Trang trong tổng số 27 trang (261 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

thichankeo

Sao dạo này không thấy thầy qua đây giảng thơ cho em với nhỉ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

thichankeo

thầy ơi thầy làm bài thơ cho em đi em mới học đc
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vien.vien

Anton_hoa7x đã viết:
Anh   Phương đã viết:
TA LẠI VỀ BÊN NHAU ĐI ANH...............

Ta lại về bên nhau đi anh
Đưa nhau tới chốn ngợp hoa và lá
Nơi hoang vắng trầm tư không ồn ã
Nơi có thảm cỏ xanh ....mải miết đợi chờ
Ta lại cùng nhau dệt những ước mơ
Bừng tỉnh ảo du ...hay là sự thật
Trái cấm ngọt thơm...hai ta cùng mải miết
Cạn chén tình ai....ai say
Ta lại về bên nhau đi...hôm nay
Trong những thiết tha ...Trong vòng tay ấm
Nụ hôn mãi chìm trong sâu thắm
Hoà đất trời ....trong thế giới riêng tư
Em sẽ không giận đâu chuyên quá khứ ư ...
Những thứ đó không tồn tại nữa
Chỉ còn hai ta trong vòng tay ...ôi hai nửa
Và nồng nàn ...nơi im ắng ...hoang sơ

AP

Bão lòng số mấy rồi Em
Sục sôi hờn giận “ kệ Em không thèm”
Anh đi lủi thủi một mình
Sao ai lại gọi hãy về với Em
Đi thì mắc núi mắc sông
Về thì cũng chết giữa hai cái cùm
Thương Em biết mấy Người ơi
Để Anh theo học bác Hành xem sao
Nghĩ mà cứ tiếc ngày xưa
Anh không đi nữa, ta còn có nhau
Như đôi chim gáy trên đồi
sớm hôm rục rã, gáy gù bên nhau
Bao năm vẫn nhớ chân tình
Cọ om Em ỏm chè xanh Em mời
Nhớ khi câu cá dưới hồ
“Chỉ câu Em nhé cá ngoài đừng câu”
Cấu sườn Em bắt hứa ngay
Nhột quá Anh chỉ ậm ừ cho xong
Mẹ xin lá số tử vi
Chúng bay số hợp ,Tao ưng bụng rồi
Liệu mà suy tính cho xong
Quả bom nổ chậm trong nhà U lo …
Thế mà đã bạc mái đầu
Duyên tình không đặng chỉ cười khóc thôi
Nửa đời trách hận đủ rồi
Ta làm bạn nhé, chúc nhau an lành
Thương nhau chúc phúc cho nhau
Ta sắp nhận chức Ông Bà đó thôi
Em ơi hãy nở nụ cười
Hây hây má thắm năm nào cùng Anh.
Vien.vien
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vien.vien đã viết:
Tuấn Khỉ đã viết:
Bạn Vien.vien,

Nếu bạn có nhã hứng làm thơ Đường luật, xin hãy tạo một chủ đề của bạn trong Diễn đàn: Thơ thành viên - Thơ tập cổ và chúng ta sẽ vào đó, tha hồ tập tành, sửa chữa, đàm đạo! Như vậy vừa thuận tiện lại đúng với quy định của Thi Viện.
Bác Tuấn ơi! Thấy bác làm thơ hay quá, nghe mê luôn! Tôi thích lắm! Nhưng chư hiểu luật, lại kém khả năng nên cũng nhanh chán. Việc lập một chủ đề mới mà không có bài viết thì sợ phiền cho cho Thi viện và các bạn thành viên khác.
Cám ơn bác nhiêu nhé! Tôi sẽ liệu sau.
Bạn Vien.vien,

Nếu bạn đồng ý, ta có thể sang đây để học làm thơ Đường luật cũng tốt?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vien.vien

Vien.vien đã viết:
Tuấn Khỉ đã viết:
Bạn Vien.vien,

Nếu bạn có nhã hứng làm thơ Đường luật, xin hãy tạo một chủ đề của bạn trong Diễn đàn: Thơ thành viên - Thơ tập cổ và chúng ta sẽ vào đó, tha hồ tập tành, sửa chữa, đàm đạo! Như vậy vừa thuận tiện lại đúng với quy định của Thi Viện.
Bác Tuấn ơi! Thấy bác làm thơ hay quá, nghe mê luôn! Tôi thích lắm! Nhưng chư hiểu luật, lại kém khả năng nên cũng nhanh chán. Việc lập một chủ đề mới mà không có bài viết thì sợ phiền cho cho Thi viện và các bạn thành viên khác.
Cám ơn bác nhiêu nhé! Tôi sẽ liệu sau.
Bạn Vien.vien,

Nếu bạn đồng ý, ta có thể sang đây để học làm thơ Đường luật cũng tốt?
[/quote]

Cám ơn bác Tuấn! Hôm qua em sang đây nhưng lâu không thấy bác có bài bên này nên đành sang bên bác.
Từ nay em sang đây học nhé.
Bắt đầu học từ đâu? Bác cho bài học đầu tiên đi nhé!
Nếu có bài tập thì bác ra từ bài cơ bản và đơn giản thôi nhen!
Vien.vien
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Bài 1: Thất ngôn, bát cú, vần và nhịp

Thơ Đường luật dạng chuẩn là một bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu đều có 7 âm tiết, vì thế, còn được gọi là thơ "thất ngôn, bát cú". Bài thơ đường luật có các vần ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 (vần chân) và mõi câu 7 âm tiết thường có nhịp đọc 2/2/3.

Ta xem hai ví dụ đều là thơ của tôi cho dễ:

Mở Đường

Phá đá, ngăn sông, mở tuyến đường,
Chung lưng, đấu cật, quyết tìm phương.
Non cao cứ ngắm ngày vui vẻ,
Vực thẳm dè trông tối chán chường.
Mỗi một ngày qua thêm mức mới,
Vài ba tháng tới bớt tầm thường.
Kiên trì, nhẫn nại, đi từng bước,
Đóng góp cho đời chút vấn vương.


Văn Chương

Trần gian vốn tám hướng, mười phương.
Hiếm kẻ chung nhau nếm mật đường.
Thủa ấy đâu còn nhiều ngáng trở,
Giờ đây đã có lắm bình thường.
Bầu trời chứa khắp nguy cùng nạn,
Số phận chia đều khóc với thương.
Sử sách lòng vòng hai tuyến nước,
Tâm hồn thẳng tắp một văn chương.


Bài tập:

1. Tìm đọc thật nhiều các bài thơ đường luật trong Thi Viện. Trong khi đọc, để ý tới vần và nhịp cũng như các dấu trong bài thơ.

2. So sánh sự giống nhau và khác nhau của hai bài thơ trên.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vien.vien

Tuấn Khỉ đã viết:
Bài 1: Thất ngôn, bát cú, vần và nhịp

Thơ Đường luật dạng chuẩn là một bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu đều có 7 âm tiết, vì thế, còn được gọi là thơ "thất ngôn, bát cú". Bài thơ đường luật có các vần ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 (vần chân) và mõi câu 7 âm tiết thường có nhịp đọc 2/2/3.



1. Tìm đọc thật nhiều các bài thơ đường luật trong Thi Viện. Trong khi đọc, để ý tới vần và nhịp cũng như các dấu trong bài thơ.

2. So sánh sự giống nhau và khác nhau của hai bài thơ trên.
Thầy Tuấn ơi!
1. Bài tập 1, em đang làm và sẽ tiếp tục làm. Mhưng hỏi thêm cho rõ là: Để ý dấu dấu câu hay các dấu thanh (huyền, sắc, hỏi, ngã...)
2. Bài 2:So sánh
Khác nhau
Bài 1 Mở Đường cặp câu 1-2; 6-7 không có các từ đối nhau về nghĩa.
Bài 2 (Văn chươngcặp câu 1-2; 6-7 chứa các từ đối nhau về nghĩa.
  
Giống nhau
- Đều có vần chân là vần ương , và điều thú vị là trùng vần với vần cuối của tên bài thơ: Mở đ ường , Văn ch ương .
- Ở mỗi câu văn đều có vần chân.
- Ở các cặp câu 3-4, 5-6 đều chứa các từ đối nhau về nghĩa.
- Cùng có nhịp đọc 2/2/4
Vien.vien
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vien.vien đã viết:

Mhưng hỏi thêm cho rõ là: Để ý dấu dấu câu hay các dấu thanh (huyền, sắc, hỏi, ngã...)
@Vien.vien

Là các dấu thanh đó (` ' . ? ~). Tôi muốn các bạn để ý trước cho bài sau.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vien.vien

Tuấn Khỉ đã viết:
Bài 1: Thất ngôn, bát cú, vần và nhịp

Thơ Đường luật dạng chuẩn là một bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu đều có 7 âm tiết, vì thế, còn được gọi là thơ "thất ngôn, bát cú". Bài thơ đường luật có các vần ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 (vần chân) và mõi câu 7 âm tiết thường có nhịp đọc 2/2/3.

Thầy Tuấn ơi! Vậy thể thơ thất ngôn tứ tuyệt có phải là thơ Đường không? hay thuộc thể loại gì?

Em mới sửa bài tập 2 (ở trên) rồi đó, Thầy xem đã đủ chưa giúp em nhé!
Vien.vien
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vien.vien đã viết:
Thầy Tuấn ơi! Vậy thể thơ thất ngôn tứ tuyệt có phải là thơ Đường không? hay thuộc thể loại gì?

Em mới sửa bài tập 2 (ở trên) rồi đó, Thầy xem đã đủ chưa giúp em nhé!
Như tôi đã nói, thơ Đường luật chuẩn là thất ngôn bát cú có kèm theo một số quy định chặt chẽ.

Người ta tạo ra các biến thể khác, cũng gọi là Đường luật, bằng cách bớt số câu, bớt số âm tiết, bớt các quy định chặt chẽ đi.

Như vậy, thất ngôn tứ tuyệt cũng là thơ Đường luật nhưng bỏ bớt số câu và bỏ quy tắc đối (ta học sau).

Bốn câu đầu tiên của một bài thất ngôn bát cú đều có thể là một bài thất ngôn tứ tuyệt nếu như nội dung đã khá hoàn chỉnh.

Ngoài ra, nếu lấy bất kỳ bài thất ngôn bát cú nào, bỏ tất cả 2 âm tiết đầu tiên của mỗi câu đi, ta sẽ được một bài ngũ ngôn bát cú. Tương tự, ta có ngũ ngôn tứ tuyệt.

Bạn làm bài khá chuẩn, chỉ sai một chỗ, đó là câu:

Trần gian vốn tám hướng, mười phương

có nhịp 3/2/2 (hoặc 5/2) chứ không phải 2/2/3.

Khi đọc thơ Đường luật các bạn nên chú ý phân tích nhịp. Quen với vần và nhịp sẽ rất dễ cho việc làm thơ sau này.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 27 trang (261 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] ... ›Trang sau »Trang cuối