Trang trong tổng số 9 trang (88 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9]

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

CHÁNH THANH TRA CHÍNH PHỦ
CÓ BAO NHIÊU BIỆT THỰ?

Ừ nhỉ, sao thế nhỉ?
Đảng lãnh đạo độc quyền.
Cán bộ do đảng chọn,
Mà toàn là đảng viên,


Tức là người tuyên thệ
Luôn tận tụy vì dân,
Luôn sáng ngời đạo đức,
Liêm chính và kiệm cần…

Thế mà lạ, lãnh đạo,
Vì sao ai cũng giàu,
Dù lương chỉ mấy triệu?
Sự giàu ấy từ đâu?

Mà giàu khinh khủng lắm.
Dân không thể nào tin
Những điều tai nghe nói
Và những cái mắt nhìn.

Lạ nữa, ai cũng biết,
Lãnh đạo chức càng to,
Thì cái sự giàu ấy
Càng trở nên khổng lồ.

Nhưng lạ nhất là chuyện,
Trên mạng đang ầm lên:
Chánh thanh tra chính phủ,
Là ông Trần Văn Truyền,



http://2.bp.blogspot.com/-fs9z0B2iNgQ/UwguyfxNR8I/AAAAAAAAaZs/oMcjfo7ib40/s1600/a1.jpg
Ủy viên trung ương đảng,
Còn giàu hơn đại gia -
Có chừng ấy biệt thự,
Chừng ấy đất và nhà.

Đấy mới là của nổi.
Vậy của chìm bao nhiêu?
Nổi mà dám khoe thế,
Chắc chìm nhiều, rất nhiều.

Ừ nhỉ, sao thế nhỉ,
Sao ông có thể giàu,
Dù lương chỉ mấy triệu?
Cái giàu ấy do đâu?

Thanh tra là soi xét
Để tìm ra cái sai,
Để đánh bọn tham nhũng.
Vậy ông này là ai?

Chánh thanh tra chính phủ,
Chừng ấy đất và nhà.
Tự hỏi: Liệu ông ấy
Có bị đảng thanh tra?

Tự nhiên một câu hỏi
Cứ vẩn vơ trong đầu:
Hay đảng, như dân nói,
Đang bao che cho nhau?

Người dân đã tin tưởng
Đi theo đảng xưa nay.
Vậy thì chí ít đảng
Phải làm rõ điều này.

TÔI KHÔNG TIN

Đài báo cứ ra rả,
Rằng xã hội ngày nay
Tốt đẹp và ưu việt.
Tôi chưa thấy điều này.

Rằng chính phủ sáng suốt,
Lãnh đạo rất tài tình.
Tôi thì thấy lo ngại
Cho kinh tế nước mình.

Rằng những người cộng sản
Luôn gương mẫu, đi đầu,
Lại cần kiệm, liêm chính.
Tôi thì nghĩ - còn lâu.

Rằng Việt Nam, Trung Quốc
Là anh em một nhà.
Tôi thì thấy thằng ấy
Đang cướp đất của ta.

Rằng nước ta dân chủ
Và tự do hơn người.
Tôi thì thấy nói thế
Quả là rất buồn cười.

Rằng thế này, thế nọ,
Vân vân và vân vân,
Làm tôi thật khó nghĩ.
Tôi, chỉ một thằng dân.

Tôi, thấp cổ bé họng,
Nhưng tôi cũng là người.
Đầu óc tôi tỉnh táo
Và hiểu rõ sự đời.

Vì còn yêu, day dứt
Với đất nước của mình,
Nên tôi, dẫu có chết,
Cũng không thể làm thinh.

Vậy xin đài và báo
Đừng tiếp tục khinh tôi
Bằng cách nói như thế.
Đủ rồi, đủ lắm rồi.

Thay vào đó, nói thật,
Dẫu sự thật đau lòng,
Để dân cùng nhà nước
Góp sức và chung công

Chấn chỉnh lại kinh tế,
Lo phòng vệ nước nhà,
Chống lại giặc tham nhũng,
Xây xã hội hài hòa.

Với dân phải kính trọng,
Đảng dạy thế nhiều lần.
Kính trọng đâu chưa nói,
Chí ít đừng khinh dân.

CON CUA MƯỜI TRIỆU
http://3.bp.blogspot.com/-QIlUk7XCqZc/Uwgvqyf8KUI/AAAAAAAAaZ8/gDrCGnjTs7w/s1600/index.jpg
Một con cua Hoàng Đế
Giá những mười triệu đồng.
Tôi nghe người nói thế.
Các bác có tin không?

Con cua mười triệu ấy
Được đưa lên bàn ăn,
Hầu các quan lãnh đạo.
Tất nhiên tiền của dân.

Ăn gì mà kinh thế?
À, tiếp khách, “ngoại giao”.
Có hóa đơn thanh toán,
Không đút túi đồng nào.

Quan gì mà sang thế?
À, mấy bác nhà quê,
Mấy năm trước cày ruộng,
Giờ cà vạt, com-lê.

Đâu chỉ cua Hoàng Đế,
Còn tôm hai triệu đồng…
Bữa tiệc khoảng trăm triệu,
Coi nhẹ như lông hồng.

Mà họ là đầy tớ,
Nhớ nhé, đầy tớ dân,
Đã học đạo đức Bác,
Về chữ kiệm, chữ cần…

Sau đấy, tôi dám chắc,
Chúng sẽ dạy chúng ta
Liêm khiết người cộng sản,
Tránh lãng phí, xa hoa.

Xin lỗi, tôi đang khóc,
Suýt mửa, lòng nôn nao.
Chúng nó giờ vậy đấy.
Các bác nghĩ thế nào?

Thái Bá Tân
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bao giờ giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn?



QĐND - Một cuộc khảo sát chuẩn giáo viên môn tiếng Anh ở các địa phương trên cả nước mới đây cho kết quả: Trung bình số giáo viên đạt chuẩn là 3%. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có tỷ lệ chuẩn cao nhất cũng chỉ đạt trên 10%. Trong khi đó, hiện 80% học sinh phổ thông tại khu vực thành thị đang học tiếng Anh…

http://image.qdnd.vn/Upload/tvphamquynh/2013/11/20/7206293020131120095623750.jpg



Kết quả đáng buồn  
Kết quả khảo sát năng lực giảng dạy tiếng Anh của giáo viên tại nhiều địa phương gần đây khiến những người quan tâm đến sự nghiệp giáo dục đều phải sửng sốt. Trong số 181 giáo viên tiểu học tham dự khảo sát ở Cần Thơ, số đạt chuẩn chỉ có vài người. Ở An Giang, trong 1.500 giáo viên được khảo sát, chỉ có 165 người đạt chuẩn. Tại Đồng Tháp, cuộc khảo sát giáo viên bậc tiểu học và THCS cho kết quả: Chỉ có 2 giáo viên đạt chuẩn theo quy định.

Thành phố Hồ Chí Minh, với mong muốn cải thiện tình trạng nghe nói - giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh, nhiều năm qua, ngành giáo dục đã thí điểm chương trình tiếng Anh tăng cường và áp dụng đại trà từ năm 2010. Tính đến nay, đã có 80% học sinh thành phố được học các chương trình tiếng Anh. Để giúp học sinh có cơ hội thực hành, giao tiếp tiếng Anh, nhiều trường đã thuê giáo viên bản ngữ dạy 1-2 tiết/tuần. Nỗ lực này của ngành giáo dục thành phố và các trường đã tạo sự thay đổi về chất - nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh. Tuy nhiên, cơ hội được tiếp xúc, thực hành với người bản ngữ chưa nhiều và chưa đồng đều ở các trường, nhất là khu vực ngoại thành. Chính vì thế, dù tỷ lệ giáo viên tiếng Anh của Thành phố Hồ Chí Minh cao nhất cả nước nhưng cũng chỉ đạt khoảng 10%.

Nguyên nhân từ… chuẩn?  
Theo đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân đến năm 2020, giáo viên dạy ngoại ngữ phải có năng lực ngôn ngữ giảng dạy cao hơn trình độ chung của cấp dạy hai bậc. Cụ thể, đối với giáo viên tiểu học, THCS phải đạt bậc 4/6 do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu đã ban hành. Tuy nhiên, trên thực tế, khi áp chuẩn này để khảo sát chất lượng giáo viên tiếng Anh, kết quả thấp đến mức ngạc nhiên.

Nguyên nhân, theo một số giáo viên tiếng Anh, từ trước tới giờ, chúng ta tự đề ra chuẩn chứ không theo chuẩn quốc tế. Giáo viên được đào tạo trong trường sư phạm theo chuẩn của Việt Nam. Tốt nghiệp sư phạm, giáo viên dạy ở trường phổ thông cũng theo chuẩn đánh giá của Việt Nam. Vì thế, khi áp chuẩn châu Âu vào khảo sát, đa số các giáo viên không đạt chuẩn là tất yếu.

Tình trạng giáo viên tiếng Anh không đạt chuẩn còn có nhiều nguyên nhân khác. Trong đó, đầu tiên phải bàn đến vấn đề đầu vào. Học sinh giỏi tiếng Anh thường chọn thi vào ngành kinh tế, ngoại thương, chứ không có mấy người chịu đầu quân cho sư phạm. Đầu vào không cao đã ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng đầu ra. Hơn nữa, giáo viên tiểu học và THCS đạt chuẩn thấp bởi hầu hết giáo viên đều tốt nghiệp các trường cao đẳng sư phạm địa phương với chương trình đào tạo cũng không đạt chuẩn.

Mặt khác, ngoại ngữ là một môn cần nhiều kỹ năng. Nếu không thực hành thường xuyên, không có môi trường rèn luyện, kỹ năng sẽ ngày bị mai một. Những giáo viên mới ra trường có thể có kỹ năng nghe, nói rất tốt nhưng sau vài năm giảng dạy, sẽ bị hao mòn đi do không có môi trường rèn luyện. Chương trình dạy chủ yếu là đọc hiểu và ngữ pháp. Điều này cũng có thể lý giải vì sao các chứng chỉ quốc tế như TOEIC, TOEFL chỉ được công nhận giá trị trong khoảng thời gian hai năm.

Ở nguyên nhân kinh tế, việc giữ chân các giáo viên tiếng Anh cũng rất bấp bênh. Với những người có năng lực tốt, khi có cơ hội việc làm với thu nhập cao hơn, họ rất dễ dàng chuyển ngành.

Giải bài toán đạt chuẩn
Theo mục tiêu của Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020, đến năm 2020, đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa. Kinh phí dự toán để thực hiện dự án là 9.378 tỷ đồng.

Với thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Anh hiện tại, việc hoàn thành mục tiêu này dường như hơi xa vời. Tuy nhiên, vẫn không thể không tìm kiếm những giải pháp nâng cao chất lượng giáo viên tiếng Anh.

Có thể lấy Thành phố Hồ Chí Minh làm một bài học kinh nghiệm. Để nâng cao trình độ, năng lực sử dụng tiếng Anh cho giáo viên, năm 2013, ngành giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức bồi dưỡng cho 2.536 giáo viên các bậc học. Cùng đó, thực hiện đề án “Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp”, năm 2013, thành phố đã thí điểm tuyển giáo viên Phi-líp-pin về dạy ở các trường tiểu học, THCS. Theo đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, các giáo viên Phi-líp-pin hòa nhập nhanh và tạo được môi trường giao tiếp, phát triển kỹ năng nghe, nói tiếng Anh cho học sinh. Không những thế, gắn bó với trường nên giáo viên Phi-líp-pin còn kích hoạt môi trường nói tiếng Anh cho đồng nghiệp Việt Nam thông qua các buổi giao ban về chuyên môn của các tổ ngoại ngữ.

Dù còn xa mới có thể chuẩn hóa đội ngũ giáo viên tiếng Anh nhưng những nỗ lực của Thành phố Hồ Chí Minh đã được “đền đáp” bằng tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn cao nhất cả nước.

Tại một hội nghị trực tuyến mới đây bàn về dạy và học ngoại ngữ, ngành giáo dục Quảng Nam cũng có một bài học kinh nghiệm quý báu. Theo đó, ngành giáo dục Quảng Nam đã tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển hệ thống giáo viên tình nguyện nước ngoài. Thực tế ở Quảng Nam cho thấy, nếu các em học sinh được tiếp cận giao tiếp với người nước ngoài thì trình độ tiếng Anh được cải thiện rõ rệt.

Ngoài ra, trong một thế giới hội nhập, tiếng Anh là thứ không thể thiếu để đưa Việt Nam ra với quốc tế. Vì thế, cần phải có chính sách hỗ trợ đội ngũ giáo viên giảng dạy chuyên ngành ngoại ngữ. Hơn nữa, do đặc thù công việc, việc soạn bài, giảng dạy của nhóm giáo viên này thường mất nhiều thời gian, công sức trong khi thù lao theo giờ giảng dạy không cao do học phí không thể tăng hơn mức quy định.

Theo thống kê, hiện nay, trong số 14 nền kinh thế mạnh nhất thế giới, có đến 5 nước sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. 5 nước này chiếm tỷ trọng 33% nền kinh tế toàn cầu và dân số chiếm khoảng 24% toàn cầu. Sự trùng hợp này không hẳn là ngẫu nhiên. Tiếng Anh đã trở thành một phương tiện, một công cụ để các nền kinh tế này gắn kết sâu sắc với toàn cầu, đem lại những thế mạnh trong phát triển kinh tế. Do đó, nếu mong muốn phát triển kinh tế qua con đường hội nhập quốc tế, Việt Nam không thể không xây dựng một đội ngũ giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn quốc tế. Để từ đó, nâng cao trình độ tiếng Anh của toàn xã hội.

HẢI LÝ  (Quân đội nhân dân)

Và...
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Doanh nghiệp VN tham gia cải thiện trình độ tiếng Anh cho Lào



TTO - Bộ Giáo dục và thể thao Lào vừa ký với Tập đoàn IIG (Việt Nam) một thỏa thuận hợp tác về kiểm định chất lượng giáo dục và dạy học tiếng Anh, tin học.

Tại thủ đô Vientiane, đại diện Bộ Giáo dục và thể thao Lào (MOES) và ông Đoàn Hồng Nam - chủ tịch Tập đoàn IIG -vừa ký kết thỏa thuận hợp tác về kiểm định chất lượng giáo dục và nâng cao trình độ dạy và học tiếng Anh, tin học cho giáo viên, học sinh và sinh viên của Lào theo chuẩn quốc tế.

Theo đó, MOES và IIG phối hợp triển khai áp dụng các chương trình hỗ trợ dạy và học ngoại ngữ trực tuyến như English Discovery Online, TOEIC Official Learning and Preparation Course, Writing Practice Program…

Đồng thời MOES công nhận và sử dụng các bài thi TOEFL, TOEIC trong hệ thống các bài thi đánh giá và chuẩn hóa trình độ tiếng Anh của học sinh, sinh viên và giáo viên các trường học tại Lào.

IIG hỗ trợ MOES tổ chức các khóa tập huấn giáo viên định hướng TOEIC, TOEFL, đào tạo giáo viên giảng dạy tiếng Anh…

Trong đó, các chương trình dạy và học ngoại ngữ trực tuyến như English Discovery Online, TOEIC Official Learning and Preparation Course… là sản phẩm của Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ (ETS). Các chương trình này sắp được triển khai trên Tuổi Trẻ Online.

Ngoài ra, IIG cũng phối hợp với MOES tổ chức các chương trình nâng cao trình độ tin học và kiểm định chất lượng giáo dục tại Lào.

ĐỨC TRUNG  
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

VỀ CHỮ “HỒNG” TRONG BÀI THƠ “MỘ” CỦA HỒ CHÍ MINH

Hoàng Tuấn Công


http://4.bp.blogspot.com/-BZRCp0rueCU/UmCeV2GRqCI/AAAAAAAAASY/sx6sO910sDs/s400/dt_9122009911_ben+bep+lua.jpg
                Bên bếp lửa hồng (nguồn Báo Hòa Bình)

Trên tạp chí Ngôn ngữ học-Viện ngôn ngữ học Việt Nam, số 6-2007 có bài “Thiết kế thử nghiệm bài học ngữ văn” đối với bài thơ “Mộ (Trích ngục trung nhật ký, Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, tập 1)” của Th.S Vũ Thị Sao Chi (hiện là Tiến sĩ - Phó tổng biên tập Tạp chí ngôn ngữ học-Viện ngôn ngữ học Việt Nam). Bài viết  thể hiện sự đầu tư công phu khi đưa ra cách giảng dạy bài thơ “Mộ” (Chiều tối). Đặc biệt đã có sự so sánh khá kỹ giữa bản phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ để hướng dẫn giáo viên phân tích, cảm thụ cái hay cái đẹp của bải thơ. Tuy nhiên, khi phân tích hai câu thơ cuối:
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.
Nam Trân dịch:
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết lò than đã rực hồng.

ThS. V.T.S.C chỉ căn cứ vào chữ “hồng” qua bản dịch thơ của Nam Trân mà không tìm hiểu chữ “hồng” trong nguyên tác chữ Hán nên dẫn đến sự nhầm lẫn. Cụ thể V.T.S.C luôn bám vào hai từ “rực hồng” của người dịch để hướng dẫn giáo viên phân tích, cảm thụ bài thơ.
Do hiện tượng “đồng âm, dị nghĩa”, trong Hán tự có rất nhiều chữ “hồng”. Chữ hồng có bộ mịch nghĩa là mầu đỏ, mầu hồng, chữ hồng có bộ trùng nghĩa là cầu vồng, và chữ hồng có bộ hoả có nghĩa là đốt, sưởi ấm, hoặc nướng lên lửa cho chín, v.v... (Xem Tự điển Hán Việt-Thiều Chửu, Hán Việt tự điển-Đào Duy Anh và Từ điển Hán-Việt hiện đại của Vương Trúc Nhân-Lữ Thế Hoàng-NXB Văn Hoá 2007) Khi đọc nguyên tác chữ Hán của bài thơ “Mộ” chúng ta sẽ thấy rằng, chữ “hồng”(烘) trong câu cuối bài thơ “Mộ” có bộ hoả(1). Chữ “hồng” có bộ hoả,  Bác dùng với nghĩa, đốt, nhóm lửa lên chứ không phải chữ “hồng” có bộ mịch (紅) là mầu hồng- sắc mầu của ngọn lửa “rực hồng” mà Nam Trâm đã dịch thoát.  Có nghĩa, chữ “hồng”  (烘)Bác dùng trong câu thơ là một động từ ( đốt lên, nhóm lửa lên, sưởi ấm) chứ không phải chữ “hồng” (紅)tính từ (chỉ màu sắc lửa hồng).
Đây không phải là sự ngẫu nhiên. Ta có thể so sánh ngay cách dùng một số chữ “hồng” khác có trong tập thơ Ngục trung nhật ký. Để chỉ màu hồng của mặt trời, của ánh sáng xua tan bóng đêm trong bài Tảo giải (Giải đi sớm) Bác đã dùng chữ “hồng” có bộ mịch (紅 ). Chữ hồng có bộ mịch (紅) với nghĩa mầu sắc xua tan bóng đêm-hoàn toàn khác với chữ “hồng” có bộ hoả (烘) nghĩa là đốt, sưởi ấm trong bài “Mộ”:
“Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng
U ám tàn dư tảo nhất không”
Dịch nghĩa:
Màu trắng ở phương đông đã thành màu hồng
Bóng đêm rơi rớt đã bị quét sạch.(2)
Hoặc chữ “hồng” có bộ mịch (紅), cũng chỉ mầu sắc như vậy trong bài “Triêu cảnh” (Cảnh buổi sớm):
Thái dương mỗi tảo tòng sơn thượng
Chiếu đắc toàn sơn xứ xứ hồng
Dịch nghĩa:
Mỗi buổi sớm, mặt trời từ đỉnh núi mọc lên
Núi non, xứ xứ đều rực ánh hồng (3)
Trở lại bài thơ “Mộ”. Do không hiểu đúng nghĩa nguyên tác chữ “hồng” (烘)  lại bám vào chữ “rực hồng” của Nam Trân dịch nên người thiết kế thử nghiệm bài học ngữ văn cho giáo viên đã sa vào suy diễn, gán ghép,  “tán” ý thơ mà không ít nhà phê bình đã từng lầm tưởng: “Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh “lò than rực hồng”. Đây là tín hiệu đa tầng ý nghĩa”;...  “Hình ảnh lò than rực hồng còn là một nét vẽ tương phản trên nền bóng đêm đen, nó cân lại bức tranh của núi rừng chiều tối, làm sáng lên và ấm lại khung cảnh hoang lạnh tối tăm. Nghệ thuật thơ Đường gọi những hình ảnh như thế là “thi nhãn” (mắt thơ). Ánh sáng lung linh, sức sống ấm áp, niềm tin yêu cuộc đời đã toả ra từ ngọn lửa-con mắt thơ rực rỡ ấy. Từ sức bật của hình tượng thơ (rực hồng) phả ra một nguồn ánh sáng, một nguồn nhiệt lượng mạnh mẽ để tiếp cho con người hơi ấm...”...  “Hình ảnh lò than rực hồng cuối bài thơ chính là một biểu hiện của nhãn quan nghệ thuật ấy.”v.v...
Từ sự nhầm lẫn đó, Vũ Thị Sao Chi chê Nam Trân khi dịch câu thơ: “Cô em xóm núi xay ngô tối”:  “Bản dịch đã thêm vào chữ tối làm mất đi dấu hiệu nghệ thuật độc đáo (trở nên lộ liễu) vì nguyên bản không nói tối mà vẫn gợi được tối, nhờ ánh sáng của lò than rực hồng-nghệ thuật lấy sáng để gợi tối.” và “Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh lò than rực hồng. Đây là một tín hiệu nghệ thuật đa tầng ý nghĩa. Trước hết hình tượng thơ gợi bước đi của thời gian. Thời gian vận động từ chiều sang tối hẳn. Nguyên bản câu cuối không có chữ tối mà cả bóng tối bịt bùng của núi rừng đã được mở ra khi “lò than rực hồng” của cô gái xóm núi bừng sáng (khi mặt trời tắt, rừng núi mịt mùng thì tự nhiên ta có thể nhìn rõ nơi có ánh sáng) Lấy ánh sáng gợi tối chính là một thủ pháp độc đáo của ý thơ này.”
Tất cả những bóng đêm Vũ Thị Sao Chi tưởng tượng ra như: “nét vẽ tương phản trên nền bóng đêm đen”, “hoang lạnh tối tăm”, “bóng tối bịt bùng của rừng núi đã được mở ra” đều thể hiện sự lạc lối bắt đầu từ chữ “hồng”. Vũ Thị Sao Chi quên rằng, bài thơ tả cảnh chiều tà, chiều muộn, gần tối chứ không phải trời đã tối. Tính thời gian (hay giới hạn thời gian) tác giả bài thơ đã khẳng định ở đầu đề bài thơ là chữ “Mộ” (暮) chứ không phải chữ “Dạ” (夜).
Nên hiểu rằng, với các dân tộc miền núi cao, bắp ngô là lương thực chính hàng ngày. Ngô làm cơm, làm bánh được xay dùng từng bữa. Xay ngô chiều để chuẩn bị cho bữa tối. (Giống như tiếng chày giã gạo vang lên rộn rã rừng chiều của cư dân vùng thung lũng lúa nước chuẩn bị bữa cơm tối). Do đó, hai câu:
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.
Dịch nghĩa:
Thiếu nữ xóm núi xay ngô,
Ngô xay xong, lò than đã được nhóm lên.
Công việc , đốt lò, nhóm lò lên ở đây được hiểu là chuẩn bị cho bữa cơm tối (lô = lò than, dĩ = đã, được; hồng = đốt, nhóm lên ). Bởi vậy khi dịch câu “Ngô xay xong, lò than đã được đốt (cháy rực) lên” thành “Xay hết lò than đã rực hồng” Nam Trâm đã có ý thêm chữ “tối” vào câu thơ trước: “Cô em xóm núi xay ngô tối”. Có nghĩa, xay ngô chuẩn bị cho bữa cơm tối, không phải xay ngô khi trời (đã) tối; và hai từ “rực hồng” Nam Trân dịch ở đây là bếp lửa nấu cơm chiều, không phải ngọn lửa cháy trong bóng tối, “Thời gian vận động từ chiều sang tối hẳn” như sự suy diễn của V.T.S.C.
Như trên đã nói, chữ “hồng” (烘) trong bài thơ này có nghĩa là đốt, nhóm lửa lên, sưởi ấm, không phải chữ “hồng” (紅) là ánh lửa sáng mầu hồng. Vậy, tại sao Bác lại dùng chữ  “hồng” với nghĩa là nhóm lửa lên, mà không dùng chữ “hồng” với nghĩa đơn thuần là ánh lửa sáng mầu hồng trong đêm tối ?  Chúng ta đều biết, trong khoảng thời gian bị giam cầm, Bác liên tục bị giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác:
Liễu Châu, Quế Lâm, lại Liễu Châu
Đá qua đá lại, bóng chuyền nhau.
Vô đề(4))
Bài thơ “Mộ” là một trong những bài Bác làm khi đang trên đường bị giải. Đó là khung cảnh buổi chiều, thời khắc mọi vật dường như đều mệt mỏi sau một ngày dài. Cánh chim mỏi bay về rừng tìm chốn ngủ, chòm mây đơn chiếc cũng trôi chậm lại. Tất cả dường như đều trở về ngôi nhà của riêng mình để nghỉ ngơi. Trong khi người tù vẫn “cất bước trên đường thẳm”(5) và không biết “Giải tới bao giờ, giải tới đâu”(6). Giữa rừng chiều vắng, đói rét, mỏi mệt, ai chẳng mơ về một mái ấm bình dị, nơi có bếp lửa ấm áp và bữa cơm tối đang chuẩn bị. Buổi chiều chính là thời khắc dễ khiến những bước chân tha hương nhớ, nghĩ, mơ về người thân và mái ấm gia đình. Thơ Bác, cảnh và tình bao giờ cũng rất cụ thể, giản dị và thắm đượm tình người cùng hơi thở cuộc sống. Hiểu theo đúng nghĩa của chữ  “hồng” trong bài thơ, chúng ta càng thấy thương và cảm phục Bác hơn. Lò than được đốt lên, nhóm lên sưởi ấm không gian khi một ngày sắp tàn như khẳng định ngọn lửa trong lòng người tù cách mạng không bao giờ tắt. Nó tiếp tục được nhen lên, cháy lên sau một ngày tưởng chừng trí lực đã cùng kiệt. Câu thơ như thắp lên ngọn lửa ý chí của Bác - ngọn lửa sẽ cháy lên để tiếp sức cho một cuộc hành trình gian khổ  ngày mai đang đợi phía trước...
Ngoài ra, có nhiều điểm, ThS V.T.S.C cần cẩn trọng hơn khi thiết kế bài giảng cho giáo viên. Ví như câu “Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ” (Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ). Có lẽ ThS không đọc kỹ nguyên tác nên lầm chữ “túc” (宿) với nghĩa tá túc, ngủ lại trong câu thơ thành “túc” (足) là chân, và dịch nghĩa cho học sinh là “Chim mỏi bay về rừng tìm chốn dừng chân” (Hoàng Tuấn Công nhấn mạnh). Chim bay bằng cánh nên không thể dùng từ dừng chân. Hơn nữa, chim về rừng tìm chốn ngủ – (“tầm túc thụ”), không phải “dừng chân” (để nghỉ). Nguyên tác cũng không dùng chữ “túc” (宿)với nghĩa này.
Một điều nữa. Hai chữ “cô vân” trong câu “Cô vân mạn mạn độ thiên không” Nam Trân dịch là “chòm mây”. ThS V.T.S.C cho rằng: “Bỏ sót một tín hiệu nghệ thuật quan trọng về hình ảnh đám mây, đó là chữ cô (một mình) gợi sự lẻ loi, đơn chiếc, trống vắng, hoang lạnh”. Sự thực Nam Trân không kém cỏi tới mức vô tình “bỏ sót tín hiệu nghệ thuật quan trọng” như VTSC nói. Phải thấy rằng, khi dịch thơ khó chọn từ nào hay hơn “chòm mây” để diễn tả hình ảnh “cô vân”. Thực tế đã chứng minh, dù chê Nam Trân, nhưng chính VTSC cũng không đưa ra được cách dịch nào hay hơn để không “bỏ sót tín hiệu nghệ thuật quan trọng” của hai từ “cô vân” ấy. Ngược lại, khi đưa ra bản dịch nghĩa của câu thơ này, thậm chí là từ dùng trong bài viết (mặc dù không bị câu thúc về số lượng từ hay niêm luật), VTSC vẫn phải dùng lại hai chữ “chòm mây”  của Nam Trân để diễn tả hai từ “cô vân” ! (Một chòm mây chầm chậm trôi giữa không trung).  Cũng cần nói thêm, hình ảnh “cô vân” (một đám mây, cụm mây, chòm mây), “mạn mạn” (bay, trôi chầm chậm) là những hình ảnh chỉ có được trong một ngày đẹp nắng, hoặc buổi chiều tà đẹp trời, không thể là cảnh ngày đông bầu trời xám xịt u ám, “hoang lạnh” (chữ của Vũ Thị Sao Chi-HTC). Và theo tôi,  “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây chầm chậm bay giữa từng không” là những hình ảnh đẹp, gợi nên vẻ êm ả, thanh bình, trìu mến của bầu trời cảnh vật vùng sơn cước lúc chiều tà, không hẳn “gợi sự lẻ loi, đơn chiếc, trống vắng, hoang lạnh” như cách hiểu của ThS. Điều này cũng không phù hợp với cái nhìn lạc quan trong mọi hoàn cảnh thường thấy trong thơ Hồ Chí Minh, và cụ thể đối với chính bài “Mộ” .
Tóm lại, chữ “hồng” (烘)  trong bài thơ “Mộ” của Hồ Chí Minh nghĩa là đốt lên, nhóm lên, sưởi ấm, không phải chữ “hồng” (紅) với nghĩa là mầu hồng. Có lẽ, do ngay từ bản dịch nghĩa, Nam Trân đã dịch thoát chữ “hồng” (Ngô xay xong lò than đã đỏ) nên tạo ra sự hiểu nhầm cho không ít người, trong đó có ThS. Vũ Thị Sao Chi. Nhưng khi dịch thơ Nam Trân lại thêm từ “rực” vào : “Xay hết lũ than đó rực hồng” (lò than cháy rừng rực). Cách dịch của Nam Trân là chấp nhận được và phải thừa nhận rằng đây là bản dịch hay nhất từ trước tới nay. Bởi vậy khi bình giảng, phân tích câu chữ của bài thơ cần hiểu đúng nghĩa của chữ “hồng” để cảm nhận sự  tinh tế trong cách dùng từ của nhà thơ Hồ Chí Minh.
Dịch nói chung và dịch thơ nói riêng, có trường hợp làm cho bản gốc trở nên hay hơn, cũng có lúc không thể chuyển tải hết ý của nguyên tác, đó là chuyện thường thấy và phải biết chấp nhận. Hơn nữa khi đã đi sâu vào phân tích, cảm thụ thơ dịch (đặc biệt là thơ chữ Hán) nên tìm hiểu, so sánh với phần nguyên tác. Không nên tìm hiểu qua phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ rồi vội nhận xét, phê bình, đặc biệt là đối với những bài truyền đạt cho giáo viên, học sinh./.
Thanh Hoá 20/08/2007
(Bài này viết này được rút ra từ “Tuyển tập 10 năm 2000-2010 nghiên cứu phê bình văn nghệ Thanh Hóa”-NXB Văn Học-2011)
Chú thích:
(1)-Tất cả các sách xuất bản có in phần nguyên tác chữ Hán bài thơ “Mộ” của Hồ Chí Minh đều thấy chữ  “hồng”( 烘) có bộ hoả này, kể cả bút tích của bài thơ.
(2) (3) (4) (5) (6) –Những câu thơ này đều trích trong “Ngục trung nhật ký-Hồ Chí Minh.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

http://vietnamnet.vn/vn/g...ong-co-sinh-vien-kem.html

"Nếu không dạy, không giúp được sinh viên là do thầy cô dở, nhà trường dở chứ không phải sinh viên kém.

"Vẫn chưa hiểu giáo dục đại học định đi đâu"
TS Nguyễn Hữu Lam, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Quản trị (ĐH Kinh tế TP.HCM) nêu quan điểm như vậy trong cuộc trò chuyện với VietNamNet. Theo ông, với3 yếu tố cốt lõi (chương trình, quản lý và giảng viên) tạo nên chất lượng giáo dục đại học thì giảng viên là yếu tố quyết định....

Ông Nguyễn Hữu Lam bỏ qua hết ảnh hưởng của Gia đình, của Xã hội sao? Trong giáo dục đại học mà nói vậy là chưa đủ. Phẩm chất một con người được hình thành từ 3 nguồn cơ bản: Gia đình, Xã hội, Nhà trường. Không biết dùng hệ quy chiếu nào để đổ hết quĩ đạo của một hàm đa biến phụ thuộc vào một biến số như vậy nhỉ?

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

http://soha.vn/kinh-doanh...uoc-20140301100722342.htm

Biết rồi vẫn cứ loanh quanh vô trách nhiệm.

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

NỢ CÔNG VÀ ĐƯỜNG CONG

Tôi nghe chuyện ngày xưa
Có con đường tơ lụa
Mềm mại nối Đông, Tây
Làm thế gian giàu có.

Tôi nghe nhiều cô gái
Cố mềm mại đường cong
Gọi là trưng của quý
Mong người đời mủi lòng.
...
Nhiều người thích mềm mại
Hạ cám đến thượng vàng
Thẳng thắn thường thua thiệt
Lòng vòng hoá giàu sang

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

GỬI NHỮNG NGƯỜI HÔ HÀO CHIẾN TRANH

Ai muốn đi chiến trận
Còn tôi ghét chiến tranh
Ai hô hào đánh tới
Con tôi mong hòa bình.

Bởi chiến tranh tôi biết
Bao con người thông minh
Xinh đẹp và dũng cảm
Vì Tổ quốc, quên mình.

Những người hô hào đánh
Vào trận, kiếm đường chui
Bởi nhát gan, dốt nát
Che mắt đời, thế thôi.

Mỗi cuộc chiến trôi qua
Ta mất đi nhiều lắm
Những người con tài hoa
Những thành quả quí báu.

Vốn ngàn đời hiền hậu
Dân ta đâu chịu thua.
Chỉ mấy người hậu đậu
Coi chiến tranh như đùa.

Khuyên người đừng hiếu chiến
Đánh nhau, cũng sẽ cần
Khi Tổ quốc nguy biến
Để bảo vệ nhân dân.

Cứ miệt mài hành động
Hãy đừng hô hào suông
Nếu một mai: chiến trận
Hỏi người còn đó không?

18-6-2014

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 9 trang (88 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9]