Trang trong tổng số 1 trang (2 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

Nguyễn Xuân Lộc

DỊCH THƠ HÁN VĂN
http://i1063.photobucket.com/albums/t518/xuanloc43/Lngchut.jpg
  (Bài thơ “Lương châu từ” của Vương Hàn)

VÀI BÀI THƠ CỔ NẶNG NGHĨA TÌNH CHỒNG VỢ
Bài 1:
Phiên âm Hán-Việt:

      KÝ PHU
 Phu thú biên quan,thiếp tại Ngô
 Tây phong xuy thiếp,thiếp ưu phu
 Nhất hàng thư tín,thiên hàng lệ
 Hàn đáo quân biên,y đáo vô?
   Trần Ngọc Lan  

Bản dịch:
 GỬI CHO CHỒNG
 Chàng trấn biên cương,thiếp ở đông
 Gió tây lạnh thiếp,thiếp thương chồng
 Mỗi dòng thư gửi,ngàn hàng lệ
 Rét đến bên chàng,áo đến không?
                                           Xuân Lộc dịch

Bài 2:  Bài “Xuân tứ” dưới đây của  nhà thơ LÝ BẠCH không phải thơ luật Đường,mà là thơ Cổ phong - một thể thơ được dùng nhiều trong đời Đường.

Phiên âm Hán-Việt:

  XUÂN TỨ
 Yên thảo như bích ty
 Tần tang đê lục chi
 Đương quân hoài quy nhật
 Thị thiếp đoạn trường thì
 Xuân phong bất tương thức
 Hà sự nhập la vi!
             Lý Bạch

Bản dịch:
 TỨ XUÂN
 Cỏ đất Yên non biếc
 Dâu xứ Tần mượt xanh
 Chàng tràn lòng mong nhớ  
Thiếp héo ruột năm canh
 Ngọn gió xuân xa lạ
 Vén làm chi tấm mành!
       Xuân Lộc dịch
    
    DỊCH THƠ HÁN VĂN

Bài 3:           Phiên âm Hán-Việt:
  KHÁCH TRUNG TÁC
 Lan-lăng mỹ tửu uất-kim hương
 Ngọc uyển thành lai hổ phách quang
 Đãn sử chủ nhân năng túy khách
 Bất tri hà xứ thị tha hương
                                          Lý Bạch

Bản dịch:
 NƠI ĐẤT KHÁCH
 Rượu quý Lan-lăng tỏa ngát hương
 Đựng trong chén ngọc sáng như gương
 Giá như được chủ mời say khướt
 Còn biết nơi nao đất viễn phương!
                                      Xuân Lộc dịch

Bài 4:          Phiên âm Hán-Việt:

XUÂN DẠ LẠC THÀNH VĂN ĐỊCH
Thùy gia ngọc địch ám phi thanh
Tán nhập xuân phong mãn Lạc thành
Thử dạ khúc trung văn chiết liễu(*)
Hà nhân bất khởi cố viên tình
                             Lý Bạch

(*)Chiết liễu:Khúc ca cổ tả cảnh ly biệt.
Bản dịch:
ĐÊM XUÂN NGHE TIẾNG SÁO Ở LẠC-THÀNH
 Nhà ai sáo ngọc gợi niềm thương
 Ngọn gió xuân đưa khắp Lạc - dương
 Tiếng sáo ngân lên khúc “chiết liễu”
 Ai người chẳng chạnh nỗi tha hương?
                          Xuân Lộc dịch

Bài 5:          Phiên âm Hán-Việt:

        THANH MINH
Thanh minh thời tiết vũ phân phân
 Lộ thượng hành nhân giục đoạn hồn
 Tá vấn tửu gia hà xứ hữu
Mục đồng  dao chỉ Hạnh-hoa thôn
                                   Đỗ Mục

Bản dịch:
TIẾT THANH MINH
Mưa tiết thanh minh lất phất buông
Khách trên đường vắng dạ u buồn
Quán rượu nơi nao khách ướm hỏi
Mục đồng bèn chỉ Hạnh-hoa thôn
                                Xuân Lộc dịch
 

DỊCH THƠ ANH VĂN

              AUTUMN

                     (Robert Bern)
                   Autumn winds are singing
                   Singing in the trees
                   The riped corn is waving
                   Waving in the brees
                                ***
                   The harvest moon is shining
                   Shining in the night
                   Over hill and valley
                   In floods of silver light

              Bản dịch:

               MÙA THU
                  Gió thu đang ca hát
                  Ca hát trong hàng cây
                  Lúa vàng đang xào xạc
                  Xào xạc trong heo may
                               ***
                  Trăng ngày mùa sáng soi
                  Soi đêm dài man mác
                  Khắp thung lũng núi đồi
                  Ngập tràn trong ánh bạc
                                   Xuân Lộc dịch
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Xuân Lộc

Bản dịch "Đề Đô Thành(*) Nam trang" của Thôi Hộ . Xuân Lộc dịch
       Đề Đô Thành Nam trang (hay còn gọi Đề tích sở kiến xứ) là một trong rất ít những bài Đường thi nói về chủ đề tình yêu của tác giả Thôi Hộ. Tuy sáng tác ít nhưng Thôi Hộ được "lưu danh thiên cổ" cũng nhờ vào bài thất ngôn tứ tuyệt gắn với "thiên tình sử" nhiều giai thoại này(**).
    Trong  Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng đã dùng điển tích  - giai thoại  này , mượn hai câu trong bài thơ để miêu tả tâm trạng Kim Trọng khi trở lại vườn Thúy thì Kiều đã bước vào con đường lưu lạc:  
     Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió Đông
    Bài thơ này đã  được Trần Trọng San  dịch theo  thể thơ Lục bát (***) .

        "Đề Đô thành Nam trang" của Thôi Hộ:
Phiên âm:

ĐỀ ĐÔ THÀNH NAM TRANG
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong

Dịch nghĩa:

Đề (thơ) ở trại phía Nam Đô Thành
Ngày này năm ngoái tại cửa đây
Hoa đào và mặt người cùng ánh lên sắc hồng
Gương mặt người xưa giờ không biết chốn nao
(Chỉ thấy) hoa đào vẫn như cũ cười với gió đông.

Bản dich của Xuân Lộc :
 ĐỀ THƠ PHÍA NAM THÀNH ĐÔ
     Năm trước ngày này sau chấn song
     Đào hoa phản chiếu má ai hồng
     Tìm đâu để thấy người năm trước
     Chỉ thấy hoa cười trước gió Đông
                               Xuân Lộc dịch
_________________
(*):Đô thành:là Trường An , kinh đô của nhà Đường.
(**) Giai thoại :
Thôi Hộ tự Ân công, người quận Bác lăng, nay là Định huyện, tỉnh Trực lệ, Trung Hoa, sống vào khoảng niên đại Đường Đức tông. Thôi Hộ vốn lận đận khoa cử lại là người tuấn nhã, phong lưu nhưng sống khép kín, ít giao du.
Một lần nhân tiết Thanh minh, chàng trai Thôi Hộ dạo chơi phía nam thành Lạc Dương. Nhân thấy một khuôn viên trồng đào rất đẹp, tươi thắm những hoa, chàng đến gõ cổng xin nước uống. Lát sau lại thấy một thiếu nữ diễm lệ e ấp nấp trong vườn đào. Uống nước xong, chàng ra đi.
Năm sau, cũng trong tiết Thanh minh, người con trai trở lại chốn cũ, nhưng cổng đóng then cài, gọi mãi không thấy ai. Chàng viết bài thơ trên dán trên cổng. Lâu sau nữa, khi trở lại, chợt nghe tiếng khóc từ trong nhà vọng ra rồi thấy một ông lão ra hỏi chàng có phải là Thôi Hộ không và cho biết con gái của cụ sau khi đọc xong bài thơ bỏ cả ăn uống, đã chết, xác vẫn còn ở trong nhà. Thôi Hộ tìm vào đến bên xác người con gái, tuy đã tắt thở nhưng vẫn còn ấm và mặt mày vẫn hồng nhuận. Chàng quỳ xuống than van kể lể. Người con gái sống lại và họ trở thành vợ chồng. Bài thơ ghi lại mối tơ duyên bất hủ nhuốm màu sắc một huyền thoại.
Đến năm 796, niên hiệu Trinh Nguyên, Thôi Hộ đậu tiến sĩ, làm tiết độ sứ Lĩnh Nam.

(***) Bản dịch ( của Trần Trọng San ) ở thể thơ Lục bát như sau:
     ĐỀ THƠ PHÍA NAM THÀNH ĐÔ
   Cửa này, năm ngoái, hôm nay
Hoa đào ứng chiếu mặt ai ửng đào
    Mặt người giờ ở nơi nao
Hoa đào vẫn đó cười chào gió Đông.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài viết)
[1]