Trang trong tổng số 9 trang (88 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Lối sống khó tin của giới giàu có Triều Tiên

Triều Tiên thực sự là một ốc đảo nghèo đói nghèo khi đại đa số người dân phải chạy ăn từng bữa. Nhưng không thể phủ nhận rằng trong hai thập kỷ qua, có một bộ phận đang giàu lên trông thấy.

Người giàu, họ là ai?
Không phải tất cả những người giàu có Triều Tiên đều là các quan chức chính phủ. Rất nhiều trong số đó là nhà buôn, doanh nhân, những người có thu nhập khá cao so với mức trung bình cả nước.

Không có thống kế chính thức về số người giàu của Triều Tiên cũng như tài sản của họ nhưng theo tính toán, một gia đình kiếm được hơn 300-400 USD/ tháng đã được coi là khá dư giả. Còn những người thu nhập hàng ngàn USD thì hẳn là giàu có.

Ăn chơi nhưng theo kiểu… Triều Tiên

Nếu như trước đây, các quan chức có thể được ăn thịt lợn và xem Tivi màu trong căn hộ rộng rãi của mình- những điều mà dân thường không dám mơ tới thì ngày nay, tầng lớp giàu có mới nổi nước này đã biết sắm xe riêng, đi ăn nhà hàng…

http://dantri4.vcmedia.vn/Ic3EyFHpPWFvMJOJFocc/Image/2013/12/unnamed-c4c75.jpg
Mua tủ lạnh để… khoe mẽ

Người giàu Triều Tiên thích thể hiện quyền lực và sự giàu có. Tủ lạnh, máy giặt, điều hòa có thể là những vật dụng thông thường ở các quốc gia phát triển nhưng tại Triều Tiên, chúng lại là mặt hàng đẳng cấp thượng lưu. Người giàu và nổi tiếng nước này đôi khi bỏ tiền ra mua những sản phẩm như vậy không phải để sử dụng (vì tình trạng mất điện thường xuyên) mà là để khoe mẽ.

Ở Triều Tiên, việc sở hữu các thiết bị điện dân dụng như Tivi LCD, nồi cơm điện, nội thất Tàu hay máy tính cho trẻ con là biểu hiện của một gia đình giàu có.

Xe đạp, xe máy đã là giàu

Hay ngay cả những gia đình tương đối giàu có cũng chỉ sở hữu một chiếc xe đạp hoặc xe máy sịn. Những chiếc xe khách tư nhân không còn quá xa lạ nhưng chúng rất đắt và chỉ dành cho giới giàu có nhất. Vì việc sở hữu xe hơi riêng hiện còn bị cấm tại đất nước này nên để tránh phiền phức, chủ nhân đành nhờ một cơ quan nào đó đăng ký hộ với thông tin…xe là tài sản nhà nước. Tuy nhiên cũng phải nói, việc có xe hơi ở Triều Tiên vẫn còn vô cùng hiếm hoi.

Thích đi ăn nhà hàng

Người Triều Tiên yêu thích ẩm thực. Đi ăn ngoài vì thế trở thành phương thức giải trí ưu chuộng đối với người giàu nước này. Một bữa ăn tại nhà hàng cho mỗi người tiêu tốn khoảng 5-15 USD. Đối với người bình thường Triều Tiên thì điều này là không thể. Tuy vậy, hầu hết các nhà hàng ở Bình Nhưỡng đều rất đông khách.

Du lịch là xa xỉ

Đi du lịch vẫn là một hoạt động xa xỉ ở Bắc Triều Tiên. Hầu hết những người giàu nước này chỉ rời thành phố của họ khi cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Còn du lịch nước ngoài thì được xem là quá sức tưởng tượng. Chỉ một bộ phận rất nhỏ người giàu Triều Tiên mới đủ khả năng thực hiện những chuyến đi như vậy.

Bắt đầu mua nhà dù là… bất hợp pháp

Về bất động sản, mặc dù thương mại bất động sản vẫn bị cho là bất hợp pháp nhưng nhiều người giàu đã bắt đầu biết mua nhà. Một căn hộ cao tầng có giá khoảng 10.000-25.000 USD tại các thành phố nhỏ và 50.000-80.000 USD tại Bình Nhưỡng. Những khu bất động sản tốt nhất ở thủ đô còn có giá cao hơn, lên đến 150.000 USD.

Đầu tư giáo dục cho con cái

10 năm qua, bộ phận các trường dân lập tại nhiều thành phố Triều Tiên phát triển khá mạnh. Giới giàu có sẵn sàng chi nhiều tiền để đảm bảo con cái họ được học ở những trường tốt hơn. Chúng được học Toán, Tiếng Anh và âm nhạc, võ, vẽ…

Theo HungNinh
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nghịch lý thời nay

Bùi Văn Bồng


Những điều nghịch lý của thời nay khắp xứ Việt ta:
-  Nói quá nhiều trên bàn nhậu, nhưng trong hội nghị im như thóc.
-  Khi xin-cho thi tung hết võ mồm, nhưng có khuyết diểm không phát âm nổi hai từ “Xin lỗi”.
- Nói lý thuyết rất hùng hồn, nhưng nói thật lòng mình thì ấp úng.

- Nói say sưa, làm né tránh. .
- Báo cáo thành tích thì lãi lớn, báo cáo tài chính để chờ Chính phủ giải cứu thì lỗ nặng.
- Dân vô tội thành có tội, quan nhỏ tội  nặng, quan càng lớn tội càng nhẹ, quan lớn nhất không hề có tội.
- Khoa học hiện đại, chính xác, nhưng khoa nói cũ rích, tùy hứng.
- Nhiều việc làm dễ kiếm tiền, nhưng mất nhiều tiền chưa dễ kiếm được việc làm.
- Quan chức được học rất nhiều luật, nhưng khi làm thì lờ luật và lách luât.
- Quan chức thích xử ai tội gì rất dễ, nhưng khi quan chức có tội thì…khó đưa ra xét xử.
- Con người khác thất nghiệp mặc kệ, con cái mình chọn ghế giao quyền..
- Biệt thự, xe sáng choang, nhưng phát ngôn bị tối dạ.
- Ăn của dân rất dễ, nhưng lo cho dân đủ ăn vô cùng khó.
- Thẻ đảng màu hồng, lương tâm đen nhẻm.
- Quyền chức lên nhanh, nhưng tiến bộ quá chậm. Địa vị rất cao, nhưng uy tín quá thấp.
- Ôm cả rừng luật, xử heo luật rừng.
- Quan tòa nhạn quà quan chức, quan chức giao chức quan tòa.
- Rất khó phục vụ nhân dân, qúa dễ để lòng dân không phục.
- Xử dân thì phồng mang trợn mắt, xử quan  thi dè dặt nịnh thần.
- Ông cụ qúa già, lấy cô vợ nhỏ hơn tuổi cháu.
- Cống hiến mấy chục năm, nhưng phá sự nghiệp chỉ một vài chữ ký.
- Quên cả trăm triệu dân, chỉ nhớ gia đình mình.
- Có vô số chốn quan trường, nhưng không có trường dạy làm quan.
- Quan nói mười, làm không được một; dân không được mở miệng, làm gấp nghìn lần lần.
- Ôm chặt chủ nghĩa, chủ tọa, chủ đất, chủ tài khoản, chủ chi, nhưng lại buông lơi chủ quyền dân tộc.
- Thu cả thế giới vào màn hình nhỏ, nhưng lòng tham găm chặt xó nhà.
- Chạy đủ cách nhiều tiền, nhưng bị mất danh dự.
- Nhìn ra cả thế giới, nhưng không nhận ra chính mình..
- Ban hành rất nhiều luật, nhưng làm theo ý vài cá nhân; cả rừng luật, nhưng xử theo luật rừng.
- Chúng ta có những tòa building cao hơn nhưng sự kiên nhẫn của mình lại ngắn hơn, ta có những đại lộ rộng lớn hơn, nhưng cái nhìn của mình lại nhỏ hẹp hơn.
- Chúng ta tiêu xài nhiều hơn, nhưng có được ít hơn, mua sắm thêm hơn, nhưng thưởng thức lại kém hơn.
- Ta có căn nhà to rộng hơn, nhưng gia đình nhỏ bé hơn.
- Có nhiều tiện nghi hơn nhưng thời giờ ít ỏi hơn.
- Chúng ta có nhiều bằng cấp hơn nhưng hiểu biết lại giảm đi.
- Ta dư thừa kiến thức, nhưng lại thiếu kiến giải, suy xét.
- Hứa hẹn như hát hay, nhưng việc làm quá dở.
- Ta có nhiều tiến sĩ hơn, nhưng kéo lùi xã hội mạnh mẽ hơn.
- Ta có thêm nhiều nhà chuyên môn và cũng thêm bao nhiêu là những vấn đề, có thêm thuốc men nhưng sự lành mạnh lại càng sụt giảm.
- Thời đại ngày nay chúng ta uống rượu và hút thuốc quá nhiều, tiêu pha không tiếc nuối, thiếu vắng tiếng cười.
- Tàu, xe siêu tốc, nhưng sửa sai như sên bò.
- Nóng giận mất khôn, nhưng giữ được quyền hành.
- Vài câu lý thuyết cũ tưởng hay, chỉ người nghe thấy dở.
- Khẩu hiệu thì thuộc lòng, dân kêu nhiều vẫn quên.
- Tài sản của ta tăng lên gấp ntriẹu lần, nhưng uy tín giảm cả tỉ lần.
- Chúng ta nói quá nhiều, thương yêu quá ít, và thù ghét thì lại quá thường.
- Chúng ta biết cách kiếm sống, nhưng không mấy ai biết sống.
- Một đời người được kéo dài hơn, nhưng chỉ là cộng thêm những năm tháng mà thôi.
- Chúng ta đã lên đến mặt trăng và trở về lại trái đất, nhưng rất khó bước qua bên kia bức tường để chào người hàng xóm mới.
- Ta chinh phục được thế giới bên ngoài, nhưng không biết gì về thế giới bên trong.
- Chúng ta đã làm được rất nhiều những việc rất lớn lao, nhưng rất ít việc tốt lành.
- Không khí chung quanh ta được trong sạch hơn, nhưng tâm hồn ta lại càng thêm ô nhiễm.
- Chúng ta chia cắt được một hạt nguyên tử, nhưng chưa phá được thành kiến của chính mình.
- Chúng ta viết nhiều hơn, nhưng học được ít hơn.
- Nói quá nhiều, nhưng ít suy ngẫm và khồng viết gì cả.
- Sự đồng cảm ít đi, sự vô cảm lại gia tăng.
- Chúng ta có nhiều dự án hơn, nhưng hoàn tất lại ít hơn.
- Rất hăng hái khi thấy có tiền, nhưng lại quá rụt rè khi tự nhận lỗi.
- Chúng ta biết cách làm việc thật nhanh chóng, nhưng không biết cách để đợi chờ.
- Chúng ta thiết kế nhiều máy điện toán, chứa thật nhiều dữ kiện, in ra bao nhiêu tài liệu, nhưng sự truyền thông giữa con người lại càng sút kém đi.
- Ngày nay là thời đại của mì ăn liền, tiêu hóa chậm, con người to lớn nhưng chí khí rất nhỏ, lợi nhuận thì rất sâu mà tình người thì rất cạn.
- Đây là thời đại miệng hô lợi ích chung, nhưng tiền chui hết vào túi riêng. Nhà cửa khang trang nhưng đổ vỡ trong gia đình.
- Hàng hóa chất đầy ngoài cửa tiệm, nhưng tiền trong túi dân xẹp lép.
- Lương tâm thì đem bán, cái ghế chạy đi mua.
- Lãnh đạo được quyền nói, nhưng không ai được nói đến lãnh đạo.
- Mua chức thì rất dễ, nhưng từ chức lại vô cùng khó khăn...
BVB
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

http://dantri4.vcmedia.vn/6DQQJ7yW5QPfG6EzuGal/Image/2013/12/tn_17-15a23.jpg

Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Putin mặt lạnh trong cuộc gặp bên lề G8 ở Bắc Ireland hồi tháng 6/2013
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

29-12-2013

Sự thật những tấm HCV Olympic Toán quốc tế của Việt Nam qua lời kể nguyên Phó Chủ tịch FPT
Theo Cafebiz

NQL: Mình học cùng một con gà nòi toán Olympic, không nghe nó kể gì. Đi bộ đội ở cùng một con gà nòi toán Olympic khác  cũng không nghe nó kể gì. Bây giờ nghe gà nòi Lê Quang Tiến kể thật quá vui, he he

Sự phát triển của một người phụ thuộc hai yếu tố: di truyền và môi trường. Do các yếu tố di truyền nên người Việt Nam khó có thể ganh đua với người Mỹ trong các môn sức mạnh cơ bắp như chạy, nhảy... Nhưng với các môn thuần túy đầu óc và không cần đầu tư nhiều tiền thì có thể ngang ngửa như cờ, toán...


Về lý thuyết thì người Việt Nam cũng có số tế bào não như các dân tộc khác. Kiến thức cơ bản của nhân loại đã tích lũy được qua hàng triệu năm tiến hóa thì chúng ta có điều kiện tiếp cận như Mỹ nhờ có Internet.

Tóm lại nếu chỉ thi bằng bút chì và bàn phím, không thi vật tay thì Việt Nam có điều kiện ngang ngửa với Mỹ.

Còn môi trường, có lẽ cái này Việt Nam luôn thiếu.

Một ví dụ điển hình là việc Việt Nam tham gia thi Toán quốc tế từ năm 1974. Chúng ta tự hào là một nước bị chiến tranh tàn phá 20 năm mà vẫn đạt được huy chương này nọ, chỉ thua Liên Xô, Đông Đức và sau này thua Mỹ...

Thực ra là thế nào?

Tôi tham dự đội tuyển Việt Nam năm 1975. Đoàn nước ta có 8 học sinh (số lượng tối đa cho một đoàn) giành được một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và đứng thứ 10.

Mỹ cũng tham gia lần thứ hai, có 8 học sinh giành được 3 huy chương Vàng, một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và chỉ đứng sau Hungary và Đông Đức.

Tôi nhờ thầy Phan Đức Chính, Trưởng đoàn Việt Nam hồi đó, hỏi xem Mỹ chọn và dạy học sinh đi thi thế nào?

Mỹ làm thế này: Họ thông báo là thế giới tổ chức International Math Olympics. Mỗi nước được cử tối đa 8 học sinh phổ thông, tuổi dưới 19, cùng một Trưởng đoàn tham gia cung cấp bài thi (giới hạn trong kiến thức phổ thông) để hội đồng chọn ra 6 bài cho học sinh làm, và cùng chấm điểm tất cả các bài thi kể cả của đoàn mình. Chi phí đi lại nước dự thi chịu. Chi phí ăn ở trong quá trình thi nước đăng cai trả.

Mỹ sẽ cử đoàn đi, chọn các em dưới 19 tuổi, chưa học đại học. Nếu số lượng đăng ký trên 8 thì tổ chức thi loại, dưới 8 thì ai đăng ký đều được đi. Đoàn tự thu xếp kinh phí (gia đình cho tiền, xin tài trợ của tổ chức, cá nhân). Chính phủ Mỹ không cho tiền, cũng chẳng dạy dỗ gì cả. Mặc dù là trò chơi vớ vẩn nhưng Mỹ luôn đứng trong Top 3.

Việt Nam và các nước XHCN làm thế này: Từ cấp 2 (lớp 5-7) đã phải thi đấu vào lớp chuyên của trường, tỉnh/thành phố. Đến cấp 3 (lớp 8-10) lại thi đấu vào trường chuyên của Bộ Đại học, của tỉnh. Hình thành một loại "gà nòi" chỉ để thi đấu: Chuyên toán của Bộ Đại học có ĐH Tổng hợp, Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Vinh. Chuyên toán của các tỉnh như Chu Văn An (Hà Nội), Lam Sơn (Thanh Hóa), Lê Hồng Phong (Nam Định)...

Rồi "bọn gà" này lại qua hàng chục vòng đấu để chọn ra 14 "con" vào đội tuyển toán quốc gia. Từ đó, sau 90 ngày khổ luyện qua 45 bài kiểm tra lấy ra 8 "con gà" để đi thi. Tiền tuy không nhiều nhưng do ngân sách Nhà nước chi trả cả.

http://4.bp.blogspot.com/-Zd9LfSsD9cc/Ur-szWzPb7I/AAAAAAAAVqE/MYki2172VaM/s1600/su-that-nhung-tam-hcv-olympic-toan-quoc-te-cua-viet-nam-qua-loi-ke-nguyen-pho-chu-tich-fpt.jpg
Nguyên Phó Chủ tịch FPT Lê Quang Tiến
Trước khi ra nước ngoài, Bộ Tài chính cho mỗi thành viên trong đoàn mượn một bộ comple, 2 áo sơ mi, một đôi giày, về thì phải trả, không có tất.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời cả đoàn vào dinh đãi một bữa phở úy lạo trước khi lên đường và hỏi:
- Các cháu có nguyện vọng gì?

Đáng lẽ phải nói là quyết tâm mang vinh quang về cho tổ quốc Việt Nam anh hùng thì tôi lại bảo:
- Chúng cháu được cho mượn giày nhưng không có tất, đau chân lắm, cháu sẽ đi dép lê.

Dưới gầm bàn, thầy Chính đá tôi một phát khá đau.

Thủ tướng chảy nước mắt nói với ông Tạ Quang Bửu, khi đó là Bộ trưởng Bộ Đại học:

- Nước nhà vừa trải qua chiến tranh, còn nghèo lắm, nhưng một đôi tất sao không lo được cho các cháu?

Khi đó chỉ có đúng một loại tất của Trung Quốc bày bán ở cửa hàng Bách hóa Bờ Hồ giá 7 đồng một đôi.

Ngay lập tức, một núi công văn, điện thoại giữa Bộ Đại học, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ được trao đổi và kết quả đến chiều có văn bản cấp cho mỗi cháu 3 đồng để mua tất. 4 đồng thiếu thì bảo bố mẹ cho, bố mẹ không có thì bác Bửu bù. Có lẽ đấy là vụ PPP đầu tiên của Việt Nam.

Mặc dù thuần túy chuyên môn nhưng ngay từ năm 1975 đã có vô số yếu tố phi chuyên môn len vào quá trình lựa chọn:

- Phải có đủ thành phần nam, nữ.
- Phải cân đối số lượng giữa các trung tâm "gà" (hồi đó là ĐH Tổng hợp và ĐH Sư phạm).
- Các thầy từ lò Sư phạm rỉ tai cho "gà" của trung tâm mình đáp án trước các vòng kiểm tra.
- Thêm cả yếu tố đạo đức, lý lịch, thành phần giai cấp nữa. Trong đội tuyển năm 1975 có một bạn rất giỏi bị loại vì đã tố cáo các thầy Sư phạm "gà" bài cho học sinh trường mình. Lý do: "Thiếu ý thức kỷ luật, có vấn đề về đạo đức". Có lẽ cũng là vụ "Đồi Ngô" đầu tiên của ngành giáo dục Việt Nam.

Duy nhất cậu này trong số mấy ngàn "con gà" khóa 1975 cho đến bây giờ còn làm toán và sống bằng nghề giảng dạy toán cao cấp tại một trường đại học danh tiếng của Mỹ.

Theo tôi biết thì hàng chục ngàn "con gà" đó sau này không làm nên cơm cháo gì trừ Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh nền toán học Pháp và đang cống hiến cho một trường đại học ở Mỹ.
Thế khác nhau chỗ nào?

Khác nhau ở chỗ Chính phủ Mỹ dứt khoát không dùng tiền ngân sách tài trợ cho Khoa học, Văn hóa, Thể thao.

Nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, diễn viên, cầu thủ tự sống bằng tiền nghiên cứu theo hợp đồng với cơ quan Chính phủ hay với các công ty, giảng dạy, bán sách, bán phim, thi đấu. Thích thì tự hội họp với nhau mà trao giải Field, Oscar... phong nhau làm Giáo sư, Viện sĩ...

Còn Việt Nam thì suốt ngày cãi nhau về chuyện Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú và xin Nhà nước tài trợ từ hát xẩm đến cầu lông.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Kỷ luật sa thải người đã... chết

Người bị kỷ luật với hình thức sa thải đã qua đời cách đây 16 năm 6 tháng do bị sét đánh.
Dư luận ở Kon Tum lấy làm lạ khi ông Phạm Văn Sớm, Giám đốc công ty TNHH MTV cà phê 731 (thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam, tỉnh Kon Tum) đã ký quyết định số 87 về việc xử lý kỷ luật lao động công nhân Tạ Thị Mơ. Lạ là vì, người bị kỷ luật với hình thức sa thải đã qua đời cách đây 16 năm 6 tháng do bị sét đánh.

Để có căn cứ cho quyết định "lạ" nói trên, ông Nguyễn Hữu Tư, Phó Giám đốc công ty cà phê 731 khẳng định: “Hồ sơ của bà Mơ tại thời điểm kỷ luật là hồ sơ vẫn đầy đủ. Và cũng không ai xác minh, thực ra không ai xác minh là bà đã chết cả, bởi vì hồ sơ của chính quyền địa phương xác nhận về những năm sau đó và hiện tại bây giờ hồ sơ vẫn có đầy đủ là bà Tạ Thị Mơ vẫn còn sống, chính quyền địa phương xác nhận. Kể cả chứng minh nhân dân vẫn có, rồi sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương”.

Được biết, bà Tạ Thị Mơ vào làm công nhân tại đây từ trước năm 1992, nhận khoán chăm sóc trên 1 héc-ta cà phê của công ty. Sau đó vài năm, vì nhiều lý do, bà Mơ không tiếp tục chăm sóc diện tích cà phê này mà giao lại cho chị dâu là bà Bùi Thị Đoạn và anh trai Tạ Văn Hạnh chăm sóc.

Sau khi bà Mơ mất vào năm 1996, việc chăm sóc cà phê và thực hiện các nghĩa vụ với công ty, như nộp khoán sản lượng hàng năm, đóng bảo hiểm xã hội… được gia đình ông Hạnh bà Đoạn thực hiện đầy đủ với công ty dưới tên bà Mơ. Thậm chí gia đình ông Hạnh còn sử dụng chứng minh thư, sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương dưới cái tên của công nhân Tạ Thị Mơ. Vụ việc mới bị phanh phui khi người nhà của bà Mơ xin thực hiện các chế độ, thủ tục để nghỉ hưu.

Tuy nhiên, bức xúc trước quyết định sa thải với người đã chết, ông Tạ Văn Hạnh, anh trai bà Mơ cho biết: “Em tôi hiện nay đã chết rồi chứ không phải tranh chấp gì cả nên đề nghị với công ty là lên làm trực tiếp với bảo hiểm giúp đỡ gia đình tôi có thể là hiệu chỉnh cái tên Tạ Thị Mơ sang Bùi Thị Đoạn để cho gia đình tôi được nghỉ chế độ hưu theo quy định của Nhà nước cho đỡ thiệt thòi thôi. Nếu không được phương án đó thì thanh toán, giải quyết chế độ thôi việc chứ không nên là dùng biện pháp sa thải một người chết 16 năm 6 tháng để danh dự sau này còn con cái”.

Sự việc đáng tiếc nêu trên âu cũng là bài học về sự quản lý nhân sự lỏng lẻo của một số công ty; bài học về cách xử lý tình huống chưa phù hợp với thực tế rất dễ gây bức xức trong dư luận xã hội.

Theo Sỹ Thắng
Baotintuc.vn

...

Chết lâu năm bị mang sa thải
Chuyện như đùa chỉ ở Việt Nam
TTT
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Môn lịch sử lớp 4 - học cũng không vô!



TT - Con tôi học lớp 4, chỉ là học sinh tiểu học nhưng lượng ghi nhớ bài học bắt đầu từ thời Hùng Vương - An Dương Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.

Một chuỗi sự kiện lịch sử với vô số nhân vật, vô số trận đánh đuổi quân xâm lược, các cuộc khởi nghĩa, dẹp loạn rồi xây dựng thống nhất đất nước..., kết thúc cuốn sách giáo khoa lịch sử lớp 4 là: “Năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn, lập nên triều Nguyễn. Các vua nhà Nguyễn dùng mọi biện pháp thâu tóm quyền hành vào tay mình”.

Như một cuốn VN sử lược và bọn trẻ con mới 10 tuổi phải làm quen môn sử bằng cách... học thuộc lòng. Mỗi lần dò bài cho con, tôi thường trộm nghĩ “nhớ chết liền”! Vì thế khi kết quả kiểm tra học kỳ vừa qua điểm môn lịch sử của con không cao tôi cũng chẳng buồn trách gì con cả.

Ở tuổi này chỉ có truyện cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn là hấp dẫn nhưng bé buộc phải hoàn thành bài tập như thế này: “Em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày sơ lược tiến trình phát triển của lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến thời Nguyễn: Lần lượt trải qua các thời kỳ nào? Những sự kiện chính của mỗi thời kỳ là gì?”. Tội nghiệp bé quá!

Khỏi phải nói thầy cô giáo đã vất vả như thế nào để học trò mình yêu sử. Dạy con trẻ về lịch sử cha ông để thấm nhuần tinh thần dân tộc, để thêm yêu quê hương đất nước mình. Nhưng cách học nhồi nhét chỉ thêm khổ bọn trẻ. Ở nước ngoài cách người ta đưa lịch sử vào trường học rất nhẹ nhàng. Các bé được hóa trang vào vai những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, các bé được diễn kịch và mỗi bé đọc thuộc lòng một câu ngắn trong bản tuyên ngôn độc lập. Cứ thế cả lớp sẽ nhớ bản tuyên ngôn độc lập một cách rất ấn tượng và sâu sắc lẫn tự hào. Sự vui thích làm các bé nhớ và yêu lịch sử nước nhà rồi dần dần lớn lên các bé sẽ có sách vở đầy đủ để có thể tự tìm hiểu thêm hay đi sâu vào nghiên cứu.

Một lần tôi cùng lớp con đi tham quan đền Hùng và bảo tàng lịch sử, các bé cũng mang theo bút vở để ghi chép. Nhưng thay vì đi mỗi một nhóm nhỏ để các bé nhìn hiện vật, nghe giải thích và đặt câu hỏi liên quan thì nhà trường cho ba lớp hội tụ làm một. Trẻ con xếp hàng chật cứng trong một không gian hẹp, đi theo hàng, xem lướt nhanh... Nếu mấy bạn ở xa có câu hỏi cũng không ai trả lời mà ở gần thì trả lời xong cũng không hiểu! Tóm lại là không gặt hái được chút kiến thức lịch sử gì, chỉ làm ba mẹ tốn tiền xe...

Cuối cùng sau khi dò bài lược đi lược lại cả chục vòng, vậy mà con vẫn than: “Con học mà không nhớ được bao nhiêu... vì nhiều trận đánh, nhiều nhân vật, nhiều người cai trị quá khiến con lẫn lộn lung tung... Lúc cô dạy thì con hiểu, sau đó thì... quên. Con sợ thi môn lịch sử lắm vì bài thì dài và nhiều quá nhớ không hết, lỡ thi đạt điểm không cao con sẽ làm cô và mẹ buồn”.

Mới làm quen đã sợ rồi, vậy học làm sao vô!

THỤY HIỀN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nhẹ nhàng hơn

Ở một số kỳ thi quốc tế, đoàn học sinh Việt Nam thường được xếp ở thứ hạng cao vì toàn là những người học nhiều. Còn ở các nước tư bản, có lẽ họ học ít hơn.

Nhắc lại việc học môn sử của bài viết ở trên, tôi nhớ học sinh tiểu học ở Pháp học nhẹ nhàng lắm. Thí dụ ở bài sử này:

http://i974.photobucket.com/albums/ae227/ssunyata/People%20and%20things%20in%20his%20life/Truoc%201975/Histoire1ercours_zps99f12f78.jpg



các em không học về những trận chiến, mà về việc vua Louis XVI và hoàng hậu đi thăm ông Parmentier ngay tại đồng ruộng. Parmentier có công xúc tiến và cổ súy việc trồng trọt khoai để đẩy mạnh sản xuất lương thực tại Pháp.

Ở trang bên phải, gần cuối bài, những gì mà học sinh cần phải ghi nhớ là phần "Résumé" (in đậm) chỉ vỏn vẹn 14 chữ.

Và điểm nhấn của toàn bài, tức nhân vật chính, không phải là nhà vua, cũng không phải là ông Parmentier, mà là... củ khoai, được minh họa bằng ô vuông hình ảnh ở cuối bài, trang bên phải.

Có lẽ vì thế mà đoàn học sinh Pháp không đạt được thứ hạng cao ở kỳ thi quốc tế.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Thầy giáo cưỡng dâm nữ sinh bị tạm giam

Thứ Ba, ngày 18/02/2014 09:18 AM (GMT+7)
Tuấn được cho là đã dụ dỗ học trò đi chơi rồi đưa vào nhà nghỉ thực hiện hành vi giao cấu.


Chiều 17/2, Thượng tá Bùi Văn Thuần, Trưởng công an huyện Nho Quan (Ninh Bình) cho biết, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam Trần Văn Tuấn (32 tuổi, xã Phú Lộc, Nho Quan) để điều tra hành vi Cưỡng dâm trẻ em. Nạn nhân là Vũ Thị Minh (14 tuổi, học lớp 8).

Theo hồ sơ vụ án, cuối năm 2013, bố mẹ Minh thấy con gái có biểu hiện khác thường, sức khỏe và tinh thần xuống cấp. Sau nhiều lần tra hỏi, Minh khai bị Tuấn đưa vào một nhà nghỉ ở xã bên rồi thực hiện hành vi cưỡng hiếp.

Đầu năm 2014, gia đình bị hại đã đâm đơn tố cáo lên công an huyện. Tuấn bị triệu tập lấy lời khai.

Tại cơ quan điều tra, ban đầu, nghi can Tuấn một mực chối tội. Tuy nhiên, trước những bằng chứng của cảnh sát, anh này thừa nhận hành vi sai phạm.

Trước thời điểm gây án, Tuấn là thầy giáo công tác ở một trường THCS. Người này được biết đến là cán bộ gương mẫu trong nhiều năm.

* Tên nạn nhân đã được thay đổi.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Cả xã choáng váng việc bố hiếp dâm hai con gái

20.02.2014 | 19:10 PM

“Nhưng tôi vẫn cố phải sống, vẫn cố bình tình, kìm nén, vẫn đi làm và tỏ ra không biết gì, vì con nó nói nếu nói ra thì bố giết”, chị N.T.H, mẹ của hai nạn nhân, ngân ngấn nước mắt kể.
"Không thể thở được, đau đớn đến ngất đi"

Chiều 19/2, chúng tôi có mặt tại ngôi nhà của vợ chồng Thọ. Căn nhà 2 tầng khá khang trang, vừa mới xây xong. Tuy bề thế nhưng không khí của ngôi nhà vắng lặng. Cổng mở, nhưng cánh cửa nhà thì đóng im ỉm. Gọi mãi mới có người ra mở cửa.

Trong nhà chỉ có ba người phụ nữ đang ngồi trò chuyện, có lẽ là họ hàng, làng xóm sang chia sẻ với chị trước tấm bi kịch của gia đình.

Căn nhà không có đồ đạc gì đáng giá ngoài một chiếc tủ cũ kĩ và chiếc tivi cũng lỗi thời. Căn phòng không có bàn ghế, khách đến đều ngồi ở chiếu.

http://xmedia.nguoiduatin.vn/142/2014/2/20/02.jpg
Căn nhà khang trang nhưng trong nhà chẳng có vật dụng gì đáng giá, ngoài chiếc tủ và chiếc tivi đã cũ kỹ.

Người đàn bà tiếp chúng tôi là N.T.H, mẹ hai cháu bé, mắt thâm quầng, gương mặt đầy u ám, khổ đau. “Từ lúc biết chuyện tày trời xảy ra đối với gia đình mình, tôi không thể ngủ được, không ăn được. Khi nghe tin, tôi không thể thở được, mọi thứ như sụp đổ trước mắt tôi”, chị tâm sự.

Chị N.T.H cho biết cháu M.T.P.A sau khi học xong lớp 9 thì đi làm công nhân may cùng chị được vài tháng nay. Hai mẹ con đi làm từ sáng sớm, trưa ăn cơm tại công ty, chiều tối mới về. Thu nhập của cả 2 mẹ con tổng cộng chỉ khoảng 4-5 triệu đồng.

“Một hôm cách đây 2 tháng, khi hai mẹ con đi làm về đến gần nhà thì cháu bảo là “mẹ ơi, con bảo mẹ cái này nhưng mẹ không được nói với ai. Tôi chột dạ bảo con cứ nói đi. Cháu lại dặn lại lần nữa là “nhưng mẹ không được nói với ai, nói với ai thì mai mẹ không nhìn thấy con đâu. Sau đó, cháu kể với tôi việc kinh hoàng trên.

Theo cháu thì người bố giở trờ ghê tởm đối với cháu từ khi gia đình bắt đầu làm nhà (khoảng từ tháng 4/2013). Thời gian đó do nhà đang làm, không có chỗ ngủ nên cả nhà phải ngủ chung trên một chiếc giường. Chị bảo, khi nghe cháu nói ra chuyện khủng khiếp trên, chị không thể thở được, đau đớn đến ngất đi", chị kể.

“Nhưng tôi vẫn cố phải sống, vẫn cố bình tình, kìm nén, vẫn đi làm và tỏ ra không biết gì, vì con nó nói nếu nói ra thì bố giết. Đồng thời tôi vẫn động viên cháu nên nói với các bác để các bác biết, tìm cách giải quyết, nhưng cháu vẫn không cho, bảo với tôi, nếu mẹ nói thì con đâm đầu vào xe tự tử”, chị N.T.H ngân ngấn nước mắt kể tiếp.

Gã bố đồi bại qua lời kể của chủ tịch xã

Tuy nhiên, sau khi đấu tranh tư tưởng, nhất là sau khi M.T.P.A cũng biết em gái mình cũng bị bố giở trò đồi bại thì cháu đã đồng ý nói. Sự việc sau đó được báo lên UBND xã.

Cháu lớn tên là M.T.P.A (SN 1998), cháu nhỏ là M.T.T.H (SN 2003). Hiện nay, hai cháu đều có biểu hiện hoảng loạn.

http://xmedia.nguoiduatin.vn/142/2014/2/20/3%20%281%29.jpg
Từ khi sự việc vỡ lở, căn nhà của vợ chồng Thọ luôn đóng cửa im ỉm.

Trao đổi với phóng viên về vụ việc này, ông chủ tịch UBND xã P.L cho biết: "Sự việc xảy ra đã gần 1 năm nhưng đến ngày 16/2/2014 vừa rồi xã mới nắm được thông tin từ quần chúng nhân dân. Ngay lập tức, cấp ủy, chính quyền đã chỉ đạo CA tiến hành xác minh một cách bí mật.

Thấy vụ việc phức tạp, xã đã báo cáo lên CA huyện. CA huyện đã vào cuộc, triệu tập 3 mẹ con và tiến hành giám định pháp y 2 cháu gái. Có đủ cơ sở để khẳng định sự việc trên là có thật,  cơ quan CA đã tiến hành bắt khẩn cấp đối tượng Th để làm rõ.

Cũng theo ông chủ tịch xã này, từ trước đến nay, M.V.Th chưa có biểu hiện gì vi phạm pháp luật. Th làm nghề tự do, trình độ văn hóa 9/12. Vợ của Th là chị N.T.H. Hai vợ chồng đều là người trong xã, lấy nhau từ năm 1997. Ngoài hai người con gái trên, hai vợ chồng còn có một cháu trai nữa đang học lớp 1.

“Đối tượng Thọ đi làm xa liên tục nhiều năm. Một năm gần đây thì thường xuyên ở nhà để xây nhà. Hai vợ chồng thi thoảng cũng có xô xát. Trước đây, chị vợ đã từng lên xã hỏi về thủ tục ly hôn, nhưng sau đó về cũng không thấy gửi đơn lên nữa”, ông chủ tịch xã chia sẻ.

Ông còn cho biết thêm: “Vụ việc này làm chúng tôi choáng váng. Ngay cả các đồng chí công an cũng ngỡ ngàng trước vụ việc này”.

Ngày 17/2, công an huyện Đông Hưng (Thái Bình) đã ra lệnh bắt tạm giữ đối tượng M.A.Th (SN 1974) trú tại xã P.L để điều tra hành vi hiếp dâm trẻ em và nạn nhân không ai khác chính là hai con gái ruột của y.

Vương Nam
...
Thái Bình ơi ! Sao mà kinh đến thế !!!
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nghĩ về Thơ

Trần Nhương Thứ sáu ngày 21 tháng 2 năm 2014 7:09 AM

Màu mỡ riêu cua
Nhóng nhánh những ngôn từ
Sến đến vượt xa cả sến
Những yêu đương khó ngủ nhớ nhung hoài
Thơ cứ thế như loa phưởng ra rả
Tự nhâm nhi mình vượt Nguyễn Du rồi

Dân mất ruộng thành lưu manh thành phố
Biển ngoài kia giặc vẫn lăm le
35 năm cuộc chiến im re
Sáu vạn người hy sinh ai nhớ ?
Nhóm lợi ích ngập mồm và thớ lợ
Tham nhũng bày sâu phát triển không ngừng…

Hỡi thi nhân đang tách mình khỏi đồng bào lao khổ
Như người ngoài hành tinh tuyết nguyệt si tình
Không đi cùng nhân dân viết những dòng chảy máu
Thì nằm im đừng ru ngủ thêm ai

Tối 20-2-2014
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 9 trang (88 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] ›Trang sau »Trang cuối