Trang trong tổng số 8 trang (74 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Viễn khách

[[quote]Hoa Phong Lan đã viết:
ừ... nhiều khi mua được những quyển sách cực quí với giá tiền tính theo cân giấy vụn[/quote]

Huynh ơi! Cách đây một tháng đệ may mắn kiếm được 2 cuốn sách cũ "Truyện Kiều"; "Lục Vân Tiên" xuất bản 1972 và cuốn "Nhị Độ Mai" xuất bản 1976. Sách mới in rõ, trên giấy đẹp, bìa đẹp... vậy mà đệ vẫn thích tìm đọc những cuốn mốc meo ngả vàng đôi khi bị mối mọt, công dận ngày xưa sách được biên tập, chú giải công phu thật. Số phận mỗi cuốn sách cũng thật long đong. Mà tổng giá của 3 cuốn ấy lại chỉ bằng giá một gói thuốc lá phổ thông (10ngàn VNĐ)

Cammy đã viết:
Nếu muốn mua một cuốn sách như ý của mình, có khi em phải lùng khắp những cửa hàng sách cũ, không những thế, phải luôn luôn tới đó kiểm tra...

Mua những cuốn sách quý như vậy không hề đơn giản! Có lần chỉ để tìm cuốn "Vang bóng một thời" của Nguyễn Tuân, chị đã phải đi gần hết khu vực đường Láng (nơi bán rất nhiều sách cũ ở Hà Nội) mới thấy. Và một số lần khác, một số cuốn khác cũng vậy. Có những cuốn chị không làm sao tìm thấy được! Vậy là sao? :P
Cammy à các bộ sách của các NXB giờ được bao gói trong hộp đẹp lắm, đứa cháu anh nó có nhiều bộ sách (vài chục tập) của NXB Kim Đồng mang ý nghĩa giáo dục và mở mang tri thức rất cao (anh vẫn thường đọc ké), vậy mà nhắc mãi nó có chịu giữ gìn đâu (có bộ 5 năm nay mới tái bản) cứ đọc xong là vứt vạ vật (có đến hàng ngàn cuốn phù hợp với lứa tuổi của nó mà giờ nó cũng làm thất lạc tản mác có bộ nào đủ đâu).

Anh cũng đôi khi lang thang các lề đường vỉa hè xem sách cũ, chỉ là sách cũ thôi, hiếm khi bắt gặp một cuốn sách quý lắm (Chỉ gặp trong trường hợp người bán không biết giá trị của chúng thôi). Những cuốn có dấu ấn của các tủ sách gia đình, dòng họ nào đó hiếm gặp được lắm, ngay cả những cuốn của nhà sách tư nhân sài gòn hay miền bắc trước 75 là ít gặp rồi, và những cuốn thập kỷ 50, 60 càng hiếm. Đầu thế kỷ những năm 40 về trước thì chắc là chỉ có ở trong hiệu của những người bán cho giới sưu tầm chơi sách, mà những cuốn ấy có lai lịch hẳn hoi đấy nhé, chẳng vô danh đâu nhé. Mà với giá không hề rẻ chút nào, mà người mua may mắn lắm mới tìm được (có khi đặt hàng đến vài năm ấy chứ). Anh có thằng bạn nó tìm sách cũ bằng cách vào thư viện các nơi tra cứu rồi lân la làm quen đặt hàng một bạn đọc nào đó ở thư viện ấy mượn cuốn sách nó cần để rồi bán cho nó. Hì hì nghe gian manh quá phải không.
Sách vỉa hè??? chỉ có khoảng vài phần trăm sách cũ thôi, còn toàn sách mới cả, toàn sách giáo khoa với giáo trình, tin học, ngoại ngữ và tạp chí thôi. Mà các cuốn tiểu thuyết nước ngoài cũ có khi còn nhiều hơn các cuốn tiểu thuyết cũ trong nước ấy chứ (đều thập kỷ 80 cả)
"Mở cửa nhìn Trăng - Trăng tái mặt
Khép phòng đốt Nến - Nến rơi châu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Phụng vũ cửu thiên đã viết:
Theo em biết thì dòng họ làm vua lâu đời nhất là họ Trần hay Lê gì đó. Một trong hai nhà.

Theo gia phả họ Trần Phước trên Việt Nam gia phả:
1. Ông Trần Quốc Kinh từ Phúc Kiến chuyển cư sang Việt Nam vào khoảng năm 1110± , thời Vua Lý Nhân Tông. Trần Quốc Kinh làm nghề chài lưới ở xã An Sinh, rồi sau đó di chuyển dần lên xã Tức Mặc huyện Thiên Trường Nam Định. Trần Quốc Kinh sinh ra Trần Hấp, Trần Quả. Trần Hấp sinh ra Trần Lý; Trần Quả sinh ra Trần Hoàng Nghi. Trần Lý sinh ra hoàng hậu Trần Thị Dung (vua Lý Huệ Tông), Trần Tự Khánh, Trần Thừa; Trần Hoàng Nghi sinh ra Trần An Quốc, Trần An Bang và Trần Thủ Độ.
Vậy Trần Thừa (cha của An Sinh Vương Trần Liễu và Trần Thái Tông) là anh họ của Trần Thủ Độ, cùng có chung cụ tứ đại Trần Quốc Kinh.

2. Theo sự sắp đặt của Trần Thủ Độ, vua Lý Huệ Tông phải vào chùa tu, nhường ngôi vua cho con gái thứ 2 là Lý Phật Kim (vua Lý Chiêu Hoàng), khi ấy vua Lý Chiêu Hoàng mới có 7 tuổi. Chị của Lý Chiêu Hoàng là công chúa Thuận Thiên đã lấy An Sinh Vương Trần Liễu (anh ruột Trần Cảnh).
Trần Thủ Độ lại sắp đặt cho Trần Cảnh (Trần Thái Tông) lấy Lý Chiêu Hoàng.

3. Mùa đông năm 1225, Trần Thủ Độ ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Trần Thái Tông đăng cơ lúc ấy mới 8 tuổi, nhà Lý kết thúc, vua Lý Chiêu Hoàng phong làm hoàng hậu, toàn bộ quyền lực nằm trong tay Trần Thủ Độ.
Thái hậu Trần Thị Dung bị dáng làm công chúa Thiên Cực và gả cho Trần Thủ Độ.
Khi công chúa Thuận Thiên có bầu được 3 tháng (đang là vợ của Trần Liễu), Trần Thủ Độ lại ép vua lấy công chúa Thuận Thiên làm hoàng hậu. Chính chuyện này đã gây nên sự xích mích giữa ngành trưởng An Sinh Vương Trần Liễu với ngành thứ Trần Thái Tông Trần Cảnh trong dòng họ nhà Trần.

4. Người con đầu của Trần Thái Tông là Trần Quốc Khang cũng không được thừa hưởng ngai vị, bởi thực tế Trần Quốc Khang là máu mủ của An Sinh Vương Trần Liễu. Trần Thái Tông ở ngôi được 33 năm thì nhường lại cho con là Trần Hoảng (vua Trần Thánh Tông). An Sinh Vương Trần Liễu (đền thờ tại núi Yên Phụ, xã An Sinh) sinh ra Trần Quốc Tuấn, trước khi qua đời có chăng trối lại với Hưng Đạo Đại Vương là phải lấy lại cái gì đáng lẽ là của mình. Nhưng Hưng Đạo Đại Vương (đền Vạn Kiếp) đã vì dân vì nước mà không làm biến loạn triều đình. Sau này người con thứ 3 của Hưng Đạo Đại Vương là Trần Quốc Tảng có nhắc lại và yêu cầu cha thực hiện di nguyện của ông nội. Hưng Đạo Đại Vương đã nổi giận tuốt kiếm ra khỏi vỏ, nhưng người lão bộc trung thành kịp ngăn lại, Trần Quốc Tảng bị đầy ra biên ải phía bắc.
Trần Quốc Tảng có công trấn ải phía bắc, giữ yên bờ cõi, nên được vua Trần Nhân Tông (vị vua thứ 3 nhà Trần) phong là Hưng Nhượng Đại Vương. Đền thờ Hưng Nhượng Đại Vương ở Cửa Ông, Quảng Ninh.

5. Cũng như vua Thái Tông, vua Trần Thánh Tông ở ngôi Vua được 21 năm từ năm Mậu Ngọ (1258) đến năm Kỷ Mùi (1278) truyền ngôi cho con là Trần Khâm (vua Trần Nhân Tông) rồi làm Thái Thượng Hoàng.

6. Trần Nhân Tông là vị vua thứ ba của nhà Trần, cũng là vị vua anh minh nhất của nhà Trần. Trong thời gian làm vua đã được sự trợ giúp đắc lực của bác là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, chú ruột Trần Quang Khải, liên tiếp hai lần đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông.
Trần Nhân Tông lên ngôi khi 20 tuổi (1278), đến năm 35 tuổi (1293) ông nhường ngôi cho con là Trần Thuyên (vua Trần Anh Tông) rồi nhất quyết lên núi tu hành và trở thành đệ nhất tổ của Thiền phái Trúc Lâm An Tử Sơn (núi Yên Tử, Quảng Ninh), tên hiệu của ông là Điều Ngự Giác Hoàng.

7. Sau Trần Anh Tông, nhà Trần truyền đến vua Trần Thiếu Đế.
Năm 1400, Hồ Quý Ly là ông ngoại của Trần Thiếu Đế, phế truất vua Thiếu Đế, tự lên ngôi vua. Nhà Trần gián đoạn.

8. Năm 1407, nước Đại Ngu của Thượng Hoàng Hồ Quý Ly và vua Hồ Hán Thương do chưa được lòng dân, bị nhà Minh đánh bại.

9. Cũng năm 1407, Giản Định Đế (con thứ vua Nghệ Tông) khởi binh dựng lại nhà Trần, chống lại nhà Minh. Được nhân dân ủng hộ, thanh thế của Giản Định Đế có phần đã tăng cao. Tuy nhiên, do nghe lời dèm pha, Giản Định Đế đã cho tử hình Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân.
Năm 1409, Đặng Dung con Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Dị con Nguyễn Cảnh Chân, giận Giản Định giết cha oan ức đã tôn cháu của Nghệ Tông là Trần Quý Khoách lên ngôi, bắt Giản Định lên làm thượng hoàng.
Năm 1413, do bị phản bội từ bên trong, thành Nghệ An bị phá, Trần Quý Khoách nhẩy xuống biển tự vẫn, kết thúc triều đại nhà Trần.

10. Nếu tính từ khi Thái Tông hoàng đế lên ngôi năm 1225, đến khi Trần Quý Khoách tự vẫn 1413, họ Trần cũng làm đế vương đến 188 năm

Ghi chú: Các tư liệu ở trên được tham khảo từ "Gia phả họ Trần Phước", "Đại Việt Sử Ký Toàn Thư" và "Việt Sử Toàn Thư" của Phạm Văn Sơn.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Viễn khách đã viết:


Huynh ơi! Cách đây một tháng đệ may mắn kiếm được 2 cuốn sách cũ "Truyện Kiều"; "Lục Vân Tiên" xuất bản 1972 và cuốn "Nhị Độ Mai" xuất bản 1976. Sách mới in rõ, trên giấy đẹp, bìa đẹp... vậy mà đệ vẫn thích tìm đọc những cuốn mốc meo ngả vàng đôi khi bị mối mọt, công dận ngày xưa sách được biên tập, chú giải công phu thật. Số phận mỗi cuốn sách cũng thật long đong. Mà tổng giá của 3 cuốn ấy lại chỉ bằng giá một gói thuốc lá phổ thông (10ngàn VNĐ)

ừ... xem sách cũ mới thấy ngày xưa người làm sách có tâm thật. Ngày nay, chẳng biết do bận quá, hay chạy theo tiến độ, hay vì lý do gì, rất nhiều cuốn sách vi phạm những lỗi rất thông thường, như lỗi chính tả chẳng hạn.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Đúng vậy đó, HPL và VK, tớ cũng thấy ngày xưa người ta làm sách có tâm thật. Giờ sách lỗi chính tả đầy rẫy, lười hay ẩu không rõ nữa!
Vì thế, tớ mới nhắc lại cái điều tớ rủ mọi người ngày xưa mà mọi người cứ lờ đi.. Tức là ai mua được cuốn gì.. giữ cẩn thận nhé, chịu khó ghi tên lại thì tốt quá.. Sau này con cháu mình sẽ có nhiều cái để đọc, chúng mình sẽ trao đổi cho nhau.. Có được không? ;)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Đúng là nhiều lỗi chính tả. Em đọc mà đau hết cả lòng! :( Nhiều khi muốn vứt bỏ cả cuốn sách đang đọc vì những lỗi chính tả đó các anh các chị ạ! Nhưng cuốn sách nó đâu có lỗi... Em cũng thích đọc sách cũ và thích lùng sách cũ... Đọc sách cũ đúng là đau mắt thật. Nhưng lại cảm thấy thích được nâng niu nó hơn...

Chị HXT ơi... Gìn giữ được. Nhưng phải đợi khi nào em có một phòng để làm thư viện em mới chắc được điều đó. Giờ để đâu cũng thấy khó... :(
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Viễn khách đã viết:

Quốc hiệu Việt Nam có từ bao giờ?...

Câu hỏi 4: Lịch sử quốc hiệu nước ta như thế nào?


Tự hỏi, tự trả lời: (đoạn 1)

0. Trước 2879 TCN, không rõ ai là vua, không rõ quốc hiệu là gì, vì không thấy ghi trong sách sử.

1. Khởi thủy từ 2879 TCN (năm Nhâm Tuất), Kinh Dương Vương đặt quốc hiệu là Xích Quỷ. Theo sử sách, con của Kinh Dương Vương là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra 100 người con. Người con cả đến Phong Châu lãnh đạo người Lạc Việt, xưng là Hùng Vương đời thứ nhất, đặt quốc hiệu là Văn Lang. Vậy nước Xích Quỷ là bao trùm Bách Việt truyền qua 2 vua là Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân, rồi sau đó không thấy sách sử nói đến nữa.

2. Nước Văn Lang là đất nước của người Lạc Việt, được các vua Hùng truyền nối nhau cai trị. Tên nước Văn Lang xuất hiện từ khi có Hùng vương thứ nhất, và kết thúc năm 258 TCN.
Tác giả Trần Trọng Kim chép trong "Việt Nam sử lược":

Về đời bấy giờ, sử Tàu có chép rằng năm tân mão (1109 trước Tây lịch), đời vua Thành Vương nhà Chu, có nước Việt Thường, ở phía nam xứ Giao Chỉ sai sứ đem chim bạch trĩ sang cống, nhà Chu phải tìm người làm thông ngôn mới hiểu được tiếng, và ông Chu Công Đán lại chế ra xe chỉ nam để đem sứ Việt Thường về nước. Vậy đất Việt Thường và đất Giao Chỉ có phải là đất của Hùng Vương lúc bấy giờ không?

3. Thục Phán là người Âu Việt, sau khi đáng bại vua Hùng thứ 18, Thục Phán thống nhất Lạc Việt với Âu Việt, xóa bỏ tên Văn Lang, xưng là An Dương Vương, đặt quốc hiệu là Âu Lạc. Nước Âu Lạc tồn tại từ năm 257 TCN đến 208 TCN.

4. Triệu Đà, người Hoa Bắc, vốn là một đại tướng của nước Tần. Triệu Đà đánh bại An Dương Vương năm 207 TCN, tuy nhiên sau đó không thần phục nhà Tần. Triệu Đà tự lập nên nước Nam Việt, và xưng là Nam Việt Vũ Đế. Nước Nam Việt tồn tại từ năm 207 TCN đến 111 TCN.
Một số sách sử nghiễm nhiên coi đế chế của dòng họ Triệu như một triều đại chính thống của Việt Nam. Một số học giả khác thì không chấp nhận điều này vì Triệu Đà vốn không phải người Việt, lại chưa bao giờ đến Việt Nam, họ coi thời kỳ nước Nam Việt là thời ngoại thuộc.
Vậy Nam Việt không phải là quốc hiệu chính thức của nước ta.

5. Từ năm 111 TCN, đất nước rơi vào tay nhà Hán, bắt đầu thời bắc thuộc. Khi ấy chính quyền phương bắc gọi vùng đất của nước ta là Giao Chỉ. Ngoài cái tên Giao Chỉ, khi ấy phương bắc còn gọi nước ta với một vài tên khác, sách "Việt Nam sử lược", Trần Trọng Kim chép:

Nhà Tần (246 - 206 trước Tây lịch) lược định phía nam thì đặt làm Tượng Quận, sau nhà Hán (202 trước Tây lịch - 220 sau Tây lịch) dứt nhà Triệu, chia đất Tượng Quận ra làm ba quận là Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Đến cuối đời nhà Đông Hán, vua Hiến Đế đổi Giao Chỉ làm Giao Châu. Nhà Đường lại đặt là An Nam Đô Hộ Phủ.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan


Câu hỏi 4: Lịch sử quốc hiệu nước ta như thế nào?


Tự hỏi, tự trả lời: (đoạn 2)

6. Năm Kỷ Hợi (năm 39), tức là sau khi bắc thuộc 140 năm, Trưng Nữ Vương khởi nghĩa giành được độc lập, chỉ tiếc độc lập quá ngắn ngủi (3 năm), đất nước lại rơi vào bắc thuộc. Không rõ Trưng Nữ Vương có đặt quốc hiệu là gì, bởi không thấy sách sử nào nhắc đến.
Năm Mậu Thìn (năm 248), thời tam quốc bên Tàu, đất Giao Châu thuộc Đông Ngô, Bà Triệu (Triệu Ẩu hay Triệu Thị Chinh) khởi nghĩa. Khởi nghĩa bất thành.

7. Lý Bôn (hay Lý Bí), vốn là người Hán, chạy sang tị nạn ở Giao Châu, nhưng không chịu nổi ách thống trị của bắc phương, đã khởi nghĩa giành độc lập. Năm 544, ông xưng vua là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân. Tuy nhiên đến năm 602, đất nước ta lại một lần nữa bị bắc thuộc.

8. Năm Kỷ Mão (năm 679), vua Cao Tông nhà Đường phương bắc, đổi tên sứ Giao Châu, đặt tên là An Nam đô hộ phủ.
Năm Nhâm Tuất (năm 722), Mai Huyền Thành (Mai Thúc Loan) khởi nghĩa, xưng là Mai Hắc Đế, cũng không rõ đặt quốc hiệu là gì.
Năm 791, khởi nghĩa Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng.
Năm 906, họ Khúc dấy nghiệp. Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ, Dương Diên Nghệ, Kiều Công Tiễn.

9. Năm 939, Ngô Quyền sau khi đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, ông xưng vương, chấm dứt 1000 năm bắc thuộc. Tuy nhiên cũng không thấy sách sử ghi về việc Ngô Vương Quyền đặt quốc hiệu thế nào.

10. Năm 968, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh xưng vua là Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.

Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan


Câu hỏi 5: Như mọi người đã biết, chỉ còn 3 năm nữa sẽ có lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Vậy mọi người có biết Hà Nội đã từng có những tên gì?

Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Hoa Phong Lan đã viết:

Câu hỏi 5: Như mọi người đã biết, chỉ còn 3 năm nữa sẽ có lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Vậy mọi người có biết Hà Nội đã từng có những tên gì?

Hihi... Cái này đúng lĩnh vực nghiên cứu của em nhá! Tài liệu em... để ở nhà. Chuẩn bị trả lời câu hỏi hóc búa! :)
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Các tên gọi của HN:

Long Biên: tên gọi thời thuộc Hán, Tam Quốc, Nam Bắc triều.
Long Đỗ, Đại La, Tống Bình: các tên gọi khi bị nhà Tuỳ, Đường đô hộ.
Thăng Long 昇龍: tên gọi từ đời Lý, do Lý Thái Tổ đổi tên Đại La thành Thăng Long dó thấy thế đất "rồng bay".
Đông Đô: tên gọi từ đời nhà Hồ.
Đông Quan, Đông Kinh: các tên gọi khi nhà Minh xâm lược (có ý ám chỉ đó thuộc về đất của Tàu).
Thăng Long 昇隆: nhà Nguyễn đóng đô ở Phú Xuân, nên đổi Thăng Long 昇龍 thành Thăng Long 昇隆.
Hà Nội: cũng từ đời Nguyễn.
Hoàng Diệu: lấy tên của Hoàng Diệu, tổng đốc đã quyết tử bảo vệ thành Hà Nội trước giặc Pháp.

Ngoài ra còn có tên Trường An/Tràng An lấy từ tên Trường An của TQ, nhưng chỉ xuất hiện ở 1 vài bài văn thơ.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 8 trang (74 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ›Trang sau »Trang cuối