôi thấy tia lửa vọt ra khỏi họng súng và nghe một tiếng nổ to. Một đám lông phóng vút lên và loáng một ánh răng nanh.
 Bác sĩ Rolland vụt hạ súng xuống và quay lại nhìn tôi. Nòng súng của tôi vẫn còn bốc khói.
 -Thì ra anh cũng thấy con hươu đó, ông ta nói.
 Và ông ta nhìn thấy cái gì đang nằm giữa chúng tôi, trên đám lá thông, Jerry. Con chó nằm đó, đầu đặt giữa hai chân trước , và đôi mắt vẫn còn nhìn chằm chằm vào tôi từ trong vũng máu.
 Bác sĩ chạy lại phía Jerry và nhìn xuống với cái nhìn hết sức đau đớn:
 -Thật kinh khủng, thật kinh khủng, ông ta lẩm bẩm, con vật đẹp đẽ nhường ấy...Mà Henry này, anh hẳn cảm thấy khủng khiếp lắm phải không. Thôi, đừng tự trách mình nữa. Tai nạn là chuyện thường.
 Và ông ta đi lại chỗ tôi với vẻ mặt ấm áp nhất mà cũng đau đớn nhất. Chúng tôi đứng bên nhau một lúc lâu, chẳng nói năng, không thể cử động được nữa. Cuối cùng ông ta nói:
 -Anh Henry, con chó hẳn đã phải nhảy một cú không thể có để lao lên chắn viên đạn ấy.
 Rồi Henry bảo vợ khoát tay mình. Xe của họ lăn bánh chầm chậm trên xa lộ ướt át. Trời tối dần và vẫn cứ mưa. Mỗi lúc một đưa họ đi xa khỏi nấm mộ ấy và mang Je
ryy lai gần hai vợ chồng họ hơn.

                         Nguyễn Thị Hạnh ( lược dịch)
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Nhà văn Eugene Ơ Neill, giải Nobel văn chương năm 1936,từng được mệnh danh là "Shakespeare" của Mỹ. Ông mất năm 1953 để lại cho đời 30 vở kịch,phần lớn nói lên sự bi đát của cuộc sống con người.Truyện ngắn rút gọn dưới đây là một khía cạnh ngoại lệ trong tác phẩm của ông, ông đã viết nó để an ủi người vợ tên Carlotta về nỗi lo lắng của bà trước sự già nua của một con chó mà bà rất mực yêu thương.


             LỜI DI CHÚC CỦA MỘT CON CHÓ QUÝ

 Gánh nặng tuổi tác và sự suy yếu đè lên tôi, tôi biết là cái chết đã gần kề. Chính vì thế mà tôi, Silverdene Emblem ONeill (thường được bà con bè bạn và người quen biết gọi một cách thân mật là Blemie) âm thầm gửi lại trong thâm tâm ông chủ tôi lời di chúc này. Ông chỉ có thể khám phá ra nó sau khi tôi đã qua đời. Lúc đó , ngồi nhớ đến tôi trong nỗi cô đơn , ông sẽ bất chợt phát hiện ra rằng:Tôi đang thỉnh cầu ông chép ra bản di chúc này để kỉ niệm về tôi.
 Tôi không có mấy của cải vật chất để lại cho đời. Loài chó khôn ngoan hơn loài người. Chúng không quá gắn bó với những sự việc trên trần thế . Chúng không mất ngày giờ ky cóp để làm giàu.
 Chúng không tự làm mất ngủ để lo lắng gìn giữ những gì đã chiếm hữu và giành lấy những gì chưa có được. Tôi không có tài sản quý giá nào để lại, ngoài tình cảm và lòng trung thành của tôi. Tôi để lại cho những ai đã từng yêu mến tôi, cho ông bà chủ của tôi, những người mà tôi biết rằng sẽ thương tiếc tôi nhiều nhất, cho Freeman đã đối xử tốt với tôi, cho Cyn , Roy, Willie, Noemi và...nhưng mà thôi, nếu tôi phải kể ra danh sách những ai đã thương mến tôi, tôi sẽ buộc ông chủ tôi phải viết cả một bộ sách.
 Tôi cầu xin ông bà chủ của tôi luôn nhớ đến tôi nhưng cũng đừng khóc tôi dai dẳng. Lúc còn sống, tôi đã gắng an ủi ông bà khi đau khổ và mang đến cho ông bà sự tăng tiến niềm vui trong hạnh phúc.
 Dù trong cõi chết nhưng đối với tôi thực là đau đớn khi nghĩ rằng tôi đã mang lai phiền muộn cho ông bà. Tôi xin ông bà đừng quên rằng nhờ ở sự diụ dàng, ân cần của ông bà mà tôi đã là một con chó hạnh phúc nhất. Nhưng giờ đây tôi đã trở nên mù loà, câm điếc và bại liệt, lòng tự hào của tôi đã được thay thế bằng một sự tủi nhục làm cho tôi hoang mang và chán nản.
 Tôi đang thấy là cuộc đời đang trách cứ tôi đã kéo quá dài niềm hoan lạc. Tôi phải nói lời từ biệt trước khi trở thành một sức nặng không thể chịu đựng nổi đối với chính tôi và đối với những người đã dành cho tôi niềm thương mến. Tôi đau khổ vì phải xa những người đó chứ không phải là tôi sẽ chết. Trái với loài người loài chó không hề sợ chết. Chúng tôi chấp nhận cái chết như đã từng tham dự vào cuộc sống, không phải như là một phần tử xa lạ. Điều gì sẽ xảy ra sau cái chết?. Không ai hiểu được. Một số người anh em giống dalmatie của tôi là những tín đồ ngoan đạo. Tôi muốn cùng với họ tin rằng thiên đàng lá nơi chúng tôi tận hưởng tuổi thanh xuân và một sức sống vĩnh cửu, ở đó chúng tôi rong chơi  suốt ngày giữa vô số nàng chó đốm đẹp lộng lẫy, ở đó có những chú thỏ chạy nhanh, nhưng không nhanh quá.
 Chúng tôi đông như những hạt cát trên sa mạc, trong những đêm dài chúng tôi sưởi ấm cạnh hàng triệu chiếc lò sưởi với nhữnh cành cây rực sáng thiên thu...
  
    "CÒN TIẾP"
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

"TIẾP"
.....những cành cây rực sáng thiên thu; chúng tôi lắc lư cái đầu , mơ mộng và gợi nên kỷ niệm về những ngày tươi đẹp đã qua trên trần thế, về tình cảm của ông bà chủ của chúng tôi.
 Tôi sợ rằng như vậy là hy vọng quá đáng, ngay cả đối với một con chó cỡ tôi. Dù thế nào đi nữa, ít ra tôi cũng chắc chắn là sẽ tìm được sự bình an và sự yên nghỉ lâu dài cho trái tim chán chường, cho cái đầu và những đôi chân già cỗi của tôi cùng một giấc ngủ vĩnh viễn trong lòng đất mà tôi hằng yên mến.
 Đây là một nguyện vọng cuối cùng mà tôi đã hình thành với tất cả thực tâm. Tôi từng nghe bà chủ tôi nói :"Khi Blemie chết đi, chúng ta sẽ không bao giờ nuôi chó nữa. Tôi yêu thương nó nhiều đến nỗi tôi không thể yên thươnh một con chó nào khác".
 Giờ đây tôi xin bà vì tình thương đối với tôi mà từ bỏ quyết định đó. Bây giờ, khi tôi còn thuộc về gia đình, tôi muốn giữ mãi cảm tưởng rằng từ nay bà sẽ không thể sống mà không có sự kề cận của một người bạn tốt nhất.
 Tôi không bao giờ cố chấp và ghen tỵ. Tôi luôn luôn khẳng định rằng phần lớn những đồng loại của tôi đều tốt (và một con mèo nữa, con mèo đen đã được tôi chia sẻ cho tấm thảm nhỏ trong phòng khách hằng đêm. Tôi chấp nhận tình bằng hữu của nó với một tinh thần độ lượng và trong những thời khoản hiếm hoi đầy tình cảm, tôi đã xem nó như ngang hàng với tôi). Dĩ nhiên có một số loài tốt hơn những loài khác, giông chó dalmatie, như mọi người biết không có loài đồng đăng với chúng.
 Do đó tôi khuyên bà chủ hãy chọn một con dalmatie để kế tục tôi. Nó sẽ không dễ dàng được nuôi dưỡng, văn minh hoá, lịch sự và đẹp như tôi trong thời tuổi trẻ, nhưng tôi tin chắc rằng nó sẽ làm hết sức mình và bù lại những khiếm khuyết không thể tránh khỏi của nó sẽ góp phần làm bền vững những kỉ niệm về tôi. Tôi để lại cho nó chiếc vòng đeo cổ, sợi dây dắt chiếc áo manteau, cái áo đi mưa đặt mua năm 1929 ở cửa hàng Hermes tại paris . Nó không bao giờ mang những món đó với một dáng vẻ được như tôi lúc tôi chạy một vòng quanh quảng trường Vendôme hay về sau này khi tôi dạo chơi ở Pak Avenue . Nhưng một lần nữa tôi, tôi tin chắc rằng nó sẽ cố hết sức để không mang dáng vẻ của một con chó xuất thân từ tỉnh lẻ. Và dù cho nó có những chứng tật nào, tôi cũng cầu chúc nó hưởng được tất cả niềm hạnh phúc tại nơi ở cũ của tôi.
 Xin gửi lời từ biệt cuối cùng với ông bà chủ thân yêu. Mỗi lần ông bà tìm đến mộ tôi, khi nhớ đến cuộc sống dài lâu của tôi ở bên cạnh ông bà, xin hãy nói lên với tất cả niềm thương nhớ nhưng cũng đầy hoan lạc :"Đây là nơi yên nghỉ của một sinh vật đã từng yêu mến chúng tôi và đã được chúng tôi yêu mến".Dù giấc ngủ của tôi có sâu đến chừng nào, tôi cũng sẽ nghe ông bà nói, và tất cả quyền lực của tử thần cũng không thể ngăn cản linh hồn tôi ve vẩy chiếc đuôi với lòng biết ơn của mình.

                                  Lê Nguyễn dịch
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

pe_dau_tay

truyện ma
           nữa đêm cầu cơ_phần 1


 



Lưỡng lự rất lâu, cuối cùng Tiến cũng đồng ý để các bạn bày bàn cầu cơ ra. Sinh, người bạn khá rành chuyện này đề nghị:
- Cầu cơ cần một không gian yên tĩnh, một quãng thời gian thích hợp thì có rồi, bây giờ là 11 giờ đêm, rất tốt cho việc này, còn phòng này thì e không đạt.
Anh ta đưa tay chỉ lên lầu trên:
- Lầu thượng có ai ngủ không?
Tiến lắc đầu:
- Trên đó chỉ để lâu lâu lên ngắm trăng thôi. Phòng bỏ trống.
- Tốt, ta lên đó đi.
Cả bọn lỉnh kỉnh dọn đồ nghề lên phòng trên sân thượng. Có tất cả bốn người tham dự, ngoài Tiến và Sinh, còn có Hương và Lộc. Là người nữ duy nhất nên Hương được soi rất kỹ, bị Sinh hỏi thẳng thừng:
- Tôi hỏi điều này có hơi kỳ một chút, nhưng theo lệ của một buổi cầu cơ thì... không được dơ mình. Chẳng biết bà...
Hương thẹn đỏ mặt:
- Nhiều chuyện! Nhưng... người ta đâu phải lúc nào cũng... dơ đâu!
Sinh cười lớn:
- Vậy là ổn rồi, ta có thể tiến hành buổi cầu cơ!
Rồi anh ta quay lại Hương nói thêm:
- Cái này không phải do anh vẽ ra, mà bắt buộc nó như vậy. Đã mấy lần rồi, tụi anh cầu mà không linh, bởi trong số người tham dự có cô đang bị kẹt...
Hương xua tay:
- Hiểu rồi, nói rồi, tiến hành đi!
Tiến chen vào nói đỡ:
- Mày nói tới nói lui hoài. Hương đã gồng mình ngồi dự vụ này đã là quá cỡ rồi, hãy để cho cô ấy còn dũng khí để mà tiếp tục chứ.
Hương thấy có đồng minh thì tự tin hơn:
- Có anh Tiến em chẳng sợ gì!
Mấy người bạn đều nheo mắt cười. Bởi ai cũng biết Hương là người yêu của Tiến.
Lộc nói nhẹ nhàng:
- Người ta có băng đảng với nhau đó nghen, thằng Sinh liệu hồn!
Sinh yêu cầu mọi người cùng khấn theo công thức anh đưa ra, sau đó anh hỏi:
- Hôm nay ai muốn trực tiếp cầu?
Tiến nhìn Lộc, rồi nhìn sang Sinh, anh bảo:
- Một trong hai đứa bay làm đi.
Lộc nhìn Tiến:
- Sao không phải là mày?
Sinh thì lại nói:
- Theo tao thì người thích hợp nhất để đứng ra trực tiếp cầu là Hương. Tụi bay biết sao không, cầu cơ phải theo tuần trăng, đêm nay trăng sáng là thuộc âm vượng, như vậy người phụ nữ cầu là thích hợp nhất.
Hương nghe vậy xua tay lia lịa:
- Thôi, em không làm đâu.
Nhưng bất ngờ Tiến lại nói:
- Hương thử đi.
Trố mắt nhìn Tiến, Hương ngạc nhiên:
- Sao anh muốn em làm?
Tiến nghiêm giọng:
- Em là người nữ duy nhất ở đây, lại là thời điểm thích hợp nữa, sao lại không thử?
Hương lưỡng lự:
- Nhưng mà em... em sợ.
Tiến động viên:
- Cứ thử một lần xem sao.
Mấy người kia đều tán thành:
- Ý kiến hay, Hương làm đi!
Chẳng còn cách nào hơn, Hương đành rụt rè nói:
- Mấy anh xúi đó nghen, nếu có gì thì...
Lộc cười to:
- Thì thằng Tiến chịu!
Sinh hướng dẫn:
- Em cứ đặt tay lên con cơ này, như vậy đó, ngồi ngay ngắn lại, tập trung tư tưởng thật thành tâm, đừng nghĩ gì khác ngoài cầu cho ai đó về để mình hỏi.
- Nhưng... biết hỏi ai?
- Nếu không nhắm hỏi người nào cụ thể, thì cứ thành tâm cầu, không cần nói tên, có người nào hợp vía mình sẽ về giúp mình ngay!
Hương vẫn hơi sợ:
- Em ngại quá... hay là em cầu vong ba em vậy!
Cô đặt tay lên miếng cơ nhắm mắt lại và lâm râm khấn:
- Từ ngày ba mất, con chưa một lần thấy ba về, vậy nay ba thử về với con, nói cho con nghe xem ba đang cần gì?
Lần đầu tiên tham gia trò này, nên Hương rất nghiêm túc thành tâm, nhắm mắt thật lâu mà chưa dám mở ra. Gần hai phút trôi qua vẫn chưa thấy có gì lạ. Bỗng ngay sau đó ở ngón tay đặt trên cơ có dấu hiệu tê tê nhẹ, rồi như có luồng điện năng chạy qua và con cơ chuyển động lướt rất nhanh trên tờ giấy có những ô chữ từ A đến Z. Ban đầu con cơ dừng rồi chạy và lại dừng... chưa rõ là muốn dừng ở đâu, muốn nói gì.
Sinh là người rành, nên nhìn là biết ngay cuộc cầu cơ đã có kết quả! Anh bảo khẽ vào tai Tiến:
- Đừng ai lên tiếng, để cho Hương cứ tự nhiên.
Sau vài giây chưa ổn định, mấy vòng sau thì con cơ theo ngón tay của Hương đã bắt đầu chậm lại và ngừng lại ở ô chữ B. Sinh lấy giấy ra ghi lại trên đó những chữ mà cơ dừng lại. Tiếp theo là chữ A, rồi chữ M, chữ U, chữ N, chữ G. Ngập ngừng một lúc nữa, tay của Hương lại chạy tiếp đến chữ G, chữ A, chữ P, chữ L, chữ A, chữ I, chữ C, chữ O và chữ N. Ngừng lại một lúc lại tiếp ở chữ C, chữ O, chữ N, chữ L, chữ O, chữ N, chữ Q, chữ U , chữ A.
Sinh ráp lại và đọc nhỏ cho hai bạn nghe:
- Bài cơ vừa rồi cho mấy chữ như thế này: BA MỪNG GẶP LẠI CON, CON LỚN QUÁ.
Tiến giật mình, anh hỏi khẽ:
- Ba của Hương về thật hả?
Ra dấu cho bạn không hỏi lớn, sợ kinh động đến Hương. Anh bảo khẽ:
- Hãy để cô ấy cầu, tao sẽ ghi đầy đủ rồi chuyển dịch lại cho tụi bay nghe!
Hương như quên chung quanh, cô chú tâm vào và con cơ lại tiếp tục chuyển động. Cứ hết chữ này lại sang chữ khác. Chợt đến một lúc thì tay của Hương run lên, cô suýt làm văng con cơ ra ngoài bản chữ! Lúc này toàn thân Hương như bị kích động theo cái gì đó, mà thoạt nhìn Tiến hốt hoảng kêu lên:
- Hương, sao vậy?
Nghe tiếng kêu của Tiến, bỗng dưng Hương ngã bật ra phía sau! Vừa lúc Sinh tiếc rẻ:
- Phải chi Hương cố gắng một chút nữa thì có thêm chi tiết lạ lắm!
Anh ta cầm tờ giấy ghi được lúc Hương chuyển động nhanh trước khi ngã, đọc cho mọi người nghe:
- Sau câu BA MỪNG GẶP LẠI CON, CON LỚN QUÁ là đến câu: BA NHỚ NHÀ LẮM, MUỐN VỀ MÀ KHÔNG ĐƯỢC. BỮA NAY MUỐN NÓI MÀ BỊ… BỊ… HỌ GIÀNH, HỌ KHÔNG CHO…, GẶP EM RỒI! GẶP ĐƯỢC NGƯỜI MÀ ANH ĐỢI LÂU NAY…
Tiến lo cứu tỉnh Hương, cũng may là sau đó Hương tỉnh lại, cô kêu nhức đầu, chóng mặt. Cho cô uống ly nước xong, Sinh hỏi liền:
- Lúc nãy Hương thấy gì vậy?
Hương lắc đầu:
- Có thấy gì đâu, chỉ cảm giác như ai đó lôi ngón tay mình đi, khiến mình không tự chủ được, vậy mình làm gì lúc nãy?
Đưa cho cô xem bảng chữ Sinh ghi được, Tiến hỏi:
- Cái này là ý gì vậy?
Hương lại lắc đầu:
- Em không biết.
Sinh giải thích:
- Lúc đó là thần giao cách cảm. Giữa âm dương được nối với nhau bằng con cơ. Người chết muốn nói gì đó thì nhập vào con cơ và tay người sống tiếp nhận thông tin từ người chết qua thần giao ấy. Ở đây có điều lạ là giữa lúc ba của Hương đang nói, chẳng hiểu sao lại có ý khác chen vào? Đúng là bác ấy đã bị hồn nào đó khống chế, chen để nhập vào cơ, khiến cho Hương chịu không nổi phải ngã ngang!
Hương xác nhận:
- Em đang lâng lâng thì tự nhiên điện trong người như bị chạm, khiến đầu óc em quay cuồng, không làm chủ được bản thân!
Tiến trách Sinh:
- Hương không quen chuyện này, mày làm cho cô ấy bị thế này...
Hương gượng cười:
- Không sao đâu. Giờ thì em khỏe lại rồi. Thôi, mấy anh tiếp tục làm đi, em ngồi coi.
Lạ là từ phút đó chẳng một ai cầu cơ được nữa kể cả Sinh cũng chịu thua. Anh ta nói:
- Thôi mình để hôm khác. Bữa nay bày ra nhậu một chầu đi!
Hương cũng tham gia, nhưng tự dưng cô mất vui. Đầu óc Hương như có cái gì đó lởn vởn…
Đến gần nửa bữa nhậu thì Hương đòi về, Tiến phải đứng lên đưa người yêu ra tận cửa. Anh chuẩn bị dắt xe ra thì Hương ngăn lại:
- Em hơi chóng mặt, để em về xích lô tốt hơn.
Tiến lo lắng hỏi lại:
- Em có sao không?
- Không, chẳng sao cả. Em về đây.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

pe_dau_tay

nữa đêm cầu cơ_phần 2

Tiến cứ nhìn theo, anh lo lắng cũng phải, bởi rõ ràng trong sắc diện của Hương thì dường như đã có điều gì đó không ổn. Anh tự trách là lúc nãy đã không ngăn chuyện Hương tham gia cầu cơ.
- Lên nhậu tiếp chứ anh chàng si tình, đứng ngẩn ngơ hoài vậy!
Bị các bạn giục mãi nên Tiến đành phải trở lên tham gia cuộc vui, nhưng đầu óc nghĩ mãi về thần sắc không bình thường của người yêu. Một lúc sau, Tiến vẫn còn nhắc lại với Sinh:
- Cậu quá vô ý, Hương mà có chuyện gì mình không cho cậu yên đâu!
Sinh phải trấn an:
- Làm gì có chuyện mà lo cho mệt! Cả triệu người cầu cơ chứ có riêng gì Hương đâu.
- Nhưng Hương thì khác. Nhất là chuyện ba cô ấy lúc nãy, mình sợ sợ…
Lộc là anh chàng vô tâm nhất trong bọn, chen vào nói:
- Cầu cơ chỉ là chuyện đẩy một miếng ván đi tới đi lui, các cậu quan trọng hóa nó chi cho mệt!
Sinh là người cuồng tín về cầu cơ, nghe Lộc nói vậy anh ta chĩa mũi dùi sang Lộc:
- Cậu biết gì mà bình với luận! Cậu có biết miếng cơ làm bằng gì không? Nó làm từ miếng ván lấy ở nắp hòm chôn người chết lâu năm! Phải là ván nắp hòm mới linh nghe chưa!
Thấy hai người sắp cãi vả căng thẳng Tiến xua tay:
- Thôi, dẹp chuyện đó qua một bên đi. Cũng dẹp luôn vụ nhậu này, tao mất hứng!
Tiến bỏ đi về phòng mình ở tầng dưới và ở luôn, mặc cho các bạn muốn làm gì thì làm...
Tuy bị Tiến bỏ ngang buổi nhậu, nhưng bởi chỗ quá thân tình, từng ngủ nhà của nhau bao nhiêu lần, nên sau khi Tiến bỏ đi về phòng riêng thì Sinh và Lộc vẫn tiếp tục cuộc vui. Sinh nói:
- Để cho thằng Tiến nó ngủ đi, tao với mày chơi tới sáng. Mà nếu hứng thì một lát mình lại cầu cơ xem thử coi có gặp hồn ma nữ nào mình mời về.
Lộc tròn mắt nhìn bạn:
- Mày ăn nói không giữ mồm giữ miệng gì hết!
Sinh cười xòa:
- Nói chơi vậy chứ cỡ bợm nhậu như tao với mày thì cầu cơ ai về mà cầu cho mất công! Muốn cầu thì phải trai tịnh, phải lòng thành. Mày thấy con Hương không, nó còn con gái, lại trong sáng, nên vừa cầu là ứng ngay! Chính tao cũng hoảng hồn vì vụ hồi nãy!
- Theo mày thì con Hương nó bị gì vậy?
Đang bô bô cái miệng do men rượu, vậy mà khi nói tới chuyện này Sinh cũng hạ thấp giọng:
- Nó gặp cái vong của ai đó!
- Tức hồn người chết chứ gì?
- Tao tin là chuyện đó có thật! Mày thấy mắt con Hương lúc đó không?
- Phải, xanh mét! Lúc ấy tao sợ điếng hồn luôn!
- Có điều là khi thằng Tiến hỏi, tao phải giả vờ là không có chuyện gì. Thật ra cho tới lúc này tao vẫn còn run!
Lộc uống một hơi cạn ly rượu trong tay:
- Từ nay dẹp cái chuyện cầu cơ đi, tao không thích cái trò này!
Thay vì gật đầu tán thành, Sinh lại đáp ỡm ờ:
- Nhưng nó lại có cái hay riêng. Thú vị thì đúng hơn. Tao vẫn thích chơi nó, bởi không không gì có thể vừa sống ở cõi đời này lại có thể hiểu được người ở thế giới bên kia!
Lộc đang định nói gì đó thì chợt nghe tiếng la lớn từ tầng dưới! Sinh hốt hoảng:
- Tiếng của thằng Tiến!
Khi họ chạy xuống thì thấy Tiến nằm dài trên sàn nhà trong phòng anh ta, ở cổ vẫn còn sợi dây thòng lọng bị đứt!
Họ tức tốc vực Tiến dậy rồi thay nhau cõng Tiến chạy ra cửa, đưa đi trạm xá gần đó. Bởi nhà Tiến lúc ấy không có ai khác, mà việc cấp cứu thì Sinh và Lộc đều không rành, và lại thấy tình trạng của Tiến như vậy họ đều sợ thất thần, đâu dám tự lo ở nhà.
Cuối cùng, người ta cũng giúp cho Tiến tỉnh lại. Người mừng nhất là Lộc, người được phân công ngồi trực suốt mấy tiếng đồng hồ ở trạm xá.
- Lạy trời, mày tỉnh lại rồi!
Tiến nhìn bạn mà mãi một lúc sau mới nhận ra:
- Ủa, mày hả Lộc? Mày làm gì ở đây hả?
Lộc vừa đáp vừa ngáp dài:
- Sợ mày chết, nên ngồi canh từ tối qua tới giờ chứ làm gì!
Tiến ngồi bật dậy, nhưng phát hiện cổ mình bị đau, kêu lên:
- Cổ tao...!
- Mày bị ai đó cột cổ, hay tự mày treo cổ tự tử, mà lúc tao với thằng Sinh chạy xuống thì thấy sợi dây thòng lọng còn dính trên cổ mày. Sao vậy Tiến?
Từ từ Tiến nhớ lại, anh đưa tay sờ nhẹ lên cổ và rùng mình:
- Nó muốn giết tao!
- Mày nói ai?
Giọng của Tiến vẫn còn run:
- Thằng nào đó kỳ lạ lắm, nó như từ dưới nước chui lên, người nhớp nháp, tay chân lạnh như băng và chẳng hiểu sao tự dưng nhào tới ôm chầm lấy tao, đè tao xuống rồi rít lên: “Mày phải chết! Mày không được quyền yêu nàng ấy!”.
Tiến cứ sờ lên chỗ đau ở cổ và kể tiếp:
- Tao cũng chẳng hiểu sao thằng đó nó nhấc nổi tao chỉ với một tay, còn tay kia thì cột tao lên cây quạt trần trong phòng. Tao ngạt thở quá nên kêu thét lên, đồng thời vùng vẫy dữ dội, thế rồi…
Lộc tiếp lời:
- Tao và thằng Sinh nghe mày kêu nên chạy xuống thì kịp nhìn thấy mày nằm dài trên sàn, ở cổ còn sợi dây thòng lọng bị đứt. Chắc là do dây mục, mày vùng vẫy mạnh quá nên nhờ vậy mày mới thoát chết!
- Tụi bay có gặp thằng đó không?
Lộc ngạc nhiên:
- Thằng nào?
- Thì cái thằng đã treo cổ tao!
- Có thấy ai đâu. Hay là mày nằm mơ?
Tiến chợt nhớ lại từng lời hắn nói, anh bỗng đứng phắt dậy, kêu lên:
- Không xong rồi, Hương của tao!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 26 trang (259 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ... ›Trang sau »Trang cuối